Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.21 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
---------------------------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ
HỌC KỲ II – NH: 2020-2021
MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ & Tên SV: Nguyễn Trí Bảo
MSSV: 46.01.611.010
Lớp: 46.01.TLH.B
Lớp HP: POLI200231
GVHD: Th.S Trần Thị Hồi Thương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


A. MỤC LỤC:
MỤC LỤC:
A. MỤC LỤC:
B. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

C. PHẦN NỘI DUNG: ...................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI: ................................................................1
1. Cách mạng công nghiệp: .............................................................................................1


a. Khái niệm: ...................................................................................................................1
b. Các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới: .........................................................1
c. Vai trị của cách mạng cơng nghiệp đối với phát triển: ..............................................2
2. Cơng nghiệp hóa: ........................................................................................................2
CHƯƠNG II. CÁC MƠ HÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TÍNH TẤT
YẾU KHÁCH QUAN CỦA CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM:
................................................................................................................................................3
1. Các mơ hình cơng nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới: ................................................3
a. Mơ hình cơng nghiệp hóa cổ điển: ..............................................................................3
b. Mơ hình cơng nghiệp hóa kiểu Liên Xơ (cũ): .............................................................3
c. Mơ hình cơng nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước cơng nghiệp mới: ...................3
2. Tính tất yếu khách quan của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: .................4
a. Cơng nghiệp hóa là quy luật phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà tất cả mọi quốc gia
đều phải trải qua: .........................................................................................................4
b. Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu thơng
qua cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: .............................................................................4
CHƯƠNG III. NỘI DUNG CỦA CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT
NAM: .....................................................................................................................................4
1. Tạo điều kiện để thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản
xuất – xã hội tiến bộ: ...................................................................................................5


2. Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản
xuất – xã hội hiện đại: .................................................................................................5
a. Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại: ...................................5
b. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả: .........................6
c. Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất: ......................................................................................................................6
d. Thích ứng với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:........................6
CHƯƠNG IV. THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM: ........................................................................................7
1. Thực tiễn nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại: ...7
2. Thực tiễn nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế: ..........................................................8
3. Thực tiễn nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất: ............................................................................................................10
4. Sự thích ứng của nước ta với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: 10
5. Một số thành tựu nổi bật trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: .12
D. KẾT LUẬN: ...............................................................................................................13
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO: .......................................................................................14

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:
Chữ viết tắt:

Nội dung viết tắt:

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CMCN

Cách mạng công nghiệp


CMCN 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0


B. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Có thể nói, đã hơn 45 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước,
35 năm kể từ sau Đại hội Đổi mới năm 1986, đất nước ta bắt tay vào công cuộc xây
dựng xã hội mới được tiến hành toàn diện trên các mặt như quan hệ sản xuất, lực
lượng sản xuất. Xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật XHCN cũng là một mục tiêu rất
quan trọng trong thời kì quá độ lên XHCN.
Trên thế giới, chúng ta thấy rằng thực hiện CNH, HĐH chính là con đường tất yếu
để xây dựng nên cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại. “Cơng nghiệp
hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của q trình phát triển vì nó
đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa - xã hội của đất nước lên trình độ
mới” (Học viện chính trị khu vực II, 2021), xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho nền
sản xuất lớn hiện đại là một quy luật chung, phổ biến với nhiều nước. Tuy nhiên, do
hoàn cảnh xuất phát của từng nước là khác nhau nên cách thức tiến hành xây dựng cơ
sở vật chất, kĩ thuật là khác nhau.
Về nước ta, Việt Nam tiến lên XHCN từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ
và lao động thủ công, chưa có một nền đại cơng nghiệp, nên chúng ta cần tiến hành
CNH, HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật CNXH. Đây là một nhiệm vụ
trọng tâm và thiết yếu trong suốt thời kì quá độ lên XHCN. Xét thấy ý nghĩa và tính
chất hết sức quan trọng của nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước. Người nghiên cứu đi đến
xác lập đề tài: “Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Của Việc Thực Hiện Cơng Nghiệp Hóa,
Hiện Đại Hóa Ở Việt Nam Hiện Nay” nhằm làm rõ khái niệm CNH, HĐH và nội
dung, nhiệm vụ, thực tiễn của công cuộc CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Với mục đích xây dựng cơ sở lý luận về CNH,
HĐH, phương pháp nghiên cứu lý luận của đề tài này được tiến hành bằng cách tiếp
cận các tài liệu liên quan đến đề tài như khái niệm Cách mạng công nghiệp, khái niệm
Cơng nghiệp hóa, ... sau đó xây dựng phù hợp với đề tài.


