Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN môn lịch sử báo chí, nhà báo liệt sĩ trần kim xuyến trong nền báo chí cách mạng của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.11 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn 1925 - 1945, báo chí cách mạng Việt Nam mà đại diện
là báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ.
Dòng báo cách mạng này đã gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân, đòi quyền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam, được coi là vũ khí tư
tưởng - lý luận của cách mạng Việt Nam, giáo dục lòng yêu nước, nâng cao
nhận thức chính trị của quần chúng, góp phần đưa các phong trào cách mạng
Việt Nam đi đến thắng lợi. Để đạt được những thành tựu đó là những cơng lao
đóng góp vô cùng lớn từ các nhà báo trong các giai đoạn.
Trong nền báo chí cách mạng của Việt Nam, có rất nhiều nhà báo có
nhiều đóng góp cũng như đã để lại rất nhiều công lao đối với nền báo chí
nước nhà. Một trong những nhà báo đã, đang và sẽ để lại nhiều tiếng thơm
cho đời, cho nghề cũng như cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam đó là nhà
báo - liệt sĩ Trần Kim Xuyến.
Nhà báo - liệt sĩ Trần Kim Xuyến nguyên là đại biểu Quốc hội khóa I,
Ðổng lý Văn phịng Bộ Tun truyền, Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt
Nam, là nhà báo đầu tiên của thông tấn xã Việt Nam và đặc biệt nhà báo Trần
Kim Xuyến cũng là nhà báo đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam hy sinh
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã được Nhà nước truy
tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Pháp
hạng Nhất.
Đã nhiều năm năm hòa vào đất mẹ, nhưng tên tuổi của ông luôn được
nhắc đến trong lịch sử dân tộc, lịch sử Báo chí cách mạng Việt Nam. Xuất
phát từ q trình học tập mơn Lịch sử báo chí cũng như với mong muốn tìm
hiểu về các nhà báo của Việt Nam do vậy em đã lựa chọn đề tài: “Nhà báo liệt sĩ Trần Kim Xuyến trong nền báo chí cách mạng của Việt Nam” với
mong muốn sẽ hiểu rõ hơn về nhà báo cũng như mơn lịch sử báo chí.

1


NỘI DUNG


Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NỀN BÁO CHÍ
VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945
1.1.

Một số khái niệm cơ bản
Báo chí là môt bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận
chiếm vị trí trung tâm, vai trị nền tảng và có khả năng quyết định tính chất,
khuynh ướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của TTĐC. Do đó, trong
nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thơng đại chúng; và
ngược lại, nói đến TTĐC - trước hết phải nói đến báo chí.
Báo chí trong trường hợp này đươc dùng, đươc hiểu theo nghĩa rộng,
bao gồm báo in, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng điện tử
(“phát hành” trên mạng internet) và hãng thơng tấn. Báo chí theo nghĩa hẹp, là
bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự.
Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp
cận khơng giống nhau trong các xã hơi có thể chế chính trị khác nhau.
Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống. Khi nhìn nhận xã
hội như một hệ thống trong tổng thể đang vận hành, báo chí cũng cần được
tiếp cận từ quan điểm hệ thống; nhìn nhận báo chí như một tiểu hệ thống cấu
thành hệ thống xã hội nói chung; trong đó, báo chí là một bộ phận cấu thành
và chịu sự chi phối của hệ thống lớn cũng như sự tác động của các tiểu hệ
thống (hoặc hệ thống con).
Bản chất của họat động báo chí.
Thứ nhất, là họat động thông tin - giao tiếp xã hội;
Thứ hai, là họat động liên kết (kết nối) xã hội;
Thứ ba, là họat động can thiệp xã hội.
Thứ tư, là họat động chính trị - xã hội.
Thứ năm, là hoạt động kinh tế - dịch vụ xã hội
2



1.2.

