Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá tác dụng cải thiện hội chứng tự kỷ và cơ chế liên quan đến tác dụng chống oxy hoá của cao chiết lá chè đắng (ilex kudingcha c j tseng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LÝ

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CẢI THIỆN HỘI
CHỨNG TỰ KỶ VÀ CƠ CHẾ LIÊN QUAN
ĐẾN TÁC DỤNG CHỐNG OXY HOÁ CỦA
CAO CHIẾT LÁ CHÈ ĐẮNG
(ILEX KUDINGCHA C.J.TSENG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ LÝ

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CẢI THIỆN HỘI
CHỨNG TỰ KỶ VÀ CƠ CHẾ LIÊN QUAN
ĐẾN TÁC DỤNG CHỐNG OXY HOÁ CỦA
CAO CHIẾT LÁ CHÈ ĐẮNG


(ILEX KUDINGCHA C.J.TSENG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÓA SINH DƯỢC
MÃ SỐ: 8720208
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Thị Nguyệt Hằng
PGS.TS. Nguyễn Thị Lập

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới PGS.TS Phạm Thị Nguyệt Hằng, PGS.TS Nguyễn Thị Lập, người thầy,
người cơ ln nhiệt tình giúp đỡ, hết lịng chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị nghiên cứu viên của Khoa Dược lý
– Sinh hố Viện Dược liệu, các thầy cơ giáo trong bộ mơn Hóa sinh Dược –
trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ cũng như tạo điều kiện để tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tồn thể các thầy cơ giáo cùng cán bộ trường
Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ mang lại cho tôi những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau đại học và các phòng ban
khác trong trường Đại học Dược Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Song
Hà, ThS. Chu Lê Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành chương
trình đào tạo thạc sỹ đúng thời hạn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự yêu thương và biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè
đã ln bên tơi, ủng hộ tôi và là chỗ dựa tinh thần của tôi khi gặp khó khăn trong
học tập cũng như trong cuộc sống.

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2021
Học viên cao học

Nguyễn Thị Lý


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
TỔNG QUAN ...............................................................................................3
1.1 Hội chứng tự kỷ ............................................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về hội chứng tự kỷ ............................................................................... 3
1.1.2 Triệu chứng và dấu hiệu chẩn đoán ..................................................................... 3
1.1.3 Dịch tễ học ............................................................................................................... 4
1.1.4 Các yếu tố nguy cơ và sinh lý bệnh ....................................................................... 4
1.1.5 Tác động của stress oxy hoá đến ASD .................................................................. 9
1.1.6 Điều trị ................................................................................................................... 12
1.1.7 Các mơ hình thực nghiệm nghiên cứu và đánh giá hội chứng tự kỷ ............... 15
1.2 Cây chè đắng (Ilex kudingcha C.J.Tseng) ..................................................................... 18
1.2.1 Tên gọi và vị trí phân loại .................................................................................... 18
1.2.2 Đặc điểm thực vật, phân bố ................................................................................. 18
1.2.3 Thành phần hoá học............................................................................................. 19
1.2.4 Một số nghiên cứu đã được thực hiện về cây chè đắng .................................... 20

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................24
2.1 Đối tượng và nguyên vật liệu nghiên cứu ...................................................................... 24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 24
2.1.2 Động vật thí nghiệm ............................................................................................. 24
2.1.3 Hố chất và trang thiết bị .................................................................................... 25
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 26
2.3.1 Gây mơ hình chuột tự kỷ bằng muối natri valproat (VPA) ............................. 27

2.3.2 Đánh giá tác dụng cải thiện hội chứng tự kỷ của cao chiết lá chè đắng (Ilex
kudingcha C.J.Tseng) .................................................................................................... 29
2.3.3 Đánh giá tác dụng chống oxy hoá của cao chiết lá chè đắng ............................ 32
2.3.4 Xử lý số liệu ........................................................................................................... 37

KẾT QUẢ ....................................................................................................39
3.1 Đánh giá tác dụng cải thiện hội chứng tự kỷ của cao chiết lá chè đắng ........................ 39
3.1.1 Đánh giá tác dụng tăng tương tác cộng đồng .................................................... 39
3.1.2 Đánh giá tác dụng cải thiện lo âu ........................................................................ 45
3.1.3 Đánh giá tác dụng cải thiện nhận thức............................................................... 46
3.2 Đánh giá hoạt tính chống oxy hố của cao chiết lá chè đắng ........................................ 47
3.2.1 Hoạt tính dọn gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazine) ................... 47
3.2.2 Hoạt tính dọn gốc tự do superoxide .................................................................... 48
3.2.3 Hoạt tính ức chế sự giảm glutathion trong não chuột ...................................... 48

BÀN LUẬN.................................................................................................50
4.1 Về kết quả đánh giá tác dụng cải thiện hội chứng tự kỷ trên mơ hình động vật thực
nghiệm ................................................................................................................................. 50
4.1.1 Về mơ hình gây bệnh tự kỷ cho chuột ................................................................ 50
4.1.2 Về kết quả đánh giá tác dụng cải thiện hội chứng tự kỷ của cao chiết lá chè
đắng ................................................................................................................................ 52
4.2 Về cơ chế chống oxy hoá của cao chiết lá chè đắng ...................................................... 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................59


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Tên viết tắt


1

ASD

2

DPPH

3

DTNB

4

Tên tiếng anh

Tên đầy đủ

Autism spectrum disorder Chứng rối loạn phổ tự kỷ
1,1-Diphenyl – 2-

1,1-Diphenyl – 2-

picrylhydrazyl

picrylhydrazyl

5,5’-dithiobis acid 2 –


5,5’-dithiobis acid 2 –

nitrobenzoic

nitrobenzoic

EPM

elevated plus maze

Mê lộ chữ thập

5

GPx

Glutathione peroxidase

Glutathion peroxidase

6

GR

Glutathione reductase

Glutathion reductase

7


GSH

9

LD 50

Lethal dose 50

Liều gây chết 50%

10

MDA

malonyldialdehyde

malonyl dialdehyd

11

NST

12

NTB

Nitroblue tetrazolium

13


ROS

Reactive oxygen species

14

ORT

Object Recognition Test

15

USV

Ultrasonic vocalizations

Sóng siêu âm

16

SEM

Standard error of the

Sai số chuẩn của giá trị

mean

trung bình


17

SOD

Superoxide dismutase

Superoxid dismutase

γ-glutamyl-cysteinylglysine

Glutathion

Nhiễm sắc thể
Nitroblue tetrazolium
Các gốc phản ứng oxy
hoá
Thử nghiệm nhận biết đồ
vật

