Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

QUẢN lý và đề XUẤT một số GIẢI PHÁP xử lý CHẤT THẢI rắn SINH HOẠT THỊ xã THỦ dầu một BÌNH DƯƠNG QUY HOẠCH đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.85 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN CNSH
ĐỀ TÀI:

QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT – BÌNH DƯƠNG
QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020

GVHD
SVTH
LỚP
MSSV

: ThS. NGUYỄN MINH HUY
: NGUYỄN THẾ VINH
: 04SH02
: 0707426

BÌNH DƯƠNG - 2011


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô hiện đang công tác và
giảng dạy tại Khoa Công Nghệ Sinh Học - Trường Đại Học Bình Dương đã tận
tâm dạy bảo và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình
học tập.
Em xin gửi lòng biết ơn đến Thạc sĩ Nguyễn Minh Huy hiện đang công tác tại


Sở Khoa Học Công nghệ Bình Dương đã hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện và giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn đến Cơng Ty Cơng Trình Đơ Thị Tỉnh Bình Dương
đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp những tài liệu, số liệu xác thực để em hoàn
thành được luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó xin cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè.
Cuối cùng em xin gửi lịng kính u đến Ba, Mẹ và gia đình đã luôn quan tâm
và động viên em trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến mọi người.
Thủ Dầu Một, ngày 25 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thế Vinh

i


SỞ KHCN BÌNH DƯƠNG
TT ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHCN

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________________________

Thủ Dầu Một, ngày …tháng…năm 2011

____________________

BẢN NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

- Tên cơ quan: Trung Tâm Ứng Dụng Tiến Bộ KHCN Bình Dương
- Địa chỉ : 26, Huỳnh Văn Nghệ, P.Phú Lợi, Tx.Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Điện thoại: 0650.3822007
- Họ và tên người đại diện: Ngô Văn Dinh
- Chức vụ: Giám Đốc

Điện thoại: 0913190054 Email:

- Tên đề tài: QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG QUY
HOẠCH ĐẾN NĂM 2020
- Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thế Vinh
- Lớp: 04sh02

MSSV: 0707426
Chuyên ngành: Môi trường

- Nội dung nhận xét ...............................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

ii


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thủ Dầu Một, ngày

tháng

năm 2011

BẢNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- Họ và tên giáo viên: Nguyễn Minh Huy
- Học hàm- học vị: Thạc sỹ
- Đơn vị công tác: Trung Tâm Ứng Dụng Tiến Bộ KHCN Bình Dương
- Tên đề tài: QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG QUY
HOẠCH ĐẾN NĂM 2020
- Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thế Vinh

MSSV: 0707426

- Chuyên ngành: Môi Trường
- Nội dung nhận xét:.................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Nhận xét chung về kết quả đề tài:..........................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Điểm đánh giá: …/10 điểm (Điểm chữ:….)

Giáo viên hướng dẫn

iii


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thủ Dầu Một, ngày

tháng

năm 2011

BẢNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
- Họ và tên cán bộ phản biện: ............................................................................
- Học hàm- học vị: .............................................................................................
- Đơn vị công tác: ..............................................................................................
- Tên đề tài: QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG QUY
HOẠCH ĐẾN NĂM 2020
- Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thế Vinh

MSSV: 0707426

- Chuyên ngành: Môi Trường
- Nội dung nhận xét
a. Hình thức trình bày luận văn
b. Nội dung khoa học và ý nghĩa thực tiễn
c. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

d. Tính chính xác, tin cậy của các kết quả
e. Một số lỗi còn tồn động
- Một số câu hỏi: .................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
- Điểm đánh giá: …/10 điểm (Điểm chữ:………)
Giáo viên phản biện
(ký và ghi rõ họ tên)

iv


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .............................................................................................................. i
Nhận xét của cơ quan thực tập .............................................................................. ii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ........................................................................ iii
Nhận xét của giáo viên phản biện ......................................................................... iv
Mục lục ................................................................................................................. v
Danh sách các từ viết tắt .................................................................................... ix
Danh sách các bảng ............................................................................................

x

Danh sách các hình ảnh ...................................................................................... xi
Tóm tắt luận văn ................................................................................................ xii
Chương 1: MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề ..........................................................................................................

1


Mục tiêu đề tài....................................................................................................

5

Nội dung đề tài ...................................................................................................

