Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động tín dụng đối với phòng KHCN tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – chi nhánh sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HÀ GIANG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QN ĐỘI – CHI
NHÁNH SÀI GỊN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 52340201
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS PHAN THỊ LINH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HÀ GIANG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QN ĐỘI – CHI
NHÁNH SÀI GỊN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 523440201


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS PHAN THỊ LINH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


i

TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Khóa luận được tiến hành dựa trên sự đánh giá ý kiến thu thập được từ lãnh đạo,
cán bộ ngân hàng đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Sài Gòn.
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của NH
TMCP Quân Đội – Chi nhánh Sài Gịn và tiến hành phân tích, xác định mức độ tác động
của các nhân tố đó ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Dựa trên cơ sở đó, tác
giả đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP
Qn Đội – Chi nhánh Sài Gịn khóa luận áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính
và phương pháp định lượng. Từ cơ sở lý thuyết và sơ lược các nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, tác giả đã đề xuất mơ hình
nghiên cứu gồm 6 biến độc lập tác động đến hoạt động tín dụng tại MB chi nhánh Sài
Gịn: mục đích sử dụng vốn vay, quy trình thẩm khoản vay, chính sách ngân hàng, thơng
tin khách hàng, lịch sử tín dụng, thói quen giao dịch và hoạt động tín dụng. Bằng kết
quả thu thập được từ các phiếu khảo sát, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng với
kích thước mẫu n = 200 với 20 biến quan sát. Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm SPSS
16.0 kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để
loại bỏ các biến khơng có ý nghĩa ra khỏi mơ hình. Sau đó, tác giả tiếp tục tiến hành
phân tích hồi quy đa biến, tại bước này, tác giả đã phát hiện ra biến quan sát Quy trình
thẩm định (QT) khơng thỏa mãn điều kiện (QT có alpha = 0.158 < 0.6) để đưa vào mơ
hình hồi quy nên đã loại biến này. Do đó, mơ hình hồi quy lúc này chỉ còn 5 biến quan
sát. Kết quả của kiểm định hồi quy tuyến tính đối với mơ hình đã cho thấy mức độ tác
động cùng chiều của các nhân tố đến rủi ro hoạt động tín dụng được sắp xếp theo thứ

tự giảm dần như sau: mục đích sử dụng vốn vay, chính sách ngân hàng, thơng tin khách
hàng, lịch sử tín dụng, thói quen giao dịch và hoạt động tín dụng. Từ kết quả nghiên
cứu thu được, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hồn thiện hơn hoạt động
cho vay KHCN. Tuy vẫn còn một số hạn chế nhưng với những kết quả nghiên cứu thu
thập được, khóa luận đã đạt được những mục tiêu đề ra và có những đóng góp có ý
nghĩa trong việc áp dụng vào thực tiễn.


ii

ABSTRACT
The thesis is conducted based on the assessment of opinions collected from
leaders and bankers working at Military Commercial Joint Stock Bank - Saigon Branch.
The objective of this study is to find out the factors affecting the credit risk of individual
customers of Military Commercial Joint Stock Bank - Saigon Branch and analyze and
determine the level of impact of those factors. affect the credit risk of individual
customers at the branch. Based on that, the author proposes some solutions to improve
credit activities at Military Commercial Joint Stock Bank - Saigon Branch, applying
qualitative research methods and quantitative methods. From the theoretical basis and
a summary of studies on the factors affecting the credit risk of commercial banks, the
author has proposed a research model consisting of 6 independent variables that affect
the credit risk of individual customers. Credit activities of the Science and Technology
department at MB Doc Lap: purposes of loan use, loan appraisal process, banking
policies, customer information, credit history, transaction habits and credit activities.
With the results collected from the survey questionnaires, the author conducted a
quantitative study with a sample size of n = 200 with 20 observed variables. Then, the
author used the software SPSS 16.0 to test the reliability coefficient of Cronbach's
Alpha, analyze the EFA exploratory factor to remove the non-significant variables from
the model. After that, the author continued to conduct multivariate regression analysis,
at this step, the author discovered that the observed variable The Verification Process

(QT) did not satisfy the condition (QT has alpha = 0.158 < 0.6) To include in the
regression model, this variable was excluded. Therefore, the regression model now has
only 5 observed variables. The results of the linear regression test for the model showed
that the degree of positive impact of the factors on the lending activities of science and
technology is arranged in descending order as follows: the purpose of using the loan,
banking policies, customer information, credit history, transaction habits and credit
activities. From the research results obtained, the author proposes solutions to
contribute to the improvement of science and technology lending activities. Although
there are still some limitations, but with the collected research results, the thesis has
achieved the set goals and made meaningful contributions in application to practice.


