Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA SỮA TH TRUE MILK THỰC HÀNH MARKETING CĂN BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.53 KB, 24 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA MARKETING

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: LÂM GIA BÌNH
LỚP: 14DMC1

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP LẦN 1
MÔN HỌC MARKETING CĂN BẢN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
CỦA SỮA TH TRUE MILK

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đông dân với cơ cấu dân số trẻ và có tốc độ tăng trưởng dân
số cao khoảng 1.2%/năm, mức tăng trưởng GDP 6 – 8%/năm, thu nhập bình quân đầu
người tăng 14.2%/năm. Những yếu tố này kết hợp với xu hướng cải thiện sức khoẻ và
tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ ở mức
tăng trưởng cao. Vì thế, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ sữa đầy tiềm năng.
Hiện nay, thị trường sữa Việt Nam chia làm 2 nhánh là thị trường sữa bột và thị
trường sữa nước. Trong khi thị trường sữa bột là sân chơi của các hãng sữa nước ngoài
như Abbot, Nestle, Mead Johnson,… thì thị trường sữa nước có thể coi là phân khúc tạo
cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa, trong đó phải kể đến Vinamilk, TH True Milk,…
Dù chỉ mới xuất hiện và chen chân vào thị trường sữa vài năm gần đây, nhưng TH
True Milk đã dần khẳng định được vị thế của mình với đặc trưng là “sữa sạch”. Tính đến
hết năm 2013, sản phẩm TH True Milk chiếm 32% sản lượng thị trường sữa tươi tiệt
trùng. Là một nhãn hiệu mới lần đầu xuất hiện trên thị trường như TH True Milk, việc


chiếm lĩnh được thị phần cao như vậy trong một khoảng thời gian ngắn là một điều rất
khó khăn. Vì vậy, tơi chọn đề tài “Phân tích chiến lược sản phẩm của sữa TH True Milk”
để hiểu rõ hơn về những yếu tố quan trọng trong chiến lược sản phẩm đã góp phần làm
nên thành cơng của sản phẩm nói riêng và cơng ty nói chung.
-

-

2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và phân tích chiến lược sản phẩm của sản phẩm sữa TH True Milk
Nhận xét và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chiến lược sản phẩm trên thị
trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: chiến lược sản phẩm
Khách thể nghiên cứu: các dòng sản phẩm sữa TH True Milk
4. Phạm vi nghiên cứu
Sản phẩm nghiên cứu: sữa TH True Milk
Không gian: thị trường Việt Nam
Thời gian: từ năm 2010 đến năm 2016


-

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu nhập dữ liệu và phương pháp xử lý thông tin.
6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chiến lược sản phẩm
Chương 2: Tìm hiểu và phân tích chiến lược sản phẩm của sữa TH True Milk
Chương 3: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả chiến lược sản phẩm



NỘI DUNG
1. Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chiến lược sản phẩm và hoạt động chiêu thị
1.1. Hệ thống Marketing
1.1.1. Một số thuật ngữ trong Marketing
1.1.1.1. Nhu cầu (Needs)
Nhu cầu của con người là trạng thái thiếu hụt phải được thoả mãn trước hết. Đó là
những gì con người cần như thực phẩm, quần áo, nhà ở,… để tồn tại. Những nhu cầu này
không do xã hội hay những người làm Marketing tạo ra. Chúng phát sinh từ tâm sinh lý
và bản năng của con người.
1.1.1.2.

Mong muốn (Wants)

Là hình thái nhu cầu của con người ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn. Ước muốn được
hình thành dựa trên những yếu tố như văn hố, tơn giáo, nhà trường, gia đình và cả doanh
nghiệp. Như vậy, mong muốn cũng phát sinh từ tâm sinh lý của con người nhưng có ý
thức. Mong muốn của con người thường đa dạng hơn rất nhiều so với nhu cầu.
1.1.1.3.

Số cầu (Demands)

Số cầu là sự lượng hoá ước muốn trong điều kiện nhất định. những mong muốn về
những sản phẩm cụ thể có tính đến khả năng và sự sẵn sàng để mua chúng. Mong muốn
sẽ trở thành số cầu khi có sức mua.
1.1.1.4.

Sản phẩm (Products)

Sản phẩm là bất cứ những gì được đưa ra thị trường để thoả mãn nhu cầu và mong

muốn của khách hàng. Khái niệm sản phẩm trong Marketing bao gồm cả sản phẩm vật
chất và phi vật chất.
1.1.1.5.

Trao đổi (Exchanges)

Trao đổi là hành vi nhận được vật mong muốn từ một người và đưa cho họ vật khác.
Trao đổi là một trong bốn phương thức con người dùng để có được sản phẩm (ba phương


thức còn lại là : tự sản xuất, tước đoạt và xin của người khác). Để có một sự trao đổi
mang tính Marketing xảy ra cần có những điều kiện sau:
-

Tối thiểu phải có hai bên tham gia
Mỗi bên phải có một vật có giá trị
Mỗi bên phải có khả năng giao dịch và vận chuyển hàng hoá hay thứ mà mình có
Mỗi bên có quyền chấp nhận hoặc từ chối đề nghị từ phía bên kia
Mỗi bên đều có thiện chí muốn giao dịch với bên kia
1.1.1.6. Thị trường (Market)
Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng có nhu cầu (needs) hay mong muốn
(wants) chưa thoả mãn, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thoả mãn những
nhu cầu hay mong muốn đó, Thị trường của một cơng ty cịn có thể gồm cả giới chính
quyền và các nhóm quần chúng khác…
1.1.1.7.