5

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn.................................................................. 7
2.1.1. Khái niệm chất thải rắn ......................................................................... 7
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ......................................................... 7
2.1.3. Phân loại chất thải rắn ........................................................................... 9
2.1.3.1. Phân loại theo quan điểm thông thường .......................................... 9
2.1.3.2. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý ....................................... 10
2.1.4. Thành phần chất thải rắn ....................................................................... 11
2.1.4.1. Thành phần vật lý ............................................................................ 11
2.1.4.2. Thành phần hóa học ........................................................................ 11
2.1.5. Tính chất chất thải rắn .......................................................................... 12
2.1.5.1. Tính chất vật lý ................................................................................ 12
2.1.5.2. Tính chất hóa học ............................................................................ 13
2.1.5.3. Tính chất sinh học ........................................................................... 14
v


2.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải rắn .............................................................. 16
2.1.6.1. Các phương pháp dùng xác định khối lượng chất thải rắn .............. 16
2.1.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh chất thải rắn ................. 18
2.2. Sự chuyển hóa tính chất của CTR đơ thị .................................................... 20

2.2.1. Sự chuyển hóa vật lý ............................................................................. 20
2.2.2. Sự chuyển hóa hóa học ......................................................................... 20
2.3. Ảnh hưởng CTR đến môi trường ................................................................ 21
2.3.1. CTR gây ô nhiễm môi trường đất ......................................................... 21
2.3.2. CTR gây ơ nhiễm nguồn nước – cản trở dịng chảy ............................. 21
2.3.3. CTR gây ô nhiễm môi trường không khí .............................................. 22
2.3.4. Giảm mỹ quan đơ thị ............................................................................. 23
2.3.5. CTR ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng .............................................. 23
2.3.6. Tăng trưởng chi phí về y tế do ơ nhiễm ................................................ 24
2.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong công tác thu gom chất thải rắn ............. 24
2.4.1. Nguồn phát thải CTR và phân loại CTR tại nguồn ............................... 24
2.4.2. Thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải rắn ..................................... 24
2.4.2.1 Quy hoạch thu gom chất thải rắn ...................................................... 25
2.4.2.2. Các phương thức thu gom ................................................................ 26
2.4.2.3. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn ................................ 26
2.4.2.4. Sơ đồ hóa hệ thống thu gom............................................................. 27
2.4.2.5. Chọn tuyến đường thu gom vận chuyển .......................................... 29
2.5. Các phương pháp quản lý và xử lý chất thải.............................................. 30
2.5.1. Phương pháp cơ học .............................................................................. 30
2.5.2. Phương pháp sinh học ........................................................................... 30
2.5.3. Ngăn ngừa, giảm thiểu và tái sử dụng tại nguồn .................................. 31
2.5.4. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn ................................................... 31
2.5.5. Tiêu hủy chất thải rắn ........................................................................... 31
2.5.6. Chế biến phân bón ................................................................................ 32

vi


2.5.7. Ổn định chất thải rắn .............................................................................. 32
2.5.8. Đổ CTR thành đống hay bãi hở ............................................................. 32

2.5.9. Chôn lấp hợp vệ sinh ............................................................................. 32
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu sơ lược về cơ sở quản lý CTR sinh hoạt ở Tx.TDM ................. 35
3.1.1. Các nguồn phát sinh .............................................................................. 35
3.1.2. Thành phần ............................................................................................ 36
3.1.3. Khối lượng ............................................................................................ 37
3.1.4. Hệ thống lưu trữ tại nguồn .................................................................... 37
3.1.5. Hệ thống thu gom và vận chuyển .......................................................... 38
3.1.6. Xử lý-thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn............................................. 40
3.1.7. Bãi chôn lấp chất thải rắn...................................................................... 40
3.2. Dự báo chuyển biến chất thải rắn sinh hoạt Thị Xã Thủ Dầu Một
đến năm 2020 ..................................................................................................... 40
3.2.1. Căn cứ dự báo ...................................................................................... 40
3.2.2. Nguồn phát sinh CTR .......................................................................... 41
3.2.3. Dự đoán dân số (Dựa vào tốc độ tăng dân số tự nhiên) ....................... 42
3.2.4. Dự báo khối lượng CTR của Thị Xã đến năm 2020 ............................. 43