1

C. PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI:
1. Cách mạng công nghiệp:
a. Khái niệm:
“Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của
tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong
quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động
xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một
cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật – cơng nghệ đó vào đời sống xã
hội.” (Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Ngơ Tuấn Nghĩa chủ biên), có thể
hiểu rằng cách mạng cơng nghiệp chính là sự phát triển của hệ thống làm nhiệm vụ
truyền dẫn sự tác động của con người (máy móc, thiết bị, ...) lên đối tượng lao động.
Sự phát triển này làm tăng năng suất lao động và thay đổi căn bản về phân công lao
động xã hội.
b. Các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới:
Về mặt lịch sử, cho đến nay con người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp
và đang thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
-

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi phát từ nước Anh, có nhiều tranh

cãi xung quanh thời gian diễn ra cuộc cách này, quãng thời gian diễn ra cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất được phổ biến nhất là từ giữa thế kỉ XVIII đến
giữa thế kỉ XIX. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp này là chuyển
từ lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng máy móc, cụ thể là sử dụng
năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.

-

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào khoảng nửa cuối thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX. Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp này là sử dụng năng
lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt.

-

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ khoảng những năm đầu thập
niên 60 thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX. Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp
này là sử dụng công nghệ thông tin và máy tính để tự động hóa sản xuất.

-

Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triễn
lãm công nghệ Hannover ở Đức năm 2011. Nội dung của cuộc cách mạng công


2
nghiệp này là liên kết giữa thế giới thực và ảo, để thực hiện công việc thông minh
và hiệu quả nhất.
c. Vai trị của cách mạng cơng nghiệp đối với phát triển:
Mỗi cuộc cách mạng cơng nghiệp có những nội dung cốt lõi, phát triển nhảy vọt
về tư liệu lao động. Chính sự phát triển này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của

nền văn minh nhân loại. Vì vậy, vai trị của cách mạng cơng nghiệp là khơng thể phủ
nhận trong thúc đẩy phát triển:
Thứ nhất, là thúc đẩy về lực lượng sản xuất, thúc đẩy về lực lượng sản xuất bao
gồm:
-

Sự phát triển và thay đổi của tư liệu lao động.

-

Sự phát triển nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng.

-

Sự thay đổi về đối tượng lao động, công cụ lao động.
Thứ hai, là thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất:

-

Sự biến đổi về sở hữu tư liệu sản xuất.

-

Đặt ra yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

-

Sự thay đổi, phát triển trong quản trị, quản lý quá trình sản xuất trong lĩnh vực tổ
chức, quản lý kinh doanh.


-

Đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất.

-

Tạo điều kiện tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội giữa
các nước. Tạo điều kiện cho các nước mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh
tế quốc tế.
Thứ ba, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển, các cuộc cách mạng

công nghiệp làm cho công nghệ phát triển nhanh chóng. Vì vậy, phương thức quản
trị, điều hành của các chính phủ cũng có sự thay đổi để thích ứng. Song, thể chế quản
lý kinh doanh trong các doanh nghiệp cũng có những biến đổi lớn với việc sử dụng
công nghệ cao để cải tiến quản lý sản xuất, thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến phương
thức quản trị, điều hành của nhà nước và của doanh nghiệp.
2. Công nghiệp hóa:
“ Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động
thủ cơng là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm


3
tạo ra năng suất lao động xã hội cao.” (Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Ngơ
Tuấn Nghĩa chủ biên), có thể hiểu rằng cơng nghiệp hóa là chuyển từ sản xuất thủ công
sang sản xuất bằng máy móc nhằm có năng suất lao động cao hơn, hay cũng có thể hiểu
cơng nghiệp hóa là một q trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong các nghành
kinh tế. Cơng nghiệp hóa là một phần của q trình hiện đại hóa.
CHƯƠNG II. CÁC MƠ HÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TÍNH TẤT
YẾU KHÁCH QUAN CỦA CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM:

