Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012 tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.79 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆTNAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC Ã HỘI
NGUYỄN CHUNG THỦY

Nguyễn ChNg Thủy
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG
TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012

Chuyên ngành: Lịch sử thế giớiMã số: 92 29 011
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – Năm 2021


Cơng trình này được hồn thành tại Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa hoc: PGS, TS. Ngô Minh Oanh

Người phản biện:

1. GS.TS. Đỗ Thanh Bình
(Đại học Quốc gia Hà Nội)
2. GS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương
(Học viện Ngoại giao)
3. PGS. TS. Đào Tuấn Thành
(Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội)



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại: ……………………………………………………………….
vào hồi ………giờ ……… phút, ngày …… tháng ……. năm ………

Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện sau: Thư viện Khoa học
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; Thư viện Học viện KHXH –
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Thư viện Trường Đại học Sư Phạm
Tp. Hồ Chí Minh.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với sự kết thúc của
Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của “Trật tự hai cực Yalta”, một xu thế
mới hình thành và ngày càng phát triển rõ rệt – xu thế hịa bình, hữu nghị
và hợp tác; cùng với đó là q trình tồn cầu hóa và liên kết khu vực
diễn ra mạnh mẽ.
Sự phát triển của q trình tồn cầu hóa đã thúc đẩy sự hình
thành của các loại hình liên kết khu vực và các cơ chế hợp tác đa
phương, buộc các quốc gia lớn, nhỏ phải tham gia tích cực vào quá trình
hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế nếu như khơng muốn bị “bỏ lại
phía sau”, bởi khơng một quốc gia, dân tộc nào có thể tồn tại và phát
triển được nếu đứng biệt lập với xu thế chung này của nhân loại. Trong
bối cảnh đó, từ sáng kiến của Ngân hàng phát triển châu Á (Asian
Development Bank – ADB), cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
(Greater Mekong Subregion – GMS) đã ra đời vào tháng 10 năm 1992.
Đây là một cơ chế hợp tác đa phương ở cấp tiểu khu vực/tiểu vùng với

sự tham gia của các nước và vùng lãnh thổ: Campuchia, Lào, Myanmar,
Thái Lan, Việt Nam và hai đơn vị hành chính của Trung Quốc là tỉnh
Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dưới sự dẫn dắt và
điều phối của ADB.
Nằm ở một vị trí địa lý hết sức quan trọng, là chiếc cầu nối giữa
khu vực Đông Bắc Á với khu vực Đông Nam Á và Nam Á, khu vực Tiểu
vùng Mekong mở rộng nói riêng và các quốc gia trong Tiểu vùng
Mekong nói chung có tầm quan trọng mang tính chiến lược trong hợp tác
an ninh và phát triển đối với các nước liên quan, nhất là đối với Việt
Nam, trong sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn. Do vậy, quan hệ
hợp tác giữa các nước trong GMS vì mục tiêu xây dựng nên một tiểu
vùng giàu có và thịnh vượng đã hình thành và ngày càng phát triển. Với
nỗ lực của tất các nước trong GMS và sự giúp đỡ của ADB và các nhà


2
tài trợ, hợp tác GMS đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong GMS
và được xem là cơ chế hợp tác khá thành công trong số nhiều các cơ chế
hợp tác đang được thực hiện ở Tiểu vùng Mekong. Song, bên cạnh đó,
cơ chế Hợp tác GMS cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế và cịn nhiều
khó khăn, thách thức cần được giải quyết để thúc đẩy sự hợp tác phát
triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo.
Vậy cơ chế hợp tác GMS đã hình thành và phát triển như thế
nào? Nó ra đời dựa trên những cơ sở nào? Những thành tựu đạt được của
cơ chế hợp tác GMS đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trong Tiểu vùng? Những tồn tại, hạn chế và
những khó khăn, thách thức mà cơ chế hợp tác này cần phải giải quyết là
gì? Vị trí, vai trị và sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác này
ra sao? v.v... Tất cả những câu hỏi đó đã thơi thúc chúng tơi chọn đề tài
“Q trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng

Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012” làm cơng trình nghiên
cứu cho luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành Lịch sử thế giới, Mã số 92 29
011.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
- Mục đích nghiên cứu: Với đề tài nghiên cứu này, Luận án mong
muốn góp phần nhận diện rõ hơn về quá trình hình thành, phát triển của
cơ chế hợp tác GMS, qua đó chỉ ra những thành công, hạn chế và những
tác động của cơ chế hợp tác GMS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của các nước trong GMS. Đồng thời, làm rõ hơn về xu hướng hội nhập,
liên kết khu vực và sự can dự, vai trò của các đối tác ngoài khu vực, nhất
là của các nước lớn đối với an ninh của tiểu vùng này, trong đó có Việt
Nam.
Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra cơ hội, những khó khăn thách thức và
những vấn đề đặt ra mà các cơ quan xây dựng chính sách của Việt Nam
cần phải giải quyết trong quá trình tham gia vào cơ chế hợp tác này nói


3
riêng, trong quá trình hội nhập với khu vực và hội nhập quốc tế nói
chung.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho
sự hình thành của cơ chế hợp tác GMS; (2) Phân tích tác động của bối
cảnh lịch sử, q trình xây dựng, triển khai các lĩnh vực, dự án hợp tác
và kết quả đạt được của hợp tác GMS ở từng giai đoạn; (3) Tác động từ
những kết quả đạt được của hợp tác GMS đến kinh tế, xã hội của các
nước trong GMS; (4) Làm rõ những thành tựu, tồn tại, hạn chế và những
khó khăn, thách thức của cơ chế hợp tác GMS; (5) Rút ra những nhận
xét, đánh giá và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong việc tham gia
vào cơ chế hợp tác GMS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Quá trình hình thành và
phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992
đến năm 2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Khung thời gian nghiên cứu được
xác định là từ năm 1992 đến năm 2012.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Các quốc gia thành viên trong
Tiểu vùng Mekong mở rộng (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan,
Việt Nam, tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của
Trung Quốc). Ngoài ra, luận án cũng sẽ đề cập đến một số quốc gia khác
là những đối tác phát triển có liên quan đến hợp tác GMS.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án xác định phạm vi nội
dung nghiên cứu đó là: (1) Mục tiêu, nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt
động của hợp tác GMS; (2) Các lĩnh vực hợp tác của GMS được triển
khai trong khung thời gian nghiên cứu của luận án, gồm các lĩnh vực cụ
thể như: Giao thông vận tải, năng lượng, bưu chính viễn thơng, du lịch,


