Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Bài tiểu luận các vùng văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA: KINH TẾ
NGÀNH VIỆT NAM HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
CÁC VÙNG VĂN HĨA VIỆT NAM

Bình Dương, ngày 10 tháng 07 năm 2021

1


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Khái niệm văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống
động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động
sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những
yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”1. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động
sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi
cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ qt, đồng
thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc. Tuy nhiên, nếu chỉ
căn cứ vào định nghĩa có tính khái qt này, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa,
chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lạc: Quản lý văn hóa là quản lý các hoạt động sáng tạo và
thu hẹp hơn nữa là quản lý sáng tác văn học nghệ thuật. Thực tế quản lý văn hóa khơng phải
như vậy, quản lý văn hóa ở cấp xã lại càng khơng phải chỉ có thế.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng


ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết
đều “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua
thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành
những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này qua
đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp lại mà thành di
sản văn hóa của tồn nhân loại.

2


Ở một góc độ khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa
con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo
và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống
con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT TỈNH KON TUM
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý:
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc Tây Nguyên trong toạ độ địa
lý từ 107020'15" đến 108032'30" kinh độ đông và từ 13055'10" đến 15027'15" vĩ độ bắc.

Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích tồn quốc, phía bắc giáp
tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía
đơng giáp Quảng Ngãi (74 km), phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường
biên giới dài 280,7 km).

1.2. Địa hình:
Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam
và từ đơng sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao ngun và vùng

trũng xen kẽ nhau. Trong đó:

(1) Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích tồn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền dải
có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối
như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m) - nơi bắt nguồn của nhiều con sông
chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng Ngãi như
3


sơng Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc chạy sang phía
đơng tỉnh Kon Tum. Ngồi ra, Kon Tum còn có một số ngọn núi như: ngọn Bon San (1.939
m); ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo thành các thung lũng
hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có dạng nghiêng về phía tây
và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi Chưmomray.

(2) Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sơng Pơ Kơ đi về phía nam của tỉnh, có dạng lòng
máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và
có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được
hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía đơng chạy dọc biên giới Việt Nam Campuchia.

(3) Địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao ngun Kon Plơng nằm giữa dãy An Khê và
dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc
- Đơng Nam.

1.3. Khí hậu:
Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao ngun. Nhiệt độ trung bình trong năm
dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 90C.

Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121 mm, lượng

mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là
tháng 8. Mùa khơ, gió chủ yếu theo hướng đơng bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây
Nam.

Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm khơng khí tháng cao
nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).
4


1.4. Khoáng sản:
Kon Tum nằm trên khối nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khống
sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phức hệ mắc ma đã được các nhà địa chất
nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại hình khống sản như: sắt, crơm, vàng, ngun liệu
chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu
xây dựng,... đã được phát hiện. Nhiều vùng có triển vọng khống sản đang được điều tra
thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000, cùng với những cơng trình nghiên cứu chun đề
khác,... sẽ là cơ sở quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Qua khảo sát của các cơ quan chuyên môn, hiện nay, Kon Tum đang chú trọng đến
một số loại khống sản sau:

(1) Nhóm khống sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: nhóm này rất đa dạng, bao gồm:
sét (gạch ngói), cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vơi, đá granít, puzơlan,....

(2) Nhóm khống sản vật liệu cách âm, cách nhiệt và xử lý môi trường, bao gồm diatomit,
bentonit, chủ yếu tập trung ở thành phố Kon Tum.

(3) Nhóm khống sản vật liệu chịu lửa: gồm có silimanit, dolomit, quazit tập trung chủ yếu ở
các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Ngọc Hồi.

(4) Nhóm khống sản cháy: gồm có than bùn, tập trung chủ yếu ở thành phố Kon Tum,

huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tơ.

(5) Nhóm khống sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm: gồm có măngan ở Đăk Hà;
thiếc, molipden, vonfram, uran, thori, tập trung chủ yếu ở Đăk Tô, Đăk Glei, Ngọc Hồi,
Konplong; bauxit tập trung chủ yếu ở Kon Plông.
5


(6) Nhóm khống sản đá q: gồm có rubi, saphia, opalcalcedon tập trung ở Đăk Tô, Kon
Plông.

1.5. Tài nguyên đất: được chia thành 5 nhóm với 17 loại đất chính:

(1) Nhóm đất phù sa: gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù sa loang lổ, đất
phù sa ngồi suối.

