Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận cuối khóa bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.35 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Trong quá trình quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơng trình sử
dụng vốn từ ngân sách Nhà nước, việc thực hiện đúng các thủ tục theo quy định
của pháp luật hiện hành là điều rất quan trọng và cần thiết. Một trong những khâu
của cơng tác quản lý dự án đầu tư đó là đấu thầu và lựa chọn kết quả nhà thầu.
Công tác quản lý và tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực kinh
nghiệm, tài chính và nhân lực đáp ứng tốt các yêu cầu của gói thầu là khâu quan
trọng, quyết định hiệu quả và sự thành công của dự án. Quản lý và làm tốt công tác
đấu thầu sẽ lựa chọn được nhà thầu xứng đáng nhất có đủ năng lực để thi cơng
hồn thành cơng trình với giá cả phù hợp, vừa đảm bảo cơng trình hồn thành có
chất lượng tốt vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư của Nhà nước.
Trong những năm qua, công tác quản lý đấu thầu trên địa bàn tỉnh A cơ bản là
làm tốt. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện lựa chọn các nhà thầu thơng qua đấu
thầu có nhiều tình huống phức tạp xảy ra, địi hỏi cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư,
phải xử lý nhiều tình huống nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của
pháp luật. Là nhân viên của phòng Kỹ thuật thẩm định của Ban Quản lý dự án các
cơng trình giao thơng, cơ quan chun mơn về lĩnh vực xây dựng các cơng trình
giao thơng trọng điểm của tỉnh A, tôi thường xuyên tiếp xúc đến các vấn đề liên
quan đến công tác đấu thầu. Từ thực tiễn công việc, tôi nhận thấy công tác đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu vẫn ln có những tình huống phức tạp xảy ra, đòi hỏi
đội ngũ cán bộ phải nắm chắc các quy định của pháp luật cũng như có kinh nghiệm
xử lý tình huống trong đấu thầu. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài: “Xử lý tình huống đấu
thầu xây lắp của dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 334, đoạn Km 30+750 đến
Km 31+050, huyện VĐ”. Đây là một cơ hội để tôi vận dụng những kiến thức đã
học, liên hệ với thực tế, trên cơ sở đó tìm tịi, suy nghĩ đưa ra những giải pháp thiết
thực giúp cho q trình cơng tác của bản thân ngày càng tốt hơn.
Hạ Long, ngày 17 tháng 01 năm 2020
Người thực hiện

Nguyễn Minh Huệ


1


PHẦN I:
MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Hồn cảnh ra đời
Nhằm đảm bảo an tồn cơng trình, an tồn giao thơng cho các phương tiện
lưu thông trên đường tỉnh 334; Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng Khu
kinh tế VĐ theo quy hoạch chung xây dựng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030; Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo sự đồng bộ về cảnh quan mơi trường
cho tồn bộ khu vực, thu hút các nhà đầu tư đến với Khu đơ thị và cảng phía Bắc
đảo Cái Bầu.
Đến năm 2019, Hiện trạng cơng trình trên tuyến có 02 cầu sắt được đưa vào
sử dụng từ năm 1950, xây dựng để phục vụ cho hệ thống đường goòng vận chuyển
than của thực dân Pháp ra cảng Vạn Hoa, khơng có hồ sơ quản lý, hồ sơ hồn
cơng, khơng xác định được tải trọng thiết kế và tải trọng khai thác.
Theo kết quả kiểm định cầu cho thấy các cầu bị hư hỏng nghiêm trọng: Hệ
thống dầm (dầm dọc chủ, dầm dọc phụ, dầm ngang, sườn tăng cường …) bị han gỉ,
hư hỏng, thủng tiết diện, một số bộ phận bị cong vênh, rách đứt hoàn toàn, suy
giảm tiết diện làm việc; bản mặt cầu xuất hiện nhiều vết nứt, vỡ, han gỉ cốt thép
chịu lực, cốt thép lưới dưới đáy bản tại các vị trí bong vỡ bị han gỉ, suy giảm tiết
diện nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ sụp bản cao; Thân, tường cánh, tường cánh
xiên của các mố bị bong vỡ, xuất hiện vết nứt kéo dài từ chân tới đỉnh mố, tứ nón
bị xói lở; Hầm đường bộ nằm giữa 2 cầu sắt bị hư hỏng (phần thân hầm xuất hiện
các vết nứt dọc, ngang kéo dài); Đoạn đường giữa hầm và cầu sắt số 2 đã bị gãy,
hư hỏng toàn bộ mặt đường bên trái, mái taluy đắp bên trái bị sạt trượt gây nguy
hiểm cho các phương tiện qua lại.
1.2. Diễn biến của tình huống
Khu Kinh tế VĐ được Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn là một trong 08
nhóm khu kinh tế ven biển được ưu tiên tập trung đầu tư trong giai đoạn 20162020 tại văn bản số 2021/TTg-KTTH ngày 09/11/2015 về việc lựa chọn một số

khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước
giai đoạn 2016-2020 (trong đó KKT VĐ là một trong 03 KKT ven biển được tập
trung đầu tư năm giai đoạn 2018-2020). Tại Nghị Quyết phiên họp tháng 11/2016,
Chính phủ đã thống nhất nguyên tắc xây dựng mơ hình 3 đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt VĐ (A), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) và
2


hiện nay đang xây dựng dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để hiện
thực hóa Nghị quyết trên. Trên cơ sở đó, tỉnh A nói chung và huyện VĐ đã từng
bước hoàn thiện và xây dựng Khu kinh tế VĐ trên định hướng quy hoạch chung
xây dựng với nhiều dự án quan trọng đang được triển khai như Tuyến đường giao
thông kết nối từ đường 334 với khu đơ thị và cảng phía Bắc đảo Cái Bầu, Khu kinh
tế VĐ, Mở rộng đường 334 đoạn từ sân golf Ao Tiên đến nút giao giữa đường 334
và đường vào công viên phức hợp Khu kinh tế VĐ, đầu tư hồn chỉnh đường trục
chính phù hợp với tiêu chuẩn đường cao tốc và xây dựng tuyến đường gom từ
đường cao tốc đến sân bay VĐ, Tuyến đường trục chính khu đơ thị Cái Rồng, khu
kinh tế VĐ....
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thông được giao nhiệm vụ
là chủ đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 334, đoạn từ Km 30+750 đến Km
31+050, huyện VĐ tại văn bản số 7249/UBND-GT1 ngày 03/10/2018. Ban Quản
lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng, cụ thể là phịng Kỹ thuật – Thẩm
định đã thực hiện đầy đủ các quy trình đầu tư xây dựng cơng trình, có kế hoạch lựa
chọn nhà thầu (số 1024/QĐ-UBND ngày 11/3/2019), có quyết định phê duyệt dự
án (quyết định 4414/QĐ-UBND ngày 30/10/2018), thiết kế bản vẽ thi cơng dự tốn
(Quyết định số 2505/QĐ-SGTVT ngày 31/5/2019) cũng đã được phê duyệt. Cơng
trình đã đủ điều kiện để tiến hành đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây lắp cơng trình.
Trong đó, Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt có ghi hình thức đấu thầu
rộng rãi một giai đoạn hai túi hồ sơ, điều khoản hợp đồng ký kết sau khi trúng thầu
của nhà thầu với chủ đầu tư là: Hợp đồng theo đơn giá cố định, thời gian thực hiện

là 147 ngày. Ông Nguyễn Văn A là nhân viên phòng Kỹ thuật – Thẩm định thuộc
Ban là người trực tiếp quản lý dự án này.
Sau khi đăng thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu theo đúng quy
trình của Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 và nghị định 63/2014/NĐ-CP, có 4 nhà
thầu đến mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự đấu thầu: Liên danh Công ty Cổ
phần đầu tư phát triển GMC và Công ty Cổ phần DT, Công ty TNHH MC, Công ty
Cổ phần tư vấn và xây dựng dân dụng công nghiệp XN, Công ty Cổ phần đầu tư xây
dựng du lịch và thương mại TG.
Tại buổi mở thầu, khi mở đến hồ sơ dự thầu của Công ty Cổ phần đầu tư xây
dựng du lịch và thương mại TG; chủ đầu tư, tư vấn đấu thầu và các nhà thầu khác
phát hiện nhà thầu Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng du lịch và thương mại TG đóng
chung hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (HSĐXKT) với hồ sơ đề xuất về tài chính
(HSĐXTC) mà khơng tách thành hai túi hồ sơ riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ
3