1. Các mơ hình cơng nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới:
a. Mơ hình cơng nghiệp hóa cổ điển:
Mơ hình này thể hiện q trình cơng nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển. Sự
phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ, tiêu biểu như ngành dệt đã kéo theo sự phát
triển của các ngành nông nghiệp, hai ngành này phát triển kéo theo sự phát triển của
ngành công nghiệp nặng, tiêu biểu là ngành cơ khí chế tạo máy.
b. Mơ hình cơng nghiệp hóa kiểu Liên Xơ (cũ):
Mơ hình này thể hiện q trình cơng nghiệp hóa ở nước Liên Xơ (cũ) và các nước
XHCN ở Đơng Âu (cũ). Mơ hình cơng nghiệp hóa này chú trọng đến phát triển cơng
nghiệp nặng, nhà nước thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh nhằm huy
động các nguồn lực trong xã hội để phát triển các ngành công nghiệp nặng.
c. Mơ hình cơng nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước cơng nghiệp mới:
Mơ hình này cho thấy q trình cơng nghiệp hóa của các nước như Nhật Bản, Hàn
Quốc, ... đã rút kinh nghiệm từ mơ hình cơng nghiệp hóa cổ điển và cơng nghiệp hóa
kiểu Liên Xơ (cũ). Mơ hình cơng nghiệp hóa này chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu, phát
triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, tiếp thu và tận dụng lợi thế về khoa
học, công nghệ của các nước đi trước, phát huy nguồn lực, lợi thế trong nước và thu
hút nguồn lực từ bên ngồi để phục vụ q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong mơ hình này, yếu tố tiếp thu và tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của
các nước đi trước là rất quan trọng. Các nước đang và kém phát triển có thể thực hiện
con đường này bằng cách xây dựng các chiến lược nghiên cứu, phát triển khoa học.
Kết hợp vừa nghiên cứu, chế tạo vừa tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước
phát triển hơn, đây là con đường cơ bản và lâu bền, đảm bảo đi tắt và bám đuổi theo
các nước phát triển hơn.


4

2. Tính tất yếu khách quan của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
“Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt

động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động
thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương
tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ
khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.” (Giáo trình Kinh tế
Chính trị Mác – Lênin, Ngơ Tuấn Nghĩa chủ biên). Lý do khách quan Việt Nam phải thực
hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là do cơng nghiệp hóa là quy luật phát triển lực lượng
sản xuất xã hội mà tất cả mọi quốc gia đều phải trải qua và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu thơng qua cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
a. Cơng nghiệp hóa là quy luật phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà tất cả mọi
quốc gia đều phải trải qua:
Cơng nghiệp hóa là q trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế. Thơng qua
cơng nghiệp hóa, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân được trang bị tư
liệu sản xuất, kỹ thuật công nghệ hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động.
b. Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu
thông qua cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Bất kì quốc gia nào trên thế giới muốn đi theo con đường đi lên XHCN đều phải
thực hiện một nhiệm vụ, đó là xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật XHCN. Và “Cơ sở
vật chất, kỹ thuật XHCN phải là nền kinh tế hiện đại: có cơ cấu kinh tế hợp lý, có
trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và cơng nghệ hiện đại” (Giáo trình
Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Ngơ Tuấn Nghĩa chủ biên). Từ đó thấy rằng, Việt Nam
đang trong thời kì q độ lên XHCN vì vậy việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của
CNXH là rất quan trọng, mà cơng nghiệp hóa chính là con đường để thực hiện nhiệm
vụ đó, là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà
mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn.
CHƯƠNG III. NỘI DUNG CỦA CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM:
Căn cứ trên cơ sở lý luận về CNH, HĐH và tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH ở Việt
Nam. Nội dung CNH, HĐH ở Việt Nam bao gồm tạo điều kiện để thực hiện chuyển đổi từ nền
sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ và thực hiện các nhiệm vụ để chuyển
đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hội hiện đại, cụ thể:



5
1. Tạo điều kiện để thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản
xuất – xã hội tiến bộ:
Muốn thực hiện CNH, HĐH không những chỉ dựa trên những tiền đề, yếu tố trong nước
mà cịn cả quốc tế. Do đó, việc tạo lập các điều kiện cần thiết, thuận lợi trên tất cả các mặt
của đời sống sản xuất xã hội, ví dụ như: tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực, ... . Song,
cần thực hiện đồng thời việc tạo lập các điều kiện và nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước.
2. Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản
xuất – xã hội hiện đại:
Các nhiệm vụ đó bao gồm:
a. Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại:
-

Q trình thực hiện CNH, HĐH địi hỏi phải ứng dụng những thành tựu khoa học,
công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế. Song, trong quá
trình thực hiện, cần lưu ý phải có sự lựa chọn phù hợp với khả năng, trình độ và
điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn ở nước ta, tuyệt đối khơng chủ quan, cũng
khơng nóng vội hay trì hỗn trong q trình ứng dụng thành tựu khoa học, cơng
nghệ hiện đại vào q trình CNH, HĐH của đất nước.