4
môi trường, nguồn nhân lực, thương mại – đầu tư, nơng nghiệp; (3) Vị
trí, vai trị và sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác GMS.
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
tham khảo
- Cơ sở phương pháp luận: Luận án nghiên cứu vấn đề dựa trên
phương pháp luận của sử học Mác xít, cụ thể là chủ nghĩa Duy vật biện
chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử; quan điểm, đường lối của Đảng và
Nhà nước Việt Nam để nghiên cứu, phân tích, nhận xét về q trình hình
thành và phát triển của cơ chế Hợp tác GMS cũng như những vấn đề đặt
ra cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào cơ chế hợp tác này.

- Phương pháp nghiên cứu: Luận án nghiên cứu dựa trên hai
phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu lịch sử là phương
pháp lịch sử và phương pháp Logic. Ngồi ra, chúng tơi cũng sử dụng
một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh và
các cách tiếp cận liên ngành như: cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc, cách
tiếp cận về nghiên cứu khu vực học, lý luận về quan hệ quốc tế, đặc
biệt là về hợp tác đa phương, địa kinh tế v.v... trong quá trình thực hiện
để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.
- Nguồn tài liệu tham khảo: (1) Một số Văn kiện Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam; các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành Việt Nam
(trong khung thời gian nghiên cứu của đề tài luận án) có liên quan đến
chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước GMS; (2) Các Tuyên
bố chung của Hội nghị cấp cao GMS và các văn bản thỏa thuận của các
nước có liên quan đến hợp tác GMS; (3) Số liệu từ các báo cáo của Ngân
hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới và các tổ chức quốc tế có
liên quan đến hợp tác GMS; (4) Các cơng trình nghiên cứu của các nhà
khoa học trong và ngoài nước là sách, bài báo khoa học đăng trên các tạp
chí, hội thảo khoa học, luận văn luận án có liên quan đến hợp tác GMS.


5
5. Đóng góp về khoa học của Luận án
- Luận án là cơng trình nghiên cứu tồn diện, có hệ thống về quá
trình hình thành và phát triển của cơ chế Hợp tác GMS từ góc độ của
khoa học lịch sử. Qua đó, góp phần làm giàu thêm cách tiếp cận nghiên
cứu về Tiểu vùng Mekong mở rộng từ góc độ Sử học bên cạnh cách tiếp
cận của nhiều ngành khoa học khác.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Luận án
- Về phương diện lý luận: Luận án không chỉ làm rõ sự nhận diện
về quá trình hình thành, phát triển của cơ chế hợp tác của GMS mà cịn

góp phần làm sáng rõ hơn xu hướng hội nhập, liên kết khu vực và vai
trò, sự can dự của các đối tác ngoài khu vực, nhất là của các nước lớn đối
với an ninh của Tiểu vùng này, trong đó có Việt Nam.
- Về ý nghĩa thực tiễn: (1) Luận án góp phần cung cấp những cứ
liệu khoa học có thể tham khảo cho việc hoạch định và triển khai chính
sách của Việt Nam trong việc tham gia vào hợp tác GMS trong giai đoạn
hiện nay nói riêng, trong các cơ chế hợp tác đa phương nói chung. (2)
Luận án là cơng trình có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên các ngành lịch sử, quốc
tế học, quan hệ quốc tế và các ngành khác thuộc khối Khoa học Xã hội
và Nhân văn.
7. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, Luận án được kết cấu theo 4 chương, 8 tiết.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và ở nước ngồi
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trước hết, là nhóm các cơng trình nghiên cứu bao quát chung về
nhiều vấn đề trong cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng. Đây là
những cơng trình đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến các vấn đề có
liên quan đến hợp tác GMS, có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như:
Các cuốn sách của Nguyễn Trần Quế và Kiều Văn Trung (2001) với
“Sông và Tiểu vùng sông Mê Kông – Tiềm năng và hợp tác quốc tế”;
Nguyễn Trần Quế (cb, 2007) với “Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng

hiện tại và tương lai”; Phạm Đức Dương (2007) với cuốn “Có một vùng
văn hóa Mekong”; “Việt Nam và hợp tác Tiểu vùng Mekong” xuất bản
năm 2000 của Hội nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á; Nguyễn Thị
Hồng Nhung (2011) với“Vai trị của chính quyền địa phương trong hợp
tác tiểu vùng Mekong mở rộng”, … Một số Luận án như của Hoàng Viết
Khang (2009) về “Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mekong mở rộng: Hiện
trạng, định hướng và giải pháp”; Huỳnh Phương Anh (2014) nghiên cứu
về “Quan hệ giữa Nhật Bản với các nước Tiểu vùng sông Mekong từ sau
Chiến tranh Lạnh đến nay”; Nguyễn Thị Tú Trinh (2018) nghiên cứu về
“Hợp tác bền vững giữa Việt Nam với các nước trong Tiểu vùng sông
Mekong mở rộng (1992 – 2012)”; Cùng với đó là một số bài báo khoa
học trên các tạp chí như: “Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng: Thành
tựu, thách thức và sự tham gia của Việt Nam”, Tạp chí Nhịp cầu Tri
thức, số 3 + 4 năm 2015 của Nguyễn Bích Ngọc; “Hợp tác Tiểu vùng
Mekong mở rộng và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc”, Tạp chí Những
vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 136(8) năm 2007 của Phạm Thái


