Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 31 trang )

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH

1


LỜI GIỚI THIỆU
Giữa lịng đất Việt có vùng đất mang tên Bình Định. Trải qua nhiều thời kỳ
lịch sử, “miền đất võ” được hình thành và ngày đang dần phát triển, hồn thiện,
khốc lên cho mình một “màu áo riêng” góp phần tạo nên vẻ đẹp trù phú cho
quê hương tổ quốc.
Dọc theo đường biển miền Trung, Bình Định hiện lên với vô vàn cảnh đẹp
do thiên nhiên ban tặng. Mảnh đất đầy nắng và gió này đã ni dưỡng khơng ít
thiên tài cống hiến cho sự nghiệp của nước nhà. Nơi ấy đã cùng bao con người
lớn lên và trưởng thành kể cả về thể chất lẫn tâm hồn. Thật tự hào biết bao khi
được trở thành người con xứ nẫu!
Từng chứng kiến cảnh lầm than, khốn khổ của nhân dân qua nghìn năm Bắc
thuộc, gần một trăm năm man mác dưới gót giày của bọn thực dân, đế quốc
Pháp- Mỹ. Và đặc biệt hơn nữa là nằm ở vị trí địa lý chịu nhiều cảnh thiên tai
đã khơng ít lần những trận bão, lũ lụt, hạn hán,... tàn phá một cách đáng sợ.
Song Bình Định vẫn khơng ngừng cố gắng nổ lực vực dậy để khẳng định vị thế
của mình. Điều đó được thể hiện rõ hơn qua sự đổi mới và phát triển về mọi
mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nghệ thuật... Đặc biệt là sự thay đổi rõ
rệt qua cơ sở hạ tầng ở địa phương cũng được củng cố và nâng cấp lên một tầm
cao mới. Chính sách nơng thơn mới đã và đang được triển khai dần dần xóa đói
giảm nghèo cho bà con ở vùng quê này. Hằng năm địa phương đã đóng góp
khơng ít ngân sách vào GDP cả nước. Quả nhiên là một chuyển biến đáng vui
mừng.
Ngày nay, Bình Định được mọi người trong nước và bạn bè biết đến là một
trong những địa điểm du lịch hết sức nổi tiếng. Nhờ thiên nhiên đãi ngộ, phú


cho nhiều danh lam thắng cảnh đặc sắc, nổi bật cộng thêm sự đa dạng về văn
hóa, lẫn sự hiếu khách và thân thiện của người dân là một trong nhưng yếu tố
giúp thu hút lượng khách đến tham quan, khám phá. Sự kết hợp ấy rất hài hòa.
Điểm được nhấn mạnh ở đây là văn hóa ở Bình Định khá thú vị. Nếu như ở
Bắc bộ có vùng văn hóa Đơng Sơn, Nam bộ có vùng văn hóa Ĩc eo nổi tiếng thì
Trung bộ nói chung và Bình Định nói riêng ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa
sa huỳnh, cùng với đó là sự đen xen giữa nền văn hóa Chăm ba đã giúp cho nền
văn hóa ở đây trở nên phong phú, đặc sắc hơn nơi nào hết.
Về văn hóa vật thể, tơi khơng rõ là nó có bao nhiêu nữa nhưng trong sự tìm
hiểu và biết được với tư cách là một người dân ở địa phướng thì nó rất nhiều.
2


Một trong những văn hóa nổi tiếng như: Tháp đơi- mang màu sắc kiến trúc của
vương quốc Chăm-pa, ghềnh ráng tiên sa- Quy Nhơn, Cầu Nhơn Hội- được xem
là cây cầu dài nhất Đông Nam Á mang một nền kiến trúc hiện đại của Pháp
thuộc, Tượng phật chùa Ông Núi( Cát Tiến- Bình Định) là một tượng lớn nhất
Đơng Nam Á, hịn Vọng Phu- mang một câu chuyện cổ tích dân gian, Hồ Núi
Một( An Nhơn- Bình Đinh)… Và cịn nhiều địa điểm hấp dẫn khác nữa mà ở
đây tôi không thể nào kể cho siết.
Dưới đây mà một số hình ảnh minh họa:

Hình 1:Tổng hợp của một số bạn trẻ Bình Định trên fanpage Bình Định
( />
Dịng văn hóa phi vật thể ở Bình Định vơ cùng phong phú như: Hoạt động
lễ hội, hát bội (tuồng), nhạt võ Tây Sơn ca kịch bài chòi múa hát bá trạo của cư
dân miền biển… là những món ăn tinh thần đặc sắc không những đối với nhân
3



dân Bình Định mà cịn là đặc sản để giới thiệu ra ngoài tỉnh và khách quốc tế.
Các lễ hội mang tính chất truyền thống và đậm chất dân gian nếu được duy trì,
phát huy cũng sẽ là bộ mặt tương lai của Bình Định như: Lễ hội chiến thắng
Đống Đa (Tây Sơn), Lễ hội văn hóa - thể thao miền núi, Lễ hội văn hóa - thể
thao miền biển… và một số các lễ hội mang tính chất tín ngưỡng và giàu tính
nhân văn của ba dân tộc thiểu số miền núi: Bana, Chăm, H’re sống trên đất Bình
Định là mạch nguồn bồi đắp nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong
số đó hát bội hay còn gọi là tuồng rất nổi tiếng và nơi đây được xem như là cái
nôi của bộ môn nghê thuật khơng chun này.

Hình 2:Hát bội Xn Thạnh, nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Hồng Phù Mỹ - Bình Định

Bình Định là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển gắn liền với tên tuổi của
Đào Duy Từ (Hiện nay đền thờ danh nhân Đào Duy Từ ở tại phường Hoài Thanh
Tây, thị xã Hoài Nhơn, cách quốc lộ 1A 2 km), Đào Tấn. Các đồn hát tuồng
trong tỉnh được hình thành ở khắp các huyện. Với sự giao lưu của nghệ thuật
tuồng và võ Bình Định đã đưa tuồng Bình Định lên một tầm cao mới khác lạ
hơn so với các đoàn tuồng của Huế hay Nguyễn Hữu Dỉnh của Quảng Nam.
Tuồng còn gọi là "hát bội" hay hát bộ sở dĩ nó có tên gọi như thế là vì ngồi
việc hát thì yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một vở tuồng hay và đặc sắc là
hành động điệu bộ của các đào kép. Việc kết hợp võ thuật vào các màng nhào
lộn, đánh trận ở mỗi đồn có khác nhau tùy theo trình độ của đào kép. Trước
kia khi hát bội cịn thịnh hành thì có nhiều đồn hát nhưng những năm gần đây
dưới sự biến động của kinh tế thị trường thì nhiều đồn dần giải tán, bộ mơn
văn hóa nghệ thuật dân tộc này có nguy cơ thất truyền. Lúc còn thịnh hành các
4


đoàn hát bội thường được các làng, những gia chủ giàu có hay các lăng, đình
ven biển mời về biểu diễn. Sau những màn diễn hay người cầm chầu ném tiền

thưởng lên sân khấu. Vì thế mới có câu "Ở đời có bốn cái ngu: Làm mai, lãnh
nợ, gác cu, cầm chầu" thường thì sau đêm hát cuối cùng các đồn hay hát màn
"tơn vương" để chúc tụng gia chủ, làng xóm gặp nhiều may mắn và cuối màn
"tơn vương" thì thường hát câu: "Rày mừng hải yến Hà Thanh - nhân dân an lạc
thái bình âu ca" hay "ngũ sắc tường vân khai Bắc khuyết - nhất bôi thọ tửu chúc
Nam san". Năm 2014, hát Bội Bình Định được cơng nhận là di sản văn hóa phi
vật thể cấp quốc gia.
(“Hát Bội Bình Định là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của Trần Hoa
Khá, báo Tuổi trẻ olline, />
hoa-phi-vat-the-quoc-gia-968010.htm)
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Một trong những điều khiến tôi băn khoăn nhất trong việc chọn đề tài đó
chính là khơng biết mình có đủ khả năng để trình bày cho mọi người thấy hết
được sự hấp dẫn và hứng thú của bộ môn nghệ thuật không chuyên này hay
không - bởi tôi là thể hệ 10x việc được tiếp cận hát bội (tuồng) không được
nhiều. Tơi chỉ biết nó lúc tơi cịn nhỏ mà khi ấy sự non nớt, ham chơi, vô tư của
trẻ con khiến tôi không cảm nhận ra cái hay của chúng. Khi ấy, cứ mỗi lần có
một đồn nào đó về biểu diễn ở miếu hoặc ở bãi biển của làng thì tơi điều vui
mừng. Vì mình có cơ hội để được đi chơi với lũ trẻ trong xóm đến tối khuya,
đến đó bọn nhỏ chúng tơi thường hay chạy nhảy, vui đùa, cười dỡn rồi thậm chí
“ăn hàng” ở quanh ấy. Bà và mẹ hay bảo chốn linh thiên căn dặn chị em nhà tơi
trước khi đi đến đó khơng được nghịch nhưng đến đó thì sự “xa ngã” đã khiến
chúng tơi qn đi lời dặn. Và đó cũng khơng phải là chuyện gì của riêng tơi nữa
mà nó cịn là câu chuyện của hầu hết tụi con nít ở q. Thích thật! Có xem được
gì, hiểu được gì đâu mà mỗi lần đến dịp như vậy tôi hao hức lắm, cứ nhắm độ
khoảng thời gian lễ gần diễn ra thì lại để dành, tiết kiệm thậm chí là làm những
công việc nhẹ như: Bắt ốc bưu, nhặt ve chai, lặt ớt cho người ta để kiếm tiền
cho đến bữa đó thì tha hồ mà ăn uống, mua đồ chơi thỏa thích. Đến bây giờ lớn
lên, khi xa q tơi khơng cịn cơ hội như vậy nữa để ùa về kí ức, tuổi thơ - một
thời, từ đó tơi đã tự tin quyết định chọn Nghệ thuật hát bội (tuồng) ở quê hương

