Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thu hồi đất: Chuẩn mực nhân quyền quốc tế và một số vấn đề ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.18 KB, 9 trang )

THU HỒI ĐẤT: CHUẨN MỰC NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ Ở VIỆT NAM
TS. Lã Khánh Tùng
Tóm tắt:
Trong bài viết, tác giả phân tích một số nội dung của các chuẩn mực quốc tế,
do các cơ quan Liên Hợp quốc xây dựng, chống lại những vi phạm nhân quyền do
việc thu hồi đất, cưỡng chế di dời gây ra. Các chuẩn mực này (gồm những khía cạnh
về nội dung và thủ tục) chủ yếu được thể hiện tại Công ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966), Bình luận chung số 4 (năm 1991) và Bình
luận chung số 7 (năm 1997) của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (cơ
quan có trách nhiệm giám sát việc thực thi ICESCR) về quyền có nơi ở thích đáng,
Nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền về cưỡng chế di dời 1993/77 (năm 1993)... Sau
đó, tác giả bước đầu so sánh các chuẩn mực nhân quyền quốc tế đó với khn khổ
phát luật, thể chế và thực tiễn Việt Nam, đồng thời nêu ra một số khuyến nghị bước
đầu cho tiến trình hồn thiện pháp luật.
Từ khóa: Thu hồi đất; cưỡng chế di dời; quyền có nơi ở thích đáng.
Việc thu hồi đất, cưỡng chế di dời đã diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành trong
tiến trình phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam những thập niên qua. Trên thế giới,
trước thực trạng “đổ xơ chiếm đất tồn cầu” (global land rush)1, Liên Hợp quốc và
các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng đã quan tâm nghiên cứu, xây dựng các chuẩn
mực liên quan đến đất đai từ góc độ nhân quyền. Trong bài viết này, tác giả phân tích
một số nội dung chủ yếu của các chuẩn mực và cơ chế quốc tế chống lại những sự vi
phạm nhân quyền do việc thu hồi đất, cưỡng chế di dời có thể gây ra, và một vài
khuyến nghị bước đầu cho Việt Nam trong tiến trình hồn thiện pháp luật và thực
hành liên quan.
1. Khái quát
Việc thu hồi đất (land acquisition/expropriation), cưỡng chế di dời (forced
evictions), buộc người dân phải dịch chuyển, bị trục xuất khỏi đất đai, nơi ở của họ
cho các dự án phát triển, dự án kinh doanh (làm đường, xây nhà máy, thủy điện, khu
công nghiệp, khu đô thị...) diễn ra tại nhiều quốc gia. Việc di dời có nguy cơ dẫn đến
mất an tồn lương thực, sinh kế, tổn hại đến quyền có nhà ở và nhiều quyền xã hội



1

Rabah Arezki và cộng sự, What Drives the Global “Land Rush”?, World Bank Economic
Review, Volume 29, Issue 2, July 2015

221


khác (giáo dục, y tế, việc làm) của dân cư. Những điều này lại dẫn đến phân hóa xã
hội, tăng người nhập cư vào các đô thị, tạo ra áp lực cho đất đai và nhà ở đơ thị.2
Tính nghiêm trọng củan việc cưỡng chế di dời khỏi nơi cư trú đã được cộng
đồng quốc tế quan tâm từ lâu. Năm 1976, Hội nghị Liên Hợp quốc về Định cư đã lưu
ý các quốc gia cần phải quan tâm đăc biệt đến việc di dời nơi ở và “các hoạt động di
dời chỉ được thực hiện khi việc bảo tồn và khôi phục là không thể thực hiện được và
đã tiến hành các biện pháp tái định cư”. Năm 1988, Chiến lược toàn cầu về nơi ở đến
năm 2000 do Đại Hội đồng Liên Hợp quốc thông qua theo Nghị quyết 43/181 ghi
nhận rằng các nhà nước có “nghĩa vụ cơ bản là bảo vệ và cải thiện tình hình nhà ở và
môi trường xung quanh hơn là làm tổn hại hoặc phá huỷ chúng”.
Trong luật nhân quyền quốc tế, một số quy định đã được Liên Hợp quốc phát
triển để bảo vệ quyền của các cá nhân và cộng đồng liên quan đến thu hồi đất, cưỡng
chế di dời. Các văn kiện liên quan trực tiếp nhất bao gồm: Công ước quốc tế về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966), Bình luận chung số 4 (năm 1991)
và Bình luận chung số 7 (năm 1997) của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn
hóa (cơ quan có trách nhiệm giám sát việc thực thi ICESCR) về quyền có nơi ở thích
đáng, Nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền về cưỡng chế di dời 1993/77 (năm 1993),
Tài liệu chuyên đề số 25 của Liên Hợp quốc về cưỡng chế di dời.
Khái niệm “cưỡng chế di dời” (forced evictions) hàm ý có sự tùy tiện và trái
phái luật. Một số người đã đề nghị thay thế khái niệm này bằng “di dời không công
bằng” (unfair evictions) hoặc “di dời trái pháp luật” (illegal evictions), tuy nhiên, sự

phản đối lại cho rằng thực tế pháp luật quốc gia bảo vệ quyền về nhà ở và phù hợp
với chuẩn mực nhân quyền là rất thiếu. Thuật ngữ “cưỡng chế di dời” được sử dụng
trong Bình luận chung số 7 của Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa được
định nghĩa là “sự di dời một cách vĩnh viễn hoặc tạm thời các cá nhân, gia đình
và/hoặc các cộng đồng ra khỏi nhà và/hoặc đất mà họ đang chiếm hữu, trái với
nguyện vọng của họ, mà khơng có hoặc khơng thể tiếp cận các hình thức bảo vệ
pháp lý hoặc các hình thức bảo vệ thích hợp khác”. Tuy vậy, việc ngăn cấm
“cưỡng chế di dời” không áp dụng cho những “cuộc cưỡng chế thực hiện bằng vũ lực
phù hợp với pháp luật và tuân thủ các điều khoản của hai Công ước quốc tế về quyền
con người” ( Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa- ICESCR, và
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị - ICCPR, cùng năm 1966) (đoạn
3, Bình luận chung số 7). Nói cách khác, di dời là được phép trong những hoàn cảnh
ngoại lệ với điều kiện “được biện minh một cách đầy đủ, được pháp luật cho phép và

2

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc, Forced evictions and human rights
(Cưỡng chế di dời và nhân quyền):
/>222


tuân thủ đầy đủ các quy định có liên quan của luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế,
và có thể truy địi (pháp lý)”.3
Như vậy có thể thấy khái niệm “cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất”
trong pháp luật Việt Nam là không đồng nhất với “cưỡng chế di dời” được dùng trong
chuẩn mực quốc tế và trong bài viết này. Tuy nhiên, sự cưỡng chế thực hiện quyết
định thu hồi đất đó sẽ trở thành “cưỡng chế di dời” nếu nó có sự tùy tiện, vi phạm
pháp luật hoặc vi phạm nhân quyền. Cạnh nó, nếu pháp luật quốc gia cịn hàm chứa
sự bất cơng, thiếu thống nhất và vi phạm nhân quyền thì dù thực thi theo pháp luật đó
cũng là “cưỡng chế di dời” - một sự vi phạm nhân quyền có tính hệ thống.

2. Các tiêu chuẩn và cơ chế Liên Hợp quốc
2.1. Các tiêu chuẩn
Trước hết, tại Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(ICESCR, 1966) (Việt Nam gia nhập năm 1982), Khoản 1, Điều 11 khẳng định quyền
của mọi người “có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm
các khía cạnh về ăn, mặc, nhà ở, và được khơng ngừng cải thiện điều kiện sống”.
Đồng thời, các quốc gia thành viên Công ước phải thi hành những biện pháp thích
hợp để bảo đảm việc thực hiện quyền này, cũng như hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy
quyền.
Nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền về cưỡng chế di dời 1993/77 (năm 1993)
khẳng định cưỡng chế di dời cấu thành một vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, đặc
biệt là đối với quyền có nhà ở thích đáng (right to adequate housing) (đoạn 1); kêu
gọi các quốc gia hành động nhằm xóa bỏ việc cưỡng chế di dời (đoạn 2); kêu gọi các
chính phủ lập tức thực hiện việc bồi thường, bồi hồn và / hoặc chỗ ở hoặc đất thích
hợp, đầy đủ thay thế, phù hợp với mong muốn hoặc nhu cầu của những người và cộng
đồng đã bị cưỡng chế, sau khi có các các cuộc đàm phán thỏa đáng với những người,
nhóm bị ảnh hưởng (đoạn 4).
Với thẩm quyền ban hành các Bình luận chung làm rõ nội dung Công ước và
nghĩa vụ của các quốc gia, Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã thảo
luận và ban hành Bình luận chung số 4 (năm 1991) và Bình luận chung số 7 (năm
1997) về quyền có nơi ở thích đáng, trong đó có nhiều khía cạnh liên quan đến thu
hồi, cưỡng chế di dời.
Trong Bình luận chung số 4 (năm 1991) về quyền có nơi ở thích đáng, một số
vấn đề sau đây được Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã lưu ý:

3

Văn phịng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc, Forced evictions and human rights
(Cưỡng chế di dời và nhân quyền):
/>223



Mặc dù các yếu tố xã hội, kinh tế, văn hố, khí hậu, sinh thái và các yếu
tố khác quyết định một phần tính “thích đáng” trong quyền có nhà ở thích đáng,
sự an tồn pháp lý về sở hữu tài sản (bên cạnh tính sẵn có của các dịch vụ, cơ sở
vật chất và kết cấu hạ tầng, giá cả phải chăng...) cần được quan tâm trong bất kỳ
hoàn cảnh nào. Sự sở hữu này có thể dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả
nhà cho thuê, tự làm chủ, nhà ở khẩn cấp và định cư không chính thức, bao gồm
cả sở hữu về đất đai và tài sản. Tất cả mọi người đều có được mức độ an toàn về
sở hữu (security of tenure) để bảo đảm có sự bảo hộ pháp lý chống lại sự di dời
cưỡng bức, sách nhiễu, hay các đe doạ khác. Theo đó, các quốc gia thành viên
(ICESCR) cần ngay lập tức có biện pháp nhằm mục đích đảm bảo an toàn pháp
lý về sở hữu cho các cá nhân và hộ gia đình hiện đang thiếu sự bảo vệ này, thông
qua việc tham vấn với các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng. (đoạn 8)
Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến những nhóm xã hội sống trong
điều kiện khó khăn bằng việc cân nhắc hồn cảnh cụ thể của họ. Các chính sách
và luật pháp khơng nên được thiết kế để mang lại lợi ích cho các nhóm xã hội vốn
đã có lợi thế bằng cách làm thiệt hại cho những nhóm khác. (đoạn 11)
Nhà nước cần bảo đảm các cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trong nước
(domestic legal remedies) bao gồm: (a) khởi kiện pháp lý nhằm ngăn chặn các vụ
cưỡng chế di dời hoặc phá dỡ theo kế hoạch thông qua việc ban hành các lệnh của
tòa án; (b) các thủ tục pháp lý đòi bồi thường sau khi cưỡng chế di dời bất hợp
pháp; (c) khiếu nại chống lại các hành động bất hợp pháp được thực hiện hoặc hỗ
trợ bởi chủ đất (dù là nhà nước hay tư nhân) liên quan đến mức phí th nhà, bảo
trì nhà ở và phân biệt chủng tộc hoặc các hình thức phân biệt đối xử khác... (đoạn
17)
Các trường hợp cưỡng chế di dời về hình thức là không phù hợp (prima
facie incopatible) với các yêu cầu của Cơng ước và chỉ có thể được biện minh
trong những trường hợp ngoại lệ nhất, và phù hợp với các nguyên tắc liên quan
của luật pháp quốc tế. (đoạn 18)

Trong Bình luận chung số 7 (năm 1997), cũng về quyền nhà ở, nhưng có sự tập
trung vào cưỡng bức di dời, nhiều khía cạnh, thủ tục mà nhà nước cần bảo đảm được
nêu chi tiết, bao gồm:
Ban hành pháp luật bao gồm các biện pháp đảm bảo : (a) an toàn sở
hữu đến mức tối đa cho những người chiếm hữu nhà và đất; (b) phù hợp với Công
ước, và (c) được thiết lập để kiểm soát nghiêm ngặt những bối cảnh có thể xảy ra
sự cưỡng chế di dời (đoạn 9).
Trước khi tiến hành bất kỳ hành động di dời nào, đặc biệt là di dời các
nhóm đơng dân cư, các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng đã đưa ra tất cả
những sự thay thế thích hợp trên cơ sở tham vấn ý kiến của những người bị ảnh
hưởng, nhằm tránh, hoặc ít nhất là giảm đến mức tối thiểu việc phải cưỡng chế.
Cần thông báo cho những người bị ảnh hưởng bởi lệnh di dời những thủ tục và