Q trình phát triển báo chí của Đảng trước năm 1945
Báo Thanh Niên xuất bản vào ngày 21-6-1925, do Nguyễn Ái Quốc
sáng lập, được coi là mốc mở đầu của dịng báo chí cách mạng Việt Nam, cơ
quan ngơn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sau báo Thanh
Niên, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra báo Kông Nông (năm 1926), Lính Kách
mệnh (năm 1927).
Dịng báo cách mạng Việt Nam đã xuất bản trước hết ở nước ngoài,
gắn với hoạt động của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên cũng dần dần mở rộng tầm hoạt động vào trong nước. Đây
chính là nền tảng, cơ sở cho các tổ chức cộng sản ra đời, như Đông Dương
Cộng sản Đảng (tháng 6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (tháng 10-1929),
Đơng Dương Cộng sản Liên đồn (tháng 01-1930).
Các tổ chức cộng sản đã rất chú trọng đến hoạt động báo chí nhằm
tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, thức tỉnh quần chúng nhân
dân đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Đơng Dương Cộng sản Đảng cho
xuất bản tờ Búa liềm, cơ quan trung ương Đảng vào ngày 01-10-1929.
Ban công vận của Đảng cho ra Tạp chí Cơng hội Đỏ; Tổng Cơng hội
Bắc Kỳ xuất bản tờ Lao động; bên cạnh đó là báo tuyên truyền, cổ động, giáo
dục công nhân ở các hầm mỏ, khu cơng nghiệp, như Hầm Mỏ ở khu cơng
nghiệp Hịn Gai, Cẩm Phả; Dân Cày, Liềm để vận động nông dân. An Nam
Cộng sản Đảng có Tạp chí Bơnsơvích và Cờ Đỏ xuất bản ở trong nước, Đỏ
của chi bộ ở Trung Quốc.
Đơng Dương Cộng sản liên đồn vừa thành lập xong thì Hội nghị hợp
nhất được triệu tập, nên chưa có báo riêng. Dịng báo cách mạng đã có
khoảng trên dưới 50 tờ trong những năm 1925 - 1929.
Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trên cơ sở hợp
nhất ba tổ chức cộng sản dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Sự ra đời của

Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với lịch sử dân tộc cũng
như sự chỉ đạo đối với nền báo chí cách mạng. Từ đây báo chí của Đảng đã
3


phát triển phong phú, cả về tên báo, do Trung ương và các cấp ủy Đảng, các
chi bộ Đảng tổ chức ra; về phục vụ cho nhiều đối tượng cần tuyên truyền, cổ
động và tổ chức; về báo chí trong tù, một hiện tượng lần đầu tiên xuất hiện
trong lịch sử báo chí; về nội dung đấu tranh lý luận và chính trị với chủ nghĩa
quốc gia tư sản, với Trotskyist, với các khuynh hướng cải lương; về công tác
phát hành, ngay cả khi địch khủng bố dữ dội, tập trung vào tiêu điểm là Nghệ
Tĩnh, thì báo chí của tỉnh, của các huyện ở Nghệ Tĩnh vẫn xuất bản và phát
hành đến cơ sở.
Ngày 05-8-1930, Tạp chí Đỏ, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản
Việt Nam, ra số đầu tiên. Ngày 15-8-1930, báo Tranh đấu, cơ quan trung ương
của Đảng ra số 1. Song song với báo chí của Trung ương, nhiều địa phương
và cơ sở đã xuất bản tờ báo của mình. Sau Hội nghị Trung ương lần thứ nhất
tháng 10-1930, Tạp chí Đỏ và Tranh đấu ngừng xuất bản, thay vào đó là báo
Cờ vơ sản và Tạp chí Cộng sản, cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Đông
Dương.
Từ tháng 4-1931 cho đến tháng 4-1937, Đảng ta khơng có báo làm cơ
quan ngơn luận của Trung ương, và cũng từ tháng 4-1931 đến tháng 5-1934,
Đảng ta cũng khơng có tạp chí ở Trung ương. Tháng 6-1934, Ban chỉ huy
ngồi nước của Đảng Cộng sản Đơng Dương cho xuất bản Tạp chí Bơnsơvích
làm cơ quan lý thuyết của Ban chỉ huy; sau Đại hội I của Đảng vào tháng 31935, tạp chí đã trở thành cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ở trong nước, báo chí của các Xứ ủy Nam kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ cũng
xuất hiện rồi ngừng xuất bản liên tục cùng với sự chống phá của địch đối với
các Xứ ủy, như báo Cờ đỏ (năm 1932), Cờ lãnh đạo (năm 1933), Giải phóng
(năm 1935) của Nam Kỳ, Tiến lên (năm 1931), Cờ đỏ của Bắc Kỳ, Công nông
binh (năm 1931), Cờ đỏ của Trung Kỳ. Bên cạnh đó là hệ thống báo tỉnh ủy