(2) Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên mácma axít và đất xám trên phù sa
cổ.

(3) Nhóm đất vàng: gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên mácma
axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan phong hố, đất vàng nhạt
trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.

(4) Nhóm đất mùn vàng trên núi: gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt có nơi Potzon
hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên mácma bazơ và trung
tính, đất mùn vàng đỏ trên mácma axít.

(5) Nhóm đất thung lũng: chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản phẩm dốc tụ.

1.6. Tài nguyên nước:


6


(1) Nguồn nước mặt: chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đơng bắc của tỉnh Kon
Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm:

- Sơng Sê San: do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh Pô Kô dài 121 km,
bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo hướng bắc - nam. Nhánh này được
cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt nguồn phía nam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây,
Măng Ri, huyện Đăk Tô. Nhánh Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh.

- Các sơng, suối khác: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ về Quảng Ngãi
và phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam,
Đà Nẵng. Ngồi ra còn có sơng Sa Thầy bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo
hướng bắc - nam, gần như song song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San.

Nhìn chung, chất lượng nước, thế năng,... của nguồn nước mặt thuận lợi cho việc xây dựng
các cơng trình thủy điện, thủy lợi.

(2) Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng cơng
nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ lượng tương đối lớn.
Ngồi ra, huyện Đăk Tơ, Konplong còn có 9 điểm có nước khống nóng, có khả năng khai
thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh.

1.7. Rừng và tài nguyên rừng:

(1) Rừng: đến năm 2008, diện tích đất lâm nghiệp của Kon Tum là 660.341 ha, chiếm
68,14% diện tích tự nhiên. Kon Tum có các kiểu rừng chính sau:


7


- Rừng kín nhiệt đới hỗn hợp cây và lá rộng: đây là kiểu rừng điển hình của rừng tỉnh Kon
Tum, phân bố chủ yếu trên độ cao 500 m, có ở hầu hết huyện, thị trong tỉnh.

- Rừng lá ẩm nhiệt đới: có hầu hết trong tỉnh và thường phân bố ở ven sơng.

- Rừng kín á nhiệt đới: phân bố ở vùng núi cao.

- Rừng thưa khô cây họ dầu (rừng khộp): phân bố chủ yếu ở huyện Ngọc Hồi, huyện Đăk
Glei (dọc theo biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia).

(2) Tài nguyên rừng:

- Thực vật: theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài, thuộc hơn
180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Cây hạt trần có 12 lồi, 5 chi, 4 họ; cây hạt kín có 305 lồi,
175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 lồi, 19 chi, 6 họ; cây 2 lá có mầm 285 lồi, 156 chi,
65 họ. Trong đó, các họ nhiều nhất là họ đậu, họ dầu, họ long não, họ thầu dầu, họ trinh nữ,
họ đào lộn hột, họ xoan và họ trám. Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện
nhiều loại rừng khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai
cao, thấp khác nhau: 600 m trở xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay, nổi trội nhất
vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên,
chua,... ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc,... Nhắc đến
nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến vùng núi Ngọc Linh với những cây dược liệu quý
như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô và quế. Trong những năm gần đây, diện tích rừng
của Kon Tum bị thu hẹp do chiến tranh, khai thác gỗ lậu và các sản phẩm khác của rừng.
Nhưng nhìn chung, Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ quý và có giá trị kinh tế cao.

- Động vật: rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều lồi hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40

họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88 lồi, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây
8


Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật ăn cỏ như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng,...
Trong đó, voi có nhiều ở vùng tây nam Kon Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay
con min) tên khoa học Bosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và
Đăk Tô; bò Đen Teng tên khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk
Tô, Kon Plông đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của lồi thú q này.
Ngồi ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói.

Bên cạnh các lồi thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như cơng, trĩ
sao, gà lơi lơng tía và gà lôi vằn. Trong điều kiện rừng bị xâm hại, việc săn bắt trái phép ngày
một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các loài động vật,
đặc biệt là các loài động vật quý hiếm. Tỉnh Kon Tum đã quy hoạch xây dựng các khu rừng
nguyên sinh và đưa vào xếp hạng quốc gia để có kế hoạch khai thác, nghiên cứu và bảo vệ,
đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ động, thực vật
nói riêng, mơi trường sinh thái nói chung.

2. Lịch sử:
2.1. Tên gọi Kon Tum
Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana.
Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa
phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để
chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong số những
người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông khơng thích cảnh chiến tranh
đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho
phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm
đơng, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính
thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng.

Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước, …).

Do vị trí đặc biệt, Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng Đăkbla uốn quanh bồi đắp phù sa
màu mỡ. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi,
9


đồng bào các dân tộc tụ hội về đây ngày một đông. Người Kinh khi đến Tây Nguyên cũng
chọn vùng đất Kon Tum làm nơi định cư. Từ đó, Kon Tum trở thành vùng đất cộng cư của
nhiều dân tộc.

Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con người, vùng
đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát
cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là
Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được
dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây
Nguyên.

2.2. Địa giới Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử

Kon Tum thuở xưa còn rất hoang vắng, người thưa, đất rộng. Các dân tộc bản địa gồm Xơ
Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác
nhau. Nét đặc biệt trong thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc ở tỉnh Kon Tum là tổ chức
xã hội duy nhất chỉ có làng. Làng được xem như đơn vị hành chính mang tính bao quát và cụ
thể, chi phối mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Mỗi làng mang tính độc lập riêng biệt, do
một chủ làng là người có uy tín nhất trong làng đứng đầu.

Trong giai đoạn khởi nghĩa Tây Sơn (1771 - 1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết với các dân tộc vùng này.


Năm 1840, dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình Huế lập Bok Seam - một người Bana làm quan
cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và người các dân tộc được
phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi. Từ đây, những lái buôn người Kinh bắt đầu đến với
Tây Nguyên để mua bán, trao đổi hàng hóa.

10


Trong thời gian này, người Pháp cũng tìm đường đến Kon Tum để truyền đạo. Trong giai
đoạn 1841 - 1850, thực dân Pháp đã đặt được cơ sở Thiên chúa giáo đầu tiên ở Kon Tum.

Năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Kon Tum - Tây Nguyên. Bằng những
thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ các dân tộc trong vùng, thực dân Pháp đã thơn tính Kon
Tum và Tây Nguyên.

Năm 1892, thực dân Pháp đặt tại Kon Tum một tòa đại lý hành chính đầu tiên do một cố đạo
người Pháp là Vialleton, còn gọi là cha Truyền cai quản.

Ngày 4-7-1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, bao gồm hai tòa đại lý hành chính:
một tòa ở Kon Tum (trước đó thuộc tỉnh Bình Định) và một tòa ở Cheo Reo (trước đó thuộc
tỉnh Phú Yên).

Ngày 25-4-1907, thực dân Pháp chính thức bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh
Plei Ku Der gồm hai tòa đại lý hành chính Kon Tum và Cheo Reo được sáp nhập trở lại hai
tỉnh Bình Định và Phú n như trước đó.

Ngày 9-2-1913, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành
chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú n, đại lý
hành chính Bn Ma Thuột (Bn Ma Thuột trước đó là một tỉnh riêng, nhưng đến năm 1913
giảm từ tỉnh xuống thành đại lý hành chính, sáp nhập vào tỉnh Kon Tum).


Năm 1917, thực dân Pháp thành lập tòa đại lý hành chính An Khê, gồm huyện Tân An và khu
vực người dân tộc thiểu số đặt dưới quyền cai trị của công sứ tỉnh Kon Tum.

11


Ngày 2-7-1923, đại lý Buôn Ma Thuột được tách khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Đắk
Lắk.

Ngày 3-12-1929, thành lập thành phố Kon Tum (thực tế lúc đó chỉ là thị trấn, gồm tổng Tân
Hương và một số làng dân tộc thiểu số phụ cận).

Ngày 25-5-1932, tách đại lý Pleiku ra khỏi tỉnh Kon Tum, thành lập tỉnh Pleiku (nay thuộc
tỉnh Gia Lai). Đến ngày 9-8-1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh Kon Tum,
sáp nhập vào tỉnh Pleiku. Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ chỉ còn lại tổng Tân Hương và toàn bộ
đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổng Tân Hương là tên gọi tiền thân của thành phố Kon Tum hiện nay. Tổng Tân Hương là
nơi hội tụ của các làng người Kinh lên lập nghiệp tại Kon Tum. Theo thứ tự, các làng của
tổng Tân Hương được thành lập theo thời gian và tên gọi như sau: Tân Hương (năm 1874);
Phương Nghĩa (năm 1882); Phương Quý (năm 1887); Phương Hòa (năm 1892); Trung
Lương (năm 1914); Phụng Sơn (năm 1924); Ngô Thạnh (năm 1925); Ngô Trang (năm 1925);
Phước Cần (năm 1927); Lương Khế (năm 1927).

