Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiểu luận CNXHKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.92 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mùa thu 2/9/1945 đã đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử: sự ra đời của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Kể từ đó với ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, độc lập dân
tộc, dân chủ nhân dân, nước ta đã vượt qua bao khó khăn gian khổ, kiên định trên con
đường xã hội chủ nghĩa với quyết tâm làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Ngày nay chúng ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội và 1 trong những mục tiêu quan trọng của chủ nghĩa xã hội chính là thực hiện cơng
bằng xã hội, bên cạnh đó nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Vì thế tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội là mục tiêu và ước
vọng của Nhà nước và toàn thể nhân dân. Đây là vấn đề có tính vĩ mơ mà khơng thực
hiện tốt sẽ không thể đưa đất nước đi lên. Bài toán giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội thực sự là một bài tốn khó.
Với cái nhìn từ góc độ triết học, bài tiểu luận hi vọng sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn
đề cấp thiết trên.
2. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Chương I: Lý luận chung về chủ nghĩa xã hội và công bằng xã hội.
1. Chủ nghĩa xã hội.
1.1. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội.
1.2. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.
2. Công bằng xã hội.
2.1. Khái niệm công bằng xã hội.
2.2. Nội dung của công bằng xã hội.
2.3. Điều kiện để thực hiện công bằng xã hội.
2.4. Công bằng xã hội là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Chương II: Tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
1. Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
1.1. Tăng trưởng kinh tế là gì?
1.2. Thực trạng của việc thực hiện cơng bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
3. Giải pháp cho mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt


Nam.
1


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.
1.1. Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội.
a. Đối với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao
Chủ nghĩa xã hội ra đời do 3 nguyên nhân chủ yếu: Mẫu thuẫn gay gắt giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất do sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại dựa
trên những thành tựu về khoa học kỹ thuật; mẫu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai
cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản dần chuyển sang giai đoạn cuối – chủ nghĩa đế quốc.
b. Đối với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình và các nước lạc hậu
về kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhân loại đã chuyển sang giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản – chủ nghĩa
đế quốc gây nhiều tai họa cho hàng trăm quốc gia, dân tộc bị áp bức hầu hết là các nước
nơng nghiệp lạc hậu. Do đó xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và gay gắt của thời đại
mới. Bên cạnh đó sự tác động tồn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
với chủ nghĩa Mác- Lênin làm hệ tư tưởng lãnh đạo, các dân tộc đứng dành quyền độc
lập, tự do và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
1.2.

Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội với cơ sở vật chất – kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp hiện
đại đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất; tạo ra cách thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới; thực hiện nguyên tắc
phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối cơ bản nhất. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

mang bản chất của giai cấp cơng nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. Chủ nghĩa xã hội là chế độ đã giải phóng
con người thốt khỏi áp bức bóc lột thực hiện cơng bằng bình đẳng tiến bộ xã hội tạo
những điều kiện cơ bản để con người phát triển toàn diện.
Như vậy, chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội tốt đẹp, là giai đoạn đầu của hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa với kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng là quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân là đại diện.
2


2. CƠNG BẰNG XÃ HỘI
2.1. Khái niệm cơng bằng xã hội
Ph.Ăngghen viết “Công lý của người Hy Lạp và người La Mã cho rằng chế độ
nô lệ là công bằng; cơng lý của những nhà tư sản năm 1789 địi hỏi thủ tiêu chế độ
phong kiến, vì chế độ ấy khơng cơng bằng”. Có thể nói, mỗi xã hội đều có chuẩn mực
riêng của mình về cơng bằng xã hội, chuẩn mực đó do hồn cảnh lịch sử - cụ thể của xã
hội đó quy định.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin, dưới chủ nghĩa xã hội, công
bằng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa người và người trong xã hội chủ yếu về phương
diện phân phối sản phẩm xã hội theo nguyên tắc: cống hiến lao động ngang nhau thì
hưởng thụ khác nhau. Khi đề cập đến nguyên tắc phân phối dưới chủ nghĩa xã hội, Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội là cơng bằng, hợp lý: làm nhiều hưởng
nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm thì khơng hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ
được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”. Như vậy, vào thời của mình, các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác – Lênin cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu nói về cơng bằng xã
hội thể hiện tập trung ở chế độ phân phối theo lao động dưới chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên
hiện nay, khái niệm về công bằng xã hội đã được mở rộng ra nhiều phương diện: giáo
dục và đào tạo, ý tế, chính trị, pháp quyền, đạo đức,…
Ví dụ, thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là tạo kiểu
kiện để ai cũng được học hành; người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ có

