Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đánh giá môi trường quản trị của HIGHLANDS COFFEE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.28 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN QUẢN TRỊ HỌC
Đề tài:
Đánh giá môi trường quản trị của HIGHLANDS COFFEE
Nhóm: 1
Lớp học phần: 2169BMGM0111
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Trung Tiến

Hà Nội, tháng 10 năm 2021


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1
STT

Họ và tên

1

Đặng Thị Hoàng Anh

2

Đinh Thị Hải Anh

3

Nguyễn Hồng Anh


4

Nguyễn Phương Anh

5

Nguyễn Thị Mai Anh

6

Thái Đức Anh

7

Tạ Ngọc Ánh

8

Phạm Ngọc Bích

9

Hồng Mai Chi

10

Phạm Lệ Chi

Công việc được giao


Đánh giá kết
quả sản phẩm

Đánh giá
điểm


tên


MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1..............................................................2
MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................4
1.1. Khái niệm môi trường quản trị............................................................................4
1.2. Phân loại môi trường...........................................................................................4
1.2.1. Môi trường bên ngồi....................................................................................4
1.2.1.1.Mơi trường chung....................................................................................4
1.2.1.2.Mơi trường đặc thù..................................................................................6
1.2.2. Mơi trường bên trong....................................................................................7
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP.............................................................8
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................8
2.2. Thành tựu đạt được..............................................................................................8
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MƠI TRƯỜNG QUẢN TRỊ CỦA
HIGHLANDS COFFEE................................................................................................9
3.1. Đánh giá mơi trường quản trị của doanh nghiệp..................................................9
3.1.1. Mơi trường bên ngồi...................................................................................9
3.1.1.1. Môi trường vĩ mô....................................................................................9
a) Môi trường kinh tế........................................................................................9

b) Môi trường chính trị- pháp luật....................................................................9
c) Mơi trường văn hóa- xã hội........................................................................10
d) Môi trường kĩ thuật- công nghệ..................................................................10
e)Môi trường tự nhiên.....................................................................................11
3.1.1.2. Môi trường ngành.................................................................................12
a) Khách hàng.................................................................................................12
1


b) Nhà cung cấp..............................................................................................13
c) Đối thủ cạnh tranh......................................................................................13
d) Các cơ quan hữu quan................................................................................16
3.1.2: Mơi trường bên trong..................................................................................17
3.1.2.1.Nguồn nhân lực......................................................................................17
3.1.2.2.Tài chính................................................................................................18
3.1.2.3.Cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật.............................................................18
3.1.2.4.Văn hóa, tinh thần doanh nghiệp............................................................19
3.2. Bài học rút ra từ doanh nghiệp...........................................................................20
KẾT LUẬN.................................................................................................................22

LỜI MỞ ĐẦU
Đối với một nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường, các doanh nghiệp
trong nước, ngoài nước mọc lên như nấm thì việc quản trị đã khẳng định được vị
thế quan trọng của mình trong việc phát triển, điều tiết và quản lý của các công
2


ty từ nhỏ và vừa đến những công ty lớn, thì việc những cá nhân chịu trách nhiệm
hoạch định, tổ chức điều khiển và kiểm soát lại càng trở nên quan trọng. Trên
thực tế, có quá nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng của một bộ máy quản trị.

Bên cạnh yếu tố cá nhân thì mơi trường là một trong những điều kiện ảnh hưởng
lớn đến hệ thống quản trị. Để hiểu thêm về vấn đề này nhóm chúng em đã lựa
chọn đề tài “ Đánh giá môi trường quản trị của Highlands Coffee”.
Nhóm thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá môi trường quản trị của Highlands Coffee
Mục tiêu 2: Rút ra được bài học từ doanh nghiệp

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm môi trường quản trị
- Môi trường quản trị chỉ định các định chế hay lực lượng bên trong và bên ngồi có
ảnh hưởng đến hoạt động quản trị tổ chức.
- Các yếu tố của môi trường quản trị ln vận động, tương tác lẫn nhau, có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị một tổ chức. Tình hình suy thối kinh tế dẫn
đến sức mua giảm, sự thay đổi của công nghệ, kỹ thuật dẫn đến trên thị trường xuất
hiện sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá rẻ, một cán bộ quản trị giỏi, một nhân việc
3


thạo việc bỗng nhiên xin đi khỏi công ty mà chưa có người thay thế nào tương
xứng, sự thay đổi của giá cả các yếu tố đầu vào… tất cả chúng đều ảnh hưởng đến
hoạt động quản trị.
- Các yếu tố của môi trường quản trị được chia thành hai nhóm: nhóm yếu tố mơi
trường bên ngồi và nhóm yếu tố môi trường bên trong tổ chức
1.2. Phân loại môi trường
1.2.1. Mơi trường bên ngồi.
1.2.1.1.Mơi trường chung
 Yếu tố kinh tế vĩ mô:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP tăng hay giảm có ảnh hưởng đến tăng hay
giảm thu nhập của dân cư, tăng hay giảm đầu tư, chi tiêu cơng dẫn đến tăng hay giảm
nhu cầu hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, tăng giảm quy mô thị trường hàng hóa,

dịch vụ,... Đây là những thơng tin quan trọng cho các hoạt động quản trị (hoạch địch
chiến lược, tác nghiệp, tổ chức điều hành và kiểm soát cũng như các hoạt động quản
trị tác nghiệp).
- Lạm phát: Lạm phát tăng làm cho gia tăng chi phí các yếu tố đầu vào, giá cả tăng
cao làm sức cạnh tranh giảm, khó tiêu thụ.
Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát tăng cao dẫn đến thu nhập thực tế của người dân
lại giảm => giảm sức mua và nhu cầu thực tế của người tiêu dùng.
- Tỷ giá hối đoái và lãi suất: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến chi phí và giá thành
hàng hóa, dịch vụ. Nhất là đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế. Sự
thay đổi tỷ giá ảnh hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu và đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến
giá thành sản phẩm thông qua nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị và sử dụng dịch vụ,...
Yếu tố lãi suất tiền vay cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, giá thành ảnh hưởng
trực tiếp đến đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Trong hoạch định thực thi chiến
lược và chính sách quản trị kinh doanh, quản trị tài chính cần phải chú ý đến yếu tố
này.
- Thuế: Thuế tăng dẫn đến chi phí tăng, làm tăng giá thành, gây khó khăn cho kinh
doanh. Việc hạ thấp thuế suất sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
4


 Yếu tố chính trị, pháp luật:
- Ổn định chính trị là điều kiện cần thiết khách quan để phát triển kinh tế đất nước
vì các doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế. Các nghị quyết, chính sách của Đảng và
nhà nước, hệ thống luật đúng đắn, phù hợp với thực tiễn thị trường sẽ thúc đẩy hoạt
động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
- Hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Trong
điều kiện hội nhập với thị trường bên ngoài, quản trị doanh nghiệp phải nắm bắt được
quy định của WTO, của các khối thị trường và quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ
kinh tế để đảm bảo các quyết định quản trị chiến lược và hoạt động tác nghiệp phù
hợp, tận dụng những cơ hội và hạn chế rủi ro trong môi trường quốc tế.