Ngày 3-2-1929, theo nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ, tổng Tân Hương được lập thành thị
trấn Kon Tum, từ đó thị trấn Kon Tum trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh
Kon Tum. Theo thời gian, mảnh đất nơi đây không ngừng được mở rộng và phát triển. Ngoài
các làng của người Kinh lập nên, về sau có thêm nhiều làng của người dân tộc thiểu số vùng
ven như các làng Kon Rbàng, KonM'nai, ChưHreng, cũng nằm trong phạm vi quản lý hành

chính của thị trấn Kon Tum.

Tháng 8-1945, cùng với cả nước, ngày 25-8-1945, nhân dân Kon Tum đã nổi dậy giành chính
quyền. Chính quyền cách mạng tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các
huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thành phố Kon Tum. Chính quyền cách mạng lâm

12


thời tỉnh Kon Tum được thành lập đóng trụ sở tại thành phố Kon Tum để lãnh đạo nhân dân
bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.

Ngày 26-6-1946, thực dân Pháp tấn công và chiếm lại Kon Tum, thiết lập trở lại bộ máy cai
trị vùng này. So với trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bộ máy thống trị và chính sách
cai trị của Pháp từ tỉnh tới làng khơng mấy thay đổi. Đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh là
một cơng sứ người Pháp, bên dưới có các huyện thường do tên đồn trưởng người Pháp nắm
giữ rồi đến làng. Thực dân Pháp đã tập hợp bọn tay sai người địa phương, đặc biệt là dụ dỗ,
mua chuộc, lôi kéo các chủ làng để nắm giữ bộ máy quyền lực ở cơ sở.

Về phía cách mạng, sau khi thực dân Pháp tái chiếm Kon Tum, chính quyền cách mạng lâm
thời tan rã, tổ chức Đảng bị phân tán, thất lạc. Trong thời gian này, tỉnh Kon Tum chịu sự
quản lý chỉ đạo về hành chính của xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số
Nam Trung Bộ.

Tháng 1-1947, thành lập Phân khu 15, trong đó nòng cốt là tỉnh Kon Tum và các huyện miền
Tây của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên thực tế, tổ chức hành chính của Kon Tum
vẫn giữ nguyên, nhưng chịu sự quản lý và chi phối của Phân khu 15 về hoạt động quân sự.
Tháng 8-1947, Khu 15 Tây Nguyên được thành lập, tỉnh Kon Tum là một trong những đơn vị
hành chính trực thuộc Khu 15. Tháng 3-1950, theo chủ trương của Liên Khu ủy V, tỉnh Kon
Tum và tỉnh Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia - Kon. Ban cán sự Gia - Kon ra quyết định

thành lập 7 khu (huyện). Địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức thành 3 khu: khu 1 (Đăk Glei); khu 2
(Đăk Tô); khu 3 (Konplong).

Tháng 10-1951, theo quyết định của Liên Khu uỷ V, tỉnh Kon Tum và các huyện phía tây
Quảng Ngãi hợp nhất thành Mặt trận miền Tây.

13


Tháng 2-1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Ngun được hồn tồn giải
phóng. Một thời gian sau, Mặt trận miền Tây cũng được giải thể. Theo tinh thần Hiệp định
Giơnevơ ký ngày 20-7-1954, tỉnh Kon Tum bước vào thời kỳ lịch sử mới.

Về phía địch, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ - ngụy tiếp quản Kon Tum. Năm
1958, chúng chia bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy
hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút.

Năm 1958, nguỵ quyền thành lập quận Toumơrông. Năm 1959, nguỵ quyền thành lập thêm
quận Chương Nghĩa. Năm 1960, quận Konplong bị xóa bỏ. Như vậy, thực tế quận
Toumơrơng và quận Chương Nghĩa chiếm gần trọn diện tích của quận Konplong trước đó.
Một phần đất còn lại của quận Konplong khơng thuộc phạm vi của hai quận mới này được
sáp nhập về quận Kon Tum.

Năm 1961, quận Chương Nghĩa bao gồm phần đất phía đơng sơng Đăk Nghé, giáp với Ba Tơ
(Quảng Ngãi) được cắt về tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh Kon Tum còn lại 4 đơn vị hành chính cấp
quận: Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Toumơrông.

