Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

thâm hụt tài khoản vãng lai ở việt nam, nguyên nhân và giải phap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.79 KB, 14 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN
KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ

CHỦ ĐỀ: THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI: NGUYÊN
NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:
1. NGUYỄN VÕ BẢO TRÂN - MSSV: 050608200736
2. TRẦN CHÍ TÀI

- MSSV: 050608200609

3. VŨ ĐỨC HỒN

- MSSV:

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI

3

II. TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN Ở VIỆT NAM



4

III. NGUYÊN NHÂN THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM

4

1. Tiếp cận trên khía cạnh thương mại quốc tế

5

1.1. Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam

5

1.2. Cơng nghiệp hỗ trợ yếu kém

5

1.3. Chính sách thương mại chưa hợp lý

5

1.4. Chính sách tỷ giá

5

2. Tiếp cận trên khía cạnh cân đối vĩ mơ của nền kinh tế

5


2.1. Đầu tư tăng cao

5

2.2. Mức tiết kiệm thấp

5

IV. GIẢI PHÁP GIẢM THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI

5

1. Giải pháp ngắn hạn

5

2. Giải pháp dài hạn

6

LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI KHOẢN VÃNG LAI
1. Tài khoản vãng lai là gì.
Cán cân thanh tốn quốc tế (cán cân quốc tế) được hiểu là bản thống kê một

cách có hệ thống ghi chép lại những giao dịch về hàng hoá, dịch vụ của một quốc gia
được thực hiện bởi các cá nhân, doanh nghiệp cư trú hoặc bởi Chính Phủ của quốc gia
đó. Cán cân thanh tốn quốc tế được cấu thành từ các bộ phận: Tài khoản vãng lai, Tài
khoản vốn, Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước và Mục sai số.
Tài khoản vãng lai (hay cán cân vãng lai) là một bộ phân cấu thành lên cán cân
thanh toán quốc tế. Tài khoản vãng lai ghi chép những giao dịch về hàng hoá, dịch vụ
và thu nhập đầu tư.
Các giao dịch được ghi nhận trong tài khoản vãng lai gồm:
- Giao dịch về hàng hố: thường là các động sản hữu hình như máy móc, ti vi, tủ
lạnh,...
- Các giao dịch về dịch vu như dịch vụ bảo hiểm, du lịch, vận tải, viễn thông,...
- Các nguồn thu nhập như lương của người cư trú được người không cư trú trả, thu
nhập từ đầu tư trực tiếp, tiền gửi từ nước ngoài và lãi phải trả cho các khoản nợ nước
ngoài.
- Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều như cho, biếu, viện trợ khơng hồn lại,...
Tài khoản vãng lai hay cán cân vãng lai được cấu thành từ các bộ phận: Cán cân
thương mại hàng hoá, Cán cân thương mại dịch vụ, Cán cân thu nhập và Các khoản
chuyển khoản.
2. Thế nào là thâm hụt tài khoả vãng lai
Thâm hụt tài khoản vãng lai (Current Account Deficit) là phép đo thương mại
của một quốc gia, nơi mà giá trị của hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vượt quá giá trị
của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu
Theo nghĩa đơn giản nhất, một quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai là người
vay rịng từ nước ngồi. Hãy nghĩ về nó như một thước đo dòng chảy tài sản của một
quốc gia từ người cư trú (trong nước) sang người không cư trú (tức người nước ngồi).
Ví dụ: nếu Việt Nam đang có thâm hụt tài khoản vãng lai, có nghĩa là những
người khơng phải là cơng dân Việt Nam đang tích lũy tài sản của Việt Nam.


