Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tổ chức giờ dạy thực hành giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.35 KB, 7 trang )

TỔ CHỨC GIỜ DẠY THỰC HÀNH GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
ThS. Trịnh Phước Thành

TÓM TẮT
Trong giờ học giáo dục thể chất việc tổ chức lớp học sinh động và phù hợp với đặc thù
nội dung học là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả giờ dạy. Cho nên,
khi lên lớp giảng viên cần phải có các biện pháp tổ chức lớp học phù hợp cho từng nội dung
học thì giờ học mới đạt hiệu quả. Để tổ chức một giờ lên lớp thực hành giảng dạy có hiệu quả
thì cần phải có các giải pháp hiệu quả sao cho: tổ chức hình thức tập luyện thật khoa học mới
tăng được mật độ động giờ học; tổ chức đội hình lớp học phải phù hợp với từng nội dung
giảng dạy; vị trí giảng viên giảng giải cũng phải hợp lý; khi làm mẫu kỹ thuật động tác,căn cứ
vào điểm mấu chốt động tác mà giảng viên phải chọn đúng phương hướng, vị trí và thời cơ
làm mẫu cho phù hợp; cần phải hạn chế di chuyển đội hình vì nó sẽ làm tăng thời gian chết
dẫn đến mật độ động giảm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy.
Từ khóa: phương pháp tổ chức, giáo dục thể chất, phương pháp giáo dục thể chất

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục trong giáo dục tồn diện con người mới
XHCN. Sức khỏe, trí tuệ là hai tài sản quý nhất, là tài sản vô giá của mỗi con người,
mỗi gia đình và mỗi quốc gia. “Sức khỏe là chiếc xe chở tri thức”, là chìa khóa khám
phá mọi kho tàng bí ẩn của tự nhiên và xã hội, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con
người. Môn học Giáo dục thể chất ở trường đại học là mắt xích nối tiếp của phổ thơng
để thực hiện nhiệm vụ trên.
Cải tiến phương pháp dạy học hiện nay nhằm đào tạo người học có năng lực xử
lý tình huống, có phương pháp tiếp cận vấn đề, có trách nhiệm,... Nói cách khác người
được giáo dục và đào tạo phải tự tìm hiểu, định hướng, xác định nhiệm vụ của mình


để chủ động nắm bắt các kiến thức cần thiết và không bị áp đặt. Người thầy chỉ định
hướng giúp đỡ, người học chiếm lĩnh tri thức bằng sự nỗ lực của chính mình, từ đó
dần dần bồi dưỡng năng lực tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Một trong những đặc trưng của giờ học giáo dục thể chất là giảng dạy thực hành
động tác kỹ thuật. Nếu khơng tổ chức tốt các hình thức tập luyện sẽ làm giảm lượng
vận động, lớp học kém sinh động, giảm sự tập trung chú ý của người học là nguyên
nhân dẫn đến sai sót kỹ thuật, hiệu quả giờ học giảm thậm chí dễ gây mất an tồn cho
người học.
Việc từng bước cải tiến phương pháp giảng dạy cho sinh viên là nhiệm vụ trọng
tâm của giảng viên ở trường đại học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để đạt được
mục tiêu nâng cao sức khỏe cho sinh viên được hiệu quả cần phải đổi mới nội dung,
cơ sở vật chất trang thiết bị, cách đánh giá và phương pháp giảng dạy trong đó có cải
tiến hình thức tổ chức giảng dạy.

718


2.

NỘI DUNG

2.1

Các hình thức tổ chức giờ học giáo dục thể chất

Hiệu quả giờ học giáo dục thể chất không những phụ thuộc vào các phương tiện
giảng dạy, tuân thủ các nguyên tắc giảng dạy giáo dục thể chất và sử dụng linh hoạt
đa dạng các phương pháp giảng dạy phù hợp. Mà cịn phải biết tổ chức hình thức tập
luyện cho thật sinh động và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học. Hình thức
tổ chức giờ học phụ thuộc vào nhiệm vụ, nội dung bài học cụ thể, phương tiện trang

thiết bị học tập và phương pháp giảng dạy. Giờ giáo dục thể chất có đặc điểm là giảng
viên tổ chức, lãnh đạo, điều khiển tập thể sinh viên có cùng lứa tuổi và trình độ cùng
tập. Hình thức tổ chức của giờ giáo dục thể chất bao gồm: Nội dung giờ học, cấu trúc
giờ học và tổ chức cho sinh viên tập luyện.
2.1.1 Nội dung giờ học giáo dục thể chất bao gồm: các bài tập thể chất, các
hoạt động của sinh viên, các hoạt động của giảng viên và giảng viên đánh giá quá
trình tâm - sinh lý biến đổi bên trong cơ thể người học.
- Tổ chức cho sinh viên thực hiện các bài tập thể chất. Bài tập thể chất là phương
tiện cơ bản nhất trong giờ học, nó giải quyết độc lập các nhiệm vụ giáo dục thể chất.
- Tổ chức cho sinh viên hoạt động trong giờ học gồm nghe giảng viên giảng
giải, quan sát động tác mẫu, tiếp thu kỹ thuật động tác, suy nghĩ cách thực hiện tuần
tự kỹ thuật, thiết kế các hoạt động tiếp theo, thực hiện kiểm tra đánh giá các hoạt động
của bản thân, trao đổi với giảng viên về các vấn đề xuất hiện trong quá trình tập luyện,
theo dõi trạng thái cơ thể mình và điều chỉnh cho phù hợp.
- Thiết kế các hoạt động của giảng viên trong giờ học bao gồm giải thích mục
đích giờ học, nhiệm vụ học tập, xác định yêu cầu cụ thể cho từng đối tượng và tổ chức
sinh viên luyện tập. Theo dõi hoạt động của sinh viên, phân tích, đánh giá kết quả việc
thực hiện của sinh viên. Điều chỉnh lượng vận động, phê phán uốn nắn một cách tế
nhị các hành vi của sinh viên. Xây dựng mối quan hệ giữa các sinh viên và giữa sinh
viên với giảng viên.
- Quan sát đánh giá quá trình tâm – sinh lý sinh viên: sự biến đổi và tích lũy
dần dẫn đến biến đổi nhảy vọt bên trong các hệ thống chức năng, hình thái, tri thức,
kỹ năng và kỹ xảo của sinh viên. Nó là tiêu chí đánh giá về các mặt giáo dục, giáo
dưỡng, sức khỏe đồng thời định hướng cho các giờ học tiếp theo. Nhằm đảm bảo tính
khoa học và tính hệ thống của quá trình giáo dục thể chất.
2.1.2 Cấu trúc của giờ học giáo dục thể chất.
Muốn giải quyết có hiệu quả nội dung của một giờ học giáo dục thể chất cần
phải có một hình thức tổ chức hay phương pháp tổ chức thích hợp bao gồm mối quan
hệ giữa người dạy và người học; giữa những người học và sự sắp xếp hợp lý các bài
tập. Cấu trúc giờ học giáo dục thể chất gồm có ba phần:

- Phần mở đầu có nhiệm vụ dẫn dắt tạo tiền đề cho sinh viên thực hiện nhiệm
vụ chính. Tùy theo tính chất của từng giờ học có thể bao gồm khởi động chung, chun
mơn với hình thức đội hình tập cả lớp, cá nhân tập tại chỗ hay di động; đội hình hàng
ngang, hàng dọc, vịng trịn...

719


- Phần cơ bản có nhiệm vụ giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển thể lực cho sinh viên. Phương pháp tổ chức giảng dạy nội dung mới, kiến
thức mới học trước, nội dung hấp dẫn tổ chức học sau. Tuần tự thể lực linh hoạt, khéo
léo học trước, sức nhanh, sức mạnh, sức bền học sau. Lượng vận động tác động phải
phát triển toàn diện đến các bộ phận cơ thể, tổ chức các hoạt động hoạt động cần luân
phiên hợp lý giữa vận động và nghỉ ngơi
- Phần kết thúc có nhiệm vụ điều chỉnh trạng thái tâm lý làm giảm hưng phấn
của các hệ thống cơ quan tim mạch, phổi, thần kinh và loại bỏ những căng thẳng thừa
của cơ bắp.
2.1.3 Các biện pháp tổ chức giờ học giáo dục thể chất
Các hình thức tổ chức giảng dạy trong một giờ giáo dục thể chất bao gồm:
* Tổ chức các điều kiện vật chất kỹ thuật
- Nơi tập luyện phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh bị trơn trượt hoặc mất an toàn
cho sinh viên trong quá trình tập luyện.
- Kiểm tra bố trí sân tập, dụng cụ tập luyện, phân phối dụng cụ tập luyện hợp
lý. Nếu chuẩn bị trang thiết bị tốt sẽ sử dụng hiệu quả thời gian của giờ học, sinh viên
tập luyện an toàn, giáo dục cho sinh viên về thái độ, trách nhiệm đối với của công.
Giáo dục tính tổ chức kỷ luật, có tình cảm và thẩm mỹ. Do đó, cơng việc tổ chức các
điều kiện vật chất phải được tính tốn phù hợp và hồn thành trước giờ học. Công
việc này phải được kiểm tra, theo dõi và đánh giá kịp thời.
* Bố trí và di chuyển đội hình
Bố trí đội hình hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học.

Cần tính tốn sao cho người học dễ quan sát hoạt động của giảng viên và bạn cùng
tập. Được đứng ở vị trí thích hợp để thực hiện bài tập, tránh lộn xộn mất thời gian và
đảm bảo an toàn. Còn người dạy dễ dàng theo dõi tiếp xúc sinh viên và thay đổi đội
hình khi cần thiết. Ngồi ra, tính đa dạng của biến đổi đội hình giúp cho sinh viên
nâng cao sức tập trung chú ý học tập, duy trì khả năng hưng phấn cao trong tập luyện.
* Các hình thức tập luyện thơng thường
Trong giờ học giáo dục thể chất thơng thường có các đội hình sau:
- Đội hình tập luyện theo lớp bao gồm cac hình thức như:
+ Sinh viên cùng tập một động tác dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giảng viên.
+ Sinh viên tập từng đôi một (một người tập cùng với người khác giúp đỡ).
+ Sinh viên thực hiện động tác kỹ thuật theo hình thức làn sóng.
+ Sinh viên thực hiện động tác kỹ thuật theo hình thức dịng chảy.
- Hình thức tập luyện theo nhóm.
Sinh viên được phân nhóm theo trình độ, giới tính...mỗi nhóm có nhiệm vụ
riêng. Giảng viên chỉ đạo cụ thể cho từng nhóm có thể nhóm chuyển đổi và nhóm
khơng chuyển đổi.

720


+ Nhóm khơng chuyển đổi là chia lớp học ra nhiều nhóm tập luyện theo cùng
nội dung và thứ tự định trước. Hình thức này có ưu điểm là giảng viên dễ quan sát và
quản lý việc tập luyện của sinh viên về nội dung và lượng vận động như nhau. Nhưng
khuyết điểm của hình thức này là địi hỏi dụng cụ phải đầy đủ.
+ Nhóm chuyển đổi là chia lớp học ra nhiều nhóm tập luyện theo các nội dung
khác nhau sau đó chuyển đổi các nhóm. Hình thức này có ưu điểm là khắc phục tình
trạng, điều kiện thiếu sân tập, dụng cụ; có thể tăng lượng vận động, bồi dưỡng và rèn
luyện năng lực độc lập và giúp đỡ nhau trong học tập. Nhưng giảng viên gặp khó khăn
trong chỉ đạo tồn diện, việc sắp xếp nội dung và thời gian tập luyện khó khăn.
- Hình thức tập quay vịng là hình thức tập từng động tác riêng rồi lần lượt tập

sang động tác khác.
- Hình thức tập luyện cá nhân Mỗi sinh viên có nhiệm vụ riêng, đặc điểm riêng
hoặc cùng bài tập nhưng với yêu cầu khác nhau.
* Bồi dưỡng cán sự lớp
Cán sự thể dục thể thao khơng những có vai trị tích cực mang đến hiệu quả giờ
học mà cịn có ý nghĩa rất lớn về mặt giáo dục và giáo dưỡng.
* Tổ chức kiến tập
Trong giờ học thực hành kỹ thuật động tác giảng viên cần phải dự kiến tổ chức
cho sinh viên kiến tập, quan sát lớp, nghe giảng viên giảng giải và phân tích kỹ thuật
động tác.
2.2

Thực trạng phương pháp tổ chức giờ học hiện nay

Giảng dạy môn giáo dục thể chất ở trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay do
chưa có nhà tập luyện nên hầu hết là phải học ngoài trời với điều kiện sân tập nhỏ hẹp
cùng lúc có nhiều lớp cùng học là điều khơng tránh khỏi.
Việc tổ chức lớp học trong một giờ học giáo dục thể chất hiện nay còn chưa
được chú trọng. Vấn đề lượng vận động hợp lý trong giờ học đơi lúc cịn bị xem nhẹ
đặc biệt là chưa chú trọng tăng mật độ động dẫn đến lượng vận động thường cịn thấp
ảnh hưởng mục tiêu mơn học.
Hình thức tổ chức tập luyện trong giờ học chưa được khai thác đúng mức ảnh
hưởng đến tính hứng thú học tập của sinh viên. Vấn đề tổ chức cho sinh viên tự quản
của cán sự lớp học trong buổi học chưa được chú trọng.
Căn cứ vào đặc điểm, nội dung chương trình, đề cương chi tiết học phần quy
định. Cho nên từng giờ dạy giáo dục thể chất thường chỉ giảng dạy một nội dung. Do
đó việc sử dụng các hình thức tập luyện mang các đặc điểm phổ biến sau:
- Phần lớn giảng viên ít sử dụng hình thức tập luyện đồng loạt, thường chỉ sử
dụng hình thức tập luyện lần lượt (phù hợp nội dung một tiết học) để giảng viên có
điều kiện quan sát, đánh giá và sửa chữa động tác sai cho từng sinh viên.

- Một số giảng viên ít sử dụng hình thức tập luyện theo nhóm do khơng có kế
hoạch bồi dưỡng cán sự thể thao và giảng viên chưa tin tưởng vào năng lực tiềm tàng
của sinh viên.

721


- Hình thức tập luyện cá nhân hầu như giảng viên chưa được quan tâm.
- Tổ chức đội hình lớp học khi giảng viên giảng giải, làm mẫu hay phân tích
kỹ thuật động tác cho từng nội dung học cịn chưa hợp lý. (vị trí, phương hướng và
thời cơ)
- Tổ chức phân chia nhóm đối tượng tập luyện theo yêu cầu trình độ năng lực
và sức khỏe ít được chú ý.
- Kế hoạch giảng dạy cho môn học, bài giảng còn cứng nhắc chưa phù hợp.
Phương pháp tổ chức trong một giờ học giáo dục thể chất là một trong những
tiêu chí đánh giá chất lượng giờ học. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tính hứng thú tập luyện
của sinh viên, mật độ động, mật độ hữu ích của một giờ học, tinh thần tự quản làm
việc nhóm của sinh viên, khả năng tiếp thu kỹ động tác kỹ thuật, mức độ sai sót kỹ
thuật động tác... Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giờ học giáo dục thể chất,
không đạt được mục tiêu và yêu cầu của chương trình giáo dục thể chất.
Qua khảo sát 20 giảng viên giảng dạy giáo dục thể chất về sự quan tâm đến
hình thức tổ chức giờ học thể chất. Chúng tơi thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát mức độ quan tâm đến các biện pháp và hình thức tổ chức trong giờ học thực
hành môn giáo dục thể chất
Biện pháp và hình thức tổ chức
Vị trí làm mẫu của giảng
viên có ảnh hưởng đến q
trình tiếp thu động tác của
Sử dụng sinh viên.
phương

Phương hướng làm mẫu có
pháp trực
ảnh hưởng đến quá trình tiếp
quan
thu động tác của sinh viên.
Giảng viên có cần thiết phải
chọn thời cơ làm mẫu khơng.
Sinh viên có nhất thiết phải
tham gia cùng giảng viên
khơng.
Đánh giá
Giảng viên có nhất thiết đề
ra yêu cầu phân loại đối
tượng khơng.
Cần thay đổi theo nội dung
học.
Đội hình
tập luyện

Nội dung

722

Chia nhóm trong tập luyện
có được sử dụng khơng.
Việc bố trí dụng cụ trong
buổi học có ảnh hưởng đến
kết quả học tập khơng.
Giảng viên có chú ý đến việc
sắp xếp thứ tự các nội dung

trong buổi học không.

Mức độ

Số lượng

Tỉ lệ %

18
2

90
10

16
4

80
20

15
5

75
25

11
9

55

45

19
1

95
5

Rất cần thiết
Khơng cần thiết
Thường xun
Thỉnh thoảng
Khơng chia nhóm

20
0
16
4
0

100
0
80
20
0

Rất ảnh hưởng
Khơng ảnh hưởng

11

9

55
45

Rất chú ý
Không chú ý

20
0

100
0

Rất ảnh hưởng
Không ảnh hưởng
Rất ảnh hưởng
Không ảnh hưởng
Rất cần thiết
Không cần thiết
Rất cần thiết
Không cần thiết
Rất cần thiết
Không cần thiết


Qua khảo sát ở bảng trên cho thấy đa số giảng viên quan tâm tuyệt đối đến việc
sắp xếp thứ tự các nội dung trong buổi học, thay đổi đội hình tập luyện theo nội dung
học, quan tâm nhiều đến phân loại đối tượng, vị trí-phương hướng làm mẫu và thường
xun chia nhóm tập luyện. Tuy nhiên, giảng viên cịn quan tâm thấp đến các việc bố

trí dụng cụ tập luyện, thời cơ làm mẫu và tổ chức cho sinh viên cùng tham gia đánh
giá trong buổi học. Những vấn đề trên cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giờ
học giáo dục thể chất hiện nay.
2.3

Một số giải pháp đổi mới hình thức tổ chức giờ học

Để khắc phục những hạn chế về hình thức tổ chức làm ảnh hưởng đến chất
lượng giờ học giáo dục thể chất chúng tôi đưa ra một số giải pháp khắc phục như sau:
- Sử dụng hình thức tập luyện đồng loạt là điều cần thiết, nhưng chỉ sử dụng
một số lần nhất định để chiếm ít thời gian trong một giờ học nhằm tăng mật độ vận
động trong giờ học.
- Hạn chế sử dụng hình thức tập luyện lần lượt để tạo điều kiện cho sinh viên
có nhiều thời gian luyện tập. Nhằm tăng mật độ động dẫn đến nâng cao lượng vận
động của giờ học.
- Tăng cường hình thức tập luyện theo nhóm (nhóm chuyển đổi và nhóm khơng
chuyển đổi) nhằm tăng thời gian tự học, tự tập luyện của sinh viên, tăng cường vai trò
tự quản của cán sự thể thao và tạo tình huống cho nhóm sinh viên tự quản; khắc phục
tình trạng sân tập cịn hạn chế và tăng mật độ vận động trong giờ học.
- Hình thức tập luyện cá nhân (nguyên tắc cá biệt hóa) cũng cần được quan tâm
sử dụng khi cần thiết.
- Xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo cần linh hoạt hơn nhằm
tăng cường lượng vận động trong giờ học cho phù hợp với mục tiêu là tăng cường sức
khỏe cho sinh viên. Tránh tổ chức giảng dạy giờ lý thuyết và giờ thực hành tổ chức
riêng biệt hoặc nội dung học quá nặng như chạy cự ly trung bình học độc lập.
- Tổ chức đội hình giảng dạy phù hợp với nội dung nhất là khi giảng giải kết
hợp với làm mẫu phải chọn đúng vị trí, thời cơ và phương hướng.
- Tổ chức cho sinh viên tham gia vào việc đánh giá và có ý kiến cho việc sửa
chữa động tác sai cho nhau. Nhằm nâng cao hiệu quả giờ học kỹ thuật, rèn luyện kỹ
năng, hình thành kỹ xảo động tác. Giảng viên cần trang bị cho sinh viên nắm vững

kiến thức cơ bản từ đó tạo điều kiện, định hướng cho các em quan sát cụ thể động
tác sai cơ bản của bạn cùng tập, hướng cho sinh viên nhận biết, phát hiện ra các lỗi
sai thường mắc; tổ chức cho nhóm thảo luận tìm ra nguyên nhân dẫn đến lỗi sai cơ
bản, từ đó đưa ra hướng sửa cho phù hợp dưới sự quan sát với sự định hướng của
giảng viên.
- Chọn vị trí giảng viên làm mẫu thích hợp sao cho đội hình cả lớp đều quan sát
rõ nét chính của động tác và đặc biệt cần tránh:
+ Khơng tổ chức đội hình lớp học quay mặt về hướng nắng, hướng gió, hướng
có mục tiêu di động hoặc hấp dẫn sự chú ý cua sinh viên vì sẽ làm giảm sự tập trung
chú ý quan sát của sinh viên.

723


+ Khơng tổ chưc đội hình lớp học mà gáy của sinh viên quay về hướng mặt trời
vì nó là ngun nhân gây khó chịu thậm chí sẽ gây cảm nắng.
Cần phải tổ chức đội hình lớp học sao cho sinh viên ít di chuyển nhất mà vẫn
quan sát được dễ dàng (nhất là khi tổ chức các trò chơi vận động).
Chọn phương hướng làm mẫu của giảng viên cho phù hợp để sinh viên dễ dàng
quan sát được nét chính của động tác. Tùy vào nội dung giảng dạy mà giảng viên chọn
vị trí, đội hình thích hợp để sinh viên quan sát rõ về góc độ, biên độ động tác và
phương hướng kỹ thuật động tác theo chiều: Thẳng hướng, lệch hướng hay soi gương
khi giảng viên làm động tác mẫu.
Chọn thời cơ làm mẫu cho phù hợp, khi bắt đầu học động tác mới, khi nhấn
mạnh một khâu chủ yếu mà sinh viên chưa rõ; khi cần nâng cao chất lượng từng thành
phần của động tác.
Kết quả: Qua ba năm áp dụng các giải pháp trên chúng tôi nhận thấy lượng vận
động trong giờ học được tăng lên nhất là mật độ động, mật độ hữu ích, giảm thời gian
chết, tăng tính hứng thú, ít sai sót khi học kỹ thuật động tác, tăng cường giao tiếp giữa
sinh viên với nhau và giữa sinh viên với giảng viên. Sinh viên tham gia chạy đội hình

tập thể giải “Chào năm mới” đóng góp trên 30% sinh viên của trường tham gia và
luôn đạt thứ hạng cao tốp (nhất, nhì, ba) trong mười năm qua.
3.

KẾT LUẬN

Đổi mới phương pháp hình thức tổ chức giờ học thực hành là một trong những
giải pháp hữu hiệu nhất. Nhờ vậy mà lượng vận động được tăng cường; nâng cao hiệu
quả khả năng tiếp thu động tác; lớp học sinh động, tăng tính hứng thú tập luyện; tăng
thời gian tự học, tự nghiên cứu, tự quản, khả năng giao tiếp giữa các sinh viên với
nhau, tạo điều kiện cho sinh viên làm việc nhóm; khắc phục tình trạng sân tập cịn hạn
chế... Qua đó, chất lượng giờ dạy thực hành mơn giáo dục thể chất sẽ được nâng cao.
Giảng viên chọn phương hướng, vị trí và thời cơ làm mẫu hợp lý giúp cho sinh viên
hạn chế các động tác sai, làm tăng mật độ động giờ học, giảm thời gian chết nên lượng
vận động được nâng lên đạt được mục tiêu chương trình mơn giáo dục thể chất đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), 2007, Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên
trung học cơ sở, Nxb Hà Nội;

2.

Nguyễn Mậu Loan, 1998, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, Nxb GD;

3.

Quyết định 2434/QĐ/BGD&ĐT, Đổi mới chương trình giảng dạy, Bộ Giáo dục và Đào
tạo ngày 08/7/1999;


4.

Thơng tư 25/2015/TT-BGDĐT Quy định về chương trình mơn học giáo dục thể chất thuộc
các chương trình đào tạo trình độ đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 14/10/2015.

724



×