Sau năm 1965, phân cấp hành chính của Nguỵ quyền Sài Gòn tại Kon Tum có sự thay đổi.
Đối với khu vực thị xã, thị trấn đông dân, chúng vẫn giữ nguyên cấp quận; những nơi xa xơi,
ít dân cư hơn, chúng giảm quận đặt thành phái viên hành chính.


Năm 1970, bộ máy hành chính của địch ngồi tòa hành chính và các ty, sở ở tỉnh, bên dưới
có các cấp sau: quận Kon Tum, quận Đăk Tơ, phái viên hành chính Đăk Sút, phái viên hành
chính Măng Buk, phái viên hành chính Chương Nghĩa (quận Chương Nghĩa chuyển về
Quảng Ngãi một thời gian sau đó được nhập trở lại tỉnh Kon Tum).

14


Năm 1972, nguỵ quyền cải danh chi khu Đăk Pét thành quận Đăk Sút để mở rộng chức năng
về hành chính.

Sau chiến dịch xuân - hè năm 1972, quân cách mạng giải phóng Đăk Tơ - Tân Cảnh và đại
bộ phận các vùng nơng thơn, vùng kiểm sốt của địch bị thu hẹp đáng kể; quận lỵ Đăk Tô
của địch phải lưu vong về đèo Sao Mai (đông nam thành phố Kon Tum); các chi khu Đăk
Pét, Măng Đen, Măng Buk bị cơ lập giữa vùng giải phóng của ta. Địch chỉ còn co cụm phần
lớn tại khu vực thành phố Kon Tum.

Năm 1974, quân ta tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk.
Tận dụng thời cơ thắng lớn ở Buôn Ma Thuột, ngày 17-3-1975, quân và dân trong tỉnh đã nổi
dậy tấn công vào đầu não của địch ở nội thị, giải phóng thành phố và tồn tỉnh Kon Tum.

Về phía ta, đầu năm 1955, toàn tỉnh đuợc chia thành 6 khu nông thôn (tương đương huyện)
và một thành phố.

Khu 1: lúc đầu là vùng đông và bắc thành phố Kon Tum, từ bờ sơng Pơ Kơ (phía tây) đến bờ
sơng Đăk Nghé (phía đơng).

Khu 2: bao gồm tồn huyện Konplong ngày nay.


Khu 3: gồm một số vùng thuộc huyện Đăk Glei và một số vùng của Đăk Tô (nay thuộc
huyện Đăk Hà) giáp với khu 6 và giáp với huyện Konplong ngày nay.

Khu 4: vùng tây huyện Đăk Glei từ giáp Quảng Nam đến Đăk Nây Pui, phía tây giáp biên
giới Lào.
15


Khu 5: được hình thành và giải thể trước khi có hiệp định Giơnevơ nên khơng còn. Một phần
khu 5 nhập vào khu 4, phần còn lại nhập vào khu 6.

Khu 6: từ Vơmơna, phía đơng giáp Măng Buk đến vùng Kayong giáp biên giới Lào, phía bắc
giáp vùng Đăk Hà, phía nam đến Konplong.
Khu 7: thuộc huyện Sa Thầy ngày nay.

Cuối năm 1956, đầu năm 1957, các khu vực được sắp xếp lại và chuyển đổi thành huyện: cắt
một phần khu 3 giáp khu 6 thành khu 8; cắt một phần nam khu 2 thành khu 9; giải thể khu 6.
Hình thành nên các huyện: khu 1 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H16; khu 2 và
khu 9 sáp nhập thành huyện H29; khu 3 chuyển thành huyện H30; khu 8 và một phần khu 6
sáp nhập thành huyện H80; khu 4 thành huyện H40; khu 7 và một phần khu 6 sáp nhập thành
huyện H67.

Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, các huyện trong tỉnh Kon Tum đều được gọi
theo tên mật danh như: H16, H29, H30, H40, H67, H80. Riêng thành phố Kon Tum lúc đó
mang mật danh là H5. Vùng KonHring (nay thuộc huyện Đăk Hà) mang mật danh H9.

Ứng với mỗi mật danh có tên gọi cụ thể là: H16 (Konpraih); H29 (Konplong); H80 (Đăk
Tô); H5 (thành phố Kon Tum); H30 (phía đơng Đăk Glei); H40 (phía tây Đăk Glei); H67 (Sa
Thầy); H9 (Kon Hring).


Sau khi tỉnh Kon Tum được giải phóng (17-3-1975), tồn tỉnh có thành phố Kon Tum và 6
huyện là H30, H40, H16, H29, H80, H67.