-

Thực hiện CNH, HĐH cũng đòi hỏi phải phát triển các nghành công nghiệp theo
hướng hiện đại, dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học, công nghệ mới. Đồng
thời, cần lưu ý đến đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao
động và sản lượng vì Việt Nam xuất thân là đất nước nơng nghiệp và hiện nay vẫn
là một nước nông nghiệp.

-


Cuối cùng, cần lưu ý rằng việc ứng dụng thành tựu khoa học, cơng nghệ hiện đại
vào q trình CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam cần gắn liền với nền kinh tế tri
thức vì trong nền kinh tế tri thức, những ngành có tác động mạnh mẽ tới sự phát
triển là những nghành dựa vào những thành tựu mới của khoa học, công nghệ,
cũng tức là dựa vào tri thức.
Ba đặc điểm trên cho thấy, trong công cuộc CNH, HĐH ở nước ta, cần phải ứng

dụng nhanh chóng hơn những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và tri thức mới.
Quá trình CNH, HĐH cần phải gắn liền với nền kinh tế tri thức. Ngoài ra, cần vừa kết
hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của người Việt Nam với nguồn vốn tri thức mới của
nhân loại, phát triển tuần tự kết hợp với đi tắt đón đầu nhằm vừa phát triển kinh tế xã


6
hội bền vững vừa rút ngắn được khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực
và trên trường quốc tế.
b. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả:
Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các
thành phần kinh tế. Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển của
nền kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy
cơ cấu nghành kinh tế chiếm vị trí quan trọng nhất trong hệ thống các cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả là q trình tăng tỷ
trọng của hai ngành cơng nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp
trong GDP - Tổng sản phẩm quốc nội.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH gắn với sự phát triển của
phân cơng lao động trong và ngồi nước, từng bước hình thành các nghành, các vùng
chun mơn hóa sản xuất, để khai thác thế mạnh, nâng cao năng suất lao động, đồng
thời phát huy nguồn lực của các ngành kinh tế, vùng kinh tế và các thành phần kinh
tế.” (Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, Ngô Tuấn Nghĩa chủ biên). Song, cần

lưu ý rằng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng hiện đại, hợp lý và
hiệu quả thì khơng tách rời sự phát triển của các lĩnh vực khác của nền kinh tế, sự
chuyển đổi này cần được đặt trong chiến lược phát triển tổng thể của nền kinh tế.
c. Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất:
Mục tiêu thực hiện công cuộc CNH, HĐH ở nước ta chính là xây dựng CNXH, vì
vậy cần từng bước thực hiện hoàn thiện quan hệ sản xuất. Thực hiện thường xuyên
các nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý, ... .
d. Thích ứng với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Ngày nay, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt
Nam không tránh khỏi ảnh hưởng mạnh mẽ lên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội. Để
thích ứng với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp này, công cuộc CNH, HĐH
ở Việt Nam cần đáp ứng những nội dung chủ yếu sau:
-

Thứ nhất, hoàn thiện các thể chế, cải thiện khung pháp lý để đẩy mạnh phát triển
sáng tạo, đổi mới sáng tạo, tăng vốn cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo nhằm xây
dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo.


7
-

Thứ hai, nắm bắt nhanh chóng và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Huy động tối đa có thể các nguồn lực trong nước
và quốc tế để phục vụ cho việc nghiên cứu, triển khai và ứng dụng các thành tựu
của cuộc cách mạng 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống xã hội.

-


Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện để ứng phó với tác động tiêu cực từ cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 như thực hiện xây dựng và phát triển hạ tầng kĩ thuật về công
nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số/ thực hiện chuyển đổi
số nền kinh tế và quản trị xã hội/ thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn/ phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

CHƯƠNG IV. THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN CƠNG CUỘC CƠNG NGHIỆP HĨA,
HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM:
1. Thực tiễn nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, cơng nghệ hiện đại:
Nhìn lại q trình CNH, HĐH ở Việt Nam, khoa học, cơng nghệ đã đóng góp quan
trọng và tồn diện vào sự phát triển kinh tế, xã hội, trải dài trên nhiều lĩnh vực, một số
thành tựu nổi bật nhờ đóng góp của khoa học, công nghệ Việt Nam gần đây:
-

Trong khoa học xã hội: Tháng 11 năm 2020 Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận
bản thảo Bộ Lịch sử Việt Nam do hơn 300 nhà khoa học thực hiện trong 5 năm,
đây được xem là “bộ Quốc sử mang tính chất quốc gia chính thống”. Nhiều nghiên
cứu khoa học về giáo dục, tâm lý học có chất lượng và được cơng nhận rộng rãi.