3.3. Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn và chôn lấp ................................ 44
3.3.1. Giải pháp xử lý chất thải rắn ................................................................ 44
3.3.1.1 Giải pháp xử lý ................................................................................. 44
3.3.2. Giải pháp tái chế ................................................................................. 46
3.3.2.1. Tái chế chất thải vô cơ.................................................................... 46
3.3.2.2. Sơ đồ đường đi của các nguyên liệu tái chế.................................. 47
3.3.2.3. Sơ đồ tái chế các loại nguyên liệu .................................................. 47
3.3.3. Giải pháp chôn lấp, phát triển bãi chôn lấp thành khu liên hợp .............. 49
3.3.3.1. Các hạng mục cơng trình của trạm ......................................... 49
3.3.3.2. Qui trình vận hành của trạm phân loại ................................... 50
3.3.4. Giải pháp quản lý ..................................................................................... 51

vii



3.3.4.1. Mơ hình giao khốn ........................................................................ 51
3.3.4.2. Mơ hình đấu thầu cạnh tranh ........................................................... 52
3.3.4.3. Công cụ kinh tế ............................................................................... 52
3.3.4.4. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất ................................................. 54
3.3.4.5. Phân loại tại nguồn ......................................................................... 54
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
4.1. Kết quả ........................................................................................................ 56
4.2. Biện luận ..................................................................................................... 59
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 61
5.2. Đề nghị ........................................................................................................ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTR

Chất thải rắn

RSH

Rác sinh hoạt

CTRSH


Chất thải rắn sinh hoạt

CTRĐT

Chất thải rắn đô thị

PLCTRĐTTN Phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn
BCL

Bãi chôn lấp

VSV:

Vi sinh vật

CTRHC

Chất thải rắn hữu cơ

CTRVC

Chất thải rắn vô cơ

PLRTN

Phân loại rác tại nguồn

Tx.TDM

Thị Xã Thủ Dầu Một


DN

Doanh nghiệp

TN&MT

Tài nguyên và mơi trường

ĐH

Đại học

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Nguồn gốc phát sinh CTR đô thị ............................................................ 8
Bảng 2.2. Phân loại CTR theo công nghệ xử lý .................................................

10


Bảng 2.3. Thành phần riêng biệt của CTR sinh hoạt ..........................................

11

Bảng 2.4. Thành phần hóa học của CTR sinh hoạt .............................................. 12
Bảng 2.5. Trọng lượng riêng và độ ẩm các thành phần của CTR đô thị .............. 13
Bảng 2.6. Khả năng phân hủy sinh học của các chất hữu cơ ............................... 15
Bảng2.7. Thành phần khí thải trong CTR ............................................................ 22
Bảng 3.1. Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt ............................ 36
Bảng 3.2. Khối lượng rác tiếp nhận của Tx.TDM ................................................ 37
Bảng 3.3. Dự báo tốc độ phát sinh dân số ................ ........................................... 42
Bảng 3.4. Bảng dự báo tốc độ phát sinh rác thải .................................................. 43

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động kiểu thơng thường....27
Hình 2.2 Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động kiểu thay thùng xe....28
Hình 2.3 Sơ đồ tự vận hành với hệ thống xe thùng cố định ........................................ 28
Hình 2.4 Sơ đồ quan hệ của hệ thống quản lý chất thải rắn ........................................ 30
Hình 2.5 Bãi chơn lấp nổi ............................................................................................ 33
Hình 2.6 Bãi chơn lấp kết hợp chìm nổi ...................................................................... 33
Hình 3.1 Bản đồ hành chánh Thị Xã Thủ Dầu Một ..................................................... 35

Hình 3.2 Hệ thống thu gom và vận chuyển CTRSH của Tx.TDM .............................. 40
Hình 3.3 Sơ đồ đường đi các nguyên liệu tái chế ......................................................... 47
Hình 3.4 Sơ đồ tái chế thủy tinh ................................................................................... 47
Hình 3.5 Sơ đồ tái chế sản xuất giấy ............................................................................ 48

Hình 3.6 Sơ đồ tái chế kim loại .................................................................................... 48
Hình 3.7 Sơ đồ tái chế nhựa và nguyên liệu sản xuất nhựa.......................................... 49
Hình 4.1 Một điểm tập kết rác trên đường Cách Mạng Tháng Tám ............................ 57
Hình 4.2 Một điểm tập kết rác trên đường 30/4 .......................................................... 57
Hình 4.3 Nhân viên sử dụng xe đẩy tay thu gom rác từ trong hẻm ra điểm tập kết.......57
Hình 4.4 Xe ép rác đang thu gom rác trên đường Lê Thị Trung .................................. 58
Hình 4.5 Bãi chơn lấp tại nhà máy xử lý rác Chánh Phú Hịa ...................................... 58
Hình 4.6 Đồ thị dự đoán sự gia tăng khối lượng CTR trong tương lai của Tx.TDM…59