 Yếu tố văn hóa, xã hội:
- Dân số và phân bố dân cư: ảnh hưởng lên nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới đầu ra
của doanh nghiệp. Xác định quy mô thị trường...
- Tơn giáo: ảnh hưởng tới văn hóa đạo đức, tư cách lối sống của nhà quản trị, nhân
viên; ảnh hưởng trong nhận thức, ứng xử của mọi người trong việc chấp hành và thực
thi các quy định.
- Phong tục tập quán, thói quen: chi phối nhu cầu về chủng loại, về chất lượng, số
lượng và chi phối rất mạnh nhu cầu hình dáng, mẫu mã,..
 Yếu tố cơng nghệ, kĩ thuật: Do những lợi thế vượt trội của kĩ thuật, công nghệ
ngày càng tăng đã thúc đẩy sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ dẫn đến
lượng phát minh, sáng chế ngày càng tăng, thời gian ứng dụng chuyển giao ngày càng
rút ngắn, chu kỳ đổi mới cơng nghệ kĩ thuật ngày càng giảm cùng với vịng đời sản
phẩm, xuất hiện nhiều vật liệu mới, công nghệ kĩ thuật mới với những tính năng vượt
trội đem lại hiệu quả cao trong ứng dụng, sự bùng nổ của internet và các công nghệ
thông tin, truyền thông,...
 Yếu tố tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên là một nguồn lực đem lại cuộc sống cho
con người. Song việc khai thác, sử dụng các yếu tố tự nhiên thiếu khoa học, hợp lí
cũng dẫn đến tàn phá mơi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Do đó, trong
kinh doanh và quản lý cần phải có kế hoạch khoa học, hợp lý để khai thác và bảo vệ tài
nguyên, bảo vệ môi trường là cái nôi mà con người đang sống. Doanh nghiệp cần phải
thể hiện trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp trong vấn đề này.

5


 Như vậy, các yếu tố môi trường vĩ mô tồn tại khách quan, chúng tác động theo
hướng tạo cả cơ hội lẫn rủi ro. Hoạt động của doanh nghiệp không chỉ chịu tác động
thụ động bởi các yếu tố môi trường vĩ mô mà cũng tác động đến chúng cả tích cực lẫn
tiêu cực, do đó trong hoạt động quản trị không chỉ chú trọng nhận thức, khai thác, sử
dụng mà phải chú ý đến cả việc hoàn thiện các yếu tố môi trường vĩ mô.

1.2.1.2.Môi trường đặc thù
 Khách hàng
Khách hàng là người mua sản phẩm của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh
doanh và quản trị doanh nghiệp cần phải coi khách hàng là thượng đế. Tất cả hoạt
động hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát của doanh nghiệp đều phải dựa trên
cơ sở thông tin về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, khả năng mua, hành vi và cách
thức mua hàng của khách; phải tính đến sự tín nhiệm của khách hàng để tạo dựng và
phát triển chữ tín, phát triển thương hiệu, chủ động thiết lập các kênh thông tin về
khách hàng, chủ động trong dự báo về những thay đổi nhu cầu, thị hiếu và hành vi
mua của khách hàng, cập nhật nhanh chóng, chính xác các thơng tin này trong việc ra
quyết định kinh doanh và quản trị.
 Nhà cung ứng
Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào bao gồm: cung ứng vốn, lao động, hàng hóa,
ngun vật liệu, cơng nghệ và thông tin. Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến số lượng,
chất lượng đầu ra - các sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường. Doanh
nghiệp phải tổ chức thiết lập, duy trì các mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, ln có
thơng tin đầy đủ chính xác về nhà cung ứng để có quyết định đúng đắn hữu hiệu trong
cung ứng.
 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm ẩn. Để có thể tồn
tại trong cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải có thơng tin cập nhật đầy đủ, chính xác
về chiến lược, chiến thuật của đối thủ cạnh tranh, phân tích được điểm mạnh, điểm yếu
của đối thủ từ đó có chiến lược, chiến thuật, các công cụ và biện pháp cạnh tranh hữu
hiệu.
 Các cơ quan hữu quan
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn chịu sự quản lý, tác động của các cơ
quan hữu quan như giới tài chính, cơ quan thơng tin đại chúng, thuế vụ, các cơ quan
thực hiện nhiệm vụ theo quy định pháp luật, các tổ chức,... vừa có thể tạo thuận lợi cho
hoạt động của doanh nghiệp song cũng có thể tạo ra áp lực mà doanh nghiệp phải tính
trong q trình hoạt động.


6


1.2.2. Mơi trường bên trong.
 Nguồn tài chính: Nguồn lực tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động
quản trị. Nguồn tài chính đầy đủ, dồi dào sẽ tạo thuận lợi cho việc ra quyết định và
triển khai các hoạt động của tổ chức, và ngược lại sẽ gặp khó khăn, nhất là đối với
doanh nghiệp, nếu khơng có nguồn lực tài chính mạnh sẽ khó triển khai hiệu quả hoạt
động kinh doanh, thậm chí thua lỗ, phá sản. Nguồn tài chính có đầy đủ, dồi dào hay
khơng phụ thuộc chủ yếu vào năng lực tạo và duy trì nguồn cung cấp vốn, vào khả
năng sử dụng hiệu quả đồng vốn.
 Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ: Các quyết định quản trị và triển khai các
hoạt động của nhà quản trị phải dựa trên cơ sở vật chất và kĩ thuật hiện có. Trang thiết
bị kỹ thuật hiện đại sẽ tạo ra sản phẩm cạnh tranh cao, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu
quả làm việc và nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
 Nguồn nhân lực: Trong các nguồn lực của tổ chức thì quan trọng nhất là nguồn
nhân lực và thực chất quản trị là quản trị con người. Nhà quản trị cần nhận thức đầy đủ
tiềm năng, thế mạnh của con người trong tổ chức, biết tạo điều kiện, môi trường và
động lực để khai thác triệt để và phát triển các tiềm năng, thế mạnh đó. Doanh nghiệp
cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát
triển; nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp.
 Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ đảm bảo hệ thống quản trị vận
hành thuận lợi, hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu của tổ chức và ngược lại.
 Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức được xem là nền tảng của hệ thống tổ chức
thứ hai. Văn hóa tổ chức quy định triết lý, các giá trị và chuẩn mực ứng xử,... mà mọi
thành viên trong tổ chức phải tuân thủ. Văn hóa tổ chức được xây dựng tốt, tạo được
những nét đặc trưng, phát huy được các giá trị cốt lõi sẽ tạo nên sự cố kết vững chắc,
tạo nên sức cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Người sáng lập thương hiệu Highlands Coffee là ông David Thái, sinh 1972 tại
miền Nam Việt Nam. Đến năm 1978, ông chuyển đến sinh sống tại Seatle. Chứng kiến
hàng loạt những dự án kinh doanh cùng với sự lớn mạnh của hãng cà phê Starbucks đã
làm thơi thúc niềm đam mê của David. Ơng quyết tâm về Việt Nam phát triển ngành
hàng cà phê khi bước vào tuổi trưởng thành.
Highlands Coffee là chuỗi cửa hàng kinh doanh cà phê và các loại đồ ăn nhanh của
Việt Nam, do David Thái sáng lập vào năm 1999. Hai quán cà phê đầu tiên của
7


Highlands Coffee được ra mắt vào năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Qua một chặng đường dài, với tầm nhìn trở thành thương hiệu cà phê và trà yêu thích
nhất Việt Nam và tự hào chia sẻ với thế giới. Highlands Coffee đã không ngừng mang
đến những sản phẩm cà phê thơm ngon, sánh đượm trong không gian thoải mái và lịch
sự.
2.2. Thành tựu đạt được
- Từ khi thành lập đến nay thương hiệu Highlands Coffee đã xác lập được nhiều cột
mốc ấn tượng như:
+ Năm 2006: Highlands Coffee đã thành công mở chuỗi 25 quán.
+ Năm 2016: Highlands Coffee phá vỡ chuỗi kỷ lục cà phê và trà đầu tiên tại Việt
Nam chạm mốc 100 quán.
+ Tháng 8/2019, với hơn 300 quán trên 26 tỉnh thành Highlands Coffee, một trong
những chuỗi cà phê và trà hàng đầu tại Việt Nam, đã trở thành điểm nhấn không thể
thiếu trong nếp sống của nhiều người Việt.

CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ CỦA
HIGHLANDS COFFEE
3.1. Đánh giá môi trường quản trị của doanh nghiệp.
3.1.1. Môi trường bên ngồi.

3.1.1.1. Mơi trường vĩ mơ.
a) Mơi trường kinh tế.
Các nhân tố kinh tế có vai trị quan trọng hàng đầu và có tính chất quyết định đến
hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh
nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển
của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.
8


Năm 2020 chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mơ về cơ bản có
phát huy tác dụng, mức lạm phát đã đã được kiềm chế dưới mức 4% và kinh tế vĩ mô
giữ được ở mức khá ổn định trong tầm ngắn hạn:
 Tăng trưởng kinh tế đạt +2,9%, là một trong số ít các quốc gia trên thế giới tăng
trưởng kinh tế dương khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,23% so với năm 2019- lạm phát tăng 2,31% so
với năm 2019.
 Tỷ giá hối đối ít thay đổi. Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm. Theo Tổng cục
Thống kê, Việt Nam đã xuất khẩu 1,57 triệu tấn cà phê năm 2020, và là nhà xuất
khẩu cà phê vối (robusta) lớn nhất thế giới.
Từ khi bắt đầu mở cửa đến nay, sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế đã mở ra
nhiều cơ hội cho Highlands Coffee. Sự tăng lên về nhu cầu, hàng hóa, dịch vụ, về
chủng loại, chất lượng, thị hiếu dẫn đến tăng lên về quy mô thị trường. Tận dụng cơ
hội này Highlands Coffee không ngừng đầu tư mở rộng các cơ sở mới và các loại sản
phẩm mới. Ban đầu chỉ có 2 cơ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay,
doanh nghiệp đã và đang nỗ lực không ngừng để mở rộng hệ thống hơn 300 quán khắp
21 tỉnh thành. Năm 2020, GDP Việt Nam sụt giảm do đại dịch toàn cầu COVID-19,
doanh nghiệp vẫn tiếp tục giữ vị thế là chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam với doanh thu
đạt gần 2140 tỷ, vượt qua một số chuỗi cà phê nổi tiếng khác như The Coffee House,
Starbucks,…
b) Mơi trường chính trị- pháp luật.

Hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến hành vi kinh doanh của doanh nghiệp. Những
biến động trong mơi trường chính trị và pháp luật sẽ tạo ra nhiều thay đổi cho doanh
nghiệp. Nước ta được biết đến là đất nước có hệ thống chính trị luật pháp ổn định, tạo
điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Cà phê được nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu, hỗ trợ giá thành sản
phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đó nhà nước thành lập hiệp
hội cà phê để điều hành và phát triển cà phê với mục đích quán triệt đường lối chính
sách của Đảng nhà nước, tránh các hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường, xâm
phạm lợi ích của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho cà phê Việt Nam trên thị trường.
c) Môi trường văn hóa- xã hội
Văn hóa ảnh hưởng đến lối sống, thói quen sinh hoạt của người dân, từ đó ảnh
hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Nhận thấy rằng người dân Việt Nam có
thói quen ngồi hàng giờ nhâm nhi cà phê, trị chuyện về cuộc sống, cơng việc, ngắm
nhìn thành phố; họ sử dụng cà phê với mục đích thưởng thức, thư giãn thay vì tỉnh táo,
giải khát, Highlands đã nghiên cứu, khai thác khía cạnh này để tạo ra sản phẩm phù
9


hợp với văn hóa, đưa đứa con tinh thần của mình đến gần với khách hàng, tạo cảm
giác gần gũi, thân quen.
 Việt Nam có dân số gần 90 triệu người và 3/5 số đó là dưới 35 tuổi.
 Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có
sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần trong tuần, nghiêng về nam giới
(59%). Riêng về cà phê hịa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ
3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%). Tỷ lệ
sử dụng cà phê tại nhà (In home) và bên ngoài (Out of home) là ngang nhau
49%/50%. Thời gian uống cà phê phổ biến nhất là từ 7-8 giờ sáng.
 Thói quen uống cà phê: Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định uống cà phê ở
quán là khẩu vị, phong cách quán và nhãn hiệu cà phê sử dụng thì 44,7% số người
uống cà phê ở quán khẳng định là khẩu vị (cụ thể đa phần người tiêu dùng ưa thích

cà phê có vị đắng và mùi thơm), 39.9% trả lời cho phong cách quán (những quán
yên tĩnh, sang trọng, có phong cách, dễ tụ tập bạn bè là những đặc điểm thu hút
người uống), và chỉ có 15,4% lựa chọn nhãn hiệu.
 Người tiêu dùng ngày nay cũng có thiện cảm hơn với các sản phẩm cà phê làm
từ nguyên liệu sạch.
d) Môi trường kĩ thuật- công nghệ.
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnh vực kỹ
thuật, cơng nghệ đều có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành cà phê. Với trình độ khoa học kĩ thuật hiện tại của nước ta, hiệu quả của hoạt
động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ
đến hoạt động của ngành.
Các yếu tố khoa học cơng nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói
chung và với hoạt động sản xuất, chế biến cà phê nói riêng. Cơng nghệ thông tin ngày
càng phát triển làm cho việc trao đổi thông tin giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn.
Khoảng cách khơng gian, thời gian khơng cịn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập
khẩu. Sự phát triển của mạng thơng tin tồn cầu internet giúp cho mọi thơng tin thị
trường thế giới được cập nhật liên tục, thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu cũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà tốn rất ít chi phí.
Highlands Coffee có một điểm độc đáo đáng chú ý là mơ hình phục vụ “trả tiền,
nhận hàng tại quầy”. Khách hàng khi đến lần đầu có chút lạ lẫm do sử dụng thiết bị
điện tử nhưng sau khi quen thì họ đều tỏ ra thích thú vì tính hiện đại và hiệu quả hơn
nhiều so với mơ hình phục vụ tại bàn. Ngồi ra, Highlands cịn áp dụng một số công
nghệ hiện đại khác như:

10


 Phát triển, xây dựng ứng dụng Highlands Coffee trên điện thoại với mong muốn
tiết kiệm thời gian, chi phí của khách hàng bằng việc đặt hàng trực tuyến, giao
hàng tận nơi và thanh toán qua tài khoản trả trước.

