Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bình luận các quy định pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.93 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1

MỞ ĐẦU
Rừng là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Nhưng hiện nay
rừng của nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về chất lượng và số lượng. Sự
suy giảm đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống của người dân.
Trước tình hình đó Nhà nước đã có những chính sách để bảo vệ và phát triển rừng.
Trong đó chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách mới và
đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Dịch vụ môi trường rừng đã mang lại lợi ích
về kinh tế cho hộ gia đình, tổ chức, cộng đồng bên cạnh đó cịn giúp hạn chế tình
trạng phá rừng và tăng hiệu quả bảo vệ rừng của hộ gia đình, tổ chức, …Để tìm
hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài : “Bình luận các quy định pháp
luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng” làm bài tập học kì của mình.
1


2


NỘI DUNG
1. Khái quát chung về chi trả dịch vụ mơi trường rừng
1.1 Cơ sở pháp lí
Chi trả dịch vụ môi trường được quy định tại các văn bản pháp luật sau:
- Luật bảo vệ môi trường 2014
- Luật lâm nghiệp 2017
- Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng
- Nghị định 147/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
1.2 Khái niệm về chi trả dịch vụ môi trường rừng


Khái niệm dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rường
được quy định tại Điều 3 nghi định 99/2010/NĐ-CP.
Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật,
động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Mơi trường
rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị
sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ
đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ
và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các lồi sinh vật, gỗ và lâm
sản khác.
Dịch vụ mơi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi
trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao
gồm các loại dịch vụ: Bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng,
lịng suối; Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; Hấp
thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng
các biện pháp ngăn chặn suy thối rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng
bền vững; Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh
3


thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và
con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sả
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử
dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ mơi trường rừng
2. Phân tích các quy định pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng
Các hình thức chi trả dịch vụ mơi trường rừng. Theo khoản 3 Điều 62 Luật
lâm nghiệp 2017 có hai hình thức chi trả dịch vụ mơi trường:
Chi trả trực tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp
cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Chi trả trực tiếp được áp dụng trong
trường hợp bên sử dụng dịch vụ mơi trường rừng có khả năng và điều kiện thực
hiện việc trả tiền thẳng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không cần

thông qua tổ chức trung gian. Chi trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
thỏa thuận tự nguyện giữa bên sử dụng và cung ứng dịch vụ mơi trường rừng,
trong đó mức chi trả khơng thấp hơn mức do Nhà nước quy định đối với cùng một
loại dịch vụ môi trường rừng.
Chi trả gián tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên
cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt
Nam. Chi trả gián tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ mơi
trường rừng khơng có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng
dịch vụ môi trường rừng mà thông qua tổ chức trung gian. Chi trả gián tiếp có sự
can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, giá dịch vụ môi trường rừng do Nhà nước quy
định.
Đây là hai hình thức để những đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường
rừng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền.Tuy nhiên, nhà nước
khuyến khích áp dụng chi trả trực tiếp cho tất cả các trường hợp nếu bên cung ứng
và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả
dịch vụ do Chính phủ quy định.
4


Theo khoản 2 Điều 63 Luật lâm nghiệp 2017 quy định về những đối tượng
phải chi trả dịch vụ môi trường là cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ
về bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối, điều tiết
và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện; Cơ sở sản xuất và cung ứng nước
sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước
sạch; Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì
nguồn nước cho sản xuất cơng nghiệp; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ
đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng; Tổ chức, cá
nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả
tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; Cơ sở nuôi trồng thủy sản

phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên,
nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy
sản; Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Đây là những chủ thể có tác động, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
nên họ cần phải thực hiện những nghĩa vụ như ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch
vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng hay trả
tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng
trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong
trường hợp chi trả gián tiếp. Vì họ những những chủ thể thực hiện các nghĩa vụ
liên quan đến chi trả dịch vụ mơi trường rừng nên có một số quyền lợi sau: Được
thơng báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi
khu rừng có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng; thơng báo về diện tích, chất lượng
và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ mơi trường rừng; Được quỹ bảo
vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường
rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng; Tham gia vào quá trình lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát
5


triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; Đề nghị
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo
đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử
dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.
Theo khoản 1 Điều 63 Luật lâm nghiệp 2017 và Nghị định 147/2016/NĐCP sửa đổi bổ sung nghị định 99/2010/NĐ-CP về đối tượng được chi trả dịch vụ
môi trường bao gồm: Thứ nhất, các chủ rừng bao gồm Ban quản lý rừng đặc dụng,
ban quản lý rừng phòng hộ; Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác; Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân được giao rừng; Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề
nghiệp về lâm nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân trong nước; Cộng đồng dân cư; Doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản
xuất. Thứ hai, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thơn có hợp
đồng nhận khốn bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức do nhà
nước. Thứ ba, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách
nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối tượng được chi trả
dịch vụ môi trường là những cá nhân, tổ chức, cơ quan góp phần bảo vệ mơi
trường rừng hay phải chịu các tác động từ môi trường do việc thực hiện các hành
vi của các chủ thể khác gây ra.
Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có những quyền lợi sau êu cầu chi
trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng, được cung cấp thông tin về giá trị dịch
vụ môi trường rừng; Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi
trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản
lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Bên cung ứng dịch vụ mơi trường rừng có quyền quyết định việc sử dụng số
tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính
6


với Nhà nước theo quy định của pháp luật.Trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi
trường rừng là tổ chức nhà nước, tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng, sau
khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng tại đơn vị, bao gồm cả tiền trả cho hộ nhận khoán bảo vệ
rừng, phần cịn lại được hạch tốn như một nguồn thu của đơn vị và được chi theo
quy định của pháp luật về tài chính áp dụng cho tổ chức đó.
Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với bên sử
dụng dịch vụ môi trường, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như phải bảo đảm
diện tích cung ứng dịch vụ mơi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo quy
hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo
vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng

được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng, bên cung ứng
dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng
số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.
3. Ý nghĩa của chi trả dịch vụ môi trường
Chi trả dịch vụ môi trường là một quy định mới của pháp luật Việt Nam góp
phần làm tốt nhiệm vụ bảo về và phát triển rừng.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần tăng thêm ngân sách cho nhà
nước. Số tiền thu được từ hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng là nguồn chi
phí quan trọng trong hoạt động tái tạo rừng; chống lại các tác động xấu do hoạt
động chặt, phá rừng; nghiên cứu các giống cây trồng đem lại hiệu quả cao và một
số loại cây quý hiếm; đối phó với biến đổi khí hậu.
Thơng qua hoạt động chi trả dịch vụ mơi trường rừng đã góp phần làm thay
đổi, cải thiện đáng kể sinh kế của người dân tham gia thực hiện chính sách trồng
và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh và trên cả nước. Việc chi trả này không những
từng bước cải thiện đời sống cho người dân mà còn huy động được nguồn nhân
7


lực lớn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng một cách thường xun, từ đó đẩy mạnh
cơng tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần tích cực giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đảm
bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, ổn định ở địa
bàn dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa , các tỉnh miền núi
Chi trả dịch vụ mơi trường rừng là nguồn tài chính quan trọng kết hợp với
nguồn vốn ngân sách góp phần đảm bảo nhu cầu công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Đặc biệt, đã tháo gỡ khó khăn về tài chính đối với các cơng ty lâm nghiệp khơng
có chỉ tiêu khai thác gỗ; Uỷ ban nhân dân cấp dưới như huyện, xã có tiền triển
khai công tác bảo vệ rừng. Được hưởng lợi chính sách, người dân hăng hái tham
gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tích cực góp phần ngăn chặn nạn đốt phá
rừng trái phép.
4. Đánh giá về dịch vụ chi trả môi trường rừng ở Việt Nam hiện nay