Khách hàng (Customers)

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực
Marketing vào. Đây là những cá nhân hay tổ chức có điều kiện ra quyết định mua sắm.

1.1.1.8.

Người tiêu dùng (Consumers)

Người tiêu dùng bao gồm cá nhân, hộ gia đình sử dụng hay tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1.9.

Giá trị cảm nhân của người tiêu dùng (Customer Perceived Value)

Là đánh giá của khách hàng về sự khác biệt giữa tồn bộ lợi ích của một sản phẩm
và tất cả chi phí bỏ ra để có được sản phẩm, so với những sản phẩm cạnh tranh khác.
1.1.1.10. Marketing
Thuật ngữ thị trường đưa chúng ta đến thuật ngữ Marketing. Theo nghĩa đen,
marketing có nghĩa là những hoạt động của con người liên quan đến thị trường nhằm thoả
mãn nhu cầu qua trao đổi.
1.1.2. Khái niệm Marketing


Trải qua trên 100 năm hình thành và phát triển, nội dung của Marketing đã có nhiều
thay đổi, khi dịch sang tiếng nước khác khó thể hiện đầy đủ và trọn vẹn. Tại Việt Nam,
thuật ngữ này thường được sử dụng thay cho từ “Tiếp thị”. Về cơ bản, ta có thể hiểu
Marketing là một q trình quản trị xã hội, mà trong đó cá nhân hay nhóm sẽ nhận được
những cái họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi những sản phẩm và giá trị với người
khác. Dưới đây là một số quan điểm và khái niệm Marketing hiện đại của các tổ chức,
hiệp hội và các nhà nghiên cứu về Marketing trên thế giới được chấp nhận và phổ biến
trong những thập niên gần đây:
-

Theo CIM (UK’s Chartered Institute of Marketing): “Marketing là quá trình quản trị nhận


-

biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi”.
Theo AMA (American Marketing Association, 2007): “Marketing là toàn bộ tiến trình
sáng tạo, truyền thơng và phân phối giá trị đến khách hàng và quản trị những mối quan hệ

-

với khách hàng theo hướng có lợi cho tổ chức và cổ đông”.
Theo Groroos (1990): “Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài
những mối quan hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên.
Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi giữa các bên và thoả mãn những điều hứa hẹn”.
(Philip Kotler, Siew Meng Leong, Swee Hoo Ang, Chin Tiong Tan (1996), Marketing

-

Management – An Asian Perpective, 8th edition, Prentice Hall, trang 37)
Theo Philip Kotler (2008): “Marketing là tiến trình doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách
hàng và xây dựng mạnh mẽ những mối quan hệ với khách hàng nhằm đạt được giá trị từ
những phản ứng của khách hàng”.
1.1.3. Quá trình Marketing
Quá trình Marketing trong một doanh nghiệp phải thực hiện năm bước cơ bản sau:
R  STP  MM  I  C
Trong đó:

-

R (Research) – Nghiên cứu thơng tin marketing: là q trình thu nhập xử lý và phân
tích thơng tin marketing cũng như thông tin về thị trường, người tiêu dùng, môi trường,…



Nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường để
-

chuẩn bị những điều kiện và chiến lược thích hợp để tham gia vào thị trường.
STP (Segmentation, targeting, positioning) – Phân khúc, chọn thị trường mục tiêu,
định vị: nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định phân khúc khách hàng nào là mục tiêu
theo đuổi, sẽ cung cấp giá trị vượt trội cho họ. Để quyết định chính xác thị trường nào là
thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải phân đoạn, đánh giá các đoạn thị trường, chọn thị
trường nào phù hợp với khả năng của mình. Doanh nghiệp cịn phải định vị sản phẩm của
mình để khách hàng có thể nhận biết lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt

-

so với sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường.
MM (Marketing – mix) - Xây dựng chiến lược marketing – mix: Trên cơ sở thị trường
mục tiêu được lựa chọn, doanh nghiệp sẽ thiết kế một chiến lược phối thức marketing –

-

mix để định hướng và phục vụ thị trường mục tiêu đó.
I (Implementation) – Triển khai thực hiện chiến lược marketing: Quá trình biến những
chiến lược, kế hoạch marketing thành hàng động. Để chiến lược marketing đi vào thực tế
các doanh nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiến lược thơng qua việc xây dựng các chương

-

trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực thực hiện nó.
C (Control) - Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing: Bước cuối cùng của q trình
marketing là kiểm sốt bằng cách thu nhập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo

lường kết quả hoạt động marketing theo mục tiêu được đặt ra, từ đó đưa ra các hoạt động
thiết kế điều chỉnh kế hoạch hoàn thiện hơn.
1.1.4. Các nguyên tắc và mục tiêu Marketing
1.1.4.1. Các nguyên tắc của marketing
Các nguyên tắc cơ bản nhất của marketing theo Capond & Hulbert (Marketing
Management in the 21 century – 2001) đã đề nghị bao gồm:

-

Nguyên tắc 1: Nguyên tắc chọn lọc (Principle of selectivity)
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc tập trung (principle of concentration)
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc giá trị khách hàng (principle of consumer value)
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc lợi thế khách biệt (principle of differential advantage)
Nguyên tắc 5: Nguyên tắc phối hợp (principle of intergration)
Nguyên tắc 6: Nguyên tắc quá trình (principle of process)
1.1.4.2. Mục tiêu marketing