224


những biện pháp đền bù pháp lý; được đền bù một cách thoả đáng đối với bất kỳ
tài sản nào, cả động sản và bất động sản, mà họ bị thiệt hại do việc di dời. Về khía
cạnh này, Điều 2(3) Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)
cũng yêu cầu các quốc gia thành viên Công ước đảm bảo “sự đền bù hiệu quả”
cho những người có quyền lợi bị tổn hại và xác định nghĩa vụ của “các nhà chức
trách có thẩm quyền trong việc bảo đảm những đền bù đó được thực hiện” (đoạn
13).
Bảo đảm về tố tụng trong việc cưỡng chế di dời bao gồm: (a) cung cấp
cho những người bị di dời cơ hội được tham vấn thực sự; (b) thơng báo một cách
thích đáng và đầy đủ cho tất cả những người bị di dời trước khi tiến hành công
việc; (c) cung cấp thông tin cho những người bị di dời trong thời gian hợp lí về
các kế hoạch di dời, và nếu có thể bao gồm cả thơng tin về mục đích sử dụng
nhà/đất của họ sau khi bị di dời (d) các quan chức chính phủ hay đại diện của họ
phải có mặt trong lúc di dời, đặc biệt khi việc di dời liên quan đến nhiều người;

(e) tất cả những người thực hiện công tác di dời cần phải mặc đồng phục phù hợp;
(f) không thực hiện sự di dời trong điều kiện thời tiết xấu hoặc vào ban đêm trừ
phi có sự chấp thuận của người bị di dời; (g) cung cấp các đền bù pháp lí cho
người bị di dời; và (h) nếu có thể, cung cấp sự hỗ trợ pháp lí cho những người
đang cần kiện ra tòa án để đòi sự đền bù. (đoạn 15)
Về vai trò của các chủ thể quốc tế, đoạn 6 Bình luận chung số 2 (1990) của Ủy
ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa về các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật quốc tế
(điều 22 của Công ước) kêu gọi “các cơ quan quốc tế nên cẩn trọng tránh tham gia
vào các dự án, ví dụ ... thúc đẩy hoặc củng cố sự phân biệt đối xử chống lại các cá
nhân hoặc nhóm trái với các quy định của Công ước, hoặc liên quan đến việc trục
xuất hoặc di dời quy mô lớn những người mà khơng có quy định mọi sự bảo vệ và
bồi thường thích hợp”. Quan tâm tương tự cũng được nhắc đến tại Bình luận chung
số 7 (năm 1997) ở các đoạn 17 và 18.
Quyền của các nhóm yếu thế liên quan đến thu hồi đất cũng được nhiều cơ quan
của Liên Hợp quốc quan tâm. Chẳng hạn Tiểu ban về ngăn chặn đối xử và bảo vệ các
nhóm thiểu số cũng đã ban hành một số nghị quyết kêu gọi các quốc gia tiến hành
ngay lập tức các biện pháp, ở tất cả các cấp, nhằm loại bỏ nhanh chóng thực hành
cưỡng chế di dời, bãi bỏ luật cho phép cưỡng bức di dời và đảm bảo quyền an ninh
về quyền sở hữu cho mọi công dân và những người cư trú khác.
Cần nhấn mạnh rằng Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(ICESCR, 1966), đoạn 17 Bình luận chung số 4 (năm 1991) nêu trên đều nhấn mạnh
đến cơ chế bảo vệ quyền hiệu quả. Cũng về cơ chế bảo vệ quyền, theo Các Nguyên
tắc Limburg về việc áp dụng thì các quốc gia thành viên ICESCR “cần cung cấp các
cơ chế bảo vệ quyền hiệu quả (effective remedies), bao gồm các cơ chế tư pháp, khi
thích hợp” (nguyên tắc 19).
225