cơ hội học tập; có chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với những học sinh có năng khiếu nhưng
hồn cảnh sống khó khăn,…Thực hiện cơng bằng trong lĩnh vực y tế là bảo đảm cho sức
khỏe mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ, quan tâm chăm sóc sức khỏe những người
có cơng với nước; những người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số…
Công bằng xã hội khơng có nghĩa là “cào bằng”, thực hiện chủ nghĩa bình quân,
chia đều cho mọi người các nguồn lực và của cải do xã hội làm ra, bất chấp chất lượng,
hiểu quả của sản xuất kinh doanh và sự đóng góp của mỗi người cho sự phát triển chung
của cộng đồng.
Có thể khái qt: Cơng bằng xã hội là một giá trị định hướng để con người thỏa
mãn nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần trong mối quan hệ phân phối sản
phẩm xã hội trương đối hợp lý giữa các cá nhân với khả năng hiện thực của những điều
kiện kinh tế - xã hội nhất định.
3


2.2.

Nội dung của công bằng xã hội

Nội dung cơ bản nhất của công bằng xã hội là xử lý hợp lý nhất quan hệ giữa
quyền lợi và nghĩa vụ trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Để phản ánh được nội dung
cơ bản này, các nhà kinh tế học thường phân biệt hai khái niệm khác nhau về công bằng
xã hội đó là: cơng bằng xã hội theo chiều ngang nghĩa là đối xử như nhau đối với những
người có đóng góp như nhau và cơng bằng xã hội theo chiều dọc nghĩa là đối xử khác
nhau với những người có những khác biệt bẩm sinh, trình độ, năng lực hoặc có các điều
kiện sống khác nhau.
Cơng bằng theo chiều ngang địi hỏi phải đối xử bình đẳng giữa những người có
cùng năng lực và cống hiến, hưởng thụ như nhau. Công bằng theo chiều dọc thể hiện ở
việc nhà nước có chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện, mở rộng khả năng tiếp cận cho người
nghèo, những nhóm người dễ bị tổn thương đến với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo

dục, việc làm, nguồn vốn, mạng lưới an sinh xã hội,...
Một số nguyên tắc của công bằng xã hội:
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm quyền lợi. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định tôn trọng và bảo đảm quyền con người. Mỗi cá nhân có quyền
cơ bản, như quyền sinh sống, quyền bảo đảm xã hội, quyền nhận được sự giáo dục.
Nguyên tắc bảo đảm quyền lợi là quốc gia và xã hội đối với các quyền cơ bản của công
dân đều phải được duy trì và bảo vệ, bảo đảm mỗi công dân đều được tôn trọng.
Thứ hai, nguyên tắc công bằng về cơ hội. Công bằng về cơ hội bao hàm 3 tầng ý:
một là, bình đẳng, phàm là con người sinh ra đều giống nhau; hai là, thực hiện quá trình
bình đẳng trong quá trình thực hiện cơ hội tất yếu loại trừ các yếu tố khơng chính đáng,
can dự đặc quyền; ba là, thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt tự nhiên trong quá trình
phát triển về phương diện tiềm năng của con người
Thứ ba, nguyên tắc phân phối theo sự cống hiến. Trong sản xuất và sinh hoạt, mỗi
một cá nhân đầu tư vào chất lượng và số lượng lao động, yếu tố sản xuất của đầu tư hồn
tồn khơng giống nhau, do đó cống hiến cụ thể trong xã hội cũng có sự khác biệt. Năng
lực và cống hiến không giống nhau, thu nhập sẽ khác biệt, đó là cơng bằng.
Thứ tư, ngun tắc quan tâm đến người yếu thế. Một xã hội quá cường điệu sự
bình đẳng khó tránh khỏi rơi vào bình qn chủ nghĩa, sẽ tổn hại nghiêm trọng đến tính
tích cực của người lao động, rơi vào hiệu suất thấp, không phù hợp với nguyên tắc công
4


