Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân tích tài nguyên du lịch Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH
------------------

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
Phân tích tài nguyên du lịch Vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ và Vùng Đồng bằng sông Hồng và
Duyên hải Đông Bắc

Hà Nội 2021


MỤC LỤC

1. CHƯƠNG 1: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành du
lịch với nhiều nét đặc trưng, sự đa dạng về tự nhiên, phong phú về sắc thái dân tộc, sự đầu
tư về cơ sở hạ tầng, có nhiều thắng cảnh nổi tiếng,… Tất cả đã tạo điều kiện cho vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ đẩy mạnh phát triển ngành du lịch - một ngành kinh tế mũi
nhọn thúc đẩy nền kinh tế của vùng ngày càng đi lên.
1.1. Điều kiện phát triển du lịch
1.1.1. Lãnh thổ và vị trí địa lí
Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta với khoảng 100.965 km 2, chiếm 30.5%
diện tích cả nước, bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La,
Hịa Bình. Vùng được chia là ra làm hai tiểu vùng là vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi
Đông Bắc:
 Vùng Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,


Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang.
 Vùng Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình.

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, nằm sát chí tuyến
bắc. Về tiếp giáp, phía Bắc, vùng tiếp giáp với Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam và Quảng
Tây) với nhiều cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính, tạo thành cửa ngõ phía Đơng của
vùng cũng như là Việt Nam với các nước Đông Bắc Á trên thế giới, phía Tây giáp Lào
(vùng Thượng Lào) – giàu có về tài ngun rừng, phía Đơng giáp Vịnh Bắc Bộ (biển
Đông) với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng n, phía Nam giáp với vùng
Đồng bằng sông Hồng với thủ đô Hà Nội và một phần phía Nam giáp với vùng Bắc Trung
Bộ.
Với một diện tích rộng nhất cả nước đã giúp cho vùng có thiên nhiên được phân hố đa
dạng hơn. Vị trí của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí vơ cùng đặc biệt,
thuận lợi để giao lưu với các vùng khác,
1.1.2. Giao thông vận tải

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với địa hình nhiều đồi núi cao, địa hình bị chia cắt
mạnh nên việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải trong khu vực gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền, các nhà
đầu tư nên hạ tầng giao thông vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đã có những bước
chuyển mạnh mẽ và nổi bật. Đã có rất nhều tuyến đường được nối giữa các tỉnh trong
2


vùng, giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với các vùng khác như cao tốc Nội Bài –
Lào Cai, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới, tuyến đường Hịa Lạc - Hịa Bình, cao tốc
Hà Nội - Bắc Giang,… Về hệ thống quốc lộ, trong vùng có 6.971km quốc lộ cơ bản đã
được nâng cấp, hỗ trợ liên kết Hà Nội với các tỉnh, thành, giảm chênh lệch giữa các địa
phương, hình thành các hành lang phát triển kinh tế trong vùng. Về đường sắt, hiện có 5
tuyến đường sắt quốc gia, tổng chiều dài 669km, trong đó hai tuyến đường sắt liên vận

quốc tế Hà Nội – Đồng Đăng và Hà Nội – Lào Cai. Vùng còn có 5 tuyến giao thơng
đường thủy nội địa trong vùng bao gồm: Hà Nội – cảng Việt Trì – Lào Cai, Việt Trì –
Tuyên Quang, tuyến ngã 3 Hồng Đà – cảng Hịa Bình, Phả Lại – Đa Phúc, Phả Lại – A
Lữ, chủ yếu liên kết với các tỉnh đồng bằng sơng Hồng. Ngồi ra, vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ đã từng xây dựng hai sân bay là sân bay Nà Sản ( Sơn La) và Cảng hàng
không Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, sân bay Nà Sản hiện đã dừng hoạt động do xuống cấp,
còn Cảng hàng không Điện Biên Phủ cũng không hoạt động nhiều. Nhờ sự phát triển, cải
thiện về hạ tầng giao thông kết nối vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với các vùng khác
trên cả nước nói riêng và cả nước ngồi nói chung đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động du
lịch giúp cho doanh thu từ du lịch mang lại cho vùng tăng lên qua từng năm.
1.1.3. Cơ sở lưu trú và dịch vụ
1.1.3.1. Vùng Tây Bắc

Tính đến năm 2020, vùng Tây Bắc có trên 1.305 cơ sở lưu trú, với 16.776 phịng, trong đó
có 1.196 khách sạn từ 1 - 4 sao, 1.081 nhà nghỉ. Các cơ sở lưu trú tại gia hay còn gọi là
homestay ở các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn cũng tăng cả về số lượng và chất
lượng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.
 Fairy House Homestay

Một khu homestay cực chất mang một kiến trúc lạ mắt mà lại hài hịa. Đan xen giữa
những khóm cây xanh, giữa khn viên thần tiên mướt là những nhà sàn nhỏ xinh cùng
các bungalows đáng yêu vô cùng. Mỗi căn nhà đều mang một sự sáng tạo độc đáo khác
nhau không lẫn vào đâu được. Ngoài ra nơi này rất cận kề với rừng thơng Bản Áng.

 Nhà suối Hồ Bình

Nhà Suối – Hịa Bình Tọa lạc tại Gị Bùi Thượng, Dân Hịa, Kỳ Sơn, Hịa Bình, ngơi nhà
sàn mang phong cách thiết kế Á Đông được gọi tên Nhà Suối hẳn là điểm đến lý tưởng
cho ai đó thích khám phá và yêu thiên nhiên. Sự kết hợp tinh tế của nhà sàn, suối nước,
3



cành tre, đá,kính và hoa lá xanh mướt làm Nhà thêm duyên dáng và nổi bật giữa núi rừng
Tây Bắc. Tông màu chủ đạo được sử dụng là vàng ấm tạo cảm giác vô cùng dễ chịu, thoải
mái cùng những đồ trang trí nhỏ xinh bắt mắt chắc chắn sẽ níu chân bạn ở nơi đây lâu hơn
lịch trình đã định.

Có thể thấy hệ thống các cơ sở lưu trú ở vùng Tây Bắc đã được quan tâm đầu tư khá tốt từ
các cấp chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, bước đầu đáp ứng được nhu cầu
của khách du lịch trong và ngoài nước khi đến du lịch tại đây. Đặc biệt, loại hình lưu trú
homestay là loại hình mới được đưa vào đầu tư khai thác đã và đang thu hút rất nhiều
khách du lịch, nhất là những người ưa thích sự giản dị, bình n, gần gũi với khung cảnh
thiên nhiên núi rừng thơ mộng. Khi mới đưa vào hoạt động, hình thức này chỉ thu hút
những khách du lịch quốc tế là chủ yếu. Nhưng hiện nay, rất nhiều khách du lịch trong
nước đã sử dụng và rất thích loại hình lưu trú này.
1.1.3.2.