Bình Định để tiến hành nghiên cứu những điều mà lúc nhỏ mình khơng kịp nhìn
nhận, hoặc vơ tình bỏ lỡ khám phá. Và đó cũng là một trong những lí do.

5


Điều thứ hai khiến tôi chọn đề tài này là vì Bình Định - một vùng q chơn
nhau cắt rốn của tơi có rất nhiều cảnh đẹp, văn hóa thì đặc sắc, nhưng điều đáng
buồn là nó ít được mọi người biết đến. Cho nên thông qua cơ hội này tôi muốn
truyền cảm hứng khám phá vùng đất mới này cho các bạn. Cụ thể Nghệ thuật
hát bội sẽ dẫn dắt các bạn đến nơi có nhiều điều bí ẩn này.
Đặc biệt hơn nữa, nghệ thuật không chuyên hát bội (tuồng) ở Bình Định đã
trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia vào năm 2014 nhưng lại ngày
càng bị mai một. Với nền kinh tế thị trường hiện đại hôm nay, hát bội đã dần
mất đi vị thế của mình và rất ít người biết, quan tâm đến nó. Đáng buồn và cần
được thức tỉnh hơn với truyền thống văn hóa tốt đẹp này nhưng lại có nguy cơ
bị xóa sổ thì quả là một điều lo ngại. Chính vì thế nó lại giúp tơi có thêm động
lực hơn nữa để nghiên cứu, giới thiệu đến các bạn trẻ để mọi người cùng nhau
bảo tồn và phát huy vẻ đẹp văn hóa của Bình Định nói riêng, đất nước Việt Nam
nói chung.

I.

Nền tảng nghiên cứu nghệ thuật hát bội (tuồng) Bình Định
1. Cơ sở lí luận

Khái niệm: Hát bội (hay còn gọi là tuồng) là bộ mơn nghệ thuật có nguồn
gốc từ văn hóa Trung Hoa, tuồng là tuồng lng, ngồi giọng hát thì buộc người
nghệ sĩ phải kết hợp các điệu bộ, cử chỉ, hành động để lột tả hết tính cách của
nhân vật. Thường các vỡ diễn hay nói về các hiện tượng tạo hóa của tự nhiên,

phản ánh sâu sắc sinh hoạt hằng ngày của nhân dân như đánh bắt thủy hải sản,
gặt hái… Ngồi ra cịn thể hiện lịng tự tơn, u nước qua những vị anh hùng
của dân tộc nổi tiếng nhất là vỡ tuồng Hồ Quý Ly của cố tác giả Xn Yến.
Tuồng Việt Nam nói chung và Bình Định được xem như là một thể loại nghệ
thuật dân gian, bởi qua mỗi vỡ diễn đều có cốt truyện, có diễn biến, kết cấu đầu
cuối chặt chẽ và đặc biệt hơn là nó được truyền miệng từ đời này sang đời khác
và dần dần trở thành một làng nghề truyền thống của nhân dân, nổi bật ở đây là
hát bội ở Bình Định.
Khái niệm: Nghệ thuật (tiếng Anh: art) là một loạt những hoạt động khác
nhau của con người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra. Bài viết
này chủ yếu tập trung vào các môn nghệ thuật thị giác, bao gồm việc tạo ra
những hình ảnh hay vật thể trong những lĩnh vực như hội họa, điêu khắc, đồ họa
in ấn, nhiếp ảnh, và những phương tiện truyền thơng hình ảnh khác.

