Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tuan 23 Chieu toi Mo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.23 KB, 14 trang )

Tiết 92:

CHIỀU TỐI
( MỘ )
- Hồ Chí Minh –
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Về kiến thức:
- Nắm được những nét chính về con người, những tác phẩm chính, phong cách
nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Chí Minh
- Cảm nhận được hình tượng thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong
bài thơ Chiều tối.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Dù cho hồn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn
luôn hướng về ánh sáng, tương lai.
- Hiểu được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ
- So sánh một số chi tiết trong bài thơ này với một số chi tiết trong ca dao hoặc bài
thơ khác, chẳng hạn như Độc tọa kính Đình Sơn (Lý Bạch), Truyện Kiều (Nguyễn
Du), Giang Tuyết (Liễu Tôn Nguyên),....và một số bài thơ khác trong tập Ngục
trung nhật ký (Nhật ký trong tù) của Bác.
2. Về kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình và kỹ năng phân tích tác phẩm
thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ:
-Bồi đắp thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và tinh thần lạc quan yêu đời.
4. Về năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, phương tiện trực quan.
- Học sinh:Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp, những tác phẩm chính, phong cách
nghệ thuật của Hồ Chí Minh
+ Tìm hiểu về bài thơ Mộ (Chiều tối) và đọc toàn bộ tập Nhật Ký trong tù của Hồ
Chí Minh


+ Soạn bài theo hướng dẫn SGK
+ Đọc các bài thơ trong tập Nhật Ký Trong Tù.
C. Phương pháp, phương tiện dạy học:
1. Phương pháp dạy học:
Sử dụng các phương pháp như đọc sáng tạo, nghiên cứu, diễn giảng, thảo
luận,....để học sinh tích cực, chủ động tham gia vào bài học
2. Phương tiện dạy học: Sử dụng tranh ảnh hoạt động của Bác, tranh về cảnh
Chiều tối nơi miền sơn cước, chiếu 1 đoạn clip ảnh về Bác, quê, ngôi nhà,


các câu nói để đời của Bác về tình u thiên nhiên, con người,....
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học
Nội dung cần đạt
sinh
Hoạt động: khởi động
*Mục đích: Tạo hứng thú cho
Học sinh lên trình
học sinh trước khi vào bài
bày câu chuyện mà
mới
mình biết về tình yêu
GV mời 1 học sinh lên kể một
thiên nhiên của Bác
câu chuyện về tình yêu thiên
nhiên của chủ tịch Hồ Chí

Minh.
*Nội dung: sau khi học sinh
nghe xong câu chuyện thì
hiểu hơn được tình yêu thiên
nhiên yêu cuộc sống cũng
như tinh thần khơng khuất
phục khó khăn của Bác.
-GV nhận xét
-GV dẫn dắt giới thiệu vào
bài mới:
Trong chương trình Ngữ Văn
THPT chúng ta đã được học
rất nhiều tác phẩm của chủ
tịch Hồ Chí Minh chủ yếu là
trong tập Nhật Ký Trong Tù
ví dụ như Tảo Giải,…. Vậy
thì hơm nay chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu thêm một tác phẩm
nổi tiếng nữa của Bác đó là
tác phẩm Chiều tối (Mộ)
Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
? GV: Em biết gì về hồn
cảnh ra đời của bài thơ Chiều
tối ?

HS trả lời và nghe GV
tổng kết sau đó ghi lại
những ý chính.

I. Tác phẩm:

1. Nhật ký trong tù:
- Ngày 13/8/1942 HCM


GV ghi lại những ý chính lên
bảng và tóm ý lại đồng thời
giới thiệu sơ lược về tập Nhật
ký trong tù.
GV cho HS đọc bài, nhận xét
giọng đọc

sang Trung Quốc tranh
thủ sự viện trợ của quốc
tế. Sau nửa tháng đi bộ,
ngày 27/8/1942 vừa tới xã
Túc Vinh, tỉnh Quảng
Tây thì Người bị chính
quyền Tưởng Giới Thạch
bắt giam vì tình nghi
Người là Hán gian, tức là
người Hán làm tay sai cho
Nhật. Chúng giam cầm và
đày đọa Người dã man
trong 13 tháng (8/19429/1943), giải qua giải lại
khoảng 18 nhà giam của
13 huyện. Thời gian ấy,
Người sáng tác 133 bài
thơ, tính ln bài Mới ra
tù tập leo núi là 134 bài.
Trong thời gian tù đày,

