Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tiểu luận thực trạng tham nhũng ở việt nam và trách nhiệm bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.81 KB, 18 trang )

Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian gần đây? Trách nhiệm của
bản thân anh/chị trong phòng, chống tham nhũng.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................ 2
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM TRONG . 2
THỜI GIAN GẦN ĐÂY ................................................................................... 2
1.1 Tình hình tham nhũng ở Việt Nam trong những năm gần đây ................. 2
1.2. Nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam .............................................. 9
CHƢƠNG 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM
........................................................................................................................... 11
NHŨNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................................... 11
2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng
....................................................................................................................... 11
2.2. Coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ................... 12
2.3. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện những hành vi tham 12
nhũng ............................................................................................................. 12
2.4. Thúc đẩy nhanh tiến độ phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc ... 13
tham nhũng .................................................................................................... 13
2.5. Phát huy tối đa vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thơng trong đấu
....................................................................................................................... 13
tranh, phòng, chống tham nhũng ................................................................... 13
CHƢƠNG 3. TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN TRONG PHÒNG
CHỐNG THAM NHŨNG – LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ CỦA 14
MỘT SINH VIÊN LUẬT ............................................................................... 14
3.1. Mỗi sinh viên phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách nhiệm công
....................................................................................................................... 14
dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng ............................................ 14
3.2. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng ........ 14

1



3.3. Lên án, đấu tranh với những hành vi tham nhũng .................................. 15
3.4. Phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng .................................................... 15
3.4. Góp ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng ............... 15
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 16
DANH SÁCH NHÓM ......................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 17
LỜI MỞ ĐẦU
Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự
quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng được
nhận diện là một quốc nạn, một trong bốn nguy cơ làm suy giảm niềm tin của
nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cơng tác phịng,
chống tham nhũng được xác định là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và phức
tạp. Do đó, bài thảo luận nhóm 5 về chủ đề: “Thực trạng tham nhũng của Việt
Nam trong thời gian gần đây? Trách nhiệm của bản thân anh/chị trong
phòng, chống tham nhũng.” Để phân tích, đánh giá thực trạng tham nhũng và
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác và hồn thiện pháp
luật trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng thời gian tới.
Từ đó, nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong công tác này.
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN GẦN ĐÂY
1.1 Tình hình tham nhũng ở Việt Nam trong những năm gần đây
Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận
tham nhũng (CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện

2


một chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong cơng tác

phịng, chống tham nhũng.
Chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với
năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn
cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018. Đây là mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh
bạch thế giới đánh giá đối với Việt Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất
từ trước đến nay; cũng là sự khẳng định những kết quả tích cực trong cơng tác
phòng chống tham nhũng ở Việt Nam. Theo xếp hạng CPI năm 2020, Việt Nam
đứng thứ 104 /180 với 36 điểm, tăng 5 điểm và 15 bậc so với năm 2014. Tuy
nhiên, so với năm 2019, CPI của Việt Nam bị giảm 1 điểm và
8 bậc, đồng thời vẫn nằm trong số 2/3 các quốc gia trên thế giới có điểm dưới
50.

Nguồn: Số liệu của Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) từ năm 2012 -2020

3


Có thể khẳng định rằng, cơng tác phịng chống tham nhũng ở Việt Nam đã
đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy
lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước
được nâng lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nước ta vẫn phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thời gian qua, tình trạng tham nhũng, tiêu
cực đã xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với quy mơ khác nhau,
trong đó có những vụ, việc xảy ra ở những ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm
với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, mức độ sai phạm lớn, làm thất thoát hoặc thiệt
hại nặng nề đối với tài sản của Nhà nước và nhân dân, gây nhiều bức xúc trong
dư luận xã hội.
Thực trạng tham nhũng đƣợc biểu nhiệm trên nhiều lĩnh vực, cụ thể:
+ Trong lĩnh vực quản lý kinh tế:

Quản lý kinh tế là lĩnh vực xảy ra tham nhũng phổ biến nhất, với tần suất
nhiều nhất và số tài sản rất lớn. Trong lĩnh vực này, tham nhũng thường diễn ra
ở các khâu, công đoạn với những thủ đoạn chủ yếu sau:
+ Người có thẩm quyền giao dự toán thu thấp hơn khả năng thực tế lập và
giao dự tốn thu bỏ qua khơng bao quát quản lý các nguồn thu; Phân bổ kế
hoạch vốn đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng kéo dài dự án
+ Lơ là, bỏ qua đối tượng phải nộp thuế, bỏ sót nguồn thu của các đối
tượng có những khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước,...
+ Dùng thủ đoạn gian dối như làm chứng từ kế toán giả mạo về mua sắm
tài sản, sửa chữa nhỏ để lập chứng từ, bản thống kế khống khối lượng, công

4


việc khơng làm để hạch tốn, thanh quyết tốn vốn chi ngân sách rút ruột nhà
nước,...
Một trong những ví dụ cụ thể để biểu đạt rõ hơn về tình trạng tham nhũng
của lĩnh vực quản lý kinh tế có thể kể đến là: việc nâng khống giá thiết bị y tế
Ngày 15/6/2021, thông tin từ TAND Cấp cao cho biết: theo HĐXX sơ thẩm, từ
đầu năm 2020, CDC Hà Nội trong đó nguyên giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn
Nhật Cảm đã mua một số hệ thống PCR tự động nhằm đáp ứng nhu cầu xét
nghiệm phòng chống dịch Covid 19. Do thời gian gấp nên việc mua sắm này
được CDC Hà Nội thực hiện theo phương thức chỉ định thầu. Hệ thống máy xét
nghiệm PCR phòng chống Covid-19 khi nhập về Việt Nam giá khoảng hơn 2 tỉ
đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối mua bán lòng vòng
với nhau và CDC Hà Nội đã mua với giá hơn 7 tỉ đồng, gấp 3 lần giá nhập. Từ
ví dụ trên chúng ta thấy được thưc trạng tham nhũng hiện nay ngày càng tinh
vi và chuyên nghiệp hơn, sử dụng các thủ đoạt để che dấu để không bị phát hiện
hành vi tham nhũng.
+ Trong lĩnh vực quản lý tài chính, sử dụng ngân sách, quản lý tài sản

cơng:
Trong lĩnh vực này, tham nhũng chủ yếu xảy ra ở các đơn vị được thụ
hưởng ngân sách nhà nước và được giao quản lý các tài sản của nhà nước. Hiện
tượng tham nhũng phổ biến chủ yếu là vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính,
ngân sách để trục lợi như: chi tiêu tiền của cơ quan, đơn vị khơng đúng mục
đích, trái ngun tắc; thu tiền khơng nhập quỹ, khơng vào sổ sách; lợi dụng sơ
hở trong chính sách và sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước, làm khống chứng từ
để chia nhau,...

5


Ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn thực trạng của tình trạng tham nhũng này là:
Lấy tài sản cơng sử dụng vào mục đích cá nhân (vụ Bùi Tiến Dũng, PMU18 đã
dùng tiền của Dự án PMU18 để mua hàng chục ơ tơ đắt tiền, sau đó cho một số
cá nhân, cơ quan mượn sử dụng). Hành vi chuyển hóa tài sản Nhà nước thành
tài sản riêng thơng qua lập các hợp đồng mua bán, vận chuyển khống để chiếm
đoạt hàng chục tỷ đồng (vụ Trần Văn Khánh, Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp;
Vụ Công ty xăng dầu Hàng khơng).
+ Trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng
Trong thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng
nổi lên thông qua các hành vi vay ké, nội bộ thơng đồng lấy qũy với tính chất
ngày càng tinh vi, phức tạp. Theo thống kê, 5 năm qua (2016 - 2021), các
ngân hàng, tổ chức tín dụng đã nhận được 70 đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Ví dụ: Lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp, kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng
để chiếm đoạt tiền của ngân hàng và khách hàng, điển hình như vụ Huỳnh Thị
Huyền Như, Ngân hàng Công thương, Chi nhánh Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh,
chiếm đoạt trên 3.000 tỷ đồng.
+ Trong lĩnh vực đất đai, đầu tư và xây dựng cơ bản
Từ năm 2015 đến nay, lực lượng công an đã liên tục phát hiện, điều tra

nhiều vụ án tham nhũng lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. Tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ
bản xảy ra ở hầu hết các khâu, từ lập dự án, khảo sát, thiết kế, đầu tư đến thi
cơng, nghiệm thu, quyết tốn cơng trình, diễn biến rất phức tạp và ngày càng
nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, nhiều dự án được duyệt, nhưng không thực
hiện theo mục đích ban đầu, mà chỉ để mua đi, bán lại để kiếm lời. Điển hình