Vùng Đơng Bắc

Nhiều dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái đã đi vào hoạt động hiệu quả,
góp phần nâng số lượng các cơ sở lưu trú du lịch nghỉ dưỡng với hơn 1.300 cơ sở lưu trú
trên địa bàn tỉnh (tăng gấp đôi so với năm 2015). Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng tiêu
chuẩn 3 đến 5 sao được đầu tư, các thương hiệu hàng đầu về kinh doanh lưu trú đã có mặt
tại Lào Cai như Victoria, Acord ... Nhiều tiêu chuẩn của chuỗi kinh doanh khách sạn quốc
tế được áp dụng tại Lào Cai, chất lượng cơ sở lưu trú du lịch, nguồn nhân lực du lịch đã
được nâng lên và thay đổi tích cực. Điểm đến Fansipan Legend, Topas Ecologe, Hàm
Rồng, Cát Cát… và các khách sạn 5 sao như Hotel de la Coupole - Mgallery by Sofitel,
Silk Path, Pao’s Sa Pa… đem lại nhiều trải nghiệm mới, hấp dẫn cho du khách.

4



Hotel de la Coupole - Mgallery by Sofitel

Pao’s Sapa

1.2. Tài nguyên du lịch
1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.2.1.1. Địa hình

Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc.
Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao
nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các
dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao ngun đá vơi có độ cao trung bình.
Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh
núi cao nhất là Fansipan (3143m) được mệnh danh là nóc nhà của Đơng Dương.

Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng
nguồn sơng Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ
khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh
cung lớn là cánh cung sơng Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung
Đơng Triều. Phần phía bắc sát biên giới Việt-Trung là các cao nguyên lần lượt từ tây sang
đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn. Với các loại
địa hình đa dạng, độc đáo, nhiều phong cảnh đẹp vùng có tiềm năng rất lớn về du lịch.

1.2.1.2.

Khí hậu

Khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Chế độ

gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khơ, mưa nhiều, mùa
đơng gió mùa Đơng Bắc lạnh, khơ, ít mưa. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa hai tiểu vùng
là vùng Đơng Bắc có mùa đơng lạnh hơn so với vùng Tây Bắc bởi vì ở Đơng Bắc, các dãy
núi chạy theo hướng vịng cung mở rộng ra phía Bắc và chụm đầu tại Tam Đảo. Vùng
5


Đông Bắc là nơi đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng đón những đợt gió mùa thổi vào nước
ta. Với điều kiện khí hậu như này rất thuận lợi để phát triển đa dạng cái loại hình du lịch
như: Du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao và chữa
bệnh,…
1.2.1.3.

Tài nguyên nước

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được nhiều con sông chảy qua như sông Đà, sông Lô,
sông Gâm, sông Chảy. Bên cạnh đó, vùng sở hữu một số lượng lớn các hồ nước giúp phát
triển du lịch như hồ Ba Bể, hồ Thác Bà,… Vùng cịn có các khu suối nước nóng ở Kim
Bơi (Hịa Bình), suối khống nóng ở bản Mng (Sơn La), suối khống nóng Trạm Tấu
(n Bái)…

Hồ Ba Bể - Chốn bồng lai tiên cảnh
1.2.1.4.

Khu suối khống nóng Trạm Tấu (n Bái)

Hệ động thực vật

Các vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ rất
phong phú gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5 vườn quốc gia và 20 khu rừng văn hóa - lịch

sử - mơi trường…tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái
Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các rừng sinh thái văn hóa: Vườn quốc
gia Ba Bể (Bắc Kạn), vườn quốc gia Phia Oắc- Phia Đén (Cao Bằng), vườn quốc gia
Xuân Sơn (Phú Thọ), vườn quốc gia Du Già (Hà Giang)… khu bảo tồn thiên nhiên: Tây
Yên Tử (Bắc Giang), Kim Hỷ (Bắc Kạn), Thần Sa- Phượng Hoàng (Thái Nguyên), Na
Hang (Tuyên Quang), Bắc Mê (Hà Giang)…

6


Vườn Quốc gia Xuân Sơn
1.2.1.5.

Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang

Các tài nguyên tự nhiên khác

Trung du miền núi Bắc Bộ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh
đẹp, hùng vĩ thu hút nhiều du khách du lịch : điểm hẹn cực bắc Hà Giang: Công viên địa
chất toàn cầu – cao nguyên đá Đồng Văn kì vĩ , “Đệ nhất hùng quan” Mã Pí Lèng, ruộng
bậc thang Hồng Su Phì ngút ngàn tầm mắt. Non nước Cao Bằng du khách khám phá
những kiệt tác thiên nhiên: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, sống lại không khí lịch sử
với hang Pác Bó, suối Lê Nin. Mảnh đất Yên Bái “Khiến hồn du khách thẫn thờ miên
man” với thiên đường ruộng bậc thang Mù Căng Chải, danh thắng hồ Thác Bà - ví như
Hạ Long trên núi, vùng lịng chảo Mường Lị.

Hang Pác Pó – Cao Bằng

Đèo Mã Pí Lèng


1.2.2. Tài ngun du lịch văn hố

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có rất nhiều di tích gắn bó với truyền thuyết và lịch
sử dân tộc như Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Hùng (Phú Thọ); di tích lịch sử gắn với từng giai
đoạn cách mạng như Hang Pắc Bó (Cao Bằng), Di tích lịch sử Điện Biên Phủ...
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vốn là nơi cư trú của trên 30 cộng đồng dân tộc thiểu
số với các ngữ hệ Việt – Mường, Tày – Thái, Kađai, H’mông – Dao… Mỗi ngữ hệ này lại
phân chia thành nhiều dân tộc khác nhau; và mỗi dân tộc lại được phân thành nhiều nhóm
khác nhau. Mặc dù vẫn mang những nét chung để xác định xong mỗi nhóm dân tộc này
lại có những đặc trưng riêng về văn hóa: từ nhà cửa, trang phục đến lễ hội, văn hóa ẩm
thực, phong tục tập quán, thói quen canh tác, v.v… Chính sự đa dạng văn hóa này là
nguồn tài nguyên quý giá để khai thác và phát triển du lịch; đồng thời là điểm thu hút với
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

