Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

TIỂU LUẬN LOGISTICS VÀ QUẢN LÍ CHUỖI CUNG ỨNG PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN HỆ THỰC TIỄN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.2 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA : KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KÌ II ; NĂM HỌC 2020-2021
Đề tài bài tập lớn :
Phân tích q trình lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp. Liên hệ thực
tiễn dịch vụ Logistics tại Việt Nam hiện nay.
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Yến
Mã sinh viên: 20111137717
Lớp : ĐH10LQ3
Tên học phần : Nhập mơn Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng
Giảng viên hướng dẫn : Đỗ Thị Dinh
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2021

1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1...............................................................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ NHÀ CUNG CẤP ........................................................................................................4
1. Khái niệm nhà cung cấp ..............................................................................................................4
2. Khái niệm nhà cung cấp tốt........................................................................................................4
3. Vai trò của nhà cung cấp ............................................................................................................4
CHƯƠNG 2...............................................................................................................................................5
QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP CỦA DOANH NGHIỆP.......................................................5
1. Giai đoạn khảo sát........................................................................................................................6
2. Giai đoạn lựa chọn .......................................................................................................................7
3. Giai đoạn đàm phán, kí kết hợp đồng......................................................................................8


4. Giai đoạn thử nghiệm...................................................................................................................8
CHƯƠNG 3...............................................................................................................................................9
THỰC TIỄN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................................9
I – DỊCH VỤ VẬN TẢI ( báo cáo số liệu năm 2020 ) .................................................................9
1. Đánh giá chung ..........................................................................................................................9
2. Dịch vụ vận tải đường bộ .....................................................................................................10
3. Dịch vụ vận tải đường biển ..................................................................................................11
5. Dịch vụ vận tải đường sắt.....................................................................................................14
II- DỊCH VỤ KHO BÃI ( báo cáo số liệu giai đoạn 2015-2019 )...............................................15
III – DỊCH VỤ GIAO NHẬN ..............................................................................................................16
IV – DỊCH VỤ KHÁC .........................................................................................................................17
1. Dịch vụ đại lý hải quan .........................................................................................................17
2. Dịch vụ ICD...............................................................................................................................18
CHƯƠNG 4 .............................................................................................................................................19
ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................................................................................19
1. Thách thức ....................................................................................................................................19
2. Thành tựu .....................................................................................................................................21

2


3. Giải pháp.......................................................................................................................................21
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................22

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp với nhau để có thể tồn tại và phát triển bền vững, có chỗ đứng trên thị
trường. Việc hội nhập nền kinh tế thế giới đã mang lại cho doanh nghiệp nhiều
thuận lợi, bên cạnh đó cũng khơng ít khó khăn. Để có thể cạnh tranh được với

các đối thủ địi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, sử dụng
hiệu quả và hợp lý các nguồn lực như: vốn, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, máy
móc, thiết bị...Tuy nhiên để có thể làm được đều đó địi hỏi doanh nghiệp phải có
nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào ổn định, đảm bảo đáp ứng tiến độ sản xuất
của cơng ty.
Vì vậy việc xây dựng quy trình đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, có
nguồn ngun liệu ổn định đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp là một
3


nhu cầu cần thiết, một trong những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp phát
triển bền vững.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ CUNG CẤP
1. Khái niệm nhà cung cấp
Nhà cung cấp là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần
thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp được hiểu
là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp như vật liệu thô, các chi tiết của sản
phẩm, bán thành phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh
được gọi là nhà cung cấp dịch vụ. [2 ]
2. Khái niệm nhà cung cấp tốt
Một nhà cung cấp đáng tin cậy là một người luôn trung thực và công bằng trong
quan hệ với khách hàng, nhân viên và với chính bản thân mình. Họ có đầy đủ
các trang thiết bị, máy móc thích hợp, có phương pháp cơng nghệ tốt để có thể
cung cấp vật tư hàng hóa đủ số lượng, đúng chất lượng, kịp thời hạn với giá cả
hợp lý. Nhà cung cấp tin cậy có tình hình tài chính lành mạnh, chính sách quản
trị tiên tiến, linh hoạt, sáng tạo, khơng ngừng cải tiến quy trình sản xuất cho hoàn
thiện hơn, và cuối cùng, nhà cung cấp hiểu được rằng quyền lợi của anh ta được
đáp ứng nhiều nhất khi anh ta phục vụ khách hàng tốt nhất. [3,tr 244]

3. Vai trò của nhà cung cấp
Nhà cung cấp có vai trị rất qua trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững
của một doanh nghiệp.

