TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
===o0o===
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THOÁI ĐA
DẠNG SINH HỌC TẠI KHU VỰC XUÂN HÒA VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Học viên: Lãnh Thị Trang
Lớp: K24 – Sinh thái học
Mã học viên: 2022ST003
Hà Nội, 2021
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được biết đến như là một trung tâm Đa dạng sinh học của thế giới với các
hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng. Nằm ở Đông Nam châu Á với diện tích lãnh
thổ khoảng 331.699 km2, Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao
trên thế giới (Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, 2002). Đặc điểm về vị trí địa lý,
khí hậu,…đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các loài sinh vật. Các hệ sinh
thái rừng, đất ngập nước, biển,…với những nét đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, là
nơi sinh sống của nhiều lồi động, thực vật, đặc biệt có những lồi mang giá trị cao,
khơng tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới.
Tuy nhiên hiện nay, cùng với xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì đa dạng
sinh học ở nước ta đang bị suy thối nhanh chóng và trầm trọng. Những giá trị của đa
dạng sinh học chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Sự khai thác quá mức các giống,
loài, các nguồn gen động, thực vật để phục vụ nhu cầu của con người, sự khai thác rừng
quá mức, sự ô nhiễm nguồn đất, nước,….là một trong những nguyên nhân làm tính đa
dạng sinh học suy giảm trầm trọng. Suy thối đa dạng sinh học khơng chỉ là vấn đề lo
ngại của Việt Nam mà nó cịn là vấn đề mang tính tồn cầu.
Xn Hịa là một phường của thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích
khoảng 4,24 km2, tổng dân số năm 2008 là 21.396 người. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là khoảng 24 oC với mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa
động lạnh giá, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phát
triển. Bên cạnh sự phát triển không ngừng nghỉ về kinh tế - xã hội, thì tình trạng suy thối
đa dạng sinh học cũng tăng lên khơng kiểm sốt. Hiện nay vẫn chưa có báo cáo cụ thể về
tình hình cũng như ngun nhân gây suy thối đa dạng sinh học ở khu vực này, vì thế
chúng tơi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá nguyên nhân gây suy thoái
đa dạng sinh học tại khu vực Xuân Hòa và đề xuất giải pháp khắc phục”.
2. Mục đích nghiên cứu
2
- Đánh giá các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học tại khu vực Xuân Hòa.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng suy thối đa dạng sinh học tại khu
vực Xuân Hòa.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiều thực trạng, điều tra thực tiễn, đánh giá các nguyên nhân gây suy thoái đa
dạng sinh học tại khu vực Xuân Hòa.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng suy thối đa dạng sinh học tại khu vực
Xuân Hòa.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần bổ sung và hồn thiện các kiến thức về suy thoái đa dạng sinh học ở
Xn Hịa nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu phục vụ cho việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên tại khu vực nghiên cứu, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng.
- Cơ sở để đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng suy thối đa dạng sinh học tại
Xn Hịa nói riêng và Việt Nam nói chung.
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1. Khái niệm cơ bản
1.1. Đa dạng sinh học
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity,
biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao
gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng
như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,…
Theo Gaston & Spicer 1998 cho rằng đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh giới
từ mọi nguồn trên trái đất, bao gồm:
+ Đa dạng di truyền: là sự phong phú về nguồn gen và kiểu gen trong 1 loài.
+ Đa dạng loài: Là số lượng loài khác nhau trong 1 vùng nhất định.
+ Đa dạng hệ sinh thái: Là tất cả các kiểu hệ sinh thái và quá trình biến đổi trong đó.
1.2. Suy thối đa dạng sinh học
Suy thối đa dạng sinh học có thể hiểu là sự suy giảm tính đa dạng, bao gồm sự suy
giảm lồi, nguồn gen và hệ sinh thái, từ đó làm suy giảm giá trị, chức năng của đa dạng
sinh học. Sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện ở các mặt: Hệ sinh thái bị biến đổi,
mất loài, mất (giảm) đa dạng di truyền [1].
Theo tính tốn, tốc độ tuyệt chủng trung bình trong quá khứ vào khoảng 9%/1 triệu
năm (0,000009%/1 năm). Như vậy, cứ 5 năm mất 1 loài trong 2 triệu lồi có trong q
khứ. Điều này có thể thấp hơn thực tế vì khơng tính được sự mất đi của các loài đặc hữu.
