Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi một số hồ của thành phố lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------------------

MAI THỊ HỒNG

CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC
VÀ ĐA DẠNG SINH VẬT NỔI MỘT SỐ
HỒ CỦA THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------------------

MAI THỊ HỒNG

CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC
VÀ ĐA DẠNG SINH VẬT NỔI MỘT SỐ
HỒ CỦA THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thu Hà


t


Trong suốt quá trình hoc â
p

LỜI CẢM ƠN
và hoà n thà nh
luân

văn nà y , tôi đã
nhân

đươc
s , giúp
ư đỡ
h quý
ư báu
ơ của
n các
g thầy
d cơ ,
â gia
n đình,
các
anh
chị ,
các
em va
c ́ g
a nv
́ h à
b

c
iế
tt
b rơ
a on
s
̣ nâ
n u
. ts
ắ
h
c
V at
ơ ̀ ô
́ ni
xi
i hn
đ
l tư
ơ
o ơ
c
́
̀
n i
g :
k
i



bà y tỏ
lớ i cảm
ơn chân
B, Phòng đao tạo sau
a đại học , khoa Sinh học
n trường Đại học
g
i
a
m

vat
ăcô
nhi
o
đ

n chị em trong
h
lớ p đã đôn
ư
̃ giúp đỡ tôi
n trong những
g
lúc tôi gặp
đ khó khăn.
o

h
i

ê
u
́

Khoa học Tự
nhiên , Đại
học Quốc gia
Hà Nôi
đỡ tôi
trong
quá
trình
hoc

đã
tạ
o
mo
i

đi
ê
u
ki
ên

n
g

t l gi

h ơ ú
uip
â
n

g
o

Mai
Thị
p
Hồng

t và
văn.
â hoà
p n thà
nh
luân

́

q
u
y
́

PGS. TS Lê Thu Hà,
ngườ i giảng viên kính
mến đã hết lòng giú p

đỡ
, dạy
b

o
,
đ
ô
n

nh luânXin
văn nà
g
y.
gử i lời cảm vi
ơn tới bạn ên
va
be , các anh

g
mđi
viê o ê
n
iu
và
ki
tao ên

b
a

́
u

t l cho tơi trong
h ơ śt q uá
u i trình học tập
â
n

đ
ê
̉
h
o
a
̀

va hoan thanh
luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân
thà nh
cảm ơn
cá c thầy

n


đồ ng
tron

g chấ m
luân
hôi
̉

c
h
i

Ha Nội, tháng 10 năm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 3
1.1 Khái niệm chung về hệ sinh thái hồ................................................................. 3
1.1.1 Phân chia các vùng trong hồ........................................................................... 3
1.1.2 Các quần xã sinh vật trong hồ........................................................................ 4
1.2 Các thông số đánh giá chất lƣợng nƣớc.......................................................... 6
1.2.1 Các thơng số thủy lý hóa................................................................................. 6
1.2.2 Sinh vật chỉ thị................................................................................................. 9
1.3 Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc một số hồ miền Bắc Việt Nam.........12
1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Lạng Sơn...............................16
1.4.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Lạng Sơn...................................................... 16
1.4.2 Tình hình kinh tế - xã hội............................................................................. 17
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................18
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 18
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................ 19
2.2.1 Phương pháp thu mẫu nước......................................................................... 19
2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu......................................................................... 20

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu..................................................................... 20
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................24
3.1 Đặc điểm thủy lý hóa mơi trƣờng các hồ nghiên cứu................................... 24
3.1.1 Hồ Phai Loạn................................................................................................. 24
3.1.2 Hồ Nà Tâm.................................................................................................... 30
3.1.3 Hồ Phai Món................................................................................................. 36
3.2 Đa dạng sinh vật nổi........................................................................................ 43
3.2.1 Đa dạng thực vật nổi..................................................................................... 43
3.2.2 Đa dạng động vật nổi..................................................................................... 52
3.2.3 So sánh đa dạng sinh vật nổi giữa các hồ nghiên cứu................................. 61
3.3 Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc......................................................... 63


3.3.1 Đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua thơng số thủy lý hóa..........63
3.3.2 Đánh giá chất lượng nước theo phương pháp Lee và Wang........................64
3.3.3 Đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua chỉ số đa dạng động vật
nổi.................................................................................................................. 65
3.3.4 Đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua chỉ số đa dạng thực vật
nổi.................................................................................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 71
PHỤ LỤC............................................................................................................... 73


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Hệ thống phân loại của Lee và Wang.........................................................21
Bảng 2: Xếp hạng chất lượng nước theo chỉ số đa dạng (D, H’)..............................21
Bảng 3: Kết quả nghiên cứu thơng số thủy lí hóa tại các điểm nghiên cứu đợt 1
(8/2014)................................................................................................................... 22
Bảng 4. Danh mục thành phần loài thực vật nổi đã gặp tại các điểm nghiên

cứu........................................................................................................................... 43
Bảng 5: Mật độ số lượng thực vật nổi hồ Phai Loạn................................................49
Bảng 6: Mật độ số lượng thực vật nổi hồ Nà Tâm...................................................50
Bảng 7: Mật độ số lượng thực vật nổi hồ Phai Món...............................................51
Bảng 8: Danh sách thành phần lồi động vật nổi (ĐVN) các điểm nghiên cứu...........53
Bảng 9: Thành phần loài động vật nổi hồ Phai Loạn...............................................58
Bảng 10: Mật độ thành phần loài động vật nổi hồ Phai Loạn..................................59
Bảng 11: Mật độ số lượng động vật nổi hồ Nà Tâm................................................60
Bảng 12: Mật độ số lượng động vật nổi hồ Phai Món.............................................61
Bảng 13: Thành phần loài thực vật nổi trong các hồ nghiên cứu.............................62
Bảng 14: Thành phần loài động vật nổi trong các hồ nghiên cứu............................62


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Nhiệt độ ở các điểm nghiên cứu hồ Phai Loạn............................................24
Hình 2. pH ở các điểm nghiên cứu hồ Phai Loạn....................................................25
Hình 3. Độ đục tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Loạn............................................25
Hình 4. Giá trị DO tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Loạn.......................................26
Hình 5. Giá trị BOD5 tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Loạn...................................27
Hình 6. Giá trị COD tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Loạn....................................27
Hình 7. Hàm lượng NH4+ tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Loạn...........................28
Hình 8. Hàm lượng NO3- tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Loạn............................29
Hình 9: Hàm lượng PO43- tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Loạn............................29
Hình 10. Nhiệt độ tại các điểm nghiên cứu hồ Nà Tâm...........................................30
Hình 11. Giá trị pH tại các điểm nghiên cứu hồ Nà Tâm.........................................31
Hình 12. Độ đục tại các điểm nghiên cứu hồ Nà Tâm.............................................31
Hình 13. Hàm lượng DO tại các điểm nghiên cứu hồ Nà Tâm................................32
Hình 14. Hàm lượng BOD5 tại các điểm nghiên cứu hồ Nà Tâm............................33
Hình 15. Hàm lượng COD tại các điểm nghiên cứu hồ Nà Tâm..............................33
Hình 16. Hàm lượng NH4+ tại các điểm nghiên cứu hồ Nà Tâm..............................34

Hình 17. Hàm lượng NO-3 tại các điểm nghiên cứu hồ Nà Tâm..............................35
Hình 18. Hàm lượng PO43- tại các điểm nghiên cứu hồ Nà Tâm..............................36
Hình 19. Nhiệt độ ở các điểm nghiên cứu hồ Phai Món..........................................37
Hình 20. Sự biến động về nồng độ pH ở các điểm nghiên cứu Phai Món................37
Hình 21. Độ đục tại các điểm nghiên cứu của hồ Phai Món....................................38
Hình 22. Giá trị DO tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món.....................................39
Hình 23. Hàm lượng BOD5 tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món........................40
Hình 24. Giá trị COD tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món...................................40
Hình 25. Hàm lượng NH4+ tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món..........................41
Hình 26. Hàm lượng NO3- tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món..........................42
Hình 27. Hàm lượng PO43- tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món..........................42
Hình 28. Tỷ lệ thành phần lồi giữa các nhóm thực vật nổi hồ Phai Loạn...............48


Hình 29. Tỷ lệ thành phần lồi giữa các nhóm thực vật nổi hồ Nà Tâm..................50
Hình 30. Tỷ lệ thành phần lồi giữa các nhóm thực vật nổi hồ Phai Món...............51
Hình 31. Mật độ thực vật nổi trung bình tại các điểm nghiên cứu hồ Phai Món.........52
Hình 32. Tỷ lệ thành phần lồi giữa các nhóm động vật nổi hồ Phai Loạn..............58
Hình 33. Tỷ lệ thành phần lồi giữa các nhóm động vật nổi hồ Nà Tâm.................59
Hình 34. Tỷ lệ thành phần lồi giữa các nhóm động vật nổi hồ Phai Món..............61
Hình 35: Thành phần lồi thực vật nổi tại các hồ nghiên cứu..................................62
Hình 36: Thành phần lồi động vật nổi tại các hồ nghiên cứu.................................63


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Kí hiệu

Diễn giải

1


ĐNC

Điểm nghiên cứu

2

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

3

STT

Số thứ tự

4

PL

Phai Loạn

5

NT

Nà Tâm

6


PM

Phai Món

7

TP

Thành phố

8

KLN

Kim loại nặng

9

ĐVKXS

Động vật không xương sống

10

ĐVN

Động vật nổi

11


TVN

Thực vật nổi


MỞ ĐẦU
Đi cùng với sự phát triển kinh tế đó là các vấn đề về môi trường. Ở các nước
đang phát triển như nước ta thì ơ nhiễm mơi trường ln song hành cùng với phát
triển kinh tế. Trong đó ô nhiễm môi trường nước là vấn đề hàng đầu được quan tâm
đặc biệt là tại các thành phố có nền kinh tế đang phát triển mạnh. Với sự phát triển
kinh tế như hiện nay, đây không phải là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà nó là
vấn đề của tất cả các tập thể cá nhân, mọi vùng mọi khu vực khắp nơi trên trái đất.
Song song với sự phát triển kinh tế thì con người ngày càng thải ra nhiều chất thải
vào môi trường nước làm môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nặng nề. Và có
quản lí tốt được nguồn nước sử dụng đầu vào thì ta mới có thể làm giảm bớt và
khắc phục tình trạng nước bị ơ nhiễm.
Thành phố Lạng Sơn là thuộc tỉnh Lạng Sơn, có diện tích khoảng 79 km².
Thành phố nằm bên quốc lộ 1A, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc 18 km,
cách Hữu Nghị quan 15 km và Đồng Đăng 13 km về phía đơng bắc. Dân số của
thành phố năm 2009 là 187.278 người, với

nhiều dân tộc

khác nhau

như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa và các nhóm người Dao, Mường, Sán Dìu, Sán Chỉ,...
Thành phố nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm
21oC, độ ẩm trung bình 80%, lượng mưa trung bình năm là 1439 mm [28].
Trên khu vực thành phố có rất nhiều hồ tự nhiên cũng như nhân tạo như hồ

Nà Tâm, hồ Thẩm Sỉnh, Bó Diêm, Lẩu Xá, Bá Chủng, Pị Lng. Các hồ này đóng
vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của thành phố [27]. Ngồi vai trị
trong việc phát triển kinh tế thì các hồ ở đây cịn là lá phổi xanh giúp cho mơi
trường khơng khí trong lành hơn. Tuy nhiên những năm gần đây, sự phát triển vĩ mô
của nền kinh tế đã đem lại hậu quả là nguồn nước của các hồ trên địa bàn thành phố
không được mát mẻ trong xanh như trước mà thay vào đó là nước trong một số hồ
bắt đầu bị ơ nhiễm.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì việc bảo vệ nguồn nước tại thành phố
cũng như sự đa dạng sinh học trên khu vực sông hồ tại đây cũng là vấn đề rất cần
được quan tâm. Chính vì thế mà đề tài “ Chất lượng môi trường nước và đa dạng
sinh vật nổi một số hồ của thành phố Lạng Sơn ” là một sự cần thiết cho việc

11


quản lí chất lượng nước của các hồ tại thành phố Lạng Sơn. Mục tiêu của đề tài bao
gồm:
• Sơ bộ điều tra thành phần loài Động vật nổi, thực vật nổi từ đó đánh giá về độ đa
dạng sinh vật nổi tại các điểm nghiên cứu.
• Đánh giá chất lượng nước tại các điểm nghiên cứu bằng các thông số thủy lý hóa và
các chỉ số sinh học.
• Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường nước.