4


Chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm
đầu ra. Ở nhiều công ty, qua số liệu thống kê cho thấy: 50% khiếm khuyết của
sản phẩm là do chất lượng nguyên vật liệu đầu vào gây ra. [3, tr 35]
Một nhà cung cấp tốt là một tài nguyên vô giá (A good Supplier: An invaluable
resource). [3]
Để sản xuất được những sản phẩm nổi tiếng thế giới bạn cần có ý tưởng, thiết kế
và quy cách phẩm chất đặc biệt, nhưng hơn tất cả bạn cần có những nhà cung
cấp tốt. [3]
Bạn chỉ có thể làm ra những sản phẩm tốt khi bạn có những nhà cung cấp tốt [3]
Đối với các tổ chức cần sản phẩm hay dịch vụ, thì có nhà cung cấp tốt thực sự là
một tài ngun vơ giá, bởi chính họ sẽ góp phần trực tiếp vào thành cơng của tổ
chức. Lựa chọn được nhà cung cấp tốt và quản lý được họ, là điều kiện tiên
quyết giúp tổ chức sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng như mong muốn,
theo tiến độ quy định, với giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh trên thương trường,
bên cạnh đó cịn ln nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp, để tiếp tục đạt
thành tích cao hơn. [3, tr 231]
CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP CỦA DOANH NGHIỆP

GIAI ĐOẠN KHẢO SÁT

GIAI ĐOẠN LỰA CHỌN
5


GIAI ĐOẠN ĐÀM PHÁN


Sơ đồ 1.1.Các giai đoạn lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp

Ngay sau khi xác đinh được nhu cầu vật tư cần mua, nhân viên phòng cung ứng
tiến hành nghiên cứu, lựa chọn nhà cung cấp. Với các loại vât tư khác nhau
(nguyên vật liệu hay thiết bị máy móc, vật tư sử dụng thường xuyên hay vật tư
mới sử dụng …..) thì cách nghiên cứu , lựa chọn nhà cung cấp cũng có sự khác
biệt . [3, tr 95]
Đối với các loại vật tư đã sử dụng thường xuyên, thì điều tra thêm để lựa chọn
được nguồn cung cấp tốt nhất.
Đối với các loại vật tư mới hoặc lơ hàng có giá trị lớn thì phải nghiên cứu thật kí
để lựa chọn được nguồn cung ứng tiềm năng.
Quy trình lựa chọn nhà cung cấp gồm 4 giai đoạn cơ bản sau :
1. Giai đoạn khảo sát
6


 Xem lại hồ sơ lưu trữ về các nhà cung cấp (nếu có)
 Tìm kiếm thơng tin trên Internet, báo, tạp chí, trung tâm thơng tin
 Các thơng tin có được qua các cuộc điều tra
 Phỏng vấn các nhà cung cấp, người sử dụng vật tư hoặc xin ý kiến
chun gia.
Các nguồn thơng tin sau đây có thể hữu ích trong việc giúp doanh nghiệp lựa
chọn được nhà cung cấp tiềm năng :
- Hồ sơ về các nhà cung cấp.
- Các catalog của nhà cung cấp.
- Các đăng kí kinh doanh và niên giám thống kê