 Sử dụng thiết bị báo rung để phục vụ khách hàng giúp họ tiết kiệm thời gian chờ
đợi, còn nhân viên tập trung làm đồ uống, không phải đi đến từng bàn, từ đó tiết
kiệm chi phí th nhân viên.
 Áp dụng hệ thống wifi tự phát.
 Sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông, trang mạng xã hội, internet để quảng
cáo, giới thiệu công ty, sản phẩm.
Như vậy nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ là điều kiện giúp cho ngành cà
phê nước ta có điều kiện cạnh tranh tốt hơn, hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như khơng
biết áp dụng khoa học kỹ thuật thì đó sẽ là rào cản lớn và chúng ta sẽ nhanh chóng bị
tụt hậu xa hơn với các đối thủ.
e)Mơi trường tự nhiên.
Thiết kế của Highlands Coffee mang lại một dấu ấn đặc biệt khó mà nhầm lẫn
với các hãng cà phê khác: không gian phải tràn ngập ánh sáng, bàn ghế được sắp xếp
vô cùng bắt mắt. Không cố định một loại chất liệu, bàn ghế ở Highlands có thể làm từ
gỗ, sofa nệm mút, mây, inox,… nhưng mang hình dáng rất riêng, không lẫn vào đâu
được. Đặc biệt, Highlands chú trọng đến không gian thiên nhiên khi đặt những chậu
cây, giàn hoa, thác nước,… vào những nơi thích hợp để tạo ra không gian tươi mát,
đem đến cho khách hàng sự thích thú, dễ chịu. Một điểm nữa khiến cho độ nhận diện
của Highlands phủ rộng là hãng có mặt ở hầu hết các vị trí đắc địa, nhiều người qua lại
như các trung tâm thương mại sầm uất, chân các tòa văn phòng, ngã tư các phố lớn,...
nơi tập trung nhiều người qua lại, khách du lịch, khách vãng lai, dân công sở,...
Nguyên liệu đầu vào là 100% cà phê nguyên chất tại các vùng đất bazan màu
mỡ. Thiên tai và một số biến động khó lường từ thời tiết có thể ảnh hưởng đến các
vùng trồng cà phê nguyên liệu.
Về vấn đề môi trường, hiện nay Highlands đang vấp phải vấn đề sử dụng quá
nhiều đồ nhựa trong việc phục vụ khách hàng. Mặc dù gần đây ngày 24/5 Highlands
đã triển khai thực hiện chương trình những cánh tay xanh: Miễn phí upsize tất cả thức
uống bao gồm cà phê truyền thống, trà, và freeze khi mua bằng bình ly cá nhân; ống
hút và muỗng nhựa chỉ được phục vụ khi khách hàng yêu cầu,… Tuy nhiên đây vẫn là
vấn đề lớn cần giải quyết triệt để. Một số ý kiến được đưa ra là Highlands nên lắp đặt

chỗ rửa ly, tách để khách hàng có thể tự rửa ly của mình hay nên thay ống hút nhựa
bằng ống tre hoặc ống hút giấy để hạn chế tối đa lượng rác nhựa thải ra môi trường.

11


3.1.1.2. Mơi trường ngành.
a) Khách hàng
Trong tiến trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của
các đối thủ cạnh tranh và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại thì
doanh nghiệp cần chú ý và quan tâm nhiều hơn trong việc xác định đối tượng khách
hàng của mình. Highlands Coffee chọn cách đi theo những người khổng lồ nước ngồi
bằng cách dung hịa hương vị và phong cách trong nước và nước ngoài. Mục tiêu
khách hàng của doanh nghiệp là những người có thu nhập trung bình đến cao, những
người tiêu dùng trung lưu, giới văn phòng và giới trẻ. Theo thống kê cho thấy có đến
58% là nhân viên văn phòng, 23% là học sinh sinh viên, 10% hưu trí và 9% là nghề
khác. Và mức lương của những người hay thường xuyên sử dụng sản phẩm của
Highlands là những người có thu nhập từ 10 - 20 triệu/tháng – thông qua khảo sát thị
trường. Các cửa hàng của Highlands ln có lượng khách ổn định, thời gian đông
khách nhất là vào 18h - 22h. Việc uống cà phê ở đây cũng được khách hàng cảm nhận
rằng mình thuộc các tầng lớp trên. Hoặc những khách hàng thuộc những tầng lớp trên,
không thể uống cà phê ở một cửa hàng bình thường khơng thương hiệu, họ phải uống
ở Highlands Coffee – nơi có uy tín thương hiệu, một phần là để khẳng định đẳng cấp
của mình.
Mục tiêu khách hàng ban đầu của Highlands là những vị khách có thu nhập cao
nhưng sau khi có sự góp mặt của Jollibee, chuỗi cà phê Highlands đã có sự thay đổi
mạnh mẽ. Định vị gắn với liên tưởng thương hiệu cao cấp dành cho doanh nhân, trí
thức trước đây của Highlands Coffee đã được “bình dân hóa” nhằm phục vụ nhiều đối
tượng khách hàng hơn. Highlands đã có sự điều chỉnh về giá và thực đơn khiến cho nó
gần gũi hơn với người Việt nhằm nâng cao tính giá trị truyền thống. Nhờ sự thay đổi

đáng ngờ này mà sau 15 năm, chuỗi cửa hàng Highlands ở Việt Nam đã tăng lên đáng
kể. Highlands đã có một bước đi khẳng định thương hiệu, họ dung hòa hương vị cùng
phong cách trong nước và nước ngồi, sản phẩm của họ vừa có vị café chuẩn Việt lại
thêm chút vị caramel phương Tây đầy quyến rũ.
Highlands Coffee luôn chú trọng việc tạo nên một bầu khơng khí thưởng thức cà
phê thật thoải mái và đầy hứng khởi cho khách hàng đến thưởng thức mỗi ngày. Ngồi
trong quán nhâm nhi tách cà phê, tận hưởng khơng khí mát rượi, đọc vài trang báo,
lắng nghe điệu nhạc êm dịu và thư giãn, không thú vị nào có thể so sánh được. Và
chắc chắn, bao căng thẳng, lo lắng sẽ bị bỏ lại phía sau.
Với các bạn trẻ cần một địa điểm họp mặt, họp nhóm hay hẹn hị thì Highlands
Coffee là một nơi lý tưởng của nhiều khách hàng. Nhiều nơi cịn có cả những phòng
dành tổ chức các buổi họp mặt, sinh nhật.
b) Nhà cung cấp.
12


Cà phê ở Highlands được kết hợp giữa hạt Robusta & Arabica, 2 loại hạt cà phê
ngon nhất thế giới. Là một thương hiệu phong cách, Highlands Coffee đặt trọn niềm
tin vào việc đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tinh tế nhất về cà phê. Ðể thực
hiện được điều đó, tất cả mọi khâu đều được thực hiện nghiêm ngặt và đúng tiêu
chuẩn. Từ việc chỉ chọn lọc những hạt cà phê ngon nhất để rang cho đến việc tạo nên
một bầu khơng khí thưởng thức cà phê thật thoải mái và đầy hứng khởi.
Với cam kết về chất lượng mà bắt đầu từ khâu chọn mua nhân cà phê, Highlands
Coffee chỉ làm việc với những nhà cung cấp có uy tín cho những hạt loại A tốt nhất.
Sau đó, phịng thí nghiệm sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra mẫu hàng để chắc chắn hàng
phải đạt những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đặt ra. Sau khi nhập hàng vào kho, công nhân
sẽ lựa để loại đi những hạt kém chất lượng. Chỉ cần một hạt cà phê kém chất lượng sót
lại đã có thể phá huỷ tồn bộ chất lượng của một lô hàng.
Trong vấn đề cung cấp nguyên liệu, Highlands Coffee đã giảm bớt sự lệ thuộc
của mình vào bất kì một nguồn nào bằng cách dàn trải việc mua sắm nguyên liệu ra