bằng. Nhưng do kết quả là khơng bình đẳng, vị trí xã hội của lợi ích các nhóm yếu thế
do sự khác biệt về giàu nghèo cũng tạo thành hiện tượng khơng cơng bằng. Do đó, chính
sách xã hội cần phải hướng về các nhóm yếu thế, bảo đảm lợi ích cho các nhóm này,
thực hiện người người đều chung hưởng, tất cả đều nhận được lợi ích.
2.3.

Điều kiện thực hiện công bằng xã hội


Trong giai đoạn hiện nay, để duy trì và thực hiện chế độ cơng bằng điều quan
trọng là xây dựng được nội dung chủ yếu công bằng quyền lợi, công bằng cơ hội và công
bằng quy tắc làm hệ thống bảo đảm công bằng xã hội.
Thứ nhất, cần có năng lực sáng tạo duy trì mơi trường chế độ của công bằng quyền
lợi. Thiết thực duy trì và thực hiện các quyền lợi của cơng dân được quy định trong Hiến
pháp và pháp luật, bảo đảm toàn thể các thành viên trong xã hội đều được bảo đảm
quyền lợi.
Thứ hai, chấp nhận sự khác biệt về thu nhập trong phạm vi hợp lý giữa các thành
viên trong xã hội. Sự khác biệt về thu nhập nếu khơng nỗ lực giải quyết sẽ mất đi tính
tích cực, ảnh hưởng đến sự đoàn kết ổn định trong xã hội. Điều chỉnh hợp lý chế độ phân
phối thu nhập quốc dân, tích cực thúc đẩy đổi mới chế độ phân phối, nỗ lực giải quyết
sự khác biệt thu nhập giữa các khu vực và giữa các thành viên trong xã hội.
Thứ ba, quan tâm đến sinh hoạt sản xuất của quần chúng nghèo khổ, thiết thực
giải quyết thực tế nghèo khổ của người dân. Trước mắt, thể hiện không ngừng quá trình
chuyển đổi giải quyết vấn đề thất nghiệp lao động ở nơng thơn, giúp đỡ các nhóm yếu
thế, tạo thành sự quan tâm chung của toàn xã hội.
Thứ tư, xây dựng và kiện toàn chế độ an sinh xã hội. An sinh xã hội là điều tiết
phân phối, hóa giải các mâu thuẫn trong xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xúc tiến quốc
gia thịnh trị lâu dài. Chúng ta cần tiến một bước hoàn thiện chế độ y tế, chế độ nhà ở,
chế độ dưỡng lão để dân tin và để làm lợi cho nhân dân.
2.4.

Công bằng xã hội là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

Cơng bằng là tiêu chí quan trọng của tiến bộ, văn minh xã hội, cũng là cơ sở phát
triển xã hội. Nhân loại đối với việc theo đuổi giàu có phong phú, tất yếu xây dựng cơ sở
của công bằng, ngược lại xã hội khơng có chế ước đạo đức sẽ dẫn tới tình trạng hỗn
loạn, bất ổn. C.Mác đã xây dựng cơ sở khoa học để xây dựng và thực hiện, chỉ rõ căn
nguyên của xã hội không công bằng là chế độ áp bức bóc lột của chế độ tư bản chủ
5