-

Tối đa hoá tiêu thụ: Mục tiêu marketing là tạo điều kiện dễ dàng kích thích khách hàng,
tối đa hố việc tiêu dùng, điều này dẫn đến gia tăng suất lượng, giúp doanh nghiệp phát

-

triển sản xuất và xã hội có nhiều hàng hố, dịch vụ.
Tối đa hố sự thoả mãn của khách hàng: Là một mục tiêu quan trọng của marketing.
Sự thoả mãn này là tiền đề cho việc mua lập lại và sự trung thành của khách hàng đối với

-


nhãn hiệu, sự tin cậy, tín nhiệm đối với nhà sản xuất.
Tối đa hoá sự lựa chọn của khách hàng: Cung cấp cho khách hàng sự đa dạng, phong
phú về chủng loại, về chất lượng, giá trị của sản phẩm hay dịch vụ, phù hợp với những
nhu cầu cá biệt, thường xuyên thay đổi của khách hàng, nhờ vậy mà họ có thể thoả mãn

-

nhu cầu của mình.
Tối đa hố chất lượng cuộc sống: Thơng qua việc cung cấp cho xã hội những sản phẩm,
dịch vụ có giá trị, giúp người tiêu dùng và xã hội thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn, cao

-

cấp hơn, hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá chất lượng cuộc sống
1.1.5. Vai trò, chức năng Marketing
1.1.5.1. Vai trò của marketing
Hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ
thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo

-

thế chủ động cho doanh nghiệp.
Là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hoà lợi ích của
doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.
Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường.
Là căn cứ cho các quyết định khác về cơng nghệ, tài chính, nhân lực trong doanh nghiệp.
1.1.5.2. Chức năng của marketing
Nghiên cứu thị trường và phát triển nhu cầu: Bao gồm các hoạt động thu nhập thông
tin về thị trường, phân tích thị hiếu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu tiềm năng và dự

đoán triển vọng của thị trường. Chức năng này giúp doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu

-

tiềm ẩn của thị trường.
Thích ứng nhu cầu:
o Về mặt sản phẩm: qua tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ thiết kế
sản phẩm theo nhu cầu, đồng thời tiếp tục theo dõi tính thích ứng của sản phẩm, sự
chấp nhận của thị trường sau khi đưa ra thị trường
o Về mặt giá cả: qua việc định giá một cách hợp lý thích hợp với tâm lý của khách
hàng , khả năng của doanh nghiệp và tình hình thị trường.


o Về mặt tiêu thụ: tổ chức đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện
nhất về mặt khơng gian và thời gian.
o Thích ứng về mặt thơng tin và khuyến khích tiêu thụ thơng qua các hoạt động chiêu
-

thị.
Hướng dẫn nhu cầu – thoả mãn nhu cầu ngày càng cao: Nhu cầu của người tiêu dùng
ngày càng được nâng cao, vì thế hoạt động marketing phải luôn luôn nghiên cứu đưa ra

-

sản phẩm mới với những ích dụng mới nhằm nâng cao, tối đa hoá chất lượng cuộc sống.
Chức năng hiệu quả kinh tế: Thoả mãn nhu cầu chính là cách thức giúp doanh nghiệp

-

có doanh số và lợi nhuận, kinh doanh hiệu quả và lâu dài.

Chức năng phối hợp: phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp nhằm đạt được
mục tiêu chung của doanh nghiệp và hướng tới sự thoả mãn của khách hàng.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing bao gồm các yếu tố môi trường vi
mô và môi trường vĩ mô:

-

Môi trường marketing vi mô: là các nhân tố nội tại của công ty, các kênh marketing, thị
trường khách hàng, người cạnh tranh, người cung cấp, các tổ chức trung gian, … các
nhân tố này tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng có

-

ảnh hưởng nhất định tới những yếu tố này.
Môi trường marketing vĩ mơ: bao gồm các yếu tố có tác động ảnh hưởng đến toàn bộ
hoạt động marketing của doanh nghiệp. Là tập hợp tất cả các yếu tố mà doanh nghiệp
khơng thể kiểm sốt và thay đổi được như: nhân khẩu học, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật,
cơng nghệ, chính trị pháp luật, đạo đức và văn hoá xã hội,…
1.2. Khái quát chung về Marketing – mix
1.2.1. Khái niệm Marketing – mix
Marketing – mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm sốt được mà doanh
nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã
hoạch định. Các công cụ marketing gồm có: sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối
(place) và chiêu thị (promotion) – thường được gọi là 4P.
1.2.2. Thành phần Marketing – mix


Marketing – mix cịn được gọi là chính sách 4 Ps. Những thành phần của mỗi P có
rất nhiều nội dung, thể hiện ở bảng sau:

Bảng Error! No text of specified style in document..1.1: 4P trong Marketing- mix
Sản phẩm (Product)
Chất lượng
Hình dáng
Đặc điểm
Nhãn hiệu
Bao bì
Kích cỡ
Dịch vụ

1.2.2.1.

Marketing – mix (4P)
Giá cả (Price) Phân phối (Place)
Các mức giá
Loại kênh
Giảm giá
Trung gian
Chiếu khấu
Phân loại
Thanh tốn
Sắp xếp
Tín dụng
Dự trữ

Vận chuyển


Chiêu thị (Promotion)
Quảng cáo

Khuyến mãi
Quan hệ công chúng
Bán hàng cá nhân
Marketing trực tiếp


Sản phẩm (Product)

Là thành phần cơ bản nhất trong Marketing – mix. Sản phẩm là thứ mà doanh
nghiệp cung cấp cho thị trường. quyết định sản phẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ sản
phẩm, chất lượng, thiết kế, bao bì, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ,… nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng
1.2.2.2.

