Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

phân tích nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn thực hiện ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.86 KB, 13 trang )

 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ 
CHỒNG KHI LY HÔNS1111111jjjkghjghj
THEO LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH NĂM 2014 VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM.

Học phần: Luật Hôn nhân và gia đình
Giảng viên: TS. Bùi Minh Hồng
Mã học phần: CIL2004 1
Họ và tên sinh viên thực hiện: Đỗ Tiến Dũng
MSV: 18063027
Lớp: K63LKDA

Tháng 06/ 2021


 

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA
VỢ CHỒNG KHI LY HÔN...................................................................................................3
1.1. Khái niệm cơ bản..........................................................................................................3
1.1. Khái niệm giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.................................................3
hôn .................................................3
1.2. Khái niệm nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn...............................3


hôn ...............................3
1.2. Vai trò của nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng
chồng khi ly hôn......................
hôn................ ...........
.....44
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
KHI LY HÔN..........................................................................................................................4
2.1. Nội dung nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn..............................4
2.1.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp
chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận.............................................................................4
thuận.............................................................................4
2.1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp
chế độ tài sản theo quy định pháp luật.
luật.........
................
...............
...............
................
................
.......................................6
...............................6
2.2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật
HN&GĐ 2014......................................................................................................................9
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CẢI THIỆN CÁC NGUYÊN TẮC
GIẢI QUYẾT TÀI SẢN
SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI
KHI LY HÔN...........................................
HÔN..................... .........................
...10
10

KẾT LUẬN...........................................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................11

1


 

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề chia tài sản khi vợ chồng ly hôn luôn là một vấn đề phức tạp, dễ nảy sinh mâu
thuẫn, tranh chấp. Các tranh chấp này khi phát sinh sẽ rất rối rắm, khó giải quyết bởi giải
quyết tranh chấp về chia tài sản chung gắn liền với quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng nên có
nhiều tình tiết khó làm sáng tỏ bởi trong q trình hơn nhân có những thỏa thuận, xác lập,
định đoạt tài sản của vợ chồng mà chỉ họ mới biết được.
Luật Hơn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành
đã có những quy định pháp lý để giải quyết những tranh chấp về chia tài sản của vơ chồng khi
ly hôn, tuy vậy, thực tiễn áp dụng cho thấy Luật HN&GĐ 2014 còn một số vướng mắc, bất
cập gây khó khăn trong cơng tác áp dụng cũng như giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi
ly hôn. Điều đó địi hỏi phải có sự hồn thiện, bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật
HN&GĐ về vấn đề này để có thể đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn. Việc nghiên cứu
các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ giúp chúng ta thấy được các ưu
điểm cũng như những mặt hạn chế tồn đọng để từ đấy đề ra phương hướng, giải pháp hoàn
thiện quy định pháp luật.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ, phân tích nội dung các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn.
Từ đó chỉ ra những điểm cịn hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay
cũng như trong thực tiễn áp dụng các nguyên tắc, đưa ra được phương hướng, giải pháp hoàn
thiện các nguyên tắc, các quy định pháp luật.
3. Đối phượng, phạm vi nghiên cứu

- Các văn bản pháp luật
- Các luận văn, luận án, tạp chí khoa học
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp, so sánh, phân tích
2


 

CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ 
CHỒNG KHI LY HÔN
1.1. Khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản phát sinh trong q trình hơn nhân do cơng sức
của một hoặc cả vợ lẫn chồng, tài sản được tặng cho, tài sản vợ chồng được thừa kế chung. Vì
tính sở hữu chung của cả vợ và chồng nên khi ly hôn, việc chia tài sản giữa hai người rất
 phức tạp, nhiều vấn đề phải xác định và giải quyết. Nếu vợ chồng khơng thể tự thỏa thuận
giải quyết thì phải đưa ra tòa án để giải quyết, Những tranh chấp về hơn nhân và gia đình
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án “1.
“ 1. Ly hơn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi
ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn. 2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong 
thời kỳ hôn nhân”1
Từ đó, giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn có thể hiểu là giải quyết tranh chấp
về chia tài sản của vợ chồng, là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của nhà nước, trong
đó hội đồng xét xử cần căn cứ vào những quy phạm pháp luật hơn nhân và gia đình, quy
 phạm pháp luật dân sự,… để giải quyết, đưa ra quyết định hoặc bản án một cách linh hoạt,
xác định được quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản.
1.2. Khái niệm nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Hoạt động giải quyết tài sản của vợ chồng phải được tuân theo những thủ tục, trình tự

theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc giải quyết tài sản theo pháp luật hơn nhân và gia
đình về cơ bản chính là những quy định pháp luật, việc áp dụng những nguyên tắc này là một
hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó có sự can thiệp của Nhà nước nhằm áp dụng các
quy định mang tính định hướng để phân định tài sản của vợ chồng.
Vậy có thể hiểu, các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn là những
những nguyên tắc chung nhất, những quy định cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình,
1

 Khoản 1, 2 điều 28. Những tranh chấp về hơn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
án,, Luật Tố tụng
dân sự

3


 

 pháp luật khác có liên quan trong việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Những
nguyên tắc được đặt ra nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và những
chủ thể khác có liên quan
1.2. Vai trị của ngun tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
  Nguyên tắc giải quyết tài
tài sản của vợ chồng khi ly
ly hôn được xác định là kim chỉ nam
cho các hoạt động, các quy định khác trong luật hôn nhân và gia đình. Các nguyên tắc là là
căn cứ pháp lý để giải quyết việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, là công cụ pháp lý để
 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ hơn nhân và những chủ thể
khác có liên quan. Bởi khi giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn, tồn án phải xem xét
đến những phần công nợ, nghĩa vụ của vợ chồng đối với bên thứ ba chứ không chỉ đơn thuần
là phân chia tài sản giữa hai vợ chồng


CHƯƠNG 2:
\NỘI DUNG NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY
HÔN THEO LUẬT HN&GĐ 2014
2.1. Nội dung nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2.1.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế 
độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận.
So với Luật HN&GD 2000, Luật HN&GĐ 2014 đã thừa nhận thêm một chế độ tài sản
mới, đó là chế độ tài sản thỏa thuận. Chế độ tài sản thỏa thuận là tập hợp các quy tắc thỏa
thuận, do chính vợ chồng tự xây dựng nên dựa trên cơ sở pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ
tài sản của vợ chồng, “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa
thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hơn, bằng hình thức văn bản có cơng 
chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ 
ngày đăng ký kết hôn” 2.

2

 Điều 47 Luật HN&GD 2014

4


 
 

Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản
theo thỏa thuận. Tuy vậy, thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hơn, bằng hình thức văn
 bản có cơng chứng hoặc chứng thực và chế độ tài sản của vợ chồng sẽ có hiệu lực kể từ thời
điểm đăng ký kết hơn. Vì vậy, khi ly hơn mà có u cầu chia tài sản chung thì Tịa án sẽ xem
xét, nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tịa

