Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ khu vực huyện tam đường phong thổ thành phố lai châu và định hướng các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trần Đức Thịnh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG PHĨNG XẠ
KHU VỰC HUYỆN TAM ĐƯỜNG, PHONG THỔ,
THÀNH PHỐ LAI CHÂU VÀ ĐỊNH HƯỚNG
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trần Đức Thịnh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG PHĨNG XẠ
KHU VỰC HUYỆN TAM ĐƯỜNG, PHONG THỔ,
THÀNH PHỐ LAI CHÂU VÀ ĐỊNH HƯỚNG
CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. Trần Văn Thụy

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Khoa Mơi Trường,
Phịng Sau Đại học cùng các Thầy Cô giáo trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và viết luận văn.
Em xin gửi lời cám ơn tới PGS-TS Trần Văn Thụy đã tận tình dạy bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
giúp đỡ em trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn
Tơi xin chân thành cảm ơn Liên đồn Địa chất Xạ Hiếm - Tổng cục Địa chất
và Khoáng sản Việt nam đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, tìm tịi, học hỏi và
cung cấp dữ liệu cho tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Liên Đoàn Vật lý Địa chất - Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam đã tạo điều kiện cho tơi học tập cũng như hồn thành luận
văn.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và lãnh
đạo nhà trường, các phòng ban chức năng, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2019

Trần Đức Thịnh

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Th

Thori

K

Kali

U

Urani

Ra

Radon

HST

Hệ sinh thái

MTPX

Mơi trường phóng xạ

MTTN

Mơi trường tự nhiên

TCVN, QCVN


Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam

IAEA

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế

ICRP

International

Commission

on

Radiological Protection - Ủy ban Quốc
tế về Bảo vệ phóng xạ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu phóng xạ mơi trường trên thế giới và ở Việt Nam..........3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu phóng xạ mơi trường trên thế giới...................................... 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu phóng xạ mơi trường ở Việt Nam....................................... 4
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu...................................................................... 9
1.2.1. Vị trí địa lý......................................................................................................... 9
1.2.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 10
1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội..................................................................................... 11
1.3.1. Dân cư............................................................................................................. 11
1.3.2. Giao thơng....................................................................................................... 12

1.3.3. Tình hình kinh tế xã hội.................................................................................... 13
1.4. Đặc điểm địa chất – khoáng sản vùng nghiên cứu............................................ 15
1.4.1. Đặc điểm địa tầng............................................................................................ 15
1.4.2. Các thành tạo magma....................................................................................... 19
1.4.3. Đặc điểm kiến tạo............................................................................................. 20
1.5. Đặc điểm khoáng sản........................................................................................ 21
1.5.1. Vàng................................................................................................................ 21
1.5.2. Chì kẽm........................................................................................................... 21
1.5.3. Đất hiếm.......................................................................................................... 21
1.6. Tổng quan về phóng xạ..................................................................................... 24
1.6.1. Khái niệm chung............................................................................................... 24
1.6.2. Ảnh hưởng của phóng xạ đến sinh vật............................................................... 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 31
2.2.1 Hệ phương pháp nghiên cứu mơi trường phóng xạ............................................. 31
2.2.2. Phương pháp đo............................................................................................... 31


2.2.3. Vị trí đo và phương pháp lấy mẫu..................................................................... 35
2.2.4. Phương pháp phân tích mẫu.............................................................................. 36
2.2.5. Phương pháp quan trắc mơi trường khơng khí................................................... 37
2.2.6. Phương pháp điều tra xã hội học...................................................................... 38
2.2.7. Phương pháp xử lý tài liệu................................................................................ 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 44
3.1. Thống kê và phân tích, đánh giá các hệ sinh thái............................................. 44
3.1.1. Các hệ sinh thái tự nhiên.................................................................................. 44
3.1.2. Các hệ sinh thái nhân tạo................................................................................. 45
3.2. Hiện trạng mơi trường phóng xạ, nhân tố ảnh hưởng đến các hệ sinh thái
trong vùng............................................................................................................... 48

3.2.1. Đặc điểm cường độ bức xạ gamma và liều chiếu ngoài của vùng nghiên cứu.....49
3.2.2. Đặc điểm phân bố nồng độ radon trong khơng khí............................................. 53
3.2.3. Đặc điểm phổ gamma....................................................................................... 55
3.2.4. Đặc điểm phân bố hàm lượng các nguyên tố U, Th, K trong môi trường con người
sinh sống.......................................................................................................... 57
3.3. Mô tả chi tiết đặc trưng trường bức xạ tự nhiên tại các khu vực nghiên cứu..64
3.3.1. Khu vực mỏ đất hiếm Đông Pao....................................................................... 65
3.3.2 Khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe........................................................................... 67
3.3.3 Khu vực thành phố Lai Châu............................................................................. 70
3.3.4 Khu vực thị trấn Mường So (Phong Thổ)........................................................... 73
3.3.5. Khu vực thị trấn Tam Đường............................................................................ 76
3.3.6. Khu vực thị trấn Pa So huyện Phong Thổ.......................................................... 78
3.3.7. Khu vực xã Khổng Lào..................................................................................... 79
3.3.8. Khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng....................................................................... 81
3.4. Hiện trạng phân bố dân cư và bệnh tật............................................................ 82
3.5. Nghiên cứu đánh giá, phân vùng ô nhiễm phóng xạ, đề xuất giải pháp phịng
ngừa và giảm thiểu............................................................................................ 84
3.5.1. Ngun tắc phân vùng mơi trường phóng xạ...................................................... 84