Tốc độ tuyệt chủng cao nhất có thể là 2 lồi/1 năm. Theo ước tính, cứ 1 lồi thực vật bị
tuyệt chủng sẽ kéo theo 5 lồi động vật. Cho đến nay, có ít nhất 5 lần bị tuyệt chủng hàng
loạt [2].
4
Ở Việt Nam, sự suy giảm đa dạng sinh học được thể hiện rõ qua những con số sau:
Thực vật giảm 500 loài trên tổng số 14.500 loài đã biết, trong đó có 100 lồi có nguy
cơ tuyệt chủng.
Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62 lồi có nguy cơ tuyệt
chủng.
Chim giảm 57 lồi trên tổng số 830 lồi đã biết, trong đó có 29 lồi có nguy cơ
tuyệt chủng.
1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người
với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại
và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ
tương lai.
Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn nguyên vị (In-situ) và bảo
tồn chuyển vị (Ex-situ).
Vì sao chúng ta phải bảo tồn đa dạng sinh học?
Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. Mặt khác sinh
vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, công cụ, nhiên liệu… Do
vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người
phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu
dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.
Tình hình hiện nay cho thấy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài
nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn
sự diệt vong của các loài quý hiếm là một việc làm cấp bách.
Suy thoái đa dạng sinh học sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn và không lường trước
được đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Chính vì thế bảo tồn đa dạng
sinh học là việc làm cần thiết và khẩn cấp hiện nay của nhân loại.
5
2. Vài nét khái quát về Xuân Hòa
Xuân Hòa là một phường thuộc thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam, Đặc
biệt có khu du lịch hồ Đại Lải đã thu hút được nhiều sự chú ý của khách tham quan du
lịch. Hơn thế nữa có một số trường Đại học, Cao đẳng được tọa lạc tại phường Xuân Hịa.
Chính vì vậy, Xn Hịa là nơi sinh sống và định cư của rất nhiều người dân, cán bộ công
nhân viên, sinh viên trong các trường.
Hình 1: Hình ảnh khu vực Xn Hịa nhìn trên bản đồ
2.1. Đất đai- con người- khí hậu
Cách thủ đơ Hà Nội khoảng 40 km đường bộ, thuận tiện cho việc đi lại nên đất Xn
Hịa có giá trị kinh tế cao.
Phường có diện tích 4,24 km², dân số năm 2008 là 21.396 người, mật độ dân số đạt
5.046 người/km².
Về đất đai là vùng đồi núi bán sơn địa, phường có diện tích đất chiếm 0,3% diện tích
của cả tỉnh Vĩnh Phúc. Tài ngun khống sản q hiếm của thành phố hầu như khơng có
gì ngoài đá granit, nước mặt và nước ngầm phong phú.
6
Xn Hịa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình qn năm là 23
°C, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khơ và lạnh kéo dài về mùa
đơng. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng.
Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình năm là 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%.
Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông – Bắc, về mùa hè là Đơng – Nam, vận tốc gió
trung bình năm là 2,4 m/s.
7
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Tình trạng suy thối đa dạng sinh học tại khu vực phường Xuân Hòa.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, gồm các khu vực chính:
đồi Thằn Lằn, khu đơ thị mới Xn Hịa, trục đường từ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đến Nhà máy Xuân Hòa.
3. Thời gian nghiên cứu
Từ 18/10/2021 – 15/11/20121
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu các tài liệu, các vấn đề liên quan đến đề tài để đưa ra phương pháp
nghiên cứu hợp lý.
- Thu thập các tài liệu, thơng tin về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế văn hóa của khu vực nghiên cứu. Từ đó đề ra giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng suy
thối đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu.
4.2. Nghiên cứu thực địa
- Chia nhóm để điều tra thu thập thơng tin, hình ảnh về tình trạng suy thối đa dạng
sinh học tại các khu vực nghiên cứu chính tại phường Xn Hịa.
- Xử lý thơng tin, hình ảnh thu được.
8
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. NGUYÊN NHÂN
A. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP
1. Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học
1.1 Khai thác than đá
Bất kỳ hoạt động phát triển nào cũng có tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội. Khai thác đất đá đang là vấn đề nghiêm trọng và để lại nhiều tác động bất lợi đến
môi trường tự nhiên, cảnh quan môi trường, hệ sinh thái, làm suy giảm các tài nguyên
khác và gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Trên đồi Thằn Lằn thuộc phường
Xuân Hịa có rất nhiều cơ sở khai thác đá. Hiện tượng khai thác tại đây đã làm thu nhỏ
diện tích rừng, thu nhỏ nơi sống của các loài động thực vật và gây ơ nhiễm mơi trường.
