Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG NEAK TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.26 KB, 24 trang )

ĐỀ TÀI: TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG NEAK TA

1


MỤC LỤC

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.Các khái niệm cơ bản và định vị tín ngưỡng
1.1Các khái niệm cơ bản: tín ngưỡng, Neak Ta
1.2 Neak Ta theo khơng gian, thời gian và nghi thức văn hố
Chương 2 Chức năng và ý nghĩa của tín ngưỡng Neak Ta
2. Chức năng của Neak Ta
2.1 Ban phúc lành, phò trợ cư dân của vùng
2.2 Cai quản thời tiết
2.3 Đảm bảo thực thi cơng lý
3. Ý nghĩa của tín ngưỡng Neak Ta
Chương 3 Xu hướng biến đổi của tín ngưỡng thờ Neak Ta
3.1 Những biến đổi hiện nay
3.2 Nguyên nhân và biện pháp
3.3 Kết luận

2


THAM KHẢO
Võ Thành Hùng, 2011. Nghi lễ vòng đời người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Nhà xuất
bản văn hóa dân tộc.
Nguyễn Khắc Cảnh, 1998. Phum sóc Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long. Nhà
xuất bản giáo dục.
Mạc Đường, 1991. Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhà xuất bản văn


hóa dân tộc.
Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Dân tộc học, 2014. Các dân tộc ít
người ở Việt Nam ( Các tỉnh phía Nam). Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
Nguyễn Anh Động ( sưu tầm và biên soạn),2014. Vài nét về văn hóa dân gian của
người Khmer. Nhà xuất bản văn hóa thơng tin
Lâm Quang Vinh, Tín ngưỡng thờ Neak Tà trong cộng đồng người Khmer tỉnh Trà
Vinh.
/>option=com_content&view=article&id=1729:tin-ngng-th-neak-ta-trong-cng-ng-ngi-khmer-tnh-travinh&catid=97:vn-hoa-dan-gian&Itemid=155

3


1/ Lý do chọn đề tài:
Đối với người Khmer thuộc vùng Tây Nam ,trong đời sống tinh thần, người
Khmer tin vào các vị thần bảo hộ gia đình, dịng họ, phum sóc, cuộc sống và sức
khỏe như Arăk, Neak Ta,… và chính vì vậy thì việc thờ cúng Neak Ta có vai trị
quan trọng trong đời sống tâm linh của người Khmer là lễ hội, tín ngưỡng và đó
cũng là nét đặc trưng mang đậm dấu ấn tộc người. Vậy thì sau khi thống nhất đất
nước và tiến hành cơng cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, những phát triển về kinh
tế- xã hội của nước nhà đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống văn hóa của các dân
tộc, trong đó dân tộc Khmer cũng khơng thể tránh khỏi các tác động khách quan
này.
Ngồi ra trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa chúng ta cịn tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại thì như vậy có ảnh hưởng gì và tác động như thế nào
đến vai trị, chức năng, bản chất hay là trình tự nghi thức thờ cúng có phải từ 2
phần mà biến đổi thành 3,4 phần hay khơng ? Đó chính là lí do thu hút việc người
viết thực hiện đề tài này.
2/ Mục đích nghiên cứu đề tài:
Góp phần xây dựng hệ thống dữ liệu giúp ích cho việc giáo dục các thế hệ mai sau
về tín ngưỡng truyền thống.Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Neak Ta dưới góc nhìn văn


