Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ngu van 10 Tiet 80 Giao an Truyen Kieu phan tac gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.58 KB, 12 trang )

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường: THPT Dương Đình Nghệ
Giáo viên hướng dẫn: Cô Lê Thị Mai
Giáo sinh thực tập: Lê Hồng Vân
Tiết PPCT: 80
Lớp: 10C8
Đọc văn:
TRUYỆN KIỀU
(NGUYỄN DU)
Phần một: TÁC GIẢ
I.Mức độ cần đạt:
- Nắm được những yếu tố kết tinh nên thiên tài Nguyễn Du.
- Biết được những nội dung cơ bản và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.
1. Kiến thức:
- Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn
Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại của ông.
- Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của “Truyện Kiều”.
2. Kĩ năng:
- Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thơng một đỉnh cao văn học.
3. Thái độ:
- Có thái độ trân trọng những di sản văn hóa, văn học dân tộc.
II. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
Em hãy đọc thuộc lòng 8 câu thơ cuối của đoạn trích “Tình cảnh lẻ
loi của người chinh phụ” trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần
Cơn và nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
3. Giới thiệu bài mới


Có một nhà thơ mà người Việt Nam khơng ai khơng mến u, kính phục.


Có một truyện thơ mà đã là người Việt Nam khơng thể khơng thuộc ít nhất
một vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt
Nam. Đó chính là tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều mà bài học hôm nay
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV Và HS
HĐ1: Tìm hiểu về tác giả
Nguyễn Du
GV: Mời một học sinh đọc phần
I, SGK.
+ Theo dõi SGK em hãy trình
bày một vài nét tiêu biểu về tác
giả Nguyễn Du?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
- Nguyễn Du sinh năm 1765.
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là
Thanh Hiên.
- Quê ở làng Tiên Điền, Nghi
Xuân, Hà Tĩnh.
- Xuất thân trong một gia đình
phong kiến quyền quý, nhiều đời
làm quan, và nhiều người sáng
tác văn chương.
GV: Em hãy cho biết ông sinh
ra trong một gia đình như thế
nào?
HS trả lời.
- Cha và anh đều giữ chức tước
cao trong triều đình Lê – Trịnh.
- Mẹ Trần Thị Tần người Kinh
Bắc.

GV: Theo dõi SGK, em hãy cho
biết những mốc thời gian quan
trọng trong cuộc đời Nguyễn

Yêu cầu cần đạt
Phần một: Tác giả
I.Cuộc đời

1.Tiểu sử

- Nguyễn Du (1765- 1820)
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà
Tĩnh.
- Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc
phong kiến quyền quý.

- Cha và anh đều giữ chức tước cao trong
triều đình Lê – Trịnh.
- Mẹ Trần Thị Tần người Kinh Bắc.
2. Các mốc thời gian quan trọng


Du?
HSTL:
- Thời niên thiếu.
- Thời thanh niên.
- Ra làm quan cho triều
Nguyễn.
GV: Thời niên thiếu của Nguyễn

Du có gì đáng chú ý? Nó có
thuận lợi gì đối với ơng?
HSTL:
- Nguyễn Du sống tại Thăng
Long trong một gia đình phong
kiến quyền quý, được sống trong
vàng son nhung lụa-> từ đó có
thể thấy trong thời gian này ơng
có nhiều thời gian để dùi mài
kinh sử, và có dịp để hiểu biết về
cuộc sống phong lưu, xa hoa của
giới qúy tộc và thân phận đau
khổ của ca nhi, kĩ nữ.
GV: Thời thanh niên, Nguyễn
Du trải qua những mốc thời gian
quan trọng nào? Điều đó đã ảnh
hưởng như thế nào đến quan
điểm sáng tác của ông?
HS trả lời:
-1783: Nguyễn Du thi đỗ Tam
trường, nhận chức quan nhỏ ở
Thái Nguyên.
- Từ năm 1789: Ông phải nếm
trải cuộc sống bần hàn nghèo
khó loạn lạc, trước khi ra làm
quan cho nhà Nguyễn.
-“Mười năm gió bụi” trên quê vợ
Thái Bình -> thấu hiểu cuộc sống

a.Thời niên thiếu:


- Nguyễn Du sống trong một gia đình
phong kiến quyền quý -> từ đó có hiểu
biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của
giới qúy tộc và thân phận đau khổ của ca
nhi, kĩ nữ.