3. Thâm hụt tài khoản vãng lai tốt hay xấu?

Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai tốt hay xấu thì để trả lời cho câu hỏi
này, nếu chỉ nhìn vào con số nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai thì chắc chắn sẽ
khơng có câu trả lời rõ ràng. Câu trả lời là tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mơ,
cũng như phụ thuộc vào tình hình tài khoản vốn.
Có thể nói trong điều kiện một nền kinh tế mở, việc xuất hiện tình trạng thâm
hụt hay thặng dư hồn tồn là điều bình thường. Với Việt Nam là một nước có tốc độ
tăng trưởng cao, ở giai đoạn đầu của phát triển, thâm hụt tài khoản vãng lai là điều hết
sức bình thường, và nhiều khi là cần thiết để có thể tận dụng được nguồn vốn từ bên
ngoài để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, có một điểm cần
nhấn mạnh là bản thân việc nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai về nguyên tắc
là khơng tốt và cũng khơng xấu. Nó chỉ xấu khi thâm hụt quá lớn và dẫn tới khủng
hoảng cán cân thanh tốn, mất giá đồng tiền.
II. TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN Ở VIỆT NAM
1. Tình hình nhập iêu:
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/8/2021, trong tháng 8/2021,
tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 53,7 tỷ USD, giảm 5,8% so với tháng
trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt ở
mức cao, với 428,81 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất
khẩu đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2%; nhập khẩu đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8% .
 Như vậy, Trong bối cảnh dịch Covid-19 lần thứ tư tiếp tục diễn biến phức tạp,
cán cân thương mại 8 tháng năm 2021 ghi nhận nhập siêu 3,71 tỷ USD (cùng kỳ năm
trước xuất siêu 13,69 tỷ USD). Đây là tháng thứ tư liên tiếp Việt Nam ghi nhận nhập
siêu.


2. Tình hình thâm hụt can cân vãng lai
Chỉ tiêu

Số liệu


Cán cân vãng lai

-4.596
Hàng hóa: Xuất khẩu f.o.b

79.934

Hàng hóa: Nhập khẩu f.o.b

80.288

Hàng hóa (rịng)

-354

Dịch vụ: Xuất khẩu

891

Dịch vụ: Nhập khẩu

4.759

Dịch vụ (ròng)

-3.868

Thu nhập đầu tư (Thu nhập sơ cấp): Thu

269


Thu nhập đầu tư (Thu nhập sơ cấp): Chi

4.139

Thu nhập đầu tư (thu nhập sơ cấp) (ròng)

-3.870

Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Thu

4.243

Chuyển giao vãng lai (Thu nhập thứ cấp): Chi

747

Chuyển giao vãng lai (thu nhập thứ cấp) (ròng)

3.496

Nguồn: Ngân hàng Nhà nươc Việt Nam

Bảng 1. Thông kê can cân vãng lai của việt nam quy II năm 2021(Đơn vị: triệu
uxd)
Theo số liệu trên cho ta thấy con số nhập siêu của Việt Nam xấu đi nghiêm
trọng theo từng tháng và thâm hụt vãng lai là kha lơn. Rõ ràng là, với tình hình nhập
siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như vậy, việc các báo trong và ngoài nước,
cũng như các tổ chức nước ngoài bày tỏ quan ngại về nền kinh tế VN là không phải
khơng có căn cứ

III. NGUN NHÂN THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM
Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt thương mại ngày càng tăng là do cơ cấu
kinh tế, mất cân đối vĩ mô giữa tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt ngân sách chính phủ, và
việc sử dụng chưa hiệu quả của các dịng vốn nước ngồi.
1. Tiếp cận trên khía cạnh thương mại quốc tế
1.1. Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam
Xét cơ cấu xuất nhập khẩu, xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường chính
như: Hoa Kì, EU,ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc. Trong giai đoạn này


tỉ trọng đã có những thay đổi đáng kể, thị trường Hoa Kì và Trung Quốc tăng trở lại,
trong khi EU, ASEAN, Nhật Bản, Úc có xu hướng giảm.Về cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu, nhìn chung khơng có nhiều thay đổi, chủ yếu vẫn là các sản phẩm thô hoặc mới
sơ chế, những sản phẩm đặc trưng của nên kinh tế đang phát triển giai đoạn đầu.Việc
gia tăng giá trị xuất khẩu là khá khó khăn do nhiều yếu tố. Mặc dù các sản phẩm như
dệt may, gạo hay dầu thô vẫn đạt được con số ấn tượng trong việc xuất khẩu nhưng
vẫn còn khá nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Hàng nông sản vẫn luôn là một trong những mặt hàng quan trọng nhưng do bản
chất nên nông nghiệp vẫn còn khá lạc hậu nên vẫn còn gây ra khơng ít khó khăn. Bên
cạnh đó, các sản phẩm cơng nghiệp do chưa khẳng định được thương hiệu và do trình
độ vẫn cịn chưa tiên tiến ngồi việc cạnh tranh về giá thì có rất nhiều điều cần giải
quyết. Các thị trường như EU hay Hoa Kì ln địi hỏi khắt khe về chất lượng nên các
vấn đề về công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Hoa Kì là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và luôn chiếm
tỉ trọng cao trong cơ cấu xuất nhập của nước ta
Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu tăng và khá ổn định nhưng điều đó chưa
thể khẳng định rằng chúng ta khơng có những vấn đề cần phải giải quyết.
Trong những năm 2007-2008, tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai đạt mức
10%GDP năm 2007 và đạt mức 13%GDP năm 2008, ngoài những tác động do những
yếu tố khác thì vấn đề xuất nhập khẩu cũng rất ảnh hưởng.