chờ ngày tự do, Người
làm thơ để giải trí, tỏ ý
chí và trang trải nỗi lịng,
chính vì vậy Nhật ký
trong tù thể hiện chân
thật, sâu sắc nhất tình
cảm, tư tưởng, những gì
mà mắt thấy, tai nghe của
Người.
- Tập thơ này tập trung
vào 2 đề tài chủ yếu là:
+ Phê phán những hiện
tượng ngang trái trong xã
hội và trong nhà tù Trung
Quốc
+ Những nỗi niềm và tâm
trạng của nhà thơ, đồng
thời nó thể hiện một tinh
thần thép, một ý chí vững
vàng, phong thái ung


1. Hai câu thơ đầu: Bức
tranh thiên nhiên lúc chiều
tối.
? GV: Ở 2 câu thơ đầu cảnh
thiên nhiên chiều tối được
miêu tả qua những hình ảnh,
chi tiết nào?
-GV nhận xét.


? GV: Em hãy đối chiếu phần

-HS trả lời dựa vào bài
thơ trong SGK:
“Cánh chim” mỏi
”Chịm mây” trơi nhẹ

HS đọc lại 2 câu thơ
tìm chi tiết và trả lời:
Bản dịch đã mất đi chữ

dung, lạc quan, tinh thần
yêu nước cháy bỏng, khát
vọng tự do, hướng về Tổ
Quốc, tinh thần yêu thiên
nhiên của người chiến sĩ
cách mạng.
2. Bài thơ Chiều tối:
Bài thơ này nằm ở vị trí
số 31 của tập NKTT cũng
là bài thứ 3 trong chùm 5
bài thơ mà Bác sáng tác
trong chặng đường bị
giải từ Tĩnh Tây đến
Thiên Bảo (cuối mùa thu
năm 1942).
3. Bố cục bài thơ:
- Bài thơ theo thể Thất
ngôn tứ tuyệt viết bằng

chữ Hán, đúng với phong
cách Đường thi, có kết
cấu Khai- Thừa- ChuyểnHợp.
- Bố cục 2 phần: 2 câu
đầu (bức tranh thiên
nhiên), 2 câu cuối (bức
tranh sinh hoạt của con
người).
V. Đọc hiểu văn bản:
1. Hai câu thơ đầu: Bức
tranh nhiên nhiên lúc
chiều tối:
- Mở đầu bài thơ tác giả
đã vẽ lên một bức tranh
thiên nhiên vùng sơn
cước bằng những nét
chấm phá theo bút pháp
cổ điển (dùng điểm vẽ
diện) với 2 nét vẽ chính là
+ “cánh chim” => mỏi
mệt đang bay về tổ


nguyên tác và phần dịch thơ.
Từ đó hãy chỉ ra sự khác biệt
giữa chúng?
F GV nhận xét và chốt ý, bình
luận thêm:
Ø Nếu như câu thơ ở nguyên
tác dựng lại cả q trình vận

động của cánh chim và chịm
mây thì câu thơ ở bản dịch
chỉ thông tin, thông báo cho
người đọc về sự vật, sự việc
đó.
- Về chữ “cơ”, trong tiếng
Việt, từ gốc Hán này thường
kết hợp với một tiếng khác
thành từ mới: cô độc, cô
đơn,cô quạnh, thân cô thế
cô,..mà ý nghĩa lẻ loi của nó
có phần đậm hơn khi nó đứng
trong hệ thống từ vựng Hán
ngữ do đó “cơ vân” dịch
thành “chịm mây” là khơng
hợp lí, dịch giả đã vơ tình
đánh rơi 1 từ rất quan trọng
này, đồng thời, chữ “cô” là
chữ được sử dụng nhiều trong
thơ Đường và mang dấu ấn
thơ Đường rất rõ, bỏ đi sẽ làm
mờ nhạt đi chút ít màu sắc
Đường thi của bài thơ. Ví dụ
như câu thơ sau trong thơ
Đường: “Cơ phàm viễn ảnh
bích khơng tận”
- Về chữ “mạn mạn” là 1
trong rất ít những từ láy âm
đặc biệt thường xuất hiện với
mật độ cao trong thơ Đường,

cũng như du du, xứ xứ, mang
mang,..và mỗi từ ấy có 1 sắc
thái, ý nghĩa riêng chỉ có

“cơ” nghĩa là cơ đơn,
lẻ loi
Bản dịch, dịch “mạn
mạn” nghĩa là lững lờ
thành trơi nhẹ.

