Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu sự phát triển hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số trường tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang sau một năm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.04 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI
VÀ THỂ LỰC CỦA HỌC SINH NAM LỚP 5 (11 TUỔI)
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ MỸ THO,
TỈNH TIỀN GIANG SAU MỘT NĂM HỌC
CN. Võ Trần Thái, ThS.Trần Thanh Phong
Trường Đại học Tiền Giang

TĨM TẮT
Thơng qua việc sử dụng các các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Tham khảo
tài liệu; phỏng vấn; kiểm tra sư phạm; nhân trắc học; thực nghiệm sư phạm; toán thống kê,
đề tài đã xác định các test và đánh giá sự phát triển về hình thái và thể lực của học sinh nam
lớp 5 (11 tuổi) ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Qua đó, góp
phần cải tiến cơng tác Giáo dục thể chất của nhà trường Tiểu học nói riêng và phát triển thể
chất cho thế hệ trẻ của tỉnh Tiền Giang nói chung.
Từ khóa: Giáo dục thể chất, thể dục thể thao, hình thái, thể lực.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Xây dựng phát triển con người Việt Nam là quốc sách hàng đầu để đất nước có
lớp người trẻ: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh
thần, trong sáng về đạo đức” là mục đích của tồn Đảng, tồn dân ta. Vì vậy giáo dục
thể chất là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục, đào tạo con
người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm
góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo: “Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục đào tạo thế hệ trẻ một cách hoàn thiện để
thực hiện tốt cuộc cách mạng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết.
Trong những năm qua có nhiều cơng trình nghiên cứu về hình thái, thể lực của học


sinh phổ thông các cấp ở từng khu vực và một số tỉnh, thành phố. Nhưng riêng ở thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang chưa có cơng trình nào nghiên cứu sự phát triển hình
thái, thể lực của học sinh cấp Tiểu học.
Xuất phát từ ý tưởng trên và nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Giáo dục thể
chất trong nhà trường nói chung và phát triển hình thái, thể lực cho học sinh nói riêng
nên chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển hình thái và thể
lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang sau một năm học”.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu 1: Thực trạng hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi)
ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

1142


- Mục tiêu 2: Đánh giá sự phát triển hình thái và thể lực của học sinh nam lớp
5 (11 tuổi) ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang sau một
năm học.
Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tham khảo liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư
phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán thống kê.
Đối tượng nghiên cứu:
Sự phát triển hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số
trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang sau một năm học.
Khách thể nghiên cứu:
- Gồm 100 học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) Trường Tiểu học Thủ Khoa Huân,
Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương và Trường Tiểu học Lê Q Đơn, thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Ngồi ra cịn 30 giảng viên, giáo viên cơng tác trong lĩnh vực GDTC thành

phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1

Thực trạng hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số
trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
2.1.1 Xác định các test đánh giá hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5
Các test đánh giá hình thái và thể lực được thực hiện theo 2 bước:
- Bước 1: Tổng hợp các test đánh giá hình thái và thể lực.

Thơng qua tham khảo các tài liệu, đề tài đã tổng hợp được 4 chỉ số đánh giá
hình thái và 6 test đánh giá thể lực.
- Bước 2: Kết quả phỏng vấn.
Lấy ý kiến từ các chuyên gia, giảng viên, giáo viên GDTC qua phiếu phỏng vấn
để tìm ra các chỉ số đánh giá hình thái và các test đánh giá thể lực của học sinh có tần
suất sử dụng cao.
Qua kết quả phỏng vấn, đề tài đã chọn 3 chỉ số đánh giá hình thái và 5 test đánh
giá thể lực có tỉ lệ đồng ý trên 80% ở cả hai lần phỏng vấn.
Các chỉ số đánh giá hình thái: chiều cao đứng (mét); cân nặng (kg); chỉ số BMI.
Các test đánh giá thể lực: Bật xa tại chỗ (cm), chạy 30 mét (s), chạy 5 phút tùy
sức(m), chạy con thoi 4x10m (s), dẻo gập thân (cm).
2.1.2 Thực trạng về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số
trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Các chỉ số hình thái và thể lực là cơ sở để đánh giá q trình tập luyện của học
sinh. Nó có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác giảng dạy, điều chỉnh lượng vận động
cũng như xây dựng kế hoạch tập luyện cho học sinh. Để đánh giá về hình thái và thể
1143



lực của học sinh nam lớp 5, chúng tôi tiến hành lấy số liệu 100 học sinh (được chọn
ngẫu nhiên ở 3 trường Tiểu học).
Sau khi tiến hành tính tốn các tham số như: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
hệ số biến thiên, sai số tương đối, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1: Thực trạng các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở
một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu
Chiều cao đứng (m)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI
Chạy 30m xuất phát cao (s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy tùy sức 5 phút (m)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Dẻo gập thân (cm)

X


δ

Cv%



1.37
29.58
15.72
5.69
161.1
879.9
11.69
5.98

0.03
2.06
1.02
0.33
3.56
23.26
0.61
1.61

2.07
7.00
6.51
5.79
2.21
2.64

5.25
26.9

0.004
0.014
0.013
0.011
0.004
0.005
0.01
0.05

Kết quả của bảng 2.1 ta thấy:
* Hình thái:
- Chiều cao đứng trung bình của nam học sinh lớp 5 là: 1.37 m ± 0.03m
- Cân nặng trung bình của nam học sinh lớp 5 là: 29.58 kg ± 2.06kg
- Chỉ số BMI của nam học sinh lớp 5 là: 15.72 ± 1.02
Qua kết quả tính toán (hệ số biến thiên và sai số tương đối) chúng tôi nhận thấy
hệ số biến thiên Cv (nằm trong khoảng từ 2.07 đến 7) đều < 10% nên mẫu có độ đồng
nhất cao; sai số tương đối ε (0.004 đến 0.014) đều < 0.05 nên giá trị trung bình mẫu
đủ tính đại diện.
* Thể lực:
- Chạy 30 m xuất phát cao trung bình của nam học sinh lớp 5 trường là 5.69 s ± 0.33s
- Bật xa tại chỗ trung bình của nam học sinh lớp 5 là 161.1 cm ± 3.65cm
- Chạy 5 phút tùy sức trung bình của nam học sinh lớp 5 là 879.9 m ± 23.26m
- Chạy con thoi 4x10m trung bình của nam học sinh lớp 5 là 11.69 s ± 0.61s
- Dẻo gập thân trung bình của nam học sinh lớp 5 là 5.98 cm ± 1.61cm
Qua kết quả tính tốn (hệ số biến thiên và sai số tương đối) chúng tôi nhận thấy
hệ số biến thiên Cv (nằm trong khoảng từ 2.21 đến 5.79) đều < 10% nên mẫu có độ
đồng nhất cao, riêng dẻo gập thân có hệ số biến thiên Cv (26.9%) <30 % nên mẫu có

độ đồng nhất thấp; sai số tương đối ε (0.004 đến 0.05) đều < 0.05 nên giá trị trung
bình mẫu đủ tính đại diện.
2.1.3 So sánh thực trạng các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh
nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
với các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001
1144


Bảng 2.2: So sánh các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 ở một số trường
Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001
TT

Chỉ tiêu

X MT

X VN

d

1.37± 0.03
29.58± 2.06

1.36± 7.39
30.03± 6.63

0.01

-0.45 1.680 >0.05


15.73± 2.29
161±17.88
5.69±0.49
11.61±0.87
880±117.26
6±5.59

-0.01
0.1
0
0.08
-0.1
-0.02

1

Chiều cao đứng (m)

2

Cân nặng (kg)

3
4
5
6
7
8

Chỉ số BMI

15.72± 1.02
Bật xa tại chỗ (cm)
161.1± 3.56
Chạy 30m xuất phát cao (s)
5.69±0.32
Chạy con thoi 4 lần x 10 m (s) 11.69±0.61
Chạy 5 phút tùy sức (m)
879.9±23.26
Dẻo gập thân (cm)
5.98±1.61

t

p

0.052 >0.05
0.085
0.172
0.00
1.231
0.026
0.092

>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05
>0.05


Kết quả ở bảng 2.2 cho thấy:
* Về hình thái:
- Chiều cao đứng của học sinh nam lớp 5 ở một số trường Tiểu học thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình tương đương với chiều cao đứng của
người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001 vì t tính < t bảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05.
- Cân nặng và chỉ số BMI của học sinh nam lớp 5 ở một số trường Tiểu học
thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình tương đương với người Việt
Nam cùng lứa tuổi năm 2001 vì t tính < t bảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05.
* Về thể lực:
Học sinh nam lớp 5 ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang có giá trị trung bình của chạy 30m tốc độ cao, bật xa tại chỗ, chạy 5 phút tùy sức,
chạy con thoi 4x 10m, dẻo gập thân tương đương với kết quả điều tra thể chất của người
Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001 vì t tính đều < t bảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05.
2.2

Đánh giá sự phát triển về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11
tuổi) ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang sau
một năm học

2.2.1 Đánh giá thực trạng về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11
tuổi) ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang sau một năm học
Bảng 2.3: Thực trạng về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số
trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang sau một năm học
STT
1
2
3
4
5
6

7
8

Chỉ tiêu
Chiều cao đứng (m)
Cân nặng (kg)
Chỉ số BMI
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m xuất phát cao(s)
Chạy con thoi 4x10m (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)
Dẻo gập thân (cm)

X

δ

Cv%



1.39
31.64
16.34
166.5
5.39
10.39
900.14
8.76


0.03
2.13
1.19
5.36
0.40
0.53
23.99
1.49

2.23
6.72
7.26
3.22
7.4
5.08
2.67
17.01

0.005
0.013
0.014
0.006
0.015
0.010
0.005
0.034
1145


Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy:

* Hình thái
- Chiều cao đứng trung bình của nam học sinh lớp 5 là: 1.39 m ± 0.03m
- Cân nặng trung bình của nam học sinh lớp 5 là: 31.64 kg ± 2.13 kg
- Chỉ số BMI của nam học sinh lớp 5 là: 16.35± 1.19
Qua kết quả tính tốn (hệ số biến thiên và sai số tương đối) chúng tôi nhận thấy
hệ số biến thiên Cv (nằm trong khoảng từ 2.23 đến 7.26) đều < 10% nên mẫu có độ
đồng nhất cao; sai số tương đối ε (0.005 đến 0.013) đều < 0.05 nên giá trị trung bình
mẫu đủ tính đại diện.
* Thể lực:
- Chạy 30 m xuất phát cao trung bình của nam học sinh lớp 5 là 5.39 s ± 0.4s
- Bật xa tại chỗ trung bình của nam học sinh lớp 5 là 166.5 cm ± 5.36cm
- Chạy 5 phút tùy sức trung bình của nam học sinh lớp 5 là 900.14 m ± 23.99m
- Chạy con thoi 4x10m trung bình của nam học sinh lớp 5 là 10.39 s ± 0.53s
- Dẻo gập thân trung bình của nam học sinh lớp 5 là 8.76 cm ± 1.49 cm
Qua kết quả tính tốn (hệ số biến thiên và sai số tương đối) chúng tôi nhận thấy
hệ số biến thiên Cv (nằm trong khoảng từ 2.67 đến 7.4) đều < 10% nên mẫu có độ
đồng nhất cao, riêng dẻo gập thân có hệ số biến thiên Cv (17.01) < 20% nên mẫu có
độ đồng nhất thấp; sai số tương đối ε (0.006 đến 0.034) đều < 0.05 nên giá trị trung
bình mẫu đủ tính đại diện.
2.2.2 So sánh thực trạng các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh
nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
sau một năm học với các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của người Việt Nam cùng
lứa tuổi năm 2001
Bảng 2.4: So sánh với các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở
một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với người Việt Nam cùng lứa tuổi
năm 2001 sau môt năm học
TT

Chỉ tiêu


X MT

X VN

d

t

p

1.37± 7.39
30.03± 6.63

0.02

0.105

>0.05

1.61

5.892 <0.001

1

Chiều cao đứng (m)

1.39± 0.03

2


Cân nặng (kg)

3
4
5
6
7
8

31.64± 2.13
16.34± 1.19

Chỉ số BMI
15.73± 2.29 0.61 4.591
Bật xa tại chỗ (cm)
166.5± 5.36
161±17.88
5.5 7.775
Chạy 30m xuất phát cao (s)
5.39±0.4
5.69±0.49
-0.3 7.151
Chạy con thoi 4 lần x 10 m (s) 10.39±0.53
11.61±0.87 -1.22 21.194
Chạy 5 phút tùy sức (m)
900.14±23.99 880±117.25 20.14 3.898
Dẻo gập thân (cm)
8.76±1.49
6±5.59

2.76 13.305

1146

<0.001
<0.001
<0.001
<0.001
<0.001
<0.001


Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy:
* Về hình thái:
- Chiều cao đứng của học sinh nam lớp 5 ở một số trường Tiểu học thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình tương đương với của người Việt Nam
cùng lứa tuổi năm 2001 vì t tính < t bảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05.
- Cân nặng của học sinh nam lớp 5 có giá trị trung bình cao hơn rõ rệt so với
người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001 vì t tính > t bảng ở ngưỡng xác suất P < 0.001.
* Về thể lực:
Học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) có giá trị trung bình của chạy 5 phút tùy sức, chạy
30m tốc độ cao, bật xa tại chỗ, dẻo gập thân, chạy con thoi 4x 10m có giá trị trung
bình tốt hơn rõ rệt so với kết quả điều tra thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi
năm 2001 vì t tính > t bảng ở ngưỡng xác suất P < 0.001.
2.2.3 Đánh giá sự phát triển về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5
(11 tuổi) ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang sau một
năm học sau một năm học
Bảng 2.5: Sự phát triển về hình thái và thể lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số
trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang sau một năm học sau một năm học
TT


Chỉ tiêu

1 Chiều cao đứng (m)
2 Cân nặng (kg)
3 Chỉ số BMI
4 Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m xuất phát
5
cao (s)
Chạy con thoi 4 lần x
6
10 m (s)
Chạy 5 phút tùy sức
7
(m)
8 Dẻo gập thân (cm)

δd

X Trước

X Sau

1.37± 0.03
29.58± 2.06

1.39± 0.03

0.02 0.010


1.45

20.00 <0.001

31.64± 2.13
16.34± 1.19

2.06 0.820

6.75

25.12 <0.001

0.62 0.520
5.36 5.4

3.78
3.25

11.92 <0.001
13.53 <0.001

-0.3 0.386 -5.51

7.77 <0.001

15.72± 1.02
161.1± 3.56


166.5± 5.36

5.69±0.32

5.39±0.4

11.69±0.61

10.39±0.53

d

8.76±1.49

t

p

-1.3 0.800 -11.74 16.25 <0.001

879.9±23.26 900.14±23.99 20.24 8.120
5.98±1.61

W%

2.27

24.93 <0.001

2.78 0.780 39.78 35.64 <0.001


Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy:
* Về hình thái:
- Chiều cao đứng tăng 0.02 m. Qua kiểm định t – student hai mẫu liên quan ta
thấy t tính > t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.001 nhịp tăng
trưởng 1.45%.
- Cân nặng tăng 2.06 kg. Qua kiểm định t – student hai mẫu liên quan ta thấy t tính
> t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.001, nhịp tăng trưởng 6.75%.
- Chỉ số BMI tăng 0.63. Qua kiểm định t – student hai mẫu liên quan ta thấy
t tính >t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.001, nhịp tăng
trưởng 3.78%.
1147


* Về thể lực:
- Chạy 30 m tăng 0.3s. Qua kiểm định t – student hai mẫu liên quan ta thấy t tính
>t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.001 nhịp tăng trưởng 5.51%
- Bật xa tại chỗ tăng 5.36 cm. Qua kiểm định t – student hai mẫu liên quan ta
thấy t tính >t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.001, nhịp tăng
trưởng 3.25%.
- Chạy 5 phút tùy sức tăng 20.2m. Qua kiểm định t – student hai mẫu liên quan
ta thấy t tính >t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở mức α = 0.001 (P < 0.001), nhịp tăng
trưởng 2.27%.
- Chạy con thoi tăng 1.3s. Qua kiểm định t – student hai mẫu liên quan ta
thấy t tính >t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.001, nhịp tăng
trưởng 11.74%.
- Dẻo gập thân tăng 2.78 cm. Qua kiểm định t – student hai mẫu liên quan ta
thấy t tính > t bảng nên có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.001, nhịp tăng
trưởng 39.78%.
Về nhịp tăng trưởng, qua bảng 2.5 ta thấy: Dẻo gập thân tăng cao nhất (39.78%),

Chạy con thoi 4x10m (11.74%), Cân nặng (6.75%), Chạy 30m tốc độ cao (5.51%),
Chỉ số BMI (3.78%), Bật xa tại chỗ (3.25%), Chạy 5 phút tùy sức (2.27%), và tăng ít
nhất là chiều cao đứng (1.45%).
Kết luận: Kết quả thu được ở bảng 2.5 cho thấy các chỉ tiêu về hình thái và thể
lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang đều tăng. Điều này là hợp lý vì ở lứa tuổi này đang trong giai đoạn
phát triển và sẽ phát triển dần đến bậc THCS và hoàn thiện dần về hình thái và các tố
chất vận động chung và chuyên môn, các năng lực hoạt động cơ bản, cần thiết cho
cuộc sống đặc biệt là độ dẻo.
3.

KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra những kết luận như sau:

1. Xác định được 3 chỉ tiêu đánh giá hình thái và 5 test đánh giá thể lực: chiều cao
đứng (mét); cân nặng (kg); chỉ số BMI, bật xa tại chỗ (cm), chạy 30 mét (s), chạy 5
phút tùy sức(m), chạy con thoi 4x10m (s), dẻo gập thân (cm).
2. Qua kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng về sự phát triển hình thái và thể
lực của học sinh nam lớp 5 (11 tuổi) ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang thì: Chiều cao đứng trung bình 1.37 m ± 0.03m; Cân nặng 29.58 kg
± 2.13 kg; Chỉ số BMI 15.72± 1.19; Chạy 30 m xuất phát cao 5.69 s ± 0.4s; Bật xa tại
chỗ 161.1 cm ± 5.36cm; Chạy 5 phút tùy sức 879.9 m ± 23.99m; Chạy con thoi 4x10m
11.69 s ± 0.53s; Dẻo gập thân 5.98 cm ± 1.49 cm.
- Về hình thái: chiều cao đứng, cân nặng và chỉ số BMI của học sinh nam lớp
5 ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình
tương đương với người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001.
- Về thể lực: Học sinh nam lớp 5 ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang có giá trị trung bình của 30m tốc độ cao, bật xa tại chỗ, chạy 5 phút
1148



tùy sức, chạy con thoi 4x 10m, dẻo gập thân tương đương với kết quả điều tra thể chất
của người Việt Nam cùng lứa tuổi năm 2001.
3. Sau một năm tập luyện thì chỉ tiêu về hình thái và thể lực của học sinh nam
lớp 5 (11 tuổi ở một số trường Tiểu học thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đều có
giá trị trung bình tốt hơn rõ rệt so với kết quả điều tra thể chất của người Việt Nam
cùng lứa tuổi năm 2001.
Nhịp tăng trưởng sau một năm tập luyện như sau: Chiều cao đứng tăng 1.45%.
Cân nặng tăng 6.75%. Chỉ số BMI tăng 3.78%. Chạy 30 m tăng 5.51%. Bật xa tại chổ
tăng 3.25%. Chạy 5 phút tùy sức tăng 2.27%. Chạy con thoi tăng 11.74%. Tăng cao
nhất là dẻo gập thân tăng 39.78%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Bí thư Trung ương Đảng (24/3/1994), “Chỉ thị 36/CT-TW về công tác thể dục thể
thao trong giai đoạn mới”.

2.

Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013
“Về Giáo dục và Đào tạo”.

3.

Bộ chính trị (2013), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/12/2013 với các nhiệm vụ giải pháp
“Xây dựng và thực hiện đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học”

4.

Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Quyết định số 53/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008, “Quy định

về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên”, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

5.

Dương Nghiệp Chí (1991) “Đo lường thể thao”, NXB TDTT Hà Nội.

6.

Trịnh Trung Hiếu (2001) “Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong nhà trường”
NXB TDTT Hà Nội.

7.

Thủ tướng chính phủ (2015), Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 “Quy định
về GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường”.

8.

Đỗ Vĩnh – Huỳnh Trọng Khải (2008), “Thống kê học trong TDTT” NXB TDTT.

1149



×