4


hố học chứ khơng chỉ đơn thuần là khảo tả lại hiện tượng, từ đó phát hiện ra chức
năng cũng như những giá trị nhân văn và xã hội của hình thức tín ngưỡng này.
Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy mặt tích cực cũng như hạn chế của tín
ngưỡng truyền thống thờ Neak Ta ở hiện tại và tương lai.
3/Đối tượng nghiên cứu: tín ngưỡng thờ Neak Ta
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp với phương pháp so sánh đối
chiếu để tìm hiểu sự chuyển đổi của tín ngưỡng thờ Neak Ta trong đời sống của
người Khmer xưa và nay. Nguồn tư liệu là các cơng trình nghiên cứu có liên quan
bao gồm sách, tạp chí, các cơng trình khảo cứu, các bài viết từ Internet.
5/ Dự kiến kết quả sau khi nghiên cứu:
Nếu thành công đề tài sẽ góp phần bổ sung tư liệu vào cơng trình nghiên cứu,dễ
dàng cho việc giảng dạy, giúp hiểu rõ hơn về sự phong phú đa dạng về các hình
thức tín ngưỡng dân gian của cộng đồng người Khmer vùng Tây Nam bộ. Từ đó
giúp chúng ta làm rõ những xu hướng biến đổi của hình thức tín ngưỡng Neak Ta,
để có đánh giá khách quan hơn trong việc bảo tồn cũng như phát triển văn hố tín
ngưỡng của người Khmer.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN

I.Các khái niệm cơ bản và lý thuyết tiếp cận
1.1 Khái niệm tín ngưỡng, Neak Ta
a) Tín ngưỡng là gì ?

Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống mà con người tin vào để giải thích thế
giới và để mang lại sự bình n cho bản thân và mọi người. Tín ngưỡng còn là thể
hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững.
b) Neak Ta là gì ?
“Neak” có nghĩa là người nói chung, cịn “Ta” là đàn ông đứng tuổi, Neak Ta:”
Trong tiếng Khmer neak là tiếng dùng chỉ người ( neak srei: người con gái, neak
pros: người con trai, neak mday: người mẹ, neak ni: người này, neak na: người
nào đó), cịn ta là tiếng dùng để chỉ người đàn ông lớn tuổi, ta đối lập với dây và
don( lễ Dolta là lễ bà,ông). Người Kinh thường gọi nơm na là ơng Tà.”( Võ Thành
Hùng,2011:64)
Ngồi ra theo tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng :” Neak Ta có nghĩa là tín
ngưỡng của cơng xã láng giềng, khi các thành viên trong công xã đã không cịn
quan niệm về tổ tiên chung nên đã tơn người đúng đầu cơng xã hay người có cơng
làm thần bảo hộ công xã ( neak ta mechas srok, neak ta Bassac). Khi Bà La Môn
giáo rồi Phật giáo du nhập, tín ngưỡng neak ta lại đồng hóa và dân gian hóa một số

6


thần của tôn giáo này làm thần bảo hộ công xã ( như neak ta Day khmau, neak ta
Bn muk...).

Hình 1. Neak Ta nổi tiếng - Lok Ta Dambong Daek. Nguồn: Andy Brouwer
( )
Tùy theo phạm vi ảnh hưởng, mà người Khmer phân thành Neak Ta của phum,
sóc, xóm, rạch,… mỗi Neak Ta thường có miếu thờ. Miếu thờ Neak Ta có nhiều
loại: loại đơn giản thường làm bằng tre, lá, nhà sàn hoặc nhà đất, làm dưới gốc cây,
nơi ngã ba đường; Loại miếu to nhỏ ở trong khn viên chùa thường được xây ở
một góc nhỏ hướng Đông Bắc,...Loại miếu này dành cho Neak Ta wat ( ông Tà
Chùa) và Neak Ta Srok( ông Tà chủ Xóm). Bên trong miếu, thờ hình tượng Neak

Ta. Hình tượng Neak Ta là những hịn đá to, nhỏ, hình bầu dục, mặt nhẵn bóng.
Cũng có một số Neak Ta khơng có miếu thờ như Neak Ta ngã ba, ngã tư sông.
7


1.2 Neak Ta theo không gian, thời gian và nghi thức
1.2.1 Neak Ta theo khơng gian
Vì người dân tộc Khmer chủ yếu sinh sống ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long,
Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang. Chính vì sống ở những nơi khác nhau
nên việc thờ cúng Neak Ta ở mỗi vùng sẽ ít nhiều cũng khác nhau. Trong đó ta sẽ
lấy ví dụ điển hình về tín ngưỡng thờ Neak Ta ở Trà Vinh ( vì phần lớn người
Khmer cư trú nơi đây nhiều nhất khoảng 323.800 người).
Đối với người Khmer Trà Vinh thì Neak Ta là một vị thần có vị trí quan trọng
trong tín ngưỡng văn hóa dân gian của người Khmer, do yếu tố địa lí nên Neak Ta
sẽ được gọi bằng những phương ngữ khác nhau riêng ở Trà Vinh sẽ được gọi là
Nak Ta, còn người Việt và người Hoa cùng cộng cư sẽ gọi là Ông Tà.
Trên đường vào các phum sóc chúng ta sẽ nhìn thấy sala ( là ngơi nhà sàn hay
nhà đất để nghỉ ngơi lúc lao động) và miếu thờ Neak Ta. Trong miếu thờ Neak Ta
có thể nhận thấy rằng có vài hịn đá to nhỏ hình bầu dục nhẵn bóng tự nhiên hoặc
là một bức tượng ơng lão râu tóc bạc trắng.
Và dựa vào phạm vi ảnh hưởng, vị trí Neak Ta trong tâm thức của người Khmer
mà chia Neak Ta thành 3 loại:
1.
2.
3.
a)

Neak Ta của cá nhân,gia đình
Neak Ta phum, soc
Neak Ta huyện tỉnh

Neak Ta của cá nhân, gia đình

8


Trong tâm thức của mỗi người đều có một vị thần bảo hộ cho gia đình, dịng họ mà
họ gọi là Arak tuy nhiên trong một số gia đình họ thờ tích hợp Arak và Neak Ta.
Đó là cái miếu nhỏ để trong khn viên nhà bên trong có những hịn đá trịn nhẵn
bóng.

Hình 2. Neak Ta gia đình, dịng họ ở 138 Ấp Giồng Có, Xã Tham Đơn,Huyện Mỹ
b)

Xun, Tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Tác Giả
Neak Ta của phum, sóc
Vì hấu hết người Khmer sống trong những phum,sóc .Ở đây khơng phải một
đơn vị hành chính mà chỉ là một bộ phận tích hợp trong tổ chức hành chính của
chính quyền. Trong phum, sóc họ thường thờ ngay ngã ba, ngồi ruộng, trong
chùa, giữa hoặc cuối phum, vì vốn là cả làng đều làm nông nên việc thờ cúng Neak
Ta cầu cho mưa thuận gió hịa, trúng mùa bội thu, khơng dịch bệnh,… Có nhiều
loại Neak Ta gắn với đời sống sản xuất như Neak Ta Srê ( Ông tà ruộng), Neak Ta
Xam rông ( cây Trôm), Neak Ta Dom Chay ( Cây đa)….
Trong đời sống thực tế, nhiều phum hợp lại thành sóc thì trong lĩnh vực tâm
linh Neak Ta cũng có phạm vi ảnh hưởng như vậy. Người đứng đầu mỗi sóc gọi là
Neak Ta Mechas Srok( ơng Tà chủ xóm) là Neak Tà có quyền cao nhất trong phum
9


sóc có chức năng và ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của người
Khmer. Hàng năm người ta thường tổ chức các lễ rất lớn ở miếu này quy tụ nhiều

người trong phum sóc đến dự.

Hình 3. Neak Ta Phum, Sóc ở Ấp Giồng Có, Xã Tham Đơn, Huyện Mỹ Xun,
Tỉnh Sóc Trăng.
Nguồn: Tác giả

c)

Neak Ta chủ huyện, tỉnh
Trong ngơn ngữ khmer thì sóc là một khoảng khơng gian cư trú có thể là xã,
huyện cũng có thể là tỉnh ứng với mỗi đơn vị sẽ có một Neak Ta cai quản. Nhưng
không giống với Neak Ta cá nhân, gia đình hay phum sóc vì với hai loại Neak Ta
này có miếu thờ rõ ràng cịn Neak Ta huyện, tỉnh thì khơng nhưng vẫn tồn tại trong
tâm thức của người Khmer.
10


1.2.2 Thời gian và nghi thức

Hình 4.Lễ cúng Neak Ta tại Qui Nơng A, Hịa Lợi, Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà
Vinh.
Nguồn: Minh Tú ( />
Ở Nam Bộ dân tộc Khmer là những dân tộc định cư lâu đời, có nét văn hóa đặc
sắc, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chẳng ai xác định được Neak
Ta có từ khi nào chỉ biết rằng đã có từ rất lâu và được người Khmer lưu giữ và phát
huy từ khi người Khmer xuất hiện đến ngày nay. Thời gian tổ chức thường là sau lễ
Tết Dân Tộc ( Chol Chnam Thmay), trước mùa mưa khoảng tháng 4 âm lịch, mùng

11



năm, mười lăm, hai mươi ba, ba mươi hàng tháng, tháng tư – năm âm lịch, tổ chức
từ hai đến ba ngày.
Đối với nghi thức cúng bái thì chưa có một quy ước cụ thể rõ ràng giữa các địa
phương ở Nam Bộ, tất nhiên là khơng có cả bài khấn và quy trình hành lễ cụ thể.
Điều này thể hiện tính dân gian của tín ngưỡng này, nhưng nhìn chung phần nghi
thức thì gồm có phần lễ vật và phần khấn. Phần lễ vật bao gồm một “xôm” bằng
thân chuối khấc thành ba tầng tháp nhọn, trên cắm một lá dừa non quấn 1 sợi chỉ,
khay thì làm bằng bẹ chuối, trong khay có chỗ cắm đèn cầy và nhang, 5 miếng cau
tươi, 5 lá trầu cuốn lại. Ngoài ra cịn có một đầu heo luộc, một con gà, một chai
rượu, một nải chuối xiêm, một trái dừa, cơm, muối, dầu dừa, chỉ đỏ, hoa quả, bánh
trái, có nơi có cả heo quay.

12


Hình 5. Chuẩn bị vật lễ cúng. Nguồn: Út Tẻo ( />
)

Hình 6.Lễ vật cúng trong ngày
lễ cúng Neak Ta. Tác Giả: Caroline Bennett
( />
Đa số người Khmer ở Nam Bộ thường cúng các Neak Ta xóm, rạch, hoặc gia
đình với lễ vật đơn giản, như: gà, vịt, bánh trái,… với ý nghĩa cầu an, cầu mưa
thuận gió hịa, thời tiết thuận lợi. Phần khấn do Achar người đàn ông lớn tuổi nhất
phum sóc đứng ra tổ chức chọn ngày tốt, giờ thiêng, các vị sư chỉ có vai trị cầu an
chứ không tham gia trực tiếp. Thầy cúng sẽ thắp nhang , khấn vái, đọc tụng, các cụ
già trong làng khi thầy đọc một câu đố họ sẽ đối một câu đáp. Mỗi lần dứt câu thầy
sẽ rót rượu gắp thức ăn chút ít bỏ vào mâm cúng rồi thầy ho to Soochom! ( mạnh
giỏi) lúc đó mọi người sẽ hô theo.


13


Sau đó cùng nhau thắp nhang. Khi hành lễ xong nhạc sẽ nổi lên mọi người vui đùa
nhảy múa theo điệu nhạc truyền thống. Có rất đơng người dân trong địa phương
đến dự. Ngồi ra họ cịn tổ chức một số trò chơi dân gian như chọi trâu, bơi thuyền
trên cạn gọi là um tưk lơ kôk, vừa hát vừa múa rất vui…

CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NEAK TA
2.1 Chức năng của Neak Ta
2.1.1 Ban phúc lành, phò trợ dân vùng
Đối với dân tộc Khmer trong tâm thức của họ Neak ta có vị trí rất quan trọng.
Mỗi khi họ mong muốn một điều gì đó họ sẽ mang vật lễ ra miếu để cầu mong thần
che chở phù hộ, mong mùa màng bội thu, mọi người trong phum soc điều khỏe
mạnh , chẳng hạn như mùa màng thất bát, bệnh tật đau ốm hay thiên tai lũ lụt, hạn
hán người dân cho rằng đó là sự trừng phạt của thần và người dân trong sóc phải
đến miếu cúng Neak, có người lên đồng ( rub neak ta) để hỏi lí do của những thiên
tai, bệnh dịch và phải làm gì để khắc phục. Mỗi khi những điều họ cầu mong thành
hiện thật họ lại vái lạy cho rằng thần hiển linh và phò trợ họ.

14


Hình 7. Ban phước vào ngày lễ cúng Neak Ta. Nguồn: Caroline Bennett
( />2.1.2 Cai quản thời tiết
Và họ cho rằng Neak Ta là người cai quản hiện tượng mưa nắng của tự nhiên,
nên mỗi khi trời nắng đến nỗi hạn hán kéo dài họ lại kéo nhau ra miếu nhưng
không quên mang vật lễ cầu cho thần ban một ít mưa vì chủ yếu là họ làm ruộng
rẫy nếu tình trạng hạn hán này kéo dài thì khơng khéo cây trồng đều chết hết. Còn

nếu ngược lại khi trời mưa quá to họ cũng vẫn mang lễ vật ra miếu xin thần đừng
cho mưa to kéo dài quá vì mưa to kéo dài gây ngập lụt cây chết vì úng. Vì thế mỗi
năm lễ cúng Neak Ta họ lại cầu mưa thuận gió hịa. Ở một vài địa phương cịn có
tục ném tượng thần Bà la mơn được đồng hóa với Neak Ta xuống nước đề cầu
mưa.

15


2.1.3 Đảm bảo thực thi cơng lý
Trước đây thay vì mỗi khi có những xích mích, tranh cãi cần người phân giải
cơng bằng thì họ lại khơng lên cơng đường cho quan trên xét xử mà họ lại ra miếu
Neak Ta để ngài chứng giám nếu một trong hai bên có điều dối trá sẽ bị trừng
phạt. Bằng cách mang con gà sống cắt cổ cho chảy máu rồi thả ra, nếu gà sống hay
chết là thể hiện đúng hay sai. Khi ấy thần rất linh thiêng nên không ai dám nói dối
nửa lời vì nếu người đó thề rằng mình khơng lỗi, khơng sai và thề độc để chứng
minh mình trong sạch trong khi sự thật thì họ nối dối vậy thành ra thần sẽ làm theo
những gì họ thề trước đó.
Ngồi những chức năng mang tính tâm linh như trên thì Neak Ta cịn có chức
năng tổ chức xã hội giúp làm tăng mức độ ổn định trật tự của làng xã, chức năng
giao tiếp kết nối mọi người lại với nhau chia sẻ kinh nghiệm lao động sản xuất,
kinh nghiệm sống,chức năng giáo dục hướng con người đến điều thiện, tốt đẹp,
trao truyền những giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.2 Ý nghĩa của tín ngưỡng Neak Ta
Với tín ngưỡng thờ Neak Ta rất có rất nhiều ý nghĩa đối với người dân tộc
Khmer. Thứ nhất là ý nghĩa xã hội giúp họ gắn kết lại với nhau qua các ngày lễ
cúng, cùng nhau hành lễ, cùng nhau cúng kiến, họ lại được dịp vây quần bên nhau,
trò chuyện hỏi thăm sức khỏe nhau, ổn định xã hội hơn.Điều chỉnh hành vi của các
thành viên trong xã hội phù hợp với chuẩn mực quy tắc xã hội. Ngồi ra cịn có ý
nghĩa tâm linh, người Khmer rất sùng bái khơng dám nói một lời khinh bạc vì có

16


thể bị thần quở phạt tức thì vì đó nơi giúp người dân thực hiện ý nguyện của mình,
thực hiện những hoạt động tâm linh mà họ mong muốn sau này, mang đến cho họ
cảm giác an tâm vì có người ở phía sau ln sẵn sàng giúp đỡ họ khi họ cần, bỏ đi
tất cả khổ đau, để giúp họ có thể tìm được cuộc sống an lành, hạnh phúc và nhân ái
hơn.

CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ NEAK TA

3.1

Những biến đổi hiện nay
So với trước đây miếu thờ NeaK Ta đã thay đổi rất nhiều, nếu trước đây miếu
thờ được xây dựng dạng miếu nhỏ, nhà sàn nhỏ chỉ chứa được ít người bằng tre,
nứa tạm bợ thì ngày nay miếu được xây dựng bằng các vật liệu kiên cố hơn bằng
bê tông cốt thép, rộng rãi thoáng mát đủ sức chứa nhiều người.

17


.
Hình 7 . Miếu được xây dựng bằng bê tơng. Nguồn: Hoàng Tuấn
Trước đây trong phạm vi nhà chùa và phum sóc đều được thể hiện bằng những hịn
đá, ngày nay người Khmer làm tượng một cụ già tay chống gậy, tay cầm bình trà.
Ở các sóc người Khmer chưa có điều kiện dựng tượng thì họ vẽ hình ơng Tà ngồi
thiền trên vách tường.

18



Hình 8. Miếu thờ Neak
Ta trước đây. Nguồn: Út Tẻo( />
)

Các nghi thức và thời gian tổ chức cũng thay đổi nhiều so với trước đây, hàng
năm nếu đến lễ các miếu sẽ mời các đội văn nghệ, có múa chằn và các trò chơi dân
gian, sự hiện diện của các vị sư cịn rất ít, cịn hiện tại sự hiện diện của các vị sư rất
phổ biến cho thấy tín ngưỡng Neak Ta đã tích hợp mạnh mẽ vào tôn giáo và việc tổ
chức văn nghệ hầu như chỉ còn ở những vùng sâu vùng xa, những trò chơi khơng
cịn hoặc giản lược rất nhiều khơng cịn đa dạng như trước kia.
Trước kia Ông Archa hoặc người già nhất phum, sóc là chủ tế, việc có các nhà
sư cầu an rất ít nhưng ngày này các vị sư thường bắt đầu bằng lễ cầu an sau đó mới
đến phần của Archa.
Do quá trình chung sống cộng cư cùng người Kinh và người Hoa nên tín
ngưỡng thờ Neak Ta cũng có pha một ít tín ngưỡng thờ thần, thờ Quan Công của
người Hoa, hay Phật Bà Quan Âm, thờ Mẫu của người Việt. Ngược lại người Việt
và người Hoa cũng tiếp nhận tín ngưỡng thờ Neak Ta của người Khmer.
Có lẽ trong tương lai sắp tới thì về nghi thức cúng tế sẽ được giữ lại mãi đến
sau này vì xu hướng bây giờ các dân tộc luôn muốn quay về quá khứ để tìm kiếm
19


những thứ đã qua vì trước kia khơng có cơ hội để ghi chép lại, họ muốn để con
cháu mình sau này có thể biết được và giữ gìn những truyền thống của dân tộc. Và
có lẽ miếu thờ tiếp tục xu hướng biến đổi trong tương lai do sự phát triển của kinh
tế.
Cuộc sống thực tại của người Khmer đã làm cho họ ln nhận thấy phải có
trách nhiệm đóng góp tịnh tài để duy trình các hoạt động văn hóa tâm linh. Ngồi