3.5.2. Phân vùng và đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ các vùng nghiên cứu.............86
3.6. Các giải pháp phịng ngừa và giảm thiểu.......................................................... 99
3.6.1 Các giải pháp phòng ngừa đối với các loại vùng ơ nhiễm phóng xạ....................99
3.6.2 Các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội đối với
môi trường...................................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 104
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 107



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí khảo sát và khu vực nghiên cứu.......................................................9
Hình 1.2. suối Đơng Pao..........................................................................................11
Hình 1.3. Bản đồ địa chất vùng nghên cứu..............................................................15
Hình 2.1. Sơ đồ dãy phân rã phóng xạ tự nhiên [4]................................................29
Hình 2.2. Lấy mẫu nước và đo Radon trong nước tại thực địa bằng máy RAD - 7 35
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí trạm quan trắc QT01 – Nậm Xe – Phong Thổ - Lai Châu....37
Hình 3.1 Bản đồ tổng liều tương đương vùng nghiên cứu.......................................48
Hình 3.2: Đồ thị suất liều trạm quan trắc 01 Nậm Xe..............................................69
Hình 3.3. Bản đồ phân vùng phóng xạ huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường,.......98
thành phố Lai Châu.................................................................................................98


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng giới hạn tọa độ các điểm góc khu vực nghiên cứu...........................9
Bảng 2.1. Danh mục thiết bị sử dụng và độ nhạy của chúng...................................38
Bảng 3.1. Cường độ bức xạ gamma đặc trưng của các đối tượng địa chất vùng Tam
Đường, Phong Thổ và thành Phố Lai Châu [2]........................................................51
Bảng 3.2: Đặc trưng thống kê thành phần môi trường phóng xạ của mẫu nước theo
phân vùng mơi trường phóng xạ..............................................................................60
Bảng 3.4: Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ trong các mẫu lương thực vùng
nghiên cứu...............................................................................................................63
Bảng 3.5. Hàm lượng Th, U trong mẫu tóc người vùng Tam Đường, Phong Thổ và
thành phố Lai Châu.................................................................................................64
Bảng 3.6. Đặc trưng tổng ljiều khu vực nghiên cứu................................................64
Bảng 3.7. Cường độ bức xạ gamma, liều chiếu trong,liều chiếu ngoài và tổng liều
khu vực mỏ đất hiếm Đông Pao..............................................................................65
Bảng 3.8. Cường độ bức xạ gamma, liều chiếu trong,liều chiếu ngoài và tổng liều
khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe.................................................................................67
Bảng 3.9. Cường độ bức xạ gamma, liều chiếu trong,liều chiếu ngoài và tổng liều

khu vực thành phố Lai Châu....................................................................................70
Bảng 3.10. Cường độ bức xạ gamma, liều chiếu trong,liều chiếu ngoài và tổng liều
khu vực thị trấn Mường So......................................................................................73
Bảng 3.11. Cường độ bức xạ gamma, liều chiếu trong,liều chiếu ngoài và tổng liều
khu vực thị trấn Tam Đường....................................................................................76
Bảng 3.12. Cường độ bức xạ gamma, liều chiếu trong,liều chiếu ngoài và tổng liều
khu vực thị trấn Pa So huyện Phong Thổ................................................................78
Bảng 3.13. Cường độ bức xạ gamma, liều chiếu trong,liều chiếu ngoài và tổng liều
khu vực xã Khổng Lào............................................................................................79
Bảng 3.14. Cường độ bức xạ gamma, liều chiếu trong,liều chiếu ngoài và tổng liều
khu vực Cửa khẩu Ma Lù Thàng.............................................................................81
Bảng 3.15 Hiện trạng phân bố dân cư - bệnh tật.........................................................83


MỞ ĐẦU
Mơi trường phóng xạ là một phần khơng thể tách rời của mơi trường tự nhiên
trong đó nhân loại tồn tại và phát triển. Ảnh hưởng của môi trường phóng xạ tự
nhiên đối với sự phát triển của con người đã được ghi nhận. Các thông tin về môi
trường tự nhiên, trong đó có mơi trường phóng xạ là các chỉ tiêu rất quan trọng để
đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của bất kỳ một quốc gia, vùng lãnh
thổ nào. Việc nghiên cứu môi trường phóng xạ tự nhiên nhằm các mục đích đánh
giá ảnh hưởng của chúng lên sự sống của con người và các sinh vật sống tại đó; xác
định một cách có cơ sở khoa học, thực tiễn của những khu vực được nghiên cứu về
khả năng tồn tại và phát triển dân cư, kinh tế xã hội.
Miền Bắc Việt Nam là địa bàn có nhiều mỏ đất hiếm, các mỏ đều tập trung
trên đới sinh khoáng Tây Bắc Bộ. Qua các kết quả nghiên cứu và khảo sát môi
trường tại một số mỏ đất hiếm cho thấy, tại các khu vực này đều có các tham số mơi
trường phóng xạ vượt quá giới hạn an toàn cho phép. Khu vực thành phố Lai Châu,
huyện Tam Đường và huyện Phong Thổ có các mỏ đất hiếm Nậm Xe, Đơng Pao,
Thèn Sin. Hàm lượng quặng đất hiếm TR2O3 từ 0,3 đến 12%, trữ lượng dự báo