nhiều người cung ứng trên cả thị trường nội địa và nước ngoài. Điều này, giúp
Highlands Coffee luôn tiếp cận được những nguồn hàng mới lạ đã được tiêu chuẩn hóa
đồng thời lợi dụng được mức chi phí đầu vào đầy cạnh tranh của các nhà cung ứng
trên thị trường.
Bên cạnh món chủ đạo là cà phê, Highlands Coffee hợp tác với một số nhà cung
ứng khác để làm ra bánh ngọt, trà và kem như: Nguyễn Sơn Bakery với bánh ngọt,
Rich Products với kem, Cozy với trà.
c) Đối thủ cạnh tranh.
- Theo các chuyên gia, Highlands coffee được đánh giá là chuỗi cafe lớn thứ 2
sau cafe Trung Nguyên, nên có thể nói: Trung Nguyên là đối thủ mạnh nhất của
Highlands coffe. Và gần đây nhất, Starbucks- người khổng lồ trong lĩnh vực cafe Mỹ
đã thâm nhập vào Việt Nam cũng được đánh giá là 1 dối thủ đáng gờm của Highlands.
Ngoài ra, còn phải kể ra cả Gloria Jean’s và The Coffee Bean, Highlands cũng phải dè
chưng các đối thủ này.
 2 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Highlands coffee:
 Cafe Trung Nguyên:
- Từ một thương hiệu cà phê non trẻ hình thành vào năm 1996 ở Bn Mê Thuật,
Trung Ngun hiện tại là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam.
- Trung Nguyên đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị
trường khó tính như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore. Trong mảng cà phê hịa tan,
Trung Ngun cũng khá thành cơng với dòng sản phẩm G7.
- Trung Nguyên cũng đã xuất khẩu cà phê sang gần 60 quốc gia. Hãng này dự tính
tăng số cửa hàng lên 200 trong hai năm tới.
13


- Trung Nguyên có lợi thế đó là đánh vào lòng tự hào của người Việt: “ Người Việt
Nam dùng hàng Việt Nam” .
- Nếu đi phân tích kỹ thì ta có thể so sánh 2 hãng cafe đó như sau:
+ Về đối tượng khách hàng: Trung Nguyên hướng tới mọi đối tượng, nhưng tập

trung vào thị trường cấp thấp bình dân hơn. Cịn Highlands thì tập trung phân khúc
vào thị trường cấp cao hơn, Highlands đã thành công trong việc thu hút các đối tượng
doanh nhân hoặc thu nhập cao.
+ Về địa điểm: Highlands chỉ chọn mở cửa hàng ở những mặt tiền đẹp trong
thành phố. Điều này vừa thể hiện đẳng cấp, vừa giúp Highlands Coffee định vị là một
thương hiệu cà phê sang trọng, sành điệu. Còn đối với Trung Nguyên, ta có thể bắt gặp
bất cứ nơi nào nếu muốn.
+ Về văn hóa: Tự thân cà phê đã là một nét văn hóa. Tuy nhiên, các yếu tố gia
tăng có thể đưa thêm vào. Sách là một ví dụ. “Thủ phủ cà phê”, hay “Thiên đường cà
phê”, hay…. gì nữa ở Bn Mê Thuột vừa là khát vọng quyền lực thể hiện tinh thần
dân tộc của ông Nguyên Vũ, vừa thể hiện ý nguyện về văn hóa cao độ. Nên, Trung
Nguyên có vẻ đang thắng thế Highlands ở điểm này.
+ Về chất lượng phục vụ: Highlands cafe với phong cách phục vụ nồng ấm và tất
nhiên không thể thiếu được những nụ cười thân thiện và một sự nhiệt thành, tận tâm vì
khách hàng cùng với lợi thế về wifi và nền nhạc Jazz chủ đạo tạo cảm giác thư giãn và
sang trọng có vẻ đang rất được lịng khách hàng. Trong khi đó, Trung Ngun lại đang
xuống cấp về chất lượng phục vụ.
+ Về giá cả: Giá cà phê ở Highlands đắt hơn Trung Nguyên từ 10-20 nghìn/tách.
Nên Trung Nguyên sẽ tiếp cận với các đối tượng khách hàng dễ hơn.
+ Về sản phẩm: Ngoài việc kinh doanh cà phê phục vụ trực tiếp, cà phê phin và
cà phê hịa tan đóng hộp/gói, Trung Ngun còn kinh doanh bán lẻ với chuỗi cửa hàng
G7. Highlands cũng phục vụ không chỉ cà phê, đồ uống mà cả các đồ ăn nhanh, nhà
hàng, thậm chí kinh doanh các cửa hàng Nike
+ Về chuỗi các cửa hàng: Highlands Coffee trở thành chuỗi cửa hàng cà phê lớn
thứ hai Việt Nam với 54 chi nhánh sau cafe Trung Nguyên là hơn 60 cửa hàng.
Với những lợi thế vốn có của Trung Nguyên, Highlands cần phải cố gắng rất
nhiều để có thể vượt mặt qua nổi ơng vua cafe Việt này.
 Starbucks Coffee:
- Chuỗi cà phê lớn nhất thế giới sẽ phải vượt qua thử thách về khẩu vị, thương hiệu
địa phương, đối thủ quốc tế và hàng nghìn quán vỉa hè trên các đường phố Việt Nam,

nhưng với lợi thế được xem như là người khổng lồ trong lĩnh vực cafe Mỹ, Việt Nam
chưa hẳn đã là thị trường khó “ ăn” với Starbucks.
14


+Trong năm 2012, Starbucks Việt Nam đã khai trương 1 cửa hàng tại quận 1,
TP.HCM do Cushman & Wakefield Việt Nam đảm nhiệm và dự kiến đầu năm 2013
Starbcuks Việt Nam sẽ khai trương thêm 6 cửa hàng tại TP.HCM và Hà Nội.
+Tất cả những đặc điểm làm nên sự khác biệt của Starbucks - thương hiệu cà phê hàng
đầu của Mỹ như phục vụ khách hàng trong vòng 3 phút; Chỉ với 2 lễ tân và 1 đội ngũ
nhân viên hồn chỉnh, Starbucks có thể phục vụ 220 khách hàng/giờ; Cửa hàng tuyên
bố phục vụ 87.000 đồ uống kết hợp khác nhau và các nhân viên pha chế nào cũng có
thể làm bất cứ một loại nào trong số đó mà khơng hề nao núng.
+ Nếu ai được biết tới Starbucks một cách rõ ràng nhất thì Starbucks là một
thương hiệu phục vụ cà phê theo phong cách Ý. Với việc chọn phân khúc khách hàng
là giới nhân viên văn phịng và những người khơng có nhiều thời gian.Với một ly
espresso nóng để thưởng thức nhanh. Hoặc đem đến nơi làm việc hoặc ở nhà. Đó là
thứ để đảm bảo việc Starbucks sẽ phục vụ được 220 khách hàng/giờ.
+ Starbucks có thể phục vụ 87.000 loại đồ uống khác nhau.
+ Nhưng có 1 vấn đề đối vs Starbucks đó là: ngay từ khi thâm nhập vào Việt
Nam đã bị Đặng Lê Nguyên Vũ-một trong những người thành công nhất trong lĩnh
vực cà phê ở Việt Nam liên tục chê bai: "Starbucks khơng đáng ngại. Họ đâu có bán cà
phê. Người ta đến đấy chỉ để chứng tỏ mình hiện đại và cá tính thơi. Nếu là dân nghiền
cà phê thật, anh sẽ đến chỗ tôi”. “Starbucks thật giỏi trong vấn đề in sâu một câu
chuyện vào tâm trí người tiêu dùng, nhưng nếu chúng ta nhìn vào những yếu tố cốt lõi
của họ, những gì mà họ đang làm dở tệ”, ông Vũ nhận xét. “Họ không bán cà phê, mà
đang bán nước có mùi cà phê pha với đường”. “Nếu là dân nghiền cà phê thật, anh sẽ
đến chỗ tôi".
- Đáp lại những điều này, "người khổng lồ" cafe Mỹ lại tuyên bố: Họ không coi
Trung Nguyên là đối thủ và “ thay vì coi chúng tơi là “đối thủ”, anh Vũ có thể coi