Giá cả (Price)

Là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ, bao
gồm phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều chỉnh giá theo sự biến động của thị
trường và người tiêu dùng. Giá phải tương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và
có khả năng cạnh tranh
1.2.2.3.

Phân phối (Place)

Là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng, quyết định phân phối gồm
các quyết định: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và quản lý kênh phân phối,
thiết lập các quan hệ và duy trì quan hệ với các trung gian, vận chuyển, bảo quản dự trữ
hàng hoá,…



1.2.2.4.

Chiêu thị (Promotion)

Là những hoạt động nhằm thông tin sản phẩm, thuyết phục về đặc điểm của sản
phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chương trình khuyến khích tiêu thụ.
1.2.3. Quan điểm marketing – mix nhìn từ dóc độ 4 Cs của khách hàng
Trên quan điểm của người bán, 4P là những công cụ marketing tác động đến người
mua. Trên quan điểm người mua, các công cụ marketing được thiết kế để cung cấp lợi ích
cho khách hàng. Robert Lauterborn đã đề nghị mơ hình 4C tương ứng với mơ hình 4P của
Mc Carthy
Bảng 1.Error! No text of specified style in document..2: Mơ hình 4P của McCarthy
(1960) và 4C của Robert Lauterborn (1990)
4P
Sản phẩm
Giá cả
Phân phối
Xúc tiến

4C
Đòi hỏi và mong muốn của khách hàng
Chi phí đối với khách hàng
Sự thuận tiện
Thông đạt
Nguồn: Philip Kotler (2003), Principle of Marketing, trang 117

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing – mix
Hoạt động marketing của các doanh nghiệp trên thị trường rất khác nhau, do sự phối
hợp các thành tố 4P trong từng tình huống rất khác nhau. Sự phối hợp các thành tố này sẽ
phụ thuộc vào những yếu tố sau:

-

Nguồn lực (tài chính, nhân sự, cơng nghệ) và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Tính chất sản phẩm của doanh nghiệp
Chu kỳ sống của sản phẩm
Tuỳ thuộc vào đặc điểm khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia
Tuỳ thuộc vào các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, cơng nghệ, cạnh tranh,…
1.3. Khái qt về sản phẩm
1.3.1. Sản phẩm
1.3.1.1. Khái niệm sản phẩm


Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường để đạt được sự chú ý, sự
chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ, có khả năng thoả mãn được một ước muốn hay một
nhu cầu. Sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hay phi vật chất.
Có thể xem xét sản phẩm ở ba cấp độ:
-

Cốt lõi sản phẩm (core product): là phần thể hiện lợi ích hoặc dịch vụ cụ thể của sản

-

phẩm đó.
Sản phẩm cụ thể (actual product): là dạng cơ bản của sản phẩm đó, bao gồm năm yếu
tố: đặc điểm, thương hiệu, bao bì, chất lượng và kiểu dáng sản phẩm. Khách hàng sẽ phân

-

tích, đánh giá những yếu tố này dể chọn sản phẩm tốt nhất cho họ.
Sản phẩm tăng thêm (augmented product): gồm những dịch vụ và lợi ích phụ thêm để

làm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và tăng nhận thức của khách hàng về
chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm. Chúng được xem như
một thành phần của sản phẩm góp phần tạo nên sản phẩm hồn chỉnh.
1.3.1.2. Phân loại sản phẩm
1.3.1.2.1.
Phân loại sản phẩm tiêu dùng
Phân loại theo thời gian sử dụng sản phẩm

-

Sản phẩm tiêu dùng dài hạn: sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài
Sản phẩm tiêu dùng ngắn hạn (sản phẩm tiêu dùng nhanh): sản phẩm được mua trong
thời gian ngắn, tần suất mua sắm tương đối cao
Phân loại theo thói quen mua hàng

-

Sản phẩm tiêu dùng thông thường: sản phẩm được dùng thường xuyên, người tiêu dùng

-

biết nhiều về sản phẩm
Sản phẩm mua tuỳ hứng: sản phẩm được mua khơng có chủ định trước
Sản phẩm mua theo mùa vụ: nhu cầu mua sắm mang tính mùa vụ như sản phẩm du lịch,

-

áo mưa, bánh trung thu,…
Sản phẩm mua có lựa chọn: thường những sản phẩm cao cấp và có thời gian sử dụng dài
Sản phẩm mua theo nhu cầu đặc biệt: sản phẩm có tính độc đáo riêng biệt hoặc những sản


-

phẩm đặc hiệu
Sản phẩm mua theo nhu cầu thụ động: là sản phẩm người mua không biết hoặc biết
nhưng không nghĩ đến việc mua sắm như sản phẩm bảo hiểm.


Phân loại theo tính chất tồn tại của sản phẩm:
-

Sản phẩm hữu hình: sản phẩm có thể tiếp cận được và đánh giá trực tiếp trước khi dùng
Sản phẩm dịch vụ: là những hoạt động, ích lợi hay những cách thoả mãn nhu cầu khác
được đưa ra và chào bán.
Phân loại theo đặc tính mục đích sử dụng:

-

Sản phẩm tiêu dùng: sản phẩm sử dụng vào mục đích dùng cá nhân
Sản phẩm tư liệu sản xuất: sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và các hoạt động khác
nhau của tổ chức
1.3.1.2.2.

