Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào cầu lông cho sinh viên Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.05 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO
CẦU LÔNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ
ThS. Nguyễn Quang Tùng, ThS. Nguyễn Văn Lợi,
ThS. Lê Hải Yến, ThS. Nguyễn Khắc Trung
Khoa Giáo dục Thể chất - Đại học Huế

TÓM TẮT
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT thường quy, đề tài đã xác định được
thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn được 06 giải pháp để phát triển phong trào cầu
lông cho sinh viên (SV) Đại học Huế (ĐHH). Góp phần nâng cao chất lượng tập luyện cầu
lơng cho sinh viên đại học Huế.
Từ khóa: Cầu lơng; Phong trào; Sinh viên; Đại học Huế.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bên cạnh các hoạt động đào tạo chuyên ngành của các trường, khoa trực thuộc thì
ĐHH rất muốn phát triển phong trào TDTT của SV nhằm phục vụ cho công tác quảng bá
cũng như tạo sân chơi cho SV. Trong đó, Cầu lơng nổi lên như là một môn thể thao được
rất nhiều bạn SV yêu thích. Hằng năm, Đại học Huế đều tổ chức giải Cầu lông nam, nữ
SV và thu hút rất đơng SV tham gia. Tuy vậy, theo những người có chun mơn đánh giá
thì chất lượng giải đấu chưa cao. Khi giải kết thúc thì khơng cịn nhiều SV thường xuyên
tham gia tập luyện môn Cầu lông nữa. Những SV thường xuyên tham gia tập luyện thì
các em tập một cách tự phát, khơng có bài bản và khơng có tổ chức. Điều này dẫn đến
thành tích thi đấu của đội Cầu lông của các trường khi tham gia giải Cầu lông Hội Thể
Thao Đại học và chuyên nghiệp Huế không cao. Điều này cho thấy phong trào tập luyện
môn Cầu lông của SV ĐHH chưa phát triển một cách bền vững và rộng khắp. Xuất phát
từ thực trạng trên, để góp phần phát triển phong trào Cầu lơng cho sinh viên Đại học Huế,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu những giải pháp phát triển phong
trào Cầu lông cho sinh viên Đại học Huế.


2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: Phương
pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp phỏng vấn tọa đàm, Phương pháp
quan sát sư phạm và Phương pháp toán học thống kê.
3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1

Thực trạng phong trào cầu lông cho sinh viên Đại học Huế.

3.1.1 Thực trạng về Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên
môn Cầu lông cho sinh viên Đại học Huế
Để phát triển phong trào Cầu lơng cho Đại học Huế thì đội ngũ giáo viên và
hướng dẫn viên đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển phong trào Cầu lông.
Đề tài tiến hành khảo sát đội ngũ tham gia phong trào Cầu lông, kết quả trình bày ở
bảng 1.
731


Bảng 1: Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên môn Cầu lông cho sinh viên Đại
học Huế
Tổng số
18

Đội ngũ giáo viên

chuyên sâu Cầu lông
02

Chủ nhiệm, hướng dẫn
Cầu lơng ở các CLB
16

Độ tuổi
trung bình
27

Từ bảng 1 cho thấy: Ở Đại học Huế thì đội ngũ giáo viên và hướng dẫn viên rất
đa dạng có cả giảng viên chuyên sâu Cầu lông, giảng viên không chuyên sâu và các
em sinh viên. Trong đó có 02 giảng viên có chuyên sâu về môn Cầu lông sẽ giúp cho
công tác huấn luyện Cầu lơng có hiệu quả hơn. Ngồi ra thì có 16 người bao gồm chủ
nhiệm của các CLB và hướng dẫn viên tham gia vào các buổi tập luyện giúp cho công
tác tập luyện môn Cầu lông tốt hơn.
3.1.2 Thực trạng về Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ cho phong trào
tập luyện môn Cầu lông cho sinh viên Đại học Huế.
Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển phong trào Cầu lông trong Đại học Huế. Đề tài tiến hành
khảo sát cơ sở vật chất hiện có của các trường thành viên Đại học Huế. Kết quả trình
bày bảng 2.
Bảng 2: Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi phục vụ tập luyện Cầu
lông cho sinh viên Đại học Huế.
Các Trường Đại học Huế
Trường Đại học Y Dược
Trường Đại học Nông Lâm
Trường Đại học Khoa học
Trường Đại học Kinh tế

