Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁCSẢN PHẨM RAU SẠCH CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.1 KB, 43 trang )

1

Ho Chi Minh City, June 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------O0O--------

Cơng trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2014 – 2015

Tên cơng trình:
ỨNG DỤNG MƠ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC
SẢN PHẨM RAU SẠCH CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM

Nhóm ngành: KD2

Tp. HCM, tháng 5 năm 2015


2

MỤC LỤC


3

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số thứ tự
1.1
1.2
1.3


2.1
2.2
2.3

Tên hình ảnh
Sell-Side B2B
Buy-Side B2B
Electronic Exchange
Tỉ lệ tăng trưởng người dùng Internet giai đoạn 20002010 ở một số nước Châu Á
Số người sử dụng Internet của Việt Nam và Tỷ lệ %
dân sử dụng Internet của Việt Nam
Tốc độ Internet trung bình ở Châu Á

Trang
7
8
9
25
26
29


4

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Rau là loại thực phẩm đóng một vai trị quan trọng trong bữa ăn hằng ngày.
Cùng với những nhóm thức ăn khác, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho
nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc

biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khống quan trọng như kali, canxi, magie.
Với sự phát triển của xã hội, khi nhu cầu của con người về việc bảo vệ sức khỏe
ngày càng được nâng cao thì vai trị của rau xanh trong đời sống của con người lại
được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề về vệ sinh an tồn thực phẩm ln là mối lo
thường trực trong việc chọn mua các loại rau khi các loại rau phun thuốc độc hại
tràn lan trên thị trường. Trong tình hình đó, các mơ hình sản xuất và kinh doanh rau
an toàn ra đời với các hình thức kinh doanh đa dạng đã đáp ứng nhu cầu về sự tiện
lợi cũng như nhu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao của con người.
Nhằm phục vụ nhu cầu về sự tiện lợi cho khách hàng một cách tối ưu, các
mơ hình kinh doanh rau sạch thông qua thương mại điện tử của các doanh nghiệp
trong nước ồ ạt xuất hiện một cách tự phát. Tuy vậy, các mơ hình kinh doanh tuy
nhiều về số lượng chưa thực sự đạt được hiệu quả cao khi hàng loạt cửa hàng online
đóng cửa sau một thời gian hoạt động ngắn. Trong khi đó, ứng dụng thành cơng của
mơ hình kinh doanh rau sạch thơng qua thương mại điện tử của nước ngồi (điển
hình là Nhật Bản) vào thị trường Việt Nam đã và đang đạt được một số thành tựu
nhất định. Nhờ vào bí quyết nào trong việc xây dựng mơ hình kinh doanh của Nhật
Bản tạo nên sự thành cơng đó? Xuất phát từ thành cơng khi ứng dụng mơ hình kinh
doanh rau sạch của Nhật Bản vào Việt Nam, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
“Ứng dụng mơ hình kinh doanh thương mại điện tử cho sản phẩm rau sạch của Nhật
Bản vào Việt Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
-

Đề tài nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học chưa đạt được bước phát triển cao ở thị

-

trường Việt Nam.
Các bài nghiên cứu trước đây đã đưa ra được tổng quan về mơ hình kinh doanh, mơ
hình doanh thu, cách thức hoạt động và chuỗi cung ứng sản phẩm rau sạch. Tuy

nhiên, các mơ hình này chỉ chú trọng đến kênh thị trường truyền thống mà chưa
thấy được tiềm năng vượt trội của việc kinh doanh rau sạch thông qua Thương mại


5

điện tử. Đây là một thị trường mới, đầy triển vọng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
-

tại Việt Nam.
Đây là cơng trình nghiên cứu mới về lý thuyết áp dụng Thương mại điện tử vào
kinh doanh một mặt hàng tươi sống, đảm bảo an toàn thực phẩm tại Việt Nam, mơ
hình này là hình thức kinh doanh mới, đảm bảo sẽ thu hút được sự chú ý và quan
tâm của người tiêu dùng, đáp ứng được đúng và hiệu quả mong muốn của họ là
được sử dụng thực phẩm rau sạch an tồn, khơng chứa chất hóa học gây ảnh hưởng

-

đến sức khỏe – mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng: Nghiên cứu về ứng dụng của các mô hình kinh doanh rau sạch thơng

-

qua thương mại điện tử của Nhật Bản vào Việt Nam.
Mục đích: Xác định yếu tố tích cực tạo nên sự thành cơng của mơ hình kinh doanh
rau sạch thơng qua thương mại điện tử của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam và
đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và phát huy tối đa tính hiệu quả

-


của mơ hình kinh doanh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu sử dụng lý thuyết khoa học về thương mại điện tử truyền
thống, áp dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, phân tích quy nạo, lý
thuyết hệ thống và phương pháp định lượng kết quả nghiên cứu. Tổng hợp số liệu

-

và phân tích những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu.
Tài liệu, dữ liệu trong cơng trình nghiên cứu được thu thập trong các ấn phẩm trong
và ngoài nước, báo cáo của các ban ngành nhà nước về công tác thực hiện mơ hình
kinh doanh thương mại điện tử rau sạch tại địa bàn trên cả nước.
5. Kết cấu đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mơ hình kinh doanh thương mại điện tử về
rau sạch của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam.
Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động mơ hình kinh doanh thương mại điện tử
về rau sạch tại Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp hồn thiện mơ hình kinh doanh thương mại điện tử
về rau sạch tại Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MƠ HÌNH KINH
DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỀ RAU SẠCH CỦA NHẬT BẢN VÀO
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1.1
Tồng quan về thương mại điện từ
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử


Thương mại điện tử (e-commerce) bao hàm một loạt hoạt động kinh doanh
trên mạng cho các sản phẩm và dịch vụ. Thương mại điện tử thường đồng nghĩa với
việc mua và bán qua Internet, hoặc tiến hành bất cứ sự giao dịch nào liên quan đến
việc chuyển đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ qua mạng
lưới máy tính. Mặc dù phổ cập nhưng định nghĩa này thì khơng hồn tồn đủ để
nắm bắt được những sự phát triển gần đây trong hiện tượng kinh doanh mới và
mang tính cách mạng này.
Một định nghĩa hồn chỉnh hơn là: Thương mại điện tử là việc sử dụng các
phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch
kinh doanh nhằm tạo ra, chuyển tải và định nghĩa lại mội quan hệ để tạo ra các giá
trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và các nhân.
Có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết
các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong
hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Thương mại điện tử gồm các
hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội
dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn
điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng,
tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ
như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như
dịch vụ cung cấp thơng tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống
(như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo).
Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức
mua sắm của con người.
1.1.2 Sự khác biệt giữa thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