Phân loại sản phẩm tư liệu sản xuất

Sản phẩm được phân loại căn cứ vào mức độ tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh và giá trị của chúng:
-

Nguyên liệu và cấu kiện: được sử dụng thường xun, giá trị được tính tồn bộ vào q


-

trình sản xuất sản phẩm.
Tài sản cố định: gồm những cơng trình cố định và trang thiết bị
Vật tư phụ và dịch vụ: sản phẩm hỗ trợ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp
1.3.1.3. Đặc tính của sản phẩm
Đặc tính sản phẩm là những yếu tố quyết định nhất đến sự lựa chọn của người tiêu
dùng so với các sản phẩm cạnh tranh khác. Mỗi sản phẩm có thể được mơ tả theo những
đặc tính khác nhau:

-

Đặc tính kỹ thuật, lí hố: gồm cơng thức, thành phần vật liệu, kiểu dáng, màu sắc, cỡ

-

khổ, vật liệu,…
Đặc tính sử dụng: gồm thời gian sử dụng, tính đặc thù, độ bền, an tồn, hiệu năng,…
Đặc tính tâm lý: gồm vẻ đẹp, vẻ trẻ trung, sự thoải mái, sự vững chắc
Đặc tính kết hợp: gồm giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi, các dịch vụ
1.3.2. Nhãn hiệu
Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc tổng hợp
những yếu tố trên nhằm xác nhận sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp và phân
biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu bao gồm các thành phần cơ bản: tên
gọi nhãn hiệu (brand name) và biểu tượng nhãn (symbol)


Nhãn hiệu sản phẩm có thể nói lên:
-


Đặc tính sản phẩm
Những lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng
Sự cam kết và những quan điểm của doanh nghiệp
Nhân cách và cá tính của người sử dụng
1.3.3. Bao bì
Việc lựa chọn bao bì cho sản phẩm đóng vai trò quyết định quan trọng trong chiến
lược sản phẩm. Bao bì có các chức năng như: bảo vệ sản phẩm, tạo sự thuận lợi cho việc
chuyên chở, tạo thuận lợi cho việc tiêu dùng, dễ bảo quản,… Do có nhiều chức năng
quan trọng như vậy nên doanh nghiệp cần quan tâm đổi mới bao bì sao cho phù hợp hơn
với việc kinh doanh trên thị trường.
1.3.4. Những dịch vụ gắn liền với sản phẩm
Dịch vụ đóng vai trị quan trọng trong quá trình bán hàng, trong một số trường hợp,
dịch vụ đối với khách hàng đã trở thành một trong những yếu tố quyết định đến việc cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Các dịch vụ gồm có: cho hưởng tín dụng, hậu mãi, bảo hành, cho thử miễn phí và
giao hàng tận nhà hay tại cửa hàng,…
1.4. Chiến lược sản phẩm
1.4.1. Các khái niệm
1.4.1.1. Dòng sản phẩm
Dòng sản phẩm là một nhóm những sản phẩm có liên hệ mật thiết với nhau bởi vì
chúng thực hiện một chức năng tương tự, được bán cho cùng một nhóm khách hàng qua
cùng một kênh như nhau hay tạo ra một khung giá cụ thể.
1.4.1.2.

Tập hợp sản phẩm

Tập hợp sản phẩm là tổng hợp những dịng sản phẩm. Trong q trình sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp cần xác định rõ kích thước tập hợp sản phẩm mà họ dự định thoả
mãn cho thị trường. Kích thước tập hợp sản phẩm gồm các số đo:



-

Chiều rộng của tập hợp: số loại sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà doanh nghiệp dự định cung

-

ứng cho thị trường (danh mục sản phẩm).
Chiều dài của tập hợp: tổng số món hàng có trong tất cả các loại sản phẩm của doanh

-

nghiệp.
Chiều sâu của tập hợp: mẫu mã sản phẩm gắn với từng chủng loại sản phẩm.
1.4.1.3. Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh
doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ
hoạt động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
1.4.2. Các chiến lược sản phẩm
1.4.2.1. Chiến lược tập hợp sản phẩm
Bao gồm bốn chiến lược:

-

Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm
Chiến lược kéo dài các dòng sản phẩm trong một tập hợp
Chiến lược tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm
Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm
1.4.2.2. Chiến lược dịng sản phẩm

Trong kinh doanh ít có doanh nghiệp nào chỉ có một sản phẩm duy nhất mà thường
có cả một dịng sản phẩm, vì thế doanh nghiệp cần có một chiến lược về dịng sản phẩm
bao gồm:

-

Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩm
Chiến lược phát triển dòng sản phẩm
1.4.2.3. Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể
Chiến lược đổi mới sản phẩm: tạo ra sản phẩm mới để bán trên thị trường hiện có hoặc

-

tạo thị trường mới.
Chiến lược bắt chước sản phẩm: tìm cách thay đổi sản phẩm của mình bằng cách bắt

-

chước các sản phẩm mới mà các hãng khác phát hành có hiệu quả.
Chiến lược thích ứng sản phẩm: trong q trình tồn tại sản phẩm trên thị trường, doanh
nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá bán đáp ứng sự
chờ đợi của khách hàng.