4.1 Những lợi ích từ hoạt động mà chi trả dịch vụ rừng
Từ những phân tích ở trên ta có thể thấy được nguồn lợi thu được từ chi trả
dịch vụ mơi trường là rất lớn.
Ngày 10/4/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 380/QĐ-TTg về
chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam. Mục đích của
việc thí điểm này là tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng, bảo vệ rừng đầu
nguồn và hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đảm bảo nguồn nước
cho thuỷ điện và các hoạt động kịnh doanh du lịch. Kết quả thu được từ chinh sách
này ở các tỉnh đều rất khả quan. Hiện nay khi đã ra quyết định về chi trả dịch vụ
môi trường rừng thì có rất nhiều tỉnh trên cả nước đã tiến hành hoạt động chi trả
dịch vụ môi trường rừng như: Nghệ An, Quảng Nam, Gia Lai, Quảng Bình, Đà
Nẵng, Thừa Thiên Huế,…
Theo số liệu tổng hợp, đến 31/12/2015, tổng thu lũy kế của Quỹ Bảo vệ và
Phát triển rừng Nghệ An đạt 240.998 triệu đồng. Trong đó: Năm 2012: 43.637
8


triệu đồng (tiền dịch vụ môi trường rừng: 43.281 triệu đồng, chuyển đổi mục đích
sử dụng rừng: 357 triệu đồng); Năm 2013: 45.370 triệu đồng (tiền dịch vụ môi
trường rừng: 44.336 triệu đồng, tiền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng 1.035 triệu
đồng); Năm 2014: 51.256 triệu đồng (tiền dịch vụ môi trường rừng: 49.408 triệu
đồng, tiền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng: 1.848 triệu đồng); Năm 2015:
100.734 triệu đồng (tiền dịch vụ môi trường rừng: 69.261 triệu đồng, tiền chuyển
đổi mục đích sử dụng rừng: 31.472 triệu đồng). Năm 2012 số chủ rừng thụ hưởng
tiền DVMTR là 3 đơn vị với 765 hợp đồng giao khoán; đến năm 2015, số chủ
rừng hưởng thụ là 6.026 trường hợp, trong đó gồm 10 chủ rừng là tổ chức, 40
UBND xã, 5.976 hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâu dài, với trên 10.000 hợp
đồng giao khoán.1
Một số tỉnh trong nước đã có sự tích cực trong việc thực hiện chính sách chi

trả dịch vụ mơi trường rừng như Theo số liệu mới nhất về kết quả chi trả dịch vụ
môi trường rừng từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn) cho thấy, tổng hợp đến ngày 20/5/2019, cả nước đã thu được 1.136,1 tỷ đồng
từ dịch vụ môi trường rừng, đạt 36% kế hoạch thu năm 2019 và bằng 107% so với
cùng kỳ năm 2018. Trong đó, quỹ trung ương thu được 795,3 tỷ đồng đạt 35% kế
hoạch năm 2019 và bằng 108% cùng kỳ năm 2018; quỹ tỉnh thu 340,7 tỷ đồng đạt
38% kế hoạch năm 2019 và bằng 103% cùng kỳ năm 2018. Cũng tính đến ngày
20/5/2019, lũy kế giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 đến chủ rừng
của cả nước là 2.125,8 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch. Các chủ rừng là tổ chức vẫn
tiếp tục thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán đến hết 31/5/2019. Đối với nguồn
tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018, đến 20/5/2019, các quỹ tỉnh đã tạm ứng
56,9 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2019 đến các chủ rừng là tổ chức.2
1 />2 />
9


Diện tích rừng, đất rừng bị phá, lấn chiếm giảm hẳn so với trước đây. Đặc
biệt, hàng năm, đơn vị trích lập quỹ từ nguồn tiền dịch vụ mơi trường rừng để thực
hiện công tác phát triển rừng. Đến nay, đơn vị đã trồng được 56 ha rừng vành đai
để tăng diện tích rừng, hạn chế tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm nương
rẫy.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm
nghèo, cải thiện sinh kế giúp người dân miền núi yên tâm gắn bó với rừng, tích
cực góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại các địa phương
thuộc khu vực miền núi, biên giới. Nhiều hộ gia đình tham gia nhận khốn bảo vệ
rừng với diện tích lớn, đạt chất lượng tốt đã được nhận tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng hàng chục triệu đồng/năm.
4.2 Một số hạn chế còn tồn tại về chính sách chi trả dịch vụ rừng
Bên cạnh những lượi ích to lớn mà chính sách chi trả dịch vụ mơi trường
mang lại cịn một số điểm hạn chế cần phải khắc phục :