Như vậy, các nhà nước có những nghĩa vụ về tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
quyền của người dân về nhà ở, sinh kế và các quyền khác, liên quan đến đất đai và

thu hồi đất đai. Nghĩa vụ bảo vệ đòi hỏi nhà nước phải thiết lập, vận hành các cơ chế
bảo vệ quyền hiệu quả. Bên cạnh nhà nước, có những chủ thể khác cũng có trách
nhiệm liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc gia hoặc xuyên quốc gia.
2.2. Các cơ chế Liên Hợp quốc
Để giám sát các chuẩn mực nêu trên, bộ máy nhân quyền Liên Hợp quốc bao
gồm các cơ quan dựa trên điều ước (Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa,
Ủy ban Nhân quyền, Ủy ban xóa bỏ phân biệt chủng tộc...) và các cơ quan dựa trên
Hiến chương (Hội đồng Nhân quyền, các báo cáo viên đặc biệt) có vai trị ở các mức
độ nhất định. Một cách trực tiếp, có vai trị của Báo cáo viên đặc biệt về quyền nhà
ở, Báo cáo viên đặc biệt về quyền lương thực, Báo cáo viên đặc biệt về quyền của
người bản địa...Họ quan tâm đến đất đai và thu hồi đất từ lĩnh vực mà mình chịu trách
nhiệm chính. Năm 2007, Báo cáo viên đặc biệt về nhà ở thích đáng đã trình ra trước
Hội đồng Nhân quyền một bộ “Các nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản về di dời và dịch
chuyển dựa trên phát triển” (A/HRC/4/18, Phụ lục I) trình bày chi tiết hơn về các tiêu
chuẩn quốc tế về quyền con người phải được bảo đảm trong những bối cảnh như vậy.4
3. Một vài đối chiếu và khuyến nghị cho Việt Nam
Tiến trình phát triển kinh tế, xã hội và đơ thị hóa nhanh chóng tại Việt Nam đã
đi kèm với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở sản xuất, các khu
công nghiệp, khu đô thị cần đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và di dời dân
cư. Nhìn chung, quy định pháp luật về việc thu hồi đất ngày càng chi tiết hơn, hướng
đến công bằng hơn, như thể hiện trong các Luật Đất đai năm 1993, 2003, và 2013.
Tại Luật Đất đai 2013, nhiều khía cạnh, thủ tục liên quan đến thu hồi đất được quy
định chủ yếu ở Chương VI (từ điều 61 đến điều 94). Trong đó, việc cưỡng chế thực
hiện quyết định thu hồi đất được quy định tập trung tại Điều 71 của Luật.
Trong thực tiễn hơn hai thập niên qua, bên cạnh những khía cạnh tích cực mang
lại cho cộng đồng, tại nhiều tỉnh thành đã xảy ra những vi phạm pháp luật, xâm phạm
quyền công dân, tham nhũng. Những điều này góp phần dẫn đến bất cơng, mất ổn
định và xung đột xã hội, làm suy giảm lòng tin của người dân.5 Một số tên địa phương
(như Tiên Lãng, Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm, Thủ Thiêm, Vườn ra Lộc
Hưng...) gợi ra những quan ngại cho nhiều người về sự thiếu công bằng và minh bạch.

“Cưỡng chế di dời”, theo cách hiểu quốc tế, có sự trái pháp luật và tùy tiện đã diễn ra
4

Miloon Kothari, Report of the Special Rapporteur on adequate housing as a component of
the right to an adequate standard of living: />5
Tham khảo thêm: Phan Văn Tân, Thực trạng xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn Việt
Nam thời kỳ Đổi mới, trong “Phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở nông thôn
Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb. Chính trị-Hành chính, 2010.

226


ở Việt Nam. Qua một số vụ việc thực tiễn, theo chúng tơi có hai vấn đề nổi bật, cũng
là hai vi phạm liên quan đến cưỡng chế đất đai, sau đây trong thời gian qua:
Thứ nhất, sự minh bạch và quyền tiếp thông tin của người dân. Quyền tham gia
và tiếp cận thông tin của người dân về tài sản của mình, được các tiêu chuẩn quốc tế
bảo vệ, như đòi hỏi về “các cuộc đàm phán thỏa đáng với những người, nhóm bị ảnh
hưởng” (đoạn 4, Nghị quyết Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp quốc, 1993/77), cũng
được pháp luật Việt Nam ghi nhận ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, ở nhiều địa
phương, người dân đã khiếu nại về việc thiếu minh bạch và thiếu thông tin, như việc
không nhận được phương án đền bù chi tiết (phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà
Nội)6, không thông báo đầy đủ cho người dân quyết định cưỡng chế7, cưỡng chế xong
rồi mới “kêu gọi người dân kê khai nhận hỗ trợ”, quan tâm đến chỗ ở cho người dân8
(vườn rau Lộc Hưng, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh). Việc thiếu minh bạch cũng
là môi trường thuân lợi cho những vi phạm, như việc chính quyền địa phương ra quyết
định bất hợp pháp và thu hồi đất ngoài ranh giới phê duyệt,9 thu hẹp hoặc khơng cịn
diện tích để xây dựng khu định cư cho người dân bị di dời (như xảy ra tại khu đô thị
mới Thủ Thiêm, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh)10. Để giải quyết vướng mắc, rõ ràng khơng
6


