Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.53 KB, 8 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG
ThS. Phạm Tuấn Anh, ThS. Phạm Tiến Dũng
Trường Đại học kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

TÓM TẮT
Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác giáo dục thể chất (GDTC)
của trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích, đánh giá
thực trạng về nơi dung, chương trình giảng dạy nội khóa; Hình thức tổ chức và phương pháp
giảng dạy; Thực trạng đội ngũ giảng viên; Thực trạng về cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ giảng
dạy, Kết quả học tập cũng như thực trạng tình độ thể lực chung của sinh viên trường Đại học
Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.....
Từ khóa: Thực trạng; Giáo dục thể chất; Thể lực; Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng

SUMMARY
On the basis of investigation, theoretical and practical research on the physical
education of Danang University of Technology and Pharmacy. The study has analyzed and
evaluated the current situation of the content, internal curriculum; Organizational forms and
teaching methods; The reality of the faculty; Situation of facilities for teaching, Study results
as well as the status of the general fitness status of students of Da Nang University of
Technology and Pharmacy.....
Keywords: Current situation; Physical education; Physical; Da Nang University of Medical
Technology and Pharmacy

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường đại học là một bộ phận quan trọng
của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ
trẻ, tạo ra lớp người trí thức mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe, đó là những


con người “Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong
sáng về đạo đức”. Muốn vậy, nhà trường khơng chỉ thực hiện nhiệm vụ giáo dục về
trí tuệ khoa học, tri thức nghề nghiệp, mà còn phải giúp sinh viên trở thành một con
người có sức khỏe lành mạnh.
Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng là trường công lập thuộc hệ thống
giáo dục Việt Nam, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Y – Dược ở trình độ
đại học. Số lượng sinh viên vào trường ngày càng tăng. Việc giảng dạy môn học Giáo
dục thể chất cho học sinh được thực hiện nghiêm túc với thời lượng là 75 giờ giảng
dạy trong hai học kỳ. Tuy nhiên việc nắm bắt diễn biến sự phát triển thể chất của sinh
viên hàng năm cũng như tồn khóa học cũng chưa được thường xun và có hệ thống.
Đó là những mặt quyết định đến chất lượng đào tạo từ đó tìm ra phương pháp điều
chỉnh nội dung giảng dạy cho phù hợp, để nâng cao chất lượng công tác GDTC trong
nhà trường. Trong những năm qua, tại Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu.
907


Xuất phát từ những nguyên nhân và yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, chúng tôi
lựa chọn và tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại
Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng”
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, Phương pháp quan sát, Phương
pháp phỏng vấn, tọa đàm và Phương pháp toán thống kê.
2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1

Đánh giá thực trạng nội dung chương trình GDTC tại Trường Đại học Kỹ

thuật Y-Dược Đà Nẵng

Nội dung và chương trình giảng dạy GDTC ở Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược
Đà Nẵng được tiến hành theo quy định chung của Bộ GD & ĐT là 75 tiết với 3 đơn
vị học trình được dạy trong 01 học kỳ. Nội dung giảng dạy nội khóa một buổi 4
tiết/tuần, cơng tác ngoại khóa thực hiện trong học kỳ do đó học sinh tự tổ chức theo
nhóm hoặc theo lớp để tự ôn tập, củng cố và phát triển kỹ thuật cũng như các TCTL.
Có thể tóm lược chương trình GDTC trong trường hiện nay qua phân bổ thời gian
(khung chương trình) cho các nội dung học tập như sau (bảng 1).
Bảng 1: Phân phối nội dung và thời gian học tập chương trình GDTC tại Trường Đại học Kỹ
thuật Y-Dược Đà Nẵng
TT

Nội dung

A. Nội khóa
1 Bài mở đầu
2 Bài thể dục phát triển chung buổi sáng
3 Chạy cự ly ngắn 100m
4 Chạy cự ly trung bình
5 Nhảy cao (hoặc nhảy xa)
Mơn thể thao tự chọn (Bóng chuyền, bóng đá,
6
cầu lơng…)
B. Ngoại khóa
1 Học sinh tự ngoại khóa nội dung của mơn học
Tham gia các đội tuyển của trường, các câu lạc
2
bộ thể thao
Tổng số tiết


Tổng số


thuyết

Thực
hành

Kiểm
tra

4
9
12
9
12

4
2
2
2
2

6
9
6
9

1

1
1
1

29

3

25

1

75

15

55

5

Qua bảng 1 cho chúng ta thấy: Chương trình mơn học được quy định chặt chẽ
về thời gian, nội dung học tập phong phú, đồng thời cho phép “mềm hóa” một phần
nhằm phù hợp với đặc điểm sân bãi, đội ngũ cán bộ giảng dạy ở nhà trường và điều
kiện thời tiết. Nhưng bên cạnh đó trên thực tế vẫn cịn tồn tại những hạn chế:
Hoạt động ngoại khóa chủ yếu mang tính chất tự phát, khơng có sự quản lý của
giáo viên bộ môn nên dẫn đến không phát triển được các TCTL.
Điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện còn hạn chế trong khi số lượng sinh viên
tương đối đơng, trung bình từ 60 - 70 sinh viên /lớp, điều này ảnh hưởng đến việc
phân chia nhóm tập luyện theo phân loại sức khỏe chưa được áp dụng đúng mức. Vì
vậy chất lượng GDTC khơng đồng đều.

908


Thực trạng về hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy

2.2

Bộ môn GDTC của nhà trường đã tiến hành tổ chức cho sinh viên học tập theo
2 hình thức: nội khóa và hoạt động ngoại khóa.
+ Hình thức nội khóa: Là những buổi học được tiến hành theo thời khóa biểu
do phịng đào tạo quy định nằm trong kế hoạch năm học của nhà trường, có quy cách
kiểm tra đánh giá và cho điểm của từng nội dung học tập. Giờ học nội khóa phần lớn
là giảng dạy kỹ thuật của các môn thể thao đã được quy định trong chương trình chi
tiết của nội dung học tập.
Thực tế trong quá trình giảng dạy chưa cải tiến và thống nhất được phương
pháp tổ chức của buổi học, chưa thay đổi được nhiều nội dung, chưa có kế hoạch
hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên tập luyện theo các tiêu chuẩn RLTT. Bên cạnh
đó, các bài tập thể lực hiện đang sử dụng nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên vẫn
cịn ít về số lượng và hạn chế về nội dung, các bài tập chủ yếu là các trị chơi vận động
và bài tập tĩnh lực.
+ Hình thức ngoại khóa: Là những giờ tự tập luyện của sinh viên, chủ yếu là
mang tính tự phát, khơng thường xun và khơng có sự hướng dẫn của giáo viên. Điều
này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể lực cũng như kết quả học tập
các nội dung học chính khóa của sinh viên. Từ đó cho thấy cho thấy, song song với
việc tìm ra những phương pháp và phương tiện để nâng cao thể chất cho sinh viên thì
cần phải có các biện pháp để tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút được
đơng đảo sinh viên tham gia luyện tập một cách tích cực, góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập môn GDTC trong nhà trường.
Qua quan sát sư phạm và phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy trong giảng dạy các
môn thể thao, các phương pháp thường xuyên sử dụng vẫn là những phương pháp

truyền thống: “giảng giải” (thuyết trình), “trực quan” (làm mẫu), “trò chơi”, “thi đấu”.
Còn nhiều phương pháp mới rất phù hợp với đặc thù tập luyện thể thao: “tăng lượng
vận động”, “vịng trịn”, “sử dụng giờ ngoại khóa”, “sử dụng các phương tiện nghe
nhìn”… lại chưa được biết tới hoặc khơng có điều kiện. Đây là điểm hạn chế trong
công tác GDTC mà nhà trường cần quan tâm khắc phục.
Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược
Đà Nẵng

2.3

Để làm rõ thực trạng chất lượng và số lượng của đội ngũ giáo viên GDTC trên
tổng số lượng sinh viên học tập môn GDTC năm thứ nhất của Trường ĐHKT Y-Dược
Đà Nẵng năm học 2017 - 2018, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê qua bảng
số liệu sau (bảng 2).
Bảng 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng
Tổng
số
lớp

Tổng
số học
sinh

Tổng
số giáo
viên
GDTC

Tỷ lệ
GV/HS


9

830

4

1/92,2

Trình độ
chuyên môn
Thạc


Cử
nhân

Cao
đẳng

2

2

0

Thâm niên
công tác
Dưới Trên Trên
5

5
10
năm
năm
năm
1
1
2

909


Qua bảng 2 và số liệu thu được, chúng tôi thấy rằng 100% giáo viên GDTC
được đào tạo chuyên môn hệ chính quy, khơng có giáo viên nào giảng dạy kiêm nhiệm.
Đó chính là điều kiện thuận lợi cho cơng tác GDTC trong nhà trường.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về đội ngũ giảng dạy môn GDTC là 4 giáo viên
được phân bố trong 9 lớp với số lượng học sinh là 830 em. Với số lượng như trên,
bình quân mỗi giáo viên GDTC có trách nhiệm giảng dạy cho 92,2 em sinh viên. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường. Nguyên
nhân là do sinh viên tương đối đông, giáo viên giảng dạy khơng bao qt được tồn
bộ hoạt động của các em, khơng có đủ điều kiện sửa chữa tỉ mỉ cho từng em các lỗi
sai khi giảng dạy bài mới hay kỹ thuật động tác mới… dẫn đến giờ học có khi chỉ
mang tính hình thức, chất lượng chưa đảm bảo và bài tập ít có tác dụng tốt đối với cơ
thể, sức khỏe cho sinh viên. Việc sử dụng các phương pháp giảng dạy có hiệu quả của
các giáo viên cũng liên quan trực tiếp tới chất lượng đào tạo.
2.4

Thực trạng cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ cho hoạt động giảng dạy và tập
luyện TDTT tại Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng


Kết quả điều tra về thực trạng CSVC phục vụ cho hoạt động dạy và học môn
GDTC ở tại Trường ĐHKT Y-D Đà Nẵng năm học 2017 - 2018 được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Thực trạng CSVC phục vụ cho hoạt động giảng dạy và tập luyện TDTT tại Trường
Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng
TT
1
2
3
4
5
6

Sân bãi, dụng cụ
Sân bóng bàn
Sân cầu lơng ngồi trời
Sân bóng chuyền ngồi trời
Xà kép
Xà đơn
Đường chạy 100m

Khu giảng dạy
01 (sân)
02 (sân)
01 (sân)
01 (bộ)
01 (bộ)
02 (đường)

Khu ký túc xá
0

0
1
0
0
0

Chất lượng
Sân nệm su
Sân xi măng
Sân xi măng
50%
50%
Sân xi măng

Qua bảng 3 cho ta thấy: Mặc dù được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu
nhà trường nhưng thực trạng cơ sở vật chất hiện có phục vụ cho giờ học và hoạt động
ngoại khóa đều thiếu về số lượng và không đảm bảo về chất lượng.
Về sân bãi tập luyện dành cho giờ học GDTC và hoạt động ngoại khóa TDTT
là do nhà trường tự tạo, khơng đảm bảo an toàn và điều kiện chuẩn cho việc tập luyện
các môn thể thao, các em phải tập trên sân xi măng cứng. Chính điều này là trở ngại
gây cho các em cảm giác đau và sợ hãi không muốn tập thể dục. Từ đó dẫn đến việc
các em thực hiện bài tập theo kiểu chống đối qua loa dẫn tới tác dụng tích cực của bài
tập bị hạn chế, làm giảm sút hiệu quả công tác GDTC.
Các điều kiện và dụng cụ khác phục vụ cho giờ học và ngoại khóa TDTT được
phân bố khơng hợp lý. Các mơn thể thao sôi nổi, luôn gây được sự quan tâm thu hút
chú ý của các em sinh viên như: bóng chuyền, cầu lơng, bóng bàn,… thì lại khơng
nhận được sự đầu tư quan tâm phát triển, thiếu về số lượng và kém về chất lượng.

910



Thực trạng mức độ nhận thức của sinh viên về môn học GDTC tại Trường
Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng

2.5

Để đánh giá thực trạng này chúng tôi tiến hành điều tra với 90 sinh viên được
lựa chọn ngẫu nhiên đang theo học tại trường, cho thấy sự khác nhau ở nhận thức tầm
quan trọng của môn học GDTC, từ đó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cơng tác GDTC
trong nhà trường.
Bảng 4: Kết quả về mức độ nhận thức của sinh viên về môn học GDTC tại Trường Đại học
Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng (n = 90)
TT

Mức độ

1
2
3
4

Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Khơng quan trọng

Kết quả phỏng vấn
Số người
Tỷ lệ (%)
12

13,3%
22
24,4%
25
27,9%
31
34,4%

Từ kết quả trên cho thấy số sinh viên được phỏng vấn, có đến 34,4% sinh viên được
hỏi cho rằng công tác GDTC trong nhà trường là không quan trọng, 27,9% cho rằng mức
độ quan trọng chỉ là bình thường, cịn sinh viên cho rằng cơng tác GDTC trong nhà trường
là quan trọng và rất quan trọng chiếm tỉ lệ thấp dưới 40% (13,3% + 24,4%). Và đương
nhiên, vì khơng nhận thức được tầm quan trọng của GDTC nên các em không coi trọng
môn học GDTC và ngoại khóa thể thao cho nên kết quả học tập là không cao.
2.6

Thực trạng kết quả học tập của sinh viên.

Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật
Y-Dược Đà Nẵng niên khóa 2016-2018, kết quả được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5: Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng
niên khóa 2016-2018
Phân loại
Nhóm
Nam (n = 97)
Nữ (n = 220)

Giỏi
Số
Tỷ lệ

lượng
%
9
9,3
27
12,3

Khá
Số
Tỷ lệ
lượng
%
13
13,4
39
17,7

Trung bình
Số
Tỷ lệ
lượng
%
57
58,7
107
48,6

Không đạt
Số
Tỷ lệ

lượng
%
18
18,6
47
21,4

Từ kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy kết quả học tập của sinh viên là còn
khiêm tốn hầu hết sinh viên năm học 2016 – 2018 ở cả nam và nữ đạt điểm trung bình
chiếm tỷ lệ cao lần lượt chiếm 58,7% và 48,6%, tỷ lệ sinh viên đạt điểm khá giỏi
chiếm ở 2 ở cả nam và nữ chiếm tỷ lệ thấp, vẫn còn sinh viên bị điểm không đạt.
Theo chúng tôi, kết quả học tập trên của sinh viên là hoàn toàn phù hợp bởi lẽ,
điều kiện cơ sở vật chất cũng như các phương pháp và phương tiện (các bài tập) sử
dụng để nâng cao thể lực và kỹ năng thực hành trong các mơn thể thao cịn nhiều bất
cập, mặt khác ý thức tự giác rèn luyện thể lực thông qua các hoạt động học tập chính
khóa cũng như ngoại khóa của sinh viên còn thấp.
Hơn nữa, sinh viên học tại trường với khối lượng kiến thức các môn học chuyên
ngành rất lớn, thời gian dành cho hoạt động tập luyện là rất ít.
911


2.7

Đánh giá thực trạng thể lực ban đầu của sinh viên Trường Đại học Kỹ
thuật Y-Dược Đà Nẵng

Để phân loại đánh giá và kiểm định kết quả kiểm tra thực trạng thể lực ban đầu
của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng đề tài lấy kết quả của 160
sinh viên (trong đó có 40 nam và 120 nữ) ở độ tuổi 20 để so sánh, đối chiếu với tiêu
chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực của HS-SV theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT

ngày 18/09/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành [3]. Kết quả được
trình bày ở bảng 6 cho thấy:
Bảng 6: Kết quả phân loại thể lực ban đầu của từng test theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực HSSV
Đối
tượng

Chỉ tiêu

Lực bóp tay thuận (kg)
Chạy 30m XPC (s)
Nam Bật xa tại chỗ (cm)
(n=40) Nằm ngửa gập bụng 30s(sl)
Chạy 5 phút tùy sức (m)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Lực bóp tay thuận (kg)
Chạy 30m XPC (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Nữ
(n=120) Nằm ngửa gập bụng 30s (sl)
Chạy 5 phút tùy sức (m)
Chạy con thoi 4x10m (s)

X
SL
42,21
02
5,07
15
215,2
08

18,22 06
920,5
05
12,09
12
27,36
1
6,25
15
155,85 10
14,18
00
750,29 02
12,78
12

Tốt
%
1,2
11,9
32,2
3,6
1,2
20,2
0,4
3,2
4
0
0,4
4,8


Mức đạt
Đạt
SL
%
24 60,7
23 73,8
28 46,4
24 61,9
17 29,7
20 51,2
176 70,4
87 79,2
89 65,2
59 29,2
53
9,6
156 62,4

Không đạt
SL
%
14 38,1
02 14,3
04 21,4
10 34,5
18 69,1
08 28,6
73 29,2
18 17,6

21 30,8
61 70,8
65
90
82 32,8

Từ bảng 6 cho thấy: Tỷ lệ phần trăm SV nam đạt từng nội dung riêng lẻ cao
hơn so với SV nữ. Đặc biệt là ở chỉ tiêu chạy 5 phút tùy sức (sức bền) số SV nam và
nữ không đạt theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực của bộ là rất cao nam chiếm 69,1%, nữ
chiếm 90% và chỉ tiêu nằm ngửa gặp bụng 30s số SV nữ không đạt chiếm 70,8%.
Căn cứ theo quyết định 53/2008/QĐ – BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (BGD&ĐT) về đánh giá, xếp loại thể lực HS, SV lứa tuổi 20 được xếp
loại theo đánh giá tốt, đạt và không đạt [3], kết quả đánh giá trên sinh viên Trường
Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng theo quyết định 53/2008/QĐ – BGD&ĐT được
trình bày ở bảng 7.
+ Loại Tốt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu có 3 chỉ tiêu Tốt và một chỉ tiêu đạt trở lên
+ Loại Đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu từ mức đạt trở lên.
+ Loại chưa đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu có một chỉ tiêu dưới mức đạt
Trong đánh giá, chúng tôi chọn 4 tiêu chí để đánh giá thể lực cho SV:
- Tiêu chí bắt buộc: Bật xa tại chỗ (cm), Chạy 5 phút tùy sức (m)
- Tiêu chí tự chọn: Chạy 30m XPC (s), Nằm ngửa gập bụng 30s (lần)

912


Bảng 7: Đánh giá thể lực SV khóa 16 khi nhập học môn cầu lông tự chọn tại trường ĐHSP –
ĐHĐN theo quyết định 53/2008/QĐ – BGD&ĐT

SV Nam
(n=40)

SV Nữ
(n=120)
Tổng hợp
tổng sồ SV
đạt theo tiêu
chuẩn

Xếp loại

Bật xa tại Chạy 30m Nằm ngửa
chỗ (cm)
XPC (s) gập bụng
30s (lần)

Chạy 5
phút tùy
sức (m)

Tốt
Đạt
Không đạt
Tốt
Đạt
Không đạt
Tốt
Đạt
Không đạt

08 (20%) 15 (37.5%) 06 (15%)
28 (70%) 23 (57.5) 24 (60%)

04 (10%)
02 (5%)
10 (25%)
10 (8.3%) 15 (12.5%) 00 (0%)
89 (74.2%) 87 (72.5) 59 (49.2%)
21 (17.5%) 18 (15%) 61 (50.8%)
15 (9.4%)
57 (35.6%)
88 (55%)

05 (12.5%)
17 (42.5%)
18 (45%)
02 (1.6%)
53 (44.2%)
65 (54.2%)

Kết quả
xếp loại thể
lực
07 (17.5%)
14 (35%)
19 (47.5%)
08 (6.6%)
43 (35.8%)
69 (57.6%)

Từ bảng 7 cho thấy: Thể lực của SV còn rất thấp đặc biệt là ở SV nữ, tỷ lệ SV nữ
chưa đạt chiếm khá cao (57.6%), còn nam chiếm 47.5%. Tỷ lệ tổng số SV chưa đạt theo
tiêu chuẩn xếp loại thể lực của Bộ Giáo dục & Đào tạo là tương đối cao chiếm 55%.

3.

KẾT LUẬN

Trong công tác GDTC tại Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng nội dung
tập luyện thể lực chưa được chú trọng tới. Nội dung chương trình cần phải thiết kế lại
cho khách quan và phù hợp với trình độ và thể lực của người học. Phương pháp giảng
dạy vẫn chưa hấp dẫn và phong phú để thu hút người học. Trang thiết bị và CSVC
cho mơn học cịn thiếu và hư hỏng nhiều, đặc biệt là thiếu các dụng cụ bổ trợ, phương
tiện hiện đại để phục vụ cho giảng dạy. Mức độ nhận thức của sinh viên về mơn học
GDTC có đến 34,4% sinh viên được hỏi cho rằng công tác GDTC trong nhà trường
là không quan trọng, 27,9% cho rằng mức độ quan trọng chỉ là bình thường, cịn sinh
viên cho rằng cơng tác GDTC trong nhà trường là quan trọng và rất quan trọng chiếm
tỉ lệ thấp dưới 40% (13,3% + 24,4%)
Kết quả học tập môn ở cả nam và nữ đạt điểm trung bình chiếm tỷ lệ cao lần
lượt chiếm 48,6% và 58,7%, tỷ lệ sinh viên đạt điểm khá giỏi chiếm ở 2 ở cả nam và
nữ chiếm tỷ lệ thấp, vẫn cịn sinh viên bị điểm khơng đạt.
Thực trạng thể lực chung của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà
Nẵng cịn thấp, mặc dù có sự phát triển về trình độ thể lực chung theo lứa tuổi (so với
tiêu chuẩn xếp loại thể lực chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo) ở một vài test, tuy
nhiên sự phát triển đó cịn chậm. Phần lớn số sinh viên đạt yêu cầu tương đối thấp,
trong đó tỷ lệ số sinh viên nữ đạt thấp hơn số sinh viên nam. Thể lực của sinh viên
còn rất thấp đặc biệt là ở sinh viên nữ, tỷ lệ sinh viên nữ chưa đạt chiếm khá cao
(57.6%), còn nam chiếm 47.5%. Tỷ lệ tổng số sinh viên chưa đạt theo tiêu chuẩn xếp
loại thể lực của Bộ Giáo dục & Đào tạo là tương đối cao chiếm 55%.

913


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Ban Bí thư Trung ương Đảng, khóa XI (2010), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011.

2.

Ban Bí thư Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI.

3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008. Quy
định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.

4.

Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu, Nguyễn Đức Văn (2004), Đo lường
thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội.

5.

Nguyễn Văn Chiêm (2010), Nghiên cứu thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng
GDTC cho sinh viên khối sư phạm không chuyên trường đại học Tây Bắc, Luận văn Thạc
sĩ GDH, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

6.

Lê Văn Lẫm, Phạm Xuân Thành (2007), Giáo trình đo lường TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

7.


Nguyễn Xuân Sinh (2012), Giáo trình lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT,
Nxb TDTT, Hà Nội.

8.

Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2000), Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học,
Nxb TDTT, Hà Nội.

914



×