Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu sự phát triển thể lực chuyên môn của vận động viên Quần vợt nam lứa tuổi 17 – 18 quận 5 thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.66 KB, 4 trang )

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN
CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN QUẦN VỢT NAM LỨA TUỔI
17 – 18 QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ThS. Trần Hồng Phước1, ThS. Nguyển Thị Minh Cầm2,
TS. Phạm Thái Vinh2
1
Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Đại Nghĩa TP HCM
2
Trường Đại học Sư Phạm Thể dục Thể thao TP HCM

TÓM TẮT
Bằng những test thường được sử dụng trong công tác kiểm tra đánh giá thể lực cho vận
động viên quần vợt nam, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra thực trạng về trình độ thể lực và
sự thay đổi đó thơng qua q trình tập luyện của các VĐV quần vợt nam Quận 5, TP. HCM
qua đó cung cấp cho các nhà chuyên môn những số liệu khoa học đáng tin cậy phục vụ cho
cơng tác đào tạo và huấn luyện.
Từ khóa: Thể lực; quần vợt; VĐV nam, lứa tuổi 17 – 18

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Quần vợt là môn thể thao hiện được nhiều người yêu thích, tham gia tập luyện
với nhu cầu vận động để thư giản, giải trí, phát triển thể chất, nâng cao thành tích thi
đấu thể thao. Tập luyện quần vợt để phát triển nhanh ở các vùng đông dân cư, thị trấn,
tỉnh và các thành phố lớn.
Tuy vậy tập luyện quần vợt chỉ phát triển trong đối tượng người lớn, có điều
kiện kinh tế phát triển, quần vợt chưa được phát triển trong giới trẻ, nhất là trong lực
lượng thanh - thiếu niên. Do vậy, lực lượng vận động viên trẻ, chưa trở thành lực
lượng vượt trội cho sự phát triển môn quần vợt, tạo nguồn cho sự phát triển nâng cao
thành tích mơn thể thao này ở nước ta.


Để có vận động viên quần vợt đạt thành tích cao, ngang tầm các nước trong khu
vực, việc phát triển rộng rãi tập luyện quần vợt trong lực lượng than- thiếu niên, tạo
cơ sở vững chắc cho việc phát triển nâng cao môn thể thao này một cách ổn định, lâu
dài với điều kiện lực lượng vận động viên trẻ phát triển với số lượng đông đảo, chất
lượng tập luyện, hệ thống đều chặt chẽ, hiện đại khoa học.
Những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của
Liên đoàn quần vợt Việt Nam đã tạo một đội ngũ vận động viên quần vợt trẻ Quốc
Gia thi đấu ở các giải quần vợt khu vực, châu lục và thế giới. Đặc biệt ở Seagmes 22,
23, 29, 30 quần vợt Việt Nam đã đạt được một số thành tích đáng khen.
Trong mơn quần vợt, vận động viên trẻ muốn đạt được thành tích cao trong thi
đấu cần phải hoàn thiện tất cả các yếu tố thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền
khả năng phối hợp vận động, sự mềm dẻo và khéo léo.... Kỹ thuật, chiến thuật phải điêu
luyện, có tâm lý, ý chí tốt trong thi đấu, để vững vàng vượt qua những trận đấu lớn đòi
hỏi sự cố gắng cao độ. Muốn thực hiện tốt các yếu tố về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật,
tâm lý- ý chí trong thi đấu yêu cầu vận động viên trẻ phải có một hệ thống huấn luyện
phù hợp, khoa học, nhằm đạt thành tích cao trong các giải đấu cấp quốc gia và quốc tế.
169


PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
Q trình nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu: Phương pháp đọc và phân tích tài liệu; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương
pháp toán học thống kê để tiến hành kiểm tra trình độ thể lực của các VĐV quần vợt
nam lứa tuổi 17 – 18 quận 5 TP HCM.
Đối tượng nghiên cứu:
Trình độ thể lực VĐV quần vợt nam lứa tuổi 17 – 18 quận 5 trước vào sau quá
trình tập luyện.
Khách thể nghiên cứu: 10 VĐV nam tham gia đội tuyển trẻ quần vợt quận 5,
TP HCM
2.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1

Thực trang về trình độ thể lực của các VĐV quần vợt nam quận 5, TP HCM.

Bằng những test thường quy được dùng trong công tác kiểm tra đánh giá trình
độ thể lực mơn quần vợt như:
- Test chạy 20m xuất phát cao (giây)
- Test 8.23m x 5 (giây)
- Test chạy 3000 (giây)
- Test lăn tạ 1.5kg trong 1 phút (lần)
- Test ném bóng (m)
- Test nhảy 5 bước đổi chân (m)
Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra thực trạng thể lực của các VĐV quần vợt
nam lứa tuổi 17 – 18 TP HCM kết quả thu được thể hiện ở bảng 1 như sau:
Bảng 1: Thực trạng về thể lực của vận động viên quần vợt nam lứa tuổi 17 -18 quận 5 TPHCM
Kết quả