iii

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban giám hiệu cùng Quý thầy cơ khoa Tài Chính - Trường Đại học
Ngân Hàng TP. HCM.
Tôi tên là Nguyễn Hà Giang, tôi xin cam đoan bài khóa luận này là do chính tơi
thực hiện và được sự hướng dẫn của giảng viên TS. Phan Thị Linh. Các nội dung nghiên
cứu, số liệu thu thập trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá
có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa và được chính tác giả thu thập từ các
tài liệu, các website và ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, nội dung được
sử dụng trong khóa luận đã được điều chỉnh để đảm bảo tính bảo mật của ngân hàng,
được sự đồng ý của người đại diện ngân hàng. Tôi xin cam đoan rằng những vấn đề tơi
dẫn dắt, phân tích vào sản phẩm này là hồn tồn chính xác. Mọi sự sai phạm, vi phạm
hay gian lận, tôi xin chịu mọi kỷ luật đến từ nhà trường.

Tác giả

Nguyễn Hà Giang



iv

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực tập tại NH TMCP Qn Đội – Chi nhánh Sài Gịn, tơi đã hồn
thành khóa luận tốt nghiệp. Kết quả này là thành quả khơng chỉ của riêng tơi, mà cịn
nhờ rất nhiều sự trợ giúp, động viên của mọi người trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này. Vì vậy, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu Nhà trường cùng các Thầy Cô trường Đại học Ngân Hàng
TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả để có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn của mình,
TS. Phan Thị Linh với sự chỉ dẫn tận tình, quan tâm, truyền đạt kinh nghiệm của mình.
Lãnh đạo và các anh chị cán bộ đang công tác tại NH TMCP Quân Đội – Chi
nhánh Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu phục vụ cho việc hồn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Trong q trình thực hiện khóa luận, với vốn kiến thức cịn hạn chế của mình thì
luận văn tốt nghiệp này sẽ khơng tránh khỏi việc cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu từ q Thầy, Cơ để nâng cao kiến
thức của bản thân, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho các bài nghiên cứu trong tương
lai.
Em xin chân thành cảm ơn

Tác giả

Nguyễn Hà Giang


v


MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .......................................................................................................... i
ABSTRACT............................................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................. v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.................................................................. 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.6 Đóng góp của đề tài ......................................................................................................... 3
1.7 Cấu trúc của đề tài............................................................................................................ 4
Kết luận chương 1 .................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................................... 6
2.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại ........................................... 6
2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng .................................................................................. 6
2.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ............................................................................. 6
2.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng .................................................................................... 7
2.1.4 Rủi ro tín dụng .......................................................................................................... 9
2.2 Các nghiên cứu trước đây .............................................................................................. 10
2.2.1 Các nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 10



vi
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài..................................................................................... 12
2.2.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước ............................................................................. 13
2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................................... 14
Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 16
3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................... 16
3.2 Mơ hình nghiên cứu định tính ........................................................................................ 17
3.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 17
3.2.2 Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................................. 17
3.3 Kết quả kiên cứu định tính và đề xuất thang đo............................................................. 19
3.3.1 Điều chỉnh thang đo ................................................................................................ 19
3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................................ 20
3.4.1 Mẫu nghiên cứu ...................................................................................................... 20
3.4.2 Lựa chọn đối tượng khảo sát ................................................................................... 21
3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu và thời gian khảo sát ............................................... 21
3.5 Phân tích dữ liệu ............................................................................................................ 22
3.5.1 Phân tích Cronbach’s Alpha ................................................................................... 22
3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ......................................................................... 22
3.5.3 Phân tích hồi quy đa biến ........................................................................................ 23
Kết luận chương 3 ................................................................................................................ 24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 25
4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 25
4.2 Kiểm định thang đo........................................................................................................ 25
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................... 25
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................................ 27
4.3 Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................................... 28
4.3.1 Phân tích tương quan .............................................................................................. 28
4.3.2 Xây dựng mơ hình hồi quy ..................................................................................... 30
4.4 Kiểm định các giả thuyết ............................................................................................... 32



vii
Kết luận chương 4 ................................................................................................................ 35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 36
5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 36
5.2 Hàm ý quản trị ............................................................................................................... 37
Kết luận chương 5 ................................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 39
PHỤ LỤC 01 ........................................................................................................................... 41
PHỤ LỤC 02 ........................................................................................................................... 43


