Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

giao duc tieu hoc cd dh nghien cuu khoa hoc tre KTHT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.26 KB, 5 trang )

GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC TẬP
KHỐI LỚP 1 TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP TÂY HÀ
NỘI (CẤP TIỂU HỌC)
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, học hành là ngoan”
Tất cả chúng ta đều biết rằng trẻ em chính là niềm vui, là tương lai của cả thế giới.
Các em cần được vui chơi, học hành, được người lớn dành cho những gì tốt đẹp
nhất. Tuy nhiên, bên cạnh trẻ em bình thường ln tồn tại một bộ phận trẻ
em khiếm khuyết về thể chất hoặc rối loạn những chức năng nhất định. Đó là trẻ
em khuyết tật. Trong thực tế, có nhiều dạng khuyết tật mà ngày nay xuất hiện với
cường độ ngày càng tăng mà điển hình là khuyết tật học tập.
Ở Việt Nam hiện nay, trong một khảo sát gần nhất của Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam thì có từ 5 đến 8% học sinh được xác định có khó khăn học tập ở một
hoặc nhiều hơn một trong số các kĩ năng học tập cốt lõi gồm đọc, viết và tốn. Số
liệu này tương thích với nghiên cứu quốc tế của Snowling (2002) cho thấy khoảng
4 - 7% trẻ em có tuổi học chậm từ 18 đến 24 tháng so với mong đợi.
Hiện nay ở Việt Nam cịn thiếu vắng các cơng cụ để xác định học sinh khuyết tật
học tập. Để xác định chỉ số thông minh (IQ) của trẻ, các trắc nghiệm viên thường
sử dụng bộ trắc nghiệm Raven hoặc WISC-IV phiên bản tiếng Việt chuẩn hóa.
Hầu hết các học sinh khuyết tật học tập có biểu hiện hồn tồn bình thường về mặt
trí tuệ (chỉ số thơng minh - IQ), khơng có vấn đề với năng lực nhận thức, nhưng
các em gặp những khó khăn đặc thù trong việc vận dụng các kĩ năng học đường để
lĩnh hội kiến thức.
Có thể nói trẻ khuyết tật học tập tuy không bị những khiếm khuyết trên cơ thể,
nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập, lĩnh hội kiến thức và sự
kì thị, thờ ơ, chán nản của những người xung quanh đối với trẻ khuyết tật học tập
không phải là khơng tồn tại. Chính vì thế, bản thân trẻ dễ mệt mỏi, hoang mang và
đối với trẻ học tập như một hình phạt, mang lại cho trẻ cảm giác hết sức nặng nề
mỗi khi tới trường.
Điều này tôi đã được thực nghiệm khi đi thực tập tại trường phổ thông liên cấp Tây


Hà Nội. Tôi đã được quan sát các em học sinh khuyết tật học tập trải qua một giờ


học khó khăn như thế nào, các em ln chậm hơn các bạn nên khó có thể hiểu hết
được những kiến thức mà giáo viên truyền tải, dễ bị mất gốc. Thậm chí mặc dù
giáo viên đã nhiều lần giảng bài riêng cho các em học sinh đó nhưng hiệu quả rất
thấp hoặc rất mất thời gian, điều đó khiến giáo viên không thể bao quát được tất cả
các bạn trong lớp.
Vì thế, tơi cho rằng trẻ khuyết tật học tập phải được quan tâm như những trẻ
khuyết tật khác. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là quản lý, giáo dục trẻ khuyết tật học
tập như thế nào cho có hiệu quả vẫn là mối quan tâm trăn trở của các nhà giáo, các
nhà quản lý giáo dục. Cho nên việc nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật học tập là vấn đề đáng được quan tâm của các ngành các cấp. Giải quyết
tốt vấn đề này là giảm được gánh nặng cho gia đình, nhà trường và cho toàn xã
hội. Xuất phát từ lý do trên ln thơi thúc tơi tìm hiểu nghiên cứu thực hiện đề
tài “Giáo dục cho trẻ khuyết tật học tập tại trường phổ thông liên cấp Tây Hà Nội
(cấp Tiểu học)”
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích chung
Tìm hiểu thực trạng về cơng tác giáo dục hịa nhập cho học sinh khuyết tật học tập
tại trường phổ thông liên cấp Tây Hà Nội (cấp tiểu học), từ đó đề xuất một số biệp
pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại
trường.
2.2. Mục đích cụ thể
- Nghiên cứu thực trạng về học sinh khuyết tật tại trường phổ thông liên cấp Tây
Hà Nội (cấp tiểu học).
- Đánh giá việc thực hiện những chương trình giáo dục hịa nhập cho học sinh
khuyết tật học tập đã thực hiện tại trường trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn cũng như đưa ra các chương
trình mới, cách làm mới nhằm thực hiện có hiệu quả cơng tác giáo dục hòa nhập

cho học sinh khuyết tật học tập tại trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giáo dục hịa nhập nói chung.
- Điều tra, khảo sát thực trạng vấn đề giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật
học tập tại trường phổ thông liên cấp Tây Hà Nội (cấp tiểu học).