nghĩa, nhận ra rằng chỉ có cải tạo chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ tư hữu, thực
hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mới có thể thực hiện cơng bằng chân chính.
Chính vì vậy, lấy việc thực hiện công bằng nhân loại là chỉ ra tiền viễn cảnh của văn
minh sáng lạn.
Công bằng là giá trị cơ bản của văn minh nhân loại, là theo đuổi giá trị chung của
nhân loại và là quan điểm giá trị cốt lõi của văn hóa Việt Nam trở thành bộ phận cấu
thành quan trọng của văn minh nhân loại.
Công bằng là yêu cầu nội tại của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang phấn
đấu xây dựng. Thực hiện công bằng là yêu cầu bản chất của chủ nghĩa xã hội. Trong
điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, công bằng là thúc đẩy sự phát triển, xúc tiến q trình phát triển
lành mạnh hài hịa; tiến hành sắp xếp chế độ và căn cứ dựa vào sáng tạo xã hội mới, là
nguyên tắc cơ bản điều tiết quan hệ giữa các tầng lớp trong xã hội, cũng là tăng cường
sức nghi tụ xã hội, ngọn cờ quan trọng để tụ hợp và hiệu triệu xã hội. Chỉ có thực hiện
cơng bằng người dân mới có thể phát triển, các quan hệ xã hội mới có thể được điều tiết,
tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của người dân được phát huy, xã hội mới có
thể hài hịa ổn định, tồn thể nhân dân mới có thể đồng tâm hiệp lực xây dựng và phát
triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện xã hội công bằng là mục tiêu đấu tranh và chủ trương nhất quán của
Đảng ta. Đất nước phát triển trong đổi mới và hội nhập càng cần phải theo đuổi mục tiêu
công bằng. Thực hiện thắng lợi dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện độc lập dân tộc và
giải phóng nhân dân, không ngừng tăng cường sức mạnh tổng hợp, nâng cao mức sống
trung bình của nhân dân, thực hiện cơng bằng. Ngay từ khi đất nước giành được độc lập,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao cơng bằng "Khơng sợ thiếu chỉ sợ không công bằng..."
xây dựng chế độ kinh tế cơ bản, chế độ văn hóa cơ bản, chế độ chính trị cơ bản đều bao
hàm sự theo đuổi công bằng. Trong thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, chủ trương đổi
mới tư duy, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, bài trừ phân
hóa hai cực, trên cơ sở đó để thực hiện giàu có chung, từ đó mà thực hiện yêu cầu và

bản chất của xã hội chủ nghĩa là công bằng, vấn đề cơ bản của xã hội là lấy giải quyết
thơng qua chính sách, chế độ để bảo đảm và thỏa mãn lợi ích của đơng đảo nhân dân.
Phát triển xã hội công bằng trở thành mục tiêu quan trọng và đặc trưng cơ bản của chế
độ xã hội chủ nghĩa, là ý niệm xã hội chủ nghĩa, là quy tắc và là q trình thực hiện có
hệ thống mục tiêu công bằng.
6


CHƯƠNG II
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thường được hiểu là sự tăng lên về qui mô sản lượng của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc
sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng qui mô sản lượng kinh tế nhanh hay
chậm so với thời điểm gốc. Qui mô và tốc độ tăng trưởng luôn là cặp đôi trong nội dung
của khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay trên thế giới, người ta thường tính mức gia
tăng về tổng giá trị của cải xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế trước
yêu cầu tồn tại và phát triển.
1.2.

Thực trạng của việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh trong 30 năm qua, với thu nhập bình quân
tăng và số người nghèo giảm đều và đáng kể. Trên thực tế, gần 30 triệu người đã vượt
chuẩn nghèo chính thức từ thập niên 19901 khi thu nhập GDP tính theo đầu người tăng từ

100 USD vào năm 1990 lên 2.300 USD vào năm 2015. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
bình quân đạt 5-6% trong ba thập kỷ qua, với tỷ lệ tăng trưởng bình quân khoảng 6,4%
trong thập niên 2000.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các chính sách theo đuổi trong ba thập kỷ
qua đã giúp giảm tỷ lệ nghèo trên cả nước. Nhưng khoảng cách giàu nghèo đang ngày
càng tăng. Trong khi Việt Nam tiếp tục duy trì chuyển đổi cơ cấu và giảm nghèo, mức
tăng trưởng có xu hướng có lợi cho người giàu, với thu nhập từ nông nghiệp và sản xuất
cơng nghiệp chỉ tăng đối với nhóm từ 10% tới 20% giàu nhất2.