16


Tháng 10-1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, trên
địa bàn tỉnh có các huyện: huyện Konplong (H16 + H29), huyện Đăk Glei (H30 + H40),
thành phố Kon Tum (H5 + H9), huyện Đăk Tô (H80). Năm 1979, thành lập huyện Sa Thầy
trên cơ sở phần đất của H67 cũ.

Tháng 10-1991, tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Theo đó, một số huyện mới được thành lập như Ngọc Hồi (năm 1992); Đăk Hà (năm 1994),
huyện Kon Rẫy (năm 2002), huyện Tu Mơ Rơng (năm 2005).

Đến năm 2015, tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và 9 huyện. Trong đó, thành phố Kon Tum là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

3. Kinh tế
Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Kon
Tum có đường Quốc lộ 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư
(Lào).
Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển đổi cơ bản tiến bộ, công
nghiệp xây dựng đạt 32%, nông, lâm nghiệp 25%, dịch vụ 43%, GDP bình quân đầu
người đạt 507 USD, nhu cầu vốn đầu tư cả thời kỳ 476,6 triệu USD. Tình hình xuất nhập
khẩu đến năm 2010 đạt 70 triệu USD. Đồng thời năm 2010 có 50.000 lượt khách du lịch,
trong đó có 10.000 khách nước ngồi.
Năm 2012, năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần
thứ XIV. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,77% so với cả nước. Trong đó, các
ngành nơng - lâm - thủy sản tăng 7,3%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 17,49%,

ngành dịch vụ tăng 18,34% và chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,88%. Thu ngân sách trên địa bàn
đạt 1.632,2 tỷ đồng, vượt 0,5% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38,2%, đồng
thời giải quyết việc làm cho khoảng 6.200 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống
dưới 5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,12 triệu đồng, và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
22,77%.

17


Ước tính đến cuối năm 2012, tồn tỉnh có 13.794 hợp tác xã, tăng 504 so với năm 2011.
Danh thu bình quân của Hợp tác xã năm 2012 ước đạt 1,74 tỷ đồng/HTX/Năm, Lợi nhuận
bình quân của hợp tác xã đạt 370,87 triệu đồng/HTX/Năm. Thu nhập bình quân của các xã
viên hợp tác xã ước đạt 18,26 triệu đồng/xã viên/năm. Thu nhập của lao động thường xuyên
trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã ước đạt 17,83 triệu đồng/lao động/năm.
Tỉnh Kon Tum đã thực hiện đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm
chủ lực của tỉnh như Sâm Ngọc Linh, rau hoa xứ lạnh, ni cá tầm, cá hồi... gắn với tìm kiếm
thị trường tiêu thụ. Tỉnh phấn đấu trong năm 2013, thu ngân sách nhà nước tại địa bàn đạt
trên 1.830 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD.
Giáo dục
Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn tồn tỉnh Kon Tum có 259 trường
học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thơng có 14 trường, Trung học cơ sở có 94
trường, Tiểu học có 131 trường, trung học có 10 trường, có 10 trường phổ thơng cơ sở, bên
cạnh đó còn có 108 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong
địa bàn Tỉnh Kon Tum cũng tương đối hồn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong
địa bàn tỉnh.
Y tế
Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Kon Tum có 121 cơ sở khám chữa
bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 4 Bệnh viện, 13 Phòng khám đa khoa khu vực, 97 Trạm
Y tế phường xã, và 1 Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng. Tồn tỉnh có 1770 giường
bệnh và 354 bác sĩ, 350 y sĩ, 694 y tá. Nổi bật là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kom Tum, với nỗ

lực không ngừng của Y - Bác sĩ tại bệnh viện, đã hạn chế được tình trạng bệnh nhân phải
chuyến tuyến đến các bệnh viện tuyến trên như: Bệnh viện Chợ Rẫy (Hồ Chí Minh), Bệnh
viện Đà Nẵng (Đà Nẵng), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Dân cư
Theo kết quả điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1999, tỉnh Kon Tum có 316.600 người. Tồn tỉnh
có 25 dân tộc, trong đó đơng nhất là dân tộc Kinh có 145.681 người chiếm 46,36%. Các dân
tộc thiểu số gồm dân tộc Xơ Ðăng có 78.741 người, chiếm 25,05%. dân tộc Ba Na có 37.519
18