b.Thời thanh niên:

-1783: Nguyễn Du thi đỗ Tam trường,
nhận chức quan nhỏ ở Thái Nguyên.
- Từ năm 1789: Ông lâm vào cảnh khốn
khó, ở nhờ quê vợ Thái Bình.
-> Thấu hiểu cảnh nghèo khó của nhân
dân.


cơ cực, nghèo khổ của người
nông dân nghèo. Hơn mười năm
chìm nổi long đong ngồi đất
Bắc, Nguyễn Du sống gần gũi
nhân dân và thấm thía biết bao
nỗi ấm lạnh kiếp người, đặc biệt
là người dân lao động, phụ nữ,
trẻ em, cầm ca, ăn mày… những
con người “dưới đáy”. Chính nỗi
bất hạnh lớn trong cuộc đời đã
hun đúc nên thiên tài Nguyễn Du
– nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
GV: Sau khi ra làm quan,

Nguyễn Du có những sự kiện gì
đáng chú ý? Từ những tác động
đó, nó có ảnh hưởng gì đến sự
nghiệp sáng tác văn thơ của ông?
HS trả lời:
- 1802 Nguyễn Du ra làm quan
cho nhà Nguyễn. Cũng trong
năm này, ông nhậm chức tri
huyện tại huyện Phù Dung, sau
đổi sang tri phủ Thường Tín.
- Từ năm 1805 – 1809 ông được
thăng chức Đông Các điện học
sĩ.
- 1809 Được bổ làm Cai bạ dinh
Quảng Bình.
-1813: Ơng được thăng Cần
Chánh điện học sĩ và giữ chức
chánh sứ đi Trung Quốc ->từ
đây, Nguyễn Du trực tiếp tiếp
xúc với một nền văn hóa mà từ
nhỏ ông đã quen thuộc qua nhiều
sử sách và thơ văn. Chuyến đi sứ

c. Ra làm quan với triều Nguyễn (18021820):
- 1802 Nguyễn Du ra làm quan cho nhà
Nguyễn. Cũng trong năm này, ông nhậm
chức tri huyện tại huyện Phù Dung, sau
đổi sang tri phủ Thường Tín.

- Từ năm 1805 – 1809 ông thăng chức

Đông Các điện học sĩ.
- 1809 Được bổ làm Cai bạ dinh Quảng
Bình.
-1813: Ơng được thăng Cần Chánh điện
học sĩ và giữ chức chánh sứ đi Trung
Quốc.

-1820: Nguyễn Du lại được cử đi sứ sang
Trung Quốc lần hai, nhưng chưa kịp đi thì
mất.


để lại những dấu ấn sâu đậm
trong thơ văn, đặc biệt góp phần
nâng tầm khái quát của những tư
tưởng về xã hội và thân phận con
người trong sáng tác của ông.
-1820: Nguyễn Du lại được cử đi
sứ sang Trung Quốc lần hai,
nhưng chưa kịp đi thì mất.
(LD: Như vậy, chúng ta đã cùng
nhau tìm hiểu về cuộc đời của
đại thi hào Nguyễn Du, từ đó
giúp cho chúng ta hiểu hơn về
cuộc đời, cũng như các mốc thời
gian quan trọng của ông. Vậy thì
từ đâu mà Nguyễn Du trở thành
một đại thi hào? Để hiểu hơn
chúng ta qua phần 3 các yếu tố
kết tinh nên thiên tài Nguyễn

Du).

GV: Theo dõi tiểu dẫn em hãy
cho biết xã hội Việt Nam cuối
thế kỉ XVIII – đầu XIX có gì đặc
biệt?
HSTL:
- Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
XIX -> thay đổi triều đại:
+ Phong trào nông dân mạnh
mẽ, đỉnh cao là phong trào Tây
Sơn.
GV: Một xã hội loạn lạc như vậy
thì cuộc sống con người trở nên
như thế nào?
->Số phận con người điêu đứng,

3. Những yếu tố kết tinh nên thiên tài
Nguyễn Du
a. Thời đại

- Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX ->
thay đổi triều đại.
->Một thời đại bão táp của lịch sử, những
cuộc chiến tranh kéo dài triền miên giữa
các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc
sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận
con người bị chà đạp thê thảm.