10.500.000 tấn, trong đó trữ lượng cấp B+C1 = 2.300.000tấn TR2O3. Trong quặng
đất hiếm có chứa các chất phóng xạ Th, U, K.
Trữ lượng lớn của các mỏ quặng có chứa các chất phóng xạ kể trên của các mỏ
quặng đất hiếm là nguồn cung cấp tài nguyên quý báu cho đất nước, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao về nguyên vật liệu, nhiên liệu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Bản thân các mỏ quặng chứa chất phóng xạ đã gây ra sự ơ nhiễm phóng xạ đối
với mơi trường chúng tồn tại. Khi các mỏ quặng được tìm kiếm thăm dị khai thác, đất
phủ bị bóc tách, quặng được đào bới, tuyển làm giàu, hàm lượng các chất phóng xạ
tăng cao, dễ dàng xâm nhập vào môi trường xung quanh làm tăng mức độ ơ nhiễm
gây ảnh hưởng bức xạ phóng xạ đối với môi trường và sức khỏe con người.
Trên cơ sở đó, luận văn “Đánh giá hiện trạng mơi trường phóng xạ khu
vực huyện Tam Đường, Phong Thổ, thành phố Lai Châu và định hướng các
giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu” được thực hiện với mục tiêu sau:
10


Mục tiêu:
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ tự nhiên vùng huyện Phong

Thổ, huyện Tam Đường, thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu
- Xác định khu vực ơ nhiễm phóng xạ đối với mơi trường và sức khỏe con người

vùng huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường và thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai
Châu
- Phân vùng ơ nhiễm phóng xạ
- Định hướng các giải pháp phịng ngừa, giảm thiểu tác hại của phóng xạ đối với môi

trường và sức khỏe con người
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu và đánh giá mức độ ơ nhiễm phóng xạ vùng huyện Phong Thổ, huyện


Tam Đường, thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu trên cơ sở thu thập xử lý, tổng
hợp các tài liệu và thi công thực địa khảo sát hiện trạng mơi trường phóng xạ
- Đánh giá ảnh hưởng của ơ nhiễm mơi trường phóng xạ tới sức khỏe con người

tại khu vực, phân vùng ô nhiễm và đề xuất giải pháp giảm thiểu.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn được cấu trúc gồm các phần sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng và Phương pháp nghiêm cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận
Kiến nghị


CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu phóng xạ mơi trường trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu phóng xạ môi trường trên thế giới
Sau khi phát minh ra hiện tượng phóng xạ (Becquerel -1896) người ta cũng
xác định được các bằng chứng về tác hại của các bức xạ đối với con người khi làm
việc với các chất phóng xạ. Chính vì vậy nhất thiết phải bảo vệ và xác định các điều
kiện an toàn cho những người trực tiếp làm việc hoặc có tiếp xúc ngẫu nhiễn với
các bức xạ ion hóa. Từ đầu thế kỉ XX nhiều tổ chức quốc tế về an toàn bức xạ được
thành lập. Uỷ ban quốc tế về an toàn bức xạ (ICRP) đã được thành lập vào năm
1928 nhằm mục đích xây dựng các nguyên tắc cơ bản và đưa ra các khuyến cáo về
các vấn đề bảo vệ an toàn bức xạ.
Năm 1990 một bước tiến quan trọng nhằm đi tới sự thống nhất quốc tế về an
toàn bức xạ đã được xúc tiến: Thành lập Uỷ ban hỗn hợp giữa các tổ chức quốc tế về
An toàn Bức xạ (IACRS) với sự tham gia của các tổ chức sau: Uỷ ban khối cộng đồng
chung Châu Âu (CEC), Hội đồng tương trợ kinh tế (CMEA), Tổ chức Nông nghiệp và

Lương thực thế giới (FAO), Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc Tế (IAEA), Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO), Cơ quan năng lượng Hạt nhân của Tổ chức hợp tác
phát triển kinh tế (OECD/NEA), Uỷ ban khoa học của Liên Hợp Quốc về những ảnh
hưởng của bức xạ nguyên tử (UNSCEAR) và tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các nước như Mỹ, Pháp, Liên Xơ, trước kia, Cộng Hịa Liên Bang Nga ngày
nay, Trung Quốc, đều đề ra các tiêu chuẩn an toàn bức xạ, nghiên cứu các phương
pháp và thiết bị điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ.
- Bộ y tế Liên Xơ đã xuất bản bộ “Tiêu chuẩn an toàn bức xạ” HbP -69 (năm 1969),
HbP - 76/87 (năm 1988) và “Các nguyên tắc chủ yếu làm việc với các chất phóng
xạ và với các nguồn bức xạ ion hóa OCII - 72/87 (năm 1988).
- Bộ Công nghiệp Trung Quốc đã xuất bản bộ : “Tiêu chuẩn bảo vệ an tồn phóng xạ
các sản phẩm vật liệu khoáng sản thiên nhiên: JC518 -93 (năm 1993).
Hàng năm các nước có hoạt động khai thác khống sản phóng xạ đều phải có
báo cáo gửi đến UNSCEAR theo các mẫu quy định và được cơ quan này xuất bản
và gửi đến các quốc gia thành viên (ví dụ IAEA- TECDOC- 1244, 2001…)


Năm 1996 dưới sự bảo trợ của FAO, IAEA, ILO, OECD/NEA, Tổ chức y tế
Liên Mỹ (PAHO), WHO, Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế xuất bản bộ “
Tiêu chuẩn quốc tế cơ bản về bảo vệ bức xạ ion hóa và an tồn đối với nguồn bức
xạ” nhằm đạt sự thống nhất quốc tế về các tiêu chuẩn bảo vệ bức xạ và an toàn đối
với các nguồn bức xạ.
Bản đồ mơi trường phóng xạ nền (phơng) được các nước như Nga, Mỹ, Đức,
Ba Lan, Pháp, Thụy Điển..vv.. đặc biệt chú ý, cơ bản đã thành lập xuất bản ở tỷ lệ
1/50.000 toàn quốc (Liên Bang) và một số khu vực trọng điểm thành lập ở tỷ lệ
1/25.000 đến 1/2000 (khu vực các mỏ phóng xạ, đất hiếm, khu vực chứa các dị
thường phóng xạ, đá chứa các kim loại phóng xạ hàm lượng cao). Cục địa chất Mỹ
đã hoàn thành việc lập bản đồ phân bố nồng độ khí Radon tồn Liên bang năm 1996
và cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ cung cấp mạng Internet.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu phóng xạ mơi trường ở Việt Nam