+ “chịm mây” chầm
chậm trơi qua lưng trời
Ü Người đọc cảm thấy
rừng núi chiều tối thật âm
u, vắng vẻ, quạnh hiu.
Đằng sau cảnh trời chiều
nhuộm màn sương hồi
cổ sầu muộn ấy là nỗi
niềm cơ đơn, một tấc lòng
cố quốc của một người lữ
thứ tha hương.
- Sự khác biệt giữa phần
dịch thơ với phần nguyên
tác là:
+ Bản dịch thơ đã bỏ mất
đi chữ “cô”: cô đơn, lẻ
loi
+ Bản dịch, dịch chữ
“mạn mạn” (lửng lờ)
thành trôi nhẹ

F Bản dịch chưa thật
chính xác làm mất đi
phong vị Đường thi trong
thơ Bác.


trong thơ Đường, cho nên nó
là 1 trong những dấu hiệu rõ
rệt của chất Đường thi trong
thơ Bác. Chẳng hạn câu thơ
trong bài Hồn hạc lâu của
Thơi Hiệu: “Bạch vân thiên
tả không du du”. Câu thơ
dịch không thể giữ lại được
những từ ngữ có giá trị đánh
dấu ấy của Đường thi khiến
cho màu sắc Đường giảm đi ít
nhiều, song điều đó khó tránh
đối với việc dịch thơ như
người ta thường nói: dịch tất
diệt, dịch tất phản.
? GV: Em có nhận xét gì về
hình ảnh “cánh chim”
và“chịm mây” được tác giả
sử dụng trong 2 câu thơ trên?
F GV chốt ý chính.

- HS tìm hiểu và đưa ra
nhận xét, cảm nhận của
bản thân

- HS lắng nghe và ghi ý
chính.
-HS dựa vào 2 câu thơ
và kết hợp những lời
giảng trước đó của GV
mà trả lời.

? GV: Trong 2 câu thơ đầu,
tác giả đã sử dụng những biện
pháp nghệ thuật nào?
(thảo luận nhóm 2 người)
HS suy nghĩ, cảm nhận
và trả lời

? GV: Qua 2 câu thơ đầu em
có cảm nhận gì về tâm trạng
cũng như vẻ đẹp tâm hồn của
Bác?
F GV bình giảng, liên hệ và
chốt ý cho HS:
Ø Trong thơ, trong tranh xưa,

- Hai hình ảnh cánh chim
chịm mây vừa là hình
ảnh
thực đồng thời là những
hình ảnh quen thuộc trong
thơ ca xưa.
- Nghệ thuật: Sử dụng
những hình ảnh ước lệ

tượng trưng, bút pháp
chấm phá
ð Tính cổ điển
- Nhân hóa, ẩn dụ: cánh
chim mỏi mệt, chịm mây
cơ đơn lững lờ trơi.
- Tương phản: tìm về(của
cánh chim)>< bay đi(của
chòm mây); rừng(nơi


và nói chung, trong thế giới
thẩm mĩ cổ điển phương
Đơng, hình ảnh cánh chim
bay về rừng đã ít nhiều có ý
nghĩa biểu tượng, ước lệ diễn
tả cảnh chiều. “Phi yến thu
tâm”, “quyện điểu quy lâm”,
những nhóm từ ấy thường gặp
trong thơ chữ Hán. Người đầu
tiên dùng ý tượng cánh chim
bay về rừng nói lên tâm trạng
của mình là Đào Tiềm trong
Quy khứ lai hề từ. Hay trong
ca dao VN: “Chim bay về núi
tối rồi- Chị em toan liệu xách
nồi nấu cơm” (Ca dao),
“Chim hơm thoi thóp về
rừng- Đóa trà mi đã ngậm
gương nửa vành” (Truyện