chà đạp :
“Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau
đớn lịng”.
GV: Sống dưới một thời đại có
nhiều biến động như vậy,
Nguyễn Du có bị tác động đến
quan niệm sáng tác không?
-Một thời đại bão táp của lịch
sử, những cuộc chiến tranh kéo
dài triền miên giữa các tập đoàn
phong kiến đã làm cho cuộc sống
xã hội trở nên điêu đứng, số phận
con người bị chà đạp thê thảm.
=> Mơi trường sống có ảnh
hưởng lớn tới quan điểm nhân
sinh và sáng tác của tác giả.
GV: Theo em, nó có tác động
như thế nào?
=> Bối cảnh xã hội với nhiều
biến động dữ dội, nhiều sự kiện
lịch sử trọng đại trên, chính là cơ
sở sâu xa làm xuất hiện những
quan niệm mới về nhân sinh, về
xã hội và con ngời trong đó có
trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với
tư tưởng chống đối các thế lực
phong kiến chà đạp con người
với sự đề cao con người , đề cao
cuộc sống trần tục và địi giải

phóng tình cảm con người.
GV: Gia đình và q hương
Nguyễn Du có tác động đặc biệt
gì đến ơng?
- Gia đình:

b. Gia đình và quê hương
- Quê hương núi Hồng sông Lam cùng
với truyền thống khoa bảng lớn cũng là
yếu tố quan trọng làm nên thiên tài
Nguyễn Du.


+ Cha: Nguyễn Nghiễm (17081775), là người tài hoa, từng giữ
chức tể tướng.
+ Mẹ: Trần Thị Tần (17401778), là người con gái xứ Kinh
Bắc.
→ Gia đình quyền quý, nhiều
khoa bảng. Như câu thơ:
“Bao giờ ngàn hống hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết
quan”
Để chỉ rõ rằng gia đình ơng là
một gia đình quyền quý, nhiều
đời làm quan, giàu truyền thống
văn học.
- Quê hương:
+ Cha: Hà Tĩnh: là vùng đất “
Địa linh nhân kiệt”, có truyền
thống hiếu học. Nhiều câu hị,

điệu ví…
+ Mẹ: Bắc Ninh: cái nơi của dân
ca quan họ.
+ Sinh trưởng tại kinh thành
Thăng Long nghìn năm văn hiến.
+ Q vợ: Thái Bình.
→Từ đó cho thấy, Nguyễn Du
chịu ảnh hưởng từ nhiều vùng
văn hóa khác nhau, tiếp thu
nhiều truyền thống văn hóa
phong phú của nhiều vùng miền,
tạo điều kiện cho việc tổng hợp
nghệ thuật trong sáng tác văn
chương.
GV dẫn: Để kết tinh nên một
thiên tài Nguyễn Du, không chỉ

c. Bản thân
Cuộc đời gió bụi, phiêu bạc trong loạn lạc
chính là yếu tố quan trọng để ơng có vốn
sống và tư tưởng làm nên tác phẩm đỉnh
cao văn học: Truyện Kiều.


cần các yếu tố khách quan như
thời đại, quê hương gia đình, mà
cịn phải nói đến yếu tố chủ quan
đó là tài năng, sự cố gắng của
bản thân.
GV: Vậy theo em, Nguyễn Du là

con người như thế nào?
HSTL:
- Là một con người tài năng,
Nguyễn Du có năng khiếu văn từ
thuở nhỏ, tư chất thông minh,
ham học, sinh ra trong một gia
đình có truyền thống văn học.
- Là người có hiểu biết sâu rộng,
có vốn sống phong phú, Nguyễn
Du đã sống nhiều năm lưu lạc,
tiếp xúc với nhiều cảnh đời và
thân phận con người trong thời
loạn lạc, dâu bể.
- Khi làm quan bất đắc dĩ dưới
triều Nguyễn, ông đã từng đi sứ
sang Trung Quốc, qua nhiều
vùng đất rộng lớn, tiếp xúc với
nền văn hóa rực rỡ ở Trung Hoa.
Tất cả những điều đó đã ảnh
hưởng lớn đến sáng tác của
Nguyễn Du.
- Là người có một trái tim giàu
tình u thương. Chính ông đã
từng viết trong “Truyện Kiều”:
“Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ
tài”.
- Xuất thân trong một gia đình
phong kiến đại q tộc có danh



