Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Câu lạc bộ Thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Tài Chính – Marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.14 KB, 9 trang )

HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ
THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
TS. Lê Trung Đạo, TS. Phan Thanh Mỹ
Trường Đại học Tài chính – Marketing
TĨM TẮT
GDTC trong trường học hiện bao gồm 2 phần là nội khóa và ngoại khóa. Trong đó,
dạy và học nội khố là hình thức bắt buộc, được tiến hành theo kế hoạch, chương trình của
nhà trường và đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung, thời gian môn học theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (GD&ĐT). Cịn hoạt động ngoại khóa chủ yếu với tinh thần tự nguyện, học
sinh, sinh viên có thể tự tập luyện, tập luyện có hướng dẫn, tập luyện trong và ngoài trường,
trong các câu lạc bộ thể thao trường học. Việc tổ chức tốt các câu lạc bộ ngoại khóa sẽ duy
trì, phát triển thể chất, đem lại môi trường sống vui tươi, lành mạnh cho sinh viên và có lực
lượng vận động viên đại diện học sinh, sinh viên trường tham gia các giải thể thao học sinh,
sinh viên. Trong bài này, nghiên cứu tập trung vào các vấn đề về thực trạng cơ cấu tổ chức
câu lạc bộ (CLB); Các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa như: Cơ sở vật chất,
đội ngũ huấn luyện viên, kinh phí hoạt động...từ đó đề xuất hồn thiện tổ chức CLB TDTT
ngoại khóa.
Từ khóa: TDTT trường học, Câu lạc bộ TDTT ngoại khóa; Nhu cầu hoạt động TDTT.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Công tác GDTC trong trường học các cấp giữ một vị trí quan trọng trong sự
nghiệp phát triển TDTT, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện của nền giáo dục nước
nhà. Từ năm 1957, Đảng và Nhà nước đã đưa GDTC vào chương trình giảng dạy
chính khóa trong nhà trường, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để các trường xây
dựng và phát triển phong trào thể thao ngoại khóa sâu rộng: “Thực hiện GDTC trong
tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày
của hầu hết học sinh – sinh viên… Hơn nữa, GDTC cho thế hệ trẻ, thực hiện theo


chương trình bắt buộc và bằng việc tổ chức các hoạt động TDTT ngoài giờ học, là
một trong những bộ phận quan trọng của TDTT”[1].
Bên cạnh đó, Vụ Giáo dục Thể chất (BGD&ĐT) luôn yêu cầu các trường áp dụng
đầy đủ và có chất lượng chương trình giảng dạy chính khóa, đồng thời có kế hoạch phát
triển phong trào TDTT ngoại khóa, tăng cường hơn nữa các loại hình hoạt động, các
câu lạc bộ thể thao, tổ chức có hệ thống các giải thể thao từ cấp cơ sở khoa, trường,
thành phố, khu vực đến toàn ngành. Với mục tiêu: Hưởng ứng tích cực phong trào rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Phấn đấu mỗi cán bộ, học sinh, sinh viên đều
tập luyện một môn thể thao, phát triển các câu lạc bộ TDTT ở cơ sở trường [2].
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDTC trong trường học cần phải
thực hiện đồng thời có hiệu quả giảng dạy chính khóa và các hình thức hoạt động
ngoại khố. Hoạt động ngoại khóa là yếu tố cộng hưởng, làm động lực thúc đẩy sự
phát triển và hoàn thiện thể chất của học sinh, sinh viên trong quá trình đào tạo và đặc
biệt là tạo thói quen rèn luyện TDTT hàng ngày theo như lời Bác khuyên “tự tôi ngày
nào cũng tập”.
1064