-

Trong nông nghiệp: đã chọn tạo, công nhận chính thức 32 giống cây trồng, vật
ni, 36 tiến bộ kỹ thuật, trong đó 2 giống lúa được sản xuất quy mô lớn. Nghiên
cứu thành công việc sinh sản nhân tạo tôm mũ ni, hải sâm vú, trai tai tượng - là
các nguồn gen thủy sản có giá trị kinh tế cao. Cơng trình nghiên cứu phương pháp
đo lường nước trong nơng nghiệp: “Mơ hình lưu lượng dịng chảy đo lường lượng
nước có thể sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp và lượng nước cần dự trữ để bảo
vệ môi trường.” đã được nhận giải thưởng Eureka.

-


Trong công nghiệp: đã chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyền sản xuất,
chủng loại vật liệu mới phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, cơng
nghiệp hỗ trợ, nơng nghiệp,… .

-

Trong y tế: Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành cơng quy trình ghép chi thể từ
người cho chết não, ghép ruột từ người cho sống, phẫu thuật tách thành công cặp


8
trẻ sơ sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi bị dính liền cơ thể, phát minh thành công tạo tế
bào gốc từ màng cuốn rốn,...
-

Trong y dược: trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ KH&CN đã huy động các
chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ cấp bách với
nhiều kết quả quan trọng như: Việt Nam là 1 trong 3 nước đầu tiên phân lập, nuôi
cấy thành công virus; làm chủ công nghệ sản xuất bộ KIT phát hiện SARS-CoV2 đạt tiêu chuẩn quốc tế; sản xuất vaccine phịng COVID-19 bằng cơng nghệ
protein tái tổ hợp và thuốc kháng thể đơn dòng điều trị đặc hiệu COVID-19, trong
đó vắc xin Nanocovax đang thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện; tổng
hợp trên 1.700 cơng bố khoa học quốc tế về dịch bệnh; phát huy đề án Hệ tri thức
việt số hóa trong truy vết người tiếp xúc; nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm thành
công Robot vận chuyển, Robot khử khuẩn sàn nhà trong khu cách ly.

-

Công nghệ không gian - vũ trụ: Vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon năm 2013, đến vệ
tinh MicroDragon năm 2019 và sắp tới là vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa

học Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam) nghiên cứu và chế tạo dự kiến được phóng lên quỹ đạo vào khoảng 7 giờ 48
phút đến 7 giờ 59 phút ngày 1/10/2021 theo giờ Việt Nam.

Đó chỉ là các ví dụ điển hình và chưa thể thể hiện hết đóng góp to lớn của khoa học,
công nghệ đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH.
Nhìn chung, khoa học, công nghệ đã, đang và sẽ tạo nên những đột phá mới trong việc
giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra, tham gia phát triển các ngành, lĩnh vực,
góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
2. Thực tiễn nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế:
Theo Tạp chí Tài chính (4/9/2021): “Từ một nền kinh tế lúa nước lạc hậu với khoảng
90% lao động làm nông nghiệp, sau 35 năm đổi mới và đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển dịch tích cực theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được một số thành tựu quan trọng như: Kinh tế liên
tục tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lạm phát được kiểm soát trong giới hạn cho
phép... Đóng góp vào những thành tựu này là nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế để tận dụng hiệu quả các nguồn lực quan trọng của xã hội.”
-

Về cơ cấu ngành kinh tế, dẫn chứng cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
CNH, HĐH, Tạp chí Cộng sản (8/1/2009) như sau: “tỷ trọng trong GDP của ngành


9
nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống 27,2% năm 1995; 24,5%
năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2008 ước cịn 20,6%. Tỷ trọng cơng
nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm 1995 tăng lên 28,8%;
năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2008 ước tính sẽ tăng đến 41,6%.
Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990 là 38,6%; năm 1995:
44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2008 sẽ là khoảng 38,7%.”