Kiều), “Ngàn mây gió cuốn
chim bay mỏi- Dặm liễu
sương sa khách bước dồn”
(Bà Huyện Thanh Quan)…và
bao nhiêu nữa, những câu thơ
tiếng Việt xưa có cánh chim
chiều. Dường như khơng có
nét vờn vẽ mấy cánh chim xa
xa, bức tranh chưa rõ là cảnh
chiều. Thi sĩ Huy Cận, với cái
nhìn rất thi sĩ cảm thấy bóng
chiều tà như sa xuống từ cánh
chim bay xa dần về phía chân
trời mà viết nên câu thơ rất
hay: “Chim nghiêng bóng
nhỏ cánh chiều xa”. Đồng
thời ta còn nhớ đến 2 câu thơ
của Lý Bạch trong bài Độc
tọa kính Đình Sơn:
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”

chốn cố định)>< tầng
không(gợi sự vô định)
- Tâm trạng của Bác:
buồn, cô đơn trong cảnh
chiều hơm.
- Vẻ đẹp tâm hồn của
Bác:
+Lịng u thiên nhiên,

hịa mình vào thiên nhiên.
+ Khát vọng tự do và sum
họp của Bác
+ Tinh thần lạc quan,
phong thái ung dung
ngắm cảnh chiều của Bác

- HS lắng nghe, ghi nhớ


Nếu cánh chim của Lý Bạch
mất hút vào cõi vô tận thì
cánh chim trong thơ Bác là
cánh chim của hiện thực, vận
động theo quy luật của cuộc
sống. Nếu mây trong thơ Lý
Bạch là chịm mây thơ thẩn
gợi cảm giác thốt tục thì
chịm mây trong thơ Bác gợi
lên sự êm ả của cuộc sống đời
thường.
F GV chốt lại ý của 2 câu thơ
đầu.

2. Hai câu thơ cuối: Bức
tranh sinh hoạt của con
người nơi miền sơn cước:
? GV mời HS đọc 2 câu cuối
kết hợp với yêu cầu HS đối
chiếu bản nguyên tác với

phần dịch thơ, em hãy chỉ ra
sự khác biệt giữa chúng?

? GV dẫn từ bức tranh thiên
nhiên, tác giả di chuyển điểm
nhìn gần hơn đó là bức tranh
sinh hoạt đời sống của con
người=> Theo em bức tranh
ấy được tác giả miêu tả bằng
những từ ngữ hình ảnh nào?

ý chính

- HS đọc phát hiện và
trả lời.

- HS theo dõi văn bản
SGK mà trả lời câu hỏi.

Ü Tiểu kết: Hai câu thơ
thấm thía nỗi buồn vì
cảnh và người buồn, gợi
niềm ước mơ sum họp,
khát khao tự do thể xác
đồng thời thể hiện bản
lĩnh kiên cường, phong
thái ung dung và sự tự do
hoàn toàn về mặt tinh
thần của người chiến sĩ
cách mạng đang trong

cảnh tù đày.
2. Hai câu thơ cuối: Bức
tranh sinh hoạt của con
người nơi miền sơn
cước:
- Qua đối chiếu cho thấy
sự khác biệt:
+“Thiếu nữ” dịch thành
“cô em”
+ Phần dịch thơ có thêm
chữ “tối”
=> Sự khác biệt đó phần
nào giảm đi ý nghĩa của
nguyên tác.


F GV nhận xét và chốt ý.
F GV bình giảng và mở
rộng: Câu thơ thứ ba này
diễn tả một cách chân thực
giản dị hình ảnh người phụ nữ
nghèo Trung Hoa đang xay
ngô- một công việc mệt nhọc
trong buổi chiều nơi núi rừng
heo hút. Sự xuất hiện của con
người trong bài thơ làm
chúng ta liên tưởng đến 2 câu
thơ trong bài Qua đèo ngang
của Bà Huyện Thanh Quan:
“Lom khom dưới núi tiều vài

chú- Lác đác bên sông chợ
mấy nhà”. Mặc dù cũng nói
đến sự xuất hiện của con
người, nhung nếu ở thơ Bà
Huyện Thanh Quan con
người vơ cùng nhỏ bé mờ
nhịa trước sự bao la vô tận
của thiên nhiên, vũ trụ thì
trong thơ Bác con người trở
thành hình ảnh trung tâm.
Hình ảnh cơ gái xay ngơ làm
tốt lên vẻ đẹp khỏe khoắn
đầy sức sống. Hay 2 câu thơ
cuối trong bài Độc tọa kính
Đình sơn: “Tương khan
lưỡng bất yến- Duy hữu kính
đình san”. Ở câu thơ thứ 3
trong bài thơ tứ tuyệt thường
có 1 nét chuyển biến rõ nét,
thậm chí đột ngột. Đây cũng
vậy:
+ Chuyển về thời gian: từ
chiều tối sang tối hẳn
+ Chuyển về hướng nhìn: từ
cao xuống thấp.
+ Chuyển về khung cảnh: từ