6


Vậy cịn nghệ thuật hát bội là gì? Nghệ thuật hát bội là những tư duy, sáng
tạo của con người trong hát bội kể cả về nội dung tuồng, trang phục, lối diễn
xuất được thể hiện một cách điêu luyện, hấp dẫn trên sân khấu…
Về lí luận: Trên cơ sở tài liệu, sách, báo, tạp chí… có rất nhiều thế hệ đi
trước đã nghiên cứu và lĩnh hội thuần thạo về mơn nghệ thuật này với mục đích
là phục hưng lại truyền thống văn hoa của dân tộc, bởi ngày nay hát bội đã dần
bị quên lãng và thế hệ sau ít ai biết về sự tồn tại của nó.
Trên cơ sở đó, bằng những gì có được của các cơng trình nghiên cứu trước
dựa vào đó tơi đã biến nó thành nền tảng li luận để tiện cho việc tìm hiểu của
mình, sau đó phát triển thêm để nó cụ thể, chi tiết, dễ hiểu hơn để dễ tiếp cận
đến với bạn đọc và trong đó thế hệ 10x là mục tiêu tôi muốn đến đặc biệt là các
bạn trẻ ở Bình Đinh. Vì sao ư? Để trình bày một cách đơn giản nhất là vì họ là
những thế hệ tiếp bước sau, họ có sứ mệnh rất quan trọng là lưu giữ và phát huy

truyền thống quý báu của dân tộc và Bình Định - cái nơi của nghệ thuật thì càng
phải hiểu biết văn hóa của q hương mình để lan tỏa cảm hứng cho người khác
nhất là các đồng bào nước ngoài…
“Đào Tấn và hát bội Bình Đinh” của Quách Tấn - Quách Giao là cuốn sách
được xuất bản vào năm 2007 tại Nhà xuất bản văn hóa dân tộc là tiền đề cho
việc xây dưng ý tưởng, nơi dung nghiên cứu đề tài của chính bản thân tơi. Vì lẽ
nó khá chi tiết và hồn thiện cho nghệ thuật hát bội Bình Định. Bên cạnh đó thì
cũng có các tài liệu liên quan như báo tuổi trẻ olline, báo điện tử Bình Định,
“Di sản văn hóa quốc gia”… và các nguồn tạp chí khác. Ngồi ra cịn có các
luồng thơng tin từ các cụ già ở Bình Định…
2. Cơ sở thực tiễn
Những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc nghiên cứu nghệ thuật hát bội
Bình Định: là vùng đất gần với những vùng quê cũng có văn hóa tinh thần là
hát bội, và các khu vực đó cũng có các tiếng vang, vị trí nhất định về tuồng cổ
như Quảng Nam, Thanh Hóa… Chính vì thế để muốn cùng một miền của đất
nước thì hát bội ở các tỉnh có những điểm đồng nhất và dị biệt như thế nào trong
cùng một thể loại nghệ thuật.
Còn về điều kiện xã hội:
Với nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế để chạy đua kịp thời đại với các
nước trên thế giới Việt Nam đã chú trọng tạo ra của cải vật chất, xây dựng kinh
tế vững chắc, đầu tư vào phát triển khoa học kĩ thuật, quân sự với những trang
7


thiết bị hiện đại mà ít chú ý đến các truyền thống văn hóa dân tộc. Trong đó
nghệ thuật hát bội - món ăn tinh thần của nước Đại Việt xa xưa đã dần bị thối
hóa, đi vào giấc ngủ giữa chốn xơ bồ của cuộc sống hằng ngày. Vì thế càng
được nhắc đến nhiều hơn để phục hưng “gánh hát tuồng cổ” để giữ lại văn hóa
đặc trưng bản địa.
Về yếu tố con người: Với thị hiếu ít ỏi do có những luồng văn hóa vượt qua

châu lục du nhập, cuộc cách mạng khoa học công nghệ thời đại 4.0 với những
phương tiện truyền thông hiện đại đã là “vũ khí” độc ác đẩy hát bội truyền thống
lại gần tiếp xúc, phục vụ cho cuộc sống của nhân dân. Mà thay vào đó là trào
lưu thưởng thức âm nhạc của giới trẻ được bắt nguồn từ ngoại quốc như: Kpop
đến từ xứ sở Kim chi (Hàn Quốc), EDM - âm nhạc điện tử đến từ các nước hiện
đại phương Tây đã giết chết nguồn lửa cháy rực cho người nghệ sĩ hát tuồng và
người hâm mộ “tiếng hát sân đình” quên đi sự tồn tại của âm nhạc dân gian tuồng cổ. Vậy nên đề tài nghiên cứu này cần được thực hiện sớm để thức tỉnh
mọi người bảo vệ nét đẹp văn hóa dân tộc.

II.