Trong q trình khai thác sẽ làm xáo trộn bề mặt địa hình và trật tự địa tầng của các
lớp đất. Trên bề mặt địa hình ổn định đã hình thành những hố trịn, trũng, sâu 5 – 10 m,
hoặc 20 m, đồng thời xuất hiện những đụn cát mới có độ cao khoảng 6 – 10 m so với mặt
bằng xung quanh,…
Thảm thực vật và rừng phòng hộ bị tàn phá để phục vụ cho mục đích khai thác, lâu
dài khiến cho đất bị bị suy giảm dinh dưỡng. Công tác phục hồi lại thảm thực vật là
khơng dễ dàng vì cát hồn thổ thiếu dinh dưỡng, thiếu nước. Khi mất các hệ thống rừng
phòng hộ này, người dân phải đối diện trực tiếp với các trận cát bay, cát chảy gây ô nhiễm
môi trường và xâm lấn đất sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân.
Sự suy giảm thảm thực vật dẫn đến sự suy giảm nguồn nước ngầm. Nước mưa là
nguồn cấp nước sạch tuy nhiên số lượng có hạn, do vậy lượng nước ngầm là nguồn cấp
nước chủ yếu cho cư dân sống xung quanh và canh tác nông nghiệp. Hoạt động khai thác
đá cần sử dụng nhiều nước, khả năng mất nước do bốc hơi từ các khai trường rất lớn, vì
vậy mực nước ngầm trong khu vực bị hạ thấp, đặc biệt vào mùa khô, ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống người dân.
9
Một số công ty khai thác đã san ủi mặt bằng, trồng lại rừng phi lao, nhưng nhìn
chung diện tích sau khai thác đất đá còn để trống trọc chiếm phần lớn. Đó là nguy cơ dẫn
đến hoang mạc hố, sạt lở đất...
Hình 2: Khai thác đá trên đồi Thằn Lằn phá hủy nhiều thảm thực vật
1.2 Khai thác gỗ
Các phương thức khai thác gỗ (hợp pháp hay bất hợp pháp) không bền vững từ trước
đến nay đều được coi là mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học. Nó làm nghèo kiệt tài
nguyên gỗ tự nhiên, làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng rừng và gây ảnh hưởng lớn đối
với vùng cư trú của các loài động vật hoang dã. Xuân Hòa hiện nay vẫn còn một số khu
vực khai thác tài nguyên gỗ không bền vững.
10
Hình 3: Rừng cây trơ trọi do bị khai thác quá mức
2. Mở rộng đất sản xuất
Do cần nhiều đất để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà máy,... nên nhiều thảm
thực vật đã bị phá hủy để phục vụ cho nhu cầu của con ngưòi, tạo thành nhiều mảng đồi
trọc gây xấu cảnh quan và khiến cho nhiều loài vật mất nơi sinh sống.
Hành động mở rộng đất sản xuất tác động xấu tới môi trường, gây suy giảm số
lượng lồi thực vật kéo theo đó là suy giảm một số lồi động vật nhỏ và gây ơ nhiễm môi
trường.
11
Hình 4: Phá hủy thảm thực vật để mở rộng đất sản xuất
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng
Cùng với sự gia tăng dân số là q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng trong
thời gian gần đây. Đi kèm với đơ thị hóa là các con đường, các khu đô thị, khu tập
trung dân cư mới. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường giao thông, khu dân
cư mới,... cũng là nguyên nhân trực tiếp làm mất môi trường sống, làm suy giảm đa
dạng sinh học do diện tích các khu cơng nghiệp, các cánh rừng, đồng cỏ thậm chí là
hồ ao nơi sinh sống của sinh vật, bị thu hẹp.
Tại khu vực đường vành đai Xuân Hòa trước là đồng ruộng cây cối, giờ chỉ
còn là đường bê tơng phẳng lì và các ngơi nhà bắt đầu mọc lên.
12
Hình
5:
Đường được san bằng phẳng lì
13
14
Hình 6: Xây dựng khu đơ thị
B. NGUN NHÂN GIÁN TIẾP
Là những nguyên nhân không tác động ngay đến sự cịn hay mất của một lồi cụ thể
nào cả, song nó đóng vai trị quan trọng nhất trong việc gia tăng sự suy thối ĐDSH bởi
các ngun nhân này chính là cơ sở của các nguyên nhân trực tiếp và phạm vi ảnh hưởng
rất lớn trên nhiều vùng địa lý sinh học khác nhau.