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

Khái niệm chung về hệ sinh thái hồ

1.1.1 Phân chia các vùng trong hồ

Cấu tạo của hồ không đồng nhất về nhiều mặt: giữa phần đáy và khối nước,
giữa nước tầng mặt và vùng nước sâu, giữa nước vùng bờ và vùng khơi…Do sự
khác nhau đó, người ta chia hồ thành các thành phần khác nhau với sự khác nhau về
điều kiện sống, sự phân bố và sự phát triển của quần xã sinh vật.
- Phần đáy hồ: đáy hồ có thể chia thành các phần khác nhau với những đặc
tính riêng, bắt đầu từ mép nước đến độ sâu tối đa.
+ Vùng epilittoral: nằm hồn tồn trên mực nước hồ, khơng chịu ảnh hưởng
của bụi nước, là nơi sinh sống của các loài sinh vật ưa ẩm trung bình.
+ Vùng supralittoral: cũng nằm trên mực nước, nhưng chịu ảnh hưởng của
bụi nước do sóng vỗ, dành cho những loài sinh vật trên cạn ưa ẩm.
+ Vùng eulittoral: nằm quanh hồ, giữa mực nước cao nhất và thấp nhất theo
mùa và chịu ảnh hưởng của sóng tan. Eulittoral và infralittoral cấu trúc thành vùng
ven bờ của hồ, nơi chuyển tiếp giữa vùng đất cao và nước sâu của hồ, nay gọi là đất
ngập nước.
+ Infralittoral là vùng ngập nước thường xuyên và được chia thành 3 phần
vùng nhỏ hơn, liên quan đến sự phân bố phổ biến của macrophyta:
Infralittoral-trên: Là nơi sống đặc trưng cho các lồi thực vật thích nghi với
điều kiện nửa nước, nửa khí như lau, sợi, súng, sen…
Infralittoral-giữa: là nơi sống đặc trưng của các loài thực vật ngập nước hoặc
thân ngập nước, lá nổi trên bề mặt nước.
Infralittoral-dưới: là nơi sống của các lồi thực vật có rễ bám và ngập nước
hoàn toàn. Càng xuống ranh giới dưới, cường độ chiếu sáng giảm, thực vật càng
nghèo nàn.
+ Vùng littorioprofundal là thềm dốc để xuống lòng chảo đáy hồ
+ Vùng profundal hay hadal là lịng chảo đáy hồ, gồm trầm tích hạt nhỏ
khơng có hệ thực vật.


- Phần nước nổi:
+ Vùng nước ven hồ có giới hạn ngoài ứng với mặt phẳng đi từ giới hạn dưới

của vùng littoral lên mặt nước.
+ Vùng nước khơi: nằm ngoài vùng nước ven bờ.
Theo chiều thẳng đứng, khối nước gồm các tầng: tầng mặt, tầng giữa, tầng
sâu, tương ứng với những biến đổi của cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và hoàn lưu
khối nước theo chiều thẳng đứng [15]
1.1.2 Các quần xã sinh vật trong hồ
Sinh vật trong hồ chủ yếu là các loài bản địa và khá đa dạng về thành phần
loài. Tuy nhiên do những điều kiện đặc trưng, nhất là sự cách li tương đối của các
hồ trong những vùng khác nhau mà thành phần loài của quần xã sinh vật không
giống nhau. Những hồ sâu, có lịch sử phát triển dài thường là nơi sống của các loài
di lưu, chứa nhiều dạng đặc hữu [15].
Thực vật trong hồ khá đa dạng và đóng vai trị quan trọng trong đời sống của
hồ như tạo nên nguồn thức ăn, là nơi sống và bãi đẻ của nhiều loài động vật, đồng
thời gây ra sự thay đổi đáng kể về điều kiện môi trường của hồ liên quan với trạng
thái phát triển của chúng.
- Thực vật nổi: trong hồ có nhóm thực vật nổi mà đại diện quan trọng là Tảo Lục, tảo
Vàng ánh, tảo Lam, tùy thuộc vào từng vĩ độ và đặc điểm môi trường mà cấu trúc
thành phần lồi có sự thay đổi khác nhau. Nhưng nói chung các hồ ở vùng nhiệt đới
xích đạo nhóm tảo Lam phát triển rất phong phú trong đó nhiều lồi thường gây
hiện tượng tảo nở hóa với mật độ cao khoảng vài trăm triệu tế bào/l nước. Ở vùng vĩ
độ thấp, trong biến trình năm thực vật nổi thường tạo nên nhiều đỉnh cao phát triển
hay còn gọi là sự phát triển đa chu kì. Hiện tượng đó xuất hiện liên quan với tính
khá ổn định của nhiệt độ và các nhân tố mơi trường khác. Cịn các nhóm tảo liên
tiếp thay nhau nở hoa, hình thành nhiều đỉnh cao, đặc trưng cho mỗi nhóm. Ở vùng
vĩ độ thấp cũng gặp thực vật nổi phát triển theo kiểu đơn chu kì, gắn liền với chế độ
mưa mùa. Vào mùa mưa, lượng mưa lớn, khả năng bào mòn mạnh, các thủy vực
tiếp nhận được nguồn muối khoáng lớn từ mặt đất, nhưng độ đục lớn,


thực vật nổi kém phát triển. Vào thời gian cuối mùa mưa, đầu mùa khô, độ đục

giảm, độ trong khối nước nâng cao, hàm lượng muối dinh dưỡng được duy trì ở
mức khá giàu, thực vật nổi thường đạt mật độ cao nhất so với các thời gian khác
trong năm.
Ở các hồ ôn đới, do sự xáo trộn của khối nước xảy ra 2 lần trong năm nên
thực vật nổi có 2 đỉnh cao phát triển về số lượng, một vào cuối xuân, một vào đầu
thu. Đỉnh cao phát triển của thực vật nổi trong mùa nước xáo trộn thường được tạo
ra bởi sự phát triển kế tiếp của 3 ngành tảo với những đặc điểm sinh lí và sinh thái
rất khác nhau. Tảo Bacillariophyta có nhu cầu sắt rất cao cho sự sinh trưởng. Khi
khối nước bắt đầu xáo trộn vào mùa xuân, tầng nước mặt được bổ sung khoáng sắt
và các muối dinh dưỡng khác từ đáy, do đó tảo Silic có cơ hội phát triển mạnh. Sau
đó, hàm lượng sắt giảm dần đi nhanh chóng, tảo Silic cũng giảm theo, trong khi
muối nitơ của tầng nước vẫn được duy trì tương đối cao nhờ sự phân hủy mạnh của
các chất hữu cơ do nhiệt độ tăng. Đó là điều kiện thuận lợi cho tảo Chlorophyta
phát triển thay thế vì nhóm này cần nhiều muối nitơ, cịn hàm lượng sắt cao ở đầu
mùa nước xáo trộn trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của chúng.
Trong các hệ sinh thái ở nước, thực vật bị suy giảm chủ yếu do 2 quá trình :
bị động vật sử dụng làm thức ăn và lắng đọng, phân hủy.
- Động vật nổi
Đây là nhóm chuyên ăn thực vật nổi, cặn vẩn và vi khuẩn đồng thời tạo ra
nguồn thức ăn đầu tiên cho cho các nhóm động vật ăn thịt tiếp theo. Động vật nổi
trong các thủy vực gồm 2 nhóm chính, khác nhau về dạng sống liên quan với các
giai đoạn phát triển khác nhau trong tầng nước.
+ Nhóm holoplankton: là những loài cả đời sống nổi trong tầng nước
+ Nhóm meroplankton: là những lồi chỉ ở giai đoạn đầu của đời sống trong
tầng nước sau đó chúng trở về dạng trưởng thành sau khi biến thái, sống ở những
nơi mà cha mẹ chúng sống. Đó là ấu trùng của nhiều lồi cơn trùng, động vật đáy,
trứng cá, cá con.


Trong hồ hay các thủy vực vùng vĩ độ thấp nói chung, nhóm động vật nổi rất

đa dạng về thành phần lồi và đơng về số lượng đặc biệt là ấu trùng cơn trùng. Do
đó sau mỗi lần biến thái có sự thay đổi lớn về số lượng động vật nổi.
Động vật nổi trong hồ chủ yếu là trùng roi không màu, infuzoria, Rotatorir,…
cùng với ấu trùng của động vật đáy, trứng cá, cá con… tuy nhiên tùy thuộc vào sự
phân bố, hình thái hồ cũng như điều kiện sống trong đó, thành phần của động vật
nổi rất khác nhau.
Động vật nổi tập trung ở tầng nước mặt, nơi có giàu hàm lượng thức ăn và có
độ chiếu sáng vừa phải. chính vì vậy trong các hồ sâu chúng cũng phân bố theo
chiều thẳng đứng, đặc biệt theo ngày đêm. Ban ngày chúng chuyển xuống tầng
nước sâu hơn, còn ban đêm chúng lên sát tầng mặt. Theo mặt ngang, động vật nổi
thường tập trung ở nơi giàu thức ăn, song tại trung tâm vùng nở hoa của tảo, mật độ
động vật nổi giảm đi rõ rệt. Vùng có mật độ động vật nổi cao nhất là nơi lân cận với
vùng tảo nở hoa.
1.2

Các thông số đánh giá chất lƣợng nƣớc.

1.2.1 Các thơng số thủy lý hóa
1.2.1.1 Thơng sớ thủy lý
Đánh giá đô ̣ ô
nhiêm

của nước thông qua các thông qua các thông số vật lý

như độ đục, độ dẫn, nhiệt độ,..
Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện mơi trường và
khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ của nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước. Nhiệt
độ có ảnh hưởng lớn đến q trình xử lý sinh học do tác động đến đời sống thủy
sinh và nồng độ oxy hịa tan. Ngồi ra, nhiệt độ ảnh hưởng đến độ nhớt và lực cản
trong quá trình lắng [9]. Trong các chỉ tiêu thủy lý, nhiệt độ là một trong những yếu

tố giới hạn quan trọng. Nhiệt độ của nước cao sẽ kích thích các hoạt động hô hấp và
phân hủy của sinh vật, dẫn tới làm giảm hàm lượng oxi hòa tan. Nhiệt độ phù hợp
hầu hết cho các sinh vật nằm trong khoảng 0 – 50 0C. Nhiệt độ thường biến đổi theo
mùa, theo vĩ độ địa lý, theo chiều ngang từ ven bờ ra giữa dòng, theo chiều thẳng


đứng từ mặt xuống đáy. Nhiệt độ nước còn liên quan chặt chẽ với nhiệt độ khơng
khí, cường độ chiếu sáng.
- Độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước. Độ đục của nước
có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm những loại có kích thước hạt keo đến
những hệ phân tán thơ gây nên như các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi
sinh vật. Về thành phần hóa học, chất gây đục có thể là chất vơ cơ hoặc hữu cơ,
hoặc cả hai, do nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Độ đục cao ảnh hưởng tới quá
trình quang hợp của một số sinh vật trong nước.
- Độ dẫn của nước liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước. Các ion này
thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO42-, NO3-, PO43- v.v... Tác động ô
nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion
tan trong nước. Độ dẫn của nước phụ thuộc và tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ nước.
Nhiệt độ nước tăng lên 10oC thì độ dẫn điện của nước sẽ tăng 2-3%. Thơng thường
độ dẫn được đo ở nhiệt độ tiêu chuẩn là 25oC .
1.2.1.2 Thông số thủy hóa
- Các thông số BOD, DO, COD... dùng để đánh giá gián tiếp mức độ nhiễm bẩn hữu
cơ, trạng thái chất lượng nước, khả năng tự làm sạch của nguồn nước [6].
- Nồng độ muối chỉ tổng nồng độ của các ion hòa tan trong nước trong đó đặc biệt
lưu ý đến nồng độ của 7 ion quan trọng nhất chiếm tới 95% tổng số các ion hòa tan
trong nước bao gồm: Na+, K+, Ca2+, Mn2+, Cl-, SO42-, và HCO3- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO: Dissolved oxygen) là lượng oxy không tác
dụng với nước về mặt hóa học. Độ hịa tan của oxi trong nước phụ thuộc vào các
yếu tố: nhiệt độ, áp suất, đặc tính của nguồn nước (bao gồm cả thành phần hóa học,
vi sinh, thủy sinh sống trong nước). Hàm lượng DO là một trong những chỉ tiêu
quan trọng đánh giá chất lượng nước và khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Khi

hàm lượng DO giảm mạnh sẽ kéo theo số lượng sinh vật sống trong nước giảm hoặc
không thể tồn tại nữa .
- Các thông số NH4+, NO2-, NO3-, PO43- dùng để đánh giá mức độ phú dưỡng của
nước.


- Độ pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và
gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản
và dinh dưỡng. pH thích hợp cho tất cả các động vật đều gần bằng
7. Do đó, khi pH mơi trường q cao hoặc q thấp đều khơng thuận lợi

cho

q trình phát triển của thủy sinh vật. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao
hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào làm rối loạn quá trình
trao đổi muối - nước giữa cơ thể và mơi trường ngồi. Do đó, pH là nhân tố
quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật. Ngoài ra giá trị pH của
nguồn nước cịn góp phần quyết định phương pháp xử lý nước.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD: Chemical oxygen demand) là lượng oxy cần
thiết để oxy hoá các hợp chất vô cơ và hữu cơ trong nước bao gồm

ở dạng lơ

lửng hay hoà tan. COD cao, thể hiện nồng độ chất hữu cơ trong nước cao, tạo điều
kiện dễ dàng cho các loại vi sinh vật phát triển [12].
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD: Biochemical oxygen demand) là lượng oxy cần thiết
cho vi khuẩn để phân hủy chất hữu cơ có khả năng oxi hóa sinh hóa dưới điều kiện
hiếu khí. Trong q trình phân hủy này, chất hữu cơ được dùng làm thức ăn cho vi
khuẩn và giải phóng năng lượng. Như vậy, BOD là đại lượng đánh giá chất hữu cơ ô
nhiễm trong nước thải được xác định thông qua khối lượng oxi cần thiết mà để phân

hủy hồn tồn trong điều kiện hiếu khí. Oxy sử dụng trong q trình này là oxy hịa
tan [5].
- Nitơ (N) là chỉ tiêu xác định hàm lượng các dạng nitơ tồn tại trong nước. Gồm
các chỉ tiêu cụ thể là: N-tổng, N-amonium (NH +), N-nitrat (NO -), N-nitrit (NO -). Các
4

3

2

dạng hợp chất nitơ là chất chỉ thị để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nước. Đối với
nguồn nước mặt, sự phát triển của tảo liên quan đến chất dinh dưỡng được đưa vào
nguồn nước. Vì vậy, các dạng của nitơ phải được xem xét. Ngoài ra, việc oxi hóa các
dạng khử của nitơ được oxi hóa trong nước tự nhiên có ảnh hưởng đến lượng oxi hịa
tan. Từ những lý do đó, các số liệu về nitơ là phần thông tin cần thiết cho các chương
trình giám sát mức độ ơ nhiễm của nguồn nước .
- Sulfat thường hiện diện trong nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc nguồn gốc hữu
cơ, cũng là một chỉ tiêu tiêu biểu của vùng nước nhiễm phèn.


- Photpho là một nguyên tố không thể thiếu trong quá trình sống. Chỉ tiêu photpho
cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá năng suất sinh học tiềm năng của nước mặt,
xác định mức độ ô nhiễm, khả năng xử lý trong hệ thống.
Việc lựa chọn các thông số đánh giá ơ nhiễm nguồn nước là tùy theo mục
đích khảo sát và căn cứ vào bản chất của nguồn nước bị ô nhiễm
1.2.2 Sinh vật chỉ thị
Để đánh giá một cách tồn diện chất lượng nước của dịng chảy nói riêng và
của các nguồn nước nói chung, bên cạnh các chỉ tiêu lí hóa học người ta sử dụng
một hệ thống sinh vật chỉ thị [20].
Sinh vật chỉ thị: Là những cá thể, quần thể hay quần xã có khả năng thích ứng

hoặc rất nhạy cảm với mơi trường nhất định. Các sinh vật chỉ thị có thể là 1 lồi, 1
nhóm lồi, có thể tương quan giữa các nhóm loài hoặc tổng số loài trong quần xã và
chỉ số đa dạng [17]. Chúng có thể chỉ thị về độ sạch, độ nhiễm bẩn của thủy vực (gắn
liền với độ giàu, nghèo dinh dưỡng). Chỉ thị về chất lượng nước: nước cứng, nước
mềm, nồng độ muối, độ nhiễm phèn, độ độc...
Nguyên nhân sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước: Trong
hoạt động sống của mình, sinh vật ln có xu hướng thiết lập một sự cân bằng với
các điều kiện mơi trường. Các lồi sinh vật luôn chịu sự chi phối của môi trường,
đồng thời biến đổi thích nghi của chúng với sự thay đổi của mơi trường. Vì vậy khi
các nhân tố mơi trường thay đối sẽ kéo theo phản ứng thích nghi của sinh vật. Đến
một ngưỡng nào đó các sinh vật nào khơng chịu đựng được sự biến đổi của mơi
trường đó sẽ bị mất đi và thay thế vào đó là xuất hiện lồi sinh vật mới thích nghi
với mơi trường hiện tại. Sinh vật sống trong môi trường nào sẽ phản ánh đặc tính
của mơi trường đó. Do đó hồn tồn có thể sử dụng sinh vật để xem xét đánh giá
chất lượng môi trường nước.
Những sinh vật chỉ thị cho mơi trường thường có những tính chất sau:
- Vật chỉ thị dễ dàng định loại (readily indentifiel)
- Dễ thu mẫu: không cần nhiều thao tác hoặc thiết bị tốn kém và có thể định lượng
- Có phân bố rộng, tối ưu là phân bố toàn cầu


- Có nhiều dẫn liệu sinh thái học phong phú, đây là sự trợ giúp đáng kể trong kết quả

điều tra phân tích và phát hiện ơ nhiễm.
- Có giá trị kinh thế hoặc tầm quan trọng như là tài ngun hoặc vật gây hại.
- Có khả năng tích trữ chất ô nhiễm, đặc biệt là phản ánh mức độ mơi trường vì sự

phân bố của chúng liên quan đến mức độ ô nhiễm môi trường.
- Dễ dàng nuôi cấy trong phịng thí nghiệm cũng như được nghiên cứu thí nghiệm về tính


thích ứng của chúng đối với chất ơ nhiễm và mơi trường quan sát.
- Có tính biến dị thấp, về mặt di truyền cũng như vai trò của chúng trong quần xã sinh

vật.
Thông thường người ta sử dụng một số loại sinh vật sau làm sinh vật chỉ thị:
Vi khuẩn (Bacteria): Một số vi khuẩn được nghiên cứu vì sự liên quan của
chúng tới vấn đề sức khỏe cộng đồng và sự lan truyền qua đường nước.
Động vật nguyên sinh (Protozoa): Giống như vi khuẩn, động vật nguyên sinh
tương đối dễ thu mẫu và sự thích nghi của chúng đối với môi trường giàu chất hữu
cơ.
Tảo (Algae): Tảo được coi là sinh vật chỉ thị quan trọng vì chúng có
quan hệ với nghiên cứu về sự phú dưỡng. Sự chịu đựng đối với ô nhiễm vật
chất hữu cơ của các loài này được nghiên cứu rất nhiều nhưng chúng không
phù hợp làm sinh vật chỉ thị ở môi trường ô nhiễm do thuốc trừ sâu hoặc môi
trường bị ô nhiễm kim loại nặng
Động vật không xương sống cỡ lớn (Macroinvertebrates) là nhóm sinh
vật thủy sinh phổ biến nhất, sự phân bố của chúng thường ổn định và đặc biệt
chúng rất dễ nhạy cảm với những yếu tố sinh thái. Sử dụng động vật không
xương sống cỡ lớn làm chỉ thị có những ưu điểm như q trình lấy mẫu và
phân tích mẫu dễ thực hiện, ít tốn kém tuy nhiên để xác định nguyên nhân gây
ra ô nhiễm gặp nhiều khó khăn.
Thực vật lớn (Macrophyte) như các lồi bèo, lau sậy; chúng phát triển mạnh
ở vùng nước tù hãm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Do vậy cùng với tảo, rong, bèo là
các thực vật chỉ thị cho hiện tượng phú dưỡng của nước [16].
Cá là động vật máu lạnh. Có nhiều loại cá khác nhau cùng tồn tại trong một
thủy vực với các đặc điểm khác nhau về hình thể, nguồn thức ăn, nơi sinh sản phát


triển và khả năng thích nghi với mơi trường. Chính vì vậy nhiều lồi cá có thể được
sử dụng như chỉ thị sinh học để xác định lượng nước và ô nhiễm nguồn nước [14].

Theo Hellewell (1989) tỷ lệ sử dụng các nhóm sinh vật trong chỉ thị chất
lượng nước như sau:
- Virut: 1%

- Vi tảo: 25%

- Vi khuẩn: 15%

- Thực vật bậc cao: 3,5%

- Nấm: 3,5%

- Động vật nguyên sinh: 17,5%

- Nấm men: 2,5%

- Động vật không xương sống cỡ lớn: 26%

Như vậy, vi tảo và động vật không xương sống cỡ lớn là hai nhóm sinh vật
chỉ thị được coi là ưu việt hơn cả và thường được sử dụng trong phương pháp sử
dụng sinh vật chỉ thị trong quan trắc và đánh giá chất lượng nước [9].
Phương pháp dùng chỉ thị sinh học có những ưu điểm nổi bật như:
1. Cho phép đánh giá tác động lâu dài và tổng hợp của nguồn ô nhiễm đối với nguồn
nước dựa trên hệ thống phân vùng nước mặt [7].
2. Sinh vật không phản ứng với một yếu tố riêng lẻ mà phản ứng với toàn bộ các tác
động của môi trường.
3. Sự phản ứng của sinh vật giúp phản ánh được những thay đổi của điều kiện tự nhiên
tại thời điểm nghiên cứu và trước đó. Đây là ưu điểm là những chỉ tiêu thủy lý hóa
khơng có được [7].
4. Phương pháp đơn giản, nhanh chóng và dễ sử dụng hơn so với đo các chỉ tiêu thủy

lý hóa.
5. Sử dụng sinh vật chỉ thị có thể đánh giá được khả năng phân hủy vật chất đồng thời
phản ánh mức độ đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu.
Để đánh giá chất lượng nước một cách đầy đủ và hoàn thiện, trong những
năm gần đây người ta thường kết hợp sử dụng các sinh vật chỉ thị với việc đánh giá
qua các chỉ tiêu thủy lý hóa của môi trường nước [7]. Cách này sẽ kết hợp được cả
ưu điểm của cả hai phương pháp đánh giá. Sử dụng các sinh vật chỉ thị có thể đánh
giá chất lượng nước qua một thời gian dài, trong khi đó các chỉ tiêu thủy lí hóa chỉ
đánh giá trong một thời gian tức thời nào đó, nhưng lại có thể xác định rõ được chất


gây ơ nhiễm là gì, với nồng độ bao nhiêu. Dựa trên các thủy số thủy lí hóa và thành
phần sinh vật thích ứng trong đó đặc biệt là các sinh vật chỉ thị, Kolkwitz Marsson
thiết lập sự phân loại nước bị ô nhiếm theo các mức độ sau [23].
- Nước rất bẩn (Poli saprobe): Nước chứa các chất ở giai đoạn phân hủy đầu tiên.