Đơi nét giới thiệu về Đào Tấn - người đã khơi nguồn cho hát bội Bình
Định
1. Tiểu sử Đào Tấn

Đào Tấn tên thật là Đào Đăng Tấn, biệt hiệu Mộng Mai sanh ngày 27 tháng
2 năm Ât Tỵ (tức là năm 1845) và mất vào ngày rằm tháng 7 năm Đinh Mùi (tức
ngày 28 tháng 8 năm 1907). Quên quán tại Vinh Thạnh, Tuy Phước, Bình Định).
Cụ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, có học thức truyền
thống, thân phụ của ông là Đào Đức Ngạc làm nghề thầy thuốc và coi tướng số.
(trang 129 của sách “Đào Tấn và hát bội Bình Định” của Quách Tấn giới thiệu).
Đào thi vốn là tài nghệ hơn người, học vấn uyên thâm nên dễ tiếp thu kiến
thức từ người khác. Thuở nhỏ Đào Tấn theo học ông Nguyễn Diêu, tức cụ Tú
tài Nhơn Ân. Nguyễn Diêu vốn là một nhà soạn tuồng nên Đào Tấn sớm chịu
ảnh hưởng ở thầy. Năm 1867 (Tự Đức thứ 20) Đào Tấn đỗ Cử nhân, lúc đó ơng
mới 22 tuổi. Bốn năm sau ơng được thọ hàm Kiểm tịch sung vào Ban Hiệu thơ
ở Huế. Ban Hiệu thơ thực chất là Ban Sáng tác tuồng do chính vua Tự Đức làm
chủ. Năm 1874 ơng được thăng Biên tu rồi Tu soạn kiêm Tri phủ Quảng Trạch
(Quảng Bình), sau đó thăng Thừa chỉ rồi Thị độc nội các. Năm Tự Đức thứ 33
(1880) Đào Tấn được thăng Thị giảng học sĩ - Tham tá các vụ. Năm 1881 ông

được thăng Hồng Lộ tự khanh, lãnh Phủ doãn Thừa Thiên. Sau khi Tự Đức chết,
8


Đào Tấn bỏ quan về nhà nên bị triều đình hạ 4 bậc. Thời gian ở quê nhà có lãnh
tụ Cần vương Mai Xuân Thưởng đến mời Đào Tấn tham gia nghĩa quân, nhưng
ông lấy cớ phải phụng dưỡng mẹ già. Đào Tấn bỏ đi tu ở chùa Linh Phong.
Năm 1886 Đồng Khánh lên ngôi cho triệu Đào Tấn ra làm Tham tá các vụ,
năm sau được bổ nhiệm Phủ doãn Thừa Thiên rồi Tham tri Bộ Hộ (1888).
Năm Thành Thái thứ nhất (1889) Đào Tấn được bổ nhiệm Tổng đốc An Tịnh
(Nghệ An - Hà Tĩnh) rồi Thượng thư Bộ Cơng (1894), Thượng thư Bộ Hình
(1896). Năm 1898 Đào Tấn được thăng Hiệp tá Đại học sĩ lãnh Nam Nghĩa Tổng
đốc (Quảng Nam - Quảng Nghĩa) rồi lại làm An Tịnh Tổng đốc lần thứ hai. Năm
1902 Đào Tấn trở về Huế lại lãnh Thượng thư Bộ Công. Năm 1904 nhưng có
mâu thuẫn với Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Thân, Đào Tấn về hưu, lúc đó ơng
vừa trịn 60 tuổi. Ông mất vào ngày rằm tháng 7 năm 1907 (Thành Thái thứ 19),
thọ 63 tuổi. Phần mộ của ông đặt trên núi Hoàng Mai tại quê nhà.
Về tác phẩm, Đào Tấn đã để lại gần 40 vở tuồng bao gồm cả những vở sáng
tác chung và cải biên, chỉnh lý - Trong đó có giá trị về tư tưởng cũng như văn
học, ví như: Trầm Hương Các, Hộ sanh đàn, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan,
Trương Phi Cổ Thành... Đào Tấn còn để lại gần 1000 bài thơ, từ, tản văn và liễn
đối trong các tập: Mộng Mai ngâm thảo, Mộng Mai thi tồn, Mộng Mai từ lục,
Mộng Mai văn sao. Năm 1987 Sở văn hố Thơng Tin Nghĩa Bình cho in cu ốn
Hý trường tuỳ bút của Đào Tấn. Đây là tập sách có tính chất lý luận, tập hợp
những bài viết, thư từ trao đổi của Đào Tấn xung quanh nghệ thuật Tuồng.