mời thầu. Sự việc được ghi vào biên bản mở thầu, sau đó bên mời thầu vẫn tiếp tục
cho tiến hành buổi mở thầu.
Kết quả chấm thầu, nhà thầu được lựa chọn để thương thảo hợp đồng là Công
ty Cổ phần đầu tư xây dựng du lịch và thương mại TG. Tuy nhiên rắc rối xảy ra khi
hai nhà thầu tham dự đấu thầu: Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư phát triển GMC
và Công ty Cổ phần DT, Công ty TNHH MC (nhà thầu không trúng thầu) lại gửi
đơn kiến nghị lên Đại diện chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình giao thơng) trong vịng 10 ngày có kết quả đấu thầu (đúng theo điều 92 Luật
đấu thấu 43/2013/QH13, đòi hủy bỏ kết quả chấm thầu và tiến hành đấu thầu lại
với lý do: Nhà thầu Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng du lịch và thương mại TG đã
nộp hồ sơ dự thầu không hợp lệ. Sau khi nhận được đơn kiến nghị, Ban đã tiếp
nhận và kiểm tra hồ sơ, xem xét nội dung văn bản kiến nghị, và đã có văn bản trả
lời kiến nghị gửi đến nhà thầu. Hai nhà thầu vẫn không đồng ý với kết quả trả lời
của Chủ đầu tư và gửi văn bản kiến nghị đến UBND tỉnh. Sau khi nhận được đơn

kiến nghị của hai nhà thầu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh A đã có văn bản yêu cầu Ban
Quản lý xây dựng các cơng trình giao thơng tiến hành kiểm tra xác minh lại và đề
xuất hướng giải quyết.
Kết quả xác minh của Phòng Kỹ thuật – Thẩm định như sau:
- Trường hợp việc nhà thầu Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng du lịch và
thương mại TG không nộp HSĐXKT và HSĐXTC riêng biệt đối với phương thức
một giai đoạn hai túi hồ sơ: là không phù hợp với quy định của khoản 2 điều 29
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, và không đúng với hồ sơ yêu cầu của bên mời
thầu. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư xét thấy lỗi này cũng không thuộc trường hợp
để nhà thầu bị loại ngay, hoặc hồ sơ dự thầu bị đánh giá là không hợp lệ. nên vẫn
cho nhà thầu Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng du lịch và thương mại TG được tiếp
tục đấu thầu.

4


PHẦN II:
PHÂN TÍCH NGUN NHÂN HẬU QUẢ
2.1. Phân tích ngun nhân
Nguyên nhân khách quan:
- Do các văn bản pháp quy pháp luật ban hành chưa đồng bộ, hướng dẫn thi
hành chưa kịp thời.
Nguyên nhân chủ quan:
- Do sự chủ quan, sơ xuất của cá nhân những người có thẩm quyền: cụ thể là
cá nhân Ông Nguyễn Văn A (người trực tiếp xử lý hồ sơ dự án) khơng tìm hiểu kỹ
Luật và Nghị Định liên quan mà vẫn xử lý không thấu đáo.
2.2 Hậu quả:
- Kiến nghị của các nhà thầu (các nhà thầu không trúng thầu), các nhà thầu
lấy lý do sai sót trong q trình mở thầu để buộc tổ chức đấu thầu lại.
- Nếu giải quyết không tốt có thể dẫn đến hủy bỏ kết quả đấu thầu và tiến

hành đấu thầu lại gây lãng phí tiền của Nhà nước và của các doanh nghiệp tham
gia đấu thầu, điều này có thể dẫn đến kiến nghị mới của nhà thầu đã trúng thầu vì
sai sót khơng phải do tất cả các nhà thầu gây ra. Mặt khác sẽ tạo tiền lệ xấu đến
những cuộc đấu thầu sau này.
- Cơng trình khơng được tiến hành thi cơng được theo đúng kế hoạch gây ảnh
hưởng quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương, mà người
chịu thiệt thòi đầu tiên lại là người dân.
- Làm mất uy tín của cơ quan, cán bộ, cơng chức, giảm sút lịng tin của nhân
dân, gây ra dư luận không tốt trong xã hội.