những chi phí trang trải cho gia đình, người Khmer ln dành những khoản chi phí
lớn để xây dựng các cơ sở tín ngưỡng trong cộng đồng và gia đình như xây tháp
cốt cho ơng bà, xây chùa, cúng dường cho chư tăng. Trong phạm vi của một sóc,
người Khmer thường xây miếu thờ Neak Ta khang trang với mái tơn, nền lát gạch
bơng. Khi có ngôi miếu rồi, hàng năm vào dịp cúng người Khmer lại tiếp tục đóng
góp. Kinh phí sẽ được sử dụng để vẽ hình hoặc đắp tượng Neak Ta trong miếu. Do
kinh tế phát triển, người Khmer cúng tiền cho ông trong các đám lễ hàng năm
nhưng Luk Ta làm sao xài tiền được nên quy tập tiền đóng góp của bà con lại, xây
cho Luk Ta một ngôi nhà.
Ngày xưa phần nhiều các sóc khơng có miếu thờ Luk Ta và chưa có tượng nào
do người Khmer cịn nghèo. Họ chỉ thờ bằng những hòn đá lộ thiên tại đầu sóc,
cuối sóc hoặc ở ngã ba đường. Ngày nay kinh tế phát triển nên người dân có tiền
đóng góp theo chu kỳ hàng năm. Tín ngưỡng Neak Ta vì vậy cũng thay đổi theo sự
đóng góp này; đầu tiên là đóng góp để làm đám, kế tiếp dựng miếu thờ ơng Tà,
đóng góp vẽ hình trên vách miếu và cuối cùng là giai đoạn biểu sự thịnh vượng
kinh tế của một sóc bằng việc dựng tượng Luk Ta thật hồnh tráng.
3.2 Nguyên nhân và biện pháp
20


3.2.1 Nguyên nhân của sự biến đổi:
a) Nguyên nhân khách quan
Qúa trình sống cộng cư cùng với các dân tộ anh em thông qua các hoạt động
giao lưu kinh tế và quan hệ hôn nhân ngoại tộc đã làm cho truyền thống văn hóa
giữa các dân tộc này biến đổi và tích hợp vào nhau, diễn ra trên mọi lĩnh vực cả về
vật chất lẫn tinh thần và đương nhiên tín ngưỡng thờ Neak Ta cũng khơng nằm
ngồi quy luật này. Các dân tộc Kinh, Hoa tham gia các lễ cúng của người Khmer
đã trở nên rất bình thường vì vậy việc trong miếu thờ có thêm chữ Thần hay để ảnh
Quan Công, Phật Bà thần tài thổ địa là điều tất nhiên.
Do q trình đơ thị hóa diễn ra khá nhanh đã dẫn đến sự tách nhập các đơn vị

hành chính điều này dẫn đến phá vỡ cơ chế cư trú truyền thống của người Khmer
là phum, sóc. Các phum sóc nay đã bị chia nhỏ thành nhiều đơn vị hành chính và
chịu quyền quản lí hành chính của các phường, điều này gây khó khăn trong việc
xin phép chính quyền tổ chức lễ. Phần đơng các dân tộc Khmer không theo kịp sự
phát triển của kinh tế xã hội đã bán đất và di cư lui ra những vùng ven. Và cũng
chính sự di cư này ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến Neak Ta ở nơi cư trú cũ. Cũng
có người Việt, Người Hoa sau này đến vẫn giữ các miếu ấy nhưng bỏ hoang cũng
khơng ít.
Sự phát triển của kinh tế - văn hóa – xã hội cũng là nguyên nhân quan trọng làm
biến đổi tín ngưỡng này. Sự phát triển của giáo dục đã nâng cao trình độ dân trí , sự
phát triển của mạng lưới y tế, công tác tuyên truyền khám chữa bệnh ngày càng
phổ biến nên khi bệnh họ có thể đến trạm xá khám bệnh mà không cần phải ra
miếu cầu xin thần linh như trước kia.
21