và liên tỉnh ủy, báo huyện, nhất là vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.
Một điểm đặc sắc của báo chí cách mạng giai đoạn này là một số nhà
tù, chi bộ chủ trương ra báo. Do nhu cầu rèn luyện tư tưởng, nâng cao trình độ
4


lý luận và chính trị cho cán bộ, đảng viên ở trong tù, đồng thời để đấu tranh
về lý luận và chính trị với những đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng đang
theo chủ nghĩa quốc gia tư sản, ở một số nhà tù đã xuất hiện báo trong tù do
các chi bộ Đảng Cộng sản chủ trương: Hỏa Lò Hà Nội có Con đường chính,
Lao tù tạp chí (sau đổi là Tù nhân báo), Đuốc đưa đường, Đường cách mạng;
ở Cơn Lơn có Người tù đỏ, Qua tiếng sóng hận, Hòn Cau, Ý kiến chung…
Điều kiện ra báo trong tù rất khó khăn, địch kiểm sốt từng mẩu giấy nhỏ, nên
ở một số nơi, như nhà lao Vinh, đã sáng tạo ra hình thức “báo nói”, khơng cần
in, khơng cần viết mà có thể đến với bạn nghe rất nhanh.
Trong những năm 1936 - 1939, Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp,
do L. Blum đứng đầu, được thành lập, với những cải cách dân chủ, tiến bộ ở
cả Pháp và các thuộc địa. Dựa vào phong trào cách mạng đang lên đến đỉnh
cao trong cả nước, căn cứ luật tự do báo chí của Quốc hội Pháp, sự đồng tình
của làng báo và những trí thức tiến bộ, Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã quyết định cho ra báo
Dân Chúng xuất bản cơng khai ở Sài Gịn vào ngày 22-7-1938, không xin
phép, chống lại các sắc lệnh và nghị định về xuất bản báo chí tiếng Việt. Đến
ngày 30-8-1938, chính phủ Pháp buộc phải chấp nhận quyền tự do báo chí ở
Nam Kỳ.
Báo chí đã phát triển mạnh mẽ trong những năm 1936 - 1939. Một nét
đặc biệt của giai đoạn này là báo chí cách mạng chiếm lĩnh trận địa công khai.
Nếu như giữa năm 1936 trở về trước, báo chí cách mạng xuất bản bí mật,
khơng hợp pháp, tuyệt đối cấm lưu hành trong nước, không kể báo tiếng Việt
hay tiếng Pháp, thì đến thời kỳ này đã xuất bản công khai ở cả ở ba miền:

Bắc, Trung, Nam, là tờ báo hoặc tạp chí của một nhóm đảng viên cộng sản
chủ trương, của một đồn thể quần chúng do một cấp ủy của đảng chỉ đạo,
hay là cơ quan của Trung ương Đảng hoặc các xứ ủy, như L’Avant garde, Le
peuple, Dân Chúng, Tin Tức.
Nội dung cơ bản của báo chí cách mạng trong giai đoạn 1936-1939 gắn
liền với phong trào vận động dân chủ, đồng thời tuyên truyền cho chủ nghĩa
5