Ở nước ta từ năm 1955 các phương pháp phóng xạ đã được áp dụng trong đo
vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếm các mỏ quặng có chứa các chất phóng xạ.
Năm 1959 Đồn Địa chất 16 đã tìm ra một số điểm quặng đất hiếm Fluorit ở
Đông Pao. Đây là lần đầu tiên các nhà địa chất phát hiện vùng mỏ đất hiếm ở nước
ta. Dưới sự chỉ đạo của Tổng cục địa chất một số cơng trình nghiên cứu điều tra về
đất hiếm và các nguyên tố phóng xạ đã được tiến hành. Các cơng trình đó gồm:
“Thăm dị tìm kiếm mỏ đất hiếm Nậm Xe” dưới sự chủ biên của J. Vlasop được
đoàn 16 thực hiện năm 1960; “Khống sản kim loại hiếm và kim loại phóng xạ
Nậm Xe (Lai Châu)” của Nguyễn Cao Sơn thực hiện năm 1961; từ 1971-1983,
Đoàn địa chất 10 đã tiến hành thăm dò sơ bộ mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe tỉ lệ 1:5.000
và 1:1000 với diện tích 3km2, đánh giá trữ lượng cấp C 1 “Tìm kiếm lập bản đồ
1:10.000 và đánh giá 5 thân quặng vùng đất hiếm pluorit-barit Đông Pao Lai Châu”
của các tác giả Nguyễn Ngọc An, Phạm Vũ Dương được thực hiện năm 1972. Các
kết quả điều tra tìm kiếm thăm dị nói trên cho thấy mỏ đất hiếm có quy mơ rất lớn
với hàm lượng tổng oxit đất hiếm từ vài phần nghìn đến 34% (trung bình 4-6%).
Các thân quặng đất hiếm ở Nậm Xe có chiều dài 200 đến 1000m, chiều dày đạt
2,5m, hàm lượng tổng oxit đất hiếm dao động từ 0,8 đến 36,2% và hàm lượng trung


bình 10,6%. Các nguyên tố đất hiếm cộng sinh chặt chẽ với U, Th và các nguyên tố
phóng xạ khác nên phát hiện các dị thường gamma có kích thước lớn trên khu mỏ.
Tuy nhiên các cơng trình này chủ yếu nghiên cứu đánh giá về triển vọng, tính trữ
lượng quặng đất hiếm và phóng xạ, cơng tác nghiên cứu về mơi trường phóng xạ và
ảnh hưởng của chúng đối với môi trường chưa được nghiên cứu.
Giai đoạn sau năm 1980
Trong giai đoạn này các kỹ thuật hạt nhân đã được ứng dụng khá phổ biến
trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Y tế, công nghiệp, nông nghiệp, địa chất dầu khí,
địa chất thủy văn, cơng trình. Trong tìm kiếm thăm dị, khai thác, chế biến sử dụng
các loại khống chất và vật liệu có chứa phóng xạ và ứng dụng các kỹ thuật hạt
nhân, đồng thời với những lợi ích kinh tế xã hội to lớn không thể phủ nhận, cịn gây

ra nguy cơ ơ nhiễm phóng xạ. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến
công tác bảo vệ mơi trường nói chung và về vấn đề an tồn phóng xạ nói riêng. Đã
có nhiều văn bản pháp luật quy định về công tác bảo vệ an tồn mơi trường phóng
xạ như tháng 7/1996 Nhà nước đã ban hành “Pháp lệnh an tồn và kiểm sốt bức
xạ”, năm 1998 Chính Phủ đã ban hành nghị định số 50/1998/NĐ-CP “Quy định chi
tiết về việc thi hành Pháp lệnh an tồn và kiểm sốt bức xạ” và Thơng tư
19/2012/TT-BKHCN, Bộ Khoa học và Công nghệ quy định giới hạn liều cơng
chúng. Vì lý do trên ở phạm vi cả nước cũng như khu vực đã triển khai nhiều cơng
trình điều tra nghiên cứu về tài ngun khống sản phóng xạ và đánh giá mức độ
ảnh hưởng của bức xạ phóng xạ tới mơi trường và xã hội.
Các cơng trình nghiên cứu về phóng xạ của Cục Địa chất Khoáng sản Việt
Nam (nay là Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) đã và thực hiện gồm.
- Đề án: “Bản đồ trường phóng xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ: 1:5.000”, đơn vị thực hiện

Liên đoàn vật lý Địa chất: Chủ nhiệm: Đinh Đức Chất và nnk.
- Đề án: “Thành lập bản đồ phông bức xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ: 1:1.000.000, cho

toàn quốc” đơn vị thực hiện Liên đoàn vật lý Địa chất: Chủ nhiệm: La Thanh Long
và nnk.
- Đề án “Điều tra chi tiết hiện trạng mơi trường phóng xạ bản Dấu Cỏ, xã Đơng Cửu,

huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1:1.000, phục vụ quy hoạch dân cư và


phát triển kinh tế xã hội khu vực”, đơn vị thực hiện Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm:
Chủ nhiệm: Vũ Văn Bích và nnk.
- Dự án : “Đánh giá chi tiết các diện tích ơ nhiễm phóng xạ tự nhiên vùng Tây Bắc