-

Chiến lược tái định vị sản phẩm: tạo một vị trí mới cho một sản phẩm hay cho một
thương hiệu trên thị trường hiện có vào tâm trí người tiêu dùng.
1.4.3. Vai trò của chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong chiến lược marketing:

-

Là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược định giá, phân phối và

-

chiêu thị mới triển khai và phối hợp một cách hiệu quả.
Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp

thực hiện tốt các mục tiêu marketing được đặt ra trong từng thời kỳ.
1.5. Các quyết định liên quan đến chiến lược sản phẩm
1.5.1. Nhãn hiệu
1.5.1.1. Về cách đặt tên nhãn
Những cách đặt tên nhãn:
-

Đặt tên theo từng sản phẩm riêng biệt
Đặt một tên cho tất cả sản phẩm
Đặt tên sản phẩm theo từng nhóm hàng
Kết hợp tên doanh nghiệp và tên nhãn hiệu
Đặc trưng và yêu cầu của một nhãn hiệu:

-

Dễ đọc, dễ nhận dạng và dễ nhớ, có thể sử dụng ở nước ngoài và khi dịch ra tiếng nước

-

ngồi khơng có nghĩa xấu

Tạo sự liên tưởng đến đặc tính sản phẩm
Nói lên chất lượng sản phẩm
Gây ấn tượng
Tạo sự khác biệt
1.5.2. Bao bì
Trong quá trình thiết kế bao bì sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có những quyết định cơ
bản như:
-

Ngun liệu để sản xuất bao bì
Kích thước, hình dáng, màu sắc bao bì
Thiết kế nhãn gắn trên bao bì
Thơng tin sản phẩm in trên bao bì


1.5.3. Dịch vụ khách hàng
Tuỳ thuộc vào đặc tính sản phẩm, đặc điểm sử dụng và yêu cầu của khách hàng mà
dịch vụ cung ứng cho khách hàng có thể khác nhau. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn
những dịch vụ sau để hỗ trợ cho sản phẩm: bảo hành, bảo trì và sửa chữa sản phẩm;
chuyển chở, lắp đặt sản phẩm; cung ứng chi tiết, phụ tùng thay thế; tư vấn tiêu dùng; sử
dụng thử sản phẩm.
Các nhà sản xuất có thể trực tiếp cung cấp dịch vụ hoặc chuyển dần cho những nhà
phân phối và bán hàng chính thức của mình để bảo đảm cung ứng kịp thời các dịch vụ hỗ
trợ cho khách hàng
1.6. Chu kỳ sống sản phẩm (PLC – Product Life Cycle)
1.6.1. Khái niệm
Chu kỳ sống sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường trong đó
các giai đoạn trong lịch sử thương mại của một sản phẩm được mô tả khác nhau, nhờ đó
các cơng ty có thể hoạch định được tốt hơn các kế hoạch marketing. Mỗi chu kỳ sống
gồm 4 giai đoạn: mở đầu (introduction), tăng trưởng (growth), trưởng thành (maturity) và

suy thoái (decline).
1.6.2. Đặc điểm các giai đoạn
1.6.2.1. Giai đoạn mở đầu
Trong giai đoạn này, sản lượng và doanh thu tăng chậm do sản phẩm chưa được
nhiều người tiêu dùng biết đến hoặc người tiêu dùng vẫn chưa từ bỏ thói quen sử dụng
sản phẩm hiện tại, vì vậy họ sẽ ở giai đoạn thăm dị sản phẩm để quyết định có mua hay
khơng.
Ở giai đoạn mở đầu, chi phí bỏ ra để tiếp tục hồn thiện sản phẩm và chi phí
marketing cho sản phẩm cao nhưng doanh nghiệp thường phải chịu lỗ hoặc lợi nhuận
(nếu có) sẽ rất thấp.
1.6.2.2.

Giai đoạn tăng trưởng


Ở giai đoạn này, sản lượng sản phẩm tiêu thụ tăng mạnh do thị trường đã chấp nhận
sản phẩm mới, tuy nhiên cạnh tranh trên thị trường cũng bắt đầu tăng. Chi phí sản xuất và
giá thành giảm đáng kể, nên doanh nghiệp có khả năng gia tăng lợi nhuận và xem xét lại
giá bán sản phẩm.
1.6.2.3.

Giai đoạn trưởng thành

Đây là giai đoạn ổn định của quá trình kinh doanh sản phẩm, sản lượng tiêu thụ và
doanh thu đạt tối đa, tuy nhiên mức độ tăng trưởng rất chậm do nhu cầu thiêu thụ trên thị
trường ở mức bão hoà. Sản phẩm tiêu thụ chậm dẫn đến cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ
trong giai đoạn này.
1.6.2.4.