6


là các vụ án: vụ án xin cấp đất Dự án của Công ty Phát triển nhà tỉnh Bạc Liêu;
vụ Phan Văn Khỏe, ngun Chủ tịch UBND huyện Hóc Mơn, TP Hồ Chí Minh
nhận hối lộ; vụ sai phạm tại xã Hải Bối, huyện Đơng Anh, Hà Nội; vụ Đồng
Nị, TP Đà Nẵng; vụ Tổng Cơng ty Mía đường II; vụ Đất Đồ Sơn, vụ Đất Quán
Nam, TP Hải Phòng...
+ Trong lĩnh vực y tế - giáo dục
Đây là hai trong số các lĩnh vực trong những năm gần đây thường xuyên
xảy ra các sai phạm, đối với y tế trong giai đoạn “nước sơi lửa bỏng” do tình
hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vẫn có những cán bộ, đảng viên khơng
gương mẫu, khơng phát huy vai trị xung kích đi đầu trong cơng tác phịng,
chống dịch bệnh, thậm chí cịn lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, vi
phạm các quy định phòng, chống dịch, cố ý trục lợi trong sử dụng, mua sắm
công, nâng khống giá trị thiết bị y tế, làm thất thoát ngân sách nhà nước, đồng
thời đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong nhân dân
Trong lĩnh vực giáo dục, các vụ việc liên quan đến hối lộ để được nhận
vào trường theo nguyện vọng, “chạy trường, chạy lớp”, gian lận trong học tập,
thi cử trong đó vụ gian lận thi cử tại các tỉnh phía Bắc 2018 đã làm sâu sắc thêm
vấn đề của hệ thống giáo dục ở Việt Nam đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, cụ
thể vụ sai phạm này liên quan công tác tổ chức, chấm thi ở Kỳ thi THPT Quốc
gia năm 2018, hàng loạt bài thi của thí sinh được nâng điểm ở các tỉnh Hà

Giang, Sơn La, Hịa Bình. Trong quá trình điều tra, 11 cán bộ ngành giáo dục
bị bắt tạm giam. Có tới 347 bài thi bị can thiệp điểm. Đây là vụ gian lận nghiêm
trọng nhất từ xưa đến nay, sau nhiều năm Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các
kỳ thi tuyển sinh và THPT Quốc gia. Tại Hà Giang, kết quả chấm thẩm định
cho thấy xảy ra sai phạm hơn 330 bài thi của 114 thí sinh. Khởi tố ơng Vũ Trọng

7


Lương vì hành vi nâng điểm cho hơn 330 bài thi của 114 thí sinh và ơng Nguyễn
Thanh Hồi, Trưởng phịng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, người
được cho là tiếp tay cho ông Vũ Trọng Lương thực hiện hành vi phạm tội. Tại
Sơn La, tiếp nối gian lận ở Hà Giang, phổ điểm thi ở Sơn La cũng thuộc diện
nghi ngờ khi gấp nhiều lần so với một số địa phương lớn như Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh và Nam Định.
Một tình trạng tham nhũng khác tồn tại từ lâu nhưng chưa khắc phục triệt
để đó là vấn đề dạy thêm, học thêm: đây là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn
của các bậc phụ huynh cũng như cơ quan quản lý bởi tuy đã có những quy định
nhằm loại bỏ tình trạng dạy thêm, học thêm sau giờ học, ngoài nhà trường tuy
nhiên vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo này, giáo
viên chỉ dạy một phần chương trình chính khóa ở trường học và buộc học sinh
phải trả tiền để đến các lớp học thêm học nốt phần còn lại hay giáo viên ép học
sinh đến các lớp học thêm để đảm bảo được điểm cao. Trong cả hai trường hợp
này, nếu không tham gia vào các lớp học thêm, học sinh có thể chịu hậu quả là
nhận điểm số thấp
+ Trong lĩnh vực tư pháp, thanh tra, kiểm tra
Cán bộ cơ quan tư pháp lợi dụng chức vụ, quyền hạn địi hối lộ trong q
trình thực thi công vụ (hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án). Loại
hành vi này không những ảnh hưởng đến tính đúng đắn trong hoạt động cơng
vụ, làm sai lệch bản chất vụ án, vụ việc, mà còn gây mất uy tín của cơ quan tư