Trong đó, vẫn cịn có sự chệnh lệch đơn giá lớn giữa các lưu vực, tác động
đến các hộ nhận khoán, bảo vệ rừng, làm ảnh hưởng đến chính sách chi trả dịch vụ
mơi trường rừng và công tác quản lý, điều hành của Quỹ. Bên cạnh đó, kinh phí
khốn bảo vệ rừng bình qn cịn thấp, ít hơn rất nhiều so với mức khốn. Vì vậy,
thu nhập của hộ nhận khốn có tăng thêm nhưng vẫn cịn ở mức thấp, từ đó giữa
các hộ tham gia trồng và bảo vệ rừng có sự so sánh, ít tham gia tuần tra bảo vệ
rừng.
Bên cạnh đó, mức tính chi phí trên 1 ha/năm của các Ban Quản lí rừng cao
hơn nhiều so với mức chi phí của các công ty lâm nghiệp trong khi chức năng,
nhiệm vụ giống nhau chỉ khác nhau về loại hình tổ chức.
Một bất cập khác là diện tích rừng giao cho cấp xã tương đối lớn trong khi
lực lượng cấp xã không phải chủ rừng và chưa đáp ứng tốt về yêu cầu, nhiệm vụ
trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
10


Ngồi ra, vẫn cịn tồn tại nữa hiện nay là tỷ lệ phân chia tiền dịch vụ môi
trường rừng thuộc lưu vực liên tỉnh còn chưa hợp lý trong thực tế đối với các thủy
điện bậc thang và chưa tương đồng với chính sách thuế tài nguyên nước.
Từ những bất cập cịn tồn tại trên nhà nước nói chung và các tỉnh nói riêng
cần có các biện pháp khắc phục để chính sách chi trả dịch vụ mơi trường ngày
càng hoàn thiện và phát triển hơn như: Tập trung đẩy mạnh tun truyền về chính
sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng bằng các hình thức và nội dung thiết thực để
nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong các cấp chính quyền, cơ quan đồn thể và
đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng; phối hợp, đôn đốc các đơn vị sử
dụng dịch vụ môi trường rừng thực hiện tốt việc thu nộp tiền theo đúng quy định
để quản lý, sử dụng hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách
chi trả dịch vụ mơi trường rừng theo quy định; đảm bảo số chi trả đến từng hộ
nhận khoán được kịp thời, đầy đủ nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý,
bảo vệ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân tham gia thực hiện chính sách trồng

và bảo vệ rừng…

11


KẾT LUẬN
Các chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng đã thực hiện và thực sự
mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, được sự đồng thuận của
nhân dân. Mục đích quan trọng nhất của chính sách chi trả dịch vụ mơi trường
rừng trong năm năm qua là thực hiện thanh toán tiền cho người dân trực tiếp bảo
vệ rừng. Các doanh nghiệp đã hạch tốn chi phí chi trả dịch vụ mơi trường rừng
trong giá sản phẩm và mọi công dân trong xã hội sử dụng các sản phẩm này đã
thanh toán bằng hóa đơn. Tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng đã trở thành động
lực để bảo vệ rừng, ngăn chặn sự suy giảm diện tích rừng và suy thối chất lượng
rừng tự nhiên cịn lại, đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu.Mặc dù
cịn nhiều hạn chế nhưng ta khơng thể phủ nhận lợi ích mà chính sách chi trả dịch
vụ môi trường mang lại.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật bảo về môi trường-Nhà xuất bản công an nhân dân
2. Luật bảo vệ môi trường năm 2015
3. Nghị định 99/2010/NĐ-CP chi trả dịch vụ môi trường rừng
4. Nghị định Nghị định 147/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng.
5. Luật lâm nghiệp 2017

13




×