Giai đoạn suy thoái


Giai đoạn suy thoái diễn ra khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận giảm sút
một cách nghiêm trọng. Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà giai đoạn suy thoái diễn ra từ từ
hoặc rất nhanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên thu nhập những thông
tin về xu hướng thị trường, phân tích diễn biến doanh số, lợi nhuận, thị phần của sản
phẩm để xác định diễn biến chu kỳ sống của sản phẩm.
1.7. Marketing cho sản phẩm mới
1.7.1. Khái niệm về sản phẩm mới
Sản phẩm mới là sản phẩm được một số khách hàng tiềm năng cảm nhận như mới,
bao gồm sản phẩm mới hoàn toàn, sản phẩm cải tiến, sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm
có thương hiệu mới mà doanh nghiệp phải triển.
1.7.2. Các giai đoạn phát triển sản phẩm mới
Mỗi quy trình triển khai sản phẩm mới gồm có 8 giai đoạn chính sau:
-

Tìm ra ý tưởng mới
Chọn lọc và đánh giá ý tưởng mới
Phát triển và thử nghiệm khái niệm
Hoạch định chiến lược marketing
Phân tích về mặt kinh doanh


-

Phát triển sản phẩm
Thử nghiệm trên thị trường
Thương mại hoá sản phẩm
2. Chương 2: Tìm hiểu và phân tích chiến lược sản phẩm của sữa TH True Milk
2.1. Tổng quan thị trường sữa Việt Nam từ 2010 đến nay
2.1.1. Tổng quan thị trường sữa trên thế giới

2.1.1.1. Về giá
Tháng 3/2015, giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng. Cụ thể, sữa bột
tách kem tại Châu Mỹ tăng 2,2% lên 2.364 USD/tấn và sữa bột 1,25% bơ tại Châu Đại
Dương đạt mức 2.900 USD/tấn, tăng 11,54% so với tháng 2/2015. Tại thị trường Châu
Âu, giá sữa bột 26% chất béo tăng so với tháng 2, đạt mức 2.851 EUR/tấn, nhưng lại
giảm 21,52% so với tháng 3/2014.
Theo USDA, giá sữa trung bình trên thế giới trong Quý I/2015 là 2.285 USD/tấn
đối với sữa bột tách kem tại Châu Mỹ, tại Châu Đại Dương là 2.633 USD/tấn. giảm
29,83% và sữa bột 26% chất béo tạo châu Âu là 2.573 EUR/tấn. giảm 16,81% so với Quý
I/2014.
2.1.1.2.

Về cung - cầu

Tháng 2/2015, sản lượng sữa tại Mỹ tăng 1,7% so với tháng 2/2014, đạt 7,3 tỷ lít.
Mỗi một con bị tại Mỹ trung bình trong tháng 2 sản xuất 787 lít, tăng 4 lít so với tháng
2/2014.
Tháng 1/2015, sản lượng sữa tại Australia tăng nhẹ, tăng 0,6% so với tháng 1/2014.
Theo bảng tóm tắt hàng tháng từ các Hội đồng xuất khẩu sữa của Mỹ, xuất khẩu sữa
tại đây giảm mạnh nhất kể từ năm 2012.
Tháng 1/2015, Mỹ đã xuất khẩu 125.8 nghìn tấn sữa bột, pho mát, bơ, sữa và đương
lactose, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước – mức thấp nhất kể từ tháng 5/2012. Trong
tháng 1/2015, giá trị của lô hàng xuất sang MENA (khu vực Trung Đông/Bắc Phi) đã
giảm 75% so với năm ngoái, trong khi xuất khẩu sang Đơng Nam Á giảm 53% và Trung
Quốc giảm 40%. Ngồi ra, doanh số bán hàng Mexico, thị trường lớn nhất đã giảm 20%.


Duy nhất có hai thị trường lớn tăng so với năm ngoái là Hàn Quốc (tăng 23%) và Nam
Mỹ (tăng 27%).
Bảng 2.1: Xuất khẩu sản phẩm sữa tại Mỹ (% tỷ trọng của tổng sản lượng)

Chủng loại
Sữa không kem/Sữa bột (NDM/SMP)
Tổng cộng phomat

Váng sữa ngọt làm khô
Đương Lactose
Tổng hàm lượng chất rắn từ sữa

Tháng 1/2015
Tháng 1/2014
37%
43%
5,3%
7,4%
3,1%
12,2%
39%
58%
56%
67%
11,2%
14,5%
Nguồn: www.dairyherd.com

Tại Trung Quốc, sữa bột trẻ em là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm kể từ khi một vụ bê
bối năm 2008 so với sữa bột nhiễm độc, giết chết ít nhất sáu trẻ em và để lại 300.000
bệnh nhi. Vì thế, nhiều gia đình Trung Quốc đã chuyển sang các sản phẩm nhập khẩu.
Tháng 1/2015, Trung Quốc đã nhập khẩu 27.700 tấn sữa nước, tăng 48,4% so với cùng
kỳ năm 2014, đồng thời cũng xuất khẩu khoảng 1.877 tấn sữa nước trong tháng đầu năm.
Bảng 2.2: Nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tại Trung Quốc trong tháng 1/2015

ĐVT: triệu tấn
Chủng loại

Tháng 1/2015

Tháng 1/2014

Sữa nước

27.741

18.690

Sữa tươi

27.335

27.335

Sữa chua
Sữa rắn
Sữa bột
Sữa đặc
Sản phẩm sữa

Pho mát
Tổng cộng

406
1.335

146.488
212.042
102.556
159.073
1.239
806
28.699
32.679
8.090
12.514
5.904
6.976
174.229
230.732
Nguồn: Số liệu Thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc

2.1.2. Tình hình tiêu thụ sữa ở Việt Nam


Ngành sữa có giá trị giao dịch đạt 62,2 ngàn tỷ (2,9 triệu đô) trong năm 2013. Là
một trong những ngành tiêu dùng tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam, tương ứng với
mức tăng 17% trong năm 2013 và tốc độ CAGR là 14%/năm từ năm 2010 đến năm 2013.
Theo Euromonitor International, giá thị trường sữa Việt Nam sẽ tăng đạt tăng trưởng 20%
và 23% lần lượt trong năm 2014 và năm 2015.