- Tạp chí thương mại và các báo, tạp chí khác..
- Các trang vàng.
- Các quảng cáo của nhà cung cấp.
- Thông tin từ các nhân viên bán hang
- Các buổi hội chợ, triển lãm thương mại.
- Cán bộ công nhân viên của công ty mua hàng .
- Thông tin từ bộ phận cung của các hãng khác …. [3, tr 231]
2. Giai đoạn lựa chọn
Trên cơ sở những thông tin thu thập được, tiến hành :
 Xử lý, phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của từng nhà cung cấp. Các
chỉ tiêu đánh giá một nhà cung cấp tiềm năng gồm những điều sau :
- Cạnh tranh về công nghệ và chất lượng
- Cạnh tranh về giá

7


- Cạnh tranh về dịch vụ [3, tr 244]
 So sánh với các tiêu chuẩn đặt ra, trên cơ sở đó lập danh sách
những nhà cung cấp đạt yêu cầu
 Đến thăm các nhà cung cấp, thẩm định lại những thơng tin thu
thập được
 Chọn nhà cung cấp chính thức.
3. Giai đoạn đàm phán, kí kết hợp đồng
 Trong giai đoạn này phải thực hiện nhiều bước có quan hệ mật thiết với
nhau, bước này làm nền cho bước kia. Cụ thể gồm các bước sau :
- Chuẩn bị
- Tiếp xúc
- Đàm phán
- Kết thúc đàm phán và ký kết hợp đồng cung ứng

- Rút kinh nghiệm
 Nguyên tắc đàm phán :
- Xác định rõ mục tiêu đàm phán một cách khoa học, kiên định, khôn ngoan
bảo về quyền lợi của mình, đồng thời ứng phó một cách linh hoạt, sáng tạo
trong từng trường hợp cụ thể.
- Kết hợp hài hồ giữa bảo vệ lợi ích của phía mình với việc duy trì và phát
triển mối quan hệ với đối tác.
- Đảm bảo ngun tắc đơi bên cùng có lợi.
- Sử dụng một loạt các tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.
- Đàm phán là khoa học, đồng thời là nghệ thuật.
4. Giai đoạn thử nghiệm
8


Trong q trình thực hiện hợp đồng cung ứng ln theo dõi, đánh giá nhà
cung cấp đã chọn. Nếu nhà cung cấp đạt yêu cầu thì đặt quan hệ dài lâu.
Ngược lại, doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp khác.
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
I – DỊCH VỤ VẬN TẢI ( báo cáo số liệu năm 2020 )
1. Đánh giá chung
Hoạt động dịch vụ vận tải trong năm 2020 chịu tác động nặng nề nhất do ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19 , trước hết là vận tải hàng không, đường sắt và
đường bộ. Theo VLA (Sách trắng 2018), 78,2% doanh nghiệp logistics Việt
Nam cung cấp dịch vụ vận tải nội địa, 67,3% dịch vụ vận tải quốc tế và
83,0% dịch vụ giao nhận. Khoảng 75% doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ
logistics hàng xuất khẩu và gần 82% hàng nhập khẩu của Việt Nam với thị
trường Trung Quốc. Vận tải quá cảnh hàng hóa Trung Quốc và các nước
ASEAN đều giảm khoảng trên 20%. Mức tăng trưởng của hoạt động vận tải
nói chung trong năm 2020 dự kiến thấp hơn so với 2019. Chi phí vận tải, nhất

là đường bộ cịn cao, mặc dù giá xăng dầu có giảm, do lượng hàng thuê chở
giảm.
Theo “Báo cáo Thị trường Logistics Việt Nam 9 tháng đầu năm 2020” của Bộ
Công Thương: 9 tháng đầu năm 2020, vận tải hàng hóa đạt 1.264,6 triệu tấn
hàng, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,9%).
Luân chuyển đạt 242,5 tỷ tấn.km, giảm 8,2% (cùng kỳ năm trước tăng 7,5%).
Trong đó:
9


