Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực trạng chất lượng giờ học giáo dục thể chất của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.07 KB, 5 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI NGUYÊN
ThS. Nguyễn Đắc Lâm, CN. Nguyễn Thị Huệ
Trường Cao Đẳng Y tế Thái Ngun
TĨM TẮT
Thơng qua các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy, đề tài tiến hành đánh
giá thực trạng chất lượng giờ học GDTC của Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên, tạo cơ
sở khoa học để đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng giờ học giáo dục thể chất trong
Nhà trường.
Từ khóa: Chất lượng, giờ học, giáo dục thể chất, Thái Nguyên.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên được thành lập ngày 06/11/2006 theo quyết
định số 6317/QĐ-Bộ GD&ĐT trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp y tế Bắc Thái,
với quy mô hơn 3 nghìn học sinh - sinh viên. Hàng năm trường đã cung cấp một số
lượng cán bộ Y – Dược đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong và ngoài
tỉnh. Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Nhà trường, công tác GDTC và thể thao
trường học của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên trong những năm qua đã thu được
một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giờ học GDTC chính khóa
của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên nói riêng còn hạn chế, làm ảnh
hưởng đến chất lượng và hiệu quả cơng tác GDTC trong Nhà trường. Chính vì vậy,
việc đánh giá thực trạng chất lượng giờ học GDTC của sinh viên Trường sinh viên
Trường cao Đẳng Y tế Thái Nguyên được xác định là vấn đề mang tính cấp thiết.
Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và
tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn tọa đàm;
Phương pháp toán học thống kê.


2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1

Xác định các tiêu chí đánh giá chất lượng giờ học GDTC

Thông qua phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo, qua trao đổi trực
tiếp với các giảng viên giảng dạy môn GDTC trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên đề
tài xác định được 2 nhóm yếu tố xác định chất lượng giờ học GDTC đối với sinh viên
gồm: Nhóm yếu tố đánh giá người dạy và nhóm yếu tố đánh giá người học.
Để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn các giảng
viên, các nhà quản lý và những người trực tiếp làm công tác GDTC tại các trường đại
học và cao đẳng, đặc biệt là giảng viên trực tiếp giảng dạy môn GDTC tại trường Cao
Đẳng Y Tế Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu chỉ lựa chọn những tiêu chí có tỷ lệ ý
kiến tán thành lớn hơn 70% để đánh giá chất lượng giờ học GDTC cho sinh viên. Kết
quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 1.
466


Bảng 1: Kết quả lựa chọn các tiêu chí đánh giá chất lượng giờ học GDTC (n=20)
TT

1.
2.
3.
4.
5.


Đồng ý
n
Tỷ lệ %
Nhóm yếu tố đánh giá người dạy
Quá trình chuẩn bị
18
90
Quá trình giảng dạy
17
85
Kết quả giảng dạy
19
95
Nhóm yếu tố đánh giá người học
Hứng thú học tập
17
85
Kết quả học tập
15
75
Tiêu chí đánh giá

Không đồng ý
n
Tỷ lệ %
2
3
1

10

15
5

3
5

15
25

Kết quả nghiên cứu tại bảng 1 cho thấy, tất các các tiêu chí đánh giá chất lượng
giờ học GDTC mà đề tài đưa ra phỏng vấn đều được các giảng viên, các nhà quản lý
quan tâm và lựa chọn ở mức đồng ý. Tuy nhiên, tỷ lệ ở từng tiêu chí có sự khác biệt.
Nhóm tiêu chí đánh giá người dạy số ý kiến lựa chọn rất cao, hiếm tỷ lệ từ 85-95%.
Nhóm yếu tố đánh giá người học có số ý kiến lựa chọn chiếm tỷ lệ 75-85%. Đối chiếu
với yêu cầu phỏng vấn đề ra, cả 6 tiêu chí này đều được xác định là các tiêu chí đánh
giá chất lượng giờ học GDTC cho sinh viên trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên.
Đối với nhóm yếu tố đánh giá người dạy, thơng qua các nguồn tư liệu khác
nhau, đề tài xác định được các chỉ tiêu đánh giá theo thang điểm 100.
Trên cơ sở của các chỉ tiêu đánh giá người dạy, đề tài tiến hành phỏng vấn các
giảng viên, các nhà quản lý. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 2.
Bảng 2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giờ học GDTC đối với
giảng viên (n=20)
TT

1.
2.

3.
4.


5.
6.
7.