Valproat (bao gồm acid
18

VPA

Valproate

valproic, natri valproat,
dinatri valproat)

i



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hoá chất sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 25
Bảng 2.2: Trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu. ........................................... 26
Bảng 2.3: Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu .................................................... 26
Bảng 2.4: Bố trí thí nghiệm trong thử nghiệm dọn gốc DPPH của cao chiết lá
chè đắng............................................................................................................... 33
Bảng 2.5: Bố trí thí nghiệm trong thử nghiệm dọn gốc Superoxide của cao chiết
lá chè đắng ........................................................................................................... 35
Bảng 2.6: Thành phần trong đĩa ELISA khi làm phản ứng định lượng glutathion
trong não chuột. ................................................................................................... 37
Bảng 3.1: Tỷ lệ chuột phát âm theo nhóm, ngày. ............................................... 39
Bảng 3.2: Kết quả nồng độ glutathion trong não chuột. ..................................... 49

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các phản ứng khử độc loại ROS trong đó các enzym xúc tác các phản
ứng giải độc gồm Fenton (phản ứng Fenton), GPx (glutathion peroxidase), GR
(glutathion reductase), MIT (ty thể) và SOD (superoxide dismutase) [13]. ....... 10
Hình 1.2 Hình ảnh cây chè đắng và búp chè đắng khơ ....................................... 19
Hình 2.1: Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 27
Hình 2.2: Sơ đồ thiết kế thực nghiệm ................................................................. 28
Hình 2.3: Mơ hình thí nghiệm ba buồng trên chuột nhắt trắng. ......................... 30
Hình 2.4: Mơ hình thí nghiệm mê lộ chữ thập trên chuột nhắt trắng. ................ 31
Hình 2.5Sơ đồ phản ứng của gốc DPPH với các gốc khác (•R= •H, gốc alkyl). 32
Hình 2.6: Sơ đồ tính khử của NBT khi phản ứng với gốc anion superoxide tạo ra
bởi phản ứng của PMS-NADH. .......................................................................... 34

Hình 3.1: Thời lượng cuộc gọi của các lơ chuột theo ngày. ............................... 40
Hình 3.2: Tần số cuộc gọi của các lô theo ngày. ................................................ 41
Hình 3.3: Entropy cuộc gọi của các lơ theo ngày. .............................................. 42
Hình 3.4: Năng lượng cuộc gọi của các lơ theo ngày. ........................................ 43
Hình 3.5: Kết quả đánh giá khả năng tương tác cộng đồng của cao chiết chè
đắng trên thử nghiệm ba buồng. .......................................................................... 44
Hình 3.6: Tác dụng trên thử nghiệm mê lộ chữ thập. ......................................... 45
Hình 3.7: Kết quả đánh giá khả năng nhận thức trên thử nghiệm nhận diện đồ
vật chuyển vị trí. .................................................................................................. 46
Hình 3.8: Hoạt tính dọn gốc DPPH của cao chiết lá chè đắng ........................... 47
Hình 3.9: Hoạt tính dọn gốc Superoxide của mẫu cao chiết lá chè đắng. .......... 48

iii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng tự kỷ (Autism spectrum disorder – ASD) là một bệnh lý
thần kinh phức tạp với những rối loạn về hành vi thường xuất hiện trong
những năm đầu đời được đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng hoà nhập xã
hội, suy giảm khả năng giao tiếp, kết hợp với những hành vi rập khuôn, lặp
lại. Các triệu chứng này sẽ không suy giảm theo thời gian, ảnh hưởng đến
tương lai của trẻ theo nhiều hướng. Một số người có thể sống độc lập nhưng
khó khăn về giao tiếp, học tập trong khi một số khác bị khuyết tật nặng cần
được hỗ trợ chăm sóc suốt đời. Thuốc điều trị dứt điểm hội chứng tự kỷ hiện
tại chưa có và các liệu pháp điều trị thường dựa trên phương pháp giáo dục và
tâm lý. Các thuốc hoá dược mặc dù giúp giảm các triệu chứng liên quan đến
tự kỷ như hung hăng, lầm lì, kém tập trung nhưng có hại với hệ thần kinh. Do
đó, nhiều nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung sàng lọc các
dược liệu có khả năng cải thiện nhận thức để điều trị hội chứng tự kỷ.
Qua tham khảo tài liệu, chè đắng với tên khoa học Ilex kudingcha

C.J.Tseng (IK), họ Aquifoliaceae có thể có tiềm năng trong điều trị tự kỷ.
Dược liệu phân bố ở các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lào
Cai, Bắc Cạn, Hồ Bình. Trong y học cổ truyền Việt Nam, chè đắng đã được
sử dụng để thải độc tố kháng khuẩn, giảm cơn khát và ho, mắt ngứa, mắt đỏ,
đặc biệt là để cải thiện trí nhớ. Triterpenoid, acid phenolic, flavonoid và tinh
dầu là những thành phần chính của chè đắng, các thành phần này có tác dụng
bảo vệ hệ thống mạch máu, điều hồ chuyển hố lipid, chống oxy hố, hạ
đường huyết và chống khối u. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh
chè đắng có tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ và bảo vệ tế bào thần kinh
khỏi tổn thương thần kinh do thiếu máu não cục bộ tạm thời [24]. Đồng thời,
kết quả bước đầu khi đánh giá trên mơ hình ruồi giấm tự kỷ - nghiên cứu hợp
tác giữa Khoa Dược lý – Sinh hố Viện Dược liệu với Viện cơng nghệ Kyoto
cho thấy saponin chè đắng có tác dụng cải thiện triệu chứng tự kỷ thể hiện
1


thông qua hành vi cải thiện rối loạn giấc ngủ ngày đêm, cải thiện khả năng
học tập ghi nhớ mùi.
Do đó, chúng tơi thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng cải thiện hội
chứng tự kỷ và cơ chế liên quan đến tác dụng chống oxy hoá của cao chiết lá
chè đắng (Ilex kudingcha C.J.Tseng)” với hai mục tiêu:
- Đánh giá được tác dụng cải thiện hội chứng tự kỷ của cao chiết lá
chè đắng (Ilex kudingcha C.J.Tseng) trên mô hình chuột nhắt trắng.
- Đánh giá được khả năng chống oxy hoá của cao chiết lá chè đắng
(Ilex kudingcha C.J.Tseng).