người, chiếm 11,94%. dân tộc Giẻ- Triêng có 25.463 người, chiếm 8,1%. dân tộc Gia Rai có
15.887 người, chiếm 5,05%. các dân tộc khác chiếm 3,5 %.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Kon Tum đạt 540.438 người, mật độ dân
số đạt 55 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 172.712 người, chiếm 32%
dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 367.726 người, chiếm 68% dân số. Dân số
nam đạt 271.619 người, trong khi đó nữ đạt 268.819 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân
theo địa phương tăng 2,28% Đây cũng là tỉnh ít dân nhất vùng Tây Nguyên với hơn 540.000
dân.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, tồn tỉnh
Kon Tum có 42 dân tộc cùng người nước ngồi sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 201.153
người, người Xơ Đăng có 104.759 người, người Ba Na có 53.997 người, Người Giẻ
Triêng có 31.644 người, người Gia Rai có 20.606 người, người Mường có 5.386 người,
Người Thái có 4.249 người, Người Tày có 2.630, cùng các dân tộc ít người khác
như Nùng, Hrê, Brâu, Rơ Măm...
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Tồn tỉnh Kon Tum có 5 Tơn giáo khác nhau chiếm
262.856 người. Trong đó, nhiều nhất là Cơng giáo có 218.511 người, Phật giáo có 26.012
người, Tin Lành có 17.744 người, cùng các tơn khác như Cao Đài có 499 người, Đạo
Bahá'í có 15 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có bốn người, cuối cùng là Hồi giáo chỉ có một
người.


4. Du lịch
Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá thiên
nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tơ và các khu rừng đặc dụng, khu bảo
tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh quan, an dưỡng. Các cảnh
quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử cách mạng như di tích cách mạng
ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei, di tích chiến thắng Đắk Tơ - Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần,
chiến thắng Măng Đen… các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du
lịch sinh thái - nhân văn.

19


CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TỈNH KON
TUM
Nhắc đến vùng đất Kon Tum, ít ai có thể hình dung hồn cảnh về vùng đất này, hay chỉ biết
ngắn gọn về một tỉnh thành thuộc khu vực Tây Nguyên. Bởi chỉ có những người dân nơi đây,
những người đi qua vùng đất này mới hiểu hết vẻ đẹp thiên nhiên cũng như vùng đất mang
đậm đặc sắc về văn hóa.
Văn hóa Kon Tum là đất đậm đặc về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc
thiểu số.
Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo mang bản sắc đặc thù,
thể hiện ở các loại hình : Khảo cổ, văn hóa luật tục, văn hóa cư trú, nhà rơng – nhà dài, văn
hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, diễn xướng dân gian, các loại hình nghệ thuật dân gian
truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, ngôn ngữ-chữ viết, chạm khắc-hoa văn,
họa tiết, dệt thổ cẩm, đan lát,.. cũng từ đó mà nhắc đến văn hóa Kon Tum, nhưng nét đặc
trưng này lại hiện lên trong người dân nơi đây.
1. Nét đặc trưng văn hóa Kon Tum qua hình ảnh người dân

Về sử thi, ước tính của các nhà nghiên cứu, qua khảo sát, thì văn hóa Kon Tum có khoảng

trên 100 bộ sử thi lớn nhỏ của các dân tộc bản địa, có những bộ sử thi rất lớn (như sử thi
Ðăm Dông).
Nghệ thuật diễn xướng sử thi của các nghệ nhân (hơ mon, hơ mon-hơ ri) chính là điều có sức
hấp dẫn lớn, lơi cuốn không những ở những người tham gia sinh hoạt văn hóa Nhà Rơng của
cộng đồng mà còn như một “nam châm cực mạnh” hút các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian
vào đó.

20


Lễ hội của người dân tộc Kon Tum
Vừa qua, thông qua hoạt động triển khai “Dự án sử thi Tây Nguyên” đã sưu tầm thêm nhiều
sử thi mới.
Các truyền thuyết về các vấn đề tự nhiên, xã hội; các câu chuyện thần thoại, chuyện cổ
tích… của các dân tộc thiểu số, là kho tàng văn hóa phi vật thể vơ giá vẫn còn chứa trong các
cuốn sách sống – các nghệ nhân, nếu chúng ta không kịp thời khai thác thì rồi đây có nguy
cơ sẽ mất đi.
Các hoạt động lễ hội với các nghi thức tiến hành, cùng với ý nghĩa văn hóa của nó, là điều
đòi hỏi được sưu tầm, nghiên cứu và lưu giữ kịp thời.
Bên cạnh đó, với cộng đồng hơn mười dân tộc thiểu số từ phía bắc di cư vào Kon Tum cũng
đã mang vào đây những giá trị văn hóa của dân tộc mình làm giàu thêm cho “bảng mầu văn
hóa Kon Tum”.
Trong số hơn 200 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số, tỉnh đã tổ chức phục
dựng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Ba Na, Brâu;
phục dựng nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Lễ cưới truyền
thống của dân tộc Ba Na, dân tộc Rơ Măm; lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới của dân tộc Rơ Măm;
lễ làm chuồng trâu của dân tộc Xơ Đăng nhánh Mơ Nâm; lễ cúng làng của dân tộc Brâu; lễ
bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng – nhóm Xơ Teng…