9


Hình 3: Ảnh Cụ Đào Tấn, nguồn trang 3 của sách “ Đào Tấn và hát bội Bình Định” Quách Tấn


2. Đặc điểm của tuông Đào Tấn
Do ảnh hưởng của thầy Nguyễn Diêu nên mới 19 tuổi Đào thi bắt đầu viết
tuồng. Vỡ đầu tay của ông Tán giã dồn, từ ngày ấy ông đã không ngừng bút
sáng tác. Tác phẩm của ông chẳng những đã phản ánh sâu sắc những vấn đề xã
hội đương thời mà còn bộc lộ quá trình diễn biến tư tưởng cũng như những mâu
thuẫn trong thế giới quan của ông. Đặc biệt là quan niệm về chữ Trung và nỗi
lịng của ơng đối với quê hương đất nước.Đào Tấn luôn đặt ra những vấn đề
mang tính cập nhập của xã hội. Khi thì thẳng thắn phê phán những kẻ tơi gian
hại nước, thậm chí cả nhà vua. Khi thì ca ngợi những đấng anh hùng xả thân vì
đại nghĩa, vì xã tắc và mn dân, hoặc nêu những tấm gương về đạo lý làm
người. Tuy khá nhiều tác phẩm của ơng mượn trích truyện từ Trung Quốc, nhưng
thực chất là ông đã khéo léo nêu ra những vấn đề của triều đình nhà Nguyễn lúc
đương thời. So với những vở Tuồng cổ trước đó, đúng hơn là sự kiện triều đình
Huế đã đầu hàng thực dân Pháp, Tuồng Đào Tấn có sự tiến bộ hơn hẳn về mọi
mặt.
Đặc điểm thứ hai là những bố cục Tuồng Đào Tấn rất gọn gàng, phần lớn
chỉ có một hồi. Trong mỗi vở, Đào Tấn đã tránh được phần giới thiệu (giao đãi)
dài dòng như Tuồng cổ trước đó, những điều cần phải nhắc đến để khán giả tiện
theo dõi cốt truyện Tuồng của ơng chỉ tóm gọn trong một số câu, thậm chí là
khéo léo lồng vào hành động của nhân vật.
10


Mở đầu vở tuồng Hộ Sanh đàn, sau khi Võ Tam Tư nói mấy câu xưng danh
rồi vào chuyện ngay:
Phụng minh đinh thống lãnh binh nhung
Đáo biên địa truy tầm Tiết thị.
Võ Tam Tư cử binh đi, rồi Tiết Cương ra ngay nói:
Kinh địa từ tế tảo sinh linh

Triều binh phút công vi vạn đội
(Nhưng cũng may là):
Ơn Tần thị phu thê cứu giải:
(Nên chi) Khiến Tiết gia tính mạng bảo toàn
(Bây chừ) Chốn Long San bao xá dặm ngàn
Theo điều tích ngõ toan lần lối.Rõ ràng chỉ cần mấy câu trên, kịch được vào
đầu rất nhanh mà khán giả cũng đủ hiểu để tiếp tục theo dõi cốt truyện Tuồng.
Ở những vở khác của Đào Tấn cũng vậy, tuy mỗi vở có kiểu vào đầu khác nhau,
nhưng nhìn chung là giao đãi nhanh, vào kịch sớm và kết thúc khơng theo lối
có hậu. Lối kết cấu ấy đã làm cho tuồng Đào Tấn hấp dẫn hơn so với Tuồng cổ
ở giai đoạn trước rất nhiều.
Bố cục hồi, màn, ngắn gọn và giao đãi nhanh, trong khi đó Đào Tấn lại rất
chăm chút khai thác tâm trạng của nhân vật. Các nhân vật Tuồng Đào Tấn
thường chất chứa đầy tính bi tráng và trữ tình. Thế giới nội tâm của nhân vật
được Đào Tấn khai thác và miêu tả một cách phong phú, tinh tế.
Đặc điểm thứ ba cũng là đặc điểm nổi bật nhất trong Tuồng Đào Tấn đó là
ngôn ngữ văn học, là giá trị văn chương của các kịch bản Tuồng.
Vốn là một nhà thơ, nhà Nho, lại là một thầy Tuồng vì thế Đào Tấn khơng
chỉ giỏi về âm luật thơ nói chung mà cịn rất sành về âm luật của văn thơ Tuồng.
Ngôn ngữ Tuồng Đào Tấn rất mượt mà, giàu hình tượng, khái quát, một thứ
ngơn ngữ bác học.
Ví dụ:
- Lao xao sóng vỗ ngọn tùng

11


Gian nan là nợ anh hùng phải vay...
- Hai vai thắt chặt tang hồ
Bể oan chưa lấp mật thù càng ngon...