vọng vào loại bậc nhất đương
thời, nhưng Nguyễn Du sống
trong nhung lụa khơng được bao
lâu. Bởi vì nhà thơ lớn lên giữa
lúc gia đình đang sụp đổ, nhanh
chóng theo đà sụp đổ của tập
đoàn phong kiến thống trị LêTrịnh. Nguyễn Du phải sớm
đương đầu với những biến cố lớn
lao của gia đình và xã hội. Có
lúc nhà thơ cũng bị hất ra giữa
cuộc đời, đã từng chịu nhiều nỗi
bất hạnh. Ông có một thời gian
dài khoảng 16 năm sống lưu lạc
ở quê vợ ở Thái Bình, quê cha
Hà Tĩnh. Những năm tháng bất
hạnh này có ảnh hưởng trực tiếp
quyết định đến sự hình thành con
người nghệ sĩ vĩ đại ở ơng.
- Nguyễn Du là một nhà thơ có
tấm lịng nhân đạo sâu xa. Qua
thơ chữ Hán, Văn chiêu hồn,
Truyện Kiều ta thấy ông luôn day
dứt về số phận con người, trong
tác phẩm của mình đã hơn một
lần nhà thơ thốt lên:
“Ðau đớn thay, phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời
chung”.
*Tóm lại: Nguyễn Du đã có

những yếu tố cơ bản để trở thành
một nghệ sĩ thiên tài: tài năng, tri
thức, vốn sống, tâm hồn, tư
tưởng tình cảm.
HĐ2: Tìm hiểu về sự nghiệp

*Tóm lại: Nguyễn Du đã có những yếu tố
cơ bản để trở thành một nghệ sĩ thiên tài:
tài năng, tri thức, vốn sống, tâm hồn, tư
tưởng tình cảm.
II. Sự nghiệp văn học

1. Các sáng tác chính.
a. Sáng tác bằng chữ Hán.
- Sưu tầm được 249 bài.
- Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh
Hiên): 78 bài, viết chủ yếu trong những năm
tháng ở quê vợ Thái Bình.
- Nam trung tạp ngâm ( Những bài thơ ngâm
ở phương Nam): 40 bài, viết lúc làm quan
cho nhà Nguyễn ở Huế, Quảng Bình.
- Bắc hành tạp lục ( Ghi chép trong chuyến
đi sứ): 131 bài, sáng tác trong chuyến đi sứ
Trung Quốc.
=> Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư
tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ. Đặc
biệt là trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du
đã:
+ Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao
thượng ( Đỗ Phủ, Nhạc Phi) và phê phán

những nhân vật phản diện ( Phản chiêu hồn).
+ Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền
sống của con người.
+ Cảm thông với những thân phận nhỏ bé
dưới đáy xã hội, người phụ nữ tài hoa bạc
mệnh ( Độc Tiểu Thanh kí).
+ Nhiều điểm tương đồng với cảm hứng sáng


văn học.
GV: Trong sự nghiệp sáng tác
của Nguyễn Du gồm những bộ
phận sáng tác nào?
HSTL: Sáng tác bằng chữ Hán
và sáng tác bằng chữ Nôm.
GV gọi HS đọc phần 1, SGK/94.
- Thành tựu nổi bật về chữ Hán của
Nguyễn Du?
- Nội dung cơ bản của các tập thơ,
đặc biệt là “ Bắc hành tạp lục”?
- Lấy 1 dẫn chứng minh họa cho
sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn
Du?
HS làm việc cá nhân, trả lời.
GV nhận xét, bổ sung.
- Nêu thành tựu về chữ Nôm? Đặc
biệt là Truyện Kiều?
- Nguồn gốc và sự sáng tạo của
Nguyễn Du?
HS thảo luận nhóm, cử đại diện

trình bày.
GV nhận xét, chốt ý quan trọng.
GV giải thích: Thể thơ song thất
lục bát là thể thơ có 2 câu thất, rồi
đến 1 cặp lục bát.
Ví dụ:
“ Thương thay thập loai chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc linh đinh quê
người”
GV gọi HS đọc phần 2, SGK/95,
96.
- Nội dung cơ bản trong sáng tác
của Nguyễn Du là gì? Lấy dẫn
chứng chứng minh nội dung ấy?