1. Mất và phá huỷ nơi cư trú
Là nguyên nhân quan trọng bậc nhất và trên thực tế là một nhóm các nguyên nhân
cụ thể hơn.
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các hoạt động của con người: Đó chính là tác động
của việc thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên sinh học như: sự phát triển nông nghiệp,
đô thị, sự du canh du cư, đốt nương làm rẫy dẫn đến cháy rừng, khai thác rừng bừa bãi,
15
sản xuất công nghiệp thải lượng cacbon dioxit và các khí khác vào khí quyển, đốt các
nhiên liệu có nguồn gốc cacbon như than, dầu và gas,… dẫn đến sự hủy hoại hoặc làm
thay đổi các điều kiện sinh thái - nơi cư trú của các loài sinh vật và kéo theo sự tuyệt
chủng hoặc sự suy giảm về số lượng và chất lượng quần thể sinh vật, kéo theo sự tan rã
của cấu trúc quần xã và HST. Việc cải tạo các HST cho các mục đích kinh doanh có tính
chun hóa cao hay việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, các hoá
chất cơng nghiệp đều góp phần phá hủy mơi trường sống dẫn đến sự tiêu diệt của các lồi
cơn trùng và vi sinh vật bản địa.
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các vận động của tự nhiên: Việc phát sinh mới hay
hoạt động trở lại của các núi lửa, sóng thần, sạt lở đất, động đất, sa mạc hóa, cháy rừng,...
cũng là những nguyên nhân quan trọng làm mất hoặc hủy hoại nơi cư trú và góp phần vào
việc làm giảm sự ĐDSH.
2. Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái
Cây Mai dương (Mimosa pigra) và cây Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha) là lồi
cây bụi phát triển rất nhanh, có tán rộng. Trên khắp thân và lá đều có gai, nên ở đâu có
Mai dương và Trinh nữ móc, các loại cây khác hầu như khơng mọc được, hoặc cây nào
"vượt" qua được những tầng gai góc của chúng mà ngoi lên cũng phát triển èo uột, vì
chúng hấp thụ rất nhanh các chất dinh dưỡng trong đất làm cho đất bạc màu nhanh chóng,
rõ ràng khơng chỉ là cái bẫy nguy hiểm của nhiều loài động vật, mà cả với những thực vật
khác ở xung quanh. Sự xâm lấn của cây mai dương đang trở thành mối nguy hại đối với
những vùng đất màu ven sông, các hồ chứa nước, đập dâng, mà chúng mọc ở đâu thì hệ
thực vật ở đó sẽ bị tiêu diệt. Sâu bọ khơng ăn được, chim chóc khơng dám đậu, động vật
không dám tới gần.
16
Hình 7: Cây Trinh nữ móc và cây Mai Dương
Theo quyển “Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới” nói
rằng “Cây ngũ sắc (Lantana camara L.) được trồng rộng rãi làm cảnh ở vùng nhiệt đới,
cận nhiệt đới và ôn đới. Tại những vùng này, chúng đã thích nghi và phát triển như một
loại cỏ dại trên các đồng cỏ và môi trường ở 50 nước. Nhiều nhà khoa học nhận định đây
là loại cây dễ phát tán và thích nghi với mơi trường nên có thể lan tràn rất nhanh và trên
diện rộng, qua đó sẽ lấn át và triệt tiêu các loại cây như hoa cứt lợn, nhọ nồi và một số
loại thảo dược khác”!
Hình 8: Cây Ngũ Sắc
17
3. Gia tăng dân số
Đe dọa lớn nhất đối với ĐDSH là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài người.
Việc phá huỷ các quần xã sinh học xảy ra nhiều nhất trong vòng 150 năm trở lại đây,
trong thời gian này dân số loài người tăng từ 1 tỷ người vào năm 1850 đến 2 tỷ vào năm
1930, và đến 5,9 tỷ vào năm 1995, dự kiến dân số sẽ tăng 6,5 tỷ vào năm 2010 (nguồn
Tổng cục thống kê, 2000). Phường Xn Hịa có diện tích 4,24 km², dân số năm 2008 là
21.396 người, mật độ dân số đạt 5.046 người/km².