chúng tơi là những người bạn”. Tóm lại thì Starbucks coffee vẫn đang cần phải đang
tìm cách tiếp cận với đối tượng khách hàng Việt Nam mà họ cần nhắm tới.
=> Với những lợi thế mang phong cách chuyên nghiệp của thị trường thế giới như vậy,
Highlands coffee xem ra phải dè chừng hơn với đối thủ này.
d) Các cơ quan hữu quan
 Giới tài chính.
Nguồn vốn vay ngân hàng chiếm khoảng 45% trên tổng số vốn đầu tư ban đầu của một
quán cafe Highlands, công ty luôn để tài trợ ngân hàng dưới mức 50% để hạn chế rủi
ro vỡ nợ do dự án đầu tư hoặc kế hoạch kinh doanh không như ý muốn. Đối với
Highlands công ty lựa chọn cách vay vốn trung và dài hạn với thời gian vay cụ thể là 3
năm. Chi phí vay lãi vào khoảng 1.9%/tháng tương đương 22.8%/năm. Và hình thức
15


trả nợ của khoản vay này là trả nợ gốc bình quân, lãi giảm dần theo số dư. Và số tiền
này sẽ được công ty quy định với một tỷ lệ trên lợi nhuận sau thuế thu được.
Với vốn chủ sở hữu, nguồn vốn này sẽ được công ty sử dụng vào việc mua các thiết bị,
dụng cụ, cũng như trang trải các chi phí đầu tư ban đầu khác để quán cafe có thể tiến
hành hoạt động kinh doanh. Phần còn lại của nguồn cung cấp vốn là phần doanh thu
giữ lại khi quán cafe tiến hành hoạt động. Đối với nguồn vốn này công ty sẽ dùng để
thanh toán chi trả cho người bán, cung cấp dịch vụ cho quán và làm các hoạt động
marketing riêng cho quán, thưởng cho nhân viên, trang trí tu sửa quán nếu cần.
 Cơ quan thơng tin đại chúng
Highlands coffee có mối quan hệ báo chí mật thiết với các cơ quan thông tin đại
chúng. Thiết lập mối quan hệ hai chiều gắn bó hợp tác với giới truyền thơng như các
phóng viên, biên tập viên, báo in (nhật báo, tuần báo, tạp chí), đài phát thanh, đài
truyền hình (truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số), báo điện tử,... để cung cấp cho
họ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ và những tiện ích khác của cơng ty. Nhờ mối
quan hệ báo chí này mà sản phẩm dịch vụ của Highlands được đông đảo người tiêu
dùng biết đến cũng như mang tên tuổi của Highlands dần trở thành một thương hiệu có

chỗ đứng, vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.
 Cơ quan nhà nước hữu quan
- Chi cục thuế.
- Cục quản lý thị trường trực thuộc bộ Thương Mại.
- Đội quản lý thị trường trực thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn liên quận, tỉnh.
- UBND có liên quan nơi các cơ sở của Highlands hoạt động.
 Tổ chức xã hội
- Hội bảo vệ người tiêu dùng.
- Tổ chức bảo vệ mơi trường.
- Hội an tồn vệ sinh lao động.
- Hội người tiêu dùng.
3.1.2: Môi trường bên trong.
3.1.2.1.Nguồn nhân lực.
o Tuyển dụng:
Hiện nay, tính đến tháng 7 năm 2019 Highlands Coffee có 300 cửa hàng trên tồn
quốc với khoảng hơn 6000 nhân viên. Với giá trị cốt lõi mà Highlands Coffee đã và
đang xây dựng và theo đuổi, doanh nghiệp đã mang đến cho người lao động làm việc
tại công ty mức thu nhập ổn định, được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ và có cơ hội thăng
tiến, giúp người lao động an tâm làm việc, gắn bó lâu dài
o Lương và thưởng:
16


- Chế độ lương thưởng cũng khá quan trọng, nó có thể quyết định sự gắn kết của
nhân viên với tổ chức có lâu dài hay khơng. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến thái độ với
công việc của nhân viên có tận tâm hay khơng. Dưới đây là mức lương cho 1 số vị trí:
+ Nhân viên thu ngân: lương 1.800.000- 2.500.000 VNĐ+ thưởng doanh thu.
+ Nhân viên an ninh: lương 2.000.000- 3.500.000 VNĐ+ thưởng doanh thu.
+ Nhân viên pha chế: lương 1.800.000- 2.500.000 VNĐ+ thưởng doanh thu.
+ Nhân viên tạp vụ: lương 1.500.000- 2.500.000 VNĐ + thưởng doanh thu.

+ Phục vụ bàn fulltime: lương 1.800.000- 2.500.000 VNĐ + thưởng doanh thu.
+ Phục vụ bàn parttime: lương 14.000VNĐ/ 1h.
Chế độ lương thưởng của Highlands đối với người lao động được trả xứng đáng với
công sức của mỗi cá nhân, với mỗi giá trị của nhân viên. Ngồi ra cịn có một số phụ
cấp khác như: xăng xe, điện thoại, bữa ăn, đi lại,... Với chế độ chăm sóc sức khỏe
người lao động, doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ và đều đặn cho nhân
viên, sử dụng các gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn theo quy định của pháp
luật nhằm mang đến một sự chăm sóc tốt nhất đến với nhân viên. Đối với nhân viên
mới, Highlands sẽ tổ chức đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, định hướng phát triển nghề
nghiệp. Nhân viên khi đã ký hợp đồng chính thức được đào tạo để nâng cao trình độ,
có lộ trình thăng tiến riêng. Ngồi ra, Highlands cịn có các phúc lợi khác như thưởng
q dịp lễ, tết, hiếu hỷ,... Năm 2017, doanh nghiệp lọt top 100 nơi làm việc tốt nhất và
top 50 thương hiệu Việt có nhà tuyển dụng hấp dẫn.
Để trở thành nhân viên của Highlands Coffee dù ở vị trí nào đều phải đáp ứng
các yêu cầu cao về làm việc, phong cách phục vụ để có thể đem tới chất lượng tốt nhất
cho khách hàng. Bên cạnh đó Highlands Coffee cung luôn tuyển dụng nhân viên mới
để luôn tạo được luồng sinh khí mới cho qn cà phê.Vì vậy khi khách hàng bước vào
Highlands Coffee luôn cảm nhận được sự năng động, mới mẻ, tươi trẻ từ đội ngũ nhân
viên.
3.1.2.2.Tài chính.
Tài chính của Highlands dựa vào quỹ lương của từng cơ sở được giao (nghĩa là mỗi
một cơ sở của Highlands được trao 1 quỹ lương nhất định, đồng thời dựa vào quỹ
lương đó để quản lý tại từng cơ sở quản lí nhân sự có thể là tuyển thêm hay loại bớt
nhân viên), hoặc tự chi trả cho vấn đề tài chính của mình như: chi phí điện nước, chi
phí nguyên vật liệu,... Mỗi cơ sở sẽ có bộ phận kế toán riêng để hạch toán riêng lẻ cho
cơ sở mình. Nếu việc quản lý thuận lợi, kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận và lượng khách
nhiều, người quản lý sẽ tuyển thêm nhân viên và tất nhiên quỹ lương cho cơ sở đó sẽ
được tăng lên. Và ngược lại nếu cơ sở đó kinh doanh khơng tốt, lợi nhuận và doanh
17