Về mặt đời sống xã hội có thể nói: Nếu làm tốt cơng tác TDTT bằng việc phát
triển nhiều hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa hay phát triển phong trào thể thao
sâu rộng trong tất cả các ngành, các trường... sẽ góp phần đáng kể vào việc xây dựng
đời sống văn hóa vui tươi, lành mạnh, văn minh trong xã hội và đó cũng là một cơng
cụ để chuyển tải những giá trị tư tưởng, tinh thần của một chế độ đến với quần chúng
nhân dân. Còn ngược lại, nó sẽ ảnh hưởng xấu và gây ra hậu quả rất phức tạp, dễ
lan rộng.
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và xác định tầm quan trọng của
TDTT trong trường học, Ban Giám hiệu cũng như Khoa GDQP&GDTC Trường Đại
Học Tài chính – Marketing (ĐHTCM) đã và đang thực hiện đúng theo chương trình
GDTC của Bộ GD&ĐT. Nhưng trên thực tế thì sinh viên chỉ học chương trình nội khóa
(chương trình bắt buộc), chỉ có một bộ phận nhỏ sinh viên tham gia hoạt động TDTT

ngoại khóa. Vậy nguyên nhân là do đâu? Trong nghiên cứu này sẽ tìm hiểu và là rõ
những vấn đề có liên quan đến những hoạt động ngoại khóa của sinh viên.
Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp đọc và tham khảo tài
liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp khảo sát; Phương pháp toán thống
kê[5],[6].
Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh
viên Trường Đại học Tài chính – Marketing.
2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1

Các điều kiện ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức câu lạc bộ ngoại khóa
2.1.1 Cơ chế chính sách

Cơ chế chính sách đúng đắn và kịp thời của các cấp lãnh đạo sẽ là kim chỉ nam
cho mục tiêu và đường lối phát triển. Năm 2008 Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số
72/2008/QĐ-BGDĐT về việc Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa trong nhà
trường là nhằm động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên tự giác tham gia tập luyện
thể thao; hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho học sinh, sinh
viên; Hoạt động thể thao ngoại khoá phải được quan tâm, chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ,
xây dựng kế hoạch phù hợp và đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ,
đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên [2].
Thực hiện đúng với mục tiêu giáo dục và quyết định của Bộ GD&ĐT, trong
những năm gần đây Ban lãnh đạo Trường ĐHTCM đã cho đầu tư bổ sung sân bãi học
tập, cho phép thành lập các CLB TDTT ngoại khóa theo đề nghị của Khoa
GDQP&GDTC, các giảng viên làm công tác huấn luyện được tính giờ nghiên cứu
khoa học... Nhưng cho đến nay hầu như các CLB hoạt động chưa đạt hiệu quả như kỳ
vọng. Các CLB bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật chỉ có các sinh viên thuộc đội tuyển

của trường tham gia tập luyện và khơng thu phí. Nguyên nhân là trường chưa hoàn
thiện được cơ cấu tổ chức và các hoạt động chỉ dừng lại ở mức rèn luyện chuyên môn.
2.1.2 Cơ sở vật chất
Hiện nay sân bãi phục vụ cho công tác GDTC ở Trường ĐHTCM gồm: tại cơ
sở quận 9 có: 1 nhà tập với diện tích 10m2 x 20m2 dành cho giảng dạy mơn cầu lơng,
2 sân bóng chuyền, 1 sân bóng rổ, 1 sân cát để sinh viên chơi bóng đá, 1 hố cát dành
1065


cho học nhảy xa; tại cơ sở quận 7 có: 1 sân tập đa năng diện tích 22m2 x 22m2 dành
cho học bóng chuyền và bóng rổ, 1 hố nhảy xa, 1 sảnh dưới nhà xe với diện tích
khoảng 200m2 dành cho học võ và bóng bàn; tại cơ sở quận Tân Bình gồm 1 sảnh tập
võ thuật và bóng bàn với diện tích khoảng 300m2. Ngồi ra cịn có diện tích các phần
phụ xung quanh sân với tổng diện tích khoảng 200m2.
Với tổng diện tích sân bãi phục vụ cho các hoạt động TDTT của trường là
2.605,36m2. Nếu tổng diện tích 2.605,36m2/4.600 SV (số lượng sinh viên tuyển sinh
hàng năm) thì bình qn mỗi sinh viên có 0,56m2 để hoạt động và nếu tổng diện tích
này chia cho tồn bộ sinh viên của trường thì trung bình diện tích đất dành cho mỗi
sinh viên càng thấp (2.605,36m2/17.000 SV = 0,153m2). Hơn nữa, đặc thù Nhà trường
có nhiều cơ sở đào tạo, sân bãi ở mỗi cơ sở cũng không giống nhau, nên việc đăng kí
mơn học, di chuyển đến địa điểm học, tham gia ngoại khóa...là điều rất nan giải.
Bảng 1: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT của Trường ĐH TCM
Địa điểm