* Vận tải hàng hóa đường bộ đạt 963,9 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ
năm trước. Luân chuyển hàng hóa đường bộ đạt 65,2 tỷ tấn.km, giảm 14,2%.
* Vận tải đường sắt, tổng lượng hàng hóa vận chuyển đạt 3,7 triệu tấn, giảm
1,4%. Luân chuyển hàng hóa đường sắt đạt 2,7 tỷ tấn.km, giảm 0,4%.
* Vận tải hàng khơng đạt 196,6 nghìn tấn, giảm 39,4%; ln chuyển hàng hóa
đạt 2,6 tỷ tấn.km, giảm 54,2% so với cùng kỳ năm 2019.
* Vận tải thủy nội địa đạt 238,1 triệu tấn giảm 7,6% so với cùng kỳ năm
2019; luân chuyển đạt 48,2 tỷ tấn.km, giảm 5,7%.
* Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đạt 58,7 triệu tấn, giảm 4,9%; luân
chuyển đạt 123,8 tỷ tấn.km, giảm 3,8% so với 9 tháng năm 2019. Tổng sản
lượng hàng hóa thơng qua cảng biển Việt Nam đạt gần 519 triệu tấn, trong đó
lượng hàng container đạt hơn 15,9 triệu TEU, tăng 7% và 12% so với cùng kỳ
năm 2019.
2. Dịch vụ vận tải đường bộ
 Khối lượng hàng hóa vận tải qua biên giới giảm mạnh, phải cách ly lái
xe, hoặc đổi lái xe, đổi đầu kéo là những khó khăn rất lớn cho dịch vụ
vận tải đường bộ. Vận tải nội địa gặp nhiều khó khăn do giãn cách xã
hội trong tháng 4/2020 khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày
31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phịng,
chống dịch Covid-19. Khoảng 50-60% doanh nghiệp vận tải đường bộ

giảm hoạt động và doanh thu trong thời gian đỉnh dịch.

10


Hình 1. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ của Việt Nam (triệu tấn )

 Nhìn chung trong năm 2020, do tác động của dịch Covid-19 nên số
lượng các doanh nghiệp vận tải đường bộ và phương tiện không tăng
so với 2019 khi phương tiện xe tải các loại khoảng 202.765 xe, trong
đó có 47.878 xe container, 8.291 xe đầu kéo và 146.596 xe tải.
 Vận tải hàng hóa nội địa bằng đường bộ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong
các loại hình vận tải, năm 2019 là 76,8%. Chi phí vận tải hàng hóa
bằng đường bộ cịn cao do khoảng 70%-75% xe vận chuyển chỉ có
hàng hóa một chiều và chi phí cầu đường, chi phí khơng chính thức vẫn
còn ở mức cao.
3. Dịch vụ vận tải đường biển
 Sau khi liên tục sụt giảm trong 4 tháng đầu năm, vận tải hàng hóa bằng
đường biển bắt đầu tăng trở lại từ tháng 5/2020 và có sự tăng trưởng
khá tốt vào cuối quý II/2020 khi các đợt dịch bệnh lắng xuống. Vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển trong tháng 9/2020 đạt 6,78 triệu
tấn, tăng 9,23% so với tháng 8/2020 nhưng giảm 2,39% so với tháng
9/2019. Tính chung 9 tháng năm 2020 đạt 58,7 triệu tấn, giảm 4,9%;
luân chuyển đạt 123,8 tỷ tấn.km, giảm 3,8% so với 9 tháng năm 2019.
11


 Tổng sản lượng hàng hóa thơng qua cảng biển 9 tháng đầu năm 2020
đạt gần 519 triệu tấn. Lượng hàng container thông qua cảng biển đạt
hơn 15,9 triệu TEU, tăng 7% và 12% so với cùng kỳ năm 2019. Trong

đó, các khu vực cảng biển có hàng container tăng mạnh gồm có:Mỹ
Tho tăng 268%, Thanh Hóa tăng 60% (chủ yếu là hàng container nội
địa), Quy Nhơn tăng28%, Đà Nẵng tăng hơn 19%, Bà Rịa - Vũng Tàu
tăng 18% và Thành phố Hồ Chí Minh tăng 16% so với cùng kỳ năm
trước. So với các loại hình dịch vụ vận tải khác, dịch vụ vận tải biển ít
bị tác động của dịch Covid-19 hơn.
 Vận tải biển của đội tàu biển Việt Nam 6 tháng đạt 73,3 triệu tấn, giảm
10% so cùng kỳ 2019, trong đó có 1,2 triệu TEU. Vận tải biển quốc tế
chỉ chiếm 10% thị phần (trước đây là 12%)