tác Truyện Kiều.
b. Sáng tác bằng chữ Nôm.
* Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều):
- 3254 câu lục bát, chia làm 3 phần: Gặp gỡ
và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.
- Nguồn gốc: Từ cốt truyện của tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc “ Kim Vân Kiều
truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, với tài
năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là tấm lòng
nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra
một kiệt tác tự sự trữ tình độc nhất vơ nhị
trong văn học trung đại Việt Nam.
- Sáng tạo của Nguyễn Du:
+ Về nội dung: Từ câu chuyện tình của
Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã Tạo

nên một “ Khúc ca mới đứt ruột” (Đoạn
trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc
mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân
sinh của nhà thơ trước “những điều trơng
thấy”.
+ Về nghệ thuật: Lược bỏ các tình tiết về
mưu mẹo, về báo oán,...( trong tác phẩm của
Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát
truyền thống, với một ngơn ngữ trau chuốt
tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong
một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du thể hiện
nội tâm nhân vật một cách tài tình.
=> Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn
học trung đại Việt Nam, di sản văn học của
nhân loại, là một “ tập đại thành” của truyền
thống nghệ thuật văn hoá Việt Nam, tiêu
biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa
là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng nghĩ
tới ngàn đời, vừa là thái độ nâng niu, trân
trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con
người. Truyện Kiều đánh dấu sự phát triển
rực rỡ của văn học trung đại Việt Nam.
* Văn chiêu hồn ( Văn tế thập loại chúng
sinh):
- 184 câu, viết bằng thể thơ song thất lục bát,
thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Tố
Như hướng về những linh hồn bơ vơ, không
nơi nương tựa: quan lại, thương nhân, ăn



mày, ca nhi,... đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ
thuật của thơ văn Nguyễn Du.
a. Đặc điểm nội dung.
HS làm việc cá nhân, trả lời.
- Đề cao xúc cảm ( tình).
GV nhận xét, bổ sung.
+ Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông
sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con
người, đặc biệt là những con người bé nhỏ,
những số phận bất hạnh, những người phụ
nữ tài hoa bạc mệnh ( Thuý Kiều, Đạm
Tiên...).
+ Triết lí về thân phận bất hạnh của phụ nữ
trong xã hội cũ, đề cập đến vấn đề thân phận
người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
+ Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ
phong kiến chà đạp quyền sống của con
người.
+ Đề cao quyền sống của con người, đồng
cảm và ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng
hạnh phúc ( mối tình Kim- Kiều, nhân vật Từ
Hải).
=> Chứng minh: Truyện Kiều.
+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ cơng lí.
+ Tiếng khóc cho số phận con người: khóc
cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan
vỡ; khoc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc

cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân
xác con người bị đày đoạ.
+ Bản cáo trạng đanh thép: tố cáo thế lực đen
- Nêu những nét đặc sắc về nghệ tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức
thuật? Lấy dẫn chứng minh họa.
mạnh làm tha hoá con người của đồng tiền.
b. Đặc điểm nghệ thuật.
- Thành công trong nhiều thể loại: ngũ ngôn
cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca,
hành.
- Thơ lục bát, song thất lục bát đạt đến đỉnh
HS trả lời.
cao.
- Vận dụng thành công các điển cố, điển tích
trong văn học Trung Hoa, Việt hố nhiều
ngơn ngữ Hán.
=> Chứng minh: Truyện Kiều


+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động.
+ Nghệ thuật kể chuyện có sự đan cài tự sự
và trữ tình.
+ Nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ: trong sáng,
trau chuốt, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm.
=>Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn
ngữ văn học dân gian, làm giàu cho tiếng
Việt.
Kết Luận:
Nguyễn Du là một tập đại thành của nền văn
học dân tộc với những đóng góp to lớn cả về

nội dung và nghệ thuật. Tinh hoa ngôn ngữ
bác học và bình dân kết tụ nơi thiên tài
Nguyễn Du đã khiến ơng trở thành nhà phân
tích tâm lí bậc thầy, xứng đáng với danh hiệu
Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa
thế giới.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ, SGK/96.

III. CỦNG CỐ, DẶN DỊ
- Nhắc lại những nội dung chính của bài.
- Nhắc nhở học sinh về soạn phần còn lại.
Ngày 10 tháng 03 năm 2018
GV hướng dẫn:

SV thực tập:



×