1
Ngân hàng thế giới 2012. “Khởi đầu tốt nhưng chưa hồn thành: Thành tích giảm nghèo ấn tượng của Việt Nam và nhưng
thách thức mới”
2
Saumik và cộng sự 2016. Thay đổi cơ cấu và bất bình đẳng ở Việt Nam. Tài liệu nghiên cứu ADBI.

7


Mất cơng bằng theo chiều ngang hay theo nhóm cũng là một thách thức lớn ở Việt
Nam và đang cản trở cơng cuộc xóa nghèo và giảm bất bình đẳng nói chung trên cả
nước. Những khác biệt đáng kể đang tồn tại giữa các vùng và các nhóm dân tộc khác
nhau sống tại đây. Khác biệt đáng kể đầu tiên là giữa các vùng thành thị và nông thôn:
theo số liệu KSMSDC năm 2012, 5,4% dân số thành thị sống dưới chuẩn nghèo, so với
22,1% dân số nông thôn. Bằng chứng cũng cho thấy giảm nghèo và lợi ích của tăng
trưởng phân bổ khơng đều trên cả nước, bất bình đẳng thu nhập tăng giữa các vùng và
trong nội bộ vùng3.
Việt Nam đạt được tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục
tiểu học. Năm 2011, chỉ khoảng 2% dân số độ tuổi từ 20 đến 25 ở trong tình trạng nghèo
cùng cực về giáo dục – nghĩa là trẻ được đến trường dưới hai năm. Có thêm 2% trong
tình trạng nghèo tương đối về giáo dục, được đến trường khoảng từ hai đến bốn

năm4.Tuy nhiên, tiến bộ này chưa nhanh và đủ để đảm bảo giáo dục chất lượng cho mọi
người dân. Bên cạnh đó, dù tỷ lệ nhập học tăng ở mọi cấp, khoảng cách về tỷ lệ nhập
học vẫn tồn tại ở các nhóm kinh tế – xã hội khác nhau. Trẻ em thuộc nhóm nghèo nhất
xã hội và nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) chịu thiệt thòi nhiều nhất về giáo dục. Trên
thực tế, kết quả học tập của trẻ hộ nghèo không thay đổi nhiều trong 20 năm qua5, nghĩa
là có khoảng cách ngày càng tăng về kết quả học tập giữa con hộ giàu và con hộ nghèo.
Tỷ lệ hoàn thành bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông của trẻ thuộc các hộ nghèo
nhất và các hộ DTTS thấp hơn rất nhiều. Năm 2012, tỷ lệ nhập học đúng tuổi ở bậc trung
học phổ thông là 90% đối với nhóm ngũ phân vị giàu nhất, so với 68% đối với nhóm
ngũ phân vị nghèo nhất và 81% với nhóm ngũ phân vị nghèo thứ nhì (hay “cận nghèo”) 6.
Tài chính y tế ở Việt Nam phụ thuộc vào nguồn chi của tư nhân, nhất là chi trả tự
túc của hộ gia đình. Giá trị chi trả tự túc tăng từ 43,5% năm 2012 lên 48% tổng chi cho
y tế năm 2013 (tỷ lệ cao nhất trong tổng chi cho y tế) 7, khiến nhiều hộ dân, đặc biệt hộ
có chủ hộ là nữ, hộ nghèo nơng thơn và hộ DTTS) có nhiều nguy cơ bị nghèo. Ở Việt
Nam, tỷ lệ chi phí “thảm họa” (tức chi phí y tế chiếm bằng hoặc trên 40% khả năng chi
trả) và nghèo hóa do chi phí y tế khá cao (dù đang giảm) trong giai đoạn 1992 – 2012,