Kinh doanh điện tử có thể được định nghĩa như là một ứng dụng thông tin và
công nghệ liên lạc trong sự hỗ trợ của tất cả các hoạt động kinh doanh. Trong thực



7

tế, kinh doanh điện tử rộng lớn hơn thương mại điện tử. Trong khi kinh doanh điện
tử ám chỉ đến việc tập trung các chiến lược với sự nhấn mạnh các chức năng xảy ra
trong việc dùng các khả năng điện tử, thương mại điện tử là một tập con (phần) của
toàn bộ tổng thể chiến lược kinh doanh điện tử.
Thương mại điện tử tìm kiếm các dịng lợi nhuận thông qua World Wide
Web hay Internet để xây dựng và nâng cao các mối quan hệ với khách hàng và đối
tác và để phát triển tính hiệu quả của việc sử dụng các chiến lược Empty Vessel.
Thông thường, thương mại điện tử liên quan đến các hệ thống ứng dụng quản lý tri
thức.
Kinh doanh điện tử liên quan đến các q trình doanh nghiệp trong tồn
bộ chuỗi dây chuyền giá trị: mua bán điện tử, quản lý dây chuyền cung ứng, quá
trình đặt hàng điện tử, quản lý dịch vụ khách hàng, và cộng tác với đối tác thương
mại. Các chuẩn kỹ thuật áp dụng cho kinh doanh điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho
việc trao đổi dữ liệu giữa các công ty. Các giải pháp phần mềm kinh doanh điện tử
cho phép tích hợp các quy trình kinh doanh liên hồn nội bộ. Kinh doanh điện tử có
thể được tiến hành bằng cách dung World Wide Web, Internet, mạng nội
bộ, extranet và một số cách kết hợp các hình thức này.
1.1.3 Sự cần thiết của thương mại điện tử

Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội
vì đó là những phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, tận dụng được tối
đa mọi nguồn lực. Thương mại điện tử là kết hợp của những thành tựu khoa học kỹ
thuật vào việc kinh doanh.
Vì thương mại điện tử được tiến hành trên mạng nên không bị ảnh hưởng bởi
khoảng cách địa lý, do đó bạn có là nhà cung cấp nhỏ hay lớn thì điều đó cũng
khơng ảnh hưởng gì, bạn vẫn được nhiều người biết đến nhờ tính tồn cầu của
mạng. Khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn nhờ mạng máy tính cung cấp cho

họ. Thương mại điện tử đem lại sự hiện diện trên toàn cầu cho nhà cung cấp và sự
lựa chọn toàn cầu cho khách hàng.
Nhờ thương mại điện tử mà các nhà cung cấp đã tiếp cận gần hơn với khách
hàng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng chất lượng dịch vụ cho người tiêu
dùng. Trong thương mại điện tử, người bán và người mua không gặp nhau trực tiếp


8

mà thơng qua mạng, do đó vấn đề cập nhật thơng tin cho các bên sẽ nhanh hơn,
nhưng địi hỏi người tham gia phải có khả năng sử dụng. Hơn nữa thương mại điện
tử là việc kinh doanh trên các thiết bị điện tử nên nó sẽ bị tác động theo sự thay đổi
của cơng nghệ. Vì vậy người tham gia kinh doanh cũng phải luôn học hỏi để theo
kịp sự thay đổi đó.
Mạng internet gần như là yếu tố quyết định cho mọi hình thức hoạt động của
thương mại điện tử. Cơng nghệ càng đi lên thì thương mại điện tử càng có cơ hội
phát triển. Tuy nhiên, như vậy các doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí đầu tư cho
công nghệ, người sử dụng phải luôn luôn học hỏi để nâng cao kiến thức sử dụng
công nghệ.
Thương mại điện tử với các đặc tính ưu việc là xu hướng phát triển của
thương mại thế giới, là công cụ cắt giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao năng lực
cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tiếp cận môi trường tồn cầu và khơng giới hạn về
khơng gian, thời gian và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận kiến thức, khoa
học cơng nghệ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ thị 58 CT-TW
ngày 17/10/2000 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về đẩy
mạnh cơng nghệ thơng tin phục vụ q trình cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước
và ứng dụng thương mại điện tử được xem là chương trình xúc tiến thương mại
trọng điểm.
1.1.4 Các hình thức thương mại điện tử


1.1.4.1

Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B (Business to

Business)
Những ví dụ điển hình đã thực hiện thành cơng loại hình kinh doanh có thể
kể đến như là: Alibaba.com, Ecvn.com.vn,…
Thương mại điện tử B2B là mơ hình kinh doanh thương mại điện tử mà tại
đó các giao dịch (trao đổi tiền lấy hàng hóa hoặc dịch vụ) được tiến hành giữa hai
hay nhiều doanh nghiệp bất kỳ thông qua các kênh như mạng Internet, các mạng
truyền thông và các phương tiện điện tử khác.
Hình thức giao dịch này có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc
thông qua một bên thứ ba (hay trung gian) có vai trị là nơi liên kết người mua với


9

người bán đồng thời cũng đem lại điều kiện thuận lợi giúp cho các giao dịch được
diễn ra suôn sẻ hơn.
Mơ hình B2B có khả năng đem lại doanh thu cao (92 – 95% doanh thu
Thương mại điện tử toàn cầu giai đoạn 2003 - 2005) nhưng đòi hỏi sự đầu tư và cải
tiến cao về mặt ứng dụng công nghệ thơng tin bằng cách tin học hóa nguồn nhân
lực, quy trình điều hành, quản lý của mỗi doanh nghiệp.
Các mơ hình Thương mại điện tử B2B chính:
a.

Mơ hình phân phối trực tuyến (E-distributor)

Cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tiếp tới từng doanh nghiệp.

Một công ty sẽ cung cấp cho nhiều khách hàng khác nhau. Việc mua bán
thông qua catologue điện tử hoặc qua đấu giá, thường là thông qua mạng extranet.
Với việc phân phối trực tuyến, càng có nhiều hơn các sản phẩm và dịch vụ được
những công ty này đem rao bán trên trang web của họ, từ đó tạo được tính hấp dẫn,
lơi cuốn và thu cuốn mạnh hơn đối với những khách hàng tiềm năng. Mua sắm tại
một chỗ ln được u thích hơn là việc phải đến nhiều tìm ở nhiều trang web khác
để tìm những bộ phận hay sản phẩm cụ thể nào đó.
Mơ hình này cịn gọi là mơ hình thương mại điên tử B2B phía người bán
(Sell – side)
Ví dụ: Grainger.com
Hình 1.1 Sell-side B2B

Nguồn: />b.