án tun bố vơ hiệu tồn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản
của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa
thuận khơng rõ ràng hoặc bị vơ hiệu thì áp dụng các quy định áp dụng theo luật định, những
thỏa thuận có hiệu lực vẫn được tơn trọng và thực hiện. 3
Chế độ tài sản theo thỏa thuận là một điểm rất tiến bộ và cởi mở của pháp luật hơn
nhân và gia đình của Việt Nam, cho phép các cặp vợ chồng được lựa chọn chế độ tài sản phù
hợp với mình. Đương nhiên những thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản vẫn có thể bị vô
hiệu nếu như không tuân thủ quy định của pháp luật, rơi vào những trường hợp cụ thể như:
(1) Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và
các luật khác có liên quan, (2) Khơng tn thủ các ngun tắc về chế độ tài sản của Luật
HN&GĐ (nguyên tắc chung, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, ...), (3) Nội dung của thỏa
thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích
hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình 4
Được hình thành giữa trên sự thỏa thuận giữa hai bên, pháp luật HN&GĐ quy định cụ
thể về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, đồng thời cũng cho
 phép vợ chồng được quyền sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận. Nói là thỏa thuận,
nhưng chế độ tài sản này cũng giống như một hợp đồng dân sự khi quy định thỏa thuận có
hình thức là văn bản và được công chứng hoặc chứng thực. Những quy định này được đặt ra
nhằm ngăn chặn những mâu thuẫn giữa hai bên, đảm bảo tính trung thực trong thỏa thuận của
hai bên bởi trong việc chia tài sản chung của vợ chồng còn liên quan đến những chủ thể khác,
 bên thứ ba, những quy định này sẽ là cơ sở quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể liên quan đến chia tài sản của vợ chồng khi ly hơn.
3

 Nguyễn Xn Bình - Lêtac-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-ly-hon
Văn Anh, Nguyên tắc chia tài sản
chung của vợ, chồng
khi15/06/2021
ly hôn,
hôn , hps://tapchitoaan.vn/baiTruy cập

viet/phap-luat/nguyenviet/phap-luat/nguyen-tac-chia-tai-san-chung-cua-vo-c
hong-khi-ly-hon
4
 Điều 50 Luật HN&GD 2014

5


 

2.1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế 
độ tài sản theo quy định pháp luật.
Chế độ tài sản theo luật định là nền tảng trong chế độ tài sản chung của vợ chồng. Chế
độ tài sản của vợ chồng theo luật định được quy định của thể trong Luật HN&GĐ 2014 gồm
các nội dung cơ bản sau
a) Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng
Quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hơn nhân và gia đình nói riêng đều tơn
trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể hay nói các khác là tôn trọng sự thỏa thuận của vợ 
chồng đối với tài sản chung khi ly hơn. Trong q trình giải quyết tranh chấp chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hơn, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ
khối tài sản chung. Tất nhiên thoả thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật về hơn
nhân và gia đình. Sự tự nguyện thỏa thuận, ý chí đồng thuận của các bên ln được tơn trọng
dù trong bất kỳ trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận hoặc
theo luật định. “Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ,
chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều
này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ 
chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hơn được áp dụng theo thỏa thuận đó;
nếu thỏa thuận khơng đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4
5


và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.”
 b) Nguyên tắc đảm bảo
bảo sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
Cơng bằng, bình đẳng chính là ngun tắc cơ bản của pháp luật, vợ và chồng có quyền
và nghĩa vụ như nhau trong mọi mặt, “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ
ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công 
dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan” 6 

5
6

 Khoản 1 điều 59 Luật HN&GĐ 2014
 Điều 17 Luật HN&GĐ 2014

6


 
 

Khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đơi, bởi lẽ hình thức sở hữu
chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất, được sử dụng để đảm bảo nhu cầu đời sống
chung của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
đối với tài sản chung là như nhau. Thế nhưng không phải trường hợp nào, tài sản nào cũng
được chia theo nguyên tắc
tắc đó, theo khoản 2 Điều 59 L
LUẬT
UẬT HN&GĐ 2014 và khoản 4 Điều
7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP7 tài sản khi chia phải