5


PHẦN III:
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
- Nhằm giải quyết kiến nghị của hai nhà thầu liên quan về việc phê duyệt kế
hoạch đấu thầu trong đó có điều khoản khơng thực hiện đúng theo Luật Đấu thầu
và các nghị định thông tư hiện hành.
- Xem xét, kiểm tra tính chặt chẽ của các văn bản pháp luật về công tác đấu
thầu liên quan đến tình huống.
- Đưa ra được phương pháp, cách thức giải quyết hợp lý để tiếp tục tiến hành
các thủ tục cịn lại để cơng trình được tiến hành thi công theo đúng kế hoạch.

6


PHẦN IV:
XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
TÌNH HUỐNG
4.1. Nhiệm vụ xử lý tình huống:

Để xử lý được tình huống trên, tránh thiệt hại cho Nhà nước và giải quyết
được khiếu nại của các nhà thầu, đưa cơng trình vào khởi cơng theo đúng tiến độ
kế hoạch.
4.2. Phương án xử lý tình huống:
Điều 86 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, qui định việc xử lý tình huống
trong đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu
chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về đấu thầu. Người quyết định
xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên
cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b) Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm,
hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ
tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp
đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai
thực hiện gói thầu, dự án.
2. Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu:
a) Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định
xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định
xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;
b) Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập
trung, người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu;
c) Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là
người có thẩm quyền.
7


3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định chi tiết về xử lý tình

huống trong đấu thầu.
Trên cơ sở là nhân viên của phòng Kỹ thuật Thẩm đinh Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng tỉnh A, tơi xin đưa ra 2 phương án xử lý tình
huống trên như sau:
Phương án 1:
Do nhà thầu Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng du lịch và thương mại TG đã
nộp hồ sơ không phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trong khi các nhà thầu
cịn lại khơng đáp ứng được yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật nên đại
diện chủ đầu tư sẽ tiến hành hủy bỏ kết quả đấu thầu, xác định mức độ thiệt hại,
truy cứu trách nhiệm và tổ chức đấu thầu lại.
- Ưu điểm:
+ Thể hiện tính nghiêm minh của Pháp luật bảo đảm trật tự kỷ cương trong
quản lý hành chính Nhà nước.
+ Giải quyết được kiến nghị của các nhà thầu một cách nhanh chóng, phù hợp
với nguyện vọng của một số nh1à thầu (chủ yếu là các nhà thầu không trúng thầu).
+ Không trái với các quy định của pháp luật.
- Nhược điểm:
+ Gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước và chi phí của các doanh nghiệp để tổ
chức đấu thầu lại.
+ Cơng trình sẽ thi cơng chậm tiến độ, gây ảnh hưởng đến kế hoạch chung
của UBND tỉnh
+ Mức xử lý vi phạm đối với cá nhân vi phạm sẽ cao hơn, có thể dẫn đến truy
tố trách nhiệm hình sự vì dẫn đến hậu quả phải hủy thầu gây thất thốt, lãng phí tài
sản của Nhà nước.
+ Nhà nước phải bồi thường chi phí cho các nhà thầu đã bỏ ra để tham gia
đấu thầu. Vì sai sót khơng phải từ phía các nhà thầu, mà là của cán bộ - cơng
chức và người có thẩm quyền.