Mơ hình phân phối trực tuyến (E-Distributor)


10

Mơ hình này cho phép nhà cung cấp truy cập vào cổng thơng tin điện tử của
doanh nghiệp để tìm kiếm về thơng tin, hình ảnh, giá của các sản phẩm.
Mơ hình doanh thu từ phí giao dịch, phí sử dụng, phí cấp chứng nhận hằng
năm. Nó cịn có tên gọi khác là mơ hình thương mại điện tử phía người mua (buy –
side)
Hình 1.2 Buy-Side B2B

Nguồn: />c.

Mơ hình sàn giao dịch (Exchange)


Sàn giao dịch điện tử thu hút phần lớn sự quan tâm trong mơ hình B2B bởi bì
quy mô thị phần tiềm năng mặc dù họ chỉ chiếm một phần trong bức tranh lớn B2B.
Một sàn giao dịch điện tử là một thị trường điện tử kỹ thuật số độc lập mà tại đó
hàng trăm nhà cung cấp cùng nhau đáp ứng một số lượng nhỏ trong số khách hàng
rất lớn. Những sàn này thường được sở hữu bởi một cơng ty độc lập.
Mơ hình doanh thu là từ phí giao dịch, phí dịch vụ, phí thành viên và phí
quảng cáo. Đây được xem như là cổng thơng tin cho các doanh nghiệp.
Hình 1.3 Electronic Exchange


11

Nguồn: />1.1.4.2

Giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng – b2c (Business to

Customer)
Những ví dụ điển hình đã thực hiện thành cơng loại hình kinh doanh có thể
kể đến như là: Amazon.com, Raovat.com.vn.
Một số mơ hình Thương mại điện tử B2C chính:
a. Mơ hình mua bán lẻ trực tuyến (E-tailer)
Các ví dụ điển hình: amazon.com, Walmart.com, Etoy.com, Buy.com,
Trananh.vn.
Đây là hình thức các nhà bán lẻ truyền thống tiến hành hoạt động bán hàng
trực tuyến, hoạt động bất kể quy mô lớn nhỏ, từ đơn cử trang web bán lẻ trực tuyến
khổng lồ Amazon đến những cửa hàng địa phương nhỏ có sử dụng Website để kinh
doanh. Mơ hình mua bán lẻ trực tuyến này cũng hoạt động tương tự như các cửa
hàng buôn bán lẻ trên thị trường, duy chỉ khác ở việc người dùng có thể truy cập
Internet hoặc dùng các thiết bị có kết nối mạng để đặt hàng mà khơng phải đến cửa
hàng mua trực tiếp.

Mơ hình này có tính cạnh tranh rất cao vì rào cản để triển khai (tổng chi phí
để thâm nhập vào một thị trường kinh doanh mới) mơ hình mua bán lẻ trực tuyến là
rất thấp, vì thế nên đã có hàng chục ngàn cửa hàng bán hàng trực tuyến nhỏ lẻ mọc
lên. Tuy nhiên để có thể đem lại lợi nhuận cao và tồn tại được là rất khó, đặc biệt là
với các cửa hàng chưa có kinh nghiệm và tên tuổi. Thách thức của các nhà kinh
doanh lẻ trực tuyến là tạo được sự chuyên biệt cho mình để nổi bật hơn các đối thủ
khác.
Một số loại hình bán lẻ trực tuyến như:
-

Bán lẻ tuyến thuần túy
Bán lẻ trực tuyến kết hợp cả với hình thức bán hàng truyền thống
Bán hàng theo catalogue
Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp thông qua Web.
b. Mơ hình người tạo lập cộng đồng (Community Provider)
Các ví dụ điển hình: facebook.com, Yahoo.com, Opera.com,…
Mặc dù việc tạo lập một cộng đồng giao lưu đã khơng cịn là một hiện tượng
mới lạ nhưng Internet đã tạo ra những trang web dành cho những người cùng tư


12

tưởng một nơi để gặp nhau, giao lưu và trao đổi một cách dễ dàng mà không phải
các trở ngại về địa lý cũng như thời gian. Mơ hình người tạo lập cộng đồng đã tạo ra
một môi trường trực tuyến – nơi mà những người cùng sở thích có thể giao dịch
(mua và bán hàng hóa); chia sẻ niềm đam mê, hình ảnh, video, giao tiếp cũng như
nhận thơng tin liên quan đến sở thích. Các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter
và hàng trăm các trang nhỏ hơn khác cung cấp cho người dùng các công cụ và dịch
vụ để xây dựng cộng đồng.
c. Mơ hình nhà cung cấp nội dung (Content Provider)

Các nhà cung cấp nội dung phân phối nội dung thông tin , chẳng hạn như
video kỹ thuật số, nhạc, hình ảnh, văn bản và các tác phẩm nghệ thuật. Ước tính có
khoảng hơn 24 tỷ đô la Mỹ được chi cho nội dung trực tuyến như là: phim truyện,
nhạc, các video, chương trình truyền hình, sách điện tử và báo, tạp chí trong năm
2013.
Mơ hình nhà cung cấp nội dung này tạo doanh thu bằng cách thu phí thuê
bao, phí tải nội dung. Tuy nhiên khơng phải trang web nào cũng tính phí trên những
thơng tin mà họ cung cấp cho người dùng như là: CNN.com, CBSSports.com và các
trang báo và tạp chí khác. Người dùng có thể truy cập vào các cổng này mà khơng
phải tốn một khoảng phí nào, mặc dù đơi lúc họ có thể yêu cầu đăng nhập với tư
cách là một thành viên. Những trang nổi tiếng này sẽ tạo doanh thu theo cách khác,
đó là thơng qua phí quảng cáo và chương trình ưu đãi cho đối tác.
d. Mơ hình cổng thơng tin (Portal)
Các cổng thơng tin có thể kể đến là: Yahoo, MSN, AOL,… cung cấp cho
người dùng cơng cụ tìm kiếm mạnh cộng với tích hợp các gói nội dung và dịch vụ
như: tin tức, e-mail, gửi và nhận tin nhắn tức thì, lịch, mua sắm, tải nhạc và rất
nhiều tiện ích khác mà chỉ thực hiện ở cùng một nơi. Tiềm năng kinh doanh của
cổng thông tin là rất lớn: năm 2013, có khoảng 243 triệu người dân dẫn truy cập vào
mạng lưới Internet kể cả lúc làm việc hay ở nhà. Mơ hình doanh thu của hình thức
này là sự kết hợp giữa doanh thu phí giao dịch, doanh thu phí giới thiệu khách hàng
đến các trang web khác, doanh thu quảng cáo, doanh thu thuê bao và các dịch vụ
cấp cao.