Qua 35 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tăng trưởng ấn
tượng và từng bước hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Đặc biệt, trong
giai đoạn 5 năm gần đây nhất từ 2015-2020, kinh tế Việt Nam tiếp tục “có sự chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, giảm dần nguồn lực khu vực nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản, nguồn lực phân bổ cho khu vực cơng nghiệp, khai khống, xây dựng
và khu vực dịch vụ tăng dần.” Nhờ đó, nền kinh tế thu hút ngày càng nhiều các nguồn
lực quan trọng và làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong
khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm.
Cũng theo Tạp chí Cộng sản (8/1/2009) cho thấy sự thay đổi về cơ cấu các thành phần
kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế như sau:
-

Cơ cấu thành phần kinh tế: “kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy
mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ
những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho
việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn
lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.”

-

Cơ cấu vùng kinh tế: “trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã
hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sơng
Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng
Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế
trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước.”

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu của Việt Nam về cơ cấu ngành, thành phần và

vùng kinh tế là rất tích cực và có nhiều điểm sáng. Đặc biệt, cơ cấu ngành kinh tế đảm
bảo chuyển dịch theo hướng hiện đại, hiệu quả và hợp lý.


10
3. Thực tiễn nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất:
Ở thời kỳ trước Đại hội Đổi mới năm 1986, sau cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc
kéo dài, lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp kém, lạc hậu và chưa có điều kiện để
phát triển. Trong hồn cảnh đó, nước ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm hai thành phần kinh tế: thành
phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc
sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Ở thời kỳ sau Đại hội Đổi mới năm 1986, chủ trương đổi mới phương thức quản
lý kinh tế và cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong hồn cảnh lực lượng
sản xuất khơng ngừng phát triển, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng các mối quan
hệ xã hội đã vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực
lượng sản xuất và được đạt nhiều thành tựu đáng kể. “Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP
của nước ta là 8,4 %, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh nhiều nước rơi vào
khủng hoảng thì vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam vẫn cao,cụ thể là 45 tỷ USD vốn
FDI từ 2005-2010, GDP trên người khoảng 1168 USD/người/năm.” Vì vậy, thực tiễn cho
thấy con đường hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất nước ta đang thực hiện là đúng đắn và đạt nhiều thành tựu quan trọng.
4. Thực tiễn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghệ
4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Việt Nam,
quốc gia đang chứng kiến sự cải tiến và ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc ở tốc độ
nhanh hơn bao giờ hết và rất đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin truyền thông
Việt Nam 2018 khẳng định, CMCN 4.0 có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 8 - 18

tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tháng
4-2017, Việt Nam tiếp cận với Cuộc CMCN 4.0 ở mức trung bình thấp, chỉ đạt 4,9/10
điểm về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0. Điều này được đánh giá dựa trên những
khía cạnh sau:
-

Đánh giá dựa trên các chỉ số cạnh tranh: Trong khi nguồn nhân lực Việt Nam
được đánh giá có ưu thế về các mơn học STEM (Science Technology
Engineering Math, là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa


11
học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học một cách tích hợp), nhưng theo đánh giá
của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Trường Đại học Cornell năm
2017, các chỉ số đánh giá của Việt Nam còn thấp. Chẳng hạn, năm 2017 chỉ số
về đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp thứ 47/127, mặc dù đã tăng 12 bậc so với năm
2016; về năng lực sáng tạo, Việt Nam xếp hạng 77/100; về đổi mới công nghệ,
Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 90/100. Theo số liệu của Bộ Cơng Thương, có tới
61% số doanh nghiệp Việt Nam hiện cịn đứng ngồi Cuộc CMCN 4.0 và 21%
số doanh nghiệp mới bắt đầu có các hoạt động chuẩn bị đầu tiên.
-

Đánh giá dựa trên trình độ cơng nghệ: Trình độ cơng nghệ của Việt Nam thấp.
Điều này có thể thấy qua tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ trung bình và cao
cấp của Việt Nam chỉ chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu, trong khi các
nước trong khu vực là 80%, thấp như Philippines cũng chiếm 50%. Đánh giá
mức kết nối Internet vạn vật (Internet of Things -IoT) ở mức trung bình, mức
kết nối giao thơng thông minh, công nghệ in 3D, vật liệu tiên tiến, năng lượng
tái tạo thấp. Với trình độ cơng nghệ ở mức thấp, năng suất lao động của Việt
Nam không cao, chỉ bằng 4,4% Singapore, 17,4% Malaysia, 35,2% Thái Lan,

48,5% Philippines (năm 2015). Vì vậy, nguy cơ mất việc làm do áp dụng những
tiến bộ của tự động hóa ở Việt Nam sẽ rất cao. Ở khía cạnh này, Việt Nam chỉ
có ưu điểm duy nhất là mật độ thuê bao di động vượt xa các nước có mức thu
nhập tương đương trong khu vực ASEAN. Năm 2017, số người sử dụng
Internet ở Việt Nam tăng lên 64 triệu, chiếm xấp xỉ 67% dân số.