Sự phát triển của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, một số thanh niên người
Khmer đã lên đô thị để lập nghiệp, có các ngày lễ vẫn phải làm việc nên không thể
về quê dự lễ.
b) Nguyên nhân chủ quan:
Do các nghi thức chỉ được ghi nhớ và truyền sang thế hệ mai này chứ khơng
được ghi chép nên có thể bị mai một nếu các cụ lão trong làng khơng may qua đời.
Tín ngưỡng thờ Neak Ta ngày càng bị yếu thế, giản lược ở nhiều nơi và đang có
xu hướng tích hợp vào Phật Giáo.
3.2.2 Các biện pháp
Các cấp chính quyền đặc biệt là ngành văn hóa thơng tin cần có kế hoạch bảo
tồn loại tín ngưỡng này, vận động mọi người nhằm giữ gìn và phát huy, lập hồ sơ
di tích, tổ chức theo đúng nghi lễ của tín ngưỡng. Tổ chức phục dựng và truyền
thơng rộng rãi trên các trang thông tin, truyền thông đại chúng.
Cần mạnh tay xóa bỏ và bài trừ nạn mê tín dị đoan như xin xăm, bói tốn cầu cơ

lên đồng còn tồn tại rải rác ở miếu Neak Ta ở một số nơi. Vì ngày lễ cúng Neak Ta
thu hút đơng đảo người dân đến dự nên các cấp chính quyền cần phát huy vai trị
của tín ngưỡng này kết hợp với việc tuyên truyền các chính sách và chủ trương của
Đảng đến cộng đồng này.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền, nhận thức khoa học về bản sắc độc đáo của nghi
thức tín ngưỡng, những thực hành trong lễ cũng Neak Ta cần thực hiện đúng với
sắc thái nhân gian như đã có trước đây, khơng để bị tích hợp vào tơn giáo.
Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất để hỗ trợ
nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, am hiểu sâu rộng phục
22


vục cho các cơ quan làm công tác dân tộc , tôn giáo ở địa bàn tập trung nhiều dân
tộc Khmer như Tây Nam Bộ vốn yếu về chất lượng lẫn số lượng.
3.2

Kết luận
Tín ngưỡng thờ cúng Neak Ta là tín ngưỡng dân gian quan trọng trong đời sống
tâm linh của họ, tín ngưỡng này đang và sẽ chi phối mạnh mẽ mọi mặt đời sống
của họ. Mỗi năm người Khmer tổ chức lễ cúng Neak Ta một lần bao gồm đầu heo,
thịt gà, bánh trái và sản vật của địa phương đó, ở địa phương cúng sau hoặc trước
lễ tết Chol Chnam Thmay, ngày hay ngắn tùy từng địa phương nhưng dao đọng từ
1-3 ngày. Do Achar trụ trì buổi lễ hoặc người lớn tuổi nhất trong phum sóc. Sự
hiện diện của các sư thầy cho thấy tín ngưỡng này ngày càng bị tích hợp mạnh mẽ
vào tơn giáo.
Qúa trình cộng cư cùng người Việt và người Hoa nên trong miếu thờ Neak Ta
hay có Phật Bà Quan âm, thần tài thổ địa, Quan công cũng là điều hiển nhiên, một
số miếu cịn có xin xăm, bói tốn vốn khơng có trong truyền thống văn hóa này.
Trong ba loại Neak Ta ta thấy được rằng Neak Ta phum sóc có vai trị quan trọng
nhất tuy thời gian cũng do các yếu tố khách quan tác động nhưng chung quy thì lễ

cúng này diễn ra cũng chỉ mong bình an cho phum soc, mùa màng bội thu, mưa
thuận gió hịa, thắt chặt tình đồn kết của các dân tộc.
Tóm lại tín ngưỡng thờ Neak Ta giữ vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần
của người Khmer, các miếu hay sala là nơi để mọi người có thể gắn kết lại với
nhau, thắt chặt tình đồn kết hữu nghị giữa các dân tộc cộng cư. Tín ngưỡng này
23


còn được lưu giữ nhiều yếu tố độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc chẳng hạn như ở
Trà Vinh và mang nhiều sắc thái độc đáo, đa dạng hơn tín ngưỡng cùng loại ở
Campuchia.

24



×