Hình 2.1: Tăng trưởng doanh thu ngành sữa Việt Nam
Nguồn: Euromonitor International, VPBS thu thập
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 2/2015, cả nước
đã nhập khẩu 56.6 triệu USD sữa và sản phẩm, giảm 34,4% so với tháng 1/2015, tính
chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2015 đã nhập khẩu 143,1 triệu USD, giảm 13,7%

so với cùng kỳ năm 2014.
Tới đây khi hiệp định TPP có hiệu lực, thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu sẽ giảm từ
5% xuống còn 0%. Đây sẽ vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho ngành sữa Việt Nam.
2.1.3. Cơ hội phát triển ngành sữa
Trong nhiều năm trở lại đây. Nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể.
Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng
khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triêu lít (năm 2015). Các nhà


chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn
rất lớn.
Đặc điểm địa lý và khí hậu nhiệt đới xen với vành đai ôn đới tại Việt Nam rất
thuận lợi cho phát triển đàn bò sữa. Các đồng cỏ như Hà Tây, Mộc Châu, Bình Dương,…
cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, phong phú và điều kiện sinh trưởng tốt cho chúng. Tuy
nhiên, chăn ni bị sữa là ngành địi hỏi kỹ thuật, đầu tư cao, vì thế, đây cũng là một
thách thức của ngành sữa Việt Nam.
2.1.4. Phân khúc thị trường
Thống kê năm 2013 của hãng nghiên cứu thị

trường

Euromonitor chỉ ra rằng, các hãng sữa ngoại chiếm
khoảng 75% thị phần sữa bột, dẫn đầu là Abbott, tiếp
theo là Mead Johnson, Dutch Lady, Dumex, Nestlé.
Chỉ duy nhất cơng ty Vinamilk có đủ khả năng cạnh
tranh với thị phần xấp xỉ 25%.
Trong phân khúc quan trọng khác là sữa
nước (sản phẩm chủ lực của ngành sữa), các cơng

Hình 2.2: Thị phần các nhãn sữa lớn tại Việt

Nam năm 2013

ty Việt nam đang tạm thời chiếm ưu thế với gần
50% thị phần trong tay “Ơng lớn” Vinamilk. Bên cạnh đó, ưu thế về chi phí và thời gian
bảo quản cũng đang giúp các cơng ty Việt Nam làm chủ thị trường trong nhiều nhóm sản
phẩm liên quan đến sữa khác với hàng loạt các thương hiệu nội địa như Vinamilk, TH
True Milk (7,7% thị phần), Mộc Châu, Ba Vì,…
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sữa hiện nay có các công ty sản xuất sữa lớn
chiếm lĩnh thị trường đó là: Cơng ty cổ phần Vinamilk, cơng ty TNHH Nestlé Việt Nam,
Hà Nội milk, Abbott (Hoa Kỳ), Dutch Lady, Mead Johson, F&N và các công ty khác.
2.2. Giới thiệu về cơng ty TH True Milk
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty


2.2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của cơng ty
2.2.3. Các dịng sản phẩm của cơng ty
2.2.4. Khách hàng mục tiêu của công ty TH True Milk
2.2.5. Mục tiêu kinh doanh
2.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm của công ty
2.2.6.1. Khách hàng
2.2.6.2. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
2.2.6.3. Sản phẩm thay thế
2.3. Phân tích chiến lược sản phẩm của công ty
2.3.1. Các quyết định liên quan đến sản phẩm
2.3.1.1. Các dòng sản phẩm
2.3.1.2. Nhãn hiệu sản phẩm
2.3.1.3. Chất lượng sản phẩm
2.3.1.4. Đặc tính sản phẩm
2.3.1.5. Thiết kế sản phẩm

2.3.1.6. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
2.3.2. Hiệu quả của chiến lược
2.3.3. Chu kì sống của sản phẩm
3. Chương 3: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả chiến lược sản phẩm
3.1. Nhận xét, đánh giá
SWOT
3.2. Đề xuất các biện pháp


KẾT LUẬN
Với thị hiếu hiện nay của người Việt Nam là ưa chuộng các sản phẩm ngoại nhập,
việc tạo lập được một chỗ đứng vững chắc trong thị trường sữa Việt Nam là điều
khơng hề dễ dàng, vì thế, hoạt động Marketing là hoạt động không thể thiếu đối với
doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố sản phẩm và hoạt động chiêu thị của doanh nghiệp
đóng một vai trị khơng hề nhỏ nếu công ty muốn phát triển sản phẩm của mình.
Hiểu được điều đó, TH True Milk đã vận dụng một cách linh hoạt chiến lược sản
phẩm và hoạt động chiêu thị rất tốt để từng bước chiếm lĩnh thị trường sữa Việt Nam,
khẳng định vị thế của mình, trở thành một đối thủ cạnh tranh khó bị đánh bại trước
đối thủ mạnh là Vinamilk. Tuy đã có những chiến lược sản phẩm và hoạt động chiêu
thị rất tốt, nhưng để cơng ty có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, TH True Milk
không được ngủ quên trên chiến thắng mà cần phải có những chiến lược và hướng đi
đúng đắn. Công ty cũng cần phải kết hợp các chiến lược khác nhiều hơn và lắng nghe
người tiêu dung để có thể tạo chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dung và thu
hút thêm được nhiều người tiêu dung khác nữa.



×