xi


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung đề tài nêu lên cơ sở lý luận, định nghĩa về chất thải rắn sinh hoạt,
thành phần cũng như nguồn gốc phát sinh. Giới thiệu sơ bộ về điều kiện kinh tế,
xã hội của Thị Xã Thủ Dầu Một. Khảo sát hiện trạng tình hình quản lý chất thải
rắn sinh hoạt, và thống kê khối lượng thải ra trong những năm gần đây của Thị Xã,
đồng thời dự đoán lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ thải ra trên địa bàn trong tương
lai tính theo sự gia tăng dân số tự nhiên. Những điểm bất cập trong công tác quản
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn cần phải khắc phục. Đề xuất một số giải pháp để
quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thị Xã Thủ Dầu Một hiệu quả hơn,
trong đó điển hình là sử dụng phương pháp chế biến phân compost từ rác thải sinh
hoạt để tiết kiệm diện tích bãi chơn lấp sẽ q tải trong tương lai, cũng như sẽ tạo
ra nguồn phân bón cho cây trồng không gây hại cho môi trường.

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng
tăng. Để đáp ứng được những nhu cầu đó địi hỏi con người ln ln hoạt động để
thích ứng với hồn cảnh mới, mơi trường mới. Chính vì lẽ đó môi trường sống xung
quanh chúng ta luôn luôn biến động. Mơi trường có thể biến động theo xu hướng tốt
hay xấu đều hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi chúng ta. Vấn đề xả rác bừa
bãi ra môi trường vơ tình chúng ta đã góp phần làm cho mơi trường xấu đi, bên
cạnh đó nó cịn ảnh hưởng đến các ngành nghề liên quan và tốn một nguồn kinh phí
để giải quyết hậu quả do nó gây ra. Việc quản lý và đưa ra các giải pháp xử lý là vô
cùng cần thiết.
Thị Xã Thủ Dầu Một là trung tâm của tỉnh Bình Dương với diện tích tự nhiên
118,812 km2, Thị xã Thủ Dầu Một là đô thị loại bốn, nằm trong chùm đô thị của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí tương đối thuận lợi cho việc giao lưu
với các huyện trong tỉnh và cả nước qua quốc lộ 13, đường Bắc - Nam, và cách
Thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Thủ Dầu Một đã phát triển nhanh chóng về hạ tầng. Thủ Dầu Một đã và đang
chuyển biến sâu rộng trong các mặt kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy tốc độ tăng
trưởng của tỉnh.
Là nơi tập trung chính của nhiều cơ quan, trường học,…và dân cư nhập cư về
đây ngày càng đông. Điều này đã làm cho khối lượng rác trong Thị Xã ngày càng
gia tăng mà chưa có hệ thống quản lý chặt chẽ.
Việc nghiên cứu và đưa ra các phương pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt có ý
nghĩa thực tiễn góp phần giải quyết và cải thiện môi trường sống ở địa bàn Thị Xã
tốt hơn.
Do ảnh hưởng của sự tăng nhanh về dân số cùng với sự phát triển kinh tế của
địa phương, chất thải rắn trên địa bàn Thị Xã Thủ Dầu Một hiện nay gặp rất nhiều

1



khó khăn trong vấn đề quản lý, cũng như các phương pháp, mơ hình xử lý chất thải
rắn sinh hoạt hiện nay khơng cịn phù hợp. Do đó cần phải nghiên cứu đưa ra các
giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt tiêu chuẩn mới, để bảo vệ sức khỏe con
người trong thực trạng xã hội nêu trên. Vì vậy việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp
quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là rất cần thiết.
Chính vì vậy đề tài : “Quản Lý và đề xuất một số giải pháp xử lý chất thải rắn
sinh hoạt Thị Xã Thủ Dầu Một-Bình Dương, Quy hoạch đến năm 2020” cần được
thực hiện phù hợp với nhu cầu thực tiễn xã hội hiện nay.
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hiện tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đơ thị
phát sinh trên tồn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày, nhưng cơng nghệ xử lý
cịn hạn chế, chủ yếu là chôn lấp và chế biến chất thải hữu cơ thành phân compost.
Gần đây, đã có một số công nghệ trong nước được nghiên cứu, phát triển với nhiều
ưu điểm như khả năng phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là đã tái chế, tái sử dụng được
phần lớn lượng chất thải, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường như công nghệ
SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản
phẩm nhựa tái chế và viên nhiên liệu, đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy xử lý
rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy xử lý rác Sơn Tây, (Hà Nội); Nhà máy xử lý
rác Thủy Phương (Huế); Nhà máy xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam), bước đầu đã đạt
kết quả nhất định. Tuy nhiên, các công nghệ trong nước đều do DN tư nhân tự
nghiên cứu phát triển nên việc hoàn thiện công nghệ cũng như triển khai ứng dụng
trong thực tế cịn gặp một số khó khăn.
- Hệ thống lưu trữ chất thải rắn sinh họat tại thành phố Hồ Chí Minh: Lưu chứa
chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, tồn trữ chất thải rắn tại cơ quan, cơng sở,
trường học, tồn trữ chất thải rắn tại chợ, tồn trữ chất thải rắn tại các siêu thị và khu
thuơng mại, tồn trữ chất thải rắn tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác, tồn trữ chất
thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, tồn trữ chất thải rắn sinh hoạt
tại các thùng rác công cộng. Tại những nơi cộng cộng hoặc ở nhà dân thì chưa thực
hiện tốt, cịn ở các cơ sở y tế, khu cơng nghiệp… thì thực hiện tuơng đối tốt.