thu khơng được bao nhiêu thì người quản lý cơ sở đó sẽ có những quyết định điều
chỉnh nhân sự phù hợp với quỹ lương hiện có của cơ sở đó.
Cuối kỳ kinh doanh, bộ phận quản lý ở mỗi cơ sở sẽ có trách nhiệm chuyển các báo
cáo tài chính, sổ sách của mình cho bộ phận quản lý ở tổng cơng ty Việt Thái để tiến
hành hạch tốn chung cho hệ thống chuỗi của hàng cafe Highlands.
Highlands Coffee tập trung lớn chi phí vào thuê địa điểm, chủ yếu là các khu thương
mại cao cấp và quận trung tâm.
3.1.2.3.Cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật.
Ấn tượng đầu tiên khi đến Highlands Coffee là không gian sang trọng với 2 gam màu
chủ đạo là đỏ- đen. Những chiếc đèn lồng màu đỏ đã gắn liền với chuỗi cửa hàng
Highlands Coffee. Chính vì màu sắc này đã làm cho quán của Highlands Coffee có
cảm giác ấm áp và thuần nét Á Đơng. Bên cạnh đó, Highlands Coffee cịn là sự kết
hợp với các giá trị phương Tây biểu hiện qua các bàn ghế bằng gỗ, những chiếc ghế
bành to. Chính cách bày trí kết hợp Á-Âu đã tạo nên một nét đẹp riêng cho Highlands
Coffee.
Hệ thống cửa hàng Highlands Coffee được chia làm 2 kiểu: trong nhà và ngoài trời.
+ Với những quán ngoài trời Highlands Coffee đặt điểm nhấn vào những chiếc dù
trắng nổi bật 1 góc, gợi nhớ đến phong cách các quán cà phê ở Ý hay Pháp. Bàn ghế
của các quán này nhỏ gọn hơn, có thể di chuyển dễ dàng, nhưng vẫn làm bằng gỗ và
có nét đồng nhất với các quán trong nhà.
+ Khi đến với các quán Highlands Coffee đặt trong các tịa nhà sang trọng như
Vincom, Parkson,... Khách hàng có thể thấy rằng Highlands Coffee với sàn lát bằng
gỗ, tách biệt hẳn Highlands Coffee với các khu vực xung quanh. Đặc biệt, ở các quán
đặt trong nhà của Highlands Coffee còn đặt những chiếc bàn cao với ghế xoay giống
như bàn ở các quầy bar, hướng ra đường, để phục vụ cho khách có nhu cầu ngồi một
mình ngắn đường phố.
Bảng hiệu: Bảng hiệu Highlands Coffee được thiết kế khá bắt mắt với 2 gam màu
chính là đỏ và trắng. Khung chữ màu đỏ nổi bật trên nền đèn màu trắng rất dễ nhận
biết. Bảng hiệu khung hình bầu dục, được treo cao mang phong cách phương Tây.

Khách đến quán, bên cạnh những loại nước uống và thức ăn ngon miệng cịn nhận
được giá trị cảm nhận từ khơng gian thoải mái, sang trọng và đẳng cấp.
Việc bố trí mặt bằng tại Highlands Coffee khá hợp lý: quầy pha chế dược đặt chính
giữa qn (khách hàng có thể quan sát được dễ dàng quá trình pha chế và yên tâm với
chất lượng sản phẩm).

18


3.1.2.4.Văn hóa, tinh thần doanh nghiệp.
Đội ngũ nhân viên của Highlands Coffee mang phong cách phục vụ chuyên nghiệp, vẻ
ngoài luôn tỏ ra rất vui vẻ. Khi khách bước chân vào quán, sẽ có nhân viên phục vụ
chào đón khách, sắp xếp và hướng dẫn chỗ ngồi, mời và tự vấn cho khách cách chọn
đồ ăn và nhận order từ khách 1 cách chính xác và nhanh nhất. Trong quá trình thưởng
thức cà phê tại qn, sẽ ln có nhân viên đáp ứng mọi yêu cầu và giải đáp mọi thắc
mắc của khách hàng.
Với phong cách phục vụ nhiệt tình và ân cần như thể “khách đến chơi nhà”. Highlands
Coffee đã để lại ấn tượng tốt khi khách đến nơi đây.
Không như các quán cà phê truyền thống, Highlands Coffee ngày càng mang lại 1 sự
hiện đại mới mẻ ở ngay cả khâu phục vụ. Khách đến sử dụng dịch vụ, gọi đồ và trả
tiền ngay tại quầy, khi có đồ khách tự ra lấy đồ. Nhân viên phục vụ chỉ là người hướng
dẫn khách hàng. Như vậy đã tạo ra được sự thoải mái, tự nhiên nhất cho khách.
Nét văn hóa tinh thần doanh nghiệp cịn thể hiện ở việc khẳng định thương hiệu
Highlands lan rộng ra khắp nước ngồi. Highlands Coffee muốn nắm giữ vị trí cà phê
hàng đầu tại Việt Nam, với các chuỗi cửa hàng trên cả nước dưới hình thức nhượng
quyền thương hiệu. Coi Starbuck Coffee là 1 đối thủ nặng ký, Highlands Coffee thấy
rằng nếu Starbuck Coffee mang phong cách châu Âu thì Highlands là một đại diện
hoàn hảo về nét châu Á, đậm chất Việt Nam. Đến với Highlands ta cảm nhận được 1
nét văn hóa rất Việt nhưng lại rất hiện đại. Nó hiện đại ở ngay từ cách phục vụ, menu,
khơng gian. Khơng chỉ có đồ uống, Highlands ngày càng hướng đến menu đồ ăn gồm

phở và các loại bánh ngọt. Từ đó sự đa dạng đem lại cho khách hàng cũng trở nên tốt
hơn.
Đến với Highlands Coffee khách hàng đều được phục vụ dịch vụ giữ xe miễn phí,
nhanh chóng, tiện lợi, đảm bảo an tồn với sự có mặt của các nhân viên bảo vệ.
Qua các sản phẩm hữu hình và vơ hình Highlands Coffee đã đem lại cho khách hàng
cảm nhận được sự khác biệt, sự sang trọng, sự an toàn, khẳng định giá trị bản thân.