13

Các cổng thông tin truyền thống đi kèm với công ty hoạt động nổi bật lên là
Facebook. Bên cạnh đó, Yahoo, AOL, MSN và nhiều cổng khác tương tự được biết
đến là cổng thông tin theo chiều ngang (horizontal portals) bởi bì họ định rõ thị
trường kinh doanh ảo bao gồm tất cả người dùng Internet. Do đó, giữa những cổng

thơng tin này sẽ có thể có rất nhiều điểm chung. Bên cạnh đó, cũng có các cổng
thơng tin chun biệt về một lĩnh vực (vertical portals – vortals). Ví dụ như Sailnet
chuyên phục vụ cho thị trường tiêu dùng thuyền buồm - thị trường này có khoảng 8
triệu người Mỹ thuê và làm chủ tàu. Mặc dù tổng số người sử dụng loại cổng thơng
tin này có thể ít hơn rất nhiều lần so với người dùng cổng thông phục vụ chung –
chứa rất nhiều thông tin về nhiều loại mặt hàng khác nhau, nhưng nếu thị phần
người truy cập phần lớn là người quan tâm đến mặt hàng mà cổng thông tin này
mang lại, những nhà quảng cáo sẽ sẵn sàng chi trả một khoản phí bảo hiểm để có
thể chạm đến được khách hàng mục tiêu.
e. Mơ hình mơi giới giao dịch (Transaction Broker)
Các ví dụ sử dụng mơ hình này như: thienkimreal.com, Etrade.com,
Schwab.com, Ameritrade.com,…
Các cơng ty mà chuyên xử lý các giao dịch cho khách hàng mà được thực
hiện trực tiếp thông qua điện thoại hoặc mail thì được gọi là những nhà mơi giới
giao dịch. Các ngành cơng nghiệp lớn nhất sử dụng mơ hình này các dịch vụ tài
chính, du lịch, dịch vụ giới thiệu việc làm…Giá trị quan trọng mà mơ hình này
mang lại cho khách hàng đó là sự tiết kiệm về thời gian và tiền của.
Mơ hình doanh thu điển hình của loại hình là mơ hình phí giao dịch, họ kiếm
được doanh thu mỗi khi một giao dịch được diễn ra. Các trang web du lịch nhận
được hoa hồng từ các lượt đặt chuyến du lịch hay các trang giới thiệu việc làm sẽ
nhận được phí từ các nhà tuyển dụng đã đăng tin tuyển dụng lên mà khơng phí khi
có một vị trí có người được nhận làm.
f. Mơ hình người tạo lập thị trường (Market Creator)
Các trang web sử dụng mơ hình này như: eBay.com, priceline.com,
chodientu.com và vatgia.com.
Mơ hình này tạo dựng một mơi trường kỹ thuật số mà ở đó người mua và
người bán có thể gặp nhau, trình diễn sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm và thiết lập giá.


14


Ví dụ như mơ hình đấu giá của Ebay tạo ra môi trường điện tử kỹ thuật số cho
người mua và bán giao lưu, trao đổi giá bán và giao dịch. Tuy nhiên nó có những
điểm khác so với nhà mơi giới giao dịch đó là họ trực tiếp thực hiện giao dịch cho
khách hàng của họ và hoạt động như một đại lý. Do đó, mơ hình doanh thu điển
hình của loại hình này là mơ hình phí giao dịch.
g. Mơ hình nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider)
Các ví dụ điển hình: Symantec.com, 911.com.vn, Xdriver.com,…
Trong khi mơ hình mua bán lẻ trực tuyến là bán hàng hóa trực tuyến thì mơ
hình nhà cung cấp dịch vụ cũng như cái tên của nó là cung cấp các dịch vụ thông
qua kết nối Internet. Google dẫn đầu trong việc phát triển các ứng dụng trực tuyến
phục vụ cho khách hàng như Google Maps, Google Docs, và Gmail.
Giá trị định vị: thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí thấp, thay thế cho các
nhà ứng dụng cung cấp dịch vụ truyền thống.
Các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng một loạt các mơ hình doanh thu khác
nhau, như là: thu phí hoặc phí đăng ký hàng tháng, trong khi cũng có một số nguồn
thu khác như thông qua quảng cáo.
1.1.4.3

Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – C2C (Consumer to

Consumer)
Những ví dụ điển hình đã thực hiện thành cơng loại hình kinh doanh có thể
kể đến như là: Ebay.com, Chodientu.com.vn, Dell.com, Ford.com, Intel.com,…
Đây là mơ hình thương mại điện tử mà tại đó người tiêu dùng sẽ bán trực
tiếp các sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng khác với hình thức điển hình là đấu
giá trực tuyến.
Các hình thức đấu giá:
-


Đấu giá kiểu Anh (English Auction)
Đấu giá Yankee (Yankee Auction)
Đấu giá ngược (Reverse Auction)
Hình thức đấu giá ủy quyền (Proxy Format)
Đấu giá kiểu Hà Lan (Dutch Auction)
Đầu giá nhanh (Express or Flash Auction)
Có rất ít thơng tin về quy mô của thương mại điện tử C2C. Tuy nhiên, con số
C2C về các trang web thông dụng C2C như là eBay và Napster chỉ ra rằng thị


15

trường này thì rất lớn. Nó mang lại một thị trường hiệu quả, tiết kiệm thậm chí cịn
có nhiều hời, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Những trang web này
tạo ra hàng triệu đô la bán hàng mỗi ngày.
Ở Việt Nam, hiện có một số website thương mại điện tử C2C lớn như: Chợ
Điện Tử, 123mua, 5s, Vatgia... Đặc biệt là eBay đã mở riêng 1 trang bằng tiếng
Việt, điều đó cho thấy tiềm năng ở thị trường Việt Nam là rất lớn.
1.2 Tồng quan về công nghệ Effective Microorganism (EM)
1.2.1 Cơ sở khoa học của công nghệ EM
Công nghệ EM sử dụng các vi sinh vật có ích (hữu hiệu) để khai thác tốt hơn
tiềm năng ánh sáng và năng lượng mặt trời.
Theo các nhà khoa học Nhật Bản, các kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng
lý thuyết sử dụng năng lượng mặt trời của cây xanh đạt khoảng 15 – 20% nhưng
trên thực tế với hiệu quả quang hợp của diệp lục, chỉ đạt khoảng 1-3% và khó có thể
tăng hơn được nữa.
Trong khi đó, các vi sinh vật có ích trong tự nhiên có thể nâng cao hiệu quả
sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra các sinh khối, với sự có mặt của các chất hữu
cơ, vi khuẩn quang hợp và tảo có thể sử dụng bước sóng có phạm vi từ 700 –
1200mm mà cây xanh không sử dụng được.