Mác - Lê-nin. Lần đầu tiên Văn kiện Đảng được đăng công khai trên báo Le
peuple số 26, ngày 23-6-1938. Đặc biệt, vấn đề đối lập về hệ tư tưởng, đấu
tranh giữa quan điểm lý luận và đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Đông
Dương và khuynh hướng Trotskyist cũng là nội dung quan trọng trên mặt trận
báo chí.
Ngày 01-9-1939, phát xít Đức tấn cơng xâm lược Ba Lan, châm ngịi
lửa chiến tranh. Tháng 9-1940, Nhật vào Đơng Dương, đế quốc Pháp đầu
hàng, dâng Đông Dương cho Nhật. Do diễn biến của cuộc chiến tranh, sự đàn
áp khốc liệt của Pháp, sau thêm phát xít Nhật, báo chí cách mạng khơng cịn
mang hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp như trước.
Chính sách báo chí của Đảng Cộng sản Đơng Dương đã có những
thay đổi. Một mặt, Đảng chỉ đạo kịp thời việc rút vào bí mật, hạn chế sự
đàn áp, bắt bớ của địch; mặt khác, tìm tịi để xây dựng một hệ thống báo
chí tồn diện hơn. Cuối năm 1939, đầu năm 1940, trong khi số lượng báo
chí giảm đáng kể, Đảng vẫn chưa thể có một tờ báo thống nhất cho toàn
Đảng, mà chỉ là báo của Xứ ủy như Giải phóng (Bắc Kỳ), Bẻ Xiềng sắt
(Trung Kỳ), Tiến lên (Nam Kỳ).
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5-1941), Đảng đã chỉ đạo,
trong lúc này không nên đưa chủ nghĩa cộng sản ra tuyên truyền, huy hiệu cờ
đỏ búa liềm cũng không nên dùng luôn. Các sách báo tuyên truyền không nên
dùng danh nghĩa Đảng nhiều, phải lấy danh nghĩa các đoàn thể cứu quốc và

Việt Minh thay vào.
Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc xuất bản Việt Nam Độc Lập (năm
1941) của Tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng, sau của Việt Minh Cao-Bắc-Lạng.
Tháng 9-1941, Trung ương Đảng quyết định cho xuất bản Tạp chí Cộng sản,
Tổng Bí thư Trường Chinh được phân cơng trực tiếp xây dựng tạp chí. Ngày
25-01-1942, đồng chí Trường Chinh cho xuất bản báo Cứu Quốc, cơ quan của
Tổng bộ Việt Minh.
6


Ngày 10-10-1942, xuất bản báo Cờ Giải Phóng, cơ quan tuyên truyền,
cổ động Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 28-2-1943, xuất bản
Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương. Các cấp bộ Việt Minh ra rất nhiều báo. Ngồi ra cịn
có báo “hàng dọc” của các đồn thể Cứu Quốc.
Cũng thuộc hệ thống báo Đảng giai đoạn này vẫn tiếp tục có loại báo
trong tù như Suối reo ở nhà tù Sơn La, Bình minh trên sơng Đà ở nhà tù Hịa
Bình,… Lần đầu tiên trong phong trào yêu nước ở các vùng dân tộc thiểu số
có một tờ báo riêng bằng chữ dân tộc: tờ Lắc Mướng, cơ quan tuyên truyền cổ
động của Hội người Thái cứu quốc.
1.3.

Vai trị của nền báo chí Việt Nam trước năm 1945 với đời sống chính trị

Việt Nam
1.3.1. Báo chí cách mạng là vũ khí tư tưởng, lý luận của các tổ chức cách mạng
Việt Nam
Xuyên suốt lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945, ta thấy
báo chí ln là cơ quan ngôn luận của tổ chức cách mạng và đấu tranh mạnh
mẽ với những xu hướng tư tưởng đối lập: đấu tranh với các tư tưởng, quan

điểm chính trị, chính sách của chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn tay sai; chống
chủ nghĩa quốc gia cải lương, những xu hướng thỏa hiệp, đầu hàng; chống
chủ nghĩa tơrốtxkit; những sai lầm tả khuynh và hữu khuynh trong nội bộ
Đảng và trong các tổ chức quần chúng cách mạng.
Những tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ như vậy đã giúp Đảng giữ vững
lập trường, quan điểm của mình, tác động và định hướng dư luận xã hội, giúp
quần chúng nhân dân hiểu thêm về đường lối của Đảng Cộng sản Đông
Dương, cũng như tẩy chay với những tư tưởng phản động, sai lầm.
Những cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng sơi động như vậy trên diễn
đàn báo chí cách mạng Việt Nam đã làm phong phú thêm đời sống chính trị
lúc bấy giờ, làm cho chủ nghĩa cộng sản thâm nhập sâu thêm vào quần chúng,
và làm chính quyền sợ hãi.
7