Con người sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, củi, các loài thực vật,
thịt động vật hoang dã,…Con người cũng khai phá, chuyển đổi rất nhiều diện tích đất đai
vốn là những nơi cư trú tự nhiên của sinh vật hoang dã thành đất đai sử dụng cho nông
nghiệp và làm nhà ở, xây dựng thành phố, khu công nghiệp cùng cơ sở hạ tầng. Tại khu
vực đường vành đai Xuân Hòa trước là đồng ruộng cây cối, giờ chỉ còn là đường bê tơng
phẳng lì. Dự án Khu đơ thị mới Xn Hồ có tổng diện tích 29,5 ha.
Hình 9: Khu đơ thị mới Xn Hịa
18
4. Ơ nhiễm mơi trường sống
Cho dù nơi sinh sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp do việc phá huỷ hay
chia cắt, nhưng các quần xã và các sinh vật sống trong đó có thể bị ảnh hưởng sâu sắc do
các hoạt động khác của con người. Dạng nguy hiểm nhất của phá huỷ môi trường là sự ô
nhiễm. Có thể liệt kê một số nguyên nhân sau:
4.1. Ô nhiễm nước
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là do các chất thải công nghiệp, chất thải
dân dụng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, rò rỉ xăng dầu từ các tàu vận tải, các kim loại
nặng(thuỷ ngân, chì, thiếc,...). Các chất thải này theo dòng chảy và lan tràn trong một
vùng rộng lớn. Lượng các chất độc này xâm nhập, tích luỹ tăng dần theo thời gian trong
cơ thể sinh vật sản xuất và được đưa vào chuỗi thức ăn. Kết quả là một loạt loài ở các bậc
dinh dưỡng tiếp theo trong chuỗi thức ăn cũng bị nhiễm độc theo.
Hình 10: Rác thải sinh hoạt người dân vứt ra bờ sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước
19
4.2. Ơ nhiễm khơng khí và mưa axít
Các hoạt động cơng nghiệp xả thải vào khí quyển, đốt rác thải,.... làm thay đổi và
làm ơ nhiễm bầu khơng khí tại khu vực Xuân Hòa. Các axit này liên kết với những đám
mây và khí tạo thành mưa đã làm giảm độ pH của nước mưa xuống thấp và tăng khả năng
hấp thụ các kim loại nặng độc hại.
Hình 11: Nhà máy sản xuất xe đạp với mỗi ngày thải ra nhiều khi động hại gây ô nhiễm
môi trường
20
Hình 12: Đốt rác thải sinh hoạt, gây ơ nhiễm khơng khí
Mưa axít sẽ làm giảm độ pH của đất và của nước trong các hồ, ao, sông suối trên lục
địa. Mưa axít đã tiêu diệt nhiều lồi động và thực vật.
Do độ axít của các hồ, ao tăng lên vì mưa axít, nhiều cá con của nhiều lồi cá và cả
những con cá trưởng thành cũng bị chết ngay lập tức.
Độ axít cũng hạn chế khả năng phân huỷ, làm chậm tốc độ của q trình khống
hố và khả năng sản xuất của HST.
4.3. Sự sản sinh ôzôn, các kim loại độc hại và lắng đọng khí nitơ
Xe ơ tô và các hoạt động công nghiệp thải ra các khí hyđrocacbon, khi ơxit nitơ.
Dưới ánh sáng mặt trời, các hố chất này tác dụng với khí quyển và tạo ra khí ơzơn cùng
các hố phụ phẩm khác, tất cả các khí này được gọi chung là mù quang hố. Nồng độ
ơzơn cao ở tầng khí quyển gần mặt đất sẽ giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn
thương, làm hại đến các quần xã sinh học, giảm năng suất nông nghiệp.
5. Sự bất lực của chính quyền và những chiến lược phát triển khơng hợp lý
Ngun nhân này có vai trị tương đối lớn, nhất là đối với các lồi có nguy cơ tuyệt
chủng và ở các nước nghèo. Hệ thống các văn bản pháp luật chưa hồn thiện và khơng
được những người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc.
21
Do cuộc sống khó khăn nên những người dân bản địa đã tiến hành khai thác bất hợp
pháp các loài động thực vật cung cấp cho thị trường, song các cấp chính quyền dường như
khơng làm được nhiều để hạn chế tình trạng trên, thậm chí do nguồn lợi kinh tế rất lớn
nên một số nhà chức trách còn tiếp tay cho các hoạt động phi pháp. Bên cạnh đó chính
sách di dân đã làm cho rất nhiều diện tích rừng bị mất đi nhanh chóng. Các chính sách
kinh tế sai lầm đã làm giá cả gia tăng nhanh và đẩy một bộ phận người dân thuộc vùng
sâu, vùng xa, những vùng có mức độ ĐDSH cao nhất, ngày càng trở nên khốn khó, để tự
ni sống mình và gia đình họ đã khai thác triệt để nguồn lợi sinh học tại địa ph ương.
II. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Vận động người dân bỏ thói xấu vứt rác bừa bãi, cũng như ý thức tự phân loại rác
giúp quá trình tiêu hủy rác diễn ra nhanh chóng. Mỗi người dân có ý thức bảo vệ mơi
trường xung quanh cũng như việc tiết kiệm điện, nước trong mỗi gia đình.
Nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Kĩ năng thức tế, biết áp dụng
những điều đã học vào việc giữ gìn mơi trường .Các cơ quan chức năng nên đề ra biện
pháp xử phạt nghiêm khắc đối với việc vất rác không đúng nơi quy định.
Hạn chế đến mức thấp nhất sự xâm hại của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
đến môi trường tự nhiên; khơng làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng nước, chất lượng
khơng khí, chất lượng nước. Phát triển sản xuất công,nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ
phải bảo đảm là nền sản xuất sạch, thân thiện với mơi trường, khơng hoặc ít gây ơ nhiễm.
Tất cả chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đều phải được xử
lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trước khi thải ra môi trường xung quanh.
Công tác bảo vệ môi trường phải được tiến hành, thực hiện thường xuyên, lâu dài,
dựa trên ngun tắc phịng ngừa là chính, kết hợp với kiểm sốt ơ nhiễm, khắc phục suy
thối và coi trọng việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào bảo vệ
môi trường. Xây dựng các dự án quản lý mơi trường một cách dài hạn, có hệ thống, kết
22
hợp với các phương tiện và thiết bị phù hợp phục vụ quan trắc ô nhiễm nước, ứng dụng
khoa học công nghệ hiện đại vào quan trắc môi trường, cảnh báo để theo dõi thường
xuyên, cũng như xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Hạn chế việc sử dụng và khai thác đất nông nghiệp cũng như bảo vệ tài nguyên
khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn nhằm khắc phục những hạn chế và chấn chỉnh
công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc
khai thác khoáng sản trên địa bàn quản lý, có biện pháp xử lý, ngăn chặn tình trạng khai
thác khống sản trái phép; nghiêm cấm việc lợi dụng tính cấp thiết của cơng trình để thực
hiện mua bán, khai thác khoáng sản trái quy định pháp luật... Tình trạng khai thác khống
sản trái phép cơ bản từng bước được kiểm soát chặt chẽ.
Chú trọng trong việc sử dụng nguồn tài nguyên đất cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
Rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng, kiên quyết chấm dứt đầu tư đối với các
dự án kém hiệu quả, thiếu tính khả thi để tập trung đầu tư cho các cơng trình và dự án cấp
bách khác tránh cho khu hạ tầng bị bỏ hoang.
Thực hiện các giải pháp làm giàu rừng bằng việc tuyên truyền người dân trồng thêm
cây trên đồi. Tăng cường các biện pháp ngăn chặn cháy rừng tại các khu có người ở, nâng
cao ý thức người dân trong việc chặt phá rừng ,một cách bừa bãi.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia
đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc
biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Tăng cường giáo dục cộng đồng về cơng tác bảo tồn, quy định sâu rộng hơn nữa các
văn bản pháp luật của nhà nước về quản lí tài nguyên rừng, cũng như quản lí động vật.
23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Đưa ra các nguyên nhân gây suy thoái đa dang sinh học tại khu vực Xn Hịa
thuộc 2 nhóm chính:
+ Ngun nhân trực tiếp
+ Nguyên nhân gián tiếp
- Đã đưa ra một số biện pháp khắc phục tình trạng suy thối đa dạng sinh học tại khu
vựa Xuân Hòa.
2. Kiến nghị
- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên kết quả mới chỉ là bước đầu, cần tiếp tục có
những nghiên cứu chi tiết hơn nữa về nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học tại khu
vực Xuân Hòa và mở rộng sang các khu vực lân cận.
- Tiếp tục đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng suy thối đa dạng sinh học tại
khu vực Xuân Hòa.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Minh Tâm (2021), Bài giảng Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2.
2. Đỗ Thị Thanh Loan (2018), Tiểu luận Đa dạng sinh học: Phân tích những nguyên nhân
gây suy thoái ĐDSH ở Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
25