Đồng ý
Không đồng ý
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
Công tác chuẩn bị: 10 điểm
- Hồ sơ giảng dạy đầy đủ, trang phục đúng quy
18
90
2
10
định, phương tiện giảng dạy đảm bảo: 5 điểm
- Giáo án: Đảm báo quy định, khoa học, dự kiến
17
85
3
15
các phương pháp giảng dạy, tổ chức lớp thời gian
phù hợp với giảng dạy: 5 điểm
Quá trình giảng dạy: 80 điểm
- Giảng viên có phương pháp truyền đạt rõ ràng,
15
75
5
25

dễ hiểu đúng thuật ngữ chuyên môn: 0-40 điểm
Giảng viên đưa ra các hoạt động (hoặc các bài
17
85
3
15
tập...) yêu cầu địi hỏi tính sáng tạo, tích cực của
sinh viên: 0-10 điểm
Giảng viên tạo cơ hội để sinh viên tham gia vào
16
80
4
20
quá trình học tập: 0-10 điểm
Giảng viên nêu cho sinh viên các liên hệ thực tiễn
18
90
2
10
với môn học: 0-10 điểm
Quản lý lớp học tốt theo quy định của nhà trường:
19
95
1
5
0-10 điểm
Tiêu chí đánh giá

467



8.

9.

Kết quả giảng dạy: 10 điểm
Có sự thống nhất giữa mục tiêu của bài giảng và
18
những điều giảng viên giảng ở trên lớp, giải quyết
trọn vẹn các nhiệm vụ của giảng viên: 0-5 điểm
Đa số sinh viên hiểu bài cùng với giảng viên thực
17
hiện tốt yêu cầu đề ra: 0-5 điểm

90

2

10

85

3

15

Kết quả phỏng vấn tại bảng 2 cho thấy, tất cả các chỉ tiêu đề tài đưa ra để đánh
giá chất lượng giờ dạy đối với giảng viên đều được lựa chọn ở mức đồng ý với tỷ lệ
từ 75-95%. Theo quy định, tất cả các chỉ tiêu này đều thỏa mãn và được đưa vào sử
dụng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng giờ học GDTC đối với giảng viên Trường Cao

Đẳng Y Tế Thái Nguyên.
Tổng điểm của tất cả các chỉ tiêu tối đa là 100 điểm. Để xác định được thực
trạng chất lượng giờ dạy của giảng viên giảng dạy môn GDTC, đề tài xác định thang
đánh giá gồm 5 mức: Xuất sắc: >=90 điểm; Giỏi: 80-89 điểm; Khá: 70-79 điểm; Trung
bình: 50-69 điểm; Yếu: <50 điểm
2.2

Thực trạng chất lượng giờ học GDTC cho sinh viên Trường Cao Đẳng Y
Tế Thái Nguyên

a) Thực trạng chất lượng giờ học GDTC đối với giảng viên Trường Cao Đẳng
Y Tế Thái Nguyên
Trên cơ sở các chỉ tiêu và thang đánh giá chất lượng giờ dạy môn GDTC của
giảng viên trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên, đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp
các giảng viên giảng dạy tại bộ môn GDTC và các nhà quản lý của trường Cao Đẳng
Y Tế Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.
Bảng 3: Thực trạng chất lượng giờ dạy môn GDTC đối với giảng viên trường Cao Đẳng Y
Tế Thái Nguyên 9 (n=10)
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

9.


468

Tiêu chí đánh giá
- Hồ sơ giảng dạy đầy đủ, trang phục đúng quy định, phương tiện
giảng dạy đảm bảo: 5 điểm
- Giáo án: Đảm báo quy định, khoa học, dự kiến các phương pháp
giảng dạy, tổ chức lớp thời gian phù hợp với giảng dạy
- Giảng viên có phương pháp truyền đạt rõ ràng, dễ hiểu đúng
thuật ngữ chuyên môn: 0-40 điểm
Giảng viên đưa ra các hoạt động (hoặc các bài tập...) yêu cầu đòi
hỏi tính sáng tạo, tích cực của sinh viên: 0-10 điểm
Giảng viên tạo cơ hội để sinh viên tham gia vào quá trình học tập:
0-10 điểm
Giảng viên nêu cho sinh viên các liên hệ thực tiễn với môn học:
0-10 điểm
Quản lý lớp học tốt theo quy định của nhà trường: 0-10 điểm
Có sự thống nhất giữa mục tiêu của bài giảng và những điều giảng
viên giảng ở trên lớp, giải quyết trọn vẹn các nhiệm vụ của giảng
viên: 0-5 điểm
Đa số sinh viên hiểu bài cùng với giảng viên thực hiện tốt u
cầu đề ra: 0-5 điểm
Tởng