Công nghệ EM sử dụng các vi sinh vật để phân giải nhanh, triệt để các chất
hữu cơ phế thải trong tự nhiên, qua đó giải phóng, tái tạo năng lượng và dinh dưỡng
cho đất, cây trồng và môi trường trong một chu kỳ sinh họckhép kín. Vì vậy, một
yếu tố quan trọng để tăng sản xuất cây trồng và sinh khối là khả năng sử dụng các
chất hữu cơ thơng qua hoạt động của các vi sinh vật có ích với sự giúp sức của năng
lượng mặt trời, điều mà cây xanh không làm được.
Công nghệ EM sử dụng và bổ sung nguồn vi sinh vật có ích để tạo lập thể
cân bằng mới trong thế giới vi sinh vật tự nhiên theo chiều hướng có lợi cho mơi
trường, cây trồng, đất đai và con người.


16

Công nghệ EM nhân nuôi khối lượng vi sinh vật có ích bổ sung vào tự nhiên
làm lệch cán cân vi sinh vật, kéo theo vi sinh vật trung tính để khống chế và triệt
tiêu sự phát triển và tác dụng của vi sinh vật có hại, phịng ngừa và ngăn chặn các
dịch hại mà khơng phải sử dụng hố chất.
1.2.2 Định nghĩa công nghệ EM
EM là cụm từ tiếng Anh “Effective microorganism” viết tắt có ý nghĩa là “vi
sinh vật hữu hiệu”.
Công nghệ EM là công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm EM, là nội dung
kỹ thuật quan trọng và cốt lõi của “nông nghiệp thiên nhiên”.
Chế phẩm vi sinh EM là 1 cộng đồng các vi sinh vật bao gồm từ 80 – 120
loại vi sinh vật có ích thuộc 4-5 nhóm vi sinh vật khác nhau, nhưng có thể sống hồ
đồng với nhau được nhân lên rất nhanh về số lượng qua quá trình lên men, khi được
sử dụng sẽ có nhiều tác dụng, đồng thời phát huy các vi sinh vật có ích sẵn có trong
đất và mơi trường, lấn át, hạn chế các vi sinh vật có hại.
Chế phẩm EM được điều chế ở dạng nước và dạng bột (dạng nước gọi là
dung dịch EM, dạng bột gọi là EM Bokashi). Thông thường có các loại EM sau
đây:

- EM1 là dung dịch EM gốc, chủ yếu để điều chế các dạng EM khác
- EM thứ cấp là dung dịch EM có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử
trùng, làm sạch môi trường, cải thiện tính chất hố lý của đất, tăng trưởng vật
ni…
- EM5 là dung dịch EM có tác dụng hạn chế, phòng ngừa sâu - bệnh, tăng
cường khả năng đề kháng, chống chịu của cây trồng, tăng trưởng của cây trồng…
- EM FPE (gọi là EM thực vật) là dung dịch EM có tác dụng kích thích sinh
trưởng cây trồng và tăng năng suất, chất lượng cây trồng.


17

- EM-Bokashi có nhiều loại, dạng bột, như là Bokashi mơi trường,
Bokashi phân bón, Bokashi - thức ăn chăn ni… có tác dụng phân giải các chất
hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, tăng trưởng cây trồng và
vật nuôi, chăn nuôi hạn chế dịch bệnh, làm sạch mơi trường.
- Ngồi ra cịn có EM.X mà ở nhiều nước sử dụng để điều chế các thực phẩm
chức năng và dược phẩm, mỹ phẩm phục vụ chăm sóc sức khoẻ con người.
1.2.3 Tác dụng của EM
EM hạn chế, phòng ngừa nguồn dịch bệnh của cây trồng và vật ni.
EM thúc đẩy q trình phân giải chất hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển của hệ
sinh vật có ích trong đất, hạn chế hoạt động của vi sinh vật hại, qua đó góp phần cải
tạo đất, nâng cao độ phì của đất một cách bền vững, tăng nguồn dinh dưỡng dễ hấp
thụ cho cây trồng.
EM làm giảm mùi hôi thối, khử trùng, giảm các chất độc hại và ruồi muỗi
trong mơi trường do đó có tác dụng làm sạch môi trường, nhất là môi trường nông
thôn.
EM làm tăng cường khả năng quan hợp của cây trồng, thúc đẩy sự nảy mầm
phát triển, ra hoa quả, kích thích sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi, làm tăng khả
năng đề kháng và tính chống chịu, qua đó góp phần tăng năng suất và phẩm chất

cây trồng, gia súc và thuỷ sản, nhưng lại rất an tồn với mơi trường và con người.
1.2.4 Cơ chế tác động của EM
Cơ chế tác dụng chủ yếu của EM thể hiện ở 3 nội dung:
- Bổ sung nguồn vi sinh vật có ích cho đất và mơi trường qua đó phát huy tác
dụng của các vi sinh vật có ích và trung tính, hạn chế - ngăn chặn làm mất tác dụng
của các vi sinh vật hại theo chiều hướng có lợi cho con người – cây trồng - vật nuôi
- đất đai và môi trường.