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

MB Bank


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

KHCN

Khách hàng cá nhân

CN

Chi nhánh

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TT

Thông tư

EFA

Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


CIC

Credit Information Center – Trung tâm thơng tin tín dụng


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Tổng hợp các biến của thang đo ................................................................. 20
Bảng 4. 1: Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...................... 26
Bảng 4. 2: Kiểm định mơ hình KMO và Barlett’s của biến phụ thuộc ........................ 27
Bảng 4. 3: Kiểm định mơ hình KMO và Barlett’s của biến độc lập ............................ 27
Bảng 4. 4: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo yếu tố ........................................... 28
Bảng 4. 5: Kết quả phân tích tương quan ..................................................................... 29
Bảng 4. 6: Mơ hình hồi quy tóm tắt.............................................................................. 30
Bảng 4. 7: Phân tích phương sai ANOVA ................................................................... 30
Bảng 4. 8: Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi quy riêng trong mơ hình ................. 31

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 14
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 17


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Bất cứ một tổ chức, cá nhân nào cũng không mong muốn xảy ra rủi ro tín dụng.
Việc này gây ra nhiều rủi ro cho các tổ chức tín dụng gây thiệt hại đáng kể cho ngân
hàng. Từ đó khiến hoạt động kinh doanh bị suy giảm không phát triển và khó có thể

phát triển lâu dài. Vì vậy rủi ro tín dụng trong các hoạt động của ngân hàng cũng khơng
ngoại lệ, ví dụ như: các nghiệp vụ từ thẻ, tiền gửi, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại
đến đầu tư... ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau. Bởi tín dụng là hoạt động tạo ra lợi
nhuận lớn nhất và cũng là hoạt động có rủi ro cao nhất của ngân hàng. Vì vậy, quản lý
tín dụng tại các ngân hàng ngày càng phát triển. Điều này xuất phát từ thực tế rằng, sau
một thời gian dài chạy theo việc nâng cao lợi nhuận và thị phần bằng mọi cách mà
khơng tính tốn, bù đắp hết các rủi ro tiềm ẩn, đa số các ngân hàng đã phải gánh chịu
hậu quả trầm trọng là sự suy yếu trong chất lượng hoặc sụt giảm nghiêm trọng về thu
nhập từ danh mục đầu tư tín dụng. Chính những kinh nghiệm thất bại diễn ra trên diện
rộng, tại nhiều khu vực và quốc gia khác nhau đã dẫn tới sự thay đổi sâu sắc mang tính
lịch sử nói trên trong quản lý, điều hành của các ngân hàng.
Tại ngân hàng TMCP Quân Đội, trải qua nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ, liên
tục và những cải cách toàn diện, sâu sắc về thực hành tổ chức, quản lý, công nghệ cũng
như nhân lực, ngân hàng đã đạt được những kết quả tiến bộ vượt bậc trong mọi mặt
kinh doanh. Thế nhưng, những bài học lịch sử trong quá khứ và những biến động bất
lợi lớn lao về kinh tế vĩ mô nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trong năm vừa qua
và có thể cả trong một vài năm tới luôn nhắc nhở rằng, nguy cơ sụt giảm chất lượng tín
dụng ln ln hiện hữu và có khả năng đe doạ lớn tới sự phát triển bền vững của ngân
hàng. Để tồn tại và phát triển qua giai đoạn phức tạp này, và cao hơn nữa, để nâng cao
toàn diện chất lượng cơng tác quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, nhanh
chóng đạt được mục tiêu hồ nhập vào nền tài chính khu vực và thế giới, nâng cao chất
lượng quản lý rủi ro tín dụng là một vấn đề mang tính cốt yếu trong chiến lược hoạt
động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội. Xuất phát từ thực tế trên, sinh
viên lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động tín dụng đối


2

với phòng KHCN tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Sài Gòn ”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của khóa luận là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội – chi nhánh Sài Gịn, từ
đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với tại ngân hàng
Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết các mục tiêu cụ
thể như sau:
-

Xác định các nhân tố và xây dựng mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội –
chi nhánh Sài Gịn.
-

Phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến rủi ro tín dụng tại ngân

hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn
-

Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân

hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thông qua các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Những nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại
Cổ phần (TMCP) Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn.
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương

mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn.
- Hàm ý quản trị nào phù hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương
mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội – chi nhánh Sài Gòn.
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân

-

Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp từ 2015-2020; Dữ liệu sơ cấp: năm

Đội

2020


3

-

Phạm vi nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân

hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội.
-

Đối tượng nghiên cứu: khách hàng có thực hiện vay vốn tín dụng và có

dư nợ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội.
1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu bao gồm định tính và định
lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện bằng việc tổng hợp các đề tài
nghiên cứu trong và ngoài nước để làm nền tảng đưa ra mơ hình nghiên cứu chính thức
và các giả thuyết nghiên cứu kèm theo.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: được sử dụng để ước lượng các mối quan
hệ giữa các biến số đến rủi ro tín dụng trong mơ hình nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu
căn cứ vào mơ hình đã xây dựng, phần mểm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu.
1.6 Đóng góp của đề tài
Đóng góp ý kiến và đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân
hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội trong thời gian tới.
Đề tài đã tổng quan khá đầy đủ các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân.
Dựa vào những tài liệu có nguồn số liệu khá đầy đủ trong và ngoài nước, đề tài
đã phân tích khá tồn diện thực trạng cho vay tại ngân hàng Thương mại Cổ phần
(TMCP) Quân Đội. Từ đó, ta có thể đưa ra một vài nhận xét về sự ảnh hưởng rủi ro tín
dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quân Đội.
Hệ thống lại cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của
khách hàng cá nhân. Kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định trong việc
hồn thành khung lý thuyết, bổ sung vào hệ thống thang đo về rủi ro tín dụng đối với
khách hàng cá nhân.
Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp
theo về các góc cạnh khác của rủi ro tín dụng trong các lĩnh vực ngành nghề khác hoặc
mở rộng kiểm định tại các địa bàn khác trong nước. Bài viết này sẽ là nguồn cung cấp
những thơng tin tham khảo hữu ích cho các ngân hàng tìm hiểu một góc nhìn khác hơn
về rủi ro tín dụng cũng như nhận diện được yếu tố lỗi có khả năng ảnh hưởng đến rủi


4


ro tín dụng của khách hàng tiềm năng. Qua đó, Ngân hàng có thể xây dựng kế hoạch để
phát triển và kiểm sốt được hình ảnh và nâng cao sự uy tín của mình nhằm thu hút
khách hàng phù hợp. Kết quả nghiên cứu còn là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho
những tổ chức, cá nhân quan tâm đến các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của khách
hàng về việc xây dựng thang đo và mơ hình nghiên cứu.
1.7 Cấu trúc của đề tài
Nội dung luận văn gồm có 5 chương. Cụ thể:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu.
Chương này giới thiệu nghiên cứu về đề tài nghiên cứu bao gồm: lý do chọn đề
tài nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của bài báo cáo đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương này trình bày về phương pháp, quy trình nghiên cứu, cách thức xây dựng
thang đo, phương pháp chọn mẫu, q trình thu thập thơng tin, công cụ xử lý dữ liệu và
các kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng trong q trình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương này trình bày và diễn giải kết quả nghiên cứu định lượng chính thức qua
việc phân tích, xử lý các dữ liệu đã thu thập được từ bảng câu hỏi thông qua phần mềm
SPSS, bao gồm: Kết quả thống kê mô tả mẫu, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố,
phân tích tương quan hồi quy, kiểm định các giả thuyết... Trong chương này các giả
thuyết nghiên cứu sẽ được kết luận chấp nhận hay bác bỏ. Đồng thời, đưa ra lời giải
thích về tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu chính trong đề tài và những đóng
góp quan trọng từ kết quả nghiên cứu hướng đến các đối tượng khác nhau. Bên cạnh
đó, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp cũng như chỉ ra những hạn chế.



5

Kết luận chương 1
Chương này nêu rõ những nội dung bao gồm mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp và tính cấp thiết, cấu trúc của
đề tài nghiên cứu.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Theo Phan Thị Thu Hà (2009), tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho
khách hàng (cịn được gọi là tín dụng ngân hàng).
Theo Bùi Diệu Anh (2020), tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ
thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài
sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo
ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
Theo Hồ Diệu (2001), tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn
nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên ngun tắc có hồn trả.
Dù có nhiều quan điểm về khái niệm thương hiệu, tuy nhiên điểm chung có thể
nhận thấy ở các quan điểm đó là; tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa người vay và người
đi vay. Giá trị của tín dụng được gia tăng nhờ vào lợi tức mà tín dụng mang lại.
2.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Theo Bùi Diệu Anh (2020), tín dụng ngân hàng có các đặc điểm như sau:
Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền tệ, tài
sản thực hoặc chữ ký. Xem xét về khía cạnh hình thái giá trị tín dụng, có thể nhận thấy
trong các loại hình tín dụng khác, tài sản giao dịch thường là tiền tệ (trong quan hệ tín

dụng giữa nhà nước và nhân dân), hoặc dưới dạng hàng hóa (trong tín dụng thương
mại). Hiện nay, cấp tín dụng bằng tài sản thực là một trong những loại hình tín dụng
đang có xu hướng phổ biến trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp bán lẻ có thẻ cấp tín
dụng bằng tài sản thực cho người tiêu dùng thơng qua việc bán hàng trả góp (tài sản trả
góp có thể là căn hộ chung cư, xe cộ, đồ dùng gia đình...). Cùng với sự lớn mạnh về quy
mơ hoạt động, uy tín của các ngân hàng trong nền kinh tế cũng gia tăng, từ đó xuất hiện
một loại hình tín dụng ngân hàng độc đáo với tên gọi là tín dụng chữ ký (Signature
Credit). Đây là loại hình tín dụng cam kết thanh tốn có điều kiện mà ngân hàng cung
cấp cho khách hàng của mình.
Rủi ro trong tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, khơng thể loại trừ hoàn toàn. Rủi
ro tind dụng sẽ xảy ra một trong hai yếu tố: khả năng trả nợ và / hoặc thiện chí trả nợ


7

khơng được hình thành đầy đủ. Trong 2 yếu tố đó thiện chí trả nợ là yếu tố vơ hình
(khơng thể cân đo đong đếm được chúng) do vậy rủi ro tín dụng là yếu tố xuất phát từ
bản chất của quan hệ tín dụng, ngân hàng khơng thể triệt tiêu, loại bỏ hồn tồn được
rủi ro tín dụng. Mặt khác trong q trình khách hàng sử dụng tín dụng, có rất nhiều biến
cố khách quan ngồi tầm kiểm sốt của ngân hàng lẫn khách hàng, làm cho khả năng
trả nợ thay đổi, vì vậy độ rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ tín dụng là khá cao, các ngân
hàng chỉ có thể kiểm sốt, giảm thiểu hạn chế nó mà thơi.
Sự hồn trả đầy đủ cả gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng
ngân hàng nói riêng. Sự khác viêth giữa tín dụng và những giao dịch khác chính là ở sự
hồn trả. Tuy nhiên trong tín dụng ngân hàng thì sự hồn trả cực kì quan trọng. Để đảm
bảo hồn trả gốc và lãi, trong nghiệp vụ tín dụng phải cân nhắc 2 yếu tố: xác định thời
hạn và ký hạn tín dụng phải hợp lý và chính sách lãi suất tín dụng cần phải đảm bảo
một cách hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng và được nền kinh tế chấp nhận.
Sự hồn trả trong tín dụng ngân hàng là vơ điều kiện. Các chứng từ được hình
thành trong quan hệ tín dụng đều thể hiện trên đó nội dung cam kết hồn trả vơ điều

kiện cho ngân hàng khi khoản nợ đến hạn. Đây chính là ràng buộc pháp lý mà khách
hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng ngân hàng.
2.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng
2.1.3.1 Phân loại theo mục đích sử dụng tín dụng:
Căn cứ theo mục đích sử dụng có thể phân loại tín dụng ngân hàng thành 3 nhóm.
Theo mục đích sử dụng, có thể phân biệt thành các loại sau:
Tín dụng cho sản xuất kinh doanh: bao gồm tất cả các khoản tín dụng tài trợ cho
lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Chủ thể vay có thể là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,
các hộ kinh doanh cá thể... với nhiều mục đích đa dạng, chẳng hạn vay bổ sung vốn lưu
động theo thời vụ, vay đầu tư cải tạo, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị...
Tín dụng tiêu dụng loại hình này đáp ứng nhu cầu mua sắm nhà cửa, xe cộ, chi
tiêu, sinh hoạt cá nhân/ hộ gia đình...
Tín dụng đối với các tổ chức tài chính khác: những khoản tín dụng này thường
được tổ chức tín dụng/ ngân hàng lớn tài trợ cho các tổ chức tín dụng nhỏ nhằm đáp
ứng nhu cầu vốn của các tổ chức này.


8

2.1.3.2 Phân loại theo phương thức cấp tín dụng
Các ngân hàng có thể thực hiện cấp tín dụng trực tiếp và gián tiếp căn cứ vào bộ
máy tổ chức cũng như khả năng kiểm sốt rủi ro trong q trình cấp tín dụng. Theo
phương thức tổ chức cấp tín dụng, có thể phân biệt thành hai loại như sau:
Tín dụng trực tiếp: bao gồm những khoản tín dụng được hình thành trực tiếp
trong quan hệ giữa ngân hàng và người vay. Ngân hàng sẽ trực tiếp tìm hiểu phân tích
về người vay trước khi chấp nhận cấp tín dụng, hai bên sẽ kí thỏa thuận và ký kết hợp
đồng tín dụng. Cấp tín dụng trực tiếp sẽ giúp NHTM thuận lợi hơn trong việc giới thiệu,
tư ván bán chéo các sản phẩm/ dịch vụ khác cho khách hàng.
Tín dụng gián tiếp: bao gồm các khoản tín dụng được ngân hàng thực hiện trên
cơ sở mua lại các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán trên các phiếu bán hàng, thương

phiếu,... từ người sở hữu chúng. Các hình thức chiết khấu, bao thanh tốn, tài trợ bán
trả góp đều thuộc dạng này
2.1.3.3 Phân loại theo tính chất đảm bảo/mức độ tín nhiệm của người vay
Trong giao dịch tín dụng, rủi ro tín dụng là yếu tố khơng thể triệt tiêu. Với lượng
khách hàng đông đảo, phong phú và đa dạng về tầng lớp, mức độ quan hệ, thì việc kiểm
sốt rủi ro tín dụng của MHTM là khơng hề đơn giản. Vì vậy các NHTM thường giám
sát và quản lý cho phù hợp với mức độ tín nhiệm của khách hàng. Theo tiêu chí này, tín
dụng ngân hàng được phân thành hai loại:
Tín dụng có đảm bảo là tín dụng được cấp dựa trên cơ sở của các biên pháp đảm
bảo được pháp luật quy định trong bộ Luật dân sự. Hầu hết các khách hàng vay mới, ít
quan hệ đều phải áp dụng đảm bảo mới được ngân hàng cấp tín dụng. Mục đích này
nhằm hình thành nguồn trả nợ bổ sung trong trường hợp nguồn trả nợ đầu tiên khơng
thực hiện được.
Tín dụng khơng có đảm bảo được thực hiện dưa trên uy tín của chính người nhận
tín dụng, hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ từ dịng tiền của phương án/ dự án vay,
khơng cần phải có biện pháp đảm bảo tiền vay đi kèm.
2.1.3.4 Phân loại theo hình thức cấp tín dụng
Theo Luật các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thì được phân loại như sau:


9

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, trong đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi các cơng
cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh
tốn.
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cam kết với
bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách

hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cam kết; khách hàng phải
nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng theo thỏa thuận.
Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng
thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy địi các khoản phải thu hoặc các khoản
phải trả phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Cho th tài chính là hình thức cấp tín dụng trung dài hạn trên cơ sở hợp đồng
cho thue tài sản, theo đó bên cho thuê mua tài sản theo sự lựa chọn của bên thuê và ký
hợp đồng cho bên thuê sử dụng trong một thời gian nhất định.
2.1.4 Rủi ro tín dụng
Theo ủy ban Basel, rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay hoặc là bên
đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận. Tuy nhiên trong
giới hạn phạm vi nghiên cứu thỉ rủi ro tín dụng được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất
thiệt hại cho ngân hàng, khi khách hàng (bên nhận tín dụng) vi phạm cam kết: khơng
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả gốc và lãi cho ngân hàng cấp tín
dụng.
Theo Phan Thị Thu Hà (2009), rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất
mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không
trả đầy đủ vốn và lãi.
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:


Những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến người vay, làm họ mất khả năng

thanh toán cho ngân hàng. Ví dụ: thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mơ
(thay đổi chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan...) vượt quá tầm kiểm soát
của người đi vay


10




Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay. Trình độ yếu kém của người vay

trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ
ngân hàng,... là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo
hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình. Họ sẵn sàng
tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thơng tin sai, mua chuộc,...


Nguyên nhân thuộc về ngân hàng như chất lượng cán bộ kém, khơng đủ trình độ

đánh giá khách hàng hoặc đánh giá khơng tốt, cố tình làm sai... là một trong những
nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Nhân viên ngân hàng cần phải tiếp cận với nhiều ngành
nghề, nhiều vùng, thậm chí nhiều quốc gia. Để cho vay tốt họ phải am hiểu khách hàng,
lĩnh vực khách hàng kinh doanh, môi trường khách hàng sống. Nhân viên ngân hàng
cần phải được đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện.
2.2 Các nghiên cứu trước đây
2.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, phần lớn các nghiên cứu tập trung đánh giá chung chung về
RRTD. Do đó, với tình hình nghiên cứu trong nước cịn thiếu một nghiên cứu chuyên
sâu đánh giá sự tác động của đặc điểm đối tượng khảo sát đến RRTD tại các ngân hàng
thương mại. Một vài cơng trình nghiên cứu liên quan tác giả tìm được như sau:
Trần Thị Thu Quỳnh (2019), “Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế”. Tác giả sử dụng
mơ hình Binary logistic gồm 13 biến bao gồm: (1) Khả năng trả nợ, (2) Giới tính, (3)
Độ tuổi, (4) Tình trạng hơn nhân, (5) Trình độ học vấn, (6) Nghề nghiệp, (7) Thu nhập
hàng tháng, (8) kích cỡ khoản vay, (9) Lãi suất cho vay, (10) Thời hạn vay vốn, (11)
Mục đích vay vốn, (12) Rủi ro đạo đức, (13) Chấm điểm tín dụng. Mơ hình có sự phù
hợp và có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá rủi ro tín dụng tại TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện đánh giá chung
chung về RRTD. Đồng thời, tác giả cũng kiểm định cả những yếu tố thuộc về bản thân
ngân hàng và thuộc về đặc điểm khách hàng vay vốn. Do đó, tác giả khóa luận chỉ có
thể kế thừa những nhân tố thuộc về đặc điểm khách hàng mà không thể áp dụng rập
khuôn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thu Quỳnh.


11

Nguyễn Thị Minh Thảo (2016) về “Cho vay nhà ở đối với khách hàng cá nhân
của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam”. Nghiên cứu đã
bổ sung tri thức mới về hoạt động tín dụng cho vay nhà ở đối với KHCN (khách hàng
cá nhân) của NHTM, làm tài liệu tham khảo cho các NHTM, cơ quan quản lý ngân
hàng, giảng viên và sinh viên của các trường đại học kinh tế có giảng dạy về tài chính
– ngân hàng. Trong nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu về các nhân tố tạo nên RRTD cho
vay nhà ở tại BIDV đối với nhóm KHCN/hộ gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập
trung về hoạt động cho vay nhà ở – là một trong những hình thức tín dụng tiêu dùng
nằm trong mảng tín dụng cá nhân của các ngân hàng thương mại nên kết quả nghiên
cứu khơng bao qt hết được tồn bộ tác động của RRTD cá nhân tại ngân hàng thương
mại.
Trần Thị Ngọc Duyên (2019), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á Chi nhánh
Trà Vinh”. Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy Logistic với 6 nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Trà Vinh,
bao gồm: năng lực tài chính, tài sản đảm bảo, sử dụng vốn. Tuy nhiên, tác giả chỉ phân
tích trên 200 hồ sơ nên tính chính xác cịn chưa đủ mạnh.
Lê Trí Tồn (2019), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu”. Nghiên cứu này
kế thừa các nghiên cứu đi trước trong việc xác định các yếu tố đặc điểm cá nhân, ảnh
hưởng tới rủi ro tín dụng, bao gồm các yếu tố về giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ,

hơn nhân, số thành viên phụ thuộc của gia đình, điều kiện nhà ở, thời gian sống tại nơi
cư trú. Tuy nhiên nghiên cứu này kế thừa các nghiên cứu đi trước của tác giả Joel Bessis(
2010); Nguyễn Thị Minh Thảo (2016); Li Shuai, Hui Lai, Chao Xu, Zongfang Zhou
(2013), Marjo Hưrkkư (2010) nên chưa có điểm mới trong nghiên cứu này.
Phạm Bích Liên (2019), “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng
cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) – chi
nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tác giả sử dụng cả 4 phương pháp: phương pháp thống
kê mơ tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp. Nghiên


12

cứu chỉ phân tích tập trung vào hiện trạng dựa trên các số liệu của báo cáo tài chính
chưa đi sâu vào các nhân tố bên ngoài của khách hàng.
2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Linda Allen (2003), “Issues in the Credit Risk Modeling of Retail Markets”.
Nghiên cứu này xem xét rủi ro tín dụng ở cấp độ bán lẻ, đồng thời kiểm tra một số mơ
hình đo lường rủi ro tín dụng truyền thống. Cho vay bán lẻ đã dần dần chuyển từ cho
vay theo quan hệ sang cho vay theo giao dịch (dựa trên danh mục đầu tư). Quá trình
chuyển đổi này đã diễn ra theo từng giai đoạn đã dẫn đến việc hiểu rằng cho vay theo
giao dịch không nhất thiết gây bất lợi cho việc cho vay mối quan hệ giữa ngân hàng và
khách hàng.
Abhiman Das and Saibal Ghosh (2007), “Determinants of Credit Risk in Indian
State-owned Banks: An Empirical Investigation”. Bài báo tìm cách kiểm tra các yếu tố
ảnh hưởng đến các khoản vay có vấn đề của các ngân hàng quốc doanh Ấn Độ trong
giai đoạn 1994-2005, tính cả các yếu tố kinh tế vĩ mơ cũng như các biến số kinh tế vi
mô. Những phát hiện cho thấy rằng ở cấp độ vĩ mô, tăng trưởng GDP và ở cấp độ ngân
hàng, tăng trưởng cho vay thực tế, chi phí hoạt động và quy mơ ngân hàng đóng một
vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các khoản vay có vấn đề. Nghiên cứu thực
hiện một số kiểm tra độ chắc chắn của các kết quả và thảo luận về một số hàm ý chính