7
Quốc và Trần văn Duy; “Chương trình GMS của ADB: 25 năm phát
triển và vai trò của các nhà tài trợ”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và
Chính trị thế giới, số 3 (263) năm 2018 của Nguyễn Hồng Nhung;…
Thứ hai, là nhóm các cơng trình nghiên cứu đề cập đến một số
lĩnh vực trong cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng. Tiêu biểu ở
nhóm này có thể kể đến một số cuốn sách, luận án và bài báo khoa học
như: Ngô Thu Trang (2005) với cuốn “Cơng nghệ thơng tin và truyền
thơng với chính sách thương mại và đầu tư phát triển Tiểu vùng sông
Mekong”; Nguyễn Thị Thắm (2015) với cuốn ; Lê Văn Mỹ (2016) với
“Trung Quốc trong hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng: Tác động
và ảnh hưởng”; Luận án của Nguyễn Hồng Huế (2014) nghiên cứu về

“Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang kinh tế Đông
– Tây (1998 – 2010); Các đề tài nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thương
Mại, Bộ Thương Mại năm 2005 “Một số giải pháp nhằm phát triển
thương mại của Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mekong”; của Nguyễn
Hồng Nhung năm 2007 về “Hợp tác GMS trong việc nâng cao hiệu quả
sử dụng các hành lang kinh tế: Trường hợp hành lang kinh tế Đông –
Tây và Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phịng” và “Chính sách
phát triển nguồn nhân lực ở một số nước GMS – thực trạng và những
vấn đề đặt ra”; …Và khá nhiều các bài báo khoa học đăng trên các tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Trung Quốc hoặc đăng trong
Kỷ yếu của một số hội thảo khoa học đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập
đến một số vấn đề, lĩnh vực có liên quan đến hợp tác GMS.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Về các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngồi có liên
quan đến cơ chế hợp tác GMS, có thể nói, đến nay cũng đã có khá nhiều
cơng trình nghiên cứu về cơ chế hợp tác này. Tuy nhiên, các cơng trình
nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu chỉ tập trung vào các lĩnh vực và nội
dung hợp tác cụ thể, các dự án then chốt kết nối trong GMS, ít có cơng
trình đề cập một cách tổng thể về cơ chế hợp tác GMS.


8
Một số cơng trình đề cập bao qt chung về cơ chế hợp tác Tiểu
vùng Mekong mở rộng: Đây là nững cơng trình đề cập khá bao qt tới
nhiều vấn đề, lĩnh vực trong hợp tác GMS, tiêu biểu có thể kể đến một số
nghiên cứu như: “Regionalism and foreign policy (China-Vietnam
relations and institution-building in the Greater Mekong Subregion)”
năm 2006 của Oliver Michael Hensengerth; “Developing the Mekong:
Regionnalims and regional security in China – Southeast Asian relation”
của Evelyn Goh năm 2007;“Contested Waterscapes in the Mekong

Region” của Francois Molle, Tira Foran và Mira Kakone năm 2009;
“Border area development in the GMS: Turning the periphery into the
center of growth” năm 2009 của Toshihiro Kudo; “Trade Facilitation
Handbook for the Greater Mekong Subregion: Status, Needs and
Directions” năm 2007 của Cielito F. Habito và Ella S. Antonio; “Energy
sector in the Greater Mekong Subregion” do ADB phát hành vào năm
2008; v.v… đã làm rõ những tiềm năng, cơ hội và nội dung trong hợp tác
của Tiểu vùng Mekong mở rộng, đồng thời gợi ý các định hướng, chính
sách thúc đẩy phát triển hợp tác trong các lĩnh vực đó trong tổng thể hợp
tác kinh tế GMS; Đặc biệt là năm 2012, nhân kỷ niệm 20 năm hình thành
và phát triển của hợp tác GMS, ADB đã công bố báo cáo về “Greater
Mekong Subregion-Twenty years of partnership”. Báo cáo này của ADB
đã khái quát lại những thành tựu cơ bản của hợp tác GMS trên các lĩnh
vực sau 20 năm hợp tác.
Nhóm cơng trình nghiên cứu đề cập cụ thể đến một số lĩnh vực
trong cơ chế hợp Tiểu vùng Mekong mở rộng: Ở nhóm này, chủ yếu là
các cơng trình đề cập đến một số lĩnh vực cụ thể như thương mại và đầu
tư, Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và phát triển các hành lang kinh
tế. Có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như: “Trade and investment
policies for the development of the infomation and communication
technology sector of the Greater Mekong Subregion” của ESCAPE công
bố vào năm 2004; “Trade Facilitation Handbook for the Greater Mekong


9
Subregion: Status, Needs and Directions” của hai tác giả Cielito F.
Habito và Ella S. Antonio công bố vào năm 2007; “East-West Economic
Corridor (EWEC) Strategy and Action Plan, Development Study of the
East- West Economic Corridor Greater Mekong Subregion” do ADB
công bố năm 2009; “Stratery and action plan for the Greater MeKong

subregion north – south economic corridor” do ADB công bố năm
2010; v.v…
1.2. Những nội dung kế thừa và những vấn đề Luận án cần tiếp tục
nghiên cứu
- Những nội dung kế thừa: Một là, những nét khái quát về đặc điểm
tự nhiên, các tiềm năng về kinh tế, xã hội của các quốc gia trong tiểu
vùng Mekong mở rộng; Hai là, lịch sử hình thành, mục tiêu hoạt động,
nguyên tắc hoạt động và cơ chế hợp tác...Ba là, việc triển khai một số
nội dung và lĩnh vực của hợp tác GMS.
- Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, gồm: Thứ nhất là, những cơ sở
về lý luận và thực tiễn cho sự ra đời của cơ chế hợp tác GMS. Thứ hai là,
phân tích, đánh giá, so sánh sự tiến triển của cơ chế hợp tác GMS qua hai
giai đoạn (1992 – 2002 và 2002 – 2012) trong việc xây dựng các thỏa
thuận hợp tác, triển khai các chương trình, dự án hợp tác ở các lĩnh vực
cụ thể; Thứ ba là, kết quả đạt được và những tác động từ kết quả đó đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên trong GMS. Thứ tư
là, những thành tựu, hạn chế và những khó khăn thách thức của hợp tác
GMS; Thứ năm là, phân tích, đánh giá về vị trí, vai trị và sự tham gia
của Việt Nam trong cơ chế hợp tác GMS và một số vấn đề đặt ra cho
Việt Nam trong quá trình tham gia vào cơ chế hợp tác GMS.


10

Chương 2
SỰ HÌNH THÀNH CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC
TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG
2.1 Cơ sở hình thành cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
2.1.1. Cơ sở lý luận và một số khái niệm có liên quan trong đề
tài Luận án

-Về cơ sở lý luận: Trên cơ sở trình bày quan điểm lý luận của các
nhà nghiên cứu về bản chất của “Chủ nghĩa khu vực” và “Chủ nghĩa đa
phương”, có thể nói rằng, với những đặc thù về các yếu tố như vị trí địa
lý, lịch sử, văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng, thể chế chính trị và các tiềm
năng về tự nhiên, xã hội và nhu cầu bức thiết cần hợp tác để phát triển
của các nước trong khu vực GMS, nên lý thuyết về “Chủ nghĩa khu vực”
và “Chủ nghĩa đa phương” đã trở thành cơ sở lý luận cho sự hình thành
của cơ chế hợp tác GMS vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
- Về một số khái niệm: Luận án đã trình bày để làm rõ một số
khái niệm có liên quan trong đề tài luận án như: “cơ chế”, “hợp tác”,
“khu vực”, “vùng”, “tiểu vùng”, “Tiểu vùng Mekong mở rộng”, “lưu vực
sông Mekong’, …
2.1.2. Cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của cơ chế hợp tác Tiểu
vùng Mekong mở rộng
Với cách tiếp cận từ góc độ nghiên cứu của khu vực học, Luận án
đã trình bày những cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của cơ chế hợp tác
GMS, gồm các vấn đề như: (1) Sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu
vực; (2) Những tiềm năng và nhu cầu bức thiết cần hợp tác để phát triển
của các quốc gia trong Tiểu vùng Mekong mở rộng, cụ thể là: Thứ nhất,
đó là sự tương đồng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sự giàu có của
tài nguyên thiên nhiên. Thứ hai, đó là sự gần gũi của các yếu tố lịch sử
và văn hóa, tộc người, tơn giáo, tín ngưỡng và sự đa dạng của thể chế


11
chính trị. Thứ ba là, thực trạng kinh tế - xã hội và nhu cầu bức thiết cần
phải hợp tác để phát triển.
2.2 Sự ra đời của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
2.2.1 Lược sử sự ra đời của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong
mở rộng

Cơ chế hợp tác GMS ra đời vào tháng 19 năm 1992 tại Manila
(Philippines) xuất phát từ một sáng kiến của ADB. Sau 20 năm hình
thành và phát triển (1992-2012), cơ chế hợp tác GMS đã trải qua 18 kỳ
Hội nghị cấp Bộ trưởng và 4 kỳ Hội nghị thượng đỉnh GMS (vào các
năm: 2002 tại Campuchia, 2005 tại Côn Minh – Trung Quốc, 2008 tại
Lào và 2011 tại Myanmar). Từ 6 lĩnh vực hợp tác khi mới thành lập, đến
năm 2012, hợp tác GMS đã mở rộng ra thành 9 lĩnh vực, với 11 chương
trình ưu tiên. Đến nay, hợp tác GMS được xem là cơ chế hợp tác thành
công và hiệu quả nhất trong số 13 cơ chế hợp tác khác nhau đã thành lập
và đang được triển khai thực hiện tại Tiểu vùng Mekong.
2.2.2. Mục tiêu, nguyên tắc hợp tác và cơ chế hoạt động của cơ
chế hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng
Mục tiêu của hợp tác GMS đó là: chia sẻ trách nhiệm và cùng
đồng lịng thực hiện các nỗ lực chung, đảm bảo sự hợp tác thực tế và
hiệu quả nhằm xây dựng GMS thành một khu vực hướng ngoại, hợp tác
hiệu quả và phát triển ổn định, dài hạn.
Nguyên tắc hợp tác của GMS đó là tự nguyện, cùng có lợi và tơn
trọng chủ quyền quốc gia. Đây là nguyên tắc chung của hợp tác GMS.
Từ nguyên tắc chung này, được diễn giải qua 6 nguyên tắc hợp tác cụ thể
trong khuôn khổ GMS.
Cơ chế hoạt động của GMS được thể hiện qua 5 hình thức tổ chức,
đó là: Hội nghị cấp cao GMS, Hội nghị cấp Bộ trưởng; Diễn đàn ngành
và Nhóm cơng tác; Ủy ban điều phối quốc gia GMS và Ban Thư ký.


12
2.2.3. Vai trò của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Chính
phủ Nhật Bản trong sự ra đời và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu
vùng Mekong mở rộng
ADB và Nhật Bản có vai trị quan trọng trong sự ra đời và phát

triển của cơ chế hợp tác GMS. ADB là nhà đầu tư, nhà tư vấn kỹ thuật,
nhà môi giới đáng tin cậy, thư ký và nhà điều phối. Đặc biệt, trong vai
trị lãnh đạo của mình, ADB đã huy động nguồn lực cho các sáng kiến
quan trọng, xây dựng và phát triển cơ chế hợp tác cho GMS. Nhật Bản là
đối tác chủ yếu trong việc hỗ trợ xây dựng định hướng chiến lược, quy
hoạch phát triển, các kế hoạch và chương trình hành động và cũng chính
là người trực tiếp giúp đỡ các dự án lớn trong các lĩnh vực quan trọng
của hợp tác GMS.


13

Chương 3
SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG
MỞ RỘNG TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2012

3.1. Quá trình xây dựng và triển khai các lĩnh vực hợp tác giai đoạn
1992 – 2002
3.1.1. Hội nghị cấp Bộ trưởng với việc xây dựng các thỏa
thuận hợp tác
Hội nghị Bộ trưởng GMS là diễn đàn chính trị ở cấp cao nhất
trong giai đoạn này và giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các
thỏa thuận hợp tác. Trong 10 năm này, đã có 11 cuộc họp cấp Bộ trưởng
được tiến hành với 9 lĩnh vực hợp tác trọng điểm được xây dựng và triển
khai thực hiện, gồm: giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, du lịch,
môi trường, phát triển nguồn nhân lực, thương mại, đầu tư và nông
nghiệp.
3.1.2. Các lĩnh vực hợp tác và những kết quả đạt được
Trong giai đoạn 10 năm đầu của hợp tác GMS (1992 – 2002),
việc xác định và xây dựng các dự án hợp tác là ưu tiên hàng đầu của hợp

tác GMS. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, hợp tác GMS đã xác định
33 dự án giao thông: 9 dự án đường bộ, 8 dự án đường sắt, 10 dự án giao
thông thuỷ, 6 dự án vận tải hàng không. Trong lĩnh vực năng lượng, đã
có 11 dự án hợp tác được xác định tập trung vào việc phát điện và truyền
tải điện năng. Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông đã xác định 13 dự án
đường cáp quang kết nối 2 hoặc 3 nước trong Tiểu vùng và 5 dự án
nghiên cứu. Trong lĩnh vực du lịch, hợp tác GMS đã xây dựng chiến
lược hợp tác du lịch xuyên quốc gia trong Tiểu vùng, hình thành 6 dự án
thơng qua những hoạt động cải thiện kết cấu hạ tầng, cung cấp các dịch
vụ chất lượng để thu hút tối đa khách du lịch đến và qua Tiểu vùng.
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đã xây dựng được “Hệ thống thông


14
tin và quán lý môi trường Tiểu vùng” (SEMIS). Trong lĩnh vực hợp tác
phát triển nguồn nhân lực, đã xác định được 10 dự án trong lĩnh vực
phát triển nguồn nhân lực. Trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, mới chỉ
xây dựng được các chương trình, dự án để kêu gọi đầu tư qua hoạt động
của Nhóm cơng tác đầu tư và việc tổ chức một số Diễn đàn Doanh
nghiệp, thu hút được lượng vốn khá khiêm tốn, với gần 3,4 tỷ USD.
Nông nghiệp là lĩnh vực cuối cùng trong giai đoạn này được bổ sung vào
hợp tác GMS. Năm 2001, nông nghiệp trở thành lĩnh vực ưu tiên thứ 9
trong hợp tác GMS.
Trong giai đoạn này, những kết quả đạt được trong hợp tác dù
mới chỉ là bước đầu nhưng rất quan trọng. Ngoài việc xây dựng mục tiêu
trước mắt, các bên đã cố gắng xây dựng các mục tiêu lâu dài và thông
qua những nguyên tắc hoạt động của hợp tác GMS.
3.2. Sự phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
giai đoạn 2002 – 2012
3.2.1. Những thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực những

năm đầu thế kỷ XXI tác động đến cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong
mở rộng
Đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những biến đổi to lớn và sâu
sắc trên mọi lĩnh vực: đó là sự hình thành của cục diện mới trong quan
hệ quốc tế; sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ và những
tác động đến các lĩnh vực của đời sống nhân loại; q trình tồn cầu hóa,
khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ và những vấn đề mang tính tồn
cầu trở thành thách thức cho mọi quốc gia.Những biến đổi to lớn đó đã
tác động đa chiều và đưa đến thời cơ cũng như thách thức cho mọi quốc
gia trên thế giới. Khu vực ĐNA nói chung và các nước ở tiểu vùng
Mekong nói riêng cũng đã bị tác động, chi phối bởi bối cảnh chung này.
3.2.2. Sự phát triển về cấp độ hợp tác
Khác với quá trình xây dựng và triển khai các thỏa thuận hợp tác ở
giai đoạn 10 năm đầu, đó là chủ yếu được tiến hành qua các hội nghị cấp


15
Bộ trưởng, ở giai đoạn này, quá trình xây dựng các thỏa thuận, triển khai
các chương trình, dự án hợp tác được tiến hành thông qua các Hội nghị
cấp cao GMS, Hội nghị Bộ trưởng GMS, hoạt động của các Nhóm cơng
tác và các Diễn đàn Ngành. Điều đó cho thấy đã có sự chuyển biến về
chiều rộng và chiều sâu trong hợp tác GMS. Việc hợp tác đã diễn ra ở
nhiều cấp độ, nhiều tầng nấc khác nhau: Hợp tác ở cấp liên quốc gia,
quốc gia; hợp tác giữa các địa phương, nhất là các địa phương vùng biên
giới; hợp tác giữa các bộ, ngành của các quốc gia thành viên. Có thể nói,
ở thập niên thứ hai kể từ khi thành lập, các hoạt động hợp tác của GMS
đã diễn sôi động hơn rất nhiều so với thập niên thứ nhất.
3.2.3. Sự phát triển về quy mô hợp tác và những kết quả đạt
được
Sự phát triển về quy mô hợp tác trong giai đoạn này của cơ chế

hợp tác GMS thể hiện qua việc triển khai các chương trình, dự án hợp
tác trên tất cả 9 lĩnh vực hợp tác cụ thể, đó là: Giao thơng vận tải, Năng
lượng, Viễn thông, Thương mại, Đầu tư, Nông nghiệp, Phát triển nguồn
nhân lực, Du lịch và Bảo vệ môi trường và Tài nguyên thiên nhiên. Các
lĩnh vực hợp tác này đã thu hút được nguồn vốn đầu tư và vốn hỗ trợ kỹ
thuật lớn. Đồng thời, đều đã xây dựng được các chiến lược hợp tác mang
tính trung và dài hạn, như: “Chiến lược giao thông tiểu vùng Mekong
giai đoạn 2006 – 2015” trong lĩnh vực giao thông; Chiến lược“Năng
lượng tái tạo và Phát triển hiệu quả năng lượng GMS” trong lĩnh vực
năng lượng; Chiến lược xây dựng “mạng lưới siêu xa lộ thông tin GMS”
trong lĩnh vực viễn thông; “Khung chiến lược hành động và xúc tiến
thương mại và đầu tư (SFA –TFI)” trong lĩnh vực thương mại và đầu tư;
“Chiến lược hợp tác nơng nghiệp và Chương trình hỗ trợ nông nghiệp
giai đoạn 2006 – 2010” trong lĩnh vực nông nghiệp, …Các lĩnh vực hợp
tác này đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là trong các lĩnh vực
như giao thông, năng lượng, thương mại và đầu tư.


16

Chương 4
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CƠ CHẾ HỢP TÁC TIỂU VÙNG MEKONG MỞ RỘNG TỪ NĂM
1992 ĐẾN NĂM 2012 VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM
4.1. Nhận xét về quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp
tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
4.1.1. Về sự tiến triển của cơ chế hợp tác GMS qua hai giai đoạn
(1992 – 2002) và (2002 – 2012)
Trong giai đoạn 10 năm đầu (1992 – 2002), về cơ bản, cơ chế hợp
tác GMS mới chỉ tập trung vào việc xác định các nội dung, lĩnh vực hợp

tác và xây dựng các thỏa thuận hợp tác, chưa đạt được những thành tựu
cụ thể ở các lĩnh vực hợp tác. Ở giai đoạn 10 năm tiếp theo (2002 –
2012), cơ chế hợp tác này đã diễn ra sôi động ở nhiều quy mô, cấp độ
khác nhau ở 9 lĩnh vực hợp tác đã được triển khai và thu được nhiều kết
quả quan trọng.
4.1.2 Về sự tham gia của các nước thành viên trong hợp tác
GMS
Một là, về mức độ ủng hộ và cam kết cấp độ tham gia: Ngay từ khi
ADB khởi xướng sáng kiến hợp tác GMS, tất cả các nước thành viên
GMS đã đều ủng hộ mạnh mẽ và cam kết tích cực tham gia thực hiện
sáng kiến hợp tác này khi nó được hình thành.
Hai là, về tính sẵn sàng và sự chủ động tham gia: các nước thành
viên GMS ln tỏ ra tích cực sẵn sàng và chủ động tham gia tất cả các
hoạt động hợp tác GMS, từ khâu xác định ý tưởng hợp tác, đến khâu
chuẩn bị và triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác. Các nước thành
viên GMS tham gia sáng kiến hợp tác này khơng vì một sức ép nào mà
hồn tồn tự nguyện vì lợi ích của từng quốc gia thành viên và vì lợi ích
của cả GMS.


17
Ba là, về quy mô tham gia: Các nước thành viên đã chuẩn bị được
một chương trình hợp tác đồ sộ gồm hàng trăm dự án, chương trình hợp
tác ưu tiên trên 9 lĩnh vực hợp tác kinh tế tiểu vùng là giao thơng, năng
lượng, bưu chính viễn thơng, thương mại, đầu tư, du lịch, môi trường,
phát triển nguồn nhân lực và nông nghiệp.
4.1.3 Về sự phân bổ nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn hỗ trợ
kỹ thuật
Sự phân bổ nguồn vốn đầu tư của hợp tác GMS có một điểm đáng
lưu ý là chủ yếu tập trung cho lĩnh vực xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng

trong lĩnh vực giao thông (tỷ lệ vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông
chiếm tới 78,4%). Do vậy, hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải là
thành tựu nổi bật nhất của hợp tác GMS kể từ khi thành lập năm 1992
đến năm 2012.Một điểm đáng lưu ý nữa đó là, trong số 57 dự án đầu tư
của GMS từ năm 1994 đến năm 2011, thì các dự án này chỉ tập trung
triển khai ở một số nước trong GMS, mà chủ yếu là ở Trung Quốc, Việt
Nam, Lào và Campuchia, với tỷ lệ vốn đầu tư được tập trung khá nhiều
cho Trung Quốc, trong khi đó Myanmar và Thái Lan ít được đầu tư từ
những dự án này.
4.1.4 Về thành tựu đạt được của cơ chế hợp tác GMS và những tác
động đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trong Tiểu vùng
Qua 20 năm hình thành và phát triển, với những kết quả đã đạt
được, nhất là những kết quả trong hợp tác ở thập niên thứ hai sau khi
thành lập, hợp tác GMS đạt được những thành tựu hết sức to lớn. Với
việc xác định nội dung và các lĩnh vực hợp tác, xây dựng và triển khai
hàng trăm dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác GSM đã thu hút được
nguồn lực đầu tư cho chương trình từ nhiều nguồn khác nhau với số vốn
rất lớn. Những thành quả mà cơ chế hợp tác này mang lại đã có những
tác động quan trọng và tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các
quốc gia trong Tiểu vùng. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:


18
Thứ nhất, tác động đến sự phát triển kinh tế: Những kết quả đạt
được trong hợp tác GMS đã góp phần giúp các nước trong tiểu vùng duy
trì được đà tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định trong suốt hai thập
niên hợp tác. Tốc độ tăng trưởng GDP của hầu hết các nước trong tiểu
vùng được duy trì ở mức cao, nhất là những quốc gia trước đó còn rất
nghèo và lạc hậu, tốc độ phát triển kinh tế chậm như Lào, Campuchia,
Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia vào hợp tác GMS, tốc độ tăng

trưởng GDP đã ln duy trì ở mức từ trên 7% đến dưới 10%/năm.
Thứ hai, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông,
năng lượng: Một trong những thành tựu quan trọng của cơ chế hợp tác
GMS là đã thu hút được nguồn vốn khá lớn đầu tư cho sơ sở hạ tầng
(chủ yếu là giao thông và năng lượng). Nhờ nguồn tài chính quan trọng
này mà hệ thống giao thông trong GMS đã được cải thiện đáng kể.
Thứ ba, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân: Cơ chế hợp tác GMS đã góp phần quan
trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, thúc
đẩy sự phát triển của y tế, văn hóa, giáo dục, khai thác các tiềm năng về du
lịch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Thứ tư, góp phần thúc đẩy liên kết khu vực và sự ra đời của một số
cơ chế hợp tác khác: Cơ chế hợp tác GMS đã trở thành chiếc cầu nối các
quốc gia trong tiểu vùng lại với nhau, tạo ra một xung lực mới để các
nước này phát huy các tiềm năng thế mạnh của mình cho việc hợp tác
kinh tế, xã hội, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo giữa các
nước Đông Nam Á lục địa là thành viên của GMS với các nước còn lại
trong khối ASEAN. Ngoài ra, cơ chế hợp tác này cũng góp phần quan
trọng trong việc thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực giữa các nước ở khu
vực Đông Nam Á với các nước ở khu vực Đông Bắc Á.
4.1.5 Về một số tồn tại, hạn chế của cơ chế hợp tác GMS
Những tồn tại, hạn chế của cơ chế hợp tác GMS là: sự phân bổ
nguồn vốn đầu tư chưa thực sự hợp lý, cơ cấu tổ chức còn đơn giản, cơ


19
chế quản lý và điều hành còn khá lỏng lẻo, thiếu ràng buộc về mặt pháp
lý, các chương trình và dự án ưu tiên còn quá dàn trải và thiếu vai trị của
“người dẫn đường” trong q trình hợp tác…
4.1.6 Những khó khăn, thách thức đặt ra cho cơ chế hợp tác

Tiểu vùng Mekong mở rộng
Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được sau hai thập
niên hợp tác, cơ chế hợp tác GMS cũng gặp phải những khó khăn, thách
thức không nhỏ trong việc thúc đẩy cơ chế hợp tác này tiếp tục tiến về
phía trước để có thể hiện thực hóa được tầm nhìn về một Tiểu vùng thịnh
vượng, hài hòa và thống nhất, tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ xã hội
và phát triển môi trường bền vững. Những khó khăn, thách thức mà cơ
chế hợp tác GMS cần phải giải quyết đó là:
Thứ nhất, đó là sự chênh lệch phát triển (gồm 4 yếu tố: chênh
lệch về cơ sở hạ tầng, chênh lệch về thu nhập, chênh lệch về liên kết và
chênh lệch về thể chế) giữa các nước thành viên trong GMS.
Thứ hai là, những bất đồng trong quản lý, khai thác bền vững
nguồn tài nguyên nước sông Mekong của các nước trong Tiểu vùng
Mekong mở rộng;
Thứ ba là, sự can dự và cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn
ở Tiểu vùng Mekong tác động đến tính thống nhất của các quốc gia trong
GMS trong quá trình hợp tác.
Thứ tư là, sự chồng chéo của nhiều khuôn khổ hợp tác ở Tiểu
vùng Mekong chi phối đến việc huy động nguồn lực của các nước thành
viên trong quá trình tham gia vào cơ chế hợp tác GMS.
4.2. Sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế hợp tác Tiểu vùng
Mekong mở rộng
4.2.1. Vị trí, vai trò và sự tham gia của Việt Nam trong cơ chế
hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
Với vị trí địa lý mang tính chiến lược ở khu vực Đơng Nam Á nói
chung, Tiểu vùng Mekong nói riêng, lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc


20
xuống Nam, với đường bờ biển dài và hệ thống cảng biển quan trọng,

Việt Nam như một “gạch nối” giữa khu vực Đông Bắc Á với khu vực
Đông Nam Á, Vì vậy Việt Nam có một vai trị hết sức quan trọng trong
sự phát triển của cơ chế hợp tác GMS. Việt Nam đã tham gia tích cực
hợp tác tiểu vùng Mekong (GMS) kể từ ngày đầu sáng kiến này được
đưa ra và cũng là nước được thụ hưởng nhiều từ sáng kiến hợp tác này.
Việt Nam đã tham gia hầu hết các sáng kiến ưu tiên của Tiểu vùng trong
tất cả các lĩnh vực hợp tác như giao thông vận tải, năng lượng, viễn
thông, thương mại, du lịch, nông nghiệp, môi trường và phát triển nguồn
nhân lực (bao gồm: y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề và di cư trong
khu vực GMS).
4.2.2. Cơ hội và những khó khăn, thách thức của Việt Nam
trong quá trình tham gia vào cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở
rộng

- Cơ hội: tham gia cơ chế hợp tác GMS, thứ nhất, giúp Việt Nam có cơ
hội rất lớn để cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là
giao thơng khi tham tích cực vào các chương trình, dự án hợp tác của
GMS; thứ hai, góp phần quan trọng trong việc giúp Việt Nam hội nhập
sâu hơn, rộng hơn với khu vực và quốc tế, vì cơ chế hợp tác này khơng
chỉ có sự hợp tác của các nước thành viên trong Tiểu vùng mà còn thu
hút sự quan tâm đầu tư của nhiều nước lớn và các tổ chức quốc tế; thứ
ba, là cơ hội để Việt Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ tích cực cả về tài
chính, kỹ thuật và kỹ năng quản lý tiên tiến từ các nhà tài trợ trong quá
trình Việt Nam tham gia vào các lĩnh vực, dự án hợp tác của GMS; thứ
tư, giúp Việt Nam có thêm cơ hội để huy động nguồn vốn đầu tư cho
phát triển; cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia đầu tư
và hưởng lợi từ khu vực GMS ngày càng tăng lên, nhất là khi môi trường
đầu tư của khu vực này đang được cải thiện và ngày càng trở lên hấp dẫn
hơn.



21
- Khó khăn, thách thức: Thứ nhất, sau khi vươn lên trở thành nước có thu
nhập trung bình, Việt Nam hiện đã khơng cịn tiếp tục được nhận sự hỗ
trợ tài chính như nhóm các nước nghèo, trong đó có nguồn hỗ trợ tài
chính từ cơ chế hợp tác GMS. Thứ hai, sự chênh lệch về trình độ phát
triển kinh tế, tính đa dạng về chế độ chính trị, hệ thống luật pháp cũng
như những bất đồng về lịch sử, văn hóa và sự phức tạp của tình hình
chính trị ở mỗi nước như xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc, …
cũng là những thách thức cho Việt Nam trong quá trình hợp tác với các
nước trong GMS. Thứ ba, những tồn tại, mâu thuẫn trong việc quản lý,
khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong giữa các nước
trong GMS vẫn là một vấn đề rất khó giải quyết, trong khi đó nằm ở phía
cuối nguồn của sông Mekong nên Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ
vấn đề này.
4.2.3. Những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong quá trình tham
gia vào cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
Thứ nhất, Việt Nam cần xác định rõ vấn đề ưu tiên của mình
trong tổng thể cơ chế hợp tác GMS nói chung và ở từng lĩnh vực, dự án
hợp tác cụ thể.
Thứ hai, Việt Nam cần xác định thứ tự các lĩnh vực, dự án ưu
tiên để tham gia nhằm tăng tính hiệu quả, hạn chế việc phải dàn trải
nguồn lực để tham gia các hoạt động hợp tác.
Thứ ba, Việt Nam cần tham gia tích cực vào q trình xây dựng
tầm nhìn, chương trình, kế hoạch hợp tác chung của hợp tác GMS; đưa
ra các ý tưởng, sáng kiến của Việt Nam vào cơ chế hợp tác GMS.
Thứ tư, Việt Nam cần chủ động phát huy vai trò dẫn dắt trong
một số lĩnh vực hợp tác chun ngành mà mình có thế mạnh; thúc đẩy
các dự án phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam;
tham gia các dự án hợp tác của các nước khác trên cơ sở đánh giá toàn

diện các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng.


22
Thứ năm, Việt Nam cần tận dụng thời cơ để khai thác những
thuận lợi, xem xét để có những bước đi phù hợp nhằm giải quyết những
thách thức, nhất là cần tránh để bị rơi vào “thế kẹt” giữa các nước lớn
trong quá trình tham gia hợp tác.

KẾT LUẬN
1. Cơ chế hợp tác GMS ra đời vào tháng 10 năm 1992 trong bối
cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động to lớn. Q trình tồn cầu
hóa đã thúc đẩy sự hình thành của “chủ nghĩa khu vực” và các cơ chế
hợp tác đa phương. Đây cũng chính là tiền đề về cơ sở lý luận cho sự
hình thành của cơ chế hợp tác GMS – một cơ chế hợp tác đa phương ở
cấp Tiểu vùng/Tiểu khu vực được dẫn dắt và điều phối bởi ADB. Trong
khi đó, các yếu tố như: Nhu cầu bức thiết về sự phát triển hợp tác khu
vực và quốc tế trong quá trình tồn cầu hóa; ý thức về việc liên kết khu
vực của các quốc gia trong Tiểu vùng dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa
khu vực trong GMS; sự tương đồng về vị trí địa lý và các điều kiện kinh
tế - xã hội; sự đa dạng về bản sắc văn hóa, dân tộc, tơn giáo và thể chế
chính trị; tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trẻ
và dồi dào,… đã trở thành cơ sở thực tiễn cho sự hợp tác để phát triển
của các quốc gia trong khu vực GMS. Vì vậy, khi ADB đưa ra sáng kiến
về cơ chế hợp tác GMS, các nước thành viên trong Tiểu vùng đã ủng hộ
và tích cực tham gia vào sáng kiến hợp tác này. Trong sự ra đời và phát
triển của cơ chế hợp tác GMS có vai trị rất quan trọng của ADB và Nhật
Bản.
2. Thập kỷ đầu sau khi thành lập (1992 – 2002), sự phát triển của
cơ chế hợp tác GMS diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị của khu

vực khá thuận lợi. Sự phát triển của GMS trong việc xây dựng chương
trình, kế hoạch hợp tác, lựa chọn các lĩnh vực hợp tác và các dự án ưu
tiên, …hầu hết đều được tiến hành thông qua các hội nghị cấp Bộ
trưởng. Với việc các nước GMS thông qua “Chiến lược Hợp tác 10 năm


23
1992 – 2002” và việc xây dựng, triển khai các dự án hợp tác trong một
số lĩnh vực cụ thể, nhất là việc phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực
giao thông, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định, tạo tiền đề
quan trọng cho sự phát triển của hợp tác GMS trong giai đoạn tiếp theo.
Hợp tác GMS ở giai đoạn 10 năm tiếp theo (2002 – 2012) mặc dù diễn ra
trong một bối cảnh quốc tế và khu vực có những diễn biến mới rất phức
tạp nhưng so với giai đoạn 10 năm đầu, hợp tác GMS đã có sự phát triển
cả về chiều rộng và chiều sâu, diễn ra sôi động ở nhiều quy mơ và cấp độ
khác nhau: Cấp liên Chính phủ, cấp Bộ, ngành và hợp tác giữa một số
địa phương. So với thập niên đầu sau khi thành lập, hợp tác GMS đã đạt
được kết quả đạt lớn hơn rất nhiều trong quá trình hợp tác ở thập niên
thứ hai (2002 – 2012).
3. Sau hai thập niên ra đời và phát triển (1992 – 2012), có thể
nói, hợp tác GMS đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Với 57 dự án
đầu tư có số vốn 15 tỷ USD, chủ yếu cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ
tầng trong lĩnh vực giao thông cùng với 289 triệu USD cho 179 dự án hỗ
trợ kỹ thuật, được phân bổ ở một số lĩnh vực hợp tác trọng tâm như môi
trường, năng lượng, giao thông và phát triển nguồn nhân lực, …Những
kết quả đạt được trong các lĩnh vực hợp tác của GMS đã có những tác
động khơng nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước thành viên
trong GMS.
Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, cơ chế hợp
tác GMS còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để có thể phát triển

tốt hơn trong tương lai như: cơ cấu tổ chức còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng
buộc về pháp lý, sự dàn trải của các chương trình và dự án ưu tiên của
hợp tác GMS, sự bất cập của cách thức/cơ chế huy động vốn/nguồn lực
đầu tư, đề xuất các dự án phát triển, …
4.Từ thực tiễn của quá trình triển khai hợp tác sau hai thập
niên, có thể thấy, cơ chế hợp tác GMS cịn nhiều khó khăn, thách thức
cần phải giải quyết. Đó là sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các


×