pháp, giảm sút niềm tin của nhân dân, điển hình như vụ Vũ Văn Lương, ngun
Thẩm phán Tịa án nhân dân quận Hồn Kiếm, Hà Nội nhận hối lộ 70 triệu
đồng; vụ Vũ Đức Hùng, ngun Phó Chánh án Tịa án nhân dân huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình nhận hối lộ 70 triệu đồng,...

8


Trong cơng tác, thanh tra, kiểm tra: tuy chưa có nhiều vụ việc lớn bị đưa
ra xử lý nhưng thực tế vẫn tồn tại việc có nhiều đồn thanh tra, kiểm tra, kiểm
tốn có biểu hiện nhũng nhiễu, dung doạ để "chung chi" tiền sai phạm. Đây là
những hành vi nhỏ lẻ rất khó phát hiện. Các địa phương bị thanh tra, kiểm tra
khơng dám tố cáo vì sợ ảnh hưởng tới địa phương, sợ bị trù dập.
1.2. Nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam
Thứ nhất, những hạn chế trong chính sách, pháp luật
- Trong hệ thống pháp luật nước ta, vẫn còn rất nhiều lĩnh vực đời sống xã
hội chưa được pháp luật điều chỉnh, tạo sơ hở cho các hành vi vi phạm pháp
luật trong đó có hành vi tham nhũng gia tăng. Những “khoảng trống” trong hệ
thống pháp luật trước hết phải kể đến là vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực tư
nhân.
- Sự mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định của pháp luật thể hiện
trong nhiều văn bản pháp luật. Ví dụ, trong khi tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS)
được quy định là tội phạm về tham nhũng thì tội đưa hối lộ (Điều 364 BLHS)
và tội làm môi giới hối lộ (Điều 365 BLHS) lại không được quy định là các tội
phạm về tham nhũng mà thuộc các tội phạm khác về chức vụ.
- Nhiều quy định của pháp luật, nhất là các quy định trong quản lí tài sản
cơng, quan lý tài chính, đất đai, nhà cửa, xây dựng, đấu thầu, cạnh tranh, cấp
phát vốn đầu tư, cổ phần hóa… cịn nhiều bất cập, chưa rõ ràng, chưa công
khai, minh bạch. Đây là kẽ hở để nhiều người áp dụng pháp luật tìm cách sách
nhiễu,

gây khó khăn khi thực thi cơng vụ, nhiệm vụ để đòi hối lộ.