2



Sở TN&MT TP.HCM kết hợp với Trường ĐH Văn Lang và ĐH Wageningen
(Hà Lan) đã thực hiện đề tài “Xây dựng phần mềm hỗ trợ các nhà quản lý môi
trường đưa ra các quyết định về quản lý chất thải”. Chương trình được chạy thử trên
phần mềm Mathematical Programming Language (MPL). MPL được thiết kế giúp
giảm thiểu chi phí vận chuyển và xử lý chất thải, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi
trường, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế-xã hội. Ngoài ra, phần mềm này tối đa
lượng năng lượng sản xuất từ xử lý rác trong điều kiện nguồn kinh phí có giới hạn.
Hơn nữa, nó cũng đáp ứng được các chương trình đang hoặc sắp vận hành của
thành phố như biến đổi khí hậu, CDM (cơ chế phát triển sạch), phân loại rác tại
nguồn…Với MPL, người dùng chỉ thao tác đơn giản để nhập dữ liệu. Sau đó, kết
quả sẽ được hiển thị với phương án tối ưu. Phần mềm được sản xuất tại Mỹ, áp
dụng rộng rãi trong công tác quản lý ở nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Chương
trình được viết với cấu trúc đơn giản, hiệu quả với giá cả hợp lý. Nếu phần mềm
này được áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý rác thải thì khu vực TP.HCM sẽ
xanh - sạch - đẹp.
Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế không đốt-xu thế mới thân thiện với môi
trường: nhiều loại lò đốt được sản xuất tại Mỹ và Châu Âu cũng không đáp ứng
được tiêu chuẩn môi trường và tìm cách xuất khẩu sang các nước đang phát triển,
nơi mà các tiêu chuẩn mơi trường cịn lỏng lẻo hoặc chưa có các biện pháp kiểm
sốt chặt chẽ. Tại Mỹ, vào năm 1988, cả nước có 6200 lị đốt chất thải y tế nhưng
đến năm 2006 chỉ còn lại 62 lị đốt hoạt động. Tại Canada, năm 1995 có 219 lò đốt
nhưng đến năm 2003 chỉ còn 56 lò đốt vận hành. Tại châu Âu, nhiều nước đã đóng
cửa nhiều lò đốt chất thải y tế. Tại Đức, năm 1984 có 554 lị đốt hoạt động nhưng
đến năm 2002 khơng cịn lị đốt nào vận hành. Tại Bồ Đào Nha, năm 1995 có 40 lị
đốt nhưng năm 2004 chỉ cịn 1 lị đốt hoạt động. Ai-len có 150 lị đốt hoạt động năm
1990 nhưng đến năm 2005 đã ngưng hoạt động tồn bộ các lị đốt chất thải y tế. Các
nước phát triển đã thay thế lò đốt bằng các công nghệ khác thân thiện với môi
trường. Ở nước ta, nhiều lị đốt hiện nay khơng được vận hành do gặp phải sự phản