-

Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục đang ở mức thấp: Chỉ
số về công nghệ và đổi mới của Việt Nam ở mức thấp nhất với 3,1/10 điểm,
đứng thứ 90/100 về công nghệ và đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ
92/100 về công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về năng lực
sáng tạo; xếp hạng 70/100 về nguồn lực con người, xếp thứ 81/100 về lao động
chuyên môn cao; xếp hạng 75/100 về chất lượng đào tạo đại học; đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển (R&D) chỉ chiếm 0,2% GDP, xếp hạng 82/100 nền
kinh tế.

Nhìn chung, tuy các chỉ số tiếp cận của nước ta với cuộc CMCN 4.0 ở mức không cao
nhưng cơ hội và lợi thế mà Việt Nam có được từ cuộc CMCN 4.0 là khơng nhỏ:


12
-

Trước hết, ý thức nắm bắt CMCN 4.0 ở Việt Nam mạnh mẽ và rộng khắp, điều
kiện hạ tầng công nghệ thơng tin (CNTT) khá tốt và chi phí rẻ. Việt Nam đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ cao và các công nghệ số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội,
đặc biệt đang tập trung vào một số ngành có lợi thế trong CMCN 4.0 như du lịch,
nơng nghiệp, tài chính, ngân hàng và logistics… CNTT cũng được tăng cường ứng
dụng trong đổi mới thể chế pháp luật, cải cách thủ tục hành chính.


-

Tỷ lệ người dùng CNTT cao là cơ hội tạo thêm việc làm trong lĩnh vực CNTT:
Nhu cầu lao động trong ngành CNTT đang tăng nhanh, với gần 15.000 việc làm
(năm 2016) và khoảng 80.000 sinh viên CNTT bước vào thị trường lao động trong
giai đoạn 2017 - 2018. Việc ứng dụng CNTT có được lợi ích lớn trong nâng cao
chất lượng cuộc sống và hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp đi đầu
của Việt Nam có trình độ phát triển khơng thấp hơn mức trung bình của thế giới.

-

Mức độ hội nhập quốc tế cao, cả về thương mại - đầu tư: Việt Nam có 16 hiệp
định thương mại tự do (FTA) tính đến năm 2017, bao gồm cả các hiệp định đã ký
kết, thực thi và đang đàm phán là minh chứng cho chủ trương chủ động hội nhập
quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại khu vực và
thế giới, thu hút được 310 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tính đến
năm 2017, tổng vốn giải ngân thực tế là 165 tỷ USD, trong đó gần 80% đến từ các
nước châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, Việt Nam có độ mở rất lớn trong nỗ lực
nắm bắt CMCN 4.0.

5. Một số thành tựu nổi bật trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Sau 35 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong cơng cuộc
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo
nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập sâu
rộng với khu vực và thế giới, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế và
uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Việt Nam đã và đang
dần khẳng định được vị thế là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp của khu
vực và của thế giới:
-


Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền cơng nghiệp có
năng lực cạnh tranh tồn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia
có năng lực cạnh tranh cơng nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới
vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO.


13
-

Cơng nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc
dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất
nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới
vào năm 2018.

-

Trong tổng số 32 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD vào năm 2019
hàng công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng.

-

Theo xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019, trong số 10 doanh
nghiệp lớn nhất thì có tới 8/10 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp.

Đầu tư cho phát triển công nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó, đầu tư FDI trở
thành động lực chính của phát triển cơng nghiệp và chuyển dịch cơ cấu phát triển các
ngành công nghiệp nước ta theo hướng hiện đại (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 70% tổng vốn đầu
tư FDI vào các ngành kinh tế, trong đó, đầu tư vào cơng nghiệp chế biến, chế tạo chiếm
tỷ trọng lớn nhất với xấp xỉ 60%).

Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu
đến năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc
nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về cơng nghiệp, tầm nhìn đến năm 2045, Việt
Nam trở thành nước cơng nghiệp phát triển hiện đại, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết
số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp
quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
D. KẾT LUẬN:
Sau 35 năm thực hiện thực hiện không ngừng nghỉ quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng trong việc phát
triển nền kinh tế, thay đổi bộ mặt đất nước, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo. Song, bên cạnh những
thành công đã đạt được, quá trình CNH, HĐH đất nước cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định
như: tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực cạnh tranh so với các
nước trong khu vực chưa cao, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát triển, ... .
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang tác động rất mạnh mẽ trên toàn cầu như hiện nay, Việt
Nam cần xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển có tầm nhìn dài hạn và bền vững, thực hiện
những giải pháp mang tính đồng bộ, chú trọng tái cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần chú ý
nâng cao vai trị định hướng của Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu
hút đầu tư của khu vực tư nhân; tạo các cơ chế tài chính, hình thành các chính sách phù hợp


14
khuyến khích đầu tư. Chỉ khi thực hiện được cái giải pháp một cách hợp lý, đồng bộ và hiệu quả
thì q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mới càng được đẩy mạnh phát triển, đóng góp quan
trọng cho việc xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh.

F. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo:
[1]. Ngô, Tuấn Nghĩa, Nguyễn, Quang Thuấn, Trần, Kim Hải, Đồn, Xn Thủy, Tơ, Đức Hạnh,
Nguyễn, Minh Khải, Phạm, Văn Dũng, Nguyễn, Hồng Cử, Nguyễn, Minh Tuấn, Phạm, Quang

Phan. (2019). Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin. Hà Nội.
[2]. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. (2014). Lý luận và thực tiễn về cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong q trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Đã truy cập ngày 27/9/2021 tại:
/>[3]. Cổng thơng tin điện tử Học viện Chính trị Khu vực II. (2021). Cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa: Kế thừa và phát triển của Đại hội XIII. Đã truy cập ngày 27/9/2021 tại:
/>[4]. Nguyễn, Hải Lý. (2020). Tìm hiểu quan điểm “Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố
trên nền tảng của tiến bộ khoa học, cơng nghệ và đổi mới sáng tạo” trong dự thảo văn kiện trình
Đại hội XIII của Đảng. Quảng trị: Khoa Lý luận cơ sở, trường Chính trị Lê Duẩn. Đã truy lục
ngày 27/9/2021 tại: />[5]. Cổng thông tin điện tử Sở Công thương – Nam Định. (2020). Những thành tựu nổi bật trong
phát triển cơng nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất

nước.

Đã

truy

cập

ngày

27/9/2021

tại:

/>

15
[6]. Nguyễn, Khánh. (2021). Thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần phát

triển kinh tế - xã hội. Đã truy cập ngày 28/9/2021 tại Báo điện tử Đài truyền hình Việt Nam
VTV: />[7]. Báo Dân tộc và Phát triển. (2021). Vệ tinh cỡ nhỏ - Thành tựu phát triển công nghệ vũ trụ
của Việt Nam. Đã truy cập ngày 28/9/2021 tại: />[8]. Tạp chí Tài Chính. (2021). Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam và những vấn đề
đặt ra. Đã truy cập ngày 28/9/2021 tại: />[9]. Trần, Anh Phương. (2009). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Thực trạng và những vấn đề đặt
ra.

Đã

truy

cập

ngày

28/9/2021

tại

Tạp

chí

Cộng

sản:

/>[10]. Bộ Khoa học và Cơng nghệ. (2018). Đổi mới để thích ứng cuộc Cách mạng Cơng nghiệp
4.0. Đã truy cập ngày 29/9/2021 tại: />[11]. Tổ chức Lao động Quốc tế. (2018). Cách Mạng Công Nghiệp 4.0 Tại Việt Nam: Hàm Ý
Đối


Với

Thị

Trường

Lao

Động.

Đã

truy

cập

ngày

29/9/2021

tại:

/>[12]. Công ty Luật Dương Gia. (2021). Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Đã truy cập ngày 30/9/2021 tại: />[13]. Hảo, Linh. (2017). ASEAN với CMCN 4.0: Cơ hội nhiều hơn thách thức. Đã truy cập ngày
30/9/2021

tại:

/>
thach-thuc/2017112302101716p1c785.htm.

[14]. Báo Vietnambiz. (2018). CMCN 4.0 có thể kéo GDP Việt Nam tăng thêm 8-18 tỷ USD/năm.
Đã truy cập ngày 30/9/2021 tại: />

16
[15]. Báo Tin Tức Việt Nam. (2018). Việt Nam với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đã truy
cập ngày 30/9/2021 tại tintuc.vn:
/>VTo_0NXUK3N9RGK9OcOopW8OHXMF0qZLy0A8ugj8n2Z6azaatSPqh6RoC4GYQAvD_BwE



×