Cơ sở
Quận 9

Cơ sở
Quận 7
Cơ sở

Quận TB
Tổng

Loại sân
Nhà tập
Sân bóng chuyền
Sân bóng rổ
Hố nhảy xa
Sân chơi bóng đá
Sân đa năng
Sảnh tập bóng bàn và võ
Hố nhảy xa

Số lượng
1
2
1
1
1
1
1
1

Chất lượng
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Kém
Kém
Trung bình

Khá
Kém

Diện tích
400 m2
162 m2
420 m2

Sảnh tập bóng bàn và võ

1

Khá

300 m2

800 m2
484 m2
300 m2

2.605,36 m2

12

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

2.1.3 Đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC
Giảng viên là một bộ phận của Giáo dục và Đào tạo, GDTC luôn tồn tại hai đối
tượng chính là thầy và trị. Theo nghĩa rộng, thầy trong GDTC bao gồm giáo viên
TDTT (kiêm dạy và chuyên trách), huấn luyện viên, hướng dẫn viên; Trò gồm sinh

viên, vận động viên và những cá nhân tự giác tập luyện theo một tổ chức. Giữa hai
đối tượng này ln có mối quan hệ khắng khích với nhau và phải đảm bảo theo một
tỷ lệ thích ứng theo quy luật của quá trình giáo dục.
Bảng 2: Thống kê trình độ chun mơn của giảng viên GDTC Trường ĐHTCM
Mơn
chun sâu
Điền kinh
Bơi lội
Bóng đá
Bóng rổ
Bóng chuyền
Cầu lơng
1066

TS
1

%
0.83

1

0.83

Trình độ chun môn
ThS
%
1
0.83
1

0.83
1
3

0.83
25

CN
1

%
0.83

Tổng số
GV
3
1
2
3


Võ thuật
Thể dục
Tổng cộng

1

0.83

2


16.6

3

2.49

8

44.09

3
1

0.83

12

(Nguồn: Khoa GDQP&GDTC-năm 2020)

Qua bảng 2 cho thấy, với số lượng giảng viên 12 người, giảng dạy cho khoảng
hơn 9.000 sinh viên (mỗi năm tuyển sinh khoảng 4.600 chỉ tiêu, các em học GDTC
trong 4 học kì với 4 tín chỉ). Với số lượng sinh viên và quá trình học như vậy thì 12
giảng viên của trường là không thể nào đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy GDTC cho sinh
viên học các môn tự chọn và môn bắt buộc, nên phải mời thỉnh giảng. Hiện tại giảng
viên chuyên sâu điền kinh có 3 người, chiếm tỉ lệ 25%; Giảng viên chuyên sâu bóng
rổ 2 người, chiếm tỉ lệ 16.67%; Giảng viên chuyên sâu bóng chuyền 3 người, chiếm
tỉ lệ 25%; Giảng viên chuyên sâu võ thuật 3 người, chiếm tỉ lệ 25%; Giảng viên chuyên
sâu bơi lội 1 người, chiếm tỉ lệ 8.33%. So sánh giữa giảng viên có chun sâu phù hợp
với mơn thể thao mà trường đưa vào giảng dạy cho sinh viên cho thấy có sự khơng