Yếu tố nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đáng kể đến xuất nhập khẩu. Xét về nhập
khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất, năm 2009 mặt hàng này chiếm tới
90.2% tổng giá trị nhập khẩu. Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn
nhất của nước ta nhưng cũng là nơi mà Việt Nam nhập khẩu chủ yếu. Tỉ trọng nguyên
phụ liệu cho các ngành công nghiệp chế biến (chủ yếu là công nghiệp chế biến phục
vụ xuất khẩu) là 35%, tỷ trọng các mặt hàng nhiên liệu như xăng dầu, khí đốt và các
mặt hàng tư liệu sản xuất nông nghiệp, và máy móc, thiết bị (cơng nghệ) cũng đều
cao.Với việc phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất để thúc đẩy
xuất khẩu thì nhập khẩu của Việt Nam tăng.
 Những điều trên cho ta thấy được cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu
nằm ở việc không đáp ứng được nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất dẫn
đến việc phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài để đảm bảo chất lượng.


1.2. Cơng nghiệp hỗ trợ yếu kém
Do Việt Nam cịn là nước đang phát triển nên công nghệ hỗ trợ sản xuất vẫn còn
khá lạc hậu và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu tư liệu sản xuất. Bên cạnh
đó sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ Việt nam cũng chưa cạnh tranh được với sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ nhập khẩu từ nước ngoài về nhiều mặt, từ chất lượng không ổn
định, giá cả cao đến khả năng cung cấp hàng hóa với số lượng lớn đúng thời hạn còn
hạn chế. . Những đặc điểm này tiêu biểu ở một số ngành như công nghiệp ô tô, công
nghiệp nguyên phụ liệu hàng dệt may.
Những yếu kém này không những gây ra vấn đề nhập siêu mà còn ảnh hưởng
đến một nhân tố khác tác động đến sự bền vững tài khoản vãng lai - nguồn vốn FDI
như đã phân tích ở trên. Cơng nghiệp hỗ trợ yếu kém nên khi đầu tư vào một số ngành
sản xuất sẽ gặp phải khó khăn về cung nguyên liệu đầu vào, từ đó làm giảm khả năng
hấp thụ cơng nghệ và kĩ năng quản lý từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng
như khả năng thu hút nguồn vốn đó, tạo rào cản đối với việc cải thiện năng lực sản
xuất và gia tăng xuất khẩu cho nền kinh tế cũng như khó khăn trong thu hút nguồn
ngoại tệ bù đắp thâm hụt.

1.3. Chính sách thương mại chưa hợp lý
Ngồi các mặt hàng khơng thể sản xuất trong nước, có nhiều mặt hàng có thể tự
sản xuất nhưng vẫn phải nhập khẩu nguyên nhân là do chính sách thuế chưa thật sự
hợp lí, điều này được thể hiện rõ hơn ở Bảng 1:
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy nhiều ngành tiêu biểu như sản xuất thức ăn
chăn ni, xăng dầu, cao su tổng hợp, nhựa có tỉ lệ bảo hộ danh nghĩa dương nhưng
thực tế thì lại âm, điều đó khiến cho các ngành này khơng phát triển được và ở đây có
mốt số ngành rất quan trọng đối với xuất khẩu của nước ta, có vai trò quan trọng đối
với nền kinh tế, sự sụt giảm trong việc sản xuất các sản phẩm này cịn có thể ảnh
hưởng đến các ngành khác.
Việc chúng ta muốn thúc đẩy xuất khẩu cần phải đẩy mạnh công nghệ hỗ trợ
cũng như có được những chính sách thương mại hợp lí để thúc đẩy các sản xuất và hạn
chế nhập khẩu. Việc chúng ta đẩy mạnh phát triển công nghệ hỗ trợ có thể được thực
hiện bằng cách tận dụng triệt để những công nghệ về vốn cũng như về kỹ thuật từ các
nguồn viện trợ, thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Ngoài ra việc muốn nâng cao khả năng tự