9


Thứ hai, những hạn chế trong quản lí, điều hành nền kinh tế và trong
hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội.
- Quyền hạn, trách nhiệm giữa các chủ thể quản lí trong xã hội cịn mâu
thuẫn, chồng chéo, đặc biệt là trong quản lí tài sản cơng, dẫn đến tính chịu trách
nhiệm của các cá nhân, tổ chức không cao. Tài sản của Nhà nước được giao
cho một số người có quyền hành rất lớn, nhưng chế độ trách nhiệm lại không
rõ ràng. Bên cạnh đó, những cơng cụ phục vụ cho q trình quản lí, điều hành
nền kinh tế, quản lí tài sản cơng như kiểm kê, kiểm toán, kiểm soát,
giám sát, thanh tra… lại chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc.
- Cải cách hành chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế - xã
hội. Do ảnh hưởng nặng nề của cơ chế kinh tế cũ nên các thủ tục hành chính
tuy đã được rà sốt và loại bỏ một phần nhưng vẫn cịn rất phức tạp, gây nhiều
khó khăn, bất cập cho người dân và doanh nghiệp. Việc điều hành, quản lí nền
kinh tế cịn nhiều bất cập, lỏng lẻo, yếu kém, nhất là cơ chế xét cấp phát vốn
đầu tư, vốn vay ODA, các thủ tục như thủ tục vay vốn, đăng kí kinh doanh, cấp
phép… cịn rườm rà, phức tạp. Bên cạnh đó, những thủ tục hành chính cịn kéo
dài, làm cho những người khơng có thời gian, hoặc những
người muốn có kết quả nhanh chóng buộc phải đưa hối lộ.
Thứ ba, những hạn chế trong việc phát hiện và xử lí tham nhũng
Chưa có một cơ chế khuyến khích có hiệu quả việc tố cáo, tố giác hành vi
tham nhũng, đặc biệt là cơ chế bảo vệ những người tố cáo hành vi tham nhũng.
Thông thường, những người tố cáo hành vi tham nhũng là những nhân viên
hoặc cấp dưới của người có hành vi tham nhũng. Vì vậy rất nhiều trường hợp
cán bộ, cơng chức, viên chức biết rõ hành vi tham nhũng của cấp trên nhưng
khơng dám tố cáo vì sợ bị trù dập, sợ bị trả thù.


10


Ngồi ra, cịn có những hạn chế trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công
chức cũng như trong hoạt động bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; những hạn chế
trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tham nhũng. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân của tham nhũng ở nước ta.
CHƢƠNG 2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM
NHŨNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về phịng chống tham
nhũng
Tiếp tục rà sốt để sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy định nhằm
hồn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ công tác phát hiện và xử lý
các hành vi tham nhũng, như: Bổ sung một số hành vi tham nhũng thuộc tội
phạm tham nhũng; ban hành các quy định về bảo vệ, khen thưởng người có
thành tích trong cơng tác PCTN, nhất là người tố cáo, phát hiện hành vi tham
nhũng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động giám định tư pháp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trước mắt
quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong công tác giám định, phục vụ kịp
thời công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn để tạo sự thống nhất trong
áp dụng pháp luật xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng trên phạm vi cả nước;
hướng dẫn về công tác xét xử đối với tội phạm tham nhũng. Chúng ta đã xác
định tham nhũng là loại tội phạm nguy hiểm, là giặc “nội xâm” nên đường lối
xét xử phải thấm nhuần quan điểm đó; hình phạt phải tương xứng với tính chất
và mức độ nguy hại của tội phạm. Có như vậy mới đủ sức răn đe, góp phần
phịng ngừa tham nhũng. Khắc phục tình trạng các bị cáo phạm tội tham nhũng

11



lại được hưởng án treo có tỷ lệ cao so với các loại tội phạm khác trong thời gian
vừa qua.
2.2. Coi trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
Phải thường xun bồi dưỡng cơng tác chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên, phòng, chống 27 biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kiểm soát quyền lực,
chống chạy chức, chạy quyền. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tu
dưỡng, rèn luyện bản thân trong mọi hoàn cảnh, thường xuyên tự soi, tự sửa với
tinh thần “cịn Đảng thì cịn mình” và “danh dự là điều thiêng liêng, cao quý
nhất”.
2.3. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện những hành vi
tham nhũng
Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, các cơ quan
thanh tra, kiểm tra phải chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành chủ
trương, đường lối, chính sách đúng đắn về phịng, chống tham nhũng.
Người cán bộ kiểm tra, thanh tra phải hiểu rõ vinh dự làm công tác thanh
tra, không mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa. Đảng và Chính phủ có tin cậy mới giao
cho làm nhiệm vụ ấy, cán bộ kiểm tra, thanh tra là tai, mắt của Đảng và Chính
phủ, tai mắt có sáng suốt thì người mới sáng suốt. Đặc biệt trong giai đoạn hiện
nay, trước những cám dỗ từ những hành vi tham nhũng, cán bộ kiểm tra, thanh
tra hơn bao giờ hết phải luôn giữ được liêm khiết, chí cơng vơ tư.