2


TỔNG QUAN

1.1 Hội chứng tự kỷ
1.1.1 Khái niệm về hội chứng tự kỷ
Hội chứng tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder ASD) là một số rối loạn về phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự thiếu hụt về
những hành vi tương tác cộng đồng, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong
3 năm đầu đời của trẻ [29]. Trẻ mắc ASD thường né tránh cái nhìn trực tiếp,
gặp vấn đề trong khả năng kiểm soát cảm xúc hoặc nhận thức thái độ của
người khác, chỉ thực hiện được một số hành vi giới hạn và thiếu tập trung.
ASD sẽ kéo dài trong suốt cuộc đời của trẻ sau này. Các nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ bé trai mắc hội chứng tự kỷ cao hơn các bé gái từ 2-3 lần. Chính vì vậy
các chẩn đoán về hội chứng tự kỷ thiên về các bé trai hơn là cho các bé gái
[10].
1.1.2 Triệu chứng và dấu hiệu chẩn đốn
ASD có thể ảnh hưởng tới sự phát triển sớm của não và tái tổ chức thần
kinh. Tuy nhiên, vì khơng có dấu ấn sinh học đáng tin cậy, chẩn đoán phải
được thực hiện trên cơ sở hành vi. Cẩm nang thống kê và chẩn đoán rối loạn
tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa kỳ (DSM-5), được xuất bản năm 2013,
nhằm mục đích giúp chẩn đốn ASD một cách đơn giản hơn. Trẻ mắc hội
chứng này thường biển hiện sự thiếu hụt và bất thường ở 3 yếu tố chẩn đoán
cốt lõi là tương tác xã hội, khả năng giao tiếp và hành vi có tính rập khn,
lặp lại. Trong đó, tiêu chuẩn chẩn đốn bao gồm việc xuất hiện ít nhất 3 dấu
hiệu của sự giảm giao tiếp xã hội hoặc hai dấu hiệu của việc lặp lại các hành
vi rập khn, máy móc. Dấu hiệu của sự giảm tương tác xã hội và khả năng
giao tiếp bao gồm sự suy giảm rõ rệt các hành vi phi ngôn ngữ như ánh mắt,
biểu cảm khuôn mặt hay ngôn ngữ cơ thể. Trẻ không hứng thú với việc giao
tiếp và hoạt động xã hội. Trẻ tự kỷ cũng có những thiếu hụt trong khả năng
3


học tập và nhận thức, thường mắc động kinh, rối loạn vận động, lo lắng và
các vấn đề về đường tiêu hoá, đi kèm với rối loạn giấc ngủ và thay đổi nhịp

sinh học. Ngoài ra, DSM-5 nhận định rằng ASD có thể đi kèm với các rối
loạn khác bao gồm các rối loạn di truyền (ví dụ, hội chứng Fragile X), và các
bệnh tâm thần (ví dụ, rối loạn tăng động giảm chú ý – Attention deficit
hyperactivity disorder – ADHD) [29].
1.1.3 Dịch tễ học
Theo một đánh giá năm 2010 do WHO uỷ quyền, ước tính tỷ lệ ASD
trên tồn cầu khoảng 1%. Hơn một nửa số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ASD ở
các nước phát triển là 5% [29]. Trong vài thập kỷ gần đây, tỷ lệ mắc ASD ở
Hoa Kỳ gia tăng trong vài thập kỷ, lý giải có thể do nâng cao nhận thức, dịch
vụ. Tại Việt Nam, thông tin liên quan đến tỷ lệ mắc ASD bị hạn chế. Theo
thống kê sơ bộ của Bộ Lao động – Thương Binh Xã Hội, Việt Nam có khoảng
200000 người mắc hội chứng tự kỷ và số lượng trẻ em được chẩn đoán và
điều trị ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự
năm 2019, tỷ lệ mắc ASD ở miền bắc Việt Nam là 75,2/10000 trẻ [27]. Cũng
trong nghiên cứu này tác giả còn chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ASD cao hơn ở những
trẻ em sống trong môi trường đô thị. Mức độ đơ thị hố càng tăng dẫn đến trẻ
có nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.
1.1.4 Các yếu tố nguy cơ và sinh lý bệnh
1.1.4.1 Các yếu tố rủi ro mơi trường
Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa ASD và tuổi của mẹ khi
mang thai. Các bà mẹ ≥ 40 tuổi cho thấy tỷ lệ con sinh ra mắc ASD cao hơn.
Các yếu tố không đặc hiệu trong thai kỳ bao gồm điều kiện trao đổi chất, tăng
cân, huyết áp cao, nhiễm khuẩn, nhiễm virus tại bệnh viện hoặc tiền sử gia
đình có người mắc bệnh tự miễn có liên quan tới nguy cơ mắc ASD và chậm
phát triển ở trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu điều tra thuốc mà người mẹ sử
4


dụng trong thời kỳ mang thai cho thấy mẹ tiếp xúc với valproat trước khi sinh
tăng nguy cơ trẻ mắc ASD. Các thuốc chống trầm cảm, bao gồm tái hấp thu

serotonin có chọn lọc khơng cho thấy những rủi ro rõ ràng, bất chấp những lo
ngại trước đó [29].
Trẻ sinh non (<32 tuần), nhẹ cân (<1500 g), nhỏ hơn hoặc lớn hơn so
với tuổi có liên quan độc lập tới việc gia tăng nguy cơ mắc ASD mặc dù dấu
hiệu của rủi ro là không rõ ràng. Tuy nhiên, những đứa trẻ này nên được theo
dõi ASD trong giai đoạn sơ sinh và vài năm sau đó [29].
1.1.4.2 Yếu tố di truyền học
Một phân tích tổng hợp được xuất bản vào năm 2016 báo cáo rằng 7493% nguy cơ ASD là do di truyền, mặc dù các yếu tố phi di truyền cũng rất
quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng 7-20% trẻ mắc ASD sau khi anh chị em
của chúng được chẩn đoán mắc ASD.
- Các hội chứng di truyền liên quan đến ASD
ASD có liên quan đến các hội chứng di truyền hiếm gặp như hội chứng
Fragile X, xơ cứng củ, u xơ thần kinh, phenylketon niệu và hội chứng Rett.
Các rối loạn gen đơn lẻ phổ biến nhất được coi như nguyên nhân của ASD là
hội chứng Fragile X và xơ cứng củ .
Hội chứng Fragile X được gây ra bởi sự đột biến của bộ ba nucleotid
CGG lặp lại ở vùng chưa được dịch mã của gen Fragile X Mental Retardation
1 (FMR1) dẫn đến sự tăng cường q trình sao chép của nó và đi kèm với sự
ức chế phiên mã. Trong khi 1-3% trẻ em được chẩn đốn tự kỷ có hội chứng
Fragile X, ít nhất một nửa số trẻ mắc hội chứng Fragile X có hành vi tự kỷ.
Tương tự với bệnh xơ cứng củ - Tuberous Sclerosis Complex (TSC),
đây là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi các khối u lành tính trong não và
các cơ quan khác, động kinh và các suy giảm nhận thức. TSC được gây ra bởi
đột biến gen hemarrtin và tuberin mã hoá TSC1 và TSC2 tương ứng. Khoảng
25-50% người khuyết tật trí tuệ mắc TSC đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán
5


tự kỷ nhưng chỉ có 1,1-1,3% số người được chẩn đốn mắc ASD ban đầu có
TSC [20].