sản xuất, chúng ta cần phải ban hành các chính sách hợp lí để các ngành có thể được
phát triển.
Việc hạn chế nhập khẩu là việc cần đặt lên hàng đầu từ đó các chính sách về
thuế cũng như tỷ lệ bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, cần xác định được các
ngành thế mạnh để có chính sách phát triển một cách hợp lí. Hạn chế tối đa việc nhập
khẩu nguyên vật liệu không chỉ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước mà còn giảm được
các vấn đề về chi phí nhập khẩu.
1.4. Chính sách tỷ giá
Tỷ giá là yếu tố tác động trực tiếp lên cán cân thương mại (xuất - nhập khẩu) và
cán cân dịch vụ. Khi tỷ giá thay đổi cán cân thương mại và cán cân dịch vụ sẽ thay đổi
theo. Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ (đại diện thường là ngân
hàng trung ương thông qua một chế độ tỷ giá nhất định hay cơ chế điều hành tỷ giá) và
hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì 1 mức giá cố định hay tác động để tỷ giá

biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu và chính sách kinh tế của quốc
gia đó.
Ngồi những yếu tố mang tính trung và dài hạn, việc đồng tiền Việt Nam bị
định giá ở mức cao hơn giá thị trường cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến
tình trạng nhập siêu. Chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài cho đến tháng 11 năm 2010
của Việt Nam đã dẫn đến sự giảm giá đồng nội tệ so với các đồng tiền khác.Trong bối
cảnh đó, chính sách tỷ giá ở Việt Nam lại được điều hành một cách rất cứng nhắc cho
đến tận ngày 11 tháng 2 năm 2011. Cụ thể trong khoảng thời gian đó, mức tỷ giá cố
định được duy trì trong một thời gian dài hoặc nếu có điều chỉnh thì cũng chỉ là những
mức điều chỉnh nhỏ và có biên độ dao động thấp. Điều này vơ hình chung khiến cho
hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam rẻ đi tương đối, thúc đẩy nhập khẩu
tăng lên, đồng thời làm hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước khác lại trở nên
đắt đỏ hơn, từ đó giảm tính cạnh tranh trong xuất khẩu. Năm 2010, đồng Việt Nam đã
bị định giá cao hơn 15% so với đồng USD, trong khi đồng nhân dân tệ lại mất giá 30%
so với USD.
Như vậy khi đó đồng VND đã lên giá mạnh so với Nhân dân tệ, đây cũng là lý
do giải thích cho việc nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tang đột biến trong
những năm gần đây. Để khắc phục tình trạng này, đến tháng 2 năm 2011, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá tăng mạnh và tăng 9,3%. Đây là mức điều


chỉnh lớn được kì vọng có tác động tích cực nhằm xoa dịu áp lực tỷ giá. Tuy nhiên đi
kèm với điều chỉnh tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại thu hẹp biên độ dao
động từ 3% xuống chỉ cịn 1% trong khi khơng có nỗ lực can thiệp đáng kể nào để giữ
mức tỷ giá mới được điều chỉnh. Động thái này đã khiến thị trường lo ngại do dự trữ
ngoại hối thấp nên Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp bảo vệ tỷ giá, càng tạo kì
vọng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng dễ gây lạm phát cao làm cho đồng tiền lên giá khi mức tỷ
giá chưa được điều chỉnh tiếp.
2. Tiếp cận trên khía cạnh cân đối vĩ mơ của nền kinh tế
Để thấy được nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai từ kinh tế vĩ mô, ta sẽ xét đến

