Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ke hoach thuc hien chuyen de giao duc LTLTT trong truong MN nam 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.22 KB, 6 trang )

UBND THỊ XÃ LAGI
TRƯỜNG MG TÂN TIẾN

Số: 03/KH-CM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Tiến, ngày 10 tháng 10 năm 2018

KẾ HOẠCH
Chuyên đề: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
Năm học 2018 – 2019
Thực hiện công văn hướng dẫn số 71/PGDĐT ngày 8/3/2017 của Phòng
GD&ĐT La Gi V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “ Xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020;
Căn cứ kế hoạch số …/KH-MGTT ngày … tháng 10 năm 2018 của Hiệu
trưởng Trường MG Tân Tiến về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;
Căn cứ kế hoạch số 06/KH-MGTT ngày 10/04/2017 của trường Mẫu giáo Tân
Tiến về việc thực hiện chuyên “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
giai đoạn 2016- 2020.
Trên cơ sở tình hình thực tế của trường Mẫu giáo Tân Tiến về tình hình cơ sở
vật chất, các nhóm lớp, đội ngũ giáo viên, nhân viên. Bộ phận chuyên môn xây dựng
kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2018 - 2019 như sau:
I/ Đặc điểm tình hình
1/ Thuận lợi – khó khăn:
a . Thuận lợi :
Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Thị xã LaGi. Đặc biệt sự
hướng dẫn của tổ mầm non trong công tác bồi dưỡng tập huấn chuyên môn về công
tác giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường được thực hiện thường


xun, có nề nếp, sinh hoạt tổ chun mơn đầy đủ theo định kì.
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên về thời gian, định hướng xây
dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cũng như trang bị đầy đủ các tài liệu học tập bồi dưỡng cho giáo viên.
Bên cạnh đó các nhóm lớp được nhà trường tạo điều kiện và trang bị tương
đối đầy đủ về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt đọng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Đa số giáo viên đã nắm được việc xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm phù hợp với nhóm lớp để tổ chức tốt các hoạt động học tập, vui chơi.
Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, có
ý thức tự học, tự bồi dưỡng và tinh thần phấn đấu vươn lên và ln đồn kết giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.


Giáo viên biết tận dụng, sưu tầm nguyên vật liệu đã qua sử dụng để làm đồ
dùng đồ chơi và sử dụng có hiệu quả đồ dùng đồ chơi sẵn có trong tổ chức các hoạt
động hàng ngày của trẻ.
b. Khó khăn:
Nhiều giáo viên tuổi nghề cịn ít nên chưa có nhiều kinh nghiệm linh hoạt
trong tổ chức các hoạt động dạy trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, chưa đưa ra
được các biện pháp để lựa chọn, phân biệt nhận thức của trẻ trong lớp để từ đó đưa ra
hình thức truyền thụ- luyện tập phù hợp với nhận thức của từng nhóm trẻ trong lớp.
Đại bộ phận người dân làm nông nghiệp cho nên đời sống vật chất cịn gặp
nhiều thiếu thốn, nên có ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơng tác xã hội hóa giáo dục của
nhà trường, của các lớp.
Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn đặc biệt là phòng học thiếu nên vẫn phải học
nhờ phòng chức năng. Sân chơi các điểm trường Hiệp Phú- Hiệp Tiến chật hẹp không
đủ không gian để tổ chức các hoạt động chơi, học và thể dục sáng cho trẻ.
II. Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích:
Triển khai chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" năm

học 2018-2019 trong toàn trường để đạt mục tiêu:
Xây dựng trường học bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục, công tác
quản lý, chỉ đạo, các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm.
Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều hình
thức khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ.
Môi trường giáo dục trong trường, lớp mang tính "mở" kích thích sự tập trung
chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt
động chơi và trải nghiệm đa dạng.
Cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, tổ
chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp, địa phương.
Huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ, của cộng đồng: tạo sự thống nhất cùng
quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giữa gia đình nhà trường
và xã hội.
2. Yêu cầu:
Xác định việc thực hiện chuyên đề là nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, là
việc thực hiện đổi mới trong chăm sóc và giảng dạy.
Việc thực hiện chuyên đề cần thực chất, sát với điều kiện thực tiễn của
trường,lớp, địa phương.
III. Nội dung:
1. Bồi dưỡng cho CBGV giáo viên trong toàn trường về quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm, chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo
dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá sự
phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
2. Xây dựng mơi trường vật chất trong và ngồi lớp học, môi trường xã hội
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.


3. Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ

theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
4. Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã
hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
III. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Đối với nhà trường
Rà soát các điều kiện của trường, lớp đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề "Xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm". Năm học 2018- 2019
Căn cứ các Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, chủ
động xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường,lớp thực
tiễn của địa phương;
Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng và sử
dụng môi trường, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, phương pháp tổ chức
các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm cho đội ngũ
giáo viên toàn trường.
Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không
gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú cho trẻ được thực
hành và trải nghiệm.
Tổ chức hội thi " làm đồ dùng đồ chơi bằng vật liệu đã qua sử dụng", thi “Tiết
dạy tốt” trong tập thể giáo viên yêu cầu giáo viên vận dụng linh hoạt các phương
pháp lấy trẻ làm trung tâm, sử dụng có hiệu quả đồ dùng đồ chơi mà giáo viên đã làm
từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng, những đồ chơi sẵn có một cách linh hoạt,
có hiệu quả và sáng tạo.
Phát động phong trào thi đua xây dựng trường hoc thân thiện- học sinh tích cực
hàng tháng trong nhà trường: Tổ chức xây dựng mơi trường trong và ngồi lớp theo
từng chủ đề phù hợp với cơ sở vật chất từng điểm trường, từng lớp, xây dựng các góc
thư viện thân thiện, các góc chơi, góc thiên nhiên, vườn rau trong và ngồi lớp phù
hợp.Tạo mơi trường vật chất sạch sẽ, an tồn, kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt
động , môi trường xã hội trong nhà trường thân thiện, giao tiếp giữa các giáo viênnhân viên, đối xử công bằng – yêu thương trẻ để trẻ luôn vui vẻ và phát triển tốt về
mọi mặt.

Tổ chức sinh hoạt chun mơn có chất lượng, hàng tháng tổ xây dựng và tổ
chức các hoạt động dạy minh họa theo hướng áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung
tâm cho tập thể giáo viên cùng thảo luận, rút ra những ưu điểm- hạn chế trong quá
trình tổ chức hoạt động để rút kinh nghiệm.
Chỉ đạo giáo viên tiếp tục tuyên truyền về chuyên đề tại các nhóm, lớp. Xây
dựng nội dung tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực
hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả quá trình thực hiện chuyên đề
theo từng tháng, học kì và năm học.
Tham mưu với lãnh đạo nhà trường về việc đầu tư trang thiết bị để thực hiện
tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Chỉ đạo các lớp tiếp tục thực hành áp dụng bộ tiêu chí giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non gồm 6 nội dung chính


Tổ chức hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về ý nghĩa của việc
thực hiện chuyên đề giáo dục “ xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, vị
trí, vai trị của giáo dục mầm non. Hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ
trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham
gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Đối với giáo viên
Xây dựng kế hoạch giáo dục áp dụng các tiêu chí giáo dục “lấy trẻ làm trung
tâm” phù hợp với từng nhóm, lớp
2.1. Mơi trường giáo dục:
- Mơi trường xã hội:
+ Xây dựng mối quan hệ gần gũi, hợp tác, tích cực giữa giáo viên với trẻ: Tạo
môi trường giao tiếp tích cực, thường xuyên giao tiếp với trẻ giúp trẻ phát triển ngơn
ngữ, mạnh dạn tư tin, kích thích hứng thú và tạo cơ hội để trẻ hợp tác với giáo viên.
Khi trò chuyện với trẻ giáo viên chú ý ln ngồi ngang tầm nhìn, ln lắng nghe và
trả lời các câu hỏi của trẻ.