- Trung tâm bức tranh
sinh hoạt là hình ảnh cơ
gái xóm núi đang xay

ngơ: “thiếu nữ”, “bao
ma túc”

HS xung phong lên
bảng điền vào biểu
bảng

- HS phát hiện và trả
lời.


thiên nhiên sang cảnh sinh
hoạt.
=> Quan trọng hơn là sự
chuyển đổi tâm cảnh của
Bác.
?GV: Bài thơ có sự vận động
về hình tượng của thơ, em
hãy điền vào chỗ trống trong
bảng dưới đây cho thấy sự
vận động của hình tượng thơ.
(GV chuẩn bị biểu bảng sẳn)
?GV: Sau khi hoàn thành
biểu bảng,các em hãy cho biết
tác giả đã sử dụng những biện
pháp nghệ thuật nào để diễn
tả sự vận động của hình tượng
thơ?
F GV bổ sung ý kiến và chốt
lại vấn đề: Trong phần

ngun tác nhà thơ khơng hề
nói tới 1 chữ “tối” nào mà
người đọc vẫn cảm nhận được
sự thay đổi của thời gian từ
chiều đến tối.
- Chữ “ma bao túc” ở cuối
câu 3 được điệp vòng ở đầu
câu 4 “bao túc ma hoàn” đã
tạo nên một sự nối âm liên
hoàn nhịp nhàng vừa diễn tả
động tác xay ngô vừa chấm
dứt vừa diễn tả vòng lưu
chuyển của thời gian từ chiều
đến tối. Nhịp câu thơ thứ 4 là
nhịp 4/3, nhịp ba ngắn chấm
dứt cho cả 1 sự vận động,
chuyển biến, cái tối tràn đến
nhanh nhưng rồi lại tỏa ra cái
ấm nồng của chữ “hồng”
- Hồng Trung Thơng từng
nhận xét rằng: “chữ hồng đã

HS chú ý lắng nghe.

- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thi pháp cổ
điển lấy ánh sáng để tả
bóng tối
+ Điệp từ liên hoàn “ma
bao túc”, “bao túc ma

hoàn”
+ Đặc biệt là nghệ thuật
sử dụng từ ngữ rất đắt cùa
tác giả: chữ “hồng” được
xem là nhãn tự của bài
thơ.

- HS nêu cảm nhận của
mình.


gánh được 27 chữ cịn lại,
xua tan đi bóng tối, sự lạnh
lẽo, tỏa hơi ấm, niềm vui, ánh
sáng cho cả bài thơ”.
- Chữ “hồng” trong nghệ
thuật thơ Đường được xem là
nhãn tự, là thi nhãn, chữ thần
là điểm hội tụ lấp lánh của bài
thơ
+ Sắc hồng át đi cái mờ xám,
mệt mỏi của cảnh chiều
+ Chiếu sáng hình ảnh con
người lao động: khỏe mạnh,
bình dị mà tuyệt đẹp.
+ Màu hồng lạc quan của
cách mạng, màu ấm của tình
người.
+ Ước mơ thầm kín của người
tù về với mái ấm gia đình.

? GV: Qua sự vận động của
hình tượng thơ, em có cảm
nhận gì về tâm trạng và vẻ
đẹp tâm hồn trong thơ Bác?
- GV nhận xét, chốt ý

- HS trả lời

- Tâm trạng: hình tượng
thơ có sự vận động từ
sáng đến tối, từ buồn đến
vui, điều đó thể hiện tâm
trạng vui vẻ của Bác
trước cuộc sống thường
nhật của con người.
- Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Người tù đã vượt lên
trên hoàn cảnh của mình
để chia sẻ niềm vui lao
động với cơ gái vùng sơn
cước, cảm thông sự vất vả
của người lao động.
+ Thể hiện niềm lạc quan
yêu đời của 1 tâm hồn
luôn hướng về sự sống,
ánh sáng, tương lai, đó
chính là chất thép của
người chiến sĩ cộng sản
HCM.