3

Tài liệu nghiên cứu ADBI
Bhatkal, Tanvi và Chiara Mariotti (2016) “Ai bị bỏ lại sau ở châu Á? Dẫn chứng ở Bangladesh và Việt Nam”. Báo cáo.
Luân Đôn: Viện Phát triển Hải ngoại.
5
Lò Thị Đức và Nguyễn Thị Ngọc. Phát hiện từ KSMSDC 2012. TTTK-NHTG.
6
Khảo sát mức sống dân số (KSMSDC), 2012.
7
Dự án chính sách y tế 2016. Tài chính y tế ở Việt Nam. PEPFAR/USAID.
4


8


đặc biệt ở các nhóm dân thiệt thịi như người nghèo, người có khả năng tiếp cận giáo
dục thấp và người dân nông thôn.
2.

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ
HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mặt của một quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, có quan hệ tương hỗ lẫn nhau.
Tăng trưởng là tiền đề về vật chất – kinh tế để thực hiện cơng bằng. Một xã hội có
nền kinh tế phồn vinh, giàu có phải là một xã hội đạt được và duy trì được sức tăng trưởng
kinh tế. Khơng có một nền kinh tế tăng trưởng thì khơng có tiềm lực vật chất để tiếp tục
đầu tư cho hoạt động sản xuất – kinh doanh, khơng có điều kiện vật chất để cải thiện,
nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của dân cư.
Nếu tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiền đề thì cơng bằng xã hội là động lực và
mục tiêu thúc đẩy của quá trình tăng trưởng kinh tế, là nhân tố bảo đảm ổn định và lành
mạnh xã hội. Đồng thời, là mục tiêu của đổi mới để phát triển đi đúng định hướng xã
hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, cần phải dựa vào cơng bằng xã hội để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Có như thế mới vừa đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa thực hiện
được định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Ví dụ, khi việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất của các chủ thể là cơng bằng thì
tự nó sẽ tạo ra động lực để thu hút và phát huy hiệu quả mọi nguồn lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu việc tiếp cận các nguồn lực khơng cơng bằng thì sẽ khơng
thể có sự tăng trưởng kinh tế nào hết, và nếu việc tiếp cận nguồn lực q bất cơng thì sẽ
dẫn đến phá hoại sản xuất. Nếu phân phối thu nhập mà cơng bằng, thì người tiếp nhận
phân phối sẽ cảm nhận được thu nhập mà họ được hưởng là hợp lý với mức đóng góp
của mình, nhờ đó tính tích cực sản xuất tăng lên. Công bằng không chỉ tạo ra điều kiện

để ổn định kinh tế, xã hội mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực chất việc giải quyết
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là quá trình gắn kết kinh tế
với xã hội trong phát triển bền vững8.
Tăng trưởng là điều kiện cần nhưng chưa đủ để cải thiện mức sống. Hầu hết các
nước đang phát triển ưu tiên tăng trưởng kinh tế hơn các vấn đề khác như xóa đói giảm
nghèo, giảm bất bình đẳng. Tuy tốc tộ tăng trưởng kinh tế tăng nhưng mức sống người
8
United Nations: The International Forum for Social Development Social Justice in an Open World: The Role of the United
Nations, New York, 2006, p.11-12, 21.

9


dân khơng được cải thiện. Do đó, muốn cải thiện thì tăng trưởng phải đi đơi với vấn đề
cơng bằng được thực hiện thơng qua phân phối lại dưới hình thức thuế và trợ cấp xã hội.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam độc lập ,
thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu tổng
quát. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những tiêu chí cơ bản nhất cần phải
đạt tới. Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế có thể tạo cơ sở để thực hiện công bằng xã
hội và ngược lại, nó cũng có thể gây nên bất bình đẳng trong xã hội. Cũng như vậy, việc
thực hiện công bằng xã hội khơng chỉ thể hiện tính nhân văn của xã hội, mà cịn có thể
thúc đẩy hay kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả của quan hệ này ở nước ta hiện
nay được phát huy như thế nào phụ thuộc và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế
cũng như quan điểm chỉ đạo của Đảng và mức độ hiện thực hóa quan điểm đó trong thực
tiễn cuộc sống.
3.