Trường Đại học Sư Phạm
Trường Đại học Nghệ Thuật
Trường Đại Học Ngoại Ngữ
Trường Đại học Luật
Khoa GDTC
Khoa Du Lịch
Tổng

Sân tập Cầu lông
02
01
01
00
00
00
00
00
06
00
10

Chất lượng
Tốt
Khá
Khá
00
00
00
00
00

Tốt
00

Qua số liệu khảo sát ở bảng 2 cho thấy: Về số lượng sân tập Cầu lông
chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện và thi đấu của sinh viên, 10 sân tập Cầu lơng là
con số q ít so với số lượng sinh viên trong tồn Đại học Huế. Trong đó, chỉ có ở
Khoa GDTC có 6 sân có chất lượng tốt, cịn lại 3 trường chỉ có 1 đến 2 sân là Trường
Đại học Y dược có 2 sân, Đại học Nơng lâm và Đại học Khoa học chỉ có 1 sân, ngồi
ra 6 trường cịn lại khơng có sân để cho tập luyện.
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện môn Cầu lông của sinh viên
Đại học Huế
Để tập luyện mơn Cầu lơng có hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, để có cái
nhìn khách quan về những yếu tố này, đề tài tiến hành phỏng vấn các sinh viên Đại
học Huế. Kết quả thể hiện ở bảng 3
732


Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện môn Cầu lông của sinh viên Đại học Huế
(n=40)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11

Các yếu tố ảnh hưởng
Thiếu sân bãi, dụng cụ
Khơng có HLV, HDV hướng dẫn
Khơng có thời gian rỗi
Thiếu kinh phí
Nhà trường khơng tổ chức
Do thời tiết, khí hậu khắc nghiệt (mưa nhiều, nắng nóng)
Sân tập xa nơi ở
Do sức khỏe hạn chế
Tinh thần tự giác không cao
Công tác tuyên truyền động viên chưa chú trọng
Hình thức tổ chức, quản lý tập luyện cịn hạn chế

Kết quả
SL
%
36
90
32
80
9
22.5
29
72.5
34
85
06
15

08
20
07
17.5
05
12.5
35
87.5
31
77.5

Qua bảng 3 thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tập luyện Cầu
lơng của sinh viên Đại học Huế, trong đó 06 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là Thiếu sân
bãi, dụng cụ chiếm tỷ lệ 90%, Công tác tuyên truyền động viên chưa chú trọng chiếm
tỷ lệ 87.5%, Nhà trường không tổ chức chiếm tỷ lệ 85%, Khơng có HLV, HDV hướng
dẫn chiếm tỷ lệ 80%, và tiếp đến là hình thức tổ chức, quản lý tập luyện còn hạn chế
chiếm tỷ lệ 77.5%, thiếu kinh phí chiếm từ 72.5% ý kiến được hỏi trở lên. Còn 5 yếu
tố còn lại cũng có ảnh hưởng, tuy nhiên ở mức độ thấp hơn (dưới 22.5%).
3.2

Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phát triển phong trào cầu lông cho sinh viên
Đại học Huế

3.2.1 Những căn cứ để lựa chọn giải pháp phát triển phong trào Cầu lông
cho sinh viên Đại học Huế
- Căn cứ vào chủ trương và các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về công
tác GDTC và thể thao trường học;
- Căn cứ vào định hướng phát triển của ĐHH và các điều kiện đảm bảo về cơ
sở vật chất, kinh phí, đội ngũ cán bộ, giảng viên cũng như khả năng tổ chức hoạt động
TDTT của ĐHH;

- Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu khoa học TDTT liên quan đến vấn đề xây
dựng và phát triển phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa cho SV nói chung và phong
trào tập luyện mơn cầu lơng nói riêng;
- Căn cứ vào nhu cầu tập luyện TDTT của SV ĐHH
- Căn cứ ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực TDTT.
3.2.2 Lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào cầu lông cho sinh viên
Đại học Huế
3.2.2.1 Những yêu cầu khi lựa chọn các giải pháp phát triển phong trào cầu
lông cho sinh viên Đại học Huế
Khi lựa chọn giải pháp để ứng dụng vào quá trình nghiên cứu phải tuân theo
các nguyên tắc sau:
733