- Nghiên cứu gen trong toàn bộ gen
Kết quả nghiên cứu gen trong toàn bộ hệ gen và phân tích tồn bộ vùng
mã hố đã xác định được nhiều gen liên quan đến hội chứng tự kỷ. Những
gen này có chức năng và vai trị quan trọng trong q trình phiên mã và tái
cấu trúc sợi nhiễm sắc, tổng hợp và phân giải protein, cấu tạo và nâng đỡ bộ
khung xương tế bào và hình thành các synap thần kinh.
Các nghiên cứu di truyền đã xác định Neurobeachin (NBEA) là gen
liên quan đến ASD trên nhiễm sắc thể 13q sau các báo cáo ban đầu rằng đột
biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể với điểm đứt gãy trên gen NBEA là nguyên
nhân dẫn đến tự kỷ vơ căn ở trẻ nam. Đột biến xố đoạn gen này cũng được
cơng bố có liên quan đến bệnh. NBEA mã hoá protein neo A-kinase (AKAP)
liên kết nhiều tiểu đơn vị điều hoà của protein kinase A (PKA), được xác định
là protein đặc hiệu của tế bào thần kinh, có vai trị quan trọng trong q trình
phát triển của não. Các nghiên cứu trên mơ hình động vật chỉ ra vai trị của
NBEA trong nhiều q trình của tế bào như cấu tạo võng mạc, trao đổi và giải
phóng các chất dẫn truyền thần kinh qua màng tế bào, củng cố trí nhớ ngắn
hạn [20].
1.1.4.3 Sinh học thần kinh
Trong sinh học thần kinh, ASD khơng cịn được xem như sự suy giảm
chức năng một vùng não hoặc hệ thống cụ thể, thay vào đó là sự tái tổ hợp
chức năng tổng thể của não giai đoạn đầu phát triển. Nhiều nghiên cứu đề cập
đến hệ thống các hợp chất dẫn truyền thần kinh bao gồm monoamin,
neuropeptid, hormon, oxytocin, cortisol có vai trị quan trọng trong sinh lý
bệnh ASD [8].
Hệ thống serotonergic: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống
serotonin là nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở quá trình phát triển sớm của não
6


bộ. Serotonin tham gia vào một số quá trình phát triển như: phân chia tế bào,

tăng sinh vỏ não, biệt hố, tính bền của vỏ não và hình thành khớp thần kinh.
Serotonin tham gia vào các chức năng khác của não như trí nhớ, khả năng học
tập, điều hồ giấc ngủ và tâm trạng. Trong quá trình phát triển của não bộ,
nồng độ serotonin tăng cao có thể gây mất điểm cuối của hệ serotonergic và
tăng sinh dây thần kinh thứ cấp. Trẻ em tự kỷ tiếp xúc với thuốc làm tăng
serotonic thì mức độ rối loạn tự kỷ ngày càng nặng hơn. Các thuốc chống
trầm cảm ba vòng ức chế tái hấp thu serotonin có tác dụng tốt trong điều trị
hành vi rập khuôn, lặp lại ở ASD [8].
Hệ adrenergic: Hoạt động của hệ adrenergic đóng vai trị quan trọng
đối với sự tập trung, chú ý, loại bỏ các chất kích thích khơng liên quan, phản
ứng lại căng thẳng. Một số chức năng trên có thể bị xáo trộn ở bệnh nhân tự
kỷ. Các cơ quan thần kinh phó giao cảm nằm ở vị trí nhân lục và hoạt động
của hệ liên quan đến sự chú ý, lo âu và ký ức. Nhiều chức năng trong số này
bị suy giảm ở bệnh nhân tự kỷ. Hoạt động phó giao cảm ở bệnh nhân tự kỷ
được đánh giá bằng nồng độ noradrenalin và chất chuyển hố của nó trong
dịch não tuỷ, máu và nước tiểu. Nghiên cứu cho thấy nồng độ noradrenalin
trong máu ở nhóm tự kỷ cao hơn so với nhóm chứng. Thuốc clonidin giảm
hoạt tính của noradrenalin đơi khi có hiệu quả trong việc kiểm sốt chứng
tăng động ở người tự kỷ nhưng lại khơng có tác dụng đối với các triệu chứng
cốt lõi như: giảm tương tác xã hội hay hành vi rập khuôn lặp đi lặp lại [8].
Hệ cholinergic: Vai trò của hệ thống cholinergic trong ASD gần đây
đã được chứng minh. Hệ cholinergic được coi là “hệ thống hành động” giúp
phát triển khả năng tập trung và hành vi nhất quán. Tuy nhiên, rối loạn hệ
thống cholinergic ở bệnh tự kỷ vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Một báo
cáo cho thấy bất thường trong tế bào thần kinh cholinergic ở não trước bệnh
nhân mắc chứng tự kỷ liên quan đến acetylcholin. Vì hệ thống cholinergic ảnh
hưởng đến việc hoàn thiện và khả năng nhân thức nên nó có thể liên quan đến
7