Việt Nam để thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp lập kế hoạch và
triển khai các biện pháp cần thiết nhằm giảm đến mức thấp nhất tác hại đối với con

người”. Đơn vị thực hiện Liên đoàn vật lý Địa chất: Chủ nhiệm: Nguyễn Thế Minh
và nnk.
- Đề án: Chính phủ giao. Thăm dị quặng Urani khu Pà Lừa – Pà Rồng, huyện Nam

Giang, tỉnh Quảng Nam. (Phần đánh giá tác động môi trường, đơn vị thực hiện Liên
đoàn vật lý Địa chất).
- Dự án : “Xây dựng bộ bản đồ mơi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:250.000 cho toàn

lãnh thổ Việt Nam – Giai đoạn I (2011 – 2015) cho một số khu vực trọng điểm”. Đơn
vị thực hiện Liên đoàn vật lý Địa chất: Chủ nhiệm: Trần Anh Tuấn và nnk.
- Dự án : “Xây dựng bộ bản đồ môi trường phóng xạ tự nhiên tỷ lệ 1:250.000 Giai

đoạn II (2018 – 2022) cho các tỉnh biên giới và ven biển phía Bắc”. Đơn vị thực
hiện Liên đồn vật lý Địa chất: Chủ nhiệm: Trần Anh Tuấn và nnk.
* Khoa học Công nghệ
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định khu vực có mức chiếu xạ tự nhiên
có khả năng gây hại cho con người để tiến hành khảo sát, đánh giá chi tiết”.
- Đề tài: “Xây dựng quy trình cơng nghệ đo tổng hoạt độ anpha trong mơi trường
khơng khí, nước phục vụ điều tra đánh giá môi trường”
- Đề tài: “Nghiên cứu tổng hoạt độ an pha trong mơi trường khơng khí, đất và nước
phục vụ điều tra đánh giá môi trường”
- Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ thành lập bộ bản đồ mơi trường
phóng xạ tự nhiên.‘‘Áp dụng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ’’
Các cơng trình điều tra nghiên cứu và tổng hợp ở tỷ lệ nhỏ có liên quan đến
vùng nghiên cứu
- Nguyễn Văn Lịch 1986 “Tổng hợp tài liệu phóng xạ mặt đất 1:500.000 lãnh thổ
Việt Nam”


- Nguyễn Tài Thinh 1994 “Thành lập bản đồ trường phóng xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ

1:500.000” trong đó có đề cập trong vùng Phong Thổ có nhiều khu vực có tổng liều
tương đương bức xạ cao vượt giới hạn cho phép và khẳng định vùng có ơ nhiễm
phóng xạ.
- Nguyễn Văn Hoai 1990 “Đánh giá tiềm năng Urani và một số ngun liệu khống,
phục vụ cho cơng nghiệp năng lượng nguyên tử trên lãnh thổ Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam”
- Phạm Vũ Đương 1986 “Đánh giá triển vọng quặng phóng xạ dải Thanh Sơn (Phú
Thọ), Tú Lệ (Sơn La), Phong Thổ (Lai Châu)”
Các cơng trình điều tra nghiên cứu có liên quan đến mơi trường phóng xạ
vùng Phong Thổ: Sau năm 1980 đề tài cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học của việc sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” do cố giáo sư Nguyễn
Đình Tứ chủ trì có 4 đề tài nhánh liên quan đến môi trường xạ:
- Đề tài nhánh mã số 5202-01: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phóng xạ đối với sức
khỏe con người nhằm đề ra phương pháp điều trị” do GS.TS Viện trưởng Lê Thế
Trung, Viện Quân y 103 chủ trì.
- Đề tài nhánh mã số 5202-02: “Nghiên cứu mức độ ô nhiễm xạ môi trường khơng
khí tại Việt Nam” do Viện Hóa học Qn sự Bộ tư lệnh Hóa học chủ trì.
- Đề tài nhánh mã số 5202-03 “Nghiên cứu xác lập các vùng nhiễm xạ và mức độ
nhiễm xạ” do GS. TS Trương Biên Trường Đại học Tổng Hợp nay là Đại học Khoa
học Tự nhiên chủ trì.
Từ năm 1990 đến 2000 chương trình địa chất đơ thị Cục địa chất và Khống
sản Việt Nam đã thực hiện các đề tài mơi trường phóng xạ. Hầu hết các đô thị lớn
của Việt Nam đã được điều tra nghiên cứu và lập bản đồ môi trường phóng xạ ở tỷ
lệ 1/25000. Sản phẩm của các đề án địa chất mơi trường nói chung và mơi trường
phóng xạ nói riêng đã có ý nghĩa quan trọng giúp Nhà nước Chính quyền địa
phương xây dựng các quy hoạch tổng thể các khu đô thị và định hướng phát triển
kinh tế xã hội của vùng.
Từ năm 2000 đến 2002, Liên đoàn địa chất Xạ Hiếm (Cục địa chất và Khoáng
sản Việt Nam) triển khai đề án địa chất môi trường: “Điều tra hiện trạng môi trường



phóng xạ, khả năng ảnh hưởng và biện pháp khắc phục trên một số mỏ phóng xạ,
mỏ chứa phóng xạ ở Lai Châu, Cao Bằng và Quảng Nam” báo cáo đã phân chia
được 13 khu vực khơng an tồn phóng xạ với diện tích 85,43km2 số dân đang sinh
sống trong vùng là 5262người, 12km khu vực cần kiểm soát với diện tích 38km 2, số
dân đang sinh sống trong vùng là 8072 người. Tổng liều tương đương bức xạ của
khu vực khơng an tồn nằm trong giới hạn từ 3-44mSv/năm, trung bình 4mSv/năm.
Từ năm 2002 đến năm 2005, Liên đồn địa chất Xạ Hiếm thực hiện đề án địa
chất môi trường “Điều tra hiện trạng mơi trường phóng xạ trên các mỏ Đông Pao,
Thèn Sin – Tam Đường tỉnh Lai Châu, Mường Hum tỉnh Lào Cai, Yên Phú tỉnh Yên
Bái, Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, An Điềm, Ngọc Kinh - Sườn Giữa tỉnh Quảng Nam”.
Tại vùng Phong Thổ, ngoài các cơng trình trên cịn có một số cơng trình điều
tra mơi trường phóng xạ của Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Liên đoàn Vật lý địa
chất, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Viện Vật lý - Viện Khoa học và Công
nghệ Quốc gia.
* Những đánh giá chung về tình hình nghiên cứu ơ nhiễm phóng xạ vùng
Phong Thổ – Lai Châu
Phong Thổ là vùng có tiềm năng lớn về khống sản đất hiếm và phóng xạ với
các mỏ có tiềm năng và trữ lượng lớn (Nậm Xe, Thèn Sin – Tam Đường, Đơng Pao)
nên có nhiều cơng trình nghiên cứu địa chất, tìm kiếm, đánh giá, thăm dị. Các cơng
trình này đã nghiên cứu khá chi tiết về địa chất khống sản, khoanh định được
những vùng có triển vọng và đánh giá trữ lượng.
Tuy nhiên các cơng trình này mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá cấp trữ lượng,
khoanh vùng triển vọng, thành lập các bản đồ, sơ đồ phân bố. Điều tra địa chất môi
trường và đánh giá mức độ ơ nhiễm phóng xạ trên tồn diện tích, hành vi các
ngun tố phóng xạ và sự phát tán của chúng trong các hợp phần môi trường (đất,
nước, khơng khí, thực vật), mức độ tác động và hậu quả của chúng đối với các khu
vưc dân cư trong khu vực chưa được quan tâm nghiên cứu.



1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu thuộc huyện Phong Thổ, Tam Đường, thành phố Lai Châu. Phía
Bắc vùng tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Sìn Hồ,
Phía Đơng giáp với huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Toạ độ các điểm góc các khu thăm dị theo hệ toạ độ VN.2000 được thể hiện
ở bảng 1.
Bảng 1.1 Bảng giới hạn tọa độ các điểm góc khu vực nghiên cứu
Tên điểm

Toạ độ
X(m)

Y(m)

1

2 491 811

307 337

2

2 523 451

327 924

3

2 467 275


372 973

4

2 452 570

354 021

Hình 1.1. Vị trí khảo sát và khu vực nghiên cứu


1.2.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.2.1. Địa hình

Vùng nghiên cứu nằm trên khu vực chuyển tiếp của 2 đới kiến tạo (đới nâng
Fan Si Pan và đới sụt lún Sông Đà). Vùng có độ cao tuyệt đối từ 300 – 2500m, đa
phần có độ dốc lớn trên 50o đây là vùng núi cao hiểm trở nhất Việt nam. Vùng núi
khu vực nghiên cứu bị phân cắt rất mạnh, các đường phân thuỷ hẹp, hiện tượng sạt
lở xảy ra nhiều lần. Nhìn chung ở các miền núi cao độ phân cắt địa hình rất lớn từ
200-1000m. Địa hình núi phân bố trên diện tích các đá magma phức hệ Ye Yen Sun,
Nậm Xe, Tam Đường, Pu Sam Cap… và thành tạo trầm tích biến chất cổ của hệ
tầng Sinh Quyền…
Phần lớn các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần trùng với
phương của các thành tạo địa chất, càng về phía Tây Bắc địa hình càng cao, về phía
Đơng Nam địa hình thấp dần. Địa hình bị bào mịn và phân cắt bởi hệ thống sơng
suối có phương Đơng Bắc – Tây Nam
1.2.2.2. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu có khí hậu đặc trưng của vùng núi cao, tuy nhiên vẫn

mang tính chung của khí hậu gió mùa chí tuyến, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu
trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ
ẩm cao; mùa khơ bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và
lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC-23ºC. Lượng mưa bình quân
năm từ 2.500-2.700 mm, phân bố khơng đều, hướng gió chủ yếu là gió Tây và gió
Đơng Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đơng Bắc.
1.2.2.3. Đặc điểm thuỷ văn và mạng lưới sơng suối
Tỉnh Lai Châu có hệ thống sông suối tương đối dày đặc, với 5,5-6 km sơng
suối/km2 nhưng ít có những con sơng lớn, chủ yếu là những con suối nhỏ có độ dốc
lớn. Về mùa khô thường thiếu nước. Chế độ thuỷ văn của khu vực chịu ảnh hưởng
của các con sơng chính như: Sơng Nậm Na, sông Nậm So và sông Nậm Mu. Sông
Nậm So có tổng diện tích là 150km2, là phụ lưu cấp 2 của sơng Đà có diện tích lưu
vực là 3400 km2, chiếm tới 13% tổng diện tích tồn khu vực. Sơng dài 165km, độ
dốc trung bình đạt 37,2%. Mùa lũ trong khu vực ngắn từ tháng 6 đến tháng 9 với


lượng nước chiếm khoảng 70% tổng lượng nước trong năm. Mùa cạn kéo dài 8
tháng, tháng 3 là thời kỳ nước bị thiếu hụt nghiêm trọng, lượng nước trong tháng 3
chỉ chiếm 1 đến 2 tổng lượng nước trong năm.