Nội dung

Tên test

1
2
3
4
5
6


X
3.44
11.85
14.21
109.50
38.53
11.66

𝛅
0.23
0.93
0.78
9.00
2.73
0.85

Cv
8.09
7.81
5.49
8.22
7.09
7.29

𝛆
0.04
0.05
0.03
0.05

0.04
0.03

Ghi chú: (1) Chạy 20m xuất phát cao (s), (2) Chạy 8.23m x 5 (s), (3) Chạy 3000m (s), (4) Lăn tạ 1.5kg
trong 1 phút (lần), (5) Ném bóng xa (m), (6) Nhảy 5 bước đổi chân (m)

Qua bảng số liệu trên cho thấy trình độ thể lực của vận động viên quần vợt nam
17-18 tuổi quận 5, TPHCM ở hầu hết các test đều có V%< 10% cho thấy mẫu có độ
đồng nhất cao và tất cả 𝛆 <0.05 nên kết luận các chỉ số thu được đều mang tính đại
diện cho tập hợp mẫu.

170


2.2

Trình độ thể lực của vận động viên quần vợt nam 17 -18 tuổi quận 5,
TPHCM sau một năm tập luyện

Bằng phương pháp so sánh trình tự: Sau 6 tháng tập luyện theo kế hoạch, nhóm
nghiên cứu tiến hành kiểm tra trình độ thể lực của vận động viên quần vợt nam 17 18 tuổi, quận 5, TPHCM kết quả được thể hiện ở bảng 2:
Bảng 2: Kết quả kiểm tra trình độ thể lực của VĐV quần vợt nam lứa tuổi 17 - 18 quận 5 TP
HCM sau 6 tháng
Test
1
2
3
4
5
6


X±δ
3.44 ± 0.23
11.85 ± 0.93
14.21 ± 0.73
109.50 ± 9.00
38.53 ± 2.73
11.66 ± 0.85

X±δ
3.30 ± 0.24
11.49 ± 0.88
13.69 ± 0.83
115.83 ± 9.03
39.98 ± 2.34
12.03 ± 0.88

t
3.82
4.13
4.72
4.49
4.95
3.34

W%
4.12
3.05
3.74
5.64

3.76
4.64

Ghi chú: (1) Chạy 20m xuất phát cao (s), (2) Chạy 8.23m x 5 (s), (3) Chạy 3000m (s), (4) Lăn tạ 1.5kg
trong 1 phút (lần), (5) Ném bóng xa (m), (6) Nhảy 5 bước đổi chân (m)

Nhận xét: Sau 6 tháng tập luyện cho thấy hầu hết các chỉ số về trình độ thể lực
của các vận động viên quần vợt nam 17-18 tuổi quận 5, TPHCM đều có sự tăng trưởng
tăng cao nhất là test nhảy 5 bước đổi chân trong môn quần vợt với W% = 4.64 và test
có sự tăng trưởng thấp nhất là test chạy 8.23 x 5l với W% = 3.05 và sự tăng trưởng có ý
nghĩa thống kê do có ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Nhịp tăng trưởng giá trị trung
bình ở các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực sau 6 tháng được thể hiện qua biểu đồ 1:

Biểu đồ 1: Nhịp tăng trưởng các nội dung thể lực sau 6 tháng tập luyện

3.

KẾT LUẬN

Qua cơng tác kiểm tra đánh giá trình độ thể lực cho các VĐV quần vợt nam lứa
tuổi 17 – 18 quận 5 TP HCM trước và sau quá trình tập luyện, kết quả thu được cho
thấy sau 6 tháng tập luyện các chỉ số thể lực của các VĐV đều có sự tăng trưởng trong
đó ở nội dung: lăn tạ tay 1.5 kg tay thuận trong 1 phút có nhịp tăng trưởng cao nhất là
5.64% nội dung chạy 5.23m x 5 lần có nhịp tăng trưởng thấp nhất là 3.05% và sự tăng

171


trưởng của hầu hết các nội dung kiểm tra đều mang ý nghĩa thống kê, điều này cho
thấy quá trình huấn luyện thể lực cho các VĐV trẻ có được hiệu quả nhất định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trần Hồng Phước (2011), “Nghiên cứu trình độ thể lực của VĐV Quần vợt nam lứa tuổi
17 – 18 Quận 5 – TP HCM”, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP TDTT TP HCM.

2.

Lâm Quang Thành - Trần Trọng Anh Tú (2002), “Test tennis”, Tài liệu hướng dẫn huấn
luyện viên quần vợt TPHCM.

3.

Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền, “Lý luận và phương pháp thể thao trẻ”, Sở TDTT TPHCM

4.

Nguyễn Thế Truyền - Nguyễn Kim Minh - Trần Quốc Tuấn (2000), “Tiêu chuẩn đánh
giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”, NXB TDTT, Hà Nội.

5.

Ngô Hải Hưng (2011), “Quần vợt kỹ thuật và phương pháp tập luyện”, NXB TDTT Hà Nội.

6.

Nguyễn Văn Sơn- Đặng Viết Giỏi (2018), “Giáo trình quần vợt”, NXB ĐHQG HN.

7.


Trần Quốc Đan (2006), Luật quần vợt, NXB TDTT.

8.

Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sĩ Hà (1994), “Huấn luyện thể thao”, NXB TDTT HN.

172



×