GIẢI PHÁP CHO MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.


Nền kinh tế thị trường hiện đại với đặc trưng cơ bản là đời sống kinh tế dân chủ
kết hợp với vai trò và hướng điều tiết của Nhà nước là cơ chế đảm bảo giải quyết tốt mối
quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. Sau đây là một số giải pháp nhằm giải
quyết tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
1.
Chiến lược tăng trưởng kinh tế phải hướng vào giải quyết các vấn đề đói
nghèo và cơng bằng xã hội. Đối với nước ta để gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo
và bất công bằng trong phân phối thu nhập trong giai đoạn tới cần chú ý: phát triển kinh
tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục là hướng được quan tâm để có thể thực hiện
xóa đói giảm nghèo trên diện rộng; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ của khu
vực đô thị.
2.
Tiếp tục đổi mới nền kinh tế nhằm bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng bền
vững. Đẩy nhanh cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, cải cách khu vực tài chính:
khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nâng cao sức cạnh tranh và mức
độ hội nhập của nền kinh tế; cải tiến quản lý khu vực kinh tế nhà nước; cải cách nền
hành chính quốc gia.
3.
Phát triển giáo dục đào tạo và có các chính sách quan tâm đến người
nghèo, vùng nghèo. Xây dựng một nền giáo dục công bằng hơn, chất lượng hơn cho tất
cả mọi người, đặc biệt quan tâm đến người nghèo, vùng nghèo. Tăng tỷ lệ đầu tư cho

10


giáo dục và phân bổ công bằng hơn để cải các giáo dục nhằm nâng cao chất lượng. Mở
rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
4.
Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, kế hoạch hóa gia đình, giảm gánh nặng
chi phí y tế cho người nghèo. Củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao dịch

vụ y tế, đặc biệt là tuyến y tế cấp xã. Tăng cường nguồn lực tài chính, ban hành chính
sách ưu tiên đối với các vùng, tuyến y tế cơ sở khó khăn. Thực hiện chiến lược dân số,
kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số.
5.
Đảm bảo tính hiệu quả và cơng bằng trong việc phân bổ chi tiêu và các
chương trình đầu tư công, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trực tiếp cải thiện đời
sống của các vùng nghèo. Cần có cơ chế phân bổ nguồn lực sao cho đảm bảo cơng bằng
và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Đa số người nghèo đều sống bằng nghề nông, nên cần
quan tâm đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn ( thủy lợi, đường xá, đê điều,…).
6.
Cần có các chương trình hỗ trợ đặc biệt và phát triển mạng lưới an sinh xã
hội để trợ giúp các đối tượng khó khăn. Giúp họ tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi,
chuyển giao kỹ thuật sản xuất thơng qua các hình thức khuyến nơng thích hợp hoặc các
hoạt động dạy nghề.
C. KẾT LUẬN
Cơng bằng xã hội của nước ta gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là một trong những
biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội sẽ tiến tới xóa bỏ mọi áp bức
bóc lột, bất cơng và mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và tồn xã hội. Đó
là cơng bằng xã hội lớn nhất triệt để nhất mà chúng ta đang phấn đấu vì sự nghiệp “dân
giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu đó, chắc
chắn phải kết hợp hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Việt Nam đã
đạt được mức tăng trưởng đáng kể trong vòng 30 năm qua, đời sống nhân dân dần được
cải thiện, công bằng xã hội ngày càng được thực thi rõ rệt. Chế độ phân phối gắn với
thành quả và hiệu quả lao động đã tạo ra những động lực thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra
công bằng xã hội. Với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta tin rằng Việt
Nam sẽ giải quyết tốt bài toán tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

11




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×