18

- Thúc đẩy quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tự nhiên qua đó giải
phóng năng lượng và dinh dưỡng cho cây trồng, đất đai, mơi trường.
- Góp phần ngăn chặn oxy hố trong tự nhiên.
1.2.5 Tóm tắt tình hình nghiên cứu, sản xuất ứng dụng cơng nghệ EM trên thế
giới và tại Việt Nam
1.2.5.1 Trên thế giới
Trong những năm 80 công nghệ EM được nghiên cứu và ứng dụng thành
công ở Nhật Bản, Từ năm 1989 công nghệ EM được mở rộng ra các nước. Đến nay,
sau 20 năm đã có hơn 180 nước và vùng lãnh thổ tiếp cận với EM dưới nhiều hình
thức: 9 hơi nghị - hội chợ quốc tế về EM đã diễn ra với sự tham gia của hàng ngàn
nhàkhoa học khắp năm châu, giới thiệu hàng trăm chế phẩm EM, hàng ngàn sản
phẩm EM. Thành lập nhiều tổ chức nghiên cứu EM (EMRO) và rất nhiều Trung tâm
huấn luyện EM quốc tế và quốc gia. Ở Nhật có 48 trung tâm, Thái Lan có trung tâm
quốc tế EM… Thành lập nhiều Hiệp hôi EM ở các nước, nhiều công ty kinh doanh
EM… Kể cả những tổ chức quốc tế như APNAN. Theo tổ chức APNAN, số lượng
sản phẩm EM1 được sản xuất năm 2007 trên thế giới khoảng 4000 – 5000 tấn trong
đó các nước Đơng Bắc Á là 2100 tấn. Các nước Đông Nam Á là 1400 tấn, Nam Á
là 500 tấn, Mỹ Latinh 120 tấn, Châu Phi và Trung Đông 230 tấn, Châu Âu 200 tấn.
Kết quả hơn 20 năm ứng dụng công nghệ EM trên hàng trăm nước khắp các

châu lục cho thấy, đây là một công nghệ sinh học đa tác dụng, rất an toàn, hiệu quả
cao, thân thiện môi trường, dễ áp dụng trong sản xuất và đời sống. Là một cơng
nghệ mở, EM cịn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực đặc thù như: sản xuất thực
phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, đồ gốm EM phục vụ chăm sóc sức khoẻ
(Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Đức…); xử lý bảo dưỡng sân golf, bể bơi,
cơng trình xây dựng (Mỹ, Đức…); xử lý ơ nhiễm phóng xạ nguyên tử của nhà máy
Cheenobyn (Belorussia); xử lý vệ sinh môi trường sau lũ lụt, động đất (Trung Quốc,
Áo, Thái...); hỗ trợ chữa bệnh kể cả bệnh về gan, ung thư (Đức, Pakistan…); sản


19

xuất nơng nghiệp hữu cơ hồn tồn khơng sử dụng hố chất nơng nghiệp (Thái Lan,
Đức…)
1.2.5.2 Việt Nam
Theo như luận văn “Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi
sinh hữu hiệu EM phục vụ trồng trọt, chăn ni và ni trồng thủy sản tại Bình
Định”
do PGS-TS Lê Dụ tiến hành trong giai đoạn 2003-2005, ông đã xây dựng được 6
quy trình sản xuất cụ thể cho 6 loại chế phẩm EM thứ cấp từ EM gốc EM1 và đưa
ra được kết luận:
- Những chế phẩm EM thứ cấp sản xuất đạt u cầu và hồn
tồn khơng độc hại.
- Xây dựng được 7 quy trình kỹ thuật chính thức ứng dụng EM
tương ứng với 7 đối tượng nơng nghiệp. Trong đó gồm 5 loại cây:
đậu phộng, đậu nành, lúa, khổ qua và rau má; 2 con heo và tôm sú.


20


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MƠ HÌNH KINH
DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỀ RAU SẠCH TẠI VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN QUA
2.1 Các mơ hình kinh doanh rau sạch thông qua thương mại điện tử ở Việt
Nam
2.1.1 Vinaorganic
2.1.1.1

Quy trình sản xuất

Hiện nay, dễ thấy các loại rau mầm trên thị trường đang mắc phải lỗi mà
nhiều người tiêu dùng phải ái ngại khi sử dụng đó là chất kích thích tăng trưởng
mầm. Với thời gian trồng từ 5 – 6 ngày thì khả năng dư lượng các chất này tồn tại là
khá cao.
Quy trình kỹ thuật của Vinaorganic nghiên cứu và áp dụng thành công đã
đem lại những ưu điểm vượt trội của Vinaorganic khi không sử dụng hóa chất kích
thích tăng trưởng, thay vào đó áp dụng kỹ thuật xử lý sinh học cho giá trồng, đồng
thời việc tận dụng những ưu điểm của công nghệ sinh học đã giúp tối ưu hóa quy
trình sản xuất, hạ thấp giá thành và dễ dàng cạnh tranh trên thị trường.
Vinaorganic sử dụng quy trình sản xuất khơng sử dụng các hóa chất độc hại,
ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Với các kỹ thuật hữu cơ đòi hỏi sự tỉ mỉ,
học hỏi, chăm chỉ, kiên nhẫn và rất nhiều thời gian, có đến hàng chục các biện pháp
kỹ thuật khác nhau được áp dụng trên đồng ruộng để phịng chống sự phá hoại của
sâu bọ. Ví dụ: trồng các loại cây có mùi hắc (hành, xả, tỏi) để xua đuổi côn trùng,
hoặc ngược lại dẫn dụ chúng ra ngoài ruộng qua màu sắc và mùi thơm đặc biệt (hoa
cúc vạn thọ), lắp đặt các dụng cụ bẫy, bắt côn trùng, tự chế biến dung dịch thảo mộc
để phun lên rau (rượu, tỏi, ớt, gừng), các biện pháp luân canh, xen canh, phân ủ hoại
mục. Ngoài ra nhà sản xuất, phân phối phải chấp nhận rằng sản phẩm hữu cơ sẽ có
năng suất rất thấp do khơng có tác động của hóa chất (chỉ bằng 60% năng suất của
rau an tồn) và mẫu mã khơng hấp dẫn do bị sâu ăn. Rau hữu cơ đắt hơn sản phẩm

cùng loại bởi nó được sản xuất theo một quy trình khắt khe, chịu sự giám sát của
các tổ chức giám định có uy tín, sản phẩm ra thị trường địi hỏi phải có nhãn hiệu,
xuất xứ và các địi hỏi khác nên giá cao và nguồn hàng chưa đáp ứng được nhu cầu
thị trường.