Khơng có TVN, hàm lượng oxy hịa tan bằng khơng, nhiều vi khuẩn và nấm hoại
sinh. Các sinh vật chỉ thị chính là: Tảo, Vi khuẩn, Động vật không xương sống.
- Nước bẩn (Meso saprobe): được chia làm 2 mức:

+ Mức bẩn (α Meso saprobe): Hàm lượng oxy thấp, số lượng Vi khuẩn đạt
đến hàng ngàn tế bào/ ml. Các sinh vật chỉ thị chính là tảo Lam, tảo Silic như
Euglena viridis,...
+ Mức bẩn vừa (β Meso saprobe): các chất phần lớn ở dạng khoáng hóa, xuất
hiện NO3+, NO2-, hàm lượng oxy hịa tan cao hơn. Các nhóm chỉ thị như Melosira,
Spirogyra, Heliozoa.
- Nước bẩn ít (Oligo saprobe): Chứa rất ít chất hữu cơ, hàm lượng oxy cao vi khuẩn

dao động từ 1000 - 10000 tế bào/ lít, thủy sinh vật đa dạng và phong phú bao gồm
các nhóm tảo, động vật khơng xương sống, nhiều lồi cá.

1.3

Hiện trạng chất lƣợng mơi trƣờng nƣớc một số hồ miền Bắc Việt Nam.

- Các hồ trên địa bàn Hà Nội: Hiện nay sông, hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp
nhận hàng ngày khoảng hàng triệu m3 nước thải công nghiệp, nước thải đô thị và
nước thải từ đồng ruộng, các khu vực nuôi trồng thủy sản. Lượng nước thải sinh
hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 440.934 m 3/ngày đêm vào năm 2020. Như
vậy trong tương lai nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sông, hồ ở thành phố Hà Nội
không những không giảm mà cịn gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ơ nhiễm do chất
thải công nghiệp, sinh hoạt. Đây là cảnh báo khẩn cấp cho công tác bảo vệ và phục
hồi chất lượng nước ở thành Phố Hà Nội phục vụ cấp nước an toàn cho sinh hoạt,
thủy sản, du lịch và nơng nghiệp [18].
- Hồ Hồn Kiếm, Hà Nội: Hồ Hồn Kiếm có diện tích 10,6ha, chiều rộng trung bình
200m, chiều dài 600m, độ sâu trung bình 1,5 - 2,0m, với chiều sâu hiện tại thì
lượng nước có trong hồ khoảng 160.000 - 200.000m3. Đặc điểm nổi bật của


hồ là màu xanh do các loài tảo đặc hữu. Thành phần thực vật phù du (vi tảo) hồ
Hoàn Kiếm rất phong phú với sự xuất hiện của 61 loài thuộc 4 ngành tảo: tảo Lam,
tảo Lục, tảo Silic và tảo Mắt [18].
Những năm gần đây, do các tác động của đơ thị hóa, cũng như các hồ Hà Nội
khác. Hồ Hồn Kiếm đang phải đối mặt ơ nhiễm nặng và chất lượng nước hồ suy
giảm. Các yếu tố thủy hóa thể hiện hồ bị ơ nhiễm. Các yếu tố môi trường tác động
càng làm cho mật độ thực vật phù du có xu hướng tăng dần kéo theo hàm lượng oxy
hòa tan giảm đột ngột, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của nhiều động, thực vật trong hồ.
Hồ Hoàn Kiếm như một ao tù bị lão hóa với mực nước ngày một cạn dần do bay
hơi, mực nước trung bình hiện nay chỉ cịn khoảng 1 mét. Bùn cát do mưa kéo
xuống, gạch đá, vật thải… tích tụ đã làm lớp bùn lắng đọng trong hồ ngày càng dày,
cản trở việc lưu thông nước hồ với các nguồn nước ngầm.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, trên cơ sở đánh giá
hiện trạng ô nhiễm chất lượng nước của hồ, hiện trạng bờ và hành lang bờ của 120
hồ, thì phần lớn các hồ có giá trị pH và nhiệt độ trong giới hạn cho phép, tuy nhiên
phần lớn các hồ có giá trị các chỉ tiêu cịn lại khơng đạt u cầu, chỉ có sáu hồ mà
tất cả các chỉ tiêu phân tích đạt yêu cầu chất lượng với mức độ phát triển tảo thấp.
Phần lớn các hồ bị ơ nhiễm chất hữu cơ, có tới 71% hồ có giá trị BOD 5 vượt
quá tiêu chuẩn cho phép (>15mg/l); trong đó 14% hồ bị nhiễm hữu cơ nặng
(>100mg/l); 25% hồ bị ô nhiễm nặng ( BOD 5 từ 50-100mg/l) và 32% có dấu hiệu ơ
nhiễm; 70% số lượng hồ có nồng độ oxy hịa tan (DO) dưới mức tiêu chuẩn cho
phép (<4mg/l); 6 hồ có nồng độ DO dưới 1mg/l, nghĩa là hầu như khơng có sự sống
của vi sinh vật.
Hiện nay ở Hà Nội, 26% số hồ chưa được kè, số hồ được kè một phần chiếm
8%, cịn lại là được kè tồn bộ. Trái ngược với các hồ được kè, các hồ chưa được kè
hoặc được kè một phần có bờ và hành lang bị phá hoại nghiêm trọng. Hiện trạng hành
lang bờ của các hồ chưa được kè cũng trong trạng thái báo động, hơn 80% hành lang
bờ bị ơ nhiễm trong đó 62% rất bẩn, 20% bẩn và đang đứng trước nguy cơ bị lấn chiếm
để xây nhà, bãi đỗ xe, trở thành bãi tập kết phế liệu, rác thải sinh hoạt [18].