cân đối và thiếu hụt nhiều, thậm chí có mơn đưa vào giảng dạy nhưng khơng có giảng
viên nào có chun sâu về mơn đó, ví dụ như mơn bóng đá, cầu lơng. Cho nên các
giảng viên phải tự học tập bồi dưỡng để mỗi người có thể dạy từ 2 môn thể thao trở
lên. Cho nên, muốn tổ chức thành lập câu lạc bộ ngoại khóa cần phải căn cứ vào nguồn
nhân lực hiện tại.
2.1.4 Kinh phí dành cho hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên
Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, muốn CLB vận hành và hoạt động tốt thi
cần phải có kinh phí. Kinh phí có được là nhờ vào các nguồn khác nhau như: Quỹ
hoạt động văn thể của trường, các nguồn tài trợ, thu hội phí...Nhưng hiện tại các CLB
TDTT ngoại khóa của trường khơng có bất cứ một khoảng kinh phí nào, chỉ khi có kế
hoạch tổ chức các giải thể thao trong trường và các đội tuyển của trường tham gia thi
đấu các giải do Hội thể thao ĐH&TCCN, các giải đấu mở rộng hàng năm... Dựa vào
các kế hoạch đó mà phịng Cơng tác sinh viên sẽ lên kế hoạch hoạt động và đề xuất
kinh phí với BGH Nhà trường. Trung bình mỗi năm (năm 2017, 2018, 2019) Nhà
trường duyệt khoảng 250.000.000 đồng (hai trăm năm mươi triệu đồng) cho mọi hoạt
động thể thao sinh viên trong một năm. Sinh viên đội tuyển tham gia các giải chỉ được
60.000 đồng tiền nước và ăn trưa cho một ngày thi đấu (khơng có chế độ tiền cơng tập
luyện và thi đấu).
2.1.5 Thời gian hoạt động
Thời gian tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên là điều hết sức
khó khăn, vì các em bận lịch học chính khóa ở trường rất nhiều và cịn thêm một số
hoạt động đoàn, hội khác. Các em muốn tham gia hoạt động ngoại khóa thì phải hết
sức cố gắng và nỗ lực hết mình và phải tự sắp xếp cho mình một kế hoạch học tập và
thời gian biểu hợp lý, mới có thể đảm bảo được việc học chính khóa và đảm bảo sức
khỏe. Việc lấy ý kiến thăm dò thời gian luyện tập trong ngày, là yếu tố cần thiết và
không kém phần quan trọng, đây là cơ sở để dựa vào đó có thể sắp xếp thời gian hoạt
động TDTT trong CLB, đồng thời sinh viên cũng tự chủ được thời gian nhàn rỗi của
mình cho việc luyện tập trong các CLB TDTT.
Kết quả phỏng vấn 780 sinh viên như sau:


1067


Có 72,53% ý kiến chọn khoảng thời gian từ 17 giờ đến 19 giờ, đây là thời gian
có số người lựa chọn nhiều nhất; Đứng thứ 2 là khoảng thời gian từ 19 giờ đến 21 giờ
với 14.72% ý kiến lựa chọn. Các khoảng thời gian còn lại trong ngày cũng có những
ý kiến lựa chọn nhưng rất thấp chiếm chưa đến 10%.
Trên cơ sở kết quả thăm dò, nghiên cứu đã rút kết được thời gian được cho là
hợp lý nhất là khoảng từ 17 giờ đến 19 giờ. Đây là thời gian được nhóm phỏng vấn
chọn nhiều nhất và cũng phù hợp với thời gian học tập và nghỉ ngơi của các em.
2.2

Thực trạng cơ cấu tổ chức câu lạc bộ thể thao ngoại khóa cho sinh viên
Trường ĐHTCM

Hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHTCM thực sự chưa được phát
triển đồng bộ và chưa có sự hưởng ứng tích cực từ sinh viên và cán bộ, giảng viên.
Thành lập và hoạt động CLB chủ yếu là ở Khoa GDQP&GDTC, một số giảng viên
của khoa phụ trách huấn luyện, chưa có sự kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ từ các bộ phận
đơn vị trong và ngoài trường.
CLB TDTT ngoại khóa cho sinh viên hiện nay chỉ có: CLB võ thuật Vovinam,
CLB bóng chuyền, CLB bóng rổ, CLB cầu lông. Các CLB này do Khoa
GDQP&GDTC thành lập, có nhiệm vụ chính là huấn luyện các thành viên trong đội
tuyển trường nhằm phục vụ thi đấu cho các giải thể thao sinh viên. Số lượng học viên
rất ít, tập luyện khơng thường xun và khơng thu học phí. Các giảng viên tham gia
huấn luyện tại các LB ngoại khóa cũng khơng được hỗ trợ kinh phí. Bên cạnh đó cũng
có một số nhóm thể thao tự phát, sinh viên tự tổ chức cùng chơi với nhau các môn u
thích, khơng có sự hướng dẫn của huấn luyện viên, hướng dẫn viên.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lí CLB TDTT ngoại khóa


2.3

Hồn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động CLB TDTT ngoại khóa cho sinh viên
Trường ĐHTCM
2.3.1 Những yêu cầu khi xây dựng CLB

- Khảo sát, lựa chọn địa điểm nơi thành lập CLB: Khảo sát, lựa chọn địa điểm
thành lập CLB là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đầu tiên trong quá trình thành lập
và đưa CLB đi vào hoạt động. Khảo sát được thực hiện trên cơ sở việc phân tích, đánh
giá tình hình kinh tế, chính trị, trật tự an tồn xã hội, điều kiện dân trí, mức độ hiểu
biết của từng cá nhân trong một tập thể hay địa bàn cụ thể, vị trí địa lý, sự phân bổ
dân cư, lao động, với mục đích sự ra đời của CLB phải phù hợp và thực sự đáp ứng
nhu cầu của một bộ phận sinh viên đang cần được quy tụ lại để sinh hoạt và học tập.

1068


- Xây dựng kế hoạch thành lập và hoạt động CLB: Kế hoạch thành lập CLB có
ý nghĩa định khung cơ bản, trong đó phác thảo những nội dung chính phục vụ cho
việc thành lập CLB. Kế hoạch cần được xây dựng cụ thể, phân định theo các nội dung
rõ ràng, chi tiết giúp cho việc thực hiện được thuận lợi. Nội dung, hình thức, thời gian,
địa điểm... hoạt động của CLB.
- Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của CLB: Quy chế tổ chức và hoạt
động của CLB cần được xây dựng chi tiết, cụ thể, tuân thủ quy định của pháp luật và
nhà trường.
- Căn cứ vào đối tượng, nhu cầu, động cơ tham gia hoạt động CLB TDTT ngoại
khóa: Đối tượng tập luyện trong cơ cấu tổ chức CLB TDTT của các trường đại học
chủ yếu là cán bộ, giảng viên và sinh viên.
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất: Điều kiện cơ sở vật chất như sân bãi,

phòng tập, các trang thiết bị, dụng cụ...đầy đủ là một trong những yếu tố không kém
phần quan trong để thu hút mọi người tham gia tập luyện, tránh được sự ngắt quãng
trong quá trình tập luyện gặp điều kiện thời tiết xấu hay hạn chế chấn thương trong
quá trình tập luyện... Hiện nay điều kiện cơ sở vật chất cho tập luyện chính khóa cũng
như ngoại khóa chưa được đảm bảo, giờ học TDTT chủ yếu là đi thuê sân bãi. Cho
nên, việc tham gia hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên là rất khó khăn.
- Xây dựng nội dung hoạt động: Nội dung hoạt động của CLB được xác định
trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những vấn đề có liên quan để xác định nội dung hoạt
động và hoạt động có hiệu quả. Nội dung hoạt động phong phú, phù hợp, nhịp nhàng
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển CLB, thu hút được nhiều người tham gia.
Mọi kế hoạch, hình thức, thời gian, phương pháp tổ chức sinh hoạt, tập luyện... phải
được sắp xếp một cách khoa học mới mang lại hiệu quả cao.
2.3.2 Thành phần cơ cấu tổ chức CLB TDTT ngoại khóa cho sinh viên
Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động mà lãnh đạo đơn vị sẽ thành lập cơ cấu
tổ chức khác nhau. Trong nghiên cứu đã tham khảo từ các chuyên gia về lĩnh vực TDTT
cũng như những nghiên cứu của các nhà khoa học, từ đó xác định cơ cấu tổ chức phù
hợp để phát triển CLB TDTT ngoại khóa cho sinh viên Trường ĐHTCM theo quy trình,
thành phần cấu trúc và đặc tính cơ bản bao gồm: Mục tiêu xây dựng CLB; Hệ thống
quản lý; Đội ngũ HLV, HDV và các bộ phận khác tham gia. Tất cả các thành phần
này nếu hoạt động chặt chẽ, gắn kết, cùng vì mục tiêu chung sẽ thúc đẩy các hoạt động
TDTT ngoại khóa trong trường phát triển và đạt được hiệu quả.
2.3.2.1 Mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng cơ cấu tổ chức CLB TDTT
- Mục tiêu tổ chức CLB TDTT của Trường ĐHTCM là tăng cường hoạt động
ngoại khóa TDTT; Đáp ứng đúng với mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước, đưa
công tác GDTC trong nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển về số lượng
người tham gia cũng như chất lượng đạt được qua quá trình rèn luyện; Tạo thói quen
tập luyện TDTT là nếp sống hằng ngày cho sinh viên; Duy trì và nâng cao thể chất
phục vụ cho lao động sản xuất; Tạo điều kiện tốt nhất để phát hiện, bồi dưỡng tài
năng thể thao SV; Thực hiện tốt mục tiêu đào tạo con người tồn diện trong q
trình đào tạo.


1069


- Nhiệm vụ hoạt động của CLB TDTT là cho sinh viên có nhiều lựa chọn các
mơn thể thao u thích; Củng cố, hồn thiện và nâng cao các kỹ năng, kỹ xảo vận
động đáp ứng yêu cầu của giờ học chính khóa; Hướng dẫn, định hướng và phát triển
các tài năng thể thao trường học; Tiếp tục hoàn thiện nhân cách, các phẩm chất đạo
đức, ý chí cho người tập, đồng thời duy trì, phát triển và hồn thiện thể chất cho sinh
viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội phát triển hiện đại.
2.3.2.2 Hệ thống quản lý
- Ban Chủ nhiệm: Ban chủ nhiệm CLB TDTT có chức năng điều hành, chịu
trách nhiệm tồn bộ về các hoạt động, nội dung, tổ chức kế hoạch chuyên môn, cơ sở
vật chất, y tế, đối ngoại, tạo thành một tổng thể nhịp nhàng, cân đối, điều hòa các hoạt
động trong CLB. Dựa vào kế hoạch hoạt động chung của trường cũng như các hoạt
động của Hội thể thao ĐH&THCN mà đề ra cho CLB một chương trình kế hoạch hoạt
động thật khoa học và hợp lý. Ban chủ nhiệm phải bảo đảm các nguyên tắc làm việc,
tạo ra các điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển lâu dài hoạt động của CLB. Cho
nên, rất cần có những thành viên trong Ban chủ nhiệm phải hội đủ một số năng lực cơ
bản như: nhiệt tình, có đầy đủ năng lực điều hành, quản lý, tận tụy với cơng việc, được
tín nhiệm và có trách nhiệm trong cơng việc được giao. Vì thế, Ban chủ nhiệm thường
là đại diện Ban giám hiệu làm Chủ nhiệm, Trưởng Khoa GDQP&GDTC làm Phó chủ
nhiệm thường trực kiêm Trưởng tiểu ban chun mơn, các Trưởng tiểu ban cịn lại là
đại diện Cơng đồn, Đồn Thanh niên và Hội sinh viên.
- Ban huấn luyện: Đây là thành phần phụ trách chuyên môn và trực tiếp huấn
luyện, giảng dạy tại CLB. Có chức năng tổ chức, hướng dẫn tất cả các hoạt động về
chun mơn của CLB, trong đó bao gồm nhiều đơn vị tập luyện khác nhau, như huấn
luyện các đội tuyển, hướng dẫn tập luyện các lớp với các trình độ khác nhau. Ban
huấn luyện cịn có chức năng phối hợp, tổ chức các giải phong trào, các hoạt động thi
đấu trong trường cũng như trực tiếp huấn luyện, dẫn đội tham gia các giải do Hội thể

thao ĐH&THCN tổ chức.
Dù là CLB ngoại khóa, nhưng khi phỏng vấn các em sinh viên (n=780) về nhu
cầu HLV, HDV giảng dạy, huấn luyện thì có đến 86,16% ý kiến có u cầu về HLV,
HDV; Có 9,3% ý kiến cho rằng có cũng được, khơng cũng được và chỉ có 4,54% ý
kiến cho là không cần người hướng dẫn, huấn luyện.
- Ban cơ sở vật chất: Ban cơ sở vật chất có chức năng cân đối các nguồn thu
chi cho tất cả các hoạt động CLB, đồng thời có kế hoạch sử dụng, bảo quản, sửa chữa
trang thiết bị luyện tập trong CLB. Hoạt động của ban cơ sở vật chất tuân thủ theo
các nguyên tắc tài chính của Nhà trường.
- Ban tuyên truyền: Có chức năng kiểm tra định kỳ hội viên theo kế hoạch
chung, tuyên truyền vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động CLB TDTT;
Ban tuyên truyền có trách nhiệm vận động các phòng, ban chức năng trong trường
khuyến khích và ủng hộ các hoạt động CLB, làm cho mọi người hiểu rằng các hoạt
động CLB TDTT trong các trường Đại học, là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà
trước hết là các cấp Ủy đảng, chính quyền, các đồn thể, các phịng ban chức năng;
tun truyền ý thức tập luyện và tác dụng của việc rèn luyện TDTT đến với mọi sinh
viên trong trường.

1070


Qua phỏng vấn 25 cán bộ, giảng viên của trường về vấn đề có cần thiết lập cơ
cấu quản lý cho CLB, thì có đến 91,15% ý kiến cho là cần, chỉ có 8,85 ý kiến cho rằng
có cũng được, khơng có cũng được.
Ban Giám hiệu

Ban Chủ nhiệm

Ban huấn luyện


Ban Cơ sở vật chất

HLV, HDV

Các hội viên

Ban tuyên truyền

Sơ đồ 2: Cơ cấu hoàn thiện tổ chức CLB TDTT ngoại khóa trường ĐHTCM

3.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức hoạt động TDTT ở các đơn vị khác và những
điều kiện hiện có của trường hiện nay, nghiên cứu nhận thấy Trường ĐHTCM có
nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít những khó khăn để phát triển CLB TDTT ngoại
khóa cho sinh viên.
- Thuận lợi: Được sự đồng tình của các cấp lãnh đạo; Nhu cầu thành lập CLB
TDTT ngoại khóa của sinh viên và các cán bộ, giảng viên (91,15%); số lượng sinh
viên nhiều (khoảng 17.000).
- Khó khăn: Chưa có qui chế cụ thể từ lãnh đạo Nhà trường; Đội ngũ giảng viên
thiếu về số luyện và sự phân bổ chun mơn sâu chưa đồng đều. Có một số CLB được
thành lập nhưng khơng có giảng viên chun sâu như CLB cầu lơng, bóng đá, bóng
bàn; Chưa có sự kết hợp tổ chức từ các đơn vị trong và ngoài trường; Chưa làm tốt
công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện TDTT; Chưa
thành lập được cơ cấu tổ chức CLB TDTT ngoại khóa hoàn chỉnh.
Từ những thực trạng, nghiên cứu đã đề xuất cơ cấu tổ chức hoàn thiện để phát
triển CLB TDTT ngoại khóa bao gồm các thành phần tham gia như sau: Ban Giám
hiệu; Ban chủ nhiệm CLB; Ban huấn luyện; Ban cơ sở vật chất; Ban tuyên truyền;

HLV, HDV và các hội viên.

1071


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban bí thư Trung ương Đảng (1994), Chỉ thị 36/CP của Ban bí thư TW Đảng về công tác
TDTT trong giai đoạn mới.

3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định, tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh
sinh viên. Theo Quyết định số 72 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Bộ
trưởng.

4.

Dương Trần Kiên (2010), Nghiên cứu xây dựng mơ hình hoạt động CLB TDTT trong
trường Đại học kiến trúc Hà Nội. Luận văn thạc sĩ.

5.

Vũ Đức Thu (2002), khi đề cập đến việc tiếp tục đổi mới công tác giáo dục TDTT trong
các trường Đại Học và Cao Đẳng theo nghị quyết Trung ương 2 khoá 8.

6.

Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo trình Đo lường thể thao”, NXB TDTT.


7. Đỗ Vĩnh, Huỳnh Trọng Khải (2010), “Thống kê học trong TDTT”, NXB TDTT.
8.

张书霞,张剑仲. 谈高校本科教育培养模式改革[J]. 高等农业教育, 2001, (1):28 一
30,34.

1072



×