21

2.1.1.2

Q trình chuyển giao cơng nghệ

Vinaorganic là nơi cung cấp thông tin cho các nhà sản xuất về việc chuyển
giao cơng nghệ có sẵn, nghiên cứu cơng nghệ theo u cầu và cải thiện sản phẩm
của doanh nghiệp đang và sẽ kinh doanh các mặt hàng hữu cơ Việt Nam, đặc biệt là
sản phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng.
Vinaorganic cung cấp những giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp về
nguyên liệu, bao bì, thiết bị, quy trình sản xuất và sản phẩm, giúp doanh nghiệp cải
thiện chất lượng sản phẩm, ví dụ như: giải pháp cải thiện hạn sử dụng sữa bắp thanh
trùng,… Ngoài ra, trang thương mại điện tử này cịn nghiên cứu và tìm ra các cơng
nghệ mới, hấp dẫn và có tiềm năng phát triển, ví dụ: cơng nghệ sản xuất xúc xích
chay xơng khói, Snack nấm, tỏi đen chất lượng cao, sữa bắp chất lượng cao, sản
xuất bị khơ từ nấm bào ngư, ngô tươi sấy, mứt nấm khô đường, sữa mầm hạt đậu
nành, cốm gạo lứt rong biển, phô mai cốm xanh, củ cải muối chua ngọt, trà thảo
mộc linh chi, sữa hạt sen, kỹ thuật trồng rau mầm an tồn,…
2.1.2 ORFARM
2.1.2.1

Cơng nghệ được áp dụng


Cơng nghệ EM (Effective microorganism - có nghĩa là “vi sinh vật hữu
hiệu”, một công nghệ sinh học hiện đại, đa tác dụng và an toàn, được các nhà khoa
học Nhật Bản phát minh trong những năm 80 của thế kỷ trước, đứng đầu là GS.TS.
Teruo Higa) của Nhật Bản, sau hơn 10 năm du nhập đã tạo ra sự ra đời của thương
hiệu thực phẩm hữu cơ Orfarm của Việt Nam đã mở ra một hướng đi mới trong
ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam. Trong chế phẩm
EM có khoảng 80 lồi vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm: vi khuẩn
quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này
được lựa chọn từ hơn 2000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghệ thực phẩm
và công nghệ lên men.
Chế phẩm EM chứa đựng đồng thời đa chủng tộc Vi sinh vật mang các tính
năng khác nhau – cùng tồn tại trong một thể thống nhất, cộng hưởng lẫn nhau, nên
đã tạo ra các tác dụng đa năng, có thể ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, cũng như xử lý môi trường,…


22

EM đã được thử nghiệm ở nhiều quốc gia: Nam Phi, Mỹ, Thái Lan,
Singapore, Nepal, Việt Nam, Brazil, Trung Quốc, Philippin, … mà đã cho thấy
nhiều kết quả khả quan nhờ rất nhiều mà EM có thể mang lại:
-

Trong trồng trọt: EM có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (cây lương thực, cây
rau màu, cây ăn quả,…) ở mọi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Những
thử nghiệm ở tất cả các châu lục cho thấy rằng EM có tác dụng kích thích sinh
trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cải tạo chất lượng đất. Cụ thể

là:
+ Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu nhiệt.

+ Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín (đẩy mạnh q trình đường
hóa).
+ Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng.
+ Tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng.
+ Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảo quản các loại
nông sản tươi sống.
+ Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên phì nhiêu, tơi xốp.
+ Hạn chế sự xuất hiện và phát triển của sâu bệnh, điều này giúp chúng ta có thể hạn
chế được lượng thuốc trừ sâu, chế phẩm hóa học độc hại để bảo vệ hoa màu.
- Trong chăn nuôi:
+ Làm tăng sức khỏe vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các
điều kiện ngoại cảnh, giúp vật nuôi phát triển khỏe mạnh mà không cần phải sử
dụng đến các loại hoocmôn tăng trưởng, kháng sinh, chất tăng lượng nạc,…
+ Tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn, giúp vật nuôi hấp thụ
+
+

được tối đa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Kích thích khả năng sinh sản, đảm bảo năng suất nuôi trồng.
Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế ơ nhiễm mơi trường trong chuồng trại chăn

-

nuôi gia súc gia cầm.
Trong bảo vệ mơi trường:
Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra khí H2S, SO2, NH3,
…) nên khi phun EM vào các cống rãnh, rác thải, chuồng trại chăn nuôi, … sẽ khử
mùi hôi một cách nhanh chóng. Đồng thời số lượng ruồi, muỗi, ve và các loại côn
trùng bay khác cũng giảm hẳn số lượng. Rác hữu cơ được xử lý EM chỉ sau một
ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hóa diễn ra rất nhanh.

Mơ hình kinh doanh này nhắm đến các sản phẩm hữu cơ được nuôi trồng và
sản xuất theo tiêu chí khơng sử các loại thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng các


23

chất tăng trọng, tạo nạc, kháng sinh, không sử dụng các loại hóa chất bảo quản độc
hại, khơng dùng thực phẩm chăn nuôi công nghiệp, thực phẩm chăn nuôi biến đổi
gen và đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng “Cơng nghệ vi sinh” thay
thế “cơng nghệ hố chất nông nghiệp”, nhằm mục tiêu sản xuất đủ lương thực, thực
phẩm cho xã hội; sản xuất các sản phẩm sạch và an toàn cho sức khoẻ của con
người; sản xuất có hiệu quả về kinh tế và tinh thần cho cả người sản xuất lẫn người
tiêu dùng và đảm bảo sự bền vững của nông nghiệp và môi trường.
Đến nay công nghệ này đã phát triển và được nghiên cứu ứng dụng rất thành
công ở trên 200 quốc gia. Công nghệ này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực trồng
trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, sản xuất phân bón vi sinh, thuỷ sản, xử lý vệ
sinh môi trường, cải tạo đất, sản xuất các thực phẩm và dược phẩm chức năng, xử lý
làm sạch nước bị ô nhiễm, xử lý rác…
Một ưu thế lớn của công nghệ EM là tính rất an tồn đối với cây trồng, gia
súc, con người, môi trường… trong tất cả các q trình ni trồng, sản xuất, điều
chế, sử dụng và bảo quản thành phẩm. Và trang trại sản xuất thịt lợn, thịt gà, cá,
trứng và rau hữu cơ của ORFARM ở Việt Nam là một trong rất nhiều ví dụ điển
hình đã áp dụng thành cơng cơng nghệ này.
2.1.2.2

Thị trường kinh doanh

Hiện nay, thực phẩm hữu cơ có giá thành cao hơn hẳn so với thực phẩm
truyền thống. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, người tiêu dùng đã ý thức được rất
rõ giá trị của thực phẩm hữu cơ đối với sức khỏe con người, nên tuy thị trường thực

phẩm hữu cơ còn nhỏ nhưng số lượng người tin dùng tăng lên trông thấy. Tại Nhật
bản, những phụ nữ trẻ có con nhỏ là khách hàng chính tin dùng hồn tồn vào sản
phẩm hữu cơ. Cịn tại Thái Lan, thực phẩm hữu cơ thường được bán tại các cửa
hàng, siêu thị hàng hiệu và rất đông người Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ và cả người
Thái giàu có là khách hàng thường xuyên của dòng thực phẩm chất lượng cao này.
Do giá thành cao và mới xuất hiện trên thị trường nên người tiêu dùng Việt Nam
cần có thêm thời gian để tìm hiểu về dịng thực phẩm an tồn và bổ dưỡng này. Do
đó, đây là một thị trường vơ cùng tiềm năng nhưng vẫn cịn nhiều thách thức cho
các doanh nghiệp muốn phát triển mơ hình này.