- Mảnh vương phút đã tan tành
Xuân vi gió lạnh, thu đình trăng trong...
Bước non sơng ngại ngùng đâu xiết
Nợ phong trần trả hết từ đây...
Hoặc: - Xắn tay lần gỡ mối sầu
Tóc lo đã trổ trên đầu hùng anh...
- Ớ Bàng Hồng này! Tao nói thiệt:
Cánh hạc hồng gặp gió liệng mây xanh
Xương Ưng Khuyển nghiền tro quăng biển bạc...
(Tuồng Diễn Võ Đình)
Ngơn ngữ văn học kịch bản Tuồng là thứ ngơn ngữ để hát, múa và biểu diễn,
vì thế tính hành động (động tác) là rất cần thiết đối với người diễn viên. Nói
như các lão nghệ sĩ khi diễn Tuồng Đào Tấn là: Mình hát mà cũng thấy sướng
tai, không thể bỏ đi một chữ nào được.
Các nhà nghiên cứu nghệ thuật Tuồng đều khẳng định Đào Tấn là người đã
bác học hố ngơn ngữ ngữ kịch bản Tuồng. Tuồng Đào Tấn là đỉnh cao, là tinh
hoa của nghệ thuật Tuồng truyền thống. Do tài năng và đóng góp của Đào Tấn
trong lĩnh vực nghệ thuật Tuồng, ông được ngành Tuồng cả nước đương thời
suy tôn là bậc Hậu tổ.
Khẳng định giá trị của Tuồng Đào Tấn, trong hội thảo về ơng do Bộ Văn
hố và Sở Văn hố Thơng tin Nghĩa Bình tổ chức năm 1978, Giáo sư Hoàng
Châu Ký viết: “Đến thế kỷ XIX, nhất là nửa sau thế kỉ này và đầu thế kỉ XX, xã
hội ta có những biến động lớn: Pháp xâm lược, triều đình đầu hàng. Nhân dân
chống Pháp và chống cả triều đình. Trí thức Nho học phân hố, trung qn với
ái quốc khơng cịn đi đơi với nhau nữa. Một số loại người mới xuất hiện trong
xã hội mà trước kia chưa có. Kinh tế cơng thương có bước phát triển nhất định
theo hướng tư bản chủ nghĩa... Trên cơ sở bối cảnh này, tình cảm con người có
12



nhiều biến động, phát triển mới, tác phẩm nghệ thuật yêu cầu phải phản ánh
được hiện thực đó. Tuồng cổ với những nhân vật nặng về lý tính, cao thượng,
nhưng có vẻ siêu phàm khơng đáp ứng được u cầu đó. Đối với nhân dân đó là
những nhân vật kính nhi viễn chi. Đào Tấn đã giải quyết vấn đề này với những
tác phẩm của mình, đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Chỗ lớn của Tuồng Đào
Tấn là ở đó. Cũng chính điểm đó Đào Tấn sẽ trường tồn”.
( Nguồn trích: Tổng tập văn học Việt Nam. T. 12.- H., 2000.- Tr. 7 - 18)

III.

Nghệ thuật hát bội Bình Định
1. Yếu tố dân gian có trong hát bội Bình Định

Khái niệm: Dân gian là diễn tả một cái gì đó như nghệ thuật, tri thức, phong
tục, tập qn được truyền đời này sang đời khác.
Khái niệm: Văn hóa dân gian là truyền thống của một nền văn hóa, cận văn
hóa của một nhóm người, cộng đồng người, một quốc gia hoặc khu vực. Nó bao
gồm lịch sử truyền miệng, như huyền thoại, tục ngữ, thành ngữ, truyện kể,
truyện cổ tích, truyện cười; các truyền thống kiến trúc hay các đồ chơi dân gian,
thủ công; các phong tục, tập quán, các truyền thống lâu đời; các tác phẩm âm
nhạc, nghệ thuật truyền thống.
Yếu tố dân gian trong hát bội Bình Định:
Thứ nhất, về cốt truyện trong lời hát tuồng ở Bình Định, người viết đã dựa
trên các câu chuyện cí trong truyền thuyết hoặc trong lịch sử phát triển dựng
nước và giữ nước ở Việt Nam được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Những câu
chuyện ấy được nhân dân trong nước truyền miệng từ đời này sang đời khác,
trước kia là mượn chữ Hán để làm phương tiện diễn đạt, sau đó chữ quốc ngữ
xuất hiện thì tác giả của các tác phẩm đó mới lấy đó làm ngơn ngữ để thể hiện
nội dung cho tác phẩm của mình. Từ thuở sơ khai khi hát bội mới du nhập về
địa phương thường được lấy cốt truyện từ Trung Quốc, bởi văn hóa nước ta ảnh

