Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tuan 21Tiet 39LS8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.46 KB, 3 trang )

Tuần 21
Tiết 39

Ngày soạn: 07/01/2019
Ngày dạy:11/01/2019

Bài 25 : KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC
(1873 - 1884) (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:.
1. Kiến thức
- Biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn cơng đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Trình bày được sự chống trả quyết liệt của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc kì
trước cuộc tấn cơng của thực dân Pháp lần thứ hai.
- Biết được nội dung chính của Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nôt.
2. Thái độ
- Có thái độ đúng khi xem xét sự kiện lịch sử.
- Củng cố lòng tự hào dân tộc trước những chiến công hiển hách của cha ông.
- Trân trọng lịch sử, tơn kính các vị anh hùng dân tộc.
3. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tường thuật, sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bản đồ kháng chiến chống Pháp, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài soạn, vở bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp học
a

Lớp 8 6…………………


1. Kiểm tra bài cũ
- Diễn biến trận Cầu Giấy 1873 ? Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ?
2. Giới thiệu bài mới: Sau Hiệp ước Giáp Tuất 1874 triều đình Huế đã để mất một phần quan
trọng lãnh thổ nước ta. Thực dân Pháp có điều kiện chuẩn bị để mở rộng xâm lược lãnh thổ
nước ta  Pháp đã tiến hành xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai như thế nào ? Thái độ của nhân dân
Bắc Kỳ với hành động xâm lược này ?
3. Bài mới
II. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KỲ LẦN THỨ HAI. NHÂN DÂN BẮC KÌ
TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình Thực dân
Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai (1882)
? Em có nhận xét gì về tình hình nước ta sau
Hiệp ước 1874 ?
GV: phân tích tình hình thế giới 1870 – 1880.
 Anh, Đức, Tây Ban Nha có ý định thương
thuyết với triều đình Huế  Pháp hành động

Nội dung cần đạt
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần
thứ hai (1882)
a. Tình hình nước ta :
- Kinh tế kiệt quệ, nhân dân đói khổ.
- Giặc cướp nổi lên khắp nơi.
- Các đề nghị cải cách đều bị khước từ
 Tình hình rối loạn


gấp.
? Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ

hai như thế nào ? ( hs yếu)
? Cuộc chiến đấu bảo vệ thành có gì khác năm
1873 ?
HS: dựa vào sgk trả lời
? Thái độ của triều đình Huế sau khi Pháp nổ
súng tấn cơng Hà Nội ?
? Em có nhận xét gì về thái độ của triều đình ?

Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc kháng chiến
của nhân Bắc kì.
? Nhân dân Bắc Kỳ đã phối hợp với triều đình
kháng chiến chống Pháp như thế nào ?

b. Âm mưu của TD Pháp:
- Biến nước ta thành thuộc địa
- lấy cở triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1874,
tiếp tục giao thiệp với nhà ThanhPháp đem
quân xâm lược Bặc Kì lần hai
c. Diễn biến:
- 3/4/1882 Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội.
- 25/4/1882 yêu cầu Hoàng Diệu nộp thành
 Nổ súng tấn công  Quân ta anh dũng
chống trả những không giữ được thành Hà
Nội.
- Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định và các
tỉnh đồng bằng bắc Kì.
+ Quân Thanh kéo vào nước ta.
2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến
+ Ở Hà Nội :
- Nhân dân đốt nhà tạo tường lửa chặn giặc.

- Chủ động chống Pháp.
- 19/5/1883 chiến thắng Cầu Giấy lần thứ
hai, Ri-vi-e bị giết.
+Ở các địa phương :
- Đắp đập, cắm kè, làm hầm chông, cạm bẫy
chống Pháp.
- 7/1883 Pháp tấn công Thuận An.
3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong
kiến Việt Nam sụp đổ (1884)
+ 25/8/1883 triều đình ký Hiệp ước Hác-măng
(Quý Mùi).
Nội dung (SGK)
+ Phong trào chống Pháp ngày càng được đẩy
mạnh.
 Nhiều văn thân , sĩ phu phản đối lệnh bãi
binh.
+ 11/5/1884 Pháp-Thanh ký Hiệp ước Thiên
Tân  Thanh rút quân khỏi Bắc Kỳ.
+ 6/6/1884 ký Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

HS: Thuật lại diễn biến trận Cầu Giấy trên
bản đồ.
? Tại sao Pháp khơng nhượng bộ triều đình
Huế sau khi Ri-vi-e bị giết năm 1883 ?
GV: phân tích
Hoạt động 3: Tìm hiểu Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ
(1884)
? Triều đình Huế ký Hiệp ước Hác-măng
trong điều kiện nào ? ( hs yếu)

? Nội dung cơ bản của Hiệp ước ?
? Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân
dân ta sau Hiệp ước Hác-măng ?
? Thái độ của nhân dân ta khi triều đình ký
các Hiệp ước đầu hàng giặc ?
HS: dựa vào sgk trả lời
GV: phân tích
4. Củng cố:
* Sơ kết : Sau khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, triều đình Huế vẫn khơng có những
chủ trương, đường lối cụ thể để chống Pháp mà vẫn nhu nhược. Đặc biệt sau chiến thắng Cầu
Giấy lần hai triều đình chỉ coi đây là cơ hội để điều đình, thương lượng với Pháp và cuối cùng
đã lần lượt ký Hiệp ước Hác-măng 1883 và Pa-tơ-nốt 1884, chấm dứt sự tồn tại độc lập của
triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
- Chứng minh rằng từ 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến
đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài kết hợp vở ghi và sgk
- Chuẩn bị bài 26 (Tiết 1)


IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
....................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×