3.2. Bài học rút ra từ doanh nghiệp


Môi trường cạnh tranh sẽ có cả 2 mặt tốt và xấu. Giải quyết được mặt xấu sẽ
giúp doanh nghiệp phát triển

Doanh nghiệp luôn nỗ lực để nhân viên có khơng khí làm việc thoải mái và tự do, bình
đẳng, khơng có khoảng cách cấp bậc. Kèm theo đó là mong muốn sự cạnh tranh giữa
các nhân viên luôn lành mạnh, tạo động lực để các cá nhân cống hiến và phát triển hết
mình trong sự nghiệp. Song, môi trường cạnh tranh sẽ dẫn đến stress, thêm đó, dường
như một cấu trúc của tổ chức thiên về tự do, thân thiện sẽ thành công ở các doanh
nghiệp nhỏ hơn so với doanh nghiệp lớn.
19


Bởi vậy, các doanh nghiệp đã bố trí các phịng làm việc chung, khuôn viên mở ở lối đi
và giữa các tòa nhà. Đây là nơi mà các lãnh đạo và nhân viên của cơng ty có thể nghỉ
ngơi giữa giờ hoặc họp team, tụ họp sau giờ làm tán gẫu, giải trí. Lãnh đạo cũng làm
việc trong một văn phịng mở cùng các nhân viên. Mơ hình văn hóa phẳng này góp
phần mang đến sự cơng bằng trong cạnh tranh.

 Môi trường làm việc thân thiện, cởi mở là nền tảng cho văn hóa cơng ty vững
chắc.

Dựa vào những chỉ số về chỉ số văn hóa doanh nghiệp khơng chỉ ở mức lương, tiền
thưởng, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc trong một không gian mở với môi trường
thân thiện, có cả cỏ cây hoa lá bao quanh. Mọi người sẽ thấy vô cùng thoải mái trong
những không gian cởi mở như thế, do vậy, chất lượng, hiệu quả cơng việc cũng được
nâng cao. Đây cũng chính là trị văn hóa doanh nghiệp cốt lõi nên có. Khơng những
thế, tại các văn phịng trụ sở của Twitter khơng thiếu những khu vui chơi giải trí,
những bữa ăn trưa miễn phí, những phịng họp được thiết kế vơ cùng độc đáo.
Bên cạnh đó, những hoạt động theo nhóm thường xuyên cũng mang lại hiệu quả tốt.
Các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau và tạo ra một mơi trường làm việc hoàn hảo,
rất nhiều sáng kiến được đưa ra khi làm việc cùng đội nhóm.
Tập trung vào chất lượng sản phẩm



Dù ở bất cứ thời đại nào, vào bất kỳ thời điểm nào, yếu tố quyết định đến sự sống cịn
của một thương hiệu chính là chất lượng sản phẩm. Chỉ khi chất lượng sản phẩm tốt
thì các chiến dịch marketing mới có hiệu quả, và thương hiệu sản phẩm mới khắc sâu
trong tâm trí người tiêu dùng



Cộng tác với các đối tác tin cậy

Khi nhà cung cấp và nhà nhập khẩu tin tưởng lẫn nhau và xây dựng được mối quan hệ
gắn bó lâu dài thì hoạt động kinh doanh cả đôi bên sẽ hiệu quả hơn. Họ có thể cùng
nhau lên kế hoạch làm sao để hiểu rõ hơn những mong muốn ẩn giấu của khách hàng
và đưa ra những quyết định chính xác với chi phí hợp lý. Nhà nhập khẩu sẽ tìm hiểu
nhu cầu thị trường, báo cho nhà cung cấp, nhà cung cấp sẽ đưa ra mức giá “mềm”, hợp
lý hơn. Như vậy, cả hai bên cùng có lợi, cùng đạt được mục đích của mình.




Chiến lược tiếp cận thị trường quốc tế, thị trường tiềm năng phù hợp với nguồn
lực công ty

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, tìm được thị trường tiềm năng là bước đầu hết sức
quan trọng. Chỉ khi tìm được thị trường thì doanh nghiệp mới có thể triển khai hoạt
động xây dựng thương hiệu và kế hoạch tiếp cận của mình. Có rất nhiều chiến lược
tiếp cận thị trường quốc tế mà các doanh nghiệp có thể chọn lựa, nhưng chiến lược
20


được chọn phải phù hợp với nguồn lực công ty cũng như giá trị của sản phẩm. Trên
thực tế, các doanh nghiệp có nhiều phương thức lựa chọn để định vị thương hiệu cho
sản phẩm. Mỗi phương thức đều có những ưu nhược điểm riêng, phù hợp với nguồn
lực công ty và với từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể. Thơng thường, các doanh nghiệp sẽ
khơng có đủ tiềm lực tài chính để dẫn dầu tất cả các lĩnh vực, do vậy, cần tập trung
nguồn lực vào một số lĩnh vực nhất định và dẫn đầu trong lĩnh vực đó. Doanh nghiệp
phải chọn cho mình những sản phẩm độc đáo mà các doanh nghiệp cùng ngành khơng
có được và vì vậy, họ sẽ trở thành nhà sản xuất đặc biệt trong phân khúc thị trường đó.
Bên cạnh đó, để tiến hành quá trình tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng hơn, các doanh
nghiệp nên lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm của mình, theo đuổi và
duy trì nét độc đáo đó trong tương lai

 Sử dụng linh hoạt các phương tiện truyền thông
Trong thời đại công nghệ phát triển, số lượng các phương tiện, kênh truyền thơng
khơng cịn giới hạn ở một hay một số như trước đây, các doanh nghiệp có nhiều sự lựa
chọn hơn, phù hợp với ngân sách chi tiêu cho hoạt động quảng cáo cũng như đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Khi tiếp cận thị trường
quốc tế, các doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp linh hoạt các phương tiện truyền thông

nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, để lựa chọn được phương tiện quảng cáo phù hợp, doanh nghiệp cần chú ý
tới ngân sách cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp mình. Nếu ngân sách “hạn
chế” thì doanh nghiệp có thể chọn báo, đài, tạp chí… hoặc nếu ngân sách “dồi dào” thì
doanh nghiệp có thể chọn quảng cáo trên tivi, hoặc các phương tiện khác “đắt tiền”
hơn. Nhưng điều đó khơng đảm bảo sẽ có hiệu quả cao hơn, vì điều này cịn tùy thuộc
vào sở thích “nghe nhìn” của người tiêu dùng nước đó. Nếu họ nghe đài là chủ yếu thì
quảng cáo trên đài là tối ưu, nếu họ thích xem tivi thì nên quảng cáo trên tivi để đạt
được hiệu quả như mong muốn.

KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm em đã nhận ra tầm quan trọng
của yếu tố môi trường ảnh hưởng nên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói
chung và của chất lượng quản trị nói riêng. Có thể thấy Highlands Coffee đã khai thác
rất tốt những lợi ích của yếu tố môi trường, từ môi trường bên trong đến mơi trường
bên ngồi, để có thể đưa ra những hoạch định chiến lược và quản lý khoa học và mang
lại hiệu quả cao. Đó cũng chính là những tiền đề để Highlands trở nên thành công và
vươn xa đến toàn thế giới như hiện nay.
21


Xét về lâu dài, để doanh nghiệp phát triển một cách bền vững doanh nghiệp cần
có sự linh hoạt, đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp thông qua việc phân tích,
đánh giá mơi trường quản trị. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải nhận diện
được thách thức và cơ hội, điểm mạnh và điểm yếu của mình để duy trì lợi thế, khắc
phục hạn chế, điểm yếu.

22




×