Hình 2. Vận tải hàng hóa bằng đường biển (triệu tấn )

4. Dịch vụ vận tải đường hàng không

12


 Trong tháng 9/2020 vận tải hàng hóa bằng đường hàng khơng chỉ đạt
17,6 nghìn tấn, giảm 12% so với tháng 8/2020 và 56,2% so với tháng
9/2019. 9 tháng năm 2020 đạt 196,6 nghìn tấn, giảm 39,4% so với cùng
kỳ năm 2019; luân chuyển hàng hóa đạt 2,6 tỷ tấn.km, giảm 54,2% so
với cùng kỳ năm 2019. Như vậy, trong số các phương thức vận tải thì
hàng khơng ghi nhận mức giảm mạnh nhất, do bị ảnh hưởng nặng nề
nhất bởi các biện pháp hạn chế đi lại giữa các quốc gia trong bối cảnh
dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
 Chỉ 0,23% hàng hoá được vận chuyển bằng hàng không. Theo số liệu
của Cục Hàng không Việt Nam, năm 2018, sản lượng hàng hố qua
đường hàng khơng đạt gần 1,5 triệu tấn (tăng gần 13%) so với năm
2017. Trong đó, gần 400 nghìn tấn hàng hóa được vận chuyển của các
hãng hàng không Việt Nam. Thị phần vận chuyển hàng hố quốc tế của

3 hãng hàng khơng trong nước chỉ chiếm khoảng 12% và phần còn lại
thuộc về các hãng hàng khơng nước ngồi. Thực tế, tại Việt Nam, chưa
hãng hàng khơng nào có máy bay chun chở hàng hố freighters và
hầu hết hàng hóa đều được đặt dưới bụng các máy bay chở hành khách
khiến sản lượng hàng hoá đều bị hạn chế.

13


Hình 3. Vận tải hàng hóa bằng đường hàng khơng ( triệu tấn )

 Dù vận chuyển hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng khối
lượng hàng hoá vận chuyển của Việt Nam (0,23%) nhưng chiếm đến
25% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Đây là một đặc điểm cần được
chú ý khi hoạch định phát triển.
 Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ tháng 4/2020 các hãng hàng
khơng ở Việt Nam được phép hốn cải máy bay chở khách thành máy
bay chở hàng, phục vụ chuyên chở hàng hóa nội địa và quốc tế.
5. Dịch vụ vận tải đường sắt
 Dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành dịch vụ vận
tải đường sắt do lưu chuyển hành khách và hàng hóa bị giảm sâu. Tuy
nhiên, trong khó khăn, dịch vụ logistics đường sắt có những hoạt động
mới trong vận tải liên vận quốc tế, góp phần cùng ngành thương mại
chống dịch Covid-19 thành cơng trong việc vận chuyển hàng hóa có
hiệu quả với Trung Quốc.
 Trong tháng 9/2020, đã có 413,7 nghìn tấn hàng hóa được vận chuyển
bằng đường sắt của Việt Nam, tăng nhẹ so với cả tháng 8/2020 và
tháng 9/2019. Như vậy, sau khi liên tục sụt giảm từ tháng 4/2020 đến
nay, tháng 9/2020 là tháng đầu tiên khối lượng vận tải hàng hóa bằng
đường sắt tăng trở lại. Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng lượng hàng

hóa vận chuyển bằng đường sắt đạt 3,7 triệu tấn, giảm 1,4%. Luân

14


chuyển hàng hóa đường sắt đạt 2,7 tỷ tấn.km, giảm 0,4%.