tính đến các yếu tố như: (1) Hồn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; (2) Cơng sức đóng góp
của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; (3) Bảo vệ lợi ích
chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện
tiếp tục lao động tạo thu nhập; (4) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ 
chồng
Để nắm rõ các yếu tố trên, khơng chỉ địi hỏi Thẩm phán phải nắm vững các quy định
của pháp luật mà còn phải thu thập, kiểm tra kĩ mọi vấn đề liên quan tới tài sản: hồn cảnh
các bên, cơng sức đóng góp… Cũng như phải có sự hiểu biết đúng đắn, chính xác và đầy đủ
về các tiêu chí này nhằm phân chia tài sản được chính xác, tránh những sai sót, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên.
c) Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chi bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị
được hưởng
Thực tiễn cho thấy phân chia tài sản cho vợ chồng khi ly hôn bao giờ cũng phức tạp,
nguyên tắc này sẽ giúp cho Toà án chủ động hơn trong khi phân chia nhằm mục đích: chia tài
sản khơng làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, Toà án
 phải chú trọng trong việc ưu tiên chia bằng hiện vật tương ứng, chỉ khi nào không thể chia
 bằng hiện vật thì mới tiến hành chia cho một bên nhận hiện vật và bên này có nghĩa vụ trích
chia tương ứng giá trị bên kia được nhận 8. Tuy nhiên khi khơng thể chia bằng hiện vật thì ai
sẽ được nhận tài sản là hiện vật và thanh tốn cho bên kia phần giá trị chênh lệch khơng phải
là một vấn đề đơn giản. Điều đó đặt ra một yêu cầu đối với Thẩm phán phải xem xét nhiều
7

 Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ tư pháp (2016), Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành

một
số quy
địnhBình
của-luật
hơnAnh,
nhânNgun

và gia đình
 Nguyễn
Xn
Lê Văn
tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn,
hôn , hps://tapchitoaan.vn/baiviet/phap-luat/nguyen-tac-chia-tai-san-chung-cua-vo-c
viet/phap-luat/nguyentac-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-ly-hon
hong-khi-ly-hon, Truy cập 15/06/2021
8

7


 

mặt, nhiều khía cạnh, đánh giá khách quan mới có thể đưa ra quyết định hợp lý, đảm bảo
công bằng, tránh nảy sinh xung đốt, tranh chấp sau này.
d) Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng
Trong quá trình giải quyết tài sản, tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được chia theo
quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận, nhưng đó chỉ là phần tài sản chung, tải sản riêng
của vợ chồng vẫn sẽ được giữ nguyên quyền sở hữu. “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài
 sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng 
trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38,
39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà
theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài
 sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng, …” 9 Tài sản riêng của vợ chồng
chỉ bị chia trong trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung, trong trường hợp có sự
sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản
thì được thanh tốn phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp
vợ chồng có thỏa thuận khác 10

e) Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản
để tự ni mình
 Ngun tắc được đặt ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, ngăn chặn
tàn dư của chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, coi rẻ con cái. Theo góc nhìn của pháp luật
HN&GĐ Việt Nam, sau khi ly hôn, phụ nữ và trẻ em thường gặp nhiều khó khăn về cả vật
chất lẫn tinh thần hơn, pháp luật đưa ra các quy định nhằm tạo điều kiện giúp nhóm đối tượng
này mau ổn định cuộc sống hơn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực. Quy định này có ý nghĩa
đặc biệt trong trường hợp vợ chồng ly hơn vì con cái mất năng lực hành vi dân sự, khơng đủ
khả năng tự chăm sóc bản thân.

9

 Điều 43 Luật HN&GĐ 2014
 Khoản 4 điều 59 Luật HN&GĐ 2014

10

8


 

Tuy vậy, ngun tắc này hiện nay có lẽ khơng cịn phù hợp. Khi mà nam nữ bình đẳng,
quyền lợi của phụ nữ khơng cịn bị hạn chế so với thời đại trước, họ cũng là những người có
khả năng làm việc, lao động, thu nhập không kém đàn ông, vậy nên, nếu người vợ được bảo
vệ quyền và lợi ích hợp thì người chồng cũng phải được như vậy. Có vậy mới đảm bảo cơng
 bằng giữa vợ và chồng
2.2. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật
HN&GĐ 2014