Ngun nhân gây ơ nhiễm chính là do nước thải sinh hoạt và một phần nước
thải từ gia đình hoặc cộng đồng tùy tiện thải xuống hồ. Các ô nhiễm này làm tăng
nồng độ các chất hữu cơ, vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, dẫn đến suy thoái
chất lượng nước, dẫn đến thiếu hụt oxy, tăng lượng trầm tích trong hồ, khiến cho
nước của nhiều ao hồ đục bẩn, có nhiều hồ, ao nước biến thành màu đen, hệ thống
sinh thái bị đe dọa và rối loạn nghiêm trọng. Hiện tượng đổ phế thải xây dựng, đổ
đất, lấn chiếm ao hồ… làm giảm đáng kể diện tích ao hồ, nhiều hồ đang dần biến
mất. Các hồ chưa kè đều đứng trước nguy cơ bị lấn chiếm, việc kè hồ giúp chấm
dứt việc lấn chiếm. Tuy nhiên, nhiều hồ đã kè nhưng cũng rất ô nhiễm, nước đục
đen, làm mất đi nền tảng sinh thái và thảm động, thực vật tự nhiên ven bờ rất quan
trọng đối với hồ [1].

- Hồ Thiền Quang ở Hà Nội bị ô nhiễm kim loại nặng. Các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu
là BOD5, COD. Hàm lượng BOD 5 vượt qua tiêu chuẩn cho phép gần 2.54 lần. Hàm
lượng COD vượt quá gần 3 lần (2,83). Và hầu hết các chỉ tiêu còn lại đều vượt quá
tiêu chuẩn cho phép [8].
- Hồ Tây: Hồ Tây là hồ lớn nhất trong khoảng gần 200 hồ lớn nhỏ của Hà Nội. Hồ
Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng
quanh Hồ Tây dài gần 20km. Theo số liệu về môi trường nước Hồ Tây mà chúng tơi
có được thì vào những năm 60 của thế kỷ trước chất lượng nước Hồ Tây còn rất tốt,
hàm lượng BOD5 của nước Hồ Tây còn bé hơn 6 mg/l, tức là còn thuộc chất lượng
nước loại A, nhân dân xung quanh Hồ thường ra Hồ Tây lấy nước về phục vụ ăn
uống. Thế mà ngày nay nước Hồ Tây đã bị ô nhiễm tới mức trở thành nước loại B1,
B2, hàm lượng BOD5 của nước Hồ Tây ở giữa Hồ cao nhất đạt tới 23 mg/l, ở điểm
gần bờ phía đường Thanh Niên cao nhất đạt tới 35 mg/l (vượt cả mức lớn nhất của
nước loại B2 (25 mg/l). Thậm chí, thực tế đã xảy ra tình trạng có những ngày đứng
gần mép nước Hồ Tây đã cảm thấy mùi tanh nồng vì cá chết do nước hồ bị ô nhiễm
[3]. Nhìn trên mặt hồ, dễ thấy đủ loại rác thải, phổ biến nhất là túi ni-lông và vỏ đồ
hộp nổi lềnh bềnh trên mặt hồ. Mỗi ngày Hồ Tây phải tiếp nhận khoảng 4.000 m 3
nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp của vùng xung quanh
Hồ đổ vào. Các khách sạn, nhà hàng ăn uống và các cơng trình


dịch vụ vui chơi đã phát triển và hoạt động rầm rộ ở xung quanh Hồ Tây, đặc biệt là
ở khu bờ phía đường Thanh Niên. Tất cả lượng nước thải phát sinh từ các cơng
trình này đều chưa được xử lý và thải trực tiếp xuống hồ. Đó là nguyên nhân cơ bản
và chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường nước Hồ Tây [24].
- Hồ Núi Cốc: Hồ chứa Núi Cốc đóng vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội
của người dân Thái Nguyên và một số khu vực lân cận. Về chất lượng nước, mặc dù
phần lớn các chỉ tiêu quan trắc về chất lượng nước hồ Núi Cốc đều nằm trong
khoảng giới hạn tiêu chuẩn cho phép về chất lượng nước bề mặt nhưng hàm lượng
phốtphat trung bình và phốtpho tổng trong nước hồ cao hơn rất nhiều so với nước

sạch tự nhiên. Đây là điểm đáng lưu ý vì phốtpho là nhân tố phú dưỡng và nguyên
nhân quan trọng gây nở hoa vi tảo.
Về thành phần thực vật nổi tại hồ Núi Cốc khá phong phú với 7 ngành tảo.
VKL là ngành chiếm ưu thế gồm 13 chi trong đó nhiều chi có khả năng sản ra độc
tố như Microcystis, Oscillatoria, Pseudo-anabaena, Woronichinia, Anabaena,
Cylindrospermopsis, Merismopedia, Snowella... Đáng chú ý là chi Microcystis với
8 loài là chi chiếm ưu thế trong quần xã thực vật nổi hồ Núi Cốc [25].
- Hồ Hịa Bình: Hồ chứa cơng trình thuỷ điện Hồ Bình trên sơng Đà được xây dựng
và đi vào vận hành từ năm 1990. Chất lượng nước hồ diễn biến phức tạp theo cả
chiều dọc, chiều sâu và theo thời gian. Qua nghiên cứu cho thấy rằng, các thông số
pH, nhiệt độ đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008. Các thông số
COD, DO, PO3-4 đều vượt giới hạn cho phép. Hàm lượng NO3- và lượng NH+4 đều
nằm trong khoảng giới hạn cho phép. Hồ Hịa Bình có dấu hiệu ô nhiễm ở mức độ
trung bình [10].
- Hồ Ba Bể: Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một
trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây
được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Độ sâu trung bình 20- 25 m, lúc
cạn nhất cịn 5–10 m. Nguồn nước chính được cung cấp từ 3 con sông chảy vào hồ.
Hiện chưa có đánh giá chính thức nào về việc nước hồ Ba Bể có bị ơ nhiễm khơng,
nếu ơ nhiễm thì ở mức nào. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy là lưu lượng nước
trong hồ cũng đã giảm so với những năm trước đây [26].


×