Hình 4. Dịch vụ vận tải đường sắt ( triệu tấn )

 Thông tin từ các công ty vận tải đường sắt cho biết, quý I/2020
doanh thu vận tải hàng hóa đã tăng trưởng 10%-11% so với 2019,
duy trì chạy hàng ngày đội tàu container hành trình 40 giờ. Tuy
nhiên, Tổng công ty Đường sắt dự kiến năm nay lỗ sau thuế 1.394
tỷ đồng. Phát triển tàu hàng đi Trung Quốc, các nước thứ ba và tiến
tới Nga, Châu Âu là mục tiêu của Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam trong thời gian tới.
II- DỊCH VỤ KHO BÃI ( báo cáo số liệu giai đoạn 2015-2019 )
Theo số liệu thống kê, doanh thu dịch vụ kho bãi trên địa bàn TP Hà Nội
tăng trưởng với quy mô tương đối lớn xét cả về số tuyệt đối và tương đối.
Trong giai đoạn 2015 - 2019, doanh thu dịch vụ kho bãi tăng từ 37.680 tỷ

15


đồng năm 2015 lên thành 55.990 tỷ đồng vào năm 2019, tăng hơn 1,6 lần
trong vòng 5 năm; với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 16%/năm.

Hình 5. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho bãi trên địa
bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2019


III – DỊCH VỤ GIAO NHẬN
 Hiện nay, khoảng 80,3% doanh nghiệp dịch vụ logistics của nước ta
cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế và nội địa. Dịch vụ
này có quan hệ mật thiết với 5 loại hình dịch vụ vận tải và là một
trong những dịch vụ được nhiều doanh nghiệp cung cấp nhất, là thế
mạnh củadoanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam so với các doanh
nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
 Do tác động của Covid-19, doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ giao nhận hang hóa bị giảm sút nhiều, khoảng 20-50%. Tuy
nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
giao nhận hàng hóa bằng đường biển vẫn giữ được mức hoạt động
tương đối bình thường khi số lượng hàng hóa thơng qua cảng biển
nước ta tăng 7% so với cùng kỳ 2019.

16


 Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải đang tích cực
cơng tác chuyển đổi số, ứng dụng các cơng nghệ tiên tiến như
blockchain, điện tốn đám mây, trí tuệ nhân tạo... vào cơng việc
hàng ngày cùng với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để
nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ logistics, tìm cách hạ thấp chi
phí logistics, qua đó nâng cao một bước năng lực cạnh tranh, đáp
ứng yêu cầu của các nhà xuất nhập khẩu trong và sau dịch Covid19.
 Hiện nay có khoảng 300 cơng ty giao nhận nước ngồi hoạt động tại
Việt Nam trong đó có những hãng giao nhận lớn như : Maersk
Logistics, K&N, Geo Logistics, Panalpina, DHL Danzas, UPS Frizt,
Schenker, Birkat, TWT….
IV – DỊCH VỤ KHÁC
1. Dịch vụ đại lý hải quan

 Dịch vụ đại lý hải quan tiếp tục là một trong những dịch vụ cung cấp
chính của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Hiện nay,
87,7% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Chất lượng
cung cấp dịch vụ đại lý hải quan đã được nâng lên, góp phần tạo
thuận lợi cho thương mại hàng hóa.
 Tính đến hết tháng 5/2020, cả nước có 1.232 đại lý hải quan với
khoảng 3.000 đại lý viên được cấp phép trong cả nước. Tồn tại lớn
nhất của đại lý hải quan hiện nay là nhiều đại lý hải quan chưa được
thay mặt chủ hàng dùng chữ ký số của đại lý để thực hiện các công
việc kiểm tra chuyên ngành. Cần mở rộng dịch vụ đại lý hải quan cả