Qua từng năm, số vụ việc ly hôn ngày càng tăng, năm 2019 các vụ án hơn nhân và gia
đình mà Tịa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 256.793 11. Sự tăng nhanh
không chỉ về số lượng vụ án mà cả về độ phức tạp. Qua nghiên cứu chung về việc giải quyết
các vụ án về ly hơn, phần nào có thể nói chất lương xét xử tại Việt Nam ngày càng nâng cao,
góp phần hạn chế vi phạm pháp luật về HN&GĐ, đảm bảo lợi ích của các chủ thể có liên
quan. Bên cạnh những mặt tích cực, việc áp dụng nguyên tắc giải quyết tài của vợ chồng khi
ly hôn theo Luật HN&GĐ 2014 còn một số điểm hạn chế. Một số tòa án chưa áp dụng tốt các
quy định về đánh giá công sức đóng góp, dẫn đến việc chia tài sản chung chưa đảm bảo công
 bằng cho các bên. VD: Anh P và chị S là vợ chồng, năm 2011 anh chị vay mượn tiền để mua
sắm máy móc, tài sản phục vụ cơng việc làm. Sau đó nảy sinh mâu thuẫn, anh P bỏ nhà đi để
một mình chị S nuổi con và làm ăn để trả nợ. Sau này chị S phát đạt thì anh P quay về địi ly
hơn chia tài sản. Bản án sở thẩm của TAND huyện Châu Thành và bản án phúc thẩm số
27/HNGĐ – PT ngày 28/09/2017 của TAND tỉnh Kiên Giang đã xử chia đơi tồn bộ tài sản
chung của hai vợ chồng, mỗi người được hưởng 482.500.000 vnđ => Anh P khơng đóng góp
gì nhiều, lại bỏ bê vợ con nhưng vẫn được chia một khoản tiền rất lớn dựa trên công sức lao
động, tích cóp của chị S.
Trên thực tế, tất cả các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn đều có
những trường hợp, vụ việc vi phạm, áp dụng chưa đúng quy định pháp luật. Bởi việc áp dụng
các nguyên tắc này phụ thuộc nhiều vào nhận thức, khả năng phân tích, vận dụng pháp luật
11

 Tịa án nhân dân tối cao, Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm cơng tác năm 2020 của

các tịa án

9


 
 


của các Thẩm phán. Cũng khơng thể hồn tồn trách các thẩm phán, bởi những nguyên tắc
này còn dựa trên nhiều yếu tố khách quan mà pháp luật không thể bao hàm hết, một vài quy
định của pháp luật còn chưa rõ ràng, nhiều lỗ hổng như khoản 1 điều 50 Luật HN&GĐ 2014
(Trường hợp nếu một hoặc các bên vợ chồng khơng ai có u cầu tun bố thỏa thuận về chế
độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu mà có căn cứ thuộc trường trường hợp tại khoản 1 Điều 50
LUẬT HN&GĐ năm 2014 thì Tịa án có quyền tự tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng bị vô hiệu hay không? Khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP quy định “Khi giải quyết ly hơn nếu có u cầu tun bố thỏa thuận về chế 
độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tịa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia
tài sản của vợ chồng khi ly hơn”.
hơn” . Như vậy thì khi nào có u cầu thì Tịa án mới được xem
xét và tun bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu. Vấn đề pháp lý đặt ra
khi thỏa thuận đó thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 50 LUẬT HN&GĐ nhưng một hoặc các
 bên vợ chồng khơng có u cầu tun bố thỏa thuận đó vơ hiệu thì phải giải quyết như thế
nào. Bởi một thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng chỉ bị vô hiệu khi có sự thừa nhận thể
hiện qua tun bố vơ hiệu được nêu trong bản án của Tịa án, khi khơng có nội dung này đồng
nghĩa với thỏa thuận đó có hiệu lực) 12. Việc áp dụng các nguyên tắc còn hạn chế một phần
còn do nhận thức của người dân về vấn đề này cịn chưa cao, khơng nắm bắt được các quy
định của pháp luật.

CHƯƠNG 3:
KIẾN NGHỊ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CẢI THIỆN CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI
QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HƠN
Để có thể cải thiện các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn, chúng ta
cần nhìn vào thực tiễn áp dụng các ngun tắc này để có thể nhìn thấy những điểm hạn chế
còn tồn đọng. Các quy định trong Luật HN&GĐ 2014 cịn nhiều mặt hạn chế, hồn thiện các
quy định pháp luật sẽ là bước đầu để hoàn thiện các nguyên tắc này, việc sửa đổi các quy
12

 Nguyễn Xuân Bình - Lê Văn Anh, Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn,

hôn , hps://tapchitoaan.vn/baiviet/phap-luat/nguyen-tac-chia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-ly-hon
viet/phap-luat/nguyen-tac-chia-tai-san-chung-cua-vo-c
hong-khi-ly-hon, Truy cập 15/06/2021

10


 

định pháp luật phải gắn với thực tiễn tình hình hiện nay trong vấn đề chia tài sản, đồng thời
cũng phải có tầm nhìn, dự trù được những trường hợp có thể xảy ra trong tương lai, tránh việc
sửa đổi liên tục bộ luật, dẫn đến việc khó theo dõi nắm bắt cho người dân, khiến người dân
nghi ngờ khả năng lập pháp của Nhà nước. Vì Thẩm phán là người trực tiếp đưa ra quyết định
chia tài sản, vậy nên việc nâng cao trình độ chun mơn, hiểu biết của Thẩm phán là cực kì
cần thiết trong việc áp dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn. Ngồi
ra cịn cần đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề này, rất
nhiều tranh chấp, xích mích đến từ sự thiếu hiểu biết của người dân.

KẾT LUẬN
Các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hơn có vai trị quan trọng trong
việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, là thước đo giá trị hợp pháp của mọi nguyên
twacs, mọi quy phạm pháp luật của Luật HN&GĐ. Là căn cứ pháp lý để giải quyết việc chia
tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, công cụ hữu hiệu để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ
của những người liên quan. Dù hữu hiệu và quan trọng như vậy, trong quá trình áp dụng vào
thực tiễn, một số quy định khơng cịn phù hợp, một số quy định chưa cụ thể, thiếu chi tiết dẫn
đến có nhiều cách hiểu khác nhau, chưa kể tới việc áp dụng các nguyên tắc này còn phụ thuộc
rất nhiều vào các Thẩm phán. Vậy nên, cơ quan thẩm quyền cần nghiên cứu, ban hành các
văn bản hướng dẫn quy định chi teeits hơn, cụ thể hơn để người dân có thể hiểu rõ các quyền
và nghĩa vụ của minh, đồng thời cũng giúp Thẩm phán có thêm các cơ sở để giải quyết, phân
chia tài sản hợp tình hợp lý, tránh được mâu thuẫn hai bên.


11


 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật HN&GĐ 2014
2. Luật Tố tụng dân sự 2015
3. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ tư pháp (2016), Thông tư
liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành một số quy định
của luật hôn nhân và gia đình
4. Nguyễn Xuân Bình - Lê Văn Anh, Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn,
/>ap-luat/nguyen-tac-chia-tai-san-chung-c
hia-tai-san-chung-cua-vo-chong-khi-lyua-vo-chong-khi-ly />hon , , Truy cập 15/06/2021
hon
5. Tịa án nhân dân tối cao, Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng
tâm công tác năm 2020 của các tòa án
6. Lê Vân Anh (2019), Luận văn thạc sĩ luật học Trường Đại học Luạt Hà Nội, Áp dụng
nguyên tắc pháp luật hơn nhân và gia đình về giải quyết tài sản cảu vợ chồng khi ly hơn tại
tịa án.

12



×