sự suy giảm nhận thức ở bệnh nhân tự kỷ bao gồm sự tập trung và học tập.
Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu sử dụng các chất ức chế cholinesterase như
rivas tigmin, galantamin và donepezil điều trị tự kỷ và đã đem lại những dấu
hiệu tích cực [8].
Hệ thống dopaminergic: Hệ thống dopaminergic liên quan đến chức
năng vận động, nhận thức, điều hồ thần kinh nội tiết và tình dục. Nghiên cứu
về vai trò của dopamin trong hội chứng tự kỷ bằng việc dùng một số loại
thuốc chẹn dopamin như thuốc chống loạn thần có tác dụng cải thiện một số
triệu chứng tự kỷ. Những loại thuốc này giảm tăng động, tính rập khn, hung
hăng. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng kích thích hệ dopaminergic
gây tăng động và rập khuôn ở ASD [8].
Hệ thống opioid: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ opioid tăng
cao ở những bệnh nhân tự kỷ. Trong thử nghiệm lâm sàng, các thuốc đối
kháng opioid như naloxon và naltrexon sử dụng điều trị làm giảm tăng động ở
trẻ tự kỷ [8].
Hệ glucocorticoid: Các hành vi liên quan đến ASD như hoạt động và
kích thích quá mức trong thời gian dài làm tăng nồng độ cortisol. Một số
nghiên cứu báo cáo khơng có sự khác biệt về nồng độ ACTH hoặc cortisol
trong máu của nhóm mắc ASD so với nhóm chứng được kiểm soát. Tuy
nhiên, một nghiên cứu trên 48 bệnh nhân tự kỷ cho thấy nồng độ cortisol và
ACTH cao [8].
Chất dẫn truyền thần kinh acid amin: Glutamat và acid gammaaminobutyric (GABA) là hai chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến ASD.
Glutamat là một chất dẫn truyền thần kinh kích thích trong tuỷ sống, trong khi
GABA chịu trách nhiệm về tác dụng ức chế. Một số nghiên cứu cho rằng
trong hội chứng tự kỷ, hệ thống GABAergic bị triệt tiêu dẫn đến sự kích thích
quá mức hệ glutamat. Ở trẻ em hai tuổi, đây là giai đoạn phát triển quan trọng
và cũng là thời điểm các triệu chứng tự kỷ thường xuất hiện, glutamat hoạt
8



động quá mức có thể gây tổn thương não, co giật. Glutamic acid
decarboxylase là enzym ức chế tổng hợp GABA được chứng minh là giảm
48-61% ở vùng tiểu não và vùng đỉnh ở não bệnh nhân tự kỷ so với những
người bình thường [8].
1.1.5 Tác động của stress oxy hố đến ASD
Sự mất cân bằng giữa việc tổng hợp các gốc oxy hoá (ROS), nitrogen
hoá (ROS) và khả năng ngăn chặn tác động có hại của cơ thể sống bằng cách
sử dụng các hệ thống chống oxy hoá là nguyên nhân gây ra stress oxy hoá.
Bất thường ở ty thể và stress oxy hố đóng vai trị quan trọng gây ra q trình
lão hố và bệnh tật. Để chống lại tình trạng này, cơ thể cần một số cơ chế giải
độc để loại bỏ các hợp chất độc hại và trung hồ các gốc oxy, nitơ có trong
mọi tế bào. Superoxide (O2-) có thể được hình thành như một sản phẩm phụ
của q trình chuyển hố oxy bình thường. Tuy nhiên sự tích tụ superoxide có
thể gây hại cho cấu trúc tế bào, do thúc đẩy q trình oxy hố. Superoxide
ngay lập tức được chuyển thành hydrogen peroxide (H2O2) bởi enzym
superoxide dismutases (SODs). Sự hiện diện của H2O2 gây độc cho tế bào vì
nó đi qua màng tế bào và làm hỏng DNA. Một số con đường trung hoà đã
được phát triển để loại bỏ hydrogen peroxide. Trong đó, enzym quan trọng
nhất là catalase và glutathion peroxidase (GPx), cả hai đều chuyển hoá H2O2
thành H2O. Tripeptid glutathion là một trong những chất giải độc quan trọng
nhất, đóng vai trị cơ bản trong việc loại bỏ ROS. Ở dạng khử (GSH),
glutathion cho H2O2 một điện tử trong phản ứng được xúc tác bởi GPx và
chuyển thành dạng oxy hố. GSH có thể được tái tạo lại bởi glutathion
reductase, men này sử dụng NAD(P)H làm chất cho điện tử. Glutathion cũng
có thể hoạt động như một cơ chất của các enzym khác như GSH transferase,
giúp loại bỏ các phân tử độc hại khỏi tế bào. Não là một trong những cơ quan
chuyển hố chính của oxy, dó đó một lượng lớn ROS tích tụ ở một số vùng
não. Vì vậy, não có thể rất nhạy cảm với các gốc ROS [13], [42].
9



Hình 1.1. Các phản ứng khử độc loại ROS trong đó các enzym xúc tác các
phản ứng giải độc gồm Fenton (phản ứng Fenton), GPx (glutathion
peroxidase), GR (glutathion reductase), MIT (ty thể) và SOD (superoxide
dismutase) [13].
Việc sản xuất ROS là đặc điểm chính của rối loạn thần kinh. Các gốc
oxy hố đã được chứng minh đóng một vai trị quan trọng trong sinh lý bệnh,
sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer, Parkinson và
Huntington, ASD và chứng xơ cứng teo cơ. Ngoài ra, bệnh nhân ASD rất dễ
bị stress oxy hoá và rất dễ bị tổn thương qua trung gian ROS và nhiễm độc tế
bào thần kinh. Vì vậy, một số nghiên cứu hiện nay đã liên kết ASD với việc
tăng nồng độ ROS và giảm khả năng chống oxy hố, khơng chỉ ở não mà cịn
ở toàn cơ thể. Một số báo cáo đã nghiên cứu các phân tử liên quan đến stress
oxy hoá trong não của những người bị ASD. Đặc biệt nồng độ glutathion bị
oxy hoá tăng lên, glutathion giảm thấp, và tỷ lệ oxy hoá khử glutathion giảm
dần ở thái dương và tiểu não của bệnh nhân ASD [13], [42].
Các thông số liên quan đến stress oxy hoá ở ngoại vi là những dấu ấn
sinh học tiềm năng để chẩn đoán sớm ASD. Hoạt động SOD trong hồng cầu ở
trẻ ASD cao hơn nhóm chứng. Gonzales-Fraguela và các đồng nghiệp đã
10


chứng minh được ở bệnh nhân tự kỷ, nồng độ malonyldialdehyd (MDA), 8hydroxy-2-deoxyguanosin (8OHdG), GSH giảm. Gần đây, vai trò sinh lý
bệnh của ROS trong ASD đã được đánh giá trong một nghiên cứu thuần tập ở
Ai Cập. Mơ hình phiên mã của 84 gen liên quan đến stress oxy hoá được đo
trong các tế bào máu đơn nhân ở ngoại vi (PBMC) được phân lập từ bệnh
nhân tự kỷ và nhóm chứng khoẻ mạnh. Tám gen mã hố cho các protein quan
trọng liên quan đến q trình chuyển hố ROS (GCLM, SOD2, NCF2, PRNP,
PTGS2, TXN và FTH1) giảm ở người tự kỷ. Các phân tử này là dấu ấn sinh
học hữu ích để chẩn đốn và điều trị bệnh sớm. Ngồi ra, rối loạn chức năng

ty thể mãn tính liên quan đến chuỗi vận chuyển điện tử (ETC), phức hợp I và
III đã được xác định ở bệnh nhân ASD [13], [42].
Stress oxy hoá là một đặc điểm quan trọng ở bệnh nhân ASD. Nhiều
nghiên cứu được tiến hành để xem xét liệu các triệu chứng của ASD có được
cải thiện sau khi dùng các chất chống oxy hoá hay khơng. Sự biểu hiện của
các enzym chống oxy hố bị giảm trong ASD. Ngoài ra, nồng độ các phân tử
chống oxy hoá nội sinh giảm ở những người mắc ASD so với những người
khoẻ mạnh. Vì những lý do này, việc sử dụng các chất chống oxy hoá đưa vào
trong cơ thể có thể thúc đẩy hệ thống dọn dẹp các ROS, chống stress oxy hoá.
Để việc điều trị ASD hiệu quả, chất chống oxy hoá phải qua được hàng rào
máu não và đi được vào nhu mô não, tại đó chúng phải đạt được nồng độ điều
trị tối ưu. Coenzym Q10 (CoQ10) (ubiquinon) là một đồng yếu tố chống oxy
hoá ty thể vượt qua hàng rào máu não. Ở trẻ em ASD, việc sử dụng ubiquinol
(dạng giảm hoạt tính của coenzym Q10) đã dẫn đến sự cải thiện giao tiếp
bằng lời. Một phân tử đầy hứa hẹn khác là N-acetylcystein (NAC), một chất
chống oxy hoá mạnh giúp tăng nồng độ glutathion. NAC được coi là một
nguồn cystein quan trọng. Tác dụng của NAC đối với các triệu chứng ASD đã
được nghiên cứu ở chuột trong mơ hình tự kỷ gây ra bởi acid valproic. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những động vật này, NAC cải thiện hoạt động lặp đi
11


lặp lại theo khuôn mẫu, đồng thời làm giảm mức độ stress oxy hoá bằng cách
tăng glutathion và giảm malonidialdehyd so với nhóm đối chứng. Các lợi ích
khi sử dụng NAC cho trẻ em bị ASD cũng được ghi nhận. Đặc biệt, một
nghiên cứu cho thấy thuốc được dung nạp tốt và có thể làm giảm đáng kể tình
trạng cáu gắt, hành vi rập khuôn, lặp lại. Một chất chống oxy hoá khác được
thử nghiệm điều trị ASD là vitamin C. Khi bổ sung vitamin C cho trẻ em
ASD trong 30 tuần, quan sát thấy sự cải thiện đáng kể các hành vi vận động.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng mù đơi, có đối chứng với giả dược sử dụng kết

hợp các chất chống oxy hoá như vitamin C, carnosin, kẽm, vitamin B6 và
magie đã được thực hiện. Điều trị ASD bằng vitamin C liều cao hoặc carnosin
hoặc kết hợp vitamin B6 và magie đã cải thiện hành vi của những người bị
ASD. Ở những bệnh nhân ASD, hàm lượng magie trong máu thấp. Việc bổ
sung magie làm cải thiện các triệu chứng như kém tập trung và tăng động.
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng ở chuột mẹ mang thai tiếp xúc với valproat
(VPA bao gồm acid valproic, natri valproat, dinatri valproat), điều trị bằng
acid folic liều cao, vitamin E và methionin (nguồn cung cấp methyl) có thể
cải thiện hoặc ngăn ngừa hầu hết các tác hại do VPA gây ra ở chuột con.
Trong não, acid valproic ức chế quá trình peroxyd hố lipid và glutathion.
Hormon melatonin cũng được chứng minh hoạt động như một chất chống oxy
hoá mạnh. Melatonin có thể tìm thấy ở nồng độ cao trong các loại thực vật,
trái cây và thực phẩm. Vì vậy, trong vài năm gần đây, nhiều liệu pháp dinh
dưỡng đã được sử dụng để cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân ASD. Do
đó, các chất chống oxy hố và vitamin được dùng dưới dạng thực phẩm chức
năng hoặc thực phẩm giúp bệnh nhân ASD giảm bớt các triệu chứng bệnh
một cách rõ ràng [13], [42].
1.1.6 Điều trị
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hội chứng tự kỷ. Vấn đề phục
hồi chức năng cho trẻ tự kỷ chủ yếu vẫn là sự kết hợp giữa bác sỹ Nhi,
12


chuyên viên tâm lý và giáo viên đặc biệt để tiến hành chương trình phát hiện
và can thiệp sớm cho trẻ, đặc biệt là chương trình huấn luyện dành cho phụ
huynh, bởi yếu tố gia đình vẫn là quyết định tới kết quả can thiệp [29]. Dưới
đây là một số thuốc và dược liệu thường được dùng trong điều trị hỗ trợ ASD.
1.1.6.1 Điều trị hỗ trợ bằng thuốc hoá dược
Hiện nay chưa có thuốc nào được cơng nhận để điều trị ASD. Các
thuốc hoá dược được sử dụng để làm giảm bớt các triệu chứng như khiếm

khuyết trong giao tiếp xã hội, các sở thích hoặc hành vi quá mức, tăng động
và rối loạn giấc ngủ. Các loại thuốc được thử nghiệm điều trị ASD là thuốc
chống loạn thần, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc chẹn β, naltrexon,
lithium, clonidin, hormon tuyến giáp. Risperidon và aripiprazol cải thiện các
triệu chứng khó chịu hoặc kích động ở trẻ em và thanh thiếu niên mắc ASD
trong nhóm đối chứng thử nghiệm ngẫu nhiên. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể
gây ra tác dụng phụ như an thần, tăng cân, tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức
khoẻ sau này. Methyl phenidat là một loại thuốc kích thích thân não và vỏ não
thông qua cơ chế ức chế tái hấp thu norepinephrin và đã có hiệu quả trong
việc điều trị chứng tăng động kèm theo giảm chú ý ở bệnh nhân tự kỷ. Người
ta cho rằng ASD là một rối loạn chuyển hố glutamat, do đó hệ thống
glutamat cũng là mục tiêu điều trị chiến lược. Các loại thuốc như piracetam
(cơ chế kích thích tế bào tái tạo AMPA) đã có tác dụng hữu ích trong điều trị
ASD. Các loại thuốc khác bao gồm lamotrigin (cơ chế ức chế receptor
glutamat), dextromethorphan, amantadin (thuốc đối kháng thụ thể NMDA)
cũng có hiệu quả điều trị tự kỷ [8].
1.1.6.2 Sử dụng dược liệu trong hỗ trợ điều trị ASD
Kết quả sàng lọc sơ bộ dược liệu để điều trị ASD cho nhiều kết quả
đáng hứa hẹn. Dưới đây là các loại dược liệu hỗ trợ ASD hiệu quả nhất đã
được biết đến trong các nghiên cứu:
13