17


về số lượng lẫn chất lượng để tạo thuận lợi cho thương mại hàng
hóa. Tổng cục Hải quan đang tiến hành phát triển đại lý hải quan và
đào tạo cán bộ làm đại lý hải quan để đáp ứng yêu cầu trên.
2. Dịch vụ ICD
 Ngày 27/4/2020, Bộ Giao thông vận tải có quyết định cơng bố mở
cảng cạn Long Biên và ngày 31/7/2020, Công ty Hateco Logistics
đã làm lễ công bố mở cảng cạn Long Biên, cảng cạn thứ 7 tại khu
vực phía Bắc. ICD Long Biên có tổng diện tích 120.000 m2 , trong
đó diện tích kho bãi là 50.000 m2 với năng lực thông qua đến
khoảng 135.000 TEU/năm. Bộ Tài chính đã cơng nhận địa điểm làm
thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành
lập trong nội địa tại cảng cạn Long Biên (ICD Long Biên). Với việc
công nhận trên, trong vận đơn sẽ ghi rõ cảng đích là ICD Long
Biên, hàng khi cập cảng sẽ được kéo thẳng về ICD Long Biên mới
mở tờ khai, doanh nghiệp không phải đến cửa khẩu nhận để lấy
hàng, tiết kiệm được thời gian, giảm đầu mối tiếp xúc và giúp cảng

biển tránh được sự ùn tắc. Đây là ICD lớn nhất và hiện đại của khu
vực phía Bắc, có kho CFS với diện tích 1.000 m2, kho ngoại quan
với diện tích 5.000 m2 , kho riêng với diện tích 50.000 m2, kho
chung - trung tâm phân phối với diện tích 10.000 m2 , kho mát với
diện tích hàng ngàn m2. Dự án kho hàng khơng kéo dài kết nối với
ga hàng hóa của Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và địa điểm
thông quan hàng hóa chuyển phát nhanh, thương mại điện tử và bưu
chính với diện tích 5.000m2. ICD Long Biên là nơi thông quan,

18


điểm trung chuyển và phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuyên
biên giới với Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia...
 Tính đến thời điểm hiện tại, theo Bộ Giao thơng vận tải, Việt Nam có
9 cảng cạn được cấp phép và 16 điểm thơng quan hàng hóa (có chức
năng như cảng cạn) trên cả nước. Trong đó, khu vực phía Bắc có 7
cảng cạn, 7 điểm thơng quan nội địa, gồm: ICD Phúc Lộc - Ninh
Bình; ICD Km3+4 Móng Cái, Quảng Ninh; ICD Hải Linh, Phú
Thọ; ICD Tân Cảng Hải Phịng; ICD Đình Vũ - Quảng Bình, Hải
Phịng; ICD Hoàng Thành, Hà Nội và ICD Long Biên, Hà Nội. Khu
vực phía Nam có 1 ICD (Tân Cảng Nhơn Trạch, Đồng Nai) và 9
điểm thông quan nội địa. Miền Trung chưa có cảng cạn nào được
Bộ Giao thơng vận tải công bố.
 Việc phát triển cảng cạn nhằm tổ chức vận chuyển container một
cách hợp lý, tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics trên các hành
lang vận tải, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại cảng biển, cửa
khẩu quốc tế và các đô thị lớn.
 Theo quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai
đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt,

sau năm 2020, cả nước sẽ có 19 cảng cạn được hình thành, có khả
năng thơng qua tối thiểu 15 - 20% nhu cầu vận tải hàng hóa
container thông qua hệ thống cảng biển.
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thách thức
19


 Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics cịn nhỏ, kinh
doanh manh mún.Nguồn lợi hang tỷ đơ từ nguồn lợi kinh doanh này
đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngồi. Theo tính tốn mới
nhất của Cục hàng hải Việt Nam , lĩnh vực quan trọng nhất trong
Logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp
ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hang hóa xuất nhâp
khẩu,phần cịn lại bị chi phối bởi doanh nghiệp nước ngoài.
 Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch
vụ hàng hải, logistics 100% vốn nước ngồi hoạt động bình đẳng tại
Việt Nam. Điều này đặt Doanh nghiệp Việt Nam trước những thách
thức cạnh tranh gay gắt trên sân nhà. Áp lực cạnh tranh đối với các
doanh nghiệp là rất lớn từ việc hội nhập quốc tế, sự lớn mạnh không
ngừng của thị trường cũng như những đòi hỏi ngày càng tăng từ
phía khách hàng cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho
các doanh nghiệp Logistics.
 Cở sở hạ tầng Logistics ở Việt Nam nói chung cịn nghèo nàn, quy
mơ nhỏ, bố trí bất hợp lí.
 Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh Logistics tại Việt Nam chưa có
văn phịng đại diện ở nước ngoài, trong khi xu thế tất yếu hiện nay
là tồn cầu hóa. Hơn nữa, các doanh nghiệp còn thiếu hợp tác hỗ trợ
lẫn nhau, cạnh tranh không lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để

giành được hợp đồng. Và hình thức chủ yếu là hạ giá thành thuê
container, điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt, cịn
doanh nghiệp nước ngồi là những người chủ tàu sẽ đóng vai trị

20


ngư ông đắc lợi, bởi nguồn vốn nhỏ sẽ làm giảm khả năng cạnh
tranh, và các dịch vụ của các doanh nghiệp yếu kém
2. Thành tựu
 Những năm gần đây, dịch vụ logistics bắt đầu thu hút sự chú ý của
Nhà nước cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao
nhận kho vận trong và ngoài nước. Các cảng container và sân bay
của Việt Nam đã được đầu tư và quy hoạch theo chiến lược phát
triển lâu dài, các tuyến đường bộ cũng được mở mang và nâng cấp.
 Ở Việt Nam từ sau khi Luật Đầu tư nước ngoài và một số bộ luật
khác như Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản, Luật
dân sự ... được ban hành, dịch vụ logistics đã trở thành nhu cầu tất
yếu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của tất cả các đơn vị, tổ chức
hay cá nhân. Đặc biệt là những dịch vụ mà hàng hóa xuất nhập khẩu
đòi hỏi phải được cung cấp trong lĩnh vực vận tải giao nhận.
3. Giải pháp
 Hoàn thiện khung pháp lý, đưa ra các luật kinh tế tạo điều kiện cho
kinh doanh Logistics
 Đầu tư củng cố, phát triển cơ sở giao thông vận tải, nhất là những
vùng trọng điểm phục vụ cho hoạt động Logistics.
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách :
- Mở các trường đại học , cao đẳng, các khóa học về nghiệp vụ
Logistics
- Tổ chức xuất bản một vài tờ tạp chí riêng của Việt Nam liên quan

đến lĩnh vực Logistics , tạo điều kiện cho mọi người hội thảo giao

21


lưu với nhau và cùng tạo tiếng nói với chính phủ về những bất cập
hiện tại
- Xây dựng kế hoạch cử người đi tham quan , học hỏi ở các cơng ty
nước ngồi hoặc ở nước ngồi
- Các cơng ty cần có chính sách hỗ trợ với nhân viên thực tập ( sinh
viên mới tốt nghiệp ) và chính sách đãi ngộ đối với nhân viên có
nghiệp vụ Logistics xuất sắc.
PHẦN KẾT LUẬN
Logistics hiện nay là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Sự phát triển Logistics của một quốc gia không chỉ thể hiện sự đi
lên của nền kinh tế mà còn thể hiện sự tiến bộ của tri thức nhân loại.
Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển Logistics nhưng cịn nhiều
khó khăn. Vì thế chính phủ và các doanh nghiệp hoạt động Logistics ở
Việt Nam cần có những giải pháp kịp thời, nhanh chóng để đẩy lùi những
khó khăn ấy.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Nhập môn Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng, Bộ mơn
Kinh tế học, Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
2. Logistics Institute
3. Đoàn Thị Hồng Vân , “ Quản trị cung ứng “ , NXB Tổng hợp, TP.Hồ
Chí Minh
22



4. Cục Hàng hải Việt Nam 2020
5. Báo cáo thị trường Logistics Việt Nam : số tháng 9/2020. Trung tâm
Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương.
6. Báo cáo Logistics Việt Nam 2020
7. Tổng Cục thống kê Việt Nam
8. Niên giám thống kê TP. Hà Nội 2019

23



×