đẳng thức cơ bản về tổng cầu của nền kinh tế: Y= C+I+G+NX. Biến đổi ta sẽ có:
CA=NX = Y-C-G-I=S-I Trong đó:
Y: tổng cầu của nền kinh tế
C: tiêu dung
I: đầu tư
G: chi tiêu chính phủ
NX: giá trị xuất khẩu rịng (giá trị này tương tự như tài khoản vãng lai) S: mức tiết
kiệm của nền kinh tế và bằng tổng thu nhập trừ đi các khoản chi tiêu của chính phủ và
của người dân.
Từ đẳng thức trên, ta có thể thấy thâm hụt tài khoản vãng lai chính là do mất cân đối
giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế
2.1. Đầu tư tăng cao
Năm 2010, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam được IMF ước lượng chỉ vào khoảng
29,8% GDP. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư đã tăng mạnh, tỷ lệ đầu tư lên cao nhất vào
năm 2007, đạt 43,1% GDP. Sau đó, mặc dù đầu tư có thu hẹp lại do tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế nhưng tỷ lệ đầu tư trên GDP vẫn cao và ln lớn hơn mức tiết
kiệm. Có thể thấy mối quan hệ giữa đầu tư và thâm hụt thương mại rõ hơn ở một số
thay đổi như trong năm 2009, khi tỷ lệ đầu tư giảm xuống chỉ còn 23,9% GDP, thâm
hụt thương mại cũng đồng thời giảm so với năm 2008. Năm 2010, khi đầu tư tăng cao
trở lại thì cán cân thương mại cũng xấu đi.
Như vậy nguyên nhân chính gây ra tình trạng thâm hụt thương mại ở Việt Nam
nằm ở mất cân đối tiết kiệm và đầu tư. Hệ quả là tiết kiệm của quốc gia thấp và trạng
thái cân đối tiết kiệm - đầu tư luôn bị mất cân bằng. Đầu tư vượt quá khả năng tiết


kiệm của nền kinh tế đã dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài,
kinh tế vĩ mơ bất ổn. Trong khi đó, đầu tư của Việt Nam tăng cao chủ yếu do tác động
của chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2009 và sự thắt chặt nhưng khơng nhất qn
trong năm 2010 kìm giữ lãi suất. Nguyên nhân này bắt nguồn từ các gói hỗ trợ lãi suất
kéo dài đi cùng với mức cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng mạnh trong năm

2010 nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong khủng hoảng. Theo Ngân hàng Quân đội, lượng
tiền mà Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay thông qua nghiệp vụ
thị trường mở trong thời gian đầu năm giảm từ 116 000 tỷ đồng xuống 50 000 tỷ đồng
vào tháng 3 năm 2010 nhưng sau đó lại tăng dần cho đến mức 117 000 tỷ đồng vào
tháng 11 năm 2010, cùng với đó là việc Ngân hàng Nhà nước thông qua tăng vốn qua
thị trường mở với mức lãi suất thấp đối với kì hạn ngắn và đã trực tiếp bơm tiền cho
các ngân hàng thương mại. Những động thái này đã khiến lãi suất interbank giảm nhẹ
trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 11 quanh mức 7-8%. Như vậy chính sách tiền tệ
nới lỏng kéo dài ở Việt Nam từ 2009 đến tháng 11 năm 2010 chính là nguyên nhân
khiến đầu tư tăng cao.
Trên thực tế, nếu lãi suất thấp thúc đẩy đầu tư được hướng vào sản xuất thì sẽ
góp phần gia tăng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu hàng hóa của nền kinh tế. Với mức lãi
suất thấp và dễ dàng trong vay vốn sẽ khiến doanh nghiệp sẵn chuyển hướng từ vay
sản xuất kinh doanh sang đầu tư vào tài sản, không tăng thêm năng suất lao động cũng
như hỗ trợ cho việc gia tăng xuất khẩu, từ đó thâm hụt thương mại do đầu tư trong
trường hợp này không những không giảm mà cịn có nhiều rủi ro
2.2. Mức tiết kiệm thấp
Giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tiết kiệm toàn xã hội của Việt Nam liên tục ở mức
thấp, bình quân đạt 26,52% GDP/năm. Hệ quả là tiết kiệm của quốc gia thấp và trạng
thái cân đối tiết kiệm - đầu tư luôn bị mất cân bằng. Đầu tư vượt quá khả năng tiết
kiệm của nền kinh tế đã dẫn đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài,
kinh tế vĩ mô bất ổn. Tiết kiệm tư nhân của Việt Nam đã giảm mạnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu dùng cuối cùng đã tăng đáng kể, đặc biệt là từ
tác động của gói kích cầu tiêu dùng. Cụ thể, các đợt kích cầu và các đợt trợ giá đã
được thực hiện trong suốt năm 2010 cùng một loạt các sự kiện kỉ niệm các ngày lễ lớn
trong năm được tổ chức đã đẩy mức tiêu dùng cuối cùng tăng cao. Tốc độ gia tăng tiêu
dùng cuối cùng năm 2010 là 9,7% trong khi GDP tăng 6,78%. Gia tăng tiêu dùng cuối


cùng cao nhưng thu nhập tăng không tương ứng đã dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm của nền

kinh tế giảm. Năm 2010 tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống chỉ còn 28% GDP từ mức 37% của
năm 2000.