12


2.4. Thúc đẩy nhanh tiến độ phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc
tham nhũng
Thúc đẩy nhanh tiến độ phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham

nhũng, lãng phí, thu hồi tối đa tài sản thất thoát về cho Nhà nước, đặc biệt là
những vụ án được dư luận quan tâm. Qua đó thể hiện sự nghiêm minh, tinh thần
thượng tôn pháp luật, giữ vững niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng, sự trong sạch của bộ máy quản lý nhà nước.
2.5. Phát huy tối đa vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thơng trong
đấu tranh, phịng, chống tham nhũng
Vai trị của các cơ quan thơng tấn là vơ cùng quan trọng trong tun truyền
về tính cơng khai, minh bạch của cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng,
góp phần phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, như V.I.
Lê-nin đã nói “đưa tin cơng khai là một thanh kiếm tự nó chữa lành được những
vết thương do nó gây ra”.
Nội dung công tác tuyên truyền cần tập trung vào những chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
những vụ án tham nhũng điển hình đã được phát hiện, điều tra, xử lý thời gian
qua; những tấm gương điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng cần nhân rộng…

13


CHƢƠNG 3. TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN TRONG PHÒNG
CHỐNG THAM NHŨNG – LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ CỦA
MỘT SINH VIÊN LUẬT
3.1. Mỗi sinh viên phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách nhiệm
công dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng
- Đối với sinh viên đang được học tập, rèn luyện trong nhà trường trước
hết phải nhận thức được sự nghiệp phòng chống tham nhũng là trách nhiệm của
tất cả mọi công dân Việt Nam. Công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng
là một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp cần phải huy động sức mạnh của tất
cả mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội, là thanh niên Việt Nam nói chung và

là đồn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nói riêng lại càng gương mẫu
và tích cực tham gia vào các cơng tác đấu tranh phịng chống tệ nạn tham nhũng.
- Tích cực học tập, giữ vững nền tảng tư tưởng, giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn cách
mạng là điều cần thiết của mỗi một sinh viên đặt biệt là sinh viên Luật. Để từ
đó có được nhận thức đúng đắn.
3.2. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Bản thân mỗi sinh viên cần chủ động nâng cao ý thức làm chủ của mình,
tích cực tìm hiểu các quy định pháp luật để xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật,
hành động trên cơ sở pháp luật, có hành vi xử sự tích cực trong việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của mình nhằm phịng, chống tham nhũng. Từ đó, sẽ có
hiểu biết, có ý thức thực hiện đúng quy định của pháp luật; ý thức được trách
nhiệm cơng dân của mình trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

14


Và có thể lên án, đấu tranh với các hành vi tham nhũng bằng nhiều phương
thức, cách thức phù hợp với chuẩn mực về pháp lý và đạo lý; tạo dư luận phản
đối các hành vi tiêu cực; gây áp lực đối với người có hành vi tham nhũng.
3.3. Lên án, đấu tranh với những hành vi tham nhũng
Bản thân mỗi sinh viên cần lên án mạnh mẽ đối với những hành vi tham
nhũng của các cán bộ, công chức viên chức trong khi làm nhiệm vụ của mình.
Trong trong cuộc sống hằng ngày, khi phát hiện hành vi tham nhũng thì cần chủ
động nhắc nhở, phê bình, lên án người có hành vi tham nhũng, kiên quyết đấu
tranh khơng khoan nhượng với các hành vi tham nhũng.
3.4. Phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng
Là sinh viên khi phát hiện thấy hành vi sai trái, thì có thể tham gia vào
cơng tác chống tham nhũng bằng những hình thức đơn giản như: tố cáo trực
tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, qua thông tin điện tử. Đặc biệt khi

phát hiện thấy hành vi tham nhũng xảy ra trong mơi trường học tập của mình
thì nên thực hiện quyền tố cáo tới các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật. Đồng thời khi phản ánh hay tố cáo về hành vi có dấu hiệu tham
nhũng, vụ việc tham nhũng phải khách quan, trung thực.
3.5. Góp ý kiến xây dựng pháp luật về phịng, chống tham nhũng
Từ việc theo dõi tình hình tham nhũng, phân tích các số liệu, tài liệu thu
thấp được, dự đốn tình hình tham nhũng và u cầu phịng, chống tham nhũng
trong thời gian tiếp theo trên cơ sở phân tích, đánh giá sự phù hợp, tính khả thi
của các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, sinh viên(đặc biệt
là sinh viên Luật) bằng hiểu biết của bản thân trong việc học tập các kiến thức
về pháp luật, nghiên cứu các văn bản pháp luật khi phát hiện những khiếm