V. Tổng kết
?GV: Qua bài thơ, giúp em
hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp
tâm hồn của HCM? Và đã
giáo dục cho các em điều gì
trong cuộc sống?
- GV chốt ý.
- Đây là 1 bài thơ tứ tuyệt cổ
điển
- Các chữ ở vị trí 2,4,6 trong
cả 4 câu đều gieo đúng niêm
luật thơ Đường.
- Sự khác nhau trong thơ của
HCM và các bài thơ cổ điển
là:
+ Cảnh trong thơ cổ điển
điềm tĩnh, còn cảnh trong thơ
Bác chuyển động.
+ Con người trong thơ cổ
điển thì lu mờ trong khung
cảnh thiên nhiên, cịn trong
thơ Bác chiếm vị trí chủ thể
trong bức tranh tồn cảnh.
=> Bởi vậy, thơ của Bác
mang khá rõ màu sắc cổ điển
nhưng vẫn hiện đại.

Ü Tiểu kết: Bằng nghệ
thuật điểm nhãn, lấy ánh

sáng tả bóng tối, HCM đã
vẻ nên 1 bức tranh sinh
động về cuộc sống sinh
hoạt của con người. Qua
đó người đọc cảm nhận
được tấm lịng nhân đạo
bao la của Bác “nâng niu
tất cả chỉ quên mình”
V. Tổng kết
1. Nội dung:
Chiều tối là một bài thơ
hay trong tập Nhật ký
trong tù. Bài thơ giúp
chúng ta cảm nhận được
tấm lòng nhân đạo bao la
cũng như tâm hồn luôn
hướng tới ánh sáng sự
sống và tương lai của
Bác.
Cả bài thơ đã làm ngời
sáng vẻ đẹp con người
nghệ sĩ- chiến sĩ HCM.
Bài thơ tuy viết về cảnh
chiều tối nhưng lại thắp
sáng lên trong lòng người
đọc một ngọn lửa hồng
ấm áp, một niềm tin yêu
đời.
2. Nghệ thuật:
Bài thơ có vẻ giản dị mà

tài hoa. Ngơn ngữ hàm
súc, hình tượng thơ ln
vận động, bút pháp tả vừa
chân thực, vừa cổ điển,
vừa hiện đại.
=> Chiều tối là bài thơ
tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật của Bác.


Hoạt động: Luyện tập
*MĐ: Vận dụng kiến thức vừa
học vào thực tiễn đọc hiểu văn
bản và phân tích.
* ND: Nắm vững kiến thức đã
học, mở rộng, phân tích một nội
dung trong bài.
*PP: Trực quan, nêu vấn đề.

-HS suy nghĩ, trả lời.

Câu hỏi: : Phân tích vẻ
đẹp vừa cổ điển, vừa
hiện đại được nhà thơ thể
hiện qua bài thơ Chiều
tối

Hoạt động: Vận dụng
MĐ: Vận dụng kiến thức vừa
học, thực hành viết đoạn văn

*ND: Viết đoạn văn trình bày vẻ
đẹp của thơn Vĩ qua khổ thơ đầu.
*PP: Trực quan, câu hỏi phát
vấn.

-HS suy nghĩ, trả lời.

Hoạt động : Tìm tịi, mở rộng
*MĐ: Vận dụng kiến thức vừa học
vào thực tiễn đọc hiểu văn bản vào
làm văn.
* ND: Nắm vững kiến thức bài học,
tự mở rộng kiến thức ngoài sgk,
thực hành viết một bài làm văn
*PP: Trực quan, nêu vấn đề
1. Hướng dẫn HS học bài cũ
- Học bài thơ, xem lại nội dung bài
học.
2. Chuẩn bị bài mới:

SP dự kiến: dàn
bài làm văn và bài
viết hoàn chỉnh về
đề bài. (Tự học,
giải quyết vấn đề,
sáng tạo, tạo lập
văn bản)
-HS học bài cũ và
xem trước bài mới
(năng lực tự học).


Câu hỏi: Sự vận động
của tứ thơ trong bài thơ
Chiều tối

BÀI TẬP VỀ NHÀ
Đề:Phân tích bài thơ
Chiều tối.
.


Giáo viên hướng dẫn đánh giá và nhận xét:…………………………………….............
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn
Ngày phê duyệt:……/…../2019
(Ký, họ tên)

Sinh viên
(Ký, họ tên)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×