Bạch quả: Dịch chiết lá bạch quả cho kết quả tốt khi dùng điều trị các
bệnh về tuần hoàn máu não, thần kinh, cải thiện trí nhớ, Alzheimer, rối loạn
nhận thức, chống oxy hoá. Một nghiên cứu đánh giá tác dụng của cao chiết lá
bạch quả thực hiện trên 40 trẻ em bị ảnh hưởng bởi ASD so sánh với nhóm
chứng dương được điều trị bằng risperidon trong 10 tuần. Liều risperidon từ
1-3,5 mg mỗi ngày (xấp xỉ 0,08 mg/kg), bạch quả liều 80 mg/ngày cho bệnh
nhân dưới 30 kg và 120 mg/ngày cho bệnh nhân nặng trên 30 kg. Liều bạch

quả không đổi trong suốt thời gian điều trị. Bạch quả cho thấy tác dụng rõ rệt
cải thiện các triệu chứng rối loạn trong ASD so với risperidon [8].
Gừng: Gừng là một loại thảo dược được sử dụng để điều trị co thắt,
đau bụng, say tàu xe, buồn nôn và nơn mửa. Gừng có thể hỗ trợ tiêu hố bằng
cách đẩy nhanh thời gian rỗng dạ dày và tăng nhu động thức ăn qua ruột, tạo
cảm giác dễ chịu đầy hơi và chướng bụng. Sử dụng tối đa 3 gam hoặc nhiều
hơn cũng rất an toàn. Gừng làm tăng lưu lượng máu não và gần đây được
nghiên cứu và đề xuất để điều trị ASD [8].
Rau má: Rau má chứa nhiều vitamin B gồm B1, B2 và B6 có tác dụng
quan trọng với hệ thần kinh. Rau má có hoạt tính chống viêm và chống oxy
hố cao. Rau má được sử dụng để tăng cường hệ tuần hoàn, hỗ trợ mạch máu
và niêm mạc. Rau má được sử dụng để tăng cường trí nhớ, sự tập trung, chức
năng não, trí lực, rối loạn thần kinh cơ, mơ thần kinh bị chấn thương, động
kinh, rụng tóc, vẩy nến. Dược liệu cho thầy tiềm năng điều trị bệnh
Alzheimer, ASD [8].
Thạch xương bồ: Theo y học cổ truyền, thạch xương bồ sử dụng điều
trị các bệnh liên quan đến trí nhớ. Rễ cây tăng tuần hồn máu lên não, tăng
cường trí nhớ, nhận thức đồng thời tăng khả năng giao tiếp. Nó có hiệu quả
trong việc làm giảm các triệu chứng tự kỷ. Thạch xương bồ kết hợp với rau
má làm tăng khả năng tập trung, chú ý và cải thiện trí nhớ. Ngoài ra, hai dược
liệu này kết hợp với nhau giúp điều trị chứng động kinh [8].
14


1.1.7 Các mơ hình thực nghiệm nghiên cứu và đánh giá hội chứng tự kỷ
1.1.7.1 Mơ hình gây bệnh tự kỷ
Nghiên cứu ASD trên chuột có hai loại mơ hình chính là mơ hình di
truyền và mơ hình khơng di truyền. Các mơ hình di truyền ASD gây ra ở
chuột có thể tạo ra bằng cách nhắm đến các gen tương đồng ở chuột với các
gen liên quan đến ASD ở người như FMR1, NBEA, UBE3A…. Cụ thể, chuột

đực bị loại bỏ gen FMR1 cho thấy sự thiếu hụt tương tác xã hội, sự hiếu động
và suy giảm nhận thức, tương đồng với các triệu chứng ASD ở người. NBEA
đơn bội có thể gây ra rối loạn chức năng nhận thức và kiểu hình giống ASD,
bao gồm những thiếu hụt trong hành vi xã hội, phản ứng sợ hãi có điều kiện,
trí nhớ học tập ở chuột. Chuột knockout gen UBE3A cũng cho thấy các tương
tác xã hội bị suy giảm, hành vi lặp đi lặp lại…[20].
Bên cạnh đó, các mơ hình tự kỷ khơng di truyền trên chuột cũng được
nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Các mơ hình động vật khơng di
truyền của ASD được gây ra do phơi nhiễm trước khi sinh với các tác nhân
hoá học như valproat (VPA), thalidomid và ethanol trong khi mang thai,
nhiễm virus hoặc viêm. Trong số các yếu tố này, phơi nhiễm VPA trong khi
mang thai làm tăng đáng kể tỷ lệ ASD ở trẻ em. Nghiên cứu lâm sàng đã xác
định các rủi ro liên quan đến việc sử dụng VPA bao gồm dị tật bẩm sinh,
chậm phát triển, giảm chức năng nhận thức và tự kỷ. ASD do VPA có khả
năng gây ra bởi các khiếm khuyết trong sự phát triển tế bào thần kinh của tiểu
não, hệ thống limbic, thân não để gây ra sự gián đoạn trong kết nối synap. Mơ
hình này có thể đại diện tố hơn cho nhiều trường hợp tự kỷ vô căn có nguồn
gốc mơi trường/biểu sinh so với các mơ hình đột biến gen trong các gen liên
quan đến tự kỷ [23], [30].