đối của người dân. Hiện nay, trên thế giới, các công nghệ không đốt phổ biến bao

3


gồm: Quy trình nhiệt: khử khuẩn bằng nhiệt ướt như nồi hấp (autoclave) hay hệ
thống hấp ướt tiên tiến (advanced steam), khử khuẩn bằng nhiệt khô (dry heat),
công nghệ vi sóng (microwave), plasma...; Quy trình hố học: khơng dùng clo (nonchlorine), thuỷ phân kiềm (alkaline hydrolysis); Quy trình bức xạ: tia cực tím,
cobalt; Quy trình sinh học: xử lý bằng enzym.
Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn tại Singapore Bộ phận quản lý chất thải có
chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý chất thải phát sinh. Cấp giấy phép cho
lực lượng thu gom chất thải, ban hành những quy định trong việc thu gom chất thải
hộ gia đình và chất thải thương mại trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác
không đúng quy định. Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự
phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên.
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu
quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty
trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn
7 năm.
Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu
vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác
thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia. Trong số
các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực
cơng, cịn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã có những đóng góp
quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư
nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng.
Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày.
Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp. Cụ thể, từ năm 1989,
chính phủ ban hành các qui định y tế cơng cộng và mơi trường để kiểm sốt các nhà
thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo qui định, các nhà thầu tư nhân

phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân
dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế

4


lượng rác tại bãi chơn lấp. Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ
được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép.
Phí cho dịch vụ thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet cơng khai để
người dân có thể theo dõi. Bộ mơi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và
đổ rác với mức 6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (15
đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián
tiếp qua thùng chứa rác công cộng ở các chung cư). Đối với các nguồn thải khơng
phải là hộ gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các
mức 30-70-175-235 đơ la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ rác được thu hàng tháng
do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện.
Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thơng qua đường
dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp
thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Mục tiêu của đề tài
 Khảo sát hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thị Xã Thủ Dầu
Một - Bình Dương.
 Quản lý và đề xuất một số giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt Thị Xã Thủ
Dầu Một - Bình Dương quy hoạch đến năm 2020.
- Nội dung của đề tài
 Để thực hiện mục đích trên cần triển khai các nội dung sau:
 Thu thập tài liệu, dữ liệu và những thông tin cần thiết về điều kiện kinh tế, xã
hội, tham khảo các tài liệu có liên quan đến Thị Xã Thủ Dầu Một - Bình
Dương.
 Tìm hiểu về hiện trạng chất thải rắn có liên quan đến Thị Xã Thủ Dầu Một Bình Dương (Các nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng, hệ thống thu

gom, hệ thống trung chuyển, hệ thống vận chuyển, xử lý - thu hồi và tái sử
dụng chất thải rắn, bãi chôn lấp chất thải rắn).

5


 Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn ở địa bàn Thị Xã Thủ Dầu Một (Dựa
vào tốc độ gia tăng dân số tự nhiên và lượng rác thải sinh hoạt thải ra hàng
năm).
 Nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm quản lý chất thải rắn sinh hoạt
(giải pháp xử lý chất thải rắn, giải pháp tái chế, giải pháp chôn lấp, phát triển
bãi chôn lấp thành khu liên hợp, giải pháp quản lý).

6


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1. Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
2.1.1. Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các
hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
CTR là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố
định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. RSH hay CTRSH là một bộ phận của
chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động thường ngày của
con người.[1]
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan

trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý hệ
thống quản lý CTR.
1) Khu dân cư
2) Khu thương mại
3) Các cơ quan, công sở
4) Các công trường xây dựng và phá huỷ các cơng trình xây dựng
5) Dịch vụ đơ thị
6) Nhà máy xử lý chất thải (nước cấp, nước thải, khí thải)
7) Khu cơng nghiệp
8) Nơng nghiệp

7


Bảng 2.1 NGUỒN GỐC PHÁT SINH CTR ĐÔ THỊ
Số
Nguồn phát sinh
thứ tự
01
Khu dân cư

02

Khu thương mại

03

Cơ quan, cơng sở

04


Cơng trình xây
dựng

05

Dịch vụ đô thị

06

Trạm xử lý

07

Công nghiệp

08

Nông nghiệp

Hoạt động và vị trí phát sinh chất
thải rắn
- Các hộ gia đình, các biệt thự, và
các căn hộ chung cư.

Loại chất thải rắn

- Các nhà máy sản xuất vật liệu
xây dựng, hóa chất, lọc dầu, chế
biến thực phẩm, các ngành công

nghiệp nặng và nhẹ,…
- Các hoạt động thu hoạch trên
đồng ruộng, trang trại, nông
trường và các vườn cây ăn quả,
sản xuất sữa và lị giết mổ súc vật.

-Chất thải sản xuất cơng nghiệp,
vật liệu phế thải, chất thải độc hại,
chất thải đặc biệt.

- Thực phẩm, giấy, carton, plastic,
gỗ, thuỷ tinh, can thiếc, nhôm, các
kim loại khác, tro,các “chất thải
đặc biệt” (bao gồm vật dụng to
lớn, đồ điện tử gia dụng, rác vườn,
vỏ xe… )
- Cửa hàng bách hóa, nhà hàng,
- Giấy, carton, plastic, gỗ, thực
khách sạn, siêu thị, văn phòng giao phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất thải
dịch, nhà máy in, chợ…
đặc biệt, chất thải độc hại.
- Trường học, bệnh viện, văn
- Các loại chất thải giống như khu
phòng cơ quan nhà nước.
thương mại. Chú ý, hầu hết CTR y
tế được thu gom và xử lý tách
riêng bởi vì tính chất độc hại của
nó.
- Nơi xây dựng mới, sửa đường,
Gỗ, thép, bê tơng , thạch cao,

san bằng các cơng trình xây
gạch, bụi…
dựng...
- Quét dọn đường phố, làm sạch
- Chất thải đặc biệt, rác quét
cảnh quan, bãi đậu xe và bãi biển, đường, cành cây và lá cây, xác
khu vui chơi giải trí.
động vật chết…
- Nhà máy xử lý nước cấp, nước
- Bùn, tro
thải, chất thải công nghiệp khác.

- Các loại sản phẩm phụ của q
trình ni trồng và thu hoạch chế
biến như rơm rạ, rau quả, sản
phẩm thải của các lò giết mổ…

Nguồn: Nguyễn Văn Phước (2004), Giáo trình Quản lý chất thải rắn

8


2.1.3. Phân loại chất thải rắn
2.1.3.1. Phân loại theo quan điểm thơng thường
CTR thực phẩm: Đó là những chất thải từ nguồn thực phẩm, nơng phẩm hoa
quả trong q trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản bị hư bị thải loại ra.
Tính chất đặc trưng loại này là quá trình lên men cao, nhất là trong điều kiện ẩm độ
khơng khí 85 - 90% nhiệt độ 30 – 350C. Quá trình này gây mùi thối nồng nặc và
phát tán vào khơng khí nhiều bào tử nấm bệnh.
CTR tạp: Bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ cơng sở,

hộ gia đình, khu thương mại. Loại cháy được gồm giấy, bìa, plastic, vải, cao su, da,
gỗ lá cây…; loại không cháy gồm thủy tinh, đồ nhôm, kim loại…
Xà bần bùn cống: Chất thải của quá trình xây dựng và chỉnh trang đơ thị tạo ra
bao gồm bụi đá, mảnh vỡ, bê tơng, gỗ, gạch, ngói, đường ống những vật liệu thừa
của trang bị nội thất…
Tro: Vật chất cịn lại trong q trình đốt củi, than, rơm rạ…tạo ra từ các hộ gia
đình, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp.
Chất thải đặc biệt: Liệt vào các loại CTR này có CTR thu gom từ việc quét
đường, các thùng CTR công cộng, xác động thực vật, xe ô tô phế thải…
Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: chất thải này có từ các hệ thống xử lý
nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải cơng nghiệp. Bao gồm bùn cát lắng trong
q trình ngưng tụ chiếm 25 – 29 %.
Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc
rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi…Hiện nay chất thải này chưa quản lý tốt ngay cả ở các
nước đang phát triển, vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng tổ chức thu
gom.
Chất thải độc hại: gồm các chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc
mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật
và thực vật. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất
thải loại này thì việc thu gom, xử lý phải hết sức thận trọng.[1]

9


2.1.3.2. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý
Bảng 2.2 PHÂN LOẠI CTR THEO CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
Thành phần

Định nghĩa


Ví dụ

1. Các chất cháy được
- Giấy

- Các vật liệu làm từ giấy

- Các tờ giấy, các mảnh bìa,

- Hàng dệt

- Có nguồn gốc từ các sợi

giấy vệ sinh,…

- CTR

- Các chất thải từ đồ ăn, thực - Vải len, bì tải, bì nilon,…

- Cỏ, gỗ củi, rơm rạ…

phẩm.

- Các cọng rau, vỏ quả,...

- Các vật liệu và sản phẩm được - Đồ dùng bằng gỗ như bàn,
- Chất dẻo
- Da và cao su

chế tạo từ gỗ tre và rơm,…


ghế, đồ chơi, vỏ dừa,…

- Các vật liệu và sản phẩm được

- Phim cuộn, túi chất dẻo,

chế tạo từ chất dẻo

chai, lọ chất dẻo, nilon,…

- Các vật liệu và sản phẩm được - Giầy, bì, băng cao su,…
chế tạo từ da và cao su
2. Các chất không cháy
được
- Các kim loại sắt
- Các kim loại không
phải là sắt
- Thủy tinh

- Các loại vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ sắt
- Các vật liệu không bị nam
- Các vật liệu và sản phẩm được
- Các loại vật liệu không cháy
khác ngoài kim loại và thủy tinh

3. Các chất hỗn hợp

rào, dao, nắp lọ,…

- Vỏ hộp nhơm, giấy bao
gói, đồ đựng

châm hút
chế tạo từ thủy tinh

- Đá và sành sứ

- Vỏ hộp, dây điện, hàng

- Chai lọ, đồ đựng bằng
thủy tinh, bóng đèn,…
- Vỏ trai, ốc, xương, gạch,
đá, gốm,…

-Tất cả các loại vật liệu khác - Đá cuội, cát, đất, tóc,…
khơng phân loại, đều thuộc loại
này. Loại này chia thành 2 phần:
lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm.

Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thi, 2001. Quản lý chất thải rắn,
Tập 1 : Chất thải rắn đô thị. NXB Xây Dựng.

10


2.1.4. Thành phần chất thải rắn
Thành phần lý học, hóa học của CTR đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
2.1.4.1. Thành phần vật lý

Bảng 2.3 THÀNH PHẦN RIÊNG BIỆT CỦA CTR SINH HOẠT
STT

Thành phần

Khối lượng (%)
Khoảng dao động

Giá trị trung bình

01

Thực phẩm

6 - 26

15

02

Giấy

25 - 45

40

03

Carton


3 - 15

4

04

Plastic

2-8

3

05

Vải

0-4

2

06

Cao su

0-2

0.5

07


Da

0-2

0.5

08

Rác làm vườn

0 - 20

12

09

Gỗ

1-4

2

10

Thủy tinh

4 - 16

8


11

Đồ hộp

2-8

6

12

Kim loại màu

0-1

1

13

Kim loại đen

1-4

2

14

Bụi, tro, gạch

0 – 10


4

Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thi, 2001. Quản lý chất thải rắn,
Tập 1 : Chất thải rắn đô thị. NXB Xây Dựng.

2.1.4.2. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của CTR bao gồm những chất dễ bay hơi khi đốt ở nhiệt
độ 9200C, thành phần tro sau khi đốt và dễ nóng chảy. Tại điểm nóng chảy thể tích
của rác giảm 95%.

11


Bảng 2.4 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CTR SINH HOẠT
STT

Thành phần
Loại CTR

Tính theo % trọng lượng khơ
Carbon

Hydro

Oxy

Nitơ

Lưu huỳnh


Tro

1

Thực phẩm

48,0

6,4

37,5

2,6

0,4

5,0

2

Giấy

3,5

6,0

44,0

0,3


0.2

6,0

3

Carton

4,4

5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

4

Plastic

60,0

7,2

22,8


5

Vải

55,0

6,6

31,2

6

Caosu

78,0

10,0

7

Da

60,0

8,0

11,6

10,0


0,4

10,0

8

Rác làm vườn

47,8

6,0

42,7

3,4

0,1

4,5

9

Gỗ

49,5

6,0

42,7


0,2

0,1

1,5

10

Bụi, tro, gạch

26,3

3,0

2,0

0,5

0,2

68,0

10,0
4,6

0,15

2,0

2,45

10,0

Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thi, 2001. Quản lý chất thải rắn,
Tập 1 : Chất thải rắn đô thị. NXB Xây Dựng.

2.1.5. Tính chất chất thải rắn[5]
2.1.5.1. Tính chất vật lý
Những tính chất quan trọng của chất thải rắn bao gồm: trọng lượng riêng, độ
ẩm, khả năng giữ ẩm…
Trọng lượng riêng: Trọng lượng riêng (hay mật độ) của CTR là trọng lượng
của vật liệu trong một đơn vị thể tích. Dữ liệu trọng lượng riêng được sử dụng để
ước lượng tổng khối lượng và thể tích rắn phải quản lý.
Trọng lượng riêng của chất thải rắn thay đổi rõ rệt theo vị trí địa lý, mùa trong
năm, thói quen của người dân và thời gian lưu trữ .

12


×