21



Lễ hội người dân Kon Tum
Sau khi phục dựng, các nghề thủ công truyền thống, nhạc cụ truyền thống, các lễ hội tiêu
biểu này được đồng bào các dân tộc duy trì, tự tổ chức định kỳ hằng năm ở các cộng đồng
dân cư.

2.

Nét đặc trưng Văn hóa Kon Tum thể hiện qua ẩm thực

Găn liền với sự đa dạng văn hóa từ nhiều dân tộc, ẩm thực Kon Tum cũng được xem là nét
văn hóa mang nhiều nét riêng bởi dự kết hợp của nhiều dân tộc.
Một số món ăn có thể kể đến như Bún đỏ cao nguyên, Gỏi lá, rượu ghè, Heo Măng Đen
quay, Thịt hun khói Măng Đen, Cá gỏi kiến vàng, Dế chiên Kon Tum, Thịt chuột đồng,…
Bún đỏ cao nguyên
Bún đỏ cao nguyên là một trong những món ăn ngon tại Kon Tum mà bạn khơng nên bỏ lỡ.
Khác với những món bún như bún bò, bún chả cá, hay bún mắm,… bún đỏ cao nguyên đơn
giản hơn từ cách chế biến đến cách thưởng thức. Món ăn này cũng góp phần làm nổi bật
trong số các điểm nhấn của văn hóa Kon Tum.

22


Bún đỏ cao ngun
Ngun liệu chính của món bún đỏ cao nguyên chính là cua đồng, một ít chả viên cùng trứng
cút luộc. Tuy là món đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm nên một tô bún
đỏ cao nguyên hấp dẫn từ màu sắc cho đến mùi vị.

Gỏi lá

Quả đúng như tên gọi, món gỏi lá này tồn… lá. Chỉ một món ăn mà bày kín mâm, bởi gỏi lá
“đúng chất” có tới 40-50 loại, từ các loại rau quen thuộc như: lá cải, tía tơ, đinh lăng, lá sung,
lá mơ, hành, rau húng… đến các loại lá ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua,
lá chùm ruột, ngũ gia bì… và rất nhiều loại lá là riêng biệt của Tây Nguyên mà nhiều người
chưa biết hết tên.

23


Gỏi lá
Kon Tum

Rượu ghè
Nếu bạn có dịp đi du lịch Kon Tum, khám phá ẩm thực địa phương thì đừng bỏ qua một lần
nếm thử rượu ghè, điểm nhấn của văn hóa Kon Tum. Rượu ghè là thức uống đặc biệt của
những đồng bào dân tộc ở miền núi này.
Chất men cay tự nhiên này trở thành hương vị không thể thiếu trong nhiều lễ hội của họ và
trở thành “đặc sản” của riêng những du khách miền xuôi khi ngược lên nơi này du ngoạn.

24


Chuẩn bị cho
lễ hội rượu ghè
Thịt hun khói Măng Đen
Khi đến sinh sống và làm việc ở Măng Đen, chúng tôi đã phát hiện ra rằng nơi đây thật đặc
biệt khiến người ta khơng thể khơng muốn gắn bó.
Tưởng chừng như cái lạnh mỗi khi đông về làm cho ai cũng phải thu mình lại và chỉ muốn
rời đi ngay khi vừa đặt chân đến, thì Măng Đen lại có một sức hút kì lạ. Sức hút ấy khơng chỉ
đến từ quang cảnh vơ cùng lãng mạn, đến từ khí hậu trong lành mát mẻ, đến từ con người dễ

mến, mà đặc biệt hơn cả, ở Măng Đen không thể khơng nhắc đến những món ngon đậm đà
hương vị núi rừng Măng Đen.

25


×