+ Giáo viên đối xử công bằng, tôn trọng sự khác biệt của trẻ và yêu thương trẻ,
tạo bầu khơng khí vui vẻ thoải mái trong quá trình học tâp, vui chơi ở trường.
+ Đảm bảo an toàn về tinh thần cho trẻ: Giáo viên nên có những lời nói nhẹ
nhàng, tránh dọa nạt, đánh trẻ. Cần đảm bảo ánh sáng đầy đủ trong các phòng để trẻ
có cảm giác an tồn khi vui chơi, hoạt động.
+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác vui vẻ, thân thiện giữa trẻ với trẻ: Tổ chức
các trò chơi, hoạt động theo nhóm, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động cùng bạn
trong các khu vực, khuyến khích trẻ quan tâm giúp đỡ bạn, động viên- khen ngợi khi
trẻ thực hiện tốt.
- Môi trường vật chất:
+ Môi trường vật chất trong lớp: Xác định những đồ dùng trang thiết bị nào đã
có, đồ dùng nào cần bổ sung và các nguồn cung cấp: Từ mua sắm, giáo viên tự làm,
giáo viên và trẻ cùng làm,huy động từ cha mẹ trẻ…
+ Bố trí các góc hoạt động trong lớp thẩm mỹ, săp xếp hợp lí, có tính mở kích
thích hứng thú hoạt động của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử
dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. Đảm bảo không gian diễn ra hoạt
động các góc phù hợp với diện tích, vị trí các cửa, các mảng tường và số lượng của
trẻ trong lớp.
+ Mỗi góc có đồ dùng đồ chơi, học liệu đặc trưng và có thể thay đổi phù
hợpvới từng chủ đề.
+ Trang trí tranh ảnh, các biểu bảng trong lớp cần đảm bảo ngang tầm mắt trẻ,
dán tên các góc, các đồ dùng đồ chơi bằng chữ viết và hình ảnh dễ hiểu.
+ Mơi trường ngồi lớp: Tạo các góc thiên nhiên, vườn rau phù hợp với vị trí
đất được qui định, dưới mỗi gốc cây có biển tên cây, tên vườn rau, góc thiên nhiê của
lớp, tạo điều kiện cho trẻ cùng cơ chăm sóc cây, có lịch phân cơng hoạt động trực
nhật chăm sóc cây của lớp. Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ các góc chơi với cát nước. Quan
sát- hướng dẫn trẻ chơi với các đồ chơi ngoài trời như thang leo, cầu tuột, nhà banh
để trẻ chơi đúng cách- đảm bảo an toàn cho trẻ.
2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục:



- Xây dựng KHGD theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: KHGD phải
dực trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ, tin tưởng rằng mỗi trẻ
đều có thể thành cơng và tiến bộ. Tạo cơ hội cho nhiều trẻ học bằng nhiều cách khác
nhau, tạo nhiều cơ hội cho trẻ khám phá, sáng tạo và tương tác với bạn bè. Xây dựng
kế hoạch dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.
- Áp dụng một số tiêu chí trong việc lập KHGD theo quan điểm lấy trẻ làm
trung tâm:
+ Đôi với KHGD năm học: thể hiện các mục tiêu phản ánh kết quả mong đợi,
nội dung đáp ứng được sự phát triển của trẻ theo chương trình GDMN. KHGD năm
học có dự kiến chủ đề, thời gian thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ, điềù kiện
trường lớp, địa phương.
+ Đối với KHGD chủ đề: Thể hiện được các mục tiêu của KHGD năm học, nội
dung và các hoạt động phù hợp với hiểu biết, nhu cầu hứng thú của trẻ trong độ tuổi
và phù hợp với thực tiễn của trường lớp.
+ KHGD tuần/chủ đề nhánh: Thể hiện được các mục tiêu, các nội dung và hoạt
động phù hợp với 1 tuần và sự hiểu biết, nhu cầu cầu hứng thú của trẻ, KHGD tuần
chỉ ra những dự kiến vật liệu, đồ dùng cần chuẩn bị, địa điểm, thời điểm tổ chức các
hoạt động của trẻ.
+KHGD ngày: Thể hiện cụ thể các nội dung và hoạt động từ KHGD tuần. Có
các hoạt động trong lớp- ngồi trời, có các hoạt động động và tĩnh đáp ứng nhu cầu
ngghi3 ngơi và vận động của trẻ. KHGD ngày tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm
tìm tịi khám phá dưới nhiều hình thức đa dạng theo phương châm “Chơi mà học-học
bằng chơi”. KHGD ngày chú ý đến các trẻ cần hổ trợ cá nhân( trẻ nhút nhát, tăng
động, trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật…)
2.3. Tổ chức hoạt động giáo dục:
- Tổ chức các hoạt động chơi: Chuẩn bị các đồ chơi, góc chơi đáp ứng nhu cầu
hứng thú của trẻ, thể hiện sự tôn trọng trẻ trong tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi. Dự kiến
kế hoạch chơi nhằm tạo cơ hội cho mọi trẻ được học tập và thành công qua chơi.
- Tổ chức hoạt động học: Giáo viên xác định mục đích- yêu cầu phù hợp với