15


khuyết, sai sót, hạn chế của cơ chế, chính sách và pháp luật thì có thể thơng
qua các hội nghị, diễn đàn hoặc thông qua các bài nghiên cứu khoa học của
mình kiến nghị, góp ý kiến với cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng
pháp luật về phịng, chống tham nhũng.
3.6. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào và tuyên truyền pháp
luật về phòng chống tham nhũng do Nhà trƣờng và địa phƣơng tổ chức
Tham gia vào các buổi giảng dạy pháp luật cộng đồng cho người dân.
Thơng qua đó tun truyền, phổ biến được cho mọi người về các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao được kiến thức
pháp luật về phòng chống tham nhũng, động viên mọi người thực hiện nghiêm
chỉnh quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phổ biến cho họ những
về các trách nhiệm của bản thân trong cơng tác phịng chống tham nhũng như
giám sát, phát hiện, thông tin, phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng.
Bên cạnh đó, tuyên truyền cho mọi người thấy được những hệ lụy của việc
tham nhũng cũng như tầm quan trọng của cơng tác phịng chống tham nhũng

để có thể được nâng cao ý thức mỗi người để mọi người dân cùng chung tay
đẩy lùi tham nhũng trong xã hội, để tình trạng này sẽ khơng là mầm mống nảy
sinh trong suy nghĩ hay hành động của mỗi cá nhân.

KẾT LUẬN
Tham nhũng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng là vấn đề nóng bỏng,
phức tạp, nan giải và bức xúc nhất hiện nay ở nước ta. Tham nhũng đã và đang

16


đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây
cũng chính là vấn đề liên quan nhiều nhất, chi phối đến quá trình xây dựng và
phát triển của đất nước. Cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí là
một cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp, nhưng được tồn Đảng, tồn dân, tồn
qn ta đồng tình và quyết tâm thực hiện có hiệu quả. Để cơng tác phịng, chống
tham nhũng đạt hiệu quả thì một trong những giải pháp là các cấp ủy đảng cần
quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về vai trị, vị trí của thanh niên, sinh viên
và cơng tác thanh niên trong tình hình mới. Phát huy vai trị xung kích của thanh
niên và Đồn thanh niên và sinh viên trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Tổ chức các phong trào của Đồn thanh niên để sinh viên thể hiện
vai trị của mình trong các phong trào đó. Bản thân mỗi sinh viên tự nâng cao
nhận thức về vai trị, vị trí của mình từ đó xác định nghĩa vụ của mình đối với
bản thân, gia đình, xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật phòng chống tham nhũng năm 2018.

17



2. Bộ luật Hình sự năm 2015.
3. Theo báo người lao động với nội dung Nguyên giám đốc CDC nâng khống
giá máy xét nghiệm Covid-19 xin giảm án, nguồn : Nguyên giám đốc CDC
nâng khống giá máy xét nghiệm Covid-19 xin giảm án - Báo Người lao động
(nld.com.vn)
4. Theo thư viện pháp luật với nội dung bản ánBản án 04/2019/HSPT ngày
12/03/2019 về tội tham ô tài sản, nguồn: Bản án 04/2019/HSPT ngày
12/03/2019 về tội tham ô tài sản (thuvienphapluat.vn)
5. Theo Báo Việt Nam (2019), Nhận diện tội phạm trong lĩnh vực tín dụng,
ngân

hàng.

Cập

nhật

ngày

22/11/2019,

/>6. Theo Báo nhân dân, Pháp Luật phịng chống tham nhũng cơ bản, truy cập
ngày

02/11/2021,

/>
thamnhung-trong-xay-dung-co-ban-425013?fbclid=IwAR1GN0-RXn6B96NMmLt5FzsQDVF1BHguxPvp51SwuQmYRvP7e50p8onO4c


18



×