Hình 1.2. suối Đông Pao
1.2.2.4. Thảm thực vật

Hiện nay rừng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 19% diện tích vùng nghiên cứu,phát
triển chủ yếu trên địa hình các vùng núi cao trên 1500m ở phía Tây Phan Si Pan,
vùng núi đá vơi, đá phun trào ở phía Đơng Nam Sìn Hồ, các thượng lưu sông Nậm
Tần, Nậm Ten, Nậm Ban…Thảm thực vật phong phú và đa dạng từ các loại cây
nhóm gỗ quý (lát, dổi, sa mu…) đến các loại cây thân đốt, leo….Hiện nay, do phát
nương, làm rẫy nên diện tích rừng bị thu hẹp dần và các loại gỗ quí hiếm cũng đang
biến mất, các lồi động vật q, hiếm có số lượng giảm hoặc chúng đã di chuyển

sang vùng khác.
1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.3.1. Dân cư
Vùng nghiên cứu thuộc vùng núi Tây Bắc Việt Nam, dân cư thưa thớt, mật
độ dân cư phân bố không đồng đều, tập trung thành những bản nhỏ dọc các con
suối, khe hẻm, thung lũng giữa núi. Các điểm dân cư tập trung đông đúc là thành
phố Lai Châu, thị trấn Phong Thổ, Tam Đường.


Dân cư vùng nghiên cứu gồm nhiều dân tộc chung sống như Lừ, H ’mơng, Cùi
Chu, Dao, Dáy, Hà Nhì, Lô lô, Mảng, Thái, Thổ, Nhắng, Kinh…mật độ dân số 69
người/km2.
Trong những năm gần đây, hầu hết các xã trong huyện đều có trường cấp một,
phần lớn thanh niên trong vùng đã biết đọc, biết viết và nói tiếng phổ thông. Ở
thành phố Lai Châu, Thị trấn Tam Đường đã có trường cấp 2, cấp 3. Tuy nhiên ở
các bản làng xa xơi hẻo lánh người dân cịn gặp nhiều khó khăn. Đồng bào dân tộc
ít người cịn nhiều người mù chữ, tệ nạn mê tín dị đoan cịn phổ biến. Nhìn chung
trình độ dân trí và trình độ nghề nghiệp của người lao động thấp hơn so với các địa
phương khác trong cả nước.
1.3.2. Giao thông
Vùng nghiên cứu được nối với các vùng khác của miền Bắc bởi các tuyến đường
chính sau:
Hệ thống đường ơtơ:
Hà Nội – n Bái – Lào Cai – SaPa – Tam Đường (500km)
Hà Nội – Tuần Giáo – Lai Châu – Tam Đường (600km)
Hệ thống đường sắt: Hà Nội – Yên Bái - Lào Cai
Chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Thành phố Điện
Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D chạy tới thị
trấn Sa Pa (Lào Cai). Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây
Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà

Hệ thống đường thuỷ: Sơng Hồng đóng vai trị là tuyến giao thông nối liền
khu vực miền núi Tây Bắc với miền xi.
Ngồi các tuyến chính cịn các tuyến đường Phong Thổ - Dao San, Phong Thổ
- Thèn Sin - Tam Đường, Phong Thổ - Mường So, dọc sông Nậm Na, Sìn Hồ nhưng
việc đi lại trong vùng nghiên cứu cịn gặp nhiều khó khăn, đường mịn chật hẹp, khá
đốc, di chuyển chủ yếu bằng ngựa hoặc đi bộ. Về mùa mưa, đường trơn lầy lội rất
khó khăn trong việc đi lại. Tuy nhiên từ các mỏ (Nậm Xe, Đông Pao) tới thị trấn, thị


xã trong vùng việc đi lại dễ dàng hơn do được nối liền bởi đường đất ơtơ có thể đi
lại được.
Đường thuỷ cịn có con sơng Nậm Na chảy dọc phía Tây, sơng Nậm Ma chạy
dọc phía Đơng vùng nghiên cứu.
Cịn nhiều xã cịn chưa có đường ơtơ xuống trung tâm xã. Sự xuống cấp của hệ
thống giao thông vận tải cùng với sự lạc hậu của mạng lưới thông tin bưu điện, bưu
chính viễn thơng, hệ thống cấp điện, cấp nước… đang là những trở ngại lớn cho sự
phát triển kinh tế của vùng nghiên cứu.
1.3.3. Tình hình kinh tế xã hội
1.3.3.1. Tổ chức hành chính

Tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên là 9068,78 km 2, dân số đến 31/12/2011 là
404.825 người với mật độ dân số là 44,64 người/km2.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội khóa XI đã ban hành Nghị quyết số
22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó
có tỉnh Lai Châu được chia tách thành 2 tỉnh là tỉnh Lai Châu mới và tỉnh Điện
Biên. Tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên là 9.068,78 km2, bao gồm có các huyện:
Phong Thổ, Tam Đường, Mường Tè, Sìn Hồ và huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai.
Ngày 10 tháng 10 năm 2004 Chính phủ có Nghị định số 176/2004/NĐ-CP về việc
thành lập thị xã Lai Châu; ngày 30 tháng 10 năm 2008 Chính phủ ra Nghị định số
04/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Than Uyên để thành lập

huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Ngày 27 tháng 12 năm 2013 Chính phủ có Nghị quyết số 131/NQ-CP về việc thành
lập thành phố Lai Châu thuộc tỉnh Lai Châu. Như vậy đến cuối năm 2013, tỉnh Lai
Châu có 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm: Thành phố Lai Châu, huyện
Than Uyên, huyện Tân Uyên, huyện Tam Đường, huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ,
huyện Mường Tè và huyện Nậm Nhùn.
1.3.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

* Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm
qua Nông - Lâm nghiệp


- Sản xuất lương thực: Trong những năm vừa qua, tuy diện tích trồng cây
lương thực tăng khơng nhiều nhưng sản lượng lại tăng chứng tỏ ngành nông nghiệp
của tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ.
- Cây cơng nghiệp và cây ăn quả: Ngành nông nghiệp của tỉnh bước đầu đã
hình thành những vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Trong
những năm gần đây, mía là cây cho sản lượng cao nhất, chiếm 86,5 % tổng sản
lượng cây công nghiệp hàng năm.
- Thuỷ lợi: Hiện nay tỉnh có 970 cơng trình thuỷ lợi trong đó có 270 cơng
trình kiên cố, 700 cơng trình tạm, 350 km kênh gia cố, 750 km kênh đất tưới tiêu vụ
chiêm 4.400 ha và vụ mùa 14.000 ha góp phần đáng kể vào nâng cao sản lượng
nông nghiệp trong tỉnh.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong những năm qua chủ yếu là gia
súc có Trâu, Bị, Lợn, Ngựa, Dê, và gia cầm có Gà, Vịt, Ngan Ngỗng…
- Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất có rừng chiếm khoảng 38,5% diện tích đất
lâm nghiệp trong tồn tỉnh. Những năm ngần đây, được sự quan tâm của tỉnh và
chính sách giao đất khoán rừng của Nhà nước trên diện tích rừng trồng tăng đáng
kể.
* Giáo dục và y tế

Giáo dục: Về lĩnh vực giáo dục, Lai Châu có nhiều bước chuyển biến đáng
kể. Các trường học, lớp học, giáo viên và học sinh các cấp tăng nhanh cả về số
lượng và chất lượng đào tạo.
Việc thực hiện chương trình xoá mù chữ và phổ cập giáo dục, tỉnh Lai Châu cũng
đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần nâng cao trình độ dân trí của tỉnh.
- Y tế: Sau khi tách tỉnh, ngành y tế tỉnh gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong việc
nâng cấp bệnh viện huyện Tam Đường lên bệnh viện cấp tỉnh. Tuy nhiên, ngành y tế
không ngừng cố gắng trong những năm qua để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức
khoẻ và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
* Du lịch: Vùng nghiên cứu là một khu vực có phong cảnh thiên nhiên hữu
tình, giàu tiềm năng du lịch. Nơi đây cịn có các bản làng dân tộc với nhiều phong
tục tập quán vẫn nguyên sơ, có thể triển khai các tuyến du lịch sinh thái để đón
khách trong và ngoài nước.


1.4. Đặc điểm địa chất – khoáng sản vùng nghiên cứu

Hình 1.3. Bản đồ địa chất vùng nghiên cứu
1.4.1. Đặc điểm địa tầng
Trên diện tích nghiên cứu phân bố rộng rãi các thành tạo trầm tích phun trào
với thành phần đa dạng được hình thành từ Proterozoi đến Kainozoi. Chúng bao
gồm các phân vị sau:


+ Hệ tầng Suối Chiềng (PPsc2)
Thành phần gồm: Đá phiến biotit-epidot-sphen, amphibolit-epidot, xen
những lớp mỏng đá phiến felspat thạch anh mica và đá phiến hai mica.
+ Hệ tầng Sinh Quyền (PR1-2sq).
Thành phần đất đá của hệ tầng được mô tả từ dưới lên như sau:
- Phần dưới gồm: plagiogneis, amphibol-biotit; amphibolit, đá phiến thạch anh felspat

mica, các đá bị ép, phân phiến, cấu tạo dải và dạng gneis.
- Phần giữa: là các đá gneis biotit, plagiogneis hai mica, đá phiến thạch anh felspat
mica, xen các lớp mỏng amphibolit biotit.
- Phần trên phân bố rải rác dọc theo bờ phải suối Nậm Xe và ở phía Đơng Nam bản
Nậm Xe gồm đá phiến mica, đá phiến sericit, đá vôi bị hoa hóa màu rất trắng, phân
lớp dày, các lớp quarzit biotit màu xám nâu phân lớp mỏng từ một vài mm đến 510cm.
+ Hệ tầng Bản Páp (D1-2bp).
- Tập 1: đá vôi hạt nhỏ màu xám đen phân lớp mỏng xen các lớp đá vôi silic, đá vôi
chứa sét khi phong hóa có màu vàng nâu.
- Tập 2: Đá vơi kết tinh màu xám đến xám xám sáng, phân lớp dày kẹp giữa là lớp đá
vôi silic màu xám đen. Đá vơi màu xám đến xám sáng bị hoa hóa yếu.
+ Hệ tầng Si Phay (P1-2sp).
Hệ tầng Si Phay lộ ra thành một dải ở phía Bắc-Đơng Bắc vùng nghiên cứu,
được chia thành 2 tập:
- Tập 1: Đá phiến màu xám đen gồm vật chất hữu cơ xen ít đá phiến silic, bột kết, cát
kết và đá phiến sét có các vảy nhỏ muscovit.
+ Tập 2: Đá phiến sét silic màu đen.
Trong hệ tầng này có rất nhiều đai mạch nằm rải rác thuộc phức hệ Phong
Thổ có liên quan đến khoáng sản đất hiếm (mỏ đất hiếm Nậm Xe).
+ Hệ tầng Na Vang (P2nv).
Thành phần chủ yếu gồm đá vôi hạt nhỏ màu xám đen, xám sáng. Đá vôi hạt
mịn màu sáng phân lớp dày, dạng khối, đôi chỗ bị hoa hoá và dolomit hoá.


×