Thái Sơn, Nhiều thiếu sót trong thu hồi đất ở Dương Nội, 15/06/2012:
/>7

B.C, Vườn rau Lộc Hưng: “Khơng có chuyện cưỡng chế thu hồi đất”, 10/01/2019:
Trong khi UBND TP.Hồ Chí Minh có quyết định về việc thu hồi đất (Quyết
định số 1824/QĐ-UBND thu hồi đất giao cho UBND quận Tân Bình để thực hiện dự án cơng
trình cơng cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của TP và quận ngày 25.4.2008), một lãnh đạo cấp quận lại cho rằng việc cưỡng chế vào tháng 1/2019 chỉ
là thực hiện cưỡng chế nhà xây dựng khơng phép (112 cơng trình), mà khơng phải cưỡng
chế thu hồi đất.
8

Nhóm phóng viên, Vụ cưỡng chế khu vườn rau Lộc Hưng: Kêu gọi người dân kê khai nhận
hỗ trợ, 17/01/2019: Theo bài báo, “đối với các trường hợp
có hồn cảnh khó khăn về chỗ ở và đủ điều kiện theo quy định, UBND phường, quận sẽ rà
soát và đối chiếu các quy định về tiêu chuẩn mua nhà xã hội, từ đó sẽ báo cáo đề xuất UBND
TP xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể”.
9
Vũ Nguyên, Giải quyết dứt điểm những bức xúc của người dân Thủ Thiêm, 10/07/2020:
Theo đó, ít nhất là đã có 4,3ha (khu phố 1, phường Bình An (quận 2, hiện là
TP Thủ Đức) được Thanh tra Chính phủ kết luận nằm ngoài ranh giới quyết định được thu
hồi.
10
Người dân ở 5 khu phố (4.000 hộ dân) thuộc ba phường Bình An, Bình Khánh, An Khánh,
và một số cơ quan báo chí, cho rằng đất của họ cũng nằm ngồi ranh nhưng bị thu, và khu
160 ha nằm liền kề khu đô thị, lẽ ra để tái định cư, bị giao cho doanh nghiệp trái với quyết
định ban đầu của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 367 năm 1996). Tuy nhiên, gần đây, thơng báo
số 1169, do Phó tổng Thanh tra Chính phủ ký ngày 21/7/2021, kết luận rằng số thửa đất
thuộc 5 khu phố ở 3 phường nằm trong ranh quy hoạch Khu đơ thị mới. Trung Sơn, Thanh
tra Chính phủ: '5 khu phố thuộc ranh quy hoạch Thủ Thiêm', 23/7/2021,
227



chỉ có vai trị của luật đất đai mà liên quan cả đến khuôn khổ pháp luật bảo đảm tiếp
cận thông tin (Luật tiếp cận thông tin), tự do báo chí và ngơn luận.
Thứ hai, cơ chế khiếu nại, khiếu kiện và cơ chế bảo vệ quyền. Theo pháp luật
Việt Nam, người dân chịu ảnh hưởng từ việc thu hồi đất đai có thể sử dụng thủ tục
khiếu nại hành chính, hoặc tố tụng trước tịa án để bảo vệ quyền về tài sản và các
quyền khác. Trong thực tiễn, nhiều việc khiếu nại của người dân hầu như không mang
lại sự thay đổi đáng kể nào về kết quả. Cá biệt, có trường hợp trong thời gian đi khiếu
nại lại bị khởi tố, xét xử về hành vi “gây rối trật tự nơi cơng cộng”.11 Vai trị của cơ
quan tư pháp còn khá mờ nhạt liên quan đến bảo vệ quyền của người dân, trong khi
việc giải quyết chủ yếu trong hệ thống hành chính (Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh
tra Chính phủ, và Chính phủ) với đặc điểm tương đối khép kín. Thật khó tránh khỏi
sự quan ngại về nguy cơ “phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”. Việc cải cách thể chế
để mở rộng thẩm quyền, củng cố vai trò và sự độc lập của tòa án trong việc giải quyết
tranh chấp đất đai là thực sự cần thiết. Đây chính là yêu cầu của “cơ chế bảo vệ quyền
hiệu quả” mà quốc tế hướng đến.
Cuối cùng, một vấn đề nền tảng hơn, vị trí đặc biệt, giá trị thiêng liêng của quyền
tư hữu chưa được công nhận một cách đầy đủ và nhất quán tại Việt Nam. Sẽ khó có
thể có sự bảo vệ tốt đối với tài sản và quyền sở hữu nếu chưa thấy hết tầm quan trọng
và xác lập vị trí của chúng một cách đầy đủ, toàn diện trong Hiến pháp và pháp luật.
Đối với đất đai, chế độ “sở hữu toàn dân” về đất đai hiện hành, được duy trì từ Hiến
pháp 1980, cần được xem xét lại và thảo luận rộng rãi. Hernando de Soto, chuyên gia
người Peru, đã chỉ ra rằng một nguyên nhân chính khiến chủ nghĩa tư bản không
thành công ở các nước đang phát triển là thiếu sự bảo đảm pháp lý cho tài sản, khiến
tài sản không trở thành vốn. Quyền sở hữu tư nhân không được xác định rõ ràng ở
hầu hết các nước chậm tiến và các nước cộng sản trước đây đã cản trở sự phát triển
quốc gia.12 Tại Trung Quốc, chế độ pháp lý về tài sản không rõ ràng cũng được nhận
thấy là một nguyên nhân chính gây ra tham nhũng “cấu kết” (nhiều người tham gia)
/>11


Trường hợp bà Cấn Thị Thêu, người khiếu kiện lâu năm về việc thu hồi đất tại phường
Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) năm 2014 đã bị kết án 15 tháng tù giam về chống người
thi hành công vụ liên quan đến cuộc cưỡng chế ngày 25/4/2014. Ngày 20/9/2016, bà lại bị
Tòa án quận Đống Đa kết án 20 tháng tù về tội gây rối trật tự nơi công cộng, do liên quan
đến sự kiện ngày 10/6/2016 khi nhiều người (chưa nhận tiền đền bù) tập trung trước Bộ Tài
nguyên và Môi trường (Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) yêu cầu giải quyết việc bồi thường thu
hồi đất. Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã kết luận trong quá trình triển khai thực hiện việc
thu hồi đất, cơ quan chức năng Q.Hà Đông đã có những “thiếu sót về mặt quy trình, thủ tục”
(Thái Sơn, Nhiều thiếu sót trong thu hồi đất ở Dương Nội, 15/06/2012, TL đã dẫn trên).
12
Hernando de Soto, Bí ẩn của vốn - vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và
thất bại ở mọi nơi khác, Nguyễn Quang A dịch, xuất bản lần thứ 2, Nxb.Chính trị quốc gia,
2016.

228


tràn lan.13 Đối chiếu với hoàn cảnh Việt Nam, bên cạnh những quy định và thực tiễn
về thu hồi đất như thảo luận trên, phải chăng cũng đã đến lúc cần xem lại tính hợp lý
của chế độ “sở hữu toàn dân” về đất đai và dũng cảm thay đổi?

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, Quyền con người - Tuyển tập Bình luận
chung, Khuyến nghị chung của ủy ban công ước Liên Hợp quốc, NXB Cơng
an nhân dân, 2010.
2. Hernando de Soto, Bí ẩn của vốn - vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở
phương Tây và thất bại ở mọi nơi khác, Nguyễn Quang A dịch, xuất bản lần
thứ 2, Nxb.Chính trị quốc gia, 2016
3. Minxin Pei, Tư bản thân hữu Trung Quốc, Nguyễn Đình Huỳnh dịch, NXB

Hội Nhà Văn, 2018.
4. Liên Hợp quốc, Forced Evictions: Fact Sheet No. 25/Rev.1

13

Minxin Pei, Tư bản thân hữu Trung Quốc, Nguyễn Đình Huỳnh dịch, NXB Hội Nhà Văn,
2018.

229



×