sách của phân tích.
Santiago Fernández de Lis, Jorge Martínez Pagés and Jesús Saurina (2000),
“Credit growth, problem loán and credit risk provisioning in Spain”. Bài báo này phân
tích hành vi theo chu kỳ của tín dụng ngân hàng, các khoản lỗ cho vay và các khoản dự
phòng cho vay lỗ ở Tây Ban Nha. Đồng thời phân tích sự tăng trưởng của tín dụng ngân
hàng và tính cẩn trọng của hệ lụy ở Tây Ban Nha.
Okumu Argan Wekesa (2010), “Modelling Credit Risk for Personal Loans
Using Product-Limit Estimator”. Nghiên cứu sử dụng cơng cụ ước tính giới hạn sản
phẩm cho từng nhóm rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt đáng
kể giữa nam và nữ khách hàng vay trong điều kiện thời gian không trả được nghĩa vụ
vay. Điều này ngụ ý rằng giới tính khơng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Thời gian tồn
tại trung bình sẽ hướng dẫn quy trình cấp tín dụng trung bình đáo hạn đối với các khoản
vay có thể giảm thiểu các khoản lỗ vỡ nợ và tối ưu hóa khả năng sinh lời.


13

Gabriel Jiménez, Jesús Saurina (2003), “Collateral, type of lender and
relationship banking as determinants of credit risk”. Bài báo này phân tích các yếu tố
quyết định xác suất vỡ nợ (PD) của ngân hàng các khoản cho vay. Các yếu tố ảnh hưởng
: tài sản thế chấp, loại mối quan hệ người cho vay và ngân hàng - người vay - ngành và
khu vực - công cụ, tiền tệ, kỳ hạn và quy mô. Tác giả tập hợp số liệu khá lớn từ Cơ quan
đăng kí Tín dụng Tây Ban Nha và sử dụng mơ hình logit để phân tích mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố.
Theo nghiên cứu của Marjo Hörkkö (2010), tác giả nghiên cứu khảo sát trên
phạm vi rộng tồn bộ lãnh thổ Phần Lan nên có những đối tượng khách hàng sống ở
nông thôn và thành thị. Marjo Hörkkö đã thực hiện nghiên cứu 2 biến sinh sống tại khu
vực thành thị và sinh sống tại khu vực nông thôn để đảm bảo độ tin cậy.
2.2.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước
Nhiều nghiên cứu đề cập đến sự ảnh hưởng của đặc điểm khách hàng đến rủi ro

tín dụng cá nhân của các ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu đều có những điểm
chung và điểm riêng nhất định. Tác giả đã lựa chọn những yếu tố bao quát nhất để thực
hiện kiểm định. Đồng thời, một vài biến không phù hợp tác giả sẽ không xét và khơng
sử dụng, cụ thể như sau:
Biến đề xuất

Giới tính
Độ tuổi
Tình trạng hơn nhân
Thu nhập khách
hàng
Vị trí cơng việc
Điều kiện nhà ở
Lịch sử tín dụng
Mục đích sử dụng
vốn
Chính sách ngân
hàng
Thói quen giao dịch

Các biến tương ứng trong nghiên cứu trước
Lê Trí Tồn (2019) Trần Thị Thu Quỳnh
Marjo Hưrkkư
(2019)
(2010)
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x

x

x
x

x
x

Các yếu tố lịch sử tín dụng, mục đích sử dụng vốn, chính sách ngân hàng, thói
quen giao dịch tại ngân hàng, trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng là các yếu tố


14

chưa được kiểm định ở cả 3 nghiên cứu. Các yếu tố này đều có tác động đáng kể đến
rủi ro tín dụng nhưng chưa được khai thác nên tác giả đã áp dụng các yếu tố để kiểm
ngiệm cho mơ hình.
2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào cơ sở lý thuyết đã trình bày và tổng lược các nghiên cứu trên thế giới
về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các

nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Sài
Gịn với 6 biến quan sát là mục đích sử dụng vốn vay, quy trình thẩm khoản vay, chính
sách ngân hàng, thơng tin khách hàng, lịch sử tín dụng, thói quen giao dịch. Mơ hình
nghiên cứu như sau:

Mục đích sử
dụng vốn vay
Chính sách
ngân hàng
Rủi ro hoạt
động tín dụng
đối với khách
hàng cá nhân

Thơng tin
khách hàng
Lịch sử tín
dụng
Thói quen
giao dịch
Quy trình
thẩm định

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tổng hợp của các tác giả)


×