8



+ Gây ra tiền lệ không tốt trong công tác đấu thầu tại đại phương, ảnh hưởng
đến uy tín của cơ quan Nhà nước và của đội ngũ cán bộ, cơng chức, giảm sút lịng
tin của nhân dân.
Phương án 2:
Đối với phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, Khoản 2 Điều 29 của Luật
Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định, nhà thầu nộp đồng thời HSĐX kỹ thuật và
HSĐX tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Theo quy định tại
Điểm đ Khoản 4 Điều 26 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, tại Lễ mở HSĐX kỹ
thuật, HSĐX tài chính của tất cả các nhà thầu phải được bên mời thầu niêm phong
trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự lễ mở
thầu ký niêm phong. Việc đánh giá tính hợp lệ của HSĐX kỹ thuật được thực hiện
theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Đối với trường hợp của NHà thầu Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng du lịch và
thương mại TG, việc nhà thầu không nộp HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính riêng
biệt đối với phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là không phù hợp với quy
định nêu tại Điều 29 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Tuy nhiên, lỗi này cũng
không thuộc trường hợp để nhà thầu bị loại ngay, hoặc hồ sơ dự thầu bị đánh giá là
không hợp lệ.
Trong trường hợp này, việc xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu này
là tình huống trong đấu thầu phát sinh ngoài quy định tại Điều 117 của Nghị định
số 63/2014/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 86 của Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13, chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu,
trong trường hợp phức tạp thì cần xin ý kiến của người có thẩm quyền và phải thực
hiện trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Với
tình huống này, bên mời thầu có thể báo cáo chủ đầu tư để có thể xem xét, xử lý
theo một trong các hướng sau:
1. Nếu tách riêng được phần đề xuất về tài chính và phần đề xuất về kỹ thuật,
thì bên mời thầu và nhà thầu cùng tiến hành tách và niêm phong phần đề xuất về
tài chính tại Lễ mở HSĐX kỹ thuật theo quy định nêu trên, đồng thời hồ sơ dự thầu

của nhà thầu được đánh giá như đối với trường hợp nộp riêng HSĐX kỹ thuật và
HSĐX tài chính. Trong trường hợp này, nếu nhà thầu không đồng ý với việc tách
riêng và niêm phong phần đề xuất tài chính thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu không
được xem xét tiếp.
9


2. Nếu không tách riêng được phần đề xuất về tài chính và phần đề xuất về kỹ
thuật, thì bên mời thầu để nguyên hồ sơ dự thầu của nhà thầu và xem xét phần đề
xuất kỹ thuật tại bước đánh giá HSĐX kỹ thuật, phần đề xuất tài chính sẽ được
xem xét tại bước đánh giá HSĐX tài chính nếu nhà thầu vượt qua bước đánh giá
HSĐX kỹ thuật. Trong trường hợp này, nhà thầu phải chịu mọi hậu quả hoặc sự bất
lợi khi không nộp riêng biệt HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính theo yêu cầu của
hồ sơ mời thầu.
- Ưu điểm:
+ Khơng gây lãng phí tiền của Nhà nước vì khơng phải hủy bỏ thầu và tổ
chức đấu thầu lại.
+ Cơng trình được đưa vào thi công đúng theo tiến độ kế hoạch đã đề ra.
+ Mức xử lý vi phạm đối với cá nhân vi phạm sẽ thấp hơn.
+ Không gây ra những dư luận xấu trong xã hội, khơng làm ảnh hưởng
đến uy tín của cơ quan Nhà nước.
- Nhược điểm:
+ Nếu khơng có biện pháp giải quyết tốt sẽ dẫn đến việc bức xúc cho các nhà
thầu khơng trúng thầu, có thể dẫn tới việc kiến nghị, khiếu kiện kéo dài.
4.3. Lựa chọn phương án xử lý:
Trong những năm qua, huyện VĐ đã có những bước thay đổi tích cực trên tất
cả các lĩnh vực đặc biệt là xây dựng hạ tầng giao thơng, hướng tới đặc khu kinh tế.
Tuy nhiên nhìn chung huyện VĐ vẫn khó khăn về kinh tế, nguồn vốn đầu tư cho
phát triển còn phụ thuộc chủ yếu và nguồn ngân sách Nhà nước, cụ thể là Ngân
sách địa phương. Vì vậy việc giảm thiểu lãng phí cho ngân sách địa phương, sớm

đưa cơng trình vào thi cơng là điều hết sức cần thiết. Mặt khác đối với dự án Cải
tạo, nâng cấp đường tỉnh 334, đoạn Km 30+750 đến Km 31+050, huyện VĐ việc
xử lý tình huống trong lễ mở thầu như trên khơng phải sai sót về kỹ thuật, không
làm sai lệch kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thi cơng cơng trình; việc ký kết
hợp đồng giữa đại diện chủ đầu tư và nhà thầu chỉ được tiến hành sau khi có quyết

10


định phê duyệt kết quả đấu thầu của giám đốc Ban. Nên phương án mà tôi lựa chọn
để giải quyết tình huống ở đây là phương án 2.