Tởng
điểm

Điểm
trung bình

28


2.8

26

2.6

195

19.5

55

5.5

50

5

57

5.7

47

4.7

26

2.6


27

2.7

511

51.1


Kết quả ở bảng 3 cho thấy, các giảng viên đánh giá và cho điểm chất lượng giờ
học GDTC đối với giảng viên Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên chỉ ở mức trung
bình với tổng điểm của 10 giảng viên ở tất cả các tiêu chí là 511 điểm; điểm trung
bình trung giờ dạy là 51.1 điểm. Đối chiếu với quy tắc xếp loại giờ học mơn GDTC
thì chất lượng giờ học GDTC của các giảng viên chỉ xếp ở mức trung bình. Thực trạng
này đặt ra cho lãnh đạo nhà trường cũng như lãnh đạo bộ môn GDTC cần có những
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy cho cán bộ, giảng viên Nhà trường nói
chung và chất lượng giờ dạy mơn GDTC nói riêng để giờ dạy đạt chất lượng cao.
b) Thực trạng mức độ hứng thú đối với giờ học môn GDTC của sinh viên
Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên
Để có thể xác định được thực trạng mức độ hứng thú đối với giờ học môn
GTDC của sinh viên trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên, đề tài tiến hành phỏng vấn
150 sinh viên năm học thứ nhất và thứ 2 của nhà trường. Nội dung phỏng vấn được
xác định ở 3 mức: Rất hứng thú; hứng thú và không hứng thú. Kết quả nghiên cứu
được trình bày tại bảng 4.
Bảng 4: Thực trạng mức độ hứng thú vời giờ học GDTC của sinh viên trường Cao Đẳng Y
Tế Thái Nguyên (n=150)
Số lượng/tỷ lệ
n
Tỷ lệ %


Rất hứng thú
30
20,00

Kết quả phỏng vấn
Hứng thú
Không hứng thú
40
80
26,67
53,33

Kết quả ở bảng 4 cho thấy, đa số sinh viên trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên
không hứng thú với giờ học GDTC với 80/150 người trả lời chiếm tỷ lệ 53.33%. Có
40/150 sinh viên trả lời có hứng thú với giờ học GDTC chiếm tỷ lệ 26.67% và 30/150
sinh viên trả lời là rất có hứng thú với giờ học GDTC chiếm tỷ lệ 20%. Khi được hỏi
vì sao các em không hứng thú với giờ học GDTC? Đa số sinh viên cho rằng, môn học
GDTC chỉ là môn học phụ và là môn điều kiện không ảnh hưởng nhiều tới cơng việc
sau này. Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng được giờ học GDTC thì việc làm
trước tiên là phải giúp sinh viên hứng thú với môn học.
c) Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Trường Cao Đẳng Y
Tế Thái Nguyên
Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên
Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên thông qua hệ thống lưu trữ điểm tại bộ môn. Đề
tài tiến hành tổng hợp điểm ngẫu nhiên 240 sinh viên, trong đó sinh viên năm thứ nhất
là 120 sinh viên và năm thứ hai 120 sinh viên. Kết quả được trình bày tại bảng 5.
Bảng 5: Kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên (n=240)
TT
1.

2.
3.
4.
5.

Điểm
Giỏi: 9-10
Khá: 7 -8
Trung bình 5-6
Yếu: 3-4
Kém: 1-2

Năm thứ nhất
n
%
8
6,67
20
16,67
75
62,50
12
10,00
5
4,17

Năm thứ 2
n
8
22

74
11
5

%
6,67
18,33
61,67
9,17
4,17
469


Kết quả ở bảng 5 cho thấy, số sinh viên có điểm trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất
ở cả năm thứ nhất và năm thứ 2 với lần lượt là 62.5% và 61.67%. Tỷ lệ sinh viên xếp
loại khá giỏi ở năm thứ 2 là 25% cao hơn so với năm thứ nhất là 23.34%. Tuy nhiên
ở cả 2 năm học thì tỷ lệ sinh viên có kết quả học tập yếu và kém vẫn còn khá nhiều.
Năm thứ nhất là 17 sinh viên chiếm tỷ lệ 14.7% và năm thứ 2 là 16 sinh viên chiếm
tỷ lệ 13.34%. Đây là kết quả phản ảnh những tác động của các yếu tố tới chất lượng
công tác GDTC cho sinh viên Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên, điều này đặt ra
cho lãnh đạo Nhà trường cũng như bộ môn GDTC cần có những biện pháp khắc phục
kịp thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng cơng tác
GDTC nói riêng.
3.

KẾT LUẬN

Q trình nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng chất lượng giờ học GDTC
cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên cịn hạn chế thơng qua các tiêu chí
đánh giá đối với giảng viên và sinh viên. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng đề

đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng giờ học GDTC cho sinh viên Trường Cao
đẳng Y tế Thái Nguyên trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Đắc Lâm (2018), Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao chất lượng giờ học
GDTC cho sinh viên Trường Cao Đẳng Y tế Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ giáo dục học,
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

2.

Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2006), Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học,
NXB TDTT, Hà Nội.

3.

Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Đề cương bài giảng môn học GDTC, năm 2009.

4.

Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, Chương trình mơn học GDTC, năm 2016.

470



×