- Xác định các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho học
sinh khuyết tật học tập tại trường.
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơng tác giáo dục hồ nhập cho học sinh khuyết tật học tập tại trường phổ thông
liên cấp Tây Hà Nội (cấp tiểu học)
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh khuyết tật học tập tại lớp 1S1 (2 học sinh) trường phổ thông liên cấp
Tây Hà Nội (cấp tiểu học)
- 2 gia đình có học sinh khuyết tật lớp 1S1 trường phổ thông liên cấp Tây Hà Nội
(cấp tiểu học)
- 7 giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật học tập và cán bộ quản lý tại
trường phổ thông liên cấp Tây Hà Nội (cấp tiểu học)
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại trường phổ thông liên cấp Tây Hà Nội (cấp tiểu học)
5.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ ngày15/8/2018 đến ngày 15/11/2018
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu này vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng
cho tồn bộ q trình nghiên cứu vấn đề.
Là thế giới quan của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng giải

thích các hiện tượng và quá trình xã hội trong mối quan hệ qua lại, trong sự vận
động và biến đổi không ngừng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu
cuộc sống xã hội cũng như nghiên cứu các hình thức sinh hoạt xã hội. Các lý
thuyết hành vi của xã hội học giúp chúng ta phát hiện giải thích những tương tác
hành vi của con người trong cuộc sống. Do vậy, khi tìm hiểu nghiên cứu về giáo
dục hồ nhập cho trẻ khuyết tật học tập chúng ta cần phải xem xét trong mối quan
hệ xã hội với các quá trình xã hội khác để tìm ra nguyên nhân cũng như những giải


pháp tác động đến đối tượng này, những cản trở giáo dục hoà nhập cho người
khuyết tật học tập.
6.2. Phương pháp thu thập thơng tin
Để thu được kết quả chính xác, khách quan trong quá trình điều tra, khảo sát, tôi đã
sử dụng các phương pháp sau
6.2.1. Phương pháp quan sát
Tại trường phổ thông liên cấp Tây Hà Nội (cấp tiểu học), tôi đã xin phép được
tham gia vào một số tiết dạy, một số buổi sinh hoạt lớp và các buổi hoạt động tập
thể của trường để tiến hành quan sát quá trình học tập, vui chơi của các em tại
trường học. Bên cạnh đó tơi cũng quan sát sự tương tác của các em đối với gia đình
và cộng đồng. Từ đó giúp tơi biết được thể chất, tâm lý, tình cảm, trí tuệ của các
em. Thơng qua quan sát tôi biết được sự quan tâm của thầy cơ, gia đình, cộng đồng
đối với trẻ khuyết tật học tập tạo thuận lợi cho việc hoàn thành đề tài của mình.
6.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tơi đã trực tiếp gặp mặt giáo viên chủ nhiệm của các em học sinh khuyết tật học
tập, phỏng vấn tìm hiểu sâu hơn về tâm sinh lý của trẻ khuyết tật học tập qua biểu
hiện của các em khi sinh hoạt và học tập tại trường lớp. Đồng thời, lắng nghe ý
kiến và quan điểm của cô giáo về các phương pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ
khuyết tật học tập tại trường phở thông liên cấp Tây Hà Nội (cấp tiểu học)
Thêm vào đó, tơi đã gặp và phỏng vấn cha mẹ của học sinh khuyết tật học tập để
tìm hiểu thêm về sinh hoạt ở nhà của các em và lắng nghe ý kiến về việc vai trò

của cha mẹ phụ huynh học sinh trong giáo dục trẻ khuyết tật học tập cấp tiểu học.
6.2.2. Phương pháp vấn đàm
Là cuộc trò chuyện, mặt đối mặt trực tiếp giữa bản thân tôi với học sinh khuyết tật
học tập để biết được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của trẻ. Thơng qua trị chuyện
với thầy cô đang dạy các trẻ khuyết tật để biết được những thuận lợi, khó khăn
cũng như những định hướng trong tương lai đối với việc giáo dục hoà nhập cho trẻ
khuyết tật học tập. Vấn đàm với bố mẹ các em để tìm hiểu những thuận lợi, khó
khăn cũng như sự hỗ trợ từ phía gia đình đối với các em.
6.2.3. Điều tra bằng bảng hỏi
Nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhận thức, kiến thức, kỹ năng của Cán bộ quản lý, giáo
viên cũng như đánh giá được những yếu tố khác một cách khách quan tôi đã sử


dụng phương pháp điều tra bảng bảng hỏi. Đồng thời sử dụng các bài kiểm tra để
khảo sát thực trạng, chất lượng hòa nhập của học sinh khuyết tật học tập tại lớp
1S1.
6.3. Phương pháp tổng hợp , phân tích tài liệu
Trên cơ sở thông tin tài liệu thu thập được tiến hành lựa chọn và phân loại các
thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các báo cáo của trường phổ
thông liên cấp Tây Hà Nội (cấp tiểu học) từ đó tổng hợp và hệ thống hóa các số
liệu đã thu thập và điều tra, tiến hành phân tích để tìm ra mối tương quan giữa
chúng.



×