7


Các dân tộc sinh sống nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội
truyền thống độc đáo như Giỗ tổ Hùng Vương- lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Cầu
mùa của người Sán chay (Thái Nguyên), lễ hội Nhảy lửa dân tộc Pà Thẻn (Tuyên Quang),
lễ hội cầu an bản Mường, lễ hội Hoa Ban,…; các điệu múa và các làn điệu dân ca đặc sắc
như múa khèn, múa sạp, hát then, hát lượn, hát Páo Dung của người Dao,…
Các công trình kiến trúc: Dinh thự nhà Vương, Phố cổ Đồng Văn, các làng văn hóa du
lịch cộng đồng… với kiểu kiến trúc nhà trình tường, mái ngói âm dương, hàng rào đá…
phản ánh nét tinh tế, độc đáo trong đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số tại Hà
Giang đang trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch. Cơng trình “làng đá” Khuổi Ky
bình n nơi biên cương Cao Bằng…
Ngồi ra vùng cịn có rất nhiều nghề và các làng nghề truyền thống lâu đời như làng nghề
tranh đá quý Lục Yên (Yên Bái), làng nghề nón lá Sai Nga, Gia Thanh (Phú Thọ), dệt thổ
cẩm của đồng bào Thái, Lào, Lự, Hà Nhì…, nấu rượu của đồng bào Mông, làng nghề

tranh đá quý Lục Yên (Yên Bái)…
1.3. Sản phẩm du lịch đặc trưng
 Du lịch văn hố

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có được tiềm năng rất lớn về du lịch văn hoá với bản
sắc văn hoá các dân tộc, những giá trị văn hoá, lịch sử mà vùng đem lại. Vùng đã xây
dựng nên rất nhiều các sản phẩm du lịch rất thu hút du khách như tham quan, tìm hiểu bản
làng dân tộc thiểu số (tổ chức cho khách tham quan, tìm hiểu hoặc trải nghiệm cùng cuộc
sống của cộng đồng, ngủ tại nhà dân, lên nương, làm bếp, dệt vải cùng dân); du lịch chợ
phiên tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai và Mường Khương; thưởng thức ẩm thực địa
phương; cùng người dân địa phương tham gia các lễ hội đặc sắc tại nơi đây ngồi ra cịn
có những tour du lịch tìm về lịch sử như khám phá hang động Pác Pó (Cao Bằng) – nơi
Bác Hồ từng sống, làm việc và lãnh đạo Cách Mạng nước ta; tham quan Di tích lịch sử
Điện Biên Phủ;… Việc tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hoá của vùng, được trải
nghiệm cuộc sống ở các vùng dân tộc thiểu số; tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc ln là
những điều mà khách du lịch rất thích thú, đặc biệt là các du khách nước ngồi, vì vậy các
sản phẩm du lịch văn hố ln cần được xây dựng và ngày càng phát triển thêm để có thể
đem lại một nguồn thu lớn cho nền kinh tế du lịch tại nơi đây.
 Du lịch sinh thái

Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, rất nhiều các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
các khu rừng sinh thái,… của vùng Trung du và miền núi Bắc Bơ chính là tiềm năng lớn
mà các doanh nghiệp du lịch phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái. Khách du lịch sẽ
có cơ hội khám phá nhiều điều bổ ích và lý thú với các trải nghiệm thực tế, khám phá sự
đa dạng của thiên nhiên nơi đây. Thông qua các sản phẩm du lịch sinh thái còn nâng cao
được tinh thân bảo vệ môi trường của khách du lịch cũng như là địa phương.
8


 Du lịch mạo hiểm


Du lịch mạo hiểm cũng là một trong những sản phẩm đặc trưng của vùng. Các tour du
lịch mảo hiểm tại đây luôn hấp dẫn một lượng lớn khách du lịch đặc biệt là các du khách
ngoài nước. Một số chuyến du lịch tại vùng như là các dịch vụ dù bay, dù lượn trên ruộng
bậc thang Hồng Su Phì, khám phá điểm cực Bắc ở Lũng Cú, leo núi Fansipan, leo núi,
Hiking chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh, leo vách núi Cliff Climbing ở Hữu Lũng, đua xe
đạp,…
 Du lịch nghỉ dưỡng

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thảm thực vật
pphong phú, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nao nức lịng người, khí hậu mát mẻ thật là
một địa điểm lý tưởng để nghỉ dưỡng. Rất nhiều khu nghỉ dưỡng đã được xây dựng tại
đây giúp đem lại những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho du khách như Topas Ecolodge,
Sapa Jade Hill Resort, Mai Chau Hideaway,… “Thị trấn trong mây” Sapa là một trong
những địa điểm để nghỉ dưỡng tuyệt vời tại vùng vì khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm:
Vào mùa hè, thời tiết tại đây trong 1 ngày có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đơng cùng cảnh
quan thiên nhiên hùng vĩ. Ngồi ra, các hoạt động ngâm mình trong suối nước nóng tại
đây cũng rất tuyệt vời. Ngâm mình trong làn nước ấm giữa thiên nhiên hùng vĩ, chiêm
ngưỡng cả khoảng xanh ngắt của núi rừng hay những thửa ruộng bậc thang đẹp như bức
tranh cận kề trước mặt, du khách sẽ như được trút mọi buồn phiền trong lòng để thư thái
tận hưởng những điều tuyệt diệu từ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
 Du lịch biên giới gắn liền với thương mại các cửa khẩu

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có lợi thế tiếp giác với Lào và Trung Quốc tạo thuận
lợi để phát triển sản phẩm du lịch biên giới gắn liền với thương mại các cửa khẩu. Các cột
mốc biên giới nằm ở các vị trí cửa khẩu là nơi bn bán sầm uất và khách du lịch xuất nhập
cảnh đông đảo. Đứng ở vị trí cột mốc ngắm nhìn vùng biên ải ở đâu cũng đẹp, cũng hoang
sơ, tĩnh lặng.
1.4. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch
1.4.1. Sơn La – Điện Biên


Sơn La có 59 di tích, trong đó có mười di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 29 di tích cấp
tỉnh. Nổi bật, phải kể đến di tích lịch sử bảo tàng và nhà tù Sơn La, trên đồi Khau Cả, di
tích lịch sử văn bia vua Lê Thái Tơng, trên hang Thẳm Ké tại thành phố Sơn La. Về giá trị
văn hóa truyền thống, các lễ hội dân tộc ở Sơn La rất phong phú. Điểm nhấn khi đến với
Sơn La là cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) nơi hội tụ đủ những điều kiện để trở thành một
điểm đến du lịch sinh thái của vùng núi cao và trung du Bắc Bộ. Điện Biên thì nổi tiếng
với Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Đây chính là yếu tố khởi điểm cho phát triển
du lịch của Điện Biên. Bởi hầu hết các đoàn khách du lịch khi lựa chọn đến với Điện
Biên, họ đều xác định là du lịch mang tính chất về nguồn. Du lịch sinh thái cũng rất được
phát triển tại nơi đây với nhiều khu nghỉ dưỡng, đặc biệt là tại Hồ Pá Khoang – được coi
như là Hạ Long thu nhỏ. Du lịch cộng đồng tại Điện Biên được bắt nguồn từ những bản
sắc Văn hóa các dân tộc thiểu số. Đến với mỗi bản văn hóa, du khách được hịa mình vào
9


khơng gian sống của bà con: Từ thăm quan, tìm hiểu các nét văn hóa đặc trưng; trải
nghiệm các hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào các dân tộc;
thưởng thức những sản vật sẵn có từ thiên nhiên hoặc do chính người dân bản địa làm nên
và chính bàn tay họ chế biến theo cách truyền thống của dân tộc họ.
1.4.2. Lào Cai

Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú là nguồn lực để Lào Cai xây dựng các sản phẩm
du lịch đặc sắc. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với đỉnh Fansipan - Nóc nhà Đơng Dương,
đỉnh Ky Quan San, vùng đất “mây” Ý Tý, Cao nguyên trắng Bắc Hà, khí hậu mát mẻ rất
thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và khám phá, mạo hiểm. Với hệ
thống động thực vật phong phú trong đó có những lồi q và hiếm, vườn Quốc gia
Hồng Liên có giá trị về đa dạng sinh học; khí hậu phù hợp phát triển nông nghiệp, cây
ôn đới, nhiệt đới…là những tiềm năng để khai thác phát triển sản phẩm du lịch khám phá,
nghiên cứu, trải nghiệm, du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp độc đáo, hấp dẫn gắn với

xóa đói giảm nghèo. Chất liệu quý từ hệ thống di sản văn hóa dân tộc đa dạng, phong phú,
sắc thái văn hóa đặc sắc của 25 nhóm ngành dân tộc anh em đã hình thành nên hệ thống
các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù như: ruộng bậc thang, chợ phiên, trình diễn nghề
thủ cơng, các lễ hội văn hóa… Ở Lào Cai cịn có cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu
là cặp cửa khẩu duy nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc hội tụ đủ các loại hình vận tải,
như đường sắt, đường bộ, đường thủy và tương lai là đường hàng không. Đây cũng là
điều kiện để Lào Cai phát triển loại hình du lịch biên giới, du biên mậu, du lịch cửa khẩu.
1.4.3.

Phú Thọ

Phú Thọ là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch với những di tích
lịch sử, văn hóa tiêu biểu như Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Vườn
quốc gia Xuân Sơn, nước khoáng nóng Thanh Thủy và hai Di sản văn hóa đã được
UNESCO vinh danh là Hát xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Bên cạnh đó, trên
địa bàn tỉnh cịn có nhiều tiềm năng, danh thắng cùng nhiều loại hình văn hóa phi vật thể
độc đáo khác với hàng trăm di tích, lễ hội độc đáo mang đậm dấu ấn thời đại Hùng
Vương. Đây thực sự là kho tàng di sản văn hóa vơ giá, là lợi thế mà thiên nhiên ban tặng,
tạo cho Phú Thọ cơ hội lớn để phát triển du lịch tâm linh, du lịch tham quan, sinh thái,
nghỉ dưỡng.
1.4.4. Thái Nguyên – Lạng Sơn

Thái Nguyên đang phát triển rất nhiều loại hình du lịch, trong đó điểm nhấn là sản phẩm
du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Núi Cốc gắn với vùng chè Tân Cương; sản phẩm du lịch
về nguồn với các di tích văn hóa lịch sử ATK Định Hóa, Khu di tích TNXP 915...; trải
nghiệm văn hóa các dân tộc như Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Khu bảo tồn
làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải... Ở Lạng Sơn, ngồi những danh thắng nổi tiếng
như núi tượng Nàng Tơ Thị, động Nhị - Tam Thanh, Chùa Tiên, khu du lịch nghỉ mát Mẫu
Sơn, hệ thống hang động ở Bình Gia, Bắc Sơn và Chi Lăng... cịn có nhiều địa danh đã đi
vào lịch sử dân tộc với những chiến công lẫy lừng như ải Nam Quan, ải Chi Lăng, Bắc

Sơn, Thất Khê, Đường 4 anh hùng. Không những thế, Lạng Sơn cịn là mảnh đất nổi tiếng
có bề dày truyền thống văn hoá với những câu ca dao, điệu then, câu sli - lượn làm say
10


đắm lòng người; nơi hội tụ nhiều lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc, những chợ
phiên đông đúc, vừa là nơi buôn bán, vừa là nơi giao lưu văn hố giữa miền xi và miền
ngược, giữa các dân tộc trong và ngoài tỉnh.
1.4.5. Hà Giang

Hà Giang là vùng khí hậu ơn đới, quanh năm mát mẻ, khơng khí trong lành, Hà Giang
ln là địa chỉ du lịch hấp dẫn và bổ ích đối với các du khách. Địa hình hiểm trở nhưng
lại rất kỳ vĩ, có núi cao, cao nguyên, và cả thung lũng; địa hình nhiều sơng suối, trong đó
có nhiều suối nước nóng trữ lượng lớn với hàm lượng khoáng chất cao rất tốt cho sức
khỏe. Ngoài ra, thiên nhiên đã kỳ tạo cho Hà Giang nhiều thắng cảnh hùng vĩ, ngoạn mục
như đỉnh Tây Cơn Lĩnh, thác Thí, thác Bay, thạch nhũ đơi, cổng trời Quản Bạ đỉnh Mã Pí
Lèng... cùng nhiều ghềnh thác, hang động với nhiều hình khối, đường nét kì thú và hấp
dẫn. Bên cạnh thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, Hà Giang cịn có cả một kho tàng văn
hố phong phú, đa dạng. Trước hết, phải kể đến những di tích khảo cổ, di tích lịch sử. Ở
Hà Giang ngồi di tích đồi Thơng, Lị Gạch cịn phải kể đến di chỉ nổi tiếng của người
Việt cổ ở Bắc Mê, Nà Chảo, Đán Cúm có niên đại 10000 năm về trước với nhiều hiện vật
quí hiếm đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Giang; các di tích lịch sử cách mạng như
''căng'' Bắc Mê, Tiểu khu Trọng Con, nơi đây đã từng gắn với tên tuổi của nhiều nhà cách
mạng như Xuân Thuỷ, Lê Giản, Nguyễn Văn Học....
2. CHƯƠNG 2: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG

BẮC
2.1. Điều kiện phát triển du lịch
2.1.1. Giới hạn lãnh thổ và vị trí địa lí


Vùng Đồng bằng sơng Hồng và Dun hải Đơng Bắc có tổng diện tích là 23 336 km 2
Chiếm 7,1% diện tích cả nước, bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phịng,
Quảng Ninh.
Đồng bằng sơng Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi
khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát
Bà). Phía bắc và đơng bắc là Vùng Đơng Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng
Tây Bắc, phía đơng là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày cịn ngập nước triều.
Dun hải Đơng Bắc ở cực Bắc của đất nước ở vị trí 20º49’ đến 23º24’ vĩ độ Bắc và từ
103º31’ đến 108º03’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Tây Bắc,
phía Nam giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Đơng giáp biển Đơng. Biên giới phía Bắc giáp
Trung Quốc có 3 cửa khẩu lớn: Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai.
2.1.2. Giao thơng vận tải
Hệ thống giao thông Vùng Đồng bằng sông Hồng và Dun hải Đơng Bắc có hệ thống
giao thơng phát triển thuộc diện nhất nước và hội tụ đầy đủ các loại hình giao thơng
đường bộ, đường thủy (sơng và biển), đường sắt và đường không, thuận lợi cho việc liên
kết phát triển du lịch.
11


 Đường bộ: Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đơng Bắc có Hà Nội là thủ

đơ của cả nước, Hải Phòng là một trong năm Trung tâm quốc gia và nhiều đô thị
lớn nên mạng lưới giao thông đường bộ phát triển gồm các đường quốc lộ và
đường tỉnh. Các tuyến quốc lộ đều chủ yếu được bắt đầu từ thủ đô Hà Nội nối với
các trung tâm hành chính của các tỉnh trong vùng. Từ Hà Nội đi các tỉnh miền núi
phía Bắc có các QL 1,2,3; lên Tây Bắc có Quốc lộ 6; ra biển có Quốc lộ 5, vào các
tỉnh phía Nam có Quốc lộ 1
 Đường sắt: Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc hội tụ nhiều

tuyến đường sắt với các nhánh đi và về qua thủ đô Hà Nội. Giao thông đường sắt
là phương tiện vận chuyển quan trọng, một trong những điều kiện để liên kết vùng
và liên kết quốc tế phát triển du lịch.
 Đường không: Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc hiện nay có
hai sân bay lớn là:
• Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội): cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30
km đủ khả năng phục vụ 29 triệu hành khách vào năm 2019.



Sân bay Cát Bi (Hải Phịng) đã được phép tổ chức các chuyến bay quốc tế nối
Hải Phòng với Ma Cao (Trung Quốc). Các tuyến bay trong nước và quốc tế
được mở rộng, các chuyến bay được tăng cường đón 2 triệu hành khách một
năm.

 Đường thuỷ: Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có hai loại

hình giao thơng thủy là giao thơng đường sơng và giao thơng đường biển. Vùng có
nhiều tuyến đường sông quốc gia được đưa vào danh sách hệ thống đường sông
Việt Nam như: Sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc… Những năm gần đây trên
địa bàn vùng do thời tiết, hệ thống tàu thuyền chưa được đầu tư kỹ lưỡng.v.v…nên
hoạt động còn rất hạn chế và chưa phát huy được thế mạnh của mạng lưới đường
sông đầy tiềm năng. Các cảng sông quan trọng gồm: Cảng Hà Nội, cảng Diêm
12


Điền (Thái Bình), cảng Ninh Cơ (Nam Định). Vùng cịn có các hệ thống cảng biển
nối liền với các cảng biển miền Trung và miền Nam trong hệ thống giao thơng biển
của cả nước, đồng thời cũng có nhiều cảng biển quốc tế. Đây chính là một lợi thế
cơ bản để phát triển du lịch bởi vì hiện nay du lịch bằng tàu biển ngày càng được

ưa chuộng. Cảng tàu du lịch Hòn Gai (Hạ Long), Cảng tàu du lịch Tuần Châu hiện
đón được 100 tàu thuyền cùng một lúc và đã được quy hoạch thành cảng tàu hiện
đại nhất thế giới.
2.1.3. Cơ sở lưu trú và dịch vụ
Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc là một trong những vùng có hệ
thống cơ lưu trú phát triển tốt nhất cả nước với khoảng 9000 cơ sở lưu trú và trong đó có
khoảng hơn 130.000 buồng phịng. Lượng khách du lịch đến vùng hàng năm là rất cao, vì
vậy việc đầu tư vào lượng và chất của các cơ sở lưu trú là vô cùng quan trọng. Với những
tỉnh là trọng điểm du lịch như là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phịng, Ninh Bình đã rất phát
triển và ngày càng được nâng cấp, thì cơ sở lưu trú ở các tỉnh khác chưa thực sự phát triển
phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Có thể kể đến một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng nổi
tiếng, sang trọng, mang tầm quốc tế tại vùng như:

Khách sạn JW Marriott Hà Nội

Vinpearl Hotel Imperia Hải Phòng

Vinpearl Resort & Spa Ha Long

Resort Emeralda Ninh Bình

Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống ở trong vùng là tương đối tốt, đặc biệt ở khu vực Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, các khu du lịch đều
có cơ sở ăn uống phục vụ nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó là hệ thống các quán ăn
tư nhân tập trung ở hầu hết các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn phục vụ các món ăn đa
dạng, hấp dẫn. Ẩm thực vùng là một đặc trưng, hấp dẫn và được thể hiện ở hệ thống các
nhà hàng ăn uống.
13



Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có Thủ đơ Hà Nội, Hải Phịng là các
trung tâm quốc gia và nhiều đô thị lớn, nhiều cơ sở kinh tế.v.v...vì vậy hệ thống cơ sở vui
chơi giải trí, thể thao khá phát triển trong đó nổi bật như Casino Đồ Sơn, các sân Golf
Đồng Mơ, Sóc Sơn, Tam Đảo, Hải Dương, Trà Cổ, quần thể khu vui chơi giải trí ở khu du
lịch Đảo Tuần Châu và nhiều cơ sở vui chơi cao cấp khác. Tuy nhiên hệ thống này chủ
yếu phục vụ người nước ngoài hoặc những người có thu nhập cao.
Hệ thống nhà hát, rạp chiếp phim, rạp xiếc, công viên gắn với các đô thị lớn cũng khá
phát triển, trong đó Nhà hát lớn ở Hà Nội, Hải Phịng có sức thu hút khách cao. Tuy nhiên
các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính chất quần chúng, hoặc vui chơi thể thao
mạo hiểm còn thiếu. Đây là điểm yếu chung của du lịch Việt Nam.
2.2. Tài nguyên du lịch
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1. Địa hình

Địa hình vùng Đồng bằng sơng Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 0,4
- 12m so với mực nước biển. Ngoài ra, địa hình cũng có một số vùng đồi có cấu tạo
cacxtơ đá vôi dọc hai cánh Tây Nam và Đông Bắc.

Địa hình Dun hải Đơng Bắc có nhiều khối núi và dãy núi đá vơi hoặc núi đất. Phía
Đơng thấp hơn có nhiều dãy núi hình vịng cung. Phía Tây Bắc cao hơn, với các khối núi
đá và dãy núi đá cao.

14


Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có đường bờ biển tương đối dài
khoảng 620km thuận lợi phát triển du lịch biển.

Biển Đồng Châu - Thái Bình
Ngồi ra vùng cịn có rất nhiều hang động đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ mục

đích du lịch tham quan, nghiên cứu như Tràng an - Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng
(Ninh Bình), Hương Tích (Hà Nội); Bồ Nâu, Sửng Sốt (Quảng Ninh).v.v…

Tam Cốc – Bích Động

Hang Bồ Nâu – Quảng Ninh

2.2.1.2. Khí hậu

Khí hậu của vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đa dạng và có nhiều
biến động nhất ở nước ta với đầy đủ các tính chất của khí hậu vùng. Khí hậu ở đây so với
các nơi khác ấm áp hơn với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230 OC – 240OC, lượng mưa
trung bình từ 1.600 - 1.900 mm và mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Các tháng
cuối năm và đầu năm thời tiết đẹp, trời ấm áp, khô ráo, dễ chịu Ngay trong vùng cũng có
những sự khác biệt về khí hậu giữa vùng đồng bằng và vùng duyên hải. So với vùng đồng
bằng, vùng duyên hải có lượng mưa lớn hơn và thường có nhiều cơn giông nên mưa nặng
15


hạt hơn. Nhiệt độ ở vùng duyên hải thường có biên độ dao động cao hơn đồng bằng
khoảng 1 - 2oC. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc là một trong những
lãnh thổ chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đơng Bắc ở nước ta, trung bình mỗi
năm có 20 - 25 đợt gió mùa Đông Bắc. Đây cũng là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của
bão, tập trung từ tháng 6 – 9.
Đặc điểm khí hậu của vùng đã càng tơ điểm thêm cảnh sắc thiên nhiên phong phú và đa
dạng của vùng. Bên cạnh đó cũng thể hiện rõ tính thời vụ du lịch của vùng, đặc biệt là đối
với loại hình du lịch biển.
2.2.1.3.

Tài nguyên nước


Nguồn nước ở đây khá dồi dào, chất lượng tương đối tốt. Vùng này có nhiều sơng lớn
chảy qua như: sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (hệ thống sông Hồng), sông
Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sơng Thái Bình), sơng Bằng, sơng Kỳ
Cùng,..v.v…
Sông Hồng với chiều dài hơn 200 km chảy qua địa phận của vùng. Lượng nước và
phù sa của sông lớn nhất miền Bắc. Tổng lượng nước trung bình lên tới 114.000 m 3
và tổng lượng phù sa trung bình là 100 triệu tấn/năm. Về tới khu vực Đồng bằng
sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, sông phân thành nhiều nhánh nên mới kịp thốt
nước khi mùa lũ ập đến.
• Sơng Thái Bình do sơng Cầu, sơng Thương và sụng Lục Nam hợp lại. Nước sơng
trong và ít phù sa. Sơng Hồng và sơng Thái Bình đều chịu ảnh hưởng của nhịp điệu
gió mùa nên thủy chế thất thường, mùa mưa nước q nhiều trong khi mùa khơ rất ít
nước.


Vùng Đồng bằng sơng Hồng và Dun hải Đơng Bắc cịn có một diện tích khá lớn các hồ
chứa nước tự nhiên và nhân tạo. Các hồ chứa nước lớn có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu
tốt có thể khai thác phục vụ du lịch như các hồ chứa nước nhân tạo Suối Hai, Đồng Mô,
Quan Sơn (Hà Nội), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Tam Chúc (Hà Nam), Yên Lập (Quảng Ninh)
và hồ tự nhiên như Hồ Tây (Hà Nội)... Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn vùng cũng khá
phong phú. Trong tài ngun nước ngầm, các mỏ nước khống có tác dụng sinh lý tốt đối
với cơ thể con người do có chứa những thành phần đặc biệt có hàm lượng cao và nhiệt độ
thích hợp là tài nguyên du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp.v.v…mỏ nước
khống Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng)…

Hồ Đại Lải – Vĩnh Phúc

Hồ Tây – Hà Nội
16



Suối nước nóng Kênh Gà – Ninh Bình

Suối khống Quang Hanh – Quảng Ninh

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đơng Bắc cịn có đường bờ biển tương đối dài
với nhiều bãi biển đẹp có thể khai thác cho hoạt động du lịch như bãi biển Trà Cổ, Quan
Lạn, Ngọc Vừng, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Cò 1,2,3, Đồ Sơn (Hải Phịng), Đồng Châu
(Thái Bình), Thịnh Long, Giao Lâm (Nam Định)...Tuy nhiên các bãi biển có giá trị tắm
biển nằm ở khu vực phía Bắc và các đảo như Trà Cổ, Quan Lạn. Vịnh Hạ Long có giá trị
cảnh quan đặc biệt, nhưng giá trị tắm biển không cao. Các bãi biển như Đồ Sơn, Quất
Lâm, Thịnh Long…nước đục nên cũng ít có giá trị đối với du lịch tắm biển. Hệ thống đảo
ven bờ là những tài nguyên du lịch giá trị. Các đảo Cô Tô, Ngọc Vừng, Quan Lạn (Quảng
Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)... có những bãi tắm đẹp, mơi trường trong lành
là tài nguyên du lịch tắm biển, thể thao và khám phá.

Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là
một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới vào năm 2012

17


Biển Bãi Cháy – Quảng Ninh

Đảo Cô Tô – Quảng Ninh
2.2.1.4.

Biển Đồ Sơn – Hải Phòng


Đảo Cát Bà – Hải Phịng

Hệ động thực vật

Vùng Đồng bằng sơng Hồng và Dun hải Đơng Bắc có hệ sinh thái vơ cùng đa dạng và
phong phú. Vùng hiện nay có 32 khu bảo tồn chiếm xấp xỉ 29%, trong đó có 6 vườn quốc
gia; 14 khu dự trữ động thực vật và 12 khu rừng văn hóa - mơi trường. Các khu bảo tồn
đất ngập nước có giá trị du lịch cao như Xuân Thủy (Nam Định), Vân Long (Ninh Bình).
Hai khu dữ trữ sinh quyển là đảo Cát Bà (Hải Phòng) và vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng. Các vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh); Cát Bà (Hải Phòng); Cúc Phương
(Ninh Bình); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Ba Vì (Hà Nội) và Xuân Thủy (Nam Định),… Các
khu dự trữ động, thực vật và đặc biệt là các khu rừng văn hóa - lịch sử mơi trường như
Cơn Sơn, Hương Tích, Chùa Thầy,…


Vườn Quốc gia Ba Vì rộng 11.372 ha. Trong đó, rừng nguyên sinh trải rộng 2.752
ha, ở độ cao từ 100 - 1.296m của dãy núi Ba Vì hùng vĩ, có hệ thực vật nhiệt đới và
á nhiệt đới khá điển hình ở Việt Nam, bốn mùa cây cối xanh tươi, khí hậu trong
lành. Ba Vì là một quần thể núi gồm 6 đỉnh, cao nhất là đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh
Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m… Vườn Quốc gia Ba Vì khơng
chỉ được mệnh danh là Lá phổi của thủ đơ Hà Nội mà cịn là nơi sinh sống của hàng
trăm loài động vật hoang dã, có rất nhiều lồi q, hiếm có tên trong Sách đỏ của
Việt Nam. Theo thống kê mới nhất, Vườn quốc gia Ba Vì có tất cả 1209 lồi thực
vật, 342 lồi động vật xương sống, 552 lồi cơn trùng.
Nhờ được sự ưu ái của thiên nhiên về địa hình, khí hậu đã tạo cho Vườn Quốc gia
Ba Vì trở thành một trong bốn khu du lịch sinh thái vùng núi cao nổi tiếng (Đà Lạt,
Sa Pa, Ba Vì, Tam Đảo). Khơng những thế, vùng núi Ba Vì cịn là nơi du lịch tâm
linh của người Việt. Hàng năm, Vườn Quốc gia Ba Vì đón vài chục nghìn lượt người
đến tham quan và học tập. Đến đây, mọi người sẽ được tận hưởng khơng khí trong
lành mát dịu; hương vị của núi rừng, cây cối; chim hót và suối reo hai bên đường.


18


2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc được coi là cái nơi của nền văn
minh sơng Hồng, từ đó tạo ra hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật là tiềm năng
lớn để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch du lịch đặc trưng mang thương hiệu
vùng và có sức hấp dẫn khách du lịch cao.
2.2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ

Tồn vùng có 2.232 di tích cấp quốc gia so với cả nước có 3.125 di tích trong đó có 12 di
tích cấp quốc gia đặc biệt với 2 Di sản văn hóa vật thể. Đây là hệ thống tài nguyên đặc
biệt giá trị phục vụ du lịch của vùng.
Hà Nội - Thủ đơ nghìn năm văn hiến, trung tâm của vùng với hơn 1.000 di tích văn hóa
-lịch sử cấp quốc gia có nguồn tài nguyên nổi bật. Những di tích nổi tiếng trong và ngồi
nước như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò, chùa Trấn
Quốc, phủ Tây Hồ, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội… kết hợp văn hóa ẩm
thức, văn hóa phi vật thể ln thu hút khách du lịch. Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến
trúc nghệ thuật khác của vùng như cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), đền
Đơ, chùa Phật Tích, Cơn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Bạch Đằng Giang (Quảng
Ninh), đền Trần, tháp Phổ Minh (Nam Định), đền thờ các vua Trần, chùa Keo (Thái Bình)


Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồng Thành Thăng Long

19



Di tích Bạch Đằng Giang
2.2.2.2.

Đền Trần

Làng nghề thủ cơng truyền thống, làng Việt cổ

Nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng sơng Hồng và Dun hải Đơng Bắc có
lịch sử phát triển từ lâu đời, tiêu biểu là vùng Hà Nội xưa. Nhiều phường nghề, làng nghề
nổi tiếng từ xưa của vùng. Các làng nghề tiêu biêu có giá trị khai thác du lịch như dệt lụa
tơ tằm Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), mộc Bích Chu, rèn Lý Nhân (Vĩnh Phúc),
mộc Tiên Sơn, đúc đồng Đại Bái, tranh Đơng Hồ (Bắc Ninh), dệt cói Kim Sơn (Ninh
Bình), tương Bần (Hưng Yên), gốm Chu Đậu (Hải Dương), đúc đồng La Xuyên (Nam
Định), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình) và một số làng chài ở Hải Phịng, Quảng Ninh...
Có thể nói các sản phẩm thủ cơng truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên
hải Đông Bắc là một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo cần được đầu tư nghiên cứu và
phát triển. Bên cạnh làng nghề truyền thống, các làng Việt cổ là sự thể hiện sinh động bản
sắc văn hóa của nền văn minh lúa nước sông Hồng.

Làng gốm Bát Tràng

Làng tranh Đông Hồ

2.2.2.3. Lễ hội văn hóa dân gian

Vùng Đồng bằng sơng Hồng và Duyên hải Đông Bắc là miền đất của lễ hội. Các lễ hội ở
vùng gắn liền với nền văn minh lúa nước sơng Hồng nên mang tính khái quát cao, phản
ánh sinh động đời sống tâm linh, tư tưởng triết học và bản sắc văn hóa Việt Nam. Đây

chính là một trong những điểm chủ yếu hấp dẫn du khách đến với vùng Đồng bằng sông
Hồng và Duyên hải Đơng Bắc. Trong số các lễ hội có hội Gióng được UNESCO cơng
20


nhận Di sản văn hóa phi vật thể là tài ngun du lịch tầm vóc quốc tế, ngồi ra cịn các lễ
hội nổi tiếng như chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Lim (Bắc Ninh), hội
Bạch Hạc, hội Xoan, hội chọi trâu Phù Ninh (Phú Thọ)… thu hút khách du lịch trong và
ngoài nước.
Đối với phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, ca múa
nhạc dân tộc cũng là một loại tài nguyên du lịch giá trị. Hầu hết các loại dân tại vùng
Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc như ngâm thơ, hát ru, hát vè, trống quân,
hát đám, quan họ... đều rất phổ biến. Tuy nhiên, có giá trị hấp dẫn khách du lịch nhất gồm
Ca trù, Quan họ và Chèo.
Ca trù sau này phát triển thành lối hát thính phịng, một thú chơi tao nhã của đất
kinh thành. Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần
được bảo vệ khẩn cấp (2009).
• Hát Quan họ có thể hát tại nhà trong các dịp cưới hỏi, giỗ, khao; hay sau khi hát ở
hội đình, hội chùa mời nhau về nhà. Hát quan họ được UNESCO công nhận là di
sản phi vật thể đại diện cho nhân loại (2009), trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn.
• Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam được xuất phát từ kinh dô
Hoa Lư và phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Hát xẩm, một loại hình dân ca
đặc trưng của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng sông Hồng, thường được
thể hiện bằng những người khiếm thị đi hát rong.
2.2.2.4. Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật


Vùng Đồng bằng sơng Hồng và Dun hải Đơng Bắc là nơi có những trung tâm kinh tế
và văn hóa lớn, đặc biệt là thủ đơ Hà Nội. Có thể nói Hà Nội là nơi tập trung đầy đủ nhất
những tinh hoa văn hóa nghệ thuật của cả nước. Ở Thủ đơ Hà Nội có những bảo tàng

thuộc loại lớn nhất nước: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Quân đội,
Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Dân tộc học,...Khách
du lịch đặc biệt là khách nội địa khi đến Hà Nội thường không quên đến thăm khu lưu
niệm về Bác Hồ, một quần thể gồm Lăng, nơi ở và làm việc của Người và Bảo tàng. Ở
các tỉnh khác cịn có Bảo tàng Tam Điệp (Ninh Bình), Bảo tàng Đồng Quê, Bảo tàng
Quảng Ninh.
2.3.
Sản phẩm du lịch đặc trưng
 Du lịch văn hoá gắn với nền văn minh lúa nước sông Hồng

Dựa trên các giá trị của nền văn minh sông Hồng gắn với các giá trị văn hóa làng xã (cây
đa - bến nước - sân đình) có thể xây dựng sản phẩm đặc thù “Du lịch văn hố gắn với nền
văn minh lúa nước sơng Hồng” như là trải nghiệm cuộc sống của người dân tham quan,
thưởng thức các món ăn dân dã nhưng vơ cùng độc đáo của vùng, nghiên cứu làng cổ,
phố cổ như các khu phố cổ tại Hà Nội, làng cổ Đông Ngạc (Hà Nội), Việt cổ Đường Lâm
(Sơn Tây – Hà Nội), làng Nôm (Hưng Yên),… tham gia các khu chợ quê, chợ phiên. Bên
cạnh đó, các sản phẩm du lịch tìm hiểu về lịch sử như tham quan đình, đền, chùa, các di
tích lịch sử cũng rất được ưa chuộng tại vùng.
 Du lịch tâm linh
21


Với sản phẩm du lịch tâm linh, các công ty lữ hành cần tập trung vào đối tượng khách
trung và cao tuổi, bởi đây luôn là lượng khách chiếm tỉ lệ lớn trong du lịch tâm linh. Với
hệ thống các đình, chùa nổi tiếng, các lễ hội đặc sắc của vùng thì những sản phẩm du lịch
hành hương, trải nghiệm các lễ hội tâm linh luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch
tham gia vào mỗi năm.
 Du lịch biển đảo

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có một số lượng lớn các biển, đảo là

một tiềm năng đề phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo như ở Vịnh Hạ Long, đảo Cô
Tô, đảo Cát Bà, Côn Đảo, biển Bãi Cháy, biển Đồng Châu,… Quảng Ninh là một trong
các tỉnh tại vùng rất phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo đã đón 14 triệu lượt khách
du lịch, trong đó số lượng khách quốc tế là 5,7 triệu lượt vào năm 2019. Các cơng ty lữ
hành và chính quyền cần tập trung xây dựng và phát triển để nâng cấp chất lượng các sản
phẩm du lịch biển đảo của vùng xứng đáng với tiềm năng của nó.
 Du lịch MICE

Vị trí địa lí thuận lợi, hệ thống giao thông thuận tiện, các cơ sở lưu trú, dịch vụ ngày càng
cao cấp, nhiều địa điểm thuận lợi để tổ chức sự kiện là những điều kiện thuận lợi để vùng
phát triển sản phẩm du lịch MICE. Hiện tại, loại hình du lịch này đang được nhiều công
ty du lịch, lữ hành trong tỉnh khai thác và bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan.
 Du lịch sinh thái, nông nghiệp

Đến với vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, du khách sẽ được hồ mình
với thiên nhiên như tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Cát Bà vớ hệ
sinh thái vơ cùng đa dạng. Ngồi ra, vùng có thể phát triển các sản phẩm du lịch noong
nghiệp để du khách có cơ hội trải nghiệm nghề làm nơng tại vùng giúp bảo tồn các giá trị
văn hố truyền thống đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư tại các khu
vực nông thôn.
2.4.
Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch
2.4.1. Hà Nội

Hà Nội – thủ đô Việt Nam vừa mang nét hiện đại vừa có nét cổ kính ln là điểm đến du
lịch tiềm năng, là một trong những lựa chọn được ưu tiên của khách du lịch trong nước và
nước ngoài. Hà Nội có một bề dày lịch sử cùng nhiều nét truyền thống đáng quý đã ăn sâu
vào nếp sinh hoạt của dân cư. Hà Nội cùng với Hội An là hai thành phố còn lưu giữ được
những nếp nhà cổ, đặc biệt Hà Nội độc đáo với sự đan xen của nhiều nền văn hóa, nhiều
triều đại phong kiến, là nơi lý tưởng đối với những ai muốn tìm tịi, khám phá. Hà Nội có

rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng với các khách du lịch như Hồ Gươm, Hồ Tây,
Nhà thờ lớn Hà Nội, Văn miếu Quốc Tử Giám,… Hiện nay, Hà Nội sở hữu gần 6.000 di
tích, khoảng 1.200 lễ hội, 1.350 làng nghề cùng nền ẩm thực đa dạng.
2.4.2. Quảng Ninh – Hải Phòng

Quảng Ninh và Hải Phịng đã duy trì hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có du
lịch, đặc biệt là phát triển du lịch biển gắn với hai địa danh nổi tiếng là Di sản thiên nhiên
22


thế giới Vịnh Hạ Long và Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà. Cả hai tỉnh đều có
nguồn tài nguyên du lịch phong phú, khai thác được nhiều loại hình du lịch. Hải Phịng có
nhiều tài ngun du lịch thích hợp phát triển các loại sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí, văn hố và thế mạnh về phát triển du lịch đô thị (city tour). Quảng Ninh có
nhiều tài nguyên du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và du lịch biển đảo. Khu vực tập trung
khai thác mạnh nhất ở hai địa phương là Vịnh Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Yên Tử, Cát
Bà, Đồ Sơn...
2.4.3.

Ninh Bình

Ninh Bình được ví như một “ Hạ Long trên cạn” với vô số các hang động, đầm hồ, núi
ngập nước có giá trị phát triển du lịch như các khu du lịch Tràng An, Tam Cốc - Bích
Động, Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long. Ninh Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố của một
Việt Nam thu nhỏ: có rừng, núi, sơng, biển với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu du lịch quốc gia, di sản thế giới. Ninh Bình là
mảnh đất giàu tiềm năng du lịch văn hóa vì đây từng là kinh đơ của Việt Nam ở thế kỷ X,
nơi phát tích ba triều đại Đinh - Lê - Lý mà bằng chứng để lại là hàng loạt các đền chùa,
đình đài, di tích lịch sử. Trong kháng chiến chống ngoại xâm nơi đây có phịng tuyến Tam
Điệp, chiến khu Quỳnh Lưu, hành cung Vũ Lâm thời Trần và là địa bàn trọng yếu của

chiến dịch Hà Nam Ninh lịch sử.

23



×