15


1.1.7.2 Các thử nghiệm đánh giá tác dụng cải thiện hội chứng tự kỷ của
thuốc
Để nghiên cứu có hiệu quả tác dụng cải thiện hội chứng rối loạn phổ tự
kỷ trên động vật, người ta thường xây dựng các thử nghiệm tương ứng với các
triệu chứng của ASD như sau: Khả năng tương tác cộng đồng, suy giảm trí
nhớ, hành động rập khuôn, lặp lại. Dưới đây là một số các thử nghiệm điển
hình:

- Đánh giá hành vi rập khn, lặp lại bằng thử nghiệm tự chải chuốt
(Repetitive self-grooming behavior):
Tự chải chuốt hay cịn được gọi là tự chải lơng, đề cập đến bất kỳ hành vi
nào mà chuột thực hiện trên chính nó như gãi đầu, tai, lơng. Chải chuốt là
hành vi chủ yếu của chuột trong các hoạt động hàng ngày của chuột. Số lần
chải chuốt cao hay thấp bất thường có nguyên nhân từ rối loạn tâm thần kinh.
Thử nghiệm tự chải chuốt đã được sử dụng để nghiên cứu hành vi của chuột
tự kỷ gây bởi VPA [21], [39].
- Đánh giá hành vi lo âu, sợ hãi bằng thử nghiệm mê lộ chữ thập nâng
cao (Elevated Plus Maze) và mơ hình khơng gian mở (Open fiels):
Thử nghiệm mê lộ chữ thập nâng cao là thử nghiệm kinh điển để sử dụng
trong sàng lọc các thuốc có tác dụng giải lo âu với tiêu chí đánh giá thời gian
lưu tại cánh tay hở. Nguyên tắc của thử nghiệm dựa trên tâm lý căng thẳng, sợ
hãi với những khu vực hở và cao, thái độ thăm dò, khám phá của động vật thí
nghiệm với mơi trường lạ và mới. Thử nghiệm được sử dụng trong rất nhiều
nghiên cứu bởi sự thích hợp để đánh giá nhiều hợp chất tác dụng thông qua
nhiều hệ receptor như GABA, serotonin, dopamine với độ lặp lại cao [26],
[36].
Thử nghiệm không gian mở (Open field) là một phép đo phổ biến để đánh
giá hành vi khám phá và hoạt động ở cả chuột nhắt và chuột cống. Về cơ bản,
môi trường mở trong thử nghiệm là một khu vực hình chữ nhật được bao
16


quanh bởi tấm thanh chắn ngăn chuột thoát ra. Khoảng cách và thời gian di
chuyển của chuột là thông số để đánh giá các khía cạnh về mặt cảm xúc như
lo lắng, tác dụng an thần, gây độc hoặc kích thích của các thuốc bên cạnh sự
vận động đơn giản [17].
- Đánh giá hành vi tương tác cộng đồng:
Thử nghiệm sóng siêu âm: Chuột ln phát ra các sóng siêu âm trong suốt

quá trình phát triển và trưởng thành. Những tín hiệu âm thanh này là cơ sở để
đánh giá khả năng giao tiếp xã hội ở chuột. Các rối loạn về tín hiệu âm thanh
ở chuột thường liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ. Số lượng cuộc gọi và các
thông số âm thanh phát ra ở chuột con mới sinh mắc tự kỷ bị cô lập khỏi
chuột mẹ và các chuột con khác là cơ sở để đánh giá mức độ giao tiếp của
chuột con bị tự kỷ [22], [40].
Thử nghiệm ba buồng (three chamber): Thử nghiệm ba buồng đánh giá
khả năng tương tác cộng đồng, quan tâm đến cái mới trong mơi trường của
lồi gặm nhắm trong mơ hình rối loạn thần kinh trung ương ở lồi gặm nhấm.
Lồi gặm nhấm thường thích dành nhiều thời gian hơn để tương tác với một
lồi gặm nhấm khác (tính hoà đồng) và khám phá thứ mới lạ hơn là những thứ
quen thuộc. Dựa theo những khuynh hướng này, thử nghiệm ba buồng có thế
xác định xem các loại gặm nhấm có thiếu sót trong tính hồ đồng hoặc khả
năng khám phá cái mới hay không [41].
- Đánh giá khả năng nhận thức bằng thử nghiệm nhận diện đồ vật (ORT).
Thử nghiệm nhận diện đồ vật: Thử nghiệm này dùng để đánh giá khả năng
nhận thức, đặc biệt là trí nhớ không gian và khả năng phân biệt đồ vật trong
các mơ hình động vật gặm nhấm về chứng rối loạn thần kinh trung ương. Thử
nghiệm này dựa trên xu hướng tự phát của loài gặm nhấm là dành nhiều thời
gian để khám phá đối tướng mới hơn là một đối tượng quen thuộc [9].

17


1.2 Cây chè đắng (Ilex kudingcha C.J.Tseng)
1.2.1 Tên gọi và vị trí phân loại
Ở Việt Nam, tên khoa học của cây Chè đắng (CĐ) mọc ở vùng núi đá
vôi thuộc tỉnh Cao Bằng và một số địa phương khác là Ilex kudingcha C. J.
Tseng (với tên đồng nghĩa là Ilex kaushue S. Y. Hu). Tên Việt Nam là Chè
đắng ( tiếng Tày-Nùng gọi là “Ché khôm”, khổ đinh trà ) [1]. Chi Ilex thuộc

họ Nhựa ruồi hay họ Bùi hay Trâm bùi (Aquifoliaceae, tên khác là Ilicaceae),
bộ Celetrales, phân lớp Rosidae (phân lớp Hoa hồng), ngành Ngọc Lan [1].
1.2.2 Đặc điểm thực vật, phân bố
Cây thân gỗ, cao 6-20m, đường kính thân từ 20-60cm, có cây đường
kính cao tới 1,2m. Cành thơ, màu nâu xám, khơng có lơng, cành non hình trụ
có nhiều gờ nhỏ. Lá đơn mọc cách, mép lá có răng cưa nhỏ và tù. Phiến lá
hình bầu dục đến thn hoặc hình mác ngược. Ở cây trưởng thành, lá thường
dài 12-17cm, rộng 5-6cm. Mặt trên của lá màu lục sẫm và láng bóng, mặt
dưới màu lục nhạt, cả hai mặt đều khơng có lơng. Lá vị trong tay có mùi
thơm mát, hơi hắc của tinh dầu. Hoa màu trắng ngà, đơn tính khác gốc. Cây
chè đắng là loại cây mọc tự nhiên, phân bố tản mạn ở một số địa phương miền
núi phía bắc nước ta như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hịa Bình, Ninh
Bình, trong đó, Cao Bằng là địa phương được xác định có 6/12 huyện có mật
độ phát triển của cây chè đắng cao, chiếm 32% diện tích tồn tỉnh [1].

18


×