- Giải pháp có tính khả thi;
- Giải pháp mang tính thực tiễn;
- Giải pháp phải phù hợp với cơ sở lý luận và khoa học;
- Giải pháp phải mang tính tồn diện;
- Giải pháp phải có tính đồng bộ.
3.2.2.2 Lựa chọn một số giải pháp nhằm phát triển phong trào cầu lông cho
sinh viên Đại học Huế
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà sư phạm
hiện đang trực tiếp làm công tác quản lý, giảng dạy môn GDTC trong và ngoài ĐHH.
Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, đề tài tiến hành lựa chọn và xây dựng nội dung chi tiết
cho các giải pháp phát triển phong trào cầu lông cho sinh viên, qua đó góp phần nâng
cao chất lượng cơng tác GDTC trong ĐHH một cách có hiệu quả.
Sau đó đề tài tiến hành phỏng vấn 32 chuyên gia, HLV, giảng viên, nhà quản
lý TDTT trong ĐHH và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế để tìm ra những giải pháp
hợp lý cho vấn đề mà đề tài hướng tới. Những giải pháp nào có tỷ lệ tán thành cao
trên 70% sẽ được đề tài lựa chọn. Kết quả phỏng vấn được trình bày cụ thể ở bảng 4

Bảng 4: Giải pháp phát triển phong trào cầu lông cho SV ĐHH (n=32)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung
Tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với việc tập luyện cầu
lơng ngoại khóa theo hình thức thành lập các CLB cầu lông SV
Tăng cường tổ chức nhiều giải cầu lông hàng năm cho sinh viên.
Cử giảng viên có chun mơn hướng dẫn, tổ chức các hoạt động
cầu lơng ngoại khóa
Cải tạo, mua sắm, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, sân cầu
lông, dụng cụ tập luyện
Tạo cơ chế chính sách hợp lý, thỏa đáng cho cán bộ, giảng viên
tham gia tổ chức hoạt động cầu lơng ngoại khóa cho SV
Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu cầu lông trong
sinh viên, xây dựng các đội tuyển cầu lơng cho các trường của
ĐHH
Có chế độ khuyến khích cho SV tham gia tập luyện và thi đấu
cầu lơng ngoại khóa
Thành lập nhiều CLB cầu lơng của các trường và mời các giảng
viên có chun mơn về tham gia huấn luyện

Số người lựa chọn

n
%
29

90.6 %

20

62.5 %

32

100 %

30

93,8%

31

96,8%

29

90,6%

32

100 %


21

65,6%

Qua kết quả phỏng vấn được tổng hợp ở bảng 4, đề tài chỉ chọn những giải pháp
có tỷ lệ tán thành trên 70%. Kết quả chọn được 06 biện pháp đó là:
* Giải pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của SV và cán bộ, giảng viên
về tác dụng của việc tập luyện cầu lông đối với sức khỏe và tinh thần của con người.
- Mục đích: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo nhà
trường, các tổ chức đồn thể, phịng ban có liên quan đến phong trào TDTT của nhà

734


trường, cũng như tuyên truyền nâng cao ý thức tập luyện TDTT của SV để SV nhận
thức đúng về vai trị, lợi ích, tác dụng của tập luyện Cầu lơng.
- Nội dung:
+ Tuyên truyền phổ biến khoa học TDTT;
+ Phổ biến lợi ích và luật chơi Cầu lơng;
+ Phối hợp cùng phịng Cơng tác sinh viên, Đồn thanh niên, hội sinh viên để
phổ biến các chỉ thị TDTT và GDTC.
- Hình thức: Hội nghị, hội thảo, tranh cổ động, áp phích, bản tin TDTT…
- Nội dung và cách thực hiện:
+ Phối hợp các phòng ban chức năng đặc biệt là Đoàn Thanh Niên trường quán
triệt các chỉ thị nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trong trường học.
Làm cho lực lượng cán bộ quản lí, giáo viên, SV hiểu rõ quan điểm của Đảng và Nhà
nước về công tác GDTC trong trường học các cấp.
+ Tuyên truyền bằng hệ thống hình ảnh, pano, áp phích về tầm quan trọng của
cầu lơng nói riêng và TDTT nói chung với sức khỏe.
+ Giảng viên giảng dạy GDTC phải có nhiệm vụ thơng qua bài giảng liên hệ

với thực tế giúp SV hiểu được vai trò, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của tập luyện mơn
cầu lơng.
+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về TDTT
thông qua hội thảo, tạo đàm. Giao cho Đoàn thanh niên và hội sinh viên thực hiện.
+ Khuyến khích SV theo dõi các phương tiện thơng tin đại chúng hàng ngày,
đọc sách báo...để tìm hiểu các thông tin TDTT của nước ta và thế giới.
* Giải pháp 2: Cử giảng viên có chun mơn hướng dẫn, tổ chức các hoạt động
cầu lơng ngoại khóa.
- Mục đích: Giúp SV tập luyện một cách bài bản và khoa học, qua đó kích thích
lịng đam mê, hứng thú trong từng SV.
- Nội dung và cách thực hiện: Giảng viên có vai trị rất quan trọng trong việc
phát động phong trào TDTT. Chúng tôi tiến hành phân công các giảng viên trẻ tham
gia hướng dẫn tập luyện cầu lông ngoại khóa (1 giảng viên/30 - 35 SV) và trực tiếp
hướng dẫn chuyên môn tại các CLB cầu lông.
* Giải pháp 3: Cải tạo, mua sắm, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, sân cầu
lông, dụng cụ tập luyện.
- Mục đích: Nâng cao chất lượng cơng tác GDTC và thể thao SV, nâng cấp, cải
tạo cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện, đảm bảo những điều kiện cần thiết phục vụ cho
giảng dạy chính khóa, cũng như các hoạt động ngoại khóa mơn Cầu lơng của SV.
- Nội dung biện pháp:
+ Tu sửa, nâng cấp sân tập để đảm bảo độ an toàn tập luyện và thu hút số lượng
SV tham gia.

735


+ Cải tạo nâng cấp sân cầu lông là phải trải thảm cho các sân không chỉ phục
vụ cho việc học mà còn làm dịch vụ cho thuê sân để tạo thêm nguồn thu.
+ Đảm bảo mua sắm đầy đủ trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác giảng
dạy và tập luyện môn cầu lông, nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và tập luyện.

+ Khuyến khích các cá nhân SV, tập thể lớp mua sắm dụng cụ tập luyện cá nhân.
+ Định mức hố kinh phí cho kế hoạch phát triển phong trào cầu lông cùng với
việc tăng cường cơng tác xã hội hố các hoạt động TDTT của SV.
* Giải pháp 4: Tạo cơ chế chính sách hợp lý, thỏa đáng cho cán bộ, giảng viên
tham gia tổ chức hoạt động cầu lơng ngoại khóa cho SV.
- Mục đích: Cải tiến chế độ, chính sách thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giảng
viên tham gia hoạt động tập luyện và thi đấu môn cầu lông.
- Nội dung và cách thực hiện:
+ Tiếp tục vận dụng các chế độ chính sách đã được thực hiện, xây dựng và ban
hành chính sách đãi ngộ cụ thể, trước mắt và lâu dài để đáp ứng được nhu cầu, nguyện
vọng của cán bộ, giảng viên.
+ Huy động tài trợ, tài chính, giải thưởng…
+ Có chế độ động viên khen thưởng kịp thời, thỏa đáng, tạo động cơ thúc đẩy quá
trình huấn luyện, giảng dạy, tập luyện và thi đấu của cán bộ, giảng viên. Mỗi một năm
giáo viên được tính tiết ngoại khóa và được hỗ trợ huấn luyện các đội tuyển tham gia thi
đấu ở các giải cầu lông của ĐHH, của tỉnh Thừa Thiên Huế. Những giảng viên tham gia
hướng dẫn và huấn luyện sẽ được đánh giá thi đua và xếp loại lao động hàng năm.
Bên cạnh đó có những hình thức giáo dục, kỷ luật nhằm giữ vững kỷ cương
trong công tác giáo dục bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong cho
những người chủ của tương lai đất nước.
* Giải pháp 5: Mở rộng và tăng cường các hoạt động thi đấu cầu lông trong
SV, xây dựng các đội tuyển cầu lông cho nhà trường của ĐHH.
- Mục đích: Để tăng tính hấp dẫn cho hoạt động môn cầu lông, nhằm thu hút
đông đảo SV tham gia hoạt động môn cầu lông, ĐHH cần tổ chức hoạt động thi đấu
hàng năm để xây dựng các đội tuyển tham gia thi đấu giao hữu với các trường thành
viên hoặc các giải nghành.
- Nội dung và cách thực hiện: Trong những năm qua, chúng tơi đã phối hợp với
Đồn thanh niên, Hội sinh viên, giảng viên Khoa GDTC tổ chức thi đấu thành công
các giải cầu lông SV các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp tỉnh
Thừa thiên Huế.. Việc tổ chức thi đấu Thể Thao cho SV dựa trên đặc điểm, truyền

thống của nhà trường và kết hợp đưa các mơn thể thao mới vào thi đấu tạo sự thích
thú, sơi nổi, tăng cường giao lưu đồn kết trong SV góp phần nâng cao thể lực cho
các em.
Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, trong nhà trường tổ chức tốt phong trào
thi đua “Dạy tốt, học tập và rèn luyện tốt”. Phong trào này đã thu hút đông đảo sự chú
ý của SV và giáo viên, tạo khơng khí sơi nổi trong hoạt động dạy và học của nhà trường,
nhiều SV đã tự vươn lên khắc phục khó khăn, xác định rõ mục đích, u cầu, nhiệm vụ
736


và động cơ đúng đắn trong học tập và rèn luyện, biết tận dụng và sử dụng thời gian hợp
lý để học tập và rèn luyện nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Khoa GDTC phối hợp cùng phòng quản lý SV, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên,
lập kế hoạch đề xuất ý kiến với lãnh đạo tổ chức các giải trong trường nhân các ngày
lễ, ngày truyền thống, ngày kỷ niệm… Như 3/2; 26/3 và 27/3; 1/5; 20/11; 22/12 …,
nhằm giáo dục tư tưởng và nhận thức chính trị cho sinh viên, đồng thời thu hút và cổ
vũ động viên đông đảo sinh viên tham gia, hạn chế những tiêu cực và tệ nạn xã hội
len lỏi vào nhà trường, mỗi đơn vị lớp, khoa đều có đội tuyển sẵn sàng tham gia giao
lưu thi đấu khi ĐHH tổ chức.
* Giải pháp 6: Có chế độ khuyến khích cho SV tham gia tập luyện và thi đấu
cầu lông ngoại khóa
- Mục đích: Động viên khích lệ tinh thần thái độ tập luyện và tạo điều kiện
khuyến khích SV đam mê tập luyện cầu lơng ngoại khóa để thấy rõ ý nghĩa của nó.
- Nội dung và cách thực hiện: Để khuyến khích SV tập luyện cầu lơng, chúng
tơi đề xuất với nhà trường phương án thưởng điểm rèn luyện cho những SV tham gia
tập luyện ngoại khoá. Cụ thể, đối với SV tham gia đội tuyển sẽ được hưởng điểm giỏi
của học phần cầu lông trùng với thời gian diễn ra giải mà SV đó tham gia thi đấu.
Ngồi ra, cịn được thưởng điểm rèn luyện và tặng giấy khen của nhà trường khi thi
đấu có thành tích. Trong thời gian SV tham gia tập luyện, thi đấu ở đội tuyển sẽ được
nhà trường hỗ trợ kinh phí.

Trên đây là những giải pháp cần thiết mà đề tài lựa chọn được để áp dụng nhằm
phát triển phong trào tập luyện và thi đấu cầu lông cho sinh viên ĐHH.
4.

KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tơi có những kết luận sau:

1. Phong trào cầu lơng của sinh viên ĐHH tuy đã có từng bước phát triển song
cịn ở mức độ thấp. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó đặc
biệt là do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ giảng viên chun mơn cịn ít, kinh
phí đầu tư cho hoạt động tập luyện, thi đấu...còn hạn chế. Đây cũng là vấn đề ảnh
hưởng không nhỏ tới việc phát triển phong trào cầu lông của sinh viên Đại học Huế.
2. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được 06 giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng tập luyện cầu lông của sinh viên Đại học Huế và các giải pháp này đã
phần nào phát huy tác dụng, góp phần phát triển phong trào cầu lông cho sinh viên
Đại học Huế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phạm Đình Bẩm, Đặng Đình Minh (1998). Giáo trình quản lý TDTT (dùng cho sinh viên
Đại học TDTT). NXB TDTT.

2.

Lê Thanh Hà (2018), “Nghiên cứu mô hình CLB Cầu lơng ở một số trường Đại học trên
địa bàn Thành phố Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh.

737



3.

Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (2006). Giáo trình
phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT. NXB TDTT.

4.

Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2006). Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học.
NXB TDTT Hà Nội.

5.

Đỗ Văn Tùng (2015), “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh
viên trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế” đề tài luận văn Thạc sỹ Đại học TDTT
Bắc Ninh.

Nguồn bài báo: Bài báo được trích từ đề tài “Nghiên cứu những giải pháp phát triển phong trào Cầu
lông cho sinh viên Đại học Huế”, đề tài KH&CN cấp cơ sở Khoa GDTC - Đại học Huế năm 2020.

738



×