PHẦN V:
LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Lập kế hoạch:
- Từ ngày nhận được công văn của 02 nhà thầu không trúng thầu, UBND tỉnh
đã có cơng văn chỉ đạo Ban báo cáo sự việc, và giải thích, xác minh bằng văn bản
cho UBND tỉnh và cho 02 nhà thầu.
5.2. Tổ chức thực hiện:
- Ngày 6/6/2019, Ban đã báo cáo và xin ý kiến của Bộ Kế hoạch đầu tư về
việc xử lý tình huống trong lễ mở thầu và nhận được văn bản phúc đáp.
- Ngày 12/6/2019, Ban đã báo cáo UBND tỉnh và trả lời kiến nghị nhà thầu
kèm theo văn bản phúc đáp của Bộ Kế hoạch đầu tư
5.3 Kết quả tổ chức thực hiện:
- Kết quả khiếu nại của 02 nhà thầu đã được giải quyết. Ban đã làm cơng văn
giải thích, trả lời kiến nghị thỏa đáng, đúng theo Luật đấu thầu và các Thông tư,
nghị định liên quan. Việc Ban đồng ý cho nhà thầu Công ty Cổ phần đầu tư xây
dựng du lịch và thương mại TG được tiếp tục đấu thầu là đúng luật.

11



PHẦN VI:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền
- Cơng tác đấu thầu là công việc phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều
cấp khác nhau, địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp. Hiện
nay đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế Quốc tế, việc xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu phát triển là đòi hỏi hết sức bức thiết.
Đảng và nhà nước ta đang cố gắng tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ
tầng đáp ứng được các nhà đầu tư nước ngoài ,phát huy nguồn nội lực và tranh thủ
các nguồn đầu tư của nước ngoài để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc xây dựng
được những cơng trình có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu cần phải lựa chọn
được những nhà thầu có đủ năng lực thực sự đáp ứng được u cầu cần thiết. Vì
vậy cần có sự lãnh chỉ đạo của Đảng, quản lý chặt chẽ của Nhà nước về công tác
12


đấu thầu, ban hành các văn bản quy phạm phải kịp thời, đồng bộ, đồng thời cần bồi
dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ có đầy đủ phẩm chất ,năng lực để thực hiện công tác
đấu thầu và lựa chọn nhà thầu.
6.2. Kiến nghị với các cơ quan chuyên môn
- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác đấu thầu chưa
kịp thời từ các ngành, các cấp.
- Năng lực, phẩm chất cán bộ, công chức quản lý, làm cơng tác đấu thầu ở
nhiều nơi cịn kém chưa đáp ứng được yêu cầu, cần có những khóa tập huấn để
nâng cao trình độ, năng lực cán bộ giúp cho việc thực hiện đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu được tốt hơn.
6.3. Kết luận
Qua đề xuất, xây dựng phương án và giải pháp xử lý tình huống đấu thầu xây

lắp của dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 334, đoạn Km 30+750 đến Km
31+050, huyện VĐ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
tỉnh A làm chủ đầu tư, bản thân tôi thấy rằng:
- Vấn đề Nhà nước ta ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về công tác
đấu thầu chưa đồng bộ.
- Năng lực quản lý công tác đấu thầu của đội ngũ các bộ, công chức vẫn còn
hạn chế, chủ quan và nhiều bất cập.
- Phương án xử lý tôi đề xuất là đúng theo quy định của pháp luật, phương án
chọn là hợp tình, hợp lý và kinh tế, cơng trình được triển khai thi cơng theo kế
hoạch, đáp ứng những u cầu của tình huống đặt ra./.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
14


1. Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
3. Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
4. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về việc quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơng trình;
5. Nghị định 63/2014/NĐCP ngày 26/6/2014 về quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
6. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng cơng
trình xây dựng;
7. Thơng tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 về quy định chi tiết lập hồ
sơ mời thầu xây lắp.


15



×