24

ORFARM có 3 dịng sản phẩm chính: Thực phẩm tươi sống hữu cơ, Thực
phẩm chế biến hữu cơ và Rau củ quả an tồn, được ni trồng & sản xuất theo mơ
hình trang trại khép kín với các quy định, kiểm soát chặt chẽ trong mọi khâu từ việc
chọn giống, chăm sóc vật ni, vệ sinh chuồng trại, chế biến thức ăn, cho tới khâu
giết mổ, sơ chế, cấp đông và vận chuyển tới tay người tiêu dùng. Hiệp hội Công
nghệ Vi sinh Hữu hiệu của Nhật Bản EM đã cấp chứng chỉ và công nhận chất lượng
ORGANIC cho các sản phẩm của trang trại ORFARM.
Hiện ORFARM có ba cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 72 phố Trần Đăng
Ninh - quận Cầu Giấy, 13 phố Đỗ Quang - quận Cầu Giấy và 198B phố Thụy Khuê
- quận Tây Hồ (Hà Nội). Với việc một người kiểm soát hết được từ đầu vào tới đầu
ra, người tiêu dùng sẽ an tâm hơn nhiều về chất lượng sản phẩm mình chọn dùng.
Điều này cũng tránh được việc các thương lái trà trộn hàng hóa kém chất lượng với
hàng hóa chất lượng cao để bán cho người tiêu dùng hòng chuộc lợi cao. Các sản
phẩm của ORFARM đều đạt Cúp Vàng người tiêu dùng bình chọn trong các hội chợ
thực phẩm của Việt Nam. Trong tương lai, chuỗi mơ hình thực phẩm hữu cơ này sẽ
nhân rộng để tiến đến xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Ngoài việc khách
hàng có thể đến mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng, họ cịn thể mua trực tuyến trên

Internet thơng qua trang web với đầy đủ thông tin về
sản phẩm như tác dụng, đơn giá, cách chọn sản phẩm,… và các dịch vụ tư vấn mua
hàng, đặt hàng, miễn phí giao hàng và giải đáp thắc mắc về thông tin sản phẩm cũng
như đơn hàng. Việc này đem đến sự thuận lợi cho khách hàng trong việc chọn mua
và sử dụng sản phẩm của Orfarm trong nội thành Thủ đô Hà Nội.
Sau khoảng thời gian không lâu, Thương hiệu Thực Phẩm Hữu Cơ
ORFARM đang ngày càng trở nên quen thuộc đối với người dân Thủ Đô, nhất là
người tiêu dùng yêu thích thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch. Orfarm được báo chí
biết đến và khen tặng về độ uy tín của chất lượng và độ an tồn của sản phẩm.
Timeout đánh giá ORFARM là "địa điểm hoàn hảo để bạn ghé qua chọn lựa các loại
thực phẩm hữu cơ và sản phẩm nơng nghiệp cho cả gia đình". Ngồi ra cịn có
nhiều đầu báo khen ngợi về sản phẩm của Orfarm như: Báo đầu tư
(BAODAUTU.VN), Báo Gia Đình Việt Nam (GIADINHVN.VN), …
2.1.2.3

Nguồn cung cấp thực phẩm của ORFARM


25

Orfarm xây dựng và phát triển chuỗi trang trại khép kín áp dụng hồn tồn
cơng nghệ vi sinh hữu hiệu EM của Nhật Bản trong tất cả quy trình ni trồng và
sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao ngay tại Việt Nam. Với việc
áp dụng công nghệ vi sinh (EM) tiên tiến của Nhật Bản, các chun gia EM ln
kiểm sốt chặt chẽ q trình chăn nuôi và trồng trọt từ khâu chuẩn bị thức ăn cho
vật ni tới khâu xử lý chuồng trại, chăm sóc sức khoẻ hàng ngày cho vật ni bằng
đệm lót sinh học, xử lý nguồn đất, nguồn nước bằng công nghệ vi sinh hữu hiệu.
Trang trại EM của ORFARM vì vậy, được coi là mơ hình trang trại sạch nhất Việt
Nam bởi là trang trại chăn ni khơng có chất thải, khơng có nước thải, khơng có
khí thải nên khơng gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Ngược lại, việc áp dụng

triệt để cơng nghệ vi sinh hữu hiệu cịn giúp cải tạo nguồn đất, nguồn nước và mơi
trường khơng khí khu vực quanh trang trại. Hơn thế ORFARM đã tạo nên những
dịch vụ chuyên biệt - áp đặt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và an toàn vệ sinh
thực phẩm với những quy định khắt khe từ khâu sản xuất, nuôi trồng, giết mổ, sơ
chế, vận chuyển, bảo quản và phân phối tới tận tay người tiêu dùng qua chuỗi cửa
hàng chuyên biệt mang thương hiệu ORFARM.
Rau hữu cơ Orfarm được tưới nước định kỳ, tùy thuộc vào thời tiết và chỉ
tưới vào gốc chứ không tưới vào lá để tránh việc nhiễm khuẩn lá. Đất và nước trước
khi đưa các loại rau vào trồng đã được xử lý sạch bằng công nghệ EM. Việc này giữ
được cho rau khơng bị nhiễm các chất hóa học và tồn dư kim loại.
2.1.3 Vuonrau.com
Vuonrau.com là một cửa hàng trực tuyến, chuyên phân phối các loại rau,
nông sản sạch nguồn gốc Đà Lạt đã hoạt động khá thành công ở Việt Nam với độ
phủ sóng khá rộng khắp (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt).
2.1.3.1

Sự thành lập của Vuonrau.com

Trang thương mại điện tử vuonrau.com do anh Nguyễn Trần Huy Phong
thành lập và phát triển. Với 14 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin
và xuất thân từ gia đình là nơng dân trồng rau chun cung cấp rau cho các siêu thị,
nhà hàng, khách sạn,… cùng với lượng nhu cầu về rau sạch, tươi của người tiêu
dùng ngày càng lớn đã hình thành nên ý tưởng xây dựng mơ hình kinh doanh
thương mại điện tử trong anh. Năm 2009, anh lập website chuyên cung cấp thông


×