1.3.2. Báo chí cách mạng nâng cao lịng u nước, nhận thức chính trị của quần
chúng
Chính báo chí đã tạo ra được một tinh thần quốc gia dân tộc, nhất là
trong giới thanh niên yêu nước từ nay có được một ý thức hệ chính trị mới:
chủ nghĩa Marx. Từ đó báo chí đưa ra được những phong trào đấu tranh
chống thực dân và giải phóng dân tộc.
Báo chí cách mạng đã thức tỉnh quần chúng nhân dân, nâng cao lòng
yêu nước của những người dân Việt đã được đẩy lên ở một tầng nấc mới, khi
có một hệ tư tưởng rõ ràng, một con đường giải phóng dân tộc đã được mở ra:
hệ tư tưởng Mác- Lênin và con đường cách mạng vơ sản.
Sự tác động của báo chí cách mạng đối với nhận thức chính trị của
người dân, về vị trí của giai cấp vơ sản, và tầm quan trọng của sự phát triển ý
thức trở thành một người cộng sản, từ đó định hướng cho con đường đi của họ
đã thực sự rõ ràng. Họ đã tìm thấy ở đó ánh sáng của sự chỉ đường, của sự
thức tỉnh và giác ngộ để gắn kết nhau, tạo nên sức mạnh để tranh đấu.

1.3.3. Báo chí cách mạng phát động các phong trào chính trị
Nhìn lại đời sống chính trị ở Việt Nam trước năm 1945, có thể thấy
dấu ấn đậm nét của báo chí cách mạng trong việc tuyên truyền, cổ động và tổ
chức các phong trào chính trị
Sự tác động của báo chí cách mạng đối với một số sự kiện tiêu biểu
trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945 như: phong trào Xô viết Nghệ
Tĩnh 1930 - 1931, Mặt trận Dân chủ 1936 - 1939 và Cách mạng Tháng Tám
1945.

8


Chương 2:
NHÀ BÁO TRẦN KIM XUYẾN - TIỂU SỬ VÀ Q TRÌNH HOẠT
ĐỘNG BÁO CHÍ VÀ NHỮNG ĐĨNG GĨP
2.1. Khái quát chung về tác giả Trần Kim Xuyến
Trần Kim Xuyến là người con ưu tú của quê hương Xô Viết, Trần Kim
Xuyến sinh năm 1921 tại xã Sơn Mỹ - một địa phương giàu truyền thống cách
mạng, bên dịng sơng Ngàn Phố thanh bình. Lên 10 tuổi, ơng đã được chứng
kiến khơng khí hào hùng của phong trào Xơ Viết Nghệ - Tĩnh.
Tinh thần cách mạng và ý chí căm thù thực dân xâm lược trong con
người Trần Kim Xuyến được nhen nhóm từ đó. Tinh thần ấy càng được nuôi
dưỡng, vun đắp bởi cha của ông - cụ Trần Kim Soa, một nơng dân giàu lịng
u nước; và người mẹ tần tảo - Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Lan,
người đã dâng cả hai người con cho nền độc lập của dân tộc.
Năm 1935, Trần Kim Xuyến thi đậu vào trường Quốc học Vinh (Nghệ
An). Đây cũng là mốc thời gian đánh dấu quá trình tham gia cách mạng của
ơng. Tại đó, Trần Kim Xuyến vừa tham gia học tập vừa bí mật hoạt động cách
mạng, ơng tích cực đọc và truyền bá các tài liệu của Đảng trong tầng lớp học
sinh và cơng nhân. Khi đó, ơng mới bước sang tuổi 14.

Năm 1939, Trần Kim Xuyến tốt nghiệp trường Quốc học Vinh và được
chính quyền thực dân Pháp bổ sung vào tòa sứ Bắc Giang. Làm việc trong bộ
máy của thực dân Pháp, chàng thanh niên yêu nước Trần Kim Xuyến được
trực tiếp chứng kiến sự tàn ác trong chính sách thực dân và sự thống khổ của
một dân tộc thuộc địa.
Được sự phân công của tổ chức, ơng bí mật tập hợp quần chúng,
tun truyền và xây dựng phong trào cách mạng tại Bắc Giang và Hà Nội.
Năm 1944, hoạt động bị lộ, ông bị thực dân Pháp bắt giam vào ngục Hỏa
Lò. Đầu năm 1945, ông cùng các đồng chí vượt ngục thành công, tiếp tục
hoạt động cách mạng và tham gia giành chính quyền tại Hà Nội, trong
Cách mạng tháng Tám.
9


Ngày 22/8/1945, Trần Kim Xuyến được giao trách nhiệm giúp Bộ
trưởng Tuyên truyền Trần Huy Liệu tổ chức bộ máy của Chính phủ Lâm thời
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Sau đó, ơng được cử giữ chức Phó giám
đốc Nha Thông tin Việt Nam (tiền thân của Thông tấn xã Việt Nam). Ngày
23/8/1945, Trần Kim Xuyến thay mặt chính quyền cách mạng, trực tiếp đến
tiếp quản phòng thu tin của Sở thơng tin tun truyền báo chí Pháp và ngay
lập tức tổ chức cho các cán bộ thực hiện việc thu, dịch tin của các hãng thơng
tấn nước ngồi nhằm phục vụ cho chính quyền cách mạng.
Trên con đường hồn thành nhiệm vụ lớn lao này, ngày 3/3/1947 ơng
đã hy sinh vì bị máy bay của quân Pháp bắn tại Đầm Sen, xã Ngọc Sơn,
Chương Mỹ (Hà Nội hiện nay). Trần Kim Xuyến hi sinh khi đang làm nhiệm
vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Bởi vậy, được Đảng và Nhà nước truy
tặng danh hiệu Liệt sĩ.
2.2. Qúa trình hoạt động báo chí cách mạng của nhà báo Trần Kim
Xuyến
Sự nghiệp báo chí của nhà báo – liệt sỹ Trần Kim Xuyến tuy ngắn ngủi

(chỉ chưa đầy 2 năm) nhưng hết sức vẻ vang. Ông là người trực tiếp ghi lại và
truyền phát ra thế giới nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc. Với những
máy móc, vật tư thơ sơ thu được của chính quyền thực dân, ngày 2/9/1945,
Trần Kim Xuyến đã tổ chức thành công việc tường thuật và phát rộng rãi bản
Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh
và tiếng Pháp.
Cùng với các ông Trần Lâm, Chu Văn Tích, Trần Kim Xuyến cịn
được Bác Hồ chỉ thị tham gia thành lập Đài phát thanh Quốc gia. Sau Cách
mạng tháng Tám, Trần Kim Xuyến được giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý,
vận hành các cơ quan thông tấn, cơ sở vật chất kỹ thuật thông tin của chính
quyền cũ.
Trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, Trần Kim Xuyến đã trúng cử
đại biểu Quốc hội khóa I, là một trong những đại biểu trẻ nhất của Quốc hội
10


Việt Nam. Tháng 9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước sau chuyến thăm dài
ngày tại Pháp, Trần Kim Xuyến đã ra đón và trực tiếp phỏng vấn Bác nhằm
truyền tới đồng bào cả nước về kết quả chuyến thăm, về sự ủng hộ Việt Nam
của nhân dân thế giới và cả những người dân tiến bộ nước Pháp.
Tối 19/12/1946, sau khi tổ chức phát sóng đến đồng bào cả nước lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, Phó giám đốc Nha thơng tin
Trần Kim Xuyến đã chỉ đạo cán bộ, nhân viên tháo máy móc đưa đi sơ tán,
chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Trần Kim Xuyến có nhiệm vụ tham
gia tổ chức di chuyển toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu quan trọng của
Nha Thông tin Việt Nam sơ tán ra hậu phương, để tiếp tục phục vụ công tác
lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ.
Ngày 3/3/1947, phát hiện đài phát sóng của ta ở chùa Trầm, thực dân
Pháp huy động quân giới ào ạt tấn công, Trần Kim Xuyến đạp xe đi các nơi để

chỉ huy việc sơ tán tài liệu. Ơng bình tĩnh đưa tài liệu đến chỗ kín đáo. Khi
vừa hồn thành nhiệm vụ, thì ơng bị trúng đạn liên thanh của qn Pháp, hy
sinh tại Đầm Sen, xã Ngọc Sơn (nay là thị trấn Chúc Sơn), huyện Chương Mỹ
(Hà Nội). Trước khi chết ơng cịn cố gắng hơ to: “Việt Nam hồn tồn độc lập
mn năm! Hồ Chủ tịch mn năm!”. Được tin Trần Kim Xuyến hy sinh, Bác
Hồ đã khóc.
2.3. Những đóng góp của nhà báo Trần Kim Xuyến
Ngày 19/3/1947, Bộ Nội vụ đã làm giấy truy tặng, ghi rõ công trạng
“Lúc còn sống, Trần Kim Xuyến là một cán bộ mẫn cán, nhiều năng lực và
sáng kiến, có cơng lớn trong tổ chức Nha thông tin Việt Nam. Trong trường
hợp nguy hiểm, ông đã nêu gương can đảm, tận tâm mà hy sinh vì chức vụ.
Trước khi chết lại dùng hơi thở cuối cùng để tỏ lòng trung thành với Tổ
quốc và Hồ Chủ tịch. Bộ Nội vụ nhiệt liệt khen ngợi đồng chí Trần Kim
Xuyến đã nêu cao tinh thần hy sinh vì chức vụ, xứng đáng làm gương cho
tất cả mọi người”.
11


Ngày 23/4/1949, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 32/SL truy tặng Huân
chương Kháng chiến hạng Nhất cho nhà báo - liệt sĩ Trần Kim Xuyến với
công trạng: “Là một cán bộ tuyên truyền có tài. Trước ngày khởi nghĩa đã tích
cực hoạt động giữa Thủ đơ Hà Nội, mặc dù sự khủng bố và kiểm soát chặt chẽ
của Pháp và Nhật. Sau đó đã có cơng lớn trong việc xây dựng Nha Thơng tin
và Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam
Nhà báo - liệt sĩ Trần Kim Xuyến là người có cơng trực tiếp xây dựng
Thơng tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam
Nhà báo Trần Kim Xuyến đã làm được những công việc vô cùng lớn
lao. Trước hết là tập hợp tất cả thông tin từ các đài, báo nước ngồi để hệ
thống, cung cấp thơng tin tới Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính phủ
lâm thời.

Nhà báo Trần Kim Xuyến cũng đẩy mạnh các hoạt động qua Đài Phát
thanh Việt Nam để truyền bá đến nhân dân yêu nước và nhân dân toàn thế
giới biết được những hoạt động của chính quyền cách mạng Việt Nam, nhất là
những hoạt động có ý nghĩa sống cịn của chính quyền cách mạng non trẻ của
nước ta lúc bấy giờ như chống giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm
Cuộc đời của Trần Kim Xuyến tuy ngắn ngủi, chỉ được 26 mùa Xuân
và thời gian hoạt động cách mạng của ông cũng không dài, nhưng trong thời
gian ngắn ngủi đó, “nhà thơng tấn” Trần Kim Xuyến đã có công lao rất lớn
đối với nền tuyên truyền cách mạng Việt Nam...
Ngày 3/3/2013, Thông tấn xã Việt Nam đã phối hợp với chính quyền xã
Sơn Mỹ, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà lưu
niệm nhà báo - liệt sỹ Trần Kim Xuyến. Việc khánh thành, bàn giao cơng
trình nhà lưu niệm nhà báo, liệt sỹ Trần Kim Xuyến là một trong những việc
làm có ý nghĩa để Thơng tấn xã Việt Nam, chính quyền và nhân dân địa
phương cùng các thế hệ làm báo cách mạng bày tỏ sự biết ơn, ghi nhớ công
lao của nhà báo, liệt sỹ Trần Kim Xuyến, một tấm gương làm việc, học tập,
hy sinh, một nhà báo đã ngã xuống trong những ngày đầu của cuộc đấu tranh
12


giải phóng, thống nhất đất nước, như là một bài học, niềm tự hào của giới báo
chí Việt Nam.
Ngồi ra một quỹ khuyến học mang tên ông cũng đã được thành lập và
hoạt động hơn 10 năm nay, đang ngày càng phát huy hiệu quả trong việc hiện
thực hóa giấc mơ đến trường cho những trẻ em có hồn cảnh khó khăn.
Nhà báo liệt sĩ Trần Kim Xuyến được truy tặng Huân chương Độc lập
hạng nhì. 67 năm sau, ngày 2-1-2014, UBND TP phố Hà Nội ban hành quyết
định số 31/QĐ UBND về việc một con đường ở thủ đô được mang tên Trần
Kim Xuyến, dài 550m, rộng 20m, nằm trên địa bàn phường Yên Hòa, quận
Cầu Giấy.

Xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã có hơn
260 (chưa phải là con số cuối cùng) nhà báo, kỹ thuật viên, cán bộ TTXVN
hiến dâng tuổi thanh xuân, ra đi mãi mãi khơng về. Các anh là hình ảnh tiêu
biểu của thế hệ các nhà báo - chiến sĩ đến với cách mạng và ngã xuống trong
tư thế người chiến sĩ cầm bút.
Nhà báo Trần Kim Xuyến, một nhân cách đặc biệt trong làng báo chí
Việt Nam đã ra đi khi mới 26 tuổi. Sự ra đi của ông, người lãnh đạo đầu tiên
của TTXVN và các nhà báo - liệt sĩ luôn nhắc nhở chúng tôi tự hào về truyền
thống TTXVN, cơ quan báo chí đầu tiên được tặng hai danh hiệu Anh hùng:
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động trong thời kỳ
đổi mới. Đồng thời nhắc nhở các thế hệ người làm báo thông tấn hôm nay và
mai sau phải suy ngẫm để sống và làm việc cho xứng đáng những hy sinh mất
mát to lớn đó.

13


KẾT LUẬN
Báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng, là tiếng nói của Nhà nước
của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của đông đảo quần chúng nhân dân. Báo
chí Việt Nam trong những năm qua không ngừng được nâng cao chất lượng
về nội dung và hình thức, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thơng tin của
nhân dân. Các cơ quan báo chí nước ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của
mình, thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng,
Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, tồn diện về diễn biến của đời sống
chính trị, kinh tế, xã hội.
Trần Kim Xuyến là nhà báo đầu tiên, đại biểu Quốc hội Việt Nam đầu
tiên hy sinh trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp
báo chí của ơng, tuy khơng dài nhưng đã để lại cho các thế hệ những người
làm báo sau này nhiều bài học quý giá về ý chí kiên cường, lòng dũng cảm;

về sự sáng tạo và tinh thần sẵn sàng hy sinh để hồn thành nhiệm vụ.
Có thể nói, báo chí đã là món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi tầng
lớp nhân dân Việt Nam. Vì, báo chí cách mạng Việt Nam là tiếng nói của
Đảng, Nhà nước, các đồn thể chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp...; đồng
thời, là diễn đàn tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền
được cung cấp thơng tin của nhân dân.
Báo chí hiện nay đã tích cực động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng say
lao động, sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh của
đất nước; đấu tranh bác bỏ các luận điệu sai trái, thù địch chống phá sự
nghiệp đổi mới; chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; phát hiện, phê phán
những hành vi vi phạm pháp luật, làm phương hại đến lợi ích của nhân dân;
tham gia xây dựng đời sống mới, phê phán các hủ tục, tệ nạn xã hội. Báo chí
tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền các cấp vững mạnh

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Tồn tập, tập 7 (1940-1945), Nxb.

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
2. Nguyễn Thị Thúy Hằng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc
gia Hà Nội, Báo chí cách mạng Việt Nam trước năm 1945 dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, , truy cập
ngày 16 tháng 4 năm 2016.
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 80 năm báo chí cách mạng Việt
Nam, những bài học lịch sử và định hướng phát triển, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2005.

4. Đỗ Quang Hưng (Chủ biên), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr. 80.
5. Tạp chí Nười làm báo, Hội nhà báo Việt Nam, Tri ân nhà báo - liệt sĩ (Tập 1),
Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội, 2011.
6. Nguyễn Thành, Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 1984.
7. TS. Nguyễn Đức Thuỳ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Về quyền tự do ngơn
luận, tự do báo chí trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, , truy
cập ngày 16 tháng 4 năm 2016.

15


MỤC LỤC

16



×