Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH CHO CÔNG TY cổ PHẦN PHÁT TRIỂN hạ TẦNG kỹ THUẬT (BECAMEX IJC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 123 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Bình Dương, ngày ….tháng 12 năm2014

Trần Quốc Thắng


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành tới Quý Thầy Cô khoa sau
đại học Trường Đại học Bình Dương đã t ận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn thạc sỹ này. Đặc biệt, tác giả xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Hồ Tiến Dũng đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Tổng Giám đốc Công
ty cổ phần Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật ( Becamex IJC) và các chuyên gia đã t ạo
điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tác giả để hoàn thành tốt nhất luận văn này.
Sau cùng, tác giả xin cảm ơn đến các học viên cùng khóa trong trường đã
cùng học tập, trao đổi và chia sẻ với tác giả nhiều kiến thức nhiều kinh nghiệm thú
vị trong suốt khố học.
Tuy đã có nhi ều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn còn có nhiều thiếu sót.
Tác giả rất mong các Quý thầy cơ giảng viên góp ý để luận văn được hồn chỉnh
hơn.
Xin trân trọng

Tác giả
Trần Quốc Thắng


MỤC LỤC


Trang bìa
Trang phụ
Quyết định giao đề tài (bảng photo)
Lý lịch các nhân
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Tóm tắt luận văn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các hình, bảng, biểu, …
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1: LÝ THUY ẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DOANH NGHIỆP
1.1.Khái quát liên quan đến năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.3. Lợi thế cạnh tranh
1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
1.2 Các mơ hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1. Năng lực quản trị
1.2.1.2. Trình độ cơng nghệ sản xuất
1.2.1.3. Nguồn nhân lực
1.2.1.4. Năng lực tài chính
1.2.1.5. Năng lực marketing
1.2.1.6. Năng lực nghiên cứu và phát triển
1.2.1.7. Vị thế của doanh nghiệp

1.2.1.8. Năng lực phát triển quan hệ
1.2.1.9. Năng lực xử lý tranh chấp
1.2.1.10. Văn hoá doanh nghiệp
1.2.1.11. Thương hiệu
1.2.1.12. Năng lực cạnh tranh về giá
1.2.2 Mơ hình chuỗi giá trị của Michael Porter
1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô
1.3.2. Các yếu tố môi trường vi mô
1.4. Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1
1
1
2
2
2
3
4
4
4
5
6
7
7
8
8
8
8
9

9
10
10
10
11
11
12
12
14
14
17
19


1.4.1. Phương pháp đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
1.4.2. Phân tích năng lực cạnh tranh cốt lõi
1.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
1.4.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY PHÁT
TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT
2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
2.2 Phân tích mơi trường cạnh tranh của công ty Phát triển Hạ tầng kỹ thuật
2.2.1 Phân tích mơi trường vĩ mơ
2.2.1.1. Kinh tế

2.2.1.2. Chính trị ( Thể chế - Luật pháp)
2.2.1.3. Văn hóa, xã hội
2.2.1.4 Cơng nghệ
2.2.2 Phân tích các yếu tố mơi trường vi mô
2.2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
2.2.2.2. Khách hàng
2.2.2.3. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
2.2.2.4. Nhà cung cấp
2.2.2.5. Sản phẩm thay thế
2.2.3. Phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài
2.3. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Becamex IJC
2.3.1. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Becamex IJC
2.3.1.1. Thang đo và mẫu nghiên cứu
2.3.1.2 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha
2.3.1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
2.3.1.4 Phân tích hồi quy
2.3.2. Phân tích thực trạng các yếu tố năng lực cạnh tranh
2.3.2.1. Về năng lực quản trị
2.3.2.2. Về năng lực nghiên cứu phát triển
2.3.2.3. Về năng lực nguồn nhân lực
2.3.2.4. Về năng lực tài chính
2.3.2.5. Về năng lực marketing
2.3.2.6. Về năng lực giá
2.3.2.7. Về năng lực thương hiệu
2.3.2.8. Năng lực phát triển quan hệ
2.3.2.9. Năng lực xử lý tranh chấp

19
19
20

21
21
23
23
23
24
24
25
26
26
26
30
31
32
32
32
33
34
34
35
36
37
37
37
39
41
43
45
45
46

47
49
52
54
54
56
56


2.3.10. Phân tích ma trận các yếu tố bên trong và đánh giá năng lực cạnh tranh lõi của
công ty
2.4. Phân tích chuỗi giá trị Becamex IJC
2.5. Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của công ty
2.5.1. Điểm mạnh
2.5.2. Điểm yếu
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO
BECAMEX IJC
3.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng phát triển của Becamex IJC
3.1.1. Tầm nhìn, sứ mệnh
3.1.2. Các mục tiêu chủ yếu của công ty
3.1.3. Chiến lược phát triển trung, dài hạn.
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Becamex IJC
3.2.1 Nâng cao năng lực xử lý tranh chấp
3.2.2 Nâng cao năng lực tài chính .
3.2.3 Nâng cao trình độ quản trị và đào tạo đội ngũ lãnh đ ạo.
3.2.4. Phát triển thương hiệu cho công ty
3.2.5. Phát huy thế mạnh về marketing của công ty.
3.2.6.Gắn kết với chuỗi giá trị
3.2.7. Chiến lược cạnh tranh trong dài hạn

3.2.8. Lộ trình triển khai chiến lược cạnh tranh đến 2020 của công ty
3.3. Kiến nghị với Nhà nước
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

57
59
61
61
61
63
64
64
64
64
65
65
66
67
69
72
75
79
80
81
82
84
85

86
88


TÓM TẮT

Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần phát triển hạ tầng
kỹ thuật (Becamex IJC)” được tác giả Trần Quốc Thắng thực hiện từ tháng 03/2014
đến tháng 12 năm 2014 tại Bình Dương với sự hướng dẫn của PGS. TS Hồ Tiến
Dũng.
Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, tác giả phân tích và đánh giá các yếu tố
mơi trường bên ngồi, bên trong, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cơng ty.
Ngồi ra tác giả mơ hình hóa các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty.
Bằng phương pháp chuyên gia, từ 12 yếu tố ban đầu, tác giả đưa ra 7 yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh của công ty bao gồm : Năng lực quản trị, Năng lực
nghiên cứu và phát triển, Năng lực nguồn nhân lực, Năng lực tài chính, Năng lực
Marketing, Năng lực thương hiệu, Năng lực xử lý tranh chấp. Sau khi phân tích độ
tin cậy thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy cịn 5 yếu tố cấu thành năng
lực cạnh tranh của công ty được sắp xếp theo thứ tự quan trọng: 1/Năng lực xử lý
tranh chấp; 2/ Năng lực tài chính; 3/ Năng lực quản trị; 4/ Năng lực thương hiệu; 5/
Năng lực marketing.
Căn cứ vào các yếu tố này, tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng năng lực cạnh
tranh của cơng ty.
Cuối cùng, từ định hướng chiến lược cơng ty, mơ hình các yếu tố cấu thành, thực
trạng của công ty, tác giả hàm ý các giải pháp và đưa một số kiến nghị đối với nhà
nước.
Do thời gian và không gian nghiên cứu có hạn, luận văn này cịn một số hạn chế
như: đối tượng khảo sát, không xây xựng ma trận hình ảnh cạnh tranh … Vì vậy,
rất cần Quý Thầy Cơ góp ý một cách thẳng thắn và chân thành đề tác giả hoàn chỉnh
luận văn trong thời gian tới.



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BĐS

Bất động sản

BOT

Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao -

BT

Hợp đồng xây dựng chuyển giao

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu


FDI

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

GVHB

Giá vốn hàng bán

KCN

Khu công nghiệp

LN

Lợi nhuận

LT

Lý thuyết

NLCT


Năng lực cạnh tranh

TCTD

Tổ chức tín dụng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ

VND

Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG

BẢNG
Bảng

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

20

Bảng 1.2:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

21

Bảng 2.1:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

36

Bảng 2.2:

Thang đo các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty 38

Bảng 2.3:

Kết quả phân tích Cronbach alpha của các thang đo

Bảng 2.4:


Kết quả phân tích EFA của các thành phần năng lực cạnh tranh 42

Bảng 2.5:

Hệ số xác định R-Square và Anova

43

Bảng 2.6:

Danh sách các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh

44

Bảng 2.7:

Hệ số hồi qui của phương trình

44

Bảng 2.8:

Kết quả khảo sát chỉ số năng lực quản trị của Becamex IJC

45

Bảng 2.9:

Kết quả khảo sát chỉ số năng lực nghiên cứu của Becamex IJC


46

40

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát năng lực nhân sự của Becamex IJC

48

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát năng lực tài chính của Becamex IJC

49

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu tài chính của cơng ty giai đoạn 2010 - 2013

50

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát năng lực marketing của Becamex IJC

52

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát năng lực thương hiệu của Becamex IJC

54

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát năng lực tranh chấp của Becamex IJC

57

Bảng 2.16: Ma trận các yếu tố bên trong Becamex IJC


58

Bảng 2.17

Đánh giá năng lực cốt lõi của công ty

59


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1:

Minh hoạ văn hố doanh nghiệp

11

Hình 1.2

Mơ hình chuỗi giá trị

13


Hình 1.3:

Mơ hình PEST

15

Hình 1.4:

Mơ hình 5 áp lực cạnh tranh

18

Hình 2.1:

Cơ cấu tổ chức cơng ty

24

Hình 2.2:

Tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2013

25

Hình 2.3:

Cơ cấu doanh thu và tăng trưởng doanh thu

25


Hình 2.4:

Tốc độ tăng trưởng GDP gia đoạn 1995 - 2013

27

Hình 2.5:

Chỉ số CPI giai đoạn 1995 – 2013

28

Hình 2.6:

Biến động lãi suất qua các năm

29

Hình 2.7:

Tình hình FDI giai đoạn 2004 – 2013

29

Hình 2.8:

Tình hình nhân sự cơng ty cuối năm 2013

48


Hình 2.9:

Tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng giai đoạn 2010 - 51
2013

Hình 2.10:

Chuỗi giá trị của cơng ty

60


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng trở nên gay gắt, mọi doanh nghiệp phải đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng ngày càng tốt hơn. Hơn nữa, quá trình quốc tế hóa diễn ra hết sức mạnh
mẽ với hai xu thế là tồn cầu hóa và khu vực hóa làm cho áp lực cạnh tranh càng
thêm gay gắt. Đồng thời với chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngồi
của chính phủ đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường v ới
thiết bị cơng nghệ hiện đại hơn, khả năng tài chính mạnh hơn đã chiếm lĩnh hầu hết
các thị trường. Điều này đã đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào thế phải cạnh tranh
một cách mạnh mẽ để tồn tại.
Trải qua hơn 8 năm hình thành và phát triển Cơng ty cổ phầ n Phát Triển Hạ
Tầng Kỹ Thuật - Becamex IJC đã tạo được vị thế riêng cho mình cả về thương
hiệu và uy tín, với các dự án, cơng trình tiêu biểu như : Quản lý khai thác, duy tu
bảo dưỡng tuyến đường QL 13, cao ốc văn phòng cho thuê Becamex Tower, Khu
nhà phố Thương mại Prince Town, toà nhà New Horizone, Sunrire, dự án tổ hợp

căn hộ cao cấp IJC Aroma, Green River, Khách sạn Becamex … Qua mỗi cơng
trình là đánh dấu từng bước trưởng thành của cơng ty, thơng qua từng cơng trình, dự
án cơng ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báo cho quá trình phát triển của
mình.
Tuy mới thành lập với rất nhiều khó khăn phía trước, nhưng cơng ty đã biết
tận dụng các cơ hội để khắc phục khó khăn, tận dụng điểm mạnh để vượt qua được
những thách thức, chính vì vậy, cơng ty đã có giai đoạn phát triển rất vượt bậc, giai
đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, cơng ty ln có tốc độ tăng trưởng cao.
Những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến q
trình phát triển của cơng t y đặc biệt đến quý III năm 2013 lợi nhuận chỉ đạt 14% so

1


với kế hoạch cả năm 2013. Bức tranh đó cho thấy, ở tầm vĩ mô đang thiếu sự quy
hoạch và điều chỉnh có tính chiến lược. Bên cạnh đó, với chính sách mở cửa đón
các nhà đầu tư nước ngồi của tỉnh Bình Dương, đã thu hút các nhà đầu tư nước
ngồi có uy tín và thương hiệu, hoạt động ở nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực :
phát triển hạ tầng giao thông, kinh doanh bất động sản, thương mại… đã làm số
lượng đối thủ cạnh tranh của cơng ty tăng lên đáng kể. Nếu tình hình này không
được cải thiện công ty cổ phần Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật - Becamex IJC sẽ mất
dần vị thế sẵn có cũng như các lợi thế khơng được phát huy tối đa.
Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần
Phát Triển Hạ Tầng Kỹ Thuật - Becamex IJC” là hết sức cần thiết cho giai đoạn
hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hướng tới các mục tiêu sau:
-

Tổng hợp lý thuyết về năng lực cạnh tranh


-

Đánh giá thực trạng hoạ t động và năng lực cạnh tranh của Công ty Becamex
IJC từ đó rút ra mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, cũng như nhận định cơ
hội, thách thức.

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty
Becamex IJC.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của công ty Becamex IJC
Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực kinh doanh kinh doanh bất động sản và hoạt động
phát triển hạ tầng và hoạt động thu phí giao thông của Becamex IJC.
Về thời gian :
+ Thời gian khảo sát và thu thập số liệu trong vòng 2 tháng từ tháng 02 đến
tháng 03 năm 2014.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2014.

2


4. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: để đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực của đề tài nên tác giả chỉ t ập
trung sử dụng các số liệu cho việc nghiên cứu phân tích lĩnh vực kinh doanh chính
là đầu tư kinh doanh bất động sản và hoạt động phát triển hạ tầng và hoạt động thu
phí giao thơng của Becamex IJC.
Về thời gian:

+ Thời gian khảo sát và thu thập số liệu trong vòng 2 tháng từ tháng 02 đến tháng
03 năm 2014.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn dữ liệu: nguồn dữ liệu sử dụng trong luận văn là nguồn đa dữ liệu
+ Dữ liệu sẵn có: sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có tại công ty.
+ Dữ liệu điều tra: phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh
bất động sản
5.2. Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp sau
- Sử dụng phương pháp định tính: từ dữ liệu thống kê của công ty Becamex IJC
và các cơng ty khác, phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Becamex IJC, phỏng
vấn chuyên gia, xây dựng bảng điều tra chuyên gia.
- Sử dụng phương pháp định lượng : điều tra, phỏng vấn chuyên gia, khách hàng,
xây dựng yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của Becamex IJC
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản báo cáo luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong
chương này, luận văn nêu một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp; những phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các
bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Becamex IJC: Luận văn giới
thiệu khái quát về công ty cổ phần Becamex IJC, phân tích ảnh hưởng của các yếu

3


tố môi trường đến hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng, cơng nghiệp ở Bình Dương.
Luận văn cũng đánh giá tình hình cạnh tranh trong đầu tư phát triển hạ tầng, cơng
nghiệp ở Bình Dương và đánh giá năng lực cạnh tranh của Becamex IJC.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Becamex IJC.

Trong chương này, luận văn trình bày định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động
kinh doanh của Becamex IJC; các giải pháp nhằm duy trì điểm mạ nh và giải pháp
nhằm khắc phục những điểm yếu của Becamex IJC

4


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
DOANH NGHIỆP

1.1.

KHÁI QUÁT LIÊN QUAN ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học : “Cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa các
cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố
gắng giành lấy thứ mà khơng phải ai cũng có thể giành được” .
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Tính cạnh tranh của một
doanh nghiệp, ngành hay quốc gia là khả năng của doanh nghiệp, ngành hay quốc
gia hoặc vùng tạo ra mức thu nhập yếu tố và tuyển dụng yếu tố tương đối cao khi
phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế”.
Theo Michael Porter (1985), “cạnh tranh là giành lấy thị phần, là tìm kiếm lợi
nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có ”.
Như vậy, có thể nói: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở
sử dụng hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu khách hàng mục tiêu, qua đó
giành lấy những vị thế tốt trên thị trường .
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, cạnh tranh đóng vai trị khá quan trọng

trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như sự phát triển của các lĩnh vực
khác. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển trên cơ sở phân bố và sử dụng m ột
cách hợp lý nguồn lực, giúp cho một quốc gia, một doanh nghiệp hội nhập tốt với
nền kinh tế thế giới. Thông qua cạnh tranh, các quốc gia sẽ khẳng định vị thế của
mình trong cộng đồng quốc tế. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh kích thích việc tìm
cách đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, giảm chi phí sản
xuất,... nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng. Nhờ cạnh tranh, người tiêu

5


dùng được hưởng những sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn với giá hợp lý hơn. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà cạnh tranh mang lại cũng khơng cịn ít tiêu
cực.
Cạnh tranh khơng lành mạnh có thể làm phân hố giàu nghèo, lãng phí tài ngun
Những hiện tượng cạnh tranh khơng lành mạnh làm tổn hại lợi ích chính đáng của
người khác, làm băng hoại đạo đức xã hội. Trên thế giới có hàng ngàn doanh nghiệp
phá sản mỗi năm kéo theo đời sống của hàng triệu người đi vào khốn khó. Cạnh
tranh khốc liệt mang tính tiêu di ệt chỉ dẫn đến một “đại dương đ ổ đầy máu” khi lợi
nhuận đang cạn dần.
Vì vậy các doanh nghiệp nên hiểu biết đúng về bản chất của cạnh tranh, cạnh tranh
nhưng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc triệt hạ đối thủ mà cạnh tranh
là phân bổ và sử dụng các nguồn lực hiệu quả để mang lại cho khách hàng những
giá trị cao hơn và mới lạ hơn để thu hút khách h àng về doanh nghiệp mình. Sự cố
gắng đó sẽ khiến khách hàng hài lòng, chấp nhận và trung thành với doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp tranh đua với nhau trong việc “phục vụ khách hàng tốt nhất”, đó
là cuộc cạnh tranh lành mạnh , mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia, khu vực
và thế giới.
Ngược lại, những hành động cạnh tranh không lành mạnh như: phá hoại sản xuất,
ăn cắp bí quyết, bán phá giá, quảng cáo bơi nhọ,…là những hành động trái với đạo

đức. Cạnh tranh không lành mạnh là bằng mọi cách tiêu diệt đối thủ để tạo vị thế
độc quyền cho mình, trong khi cạnh tranh lành mạnh là dùng cách phục vụ khách
hàng tốt nhất để khách hàng đến với doanh nghiệ p, trung thành với doanh nghiệp.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kin h tế (OECD), “ Năng lực cạnh tranh được
đồng nghĩa với năng suất lao động, là sức sản xuất cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả
yếu tố sản xuất để phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh ”.
Còn theo Michael Porter(1985) thì “Năng suất lao động là thước đo duy nhất về
năng lực cạnh tranh.”
6


Theo Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng “năng lực
cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp không bị doanh nghiệp khác đánh bại
về năng lực kinh tế” hay năng lực cạnh tranh là khả năng chống ch ọi trước các
doanh nghiệp khác.
Một quan niệm khác cũng khá phổ biến là năng lực cạnh tranh là khả năng tạo
dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, để
tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị ph ần lớn, tạo ra thu
nhập cao và phát triển bền vững.
Từ các tiếp cận nêu trên, tác giả khái quát về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
như sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng sử dụng có hiệu quả
các yếu tố sản xuất, khai thác tốt nguồn lực và tận dụng cơ hội nhằm tạo ra những
sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ đó đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm để duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh, đạt hiệu quả kinh tế cao và bền
vững."
Bên cạnh đó, để có thể phát triển bền vững doanh nghiệp cần xác định năng lực
cạnh tranh trong bối cảnh, trình độ phát triển theo từng thời kỳ để tận dụng được
nguồn lực đúng đắn và đưa ra được phương thức cạnh tranh phù hợp.
1.1.3. Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn có năng lực cạnh tranh thì phải tạo ra và có
được những lợi thế cạnh tranh của riêng mình. Do vậy mà các doanh nghiệp đều
muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên điều này thường r ất dễ bị xói
mịn bởi những hành động bắt chước của đối thủ. Muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh thì
doanh nghiệp phải tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách tạo ra giá trị gia tăng cho
sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp
Theo Michael Porter (1985), “Lợi thế cạnh tranh chính là giá trị mà doanh nghiệp
mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt q chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà
khách hàng sẵn sàng để trả, và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của
7


đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là
phát sinh một giá cao hơn ”
1.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để tồn tại và đứng vững
trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các
doanh nghiệp trong nước mà cịn phải cạnh tranh với các Cơng ty tập đ ồn xun
quốc gia. Q trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh
tranh để đứng vững trên thị trư ờng. Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp
phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình
để tồn tại và phát triển .
Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát
triển nhanh nhiều cơng trình khoa học cơng nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản
phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày
càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vơ tận, ln có " ngách thị
trường " đang chờ các nhà doanh nghiệp tìm ra và thoả mãn. Do vậy các doanh
nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách
hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của

doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong cuộc cạnh tranh này doanh
nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh ng hiệp đó sẽ thành cơng.
Tóm lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội
nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.2 CÁC MƠ HÌNH LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Mơ hình các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo Lê Đăng Doanh(2014), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành
từ các yếu tố sau:

8


1.2.1.1. Năng lực quản trị.
Năng lực quản trị doanh nghiệp là một chỉ tiêu kh ó định lượng tuy nhiên là yếu tố
quan trọng trong việc quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . Năng lực
quản trị của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều khía cạnh và thường thể hiện qua:
trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ; năng lực hoạch định (hoạ ch định chiến lược, k ế
hoạch, điều hành tác nghiệp) , cơ cấu tổ chức, phong cách lãnh đạo và điều hành,
thái độ đối với rủi ro.
Các quyết định chính xác, kịp thời và đúng đắn, hiệu quả của ban quản trị doanh
nghiệp là nguồn lực to lớn cho doanh nghiệp, tạo tiền đề cho sự vững mạnh của
doanh nghiệp.
1.2.1.2. Trình độ cơng nghệ sản xuất
Trong thời đại số hóa như hiện nay, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh
hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ tiên tiến và
phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng
năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó tạo ra lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, cơng nghệ thơng tin
cịn tác động đến việc qu ản lý hệ thống thông tin cũng như tổ chức sản xuất phù hợp

từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.1.3. Nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố năng động nhất và quan trọng nhất quyết định đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực càng tốt thì sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh
cho doanh nghiệp vì t rình đ ộ của lao động tác động lớn đến chất lượng sản phẩm,
ảnh hưởng lớn đến năng suất và chi phí của doanh nghiệp. Mọi sự sáng tạo đều bắt
nguồn từ chất xám con người do đó nếu doanh nghiệp sở hữu được nguồn lực giỏi
sẽ tạo ra được những sản phẩm có sự khác biệt với các doanh nghiệp khác về chất
lượng cũng như mẫu mã, kỹ thuật... , từ đó gây ấn tượng trong lòng khách hàng và
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

9


1.2.1.4. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để kiểm tra tiềm lực của doanh nghiệp.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
-

Tổng vốn và mức tăng trưởng vốn , hệ số vòng quay vốn

-

Cơ cấu nguồn vốn

-

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp

-


Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh bền vững phải tận dụng được nguồn vốn của
mình, quay vịng vốn nhanh đồng thời đa dạng hóa việc sử dụng vốn nhằm giảm rủi
ro, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp.
1.2.1.5. Năng lực marketing
Hiểu một cách ngắn gọn, Marketing là nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng và
thị trường để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy, nếu doanh nghiệp có năng
lực marketing tốt hay khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường nhanh, hoạch định chiến
lược marketing và triển khai các chương trình marketing hỗn hợp (4P) hiệu quả ,
quảng bá và phát triển thương hiệu tốt sẽ tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, góp phần làm tăn g doanh thu, tăng thị phần, n âng cao vị thế của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó chính sách khuyến mãi, dịch vụ bán hàng và hậu mãi cũng
đóng vai trị quan trọng khơng kém đến việc xây dựng đội ngũ khách hàng trung
thành.
1.2.1.6. Năng lực nghiên cứu và phát triển
Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp được cấu thành từ các yếu tố:
nguồn nhân lực nghiên cứu, trang thiết bị nghiên cứu, nguồn tài chính cho hoạt
động nghiên cứu phát triển. Hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp
tốt thì sẽ giú p cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã,
nâng cao năng suất, hợp lý hoá qui trình, đa dạng hố sản phẩm, tiết giảm chi phí,…
qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

10


1.2.1.7. Vị thế của doanh nghiệp
Vị thế của doanh nghiệp là chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh
nghiệp có thể ở một trong các vị thế cạnh tranh là: Vị thế người dẫn đầu (có thể là

dẫn đầu về giá, công nghệ, chất lượng, thị phần…), Vị thế người thách thức (cạnh
tranh trực tiếp v ới doanh nghiệp dẫn đầu), Vị thế người theo sau (không thách thức
người dẫn đầu), Vị thế người lấp chỗ trống ( theo đuổi chiến lược đại dương xanh) .
Vị thế của doanh nghiệp được thể hiện qua thị phần, uy tín thương hiệu, sự hoàn
hảo của các dịch vụ. Những d oanh nghiệp có vị thế cạnh tranh cao sẽ có năng lực
cạnh tranh cao hơn so với đối thủ.
1.2.1.8. Năng lực phát triển quan hệ
Năng lực phát triển quan hệ của doanh nghiệp thể hiện ở những khía cạnh chính:
-

Quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước: h oạt động của doanh
nghiệp luôn nằm trong sự điều tiết và quản lý của chính quyền và các cơ quan
hữu quan khác. Những doanh nghiệp có quan hệ tốt với chính quyền sẽ có nhiều
thuận lợi về tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như tìm sự hỗ trợ từ các chương
trình phát triển. Những doanh nghiệp khơng được lịng chính quyền sẽ thường
xun phải đ ối diện với những đợt kiểm tra khắt khe (về an toàn vệ sinh, phịng
cháy chữa cháy, mơi trường,…).

-

Năng lực quan hệ cịn được thể hiện ở khả năng thu hút đối tác, thu hút đầu tư .
Khả năng liên kết và hợ p tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ
hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên
minh một cách có kết quả và đ ạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra , tạo
ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

-

Bên cạnh đó, năng lực quan hệ còn thể hiện ở mối quan hệ với các nhà cung cấp
và các nhà phân phối, quan hệ tốt sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng cho công ty.


1.2.1.9. Năng lực xử lý tranh chấp
Năng lực xử lý tranh chấp của doanh ngh iệp thể hiện ở việc giải quyết các vấn đề
tranh chấp xảy ra trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh
11


nghiệp đã điêu đứng và bối rối khi có các vấn đề tranh chấp xảy ra, điều này sẽ dẫn
tới hình ảnh khơng đẹp của cơng ty trong mắt khá ch hàng, gián đoạn sản xuất kinh
doanh. Những doanh nghiệp có bộ phận pháp lý hiệu quả, giải quyết nhanh gọn vấn
đề sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững, đó chính là năng lực cạnh tranh.
1.2.1.10. Văn hố doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chín h gắn kết mọi nhân viên trong doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp được xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của
doanh nghiệp, nó được cấu thành bởi nhiều yếu tố vật chất và tinh thần, bao gồm:

Hình 1.1: Minh hoạ văn hoá doanh nghiệp
Nguồn : Lê Đăng Doanh (2014)
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp và được coi là truyền
thống của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hố,
ngơn ngữ, tư liệu, thơng tin nói chung thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và
tồn tại được, do đó văn hố doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển của mỗi doanh nghiệp và được coi là một trong những năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
1.2.1.11. Thương hiệu
Thương hiệu là niềm tin, là tình cảm mà khách hàng dành cho doanh nghiệp.

12



Thương hiệu được hình thành trong quá trình phấn đấu lâu dài và kiên nhẫn của
doanh nghiệp. Thương hiệu ảnh hưởng đến khả năng thuyết phục mua hàng và sự
trung thành của khá ch hàng. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có thương
hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đ i đến quyết định mua, nhờ đó mà
thị phần của doanh nghiệp gia tăng . Tài sản thương hiệu có tỷ trọng ngày càng lớn
trong tổng tài sản của doanh nghiệp (trung bình giá trị thương hiệu chiếm k hoảng
1/3 tổng tài sản doanh nghiệp, với các hãng kinh doanh dịch vụ, tài sản thương hiệu
chiếm trên 50% tổng tài sản). Vì vậy, doanh nghiệp có được thương hiệu mạnh và
khách hàng nhớ đến là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao.
1.2.1.12. Năng lực cạnh tranh về giá
Thị trường sẽ cạnh tranh tương đối khốc liệt với nhiều sản phẩm mới, tiến độ xây
dựng nhanh cùng các chính sách bán hàng có nhiều ưu đãi. Cạnh tranh về giá sẽ vẫn
là công cụ quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần hướng tới. Do vậy, các doanh
nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, áp dụng công nghệ tiên tiến và sử
dụng vật liệu mới, tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản phầm, qua đó có thể cạnh
tranh về giá, về chất lượng, về sự khác biệt và sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu
của người tiêu dùng.
1.2.2 Mơ hình chuỗi giá trị của Michael Porter
Chuỗi giá trị (Value chain) là một mơ hình thể hiện một chuỗi các các hoạt động
tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi nhuận từ các hoạt động
này. Các chuỗi hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau hoặc theo thứ
tự song song. Mơ hình này phù hợp ở cấp độ đơn vị kinh doanh (business unit) của
một ngành cụ thể. Chuỗi giá trị được đề xuất bởi Michael Porter.

13


Hình 1.2. Mơ hình chuỗi giá trị
Nguồn : Lê Đăng Doanh (2014)
Thành phần

Chuỗi giá trị bao gồm 3 thành phần:
Hoạt động chính : Bao gồm các hoạt động diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau. Nhóm
hoạt động này liên quan trực tiếp đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt
động trong nhóm này gồm:

- Vậ n chuyển đầu vào (Inbound Logistics): Nhận hàng, vận chuyển, lưu trữ
nguyên liệu đầu vào

- Chế tạo (Operations): Tạo ra sản phẩm
- Vận chuyển đầu ra (Outbound Logistics): Vận chuyển thành phẩm, lưu giữ
trong các kho bãi

- Tiếp thị và bán hàng (Marketing and Sale s): Giới thiệu sản phẩm, bán sản
phẩm

- Dịch vụ (Service): Bảo hành, sửa chữa, hỗ trợ khách hàng
Hoạt động hỗ trợ : Bao gồm các hoạt động song song với hoạt động chính nhằm
mục đích hỗ trợ cho việc tạo ra sản phẩm. Đây là các hoạt động gián tiếp góp phần

14


tạo ra giá trị cho sản phẩm. Các hoạt động trong nhóm này gồm:

- Mua hàng (Procurement): Mua máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào
- Phát triển công nghệ (Technology development): Cải tiến sản phẩm, quy
trình sản xuất

- Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management): Tuyển dụng, đào
tạo, phát triển, và đãi ngộ


- Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm infrastructure): Quản lý, tài chính, kế
tốn, pháp lý...
Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Doanh nghiệp
sẽ được coi như là có lợi nhuận nế u như doanh thu bán hàng lớn hơn chi phí bỏ ra.
Trong mơ hình chuỗi giá trị thì doanh thu chính là giá trị bán ra của các hàng hóa và
các giá trị này được tạo ra thông qua các hoạt động được thể hiện trên mơ hình về
chuỗi giá trị. Chi phí chính là các khoản tiêu hao để thực hiện các hoạt động trên.
Ý nghĩa
Mơ hình chuỗi giá trị đã chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp
và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp. Thơng qua mơ
hình, có thể thấy rằng các hoạt động gián tiếp cũng tham gia vào quá trình tạo ra giá
trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động trực tiếp. Ngồi ra, mơ hình cịn là cơ sở
để cho nhà quản trị đánh giá, xem xét để đưa ra các quyết định về thuê các đơn vị
bên ngoài thực hiện một số hoạt động trong chuỗ i giá trị (outsourcing).
1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện lợi thế và thực lực của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc tìm kiếm, thu hút khách hàng và đem lại
lợi nhuận. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng cần phù hợp với
điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ hay nói cách khác các

15


yếu tố của môi trường vĩ mô cũng ảnh hưởng quan trọng đế n năng lực cạnh tranh.
Theo Michael Porter (1985), mơ hình PEST như sau:

Hình 1.3: Mơ hình PEST

Nguồn : Fred R.David, 2006
(1) Chính trị ( Thể chế - Luật pháp)
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ,
các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của
bất cứ ngành nào.

- Sự ổn định : Một nền chính trị ổn định luôn tạo điều kiện tốt cho việc hoạt
động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ
tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.

- Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật
chống độc quyền, chống bán phá giá ...

- Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp,
nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính
sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các
chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...

16


×