trẻ. Chú ý các hoạt động trải nghiệm của trẻ được thiết kế nhằm tới mục đích- yêu
cầu của bài. Ngoài ra cần chú ý địa điểm và phương tiện thuận tiện để tổ chức các
hoạt động trải nghiệm của trẻ. Giáo viên cần có tác phong sư phạm gần gũi trẻ, giáo
viên là nười trợ giúp trẻ, cho thời gian để trẻ suy nghĩ, giải quyết vấn đề, không thúc
giục, làm thay trẻ, khuyến khích trẻ chia sẻ, diễn đạt sự hiểu biết của mình. Giáo viên
tận dụng những tình huống thật đễ dạy trẻ, khuyến khích trẻ sáng tạo và tương tác
giữa các trẻ.
2.4. Đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Đánh giá kết quả giáo dục trẻ được dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ,
không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ. Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên
mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế
hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp
theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều
kiện thực tế của trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ). Đánh giá đúng
khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tơn trọng những gì trẻ có. Tơn


trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về cách thức và tốc độ học tập và phát triển riêng.
Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
2.5. Phối hợp giữa giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.
Thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ ở trường lớp: Luôn tôn trọng và chấp nhận
tất cả cha mẹ trẻ, không ác cảm, định kiến. ln chào đón, phơi hợp và tạo điều kiện
để các bậc cha mẹ tham gia vào các hoạt động của trường của lớp nhằm tạo sự đồng
thuận, thống nhất trong cách chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường- gia đình. Giáo
viên kịp thời cung cấp thơng tin đến gia đình trẻ về những tiến bộ hoặc những khó
khăn của trẻ và lắng nghe thơng tin từ cha mẹ trẻ với thái độ thân thiện, chân thành,
tôn trọng. Khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống
nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ. Giáo viên cần nhạy cảm- khơn khéo có
cách giao tiếp phù hợp với đối tượng cha mẹ trẻ. Đa dạng các hình thức giao tiếp với

cha mẹ trẻ( qua giờ đón trả trẻ, họp phụ huynh, qua điện thoại, qua tổ chức các hoạt
động có cha mẹ tham gia, qua thư điện tử, sổ liên lạc, qua các ngày hội, viết thơng
báo, góc tuyên truyền, góc sản phẩm của trẻ…)..
V. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện: Từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 5/2019.
Trên đây là kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm” năm học 2018-2019 của trường MG Tân Tiến đề nghị các tổ chun
mơn, các giáo viên nghiêm túc thực hiện./.
PHĨ HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:

- Hiệu trưởng;
- Các tổ chuyên môn (Th/h);
- Lưu HSCM.

Phùng Thị Như Hoa

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG



×