IV. GIẢI PHÁP GIẢM THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI
1. Giải pháp ngắn hạn
Giảm thâm hụt thương mại thông qua hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng:
+ Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: tăng lãi suất, thắt chặt tín dụng.
+ Xem xét và tính tốn đến tỷ lệ bảo hộ để có chính sách thuế hợp lý.
+ Sử dụng các cơng cụ trực tiếp của chính sách thương mại, các biện pháp thuế
quan trong giới hạn cam kết MFN và các biện pháp phi thuế quan như sử dụng các
hàng rào kĩ thuật và hạn ngạch nhập khẩu; cân nhắc vận dụng điều khoản Ngoại lệ
BOP trong quy định của WTO đối với tình huống khẩn cấp
Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công:
+ Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công
+ Ngừng ngắn hạn các khoản đầu tư công
+ Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
Tìm kiếm thêm các dịng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn:
+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI và tận dụng nguồn vốn
này một cách hiệu quả
+ Tạo thuận lợi thu hút kiều hối
Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái
+ Tiếp tục thắt chặt tiền tệ
+ Cho phép đồng Việt Nam được biến động linh hoạt hơn
2. Giải pháp dài hạn
+ Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
trong nước để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu và thu hút đầu tư.
+ Tăng hiệu quả đầu tư của cả khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫn DNNN. Cải
thiện chỉ số ICOR.
+ Xây dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp

+ Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: Đặt mục tiêu cắt
giảm thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn


LỜI KẾT
Bài viết này trình bày những phân tích về mức độ, nguyên nhân và giải pháp
đối với tình trạng thâm hụt vãng lai của Việt nam. Thâm hụt thương mại và do đó là
thâm hụt vãng lai khơng phải ln là yếu tố tiêu cực. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế
vĩ mơ mà thâm hụt thương mại là dấu hiệu tích cực hay là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực
đến nền kinh tế. Hiện tại, mức độ thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai của Việt
nam là tương đối nghiêm trọng cả về tương đối và tuyệt đối. Thâm hụt thương mại đã
vượt quá ngưỡng được coi là an toàn, đồng thời so với các nước trong khu vực và các
nền kinh tế mới nổi trên thế giới, tình trạng thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai
của Việt nam là cao.
Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt thương mại ngày càng tăng là do cơ cấu
kinh tế, mất cân đối vĩ mô giữa tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt ngân sách chính phủ, và
việc sử dụng chưa hiệu quả của các dòng vốn nước ngồi.
Và vấn đề này cần phải nhanh chóng giải quyết để xây dựng cơ cấu hợp lý cho
nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng hấp thụ cơng nghệ từ các nguồn
vốn nước ngồi.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2010), Bản tin nợ nước ngồi số 6, website Bộ Tài chính,
www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/docs/1130409.PDF
2. International Monetary Fund (2003, 2006, 2010), Vietnam: Article IV Consultation
—Staff Report and Public Information Notice. (Series)
3. International Monetary Fund (2009), Thống kê Tài chính Quốc tế, tháng 9/2009.
4. Peter Naray, Paul Baker , Trương Đình Tuyển , Đinh Văn Ân, Lê Triệu Dũng, và
Ngơ Chung Khanh (2009), Báo cáo phân tích thâm hụt thương mại của Việt Nam và

các điều khoản về cán cân thanh toán của WTO, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên
Việt Nam – Mutrap III.
5. Nguyễn Thắng, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đức Nhật, Nguyễn Cao Đức (2008),
Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
số 363 tháng 8 năm 2008, trang 3 – 19.
6. Nguyễn Thu Thủy (2009), Một số hạn chế trong phát triển các ngành công nghiệp
hỗ trợ tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm
của Nhật Bản và một số nước Châu Á”, Trường đại học Ngoại Thương, tháng 11
năm 2009, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đình Chúc (2011), Thâm hụt
tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp, Bài viết phục vụ Hội thảo “Kinh tế
Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn” trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ
nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mơ của Ủy
ban Kinh tế Quốc Hội, ngày 10-11/3/2010, Thành phố Cần Thơ



×