hưởng sâu sắc nền văn hóa nước này từ thời Bắc thuộc cai trị lâu dài của chúng.
Nhưng sau đó một thời gian thì cốt truyện đã được biến tấu đi thay bằng tên
nhân vật khác để nó thành cái riêng trong tuồng cổ Bình Định nhất là tuồng San
Hậu là vỡ tuồng đánh dấu sự thay đổi ấy.
Thứ hai, về trang phục, tại sao nói trang phục trong hát bội mang yếu tố dân
gian là bởi hoa văn chủ yếu trong mỗi trang phục thường gắn liền với hình ảnh
Long, Phụng - một trong những hình ảnh hình tượng hóa trong cuộc sơng hằng
13


ngày được vua chúa cảm nhận qua cách nhìn của họ (cụ thể ở đây là vua Lý
Công Uẩn), sau đó truyền ra bên ngồi về sự tồn tại của giống loài này.
Thứ ba, một trong những làm nên sự khác biệt cho nghệ thuật hát bội ở Bình
Định ở đây là địa phương đã biết kết hợp võ cổ truyền trong cách thể hiện, biểu
diễn hát bội trên sân khấu đình, làng, lăng mộ vào tuồng cổ.
Võ cổ truyền - nổi tiếng là võ Tây Sơn Bình Định được xem là nghệ thuật
sáng tạo trong văn hóa địa phương được lưu giữ từ nhiều đời tiếp đó. Sự phối
hợp đó, lần nữa đã giúp cho hát bội Bình Định trở nên thu hút, hấp dẫn và khác
biệt hơn so với tuồng ở địa phương khác trong nước Điều ấy đánh dấu cho nết
riêng của văn hóa dân tộc với văn hóa kinh kịch của Trung Hoa.
2. Tùy bút khắc họa phổ quát về nghệ thuật hát bội Bình Định
Là người Bình Định hẳn khơng ai chưa một lần xem hát bội. Ca dao Bình
Định có câu: “ Hát bội làm tội người ta
Đàn ông bỏ vợ đàn bà bỏ con”
Hay:

“ Bầu Đơng đóng Lý Phụng Đình
Dẫu chồng có đánh thì mình cũng đi”…

Khơng biết hát bội có cái ma lực nào mà cuốn hút con người ta đến vậy? Có

phải tiếng trống rền thúc giục những hàng tre vằng vặc trăng hè, hay khúc nam
ai, nam bình rung rinh đồng lúa luôn hút hồn những người dân quê tôi suốt ngày
chân lấm tay bùn, nói năng rổn rảng, bộp chạc như bắp, như lang, như mì, như
đậu.
Nơi ấy, tơi đã sinh ra và rất đỗi tự hào vì đã được trưởng thành từ một vùng
quê như vậy. Bắp và khoai, lúa và đỗ, và cá và tôm, và bầu và bí… đã cho tơi
vóc dạc hình hài. Ngọn tre oằn mình những trưa hè xâu chuỗi tiếng cu cườm
trong nắng, dịng sơng cuồn cuộn với những guồng xe nước mang âm hưởng của
tiềng kiềm, tiếng nhị; rồi những hội đổ giàn, những đêm tác nước, những chiều
luyện roi… đã cho tôi âm nhịp dẻo bền của tiếng trống chầu cố xứ. Câu hát bài
chịi, khúc nam xn lảnh lói đã phả vào tâm hồn tôi mênh mông đồng lúa dìu
dặt cánh cị…
Những độ trăng lên “Xn kỳ thu tế”, làng tôi lại vào mùa hát bội. Người ta
hạ cây, dựng rạp với màng thùng, với nghi môn và hương án ngay trên nền Văn
Thánh (Văn Miếu) cũ, cạnh hai con kỳ lân cao to sừng sững. Cò lẽ hâm mộ nhất
14


làng là bọn trẻ con quần đùi chân đất, chạy ra tận đầu đường để đón chiếc xe
chở đồn hát bội, rồi sốt sắng chặt cây, chẻ lạt, giúp kéo dây, dựng màng, dựng
rạp.Ấy là chưa kể hễ ông bầu hở cơ chiếc trồng chầu thì “thùng! thùng! thùng!
…” cho đã tay rồi ù té chạy.
Đoàn nào làm căng với bọn trẻ thì y như rằng đêm ấy thế nào diễn viên cũng
có chuyện, khơng thuộc lời, cũng bị rớt đao, đụng kiếm khi diễn, bỡi bọn trẻ
chơi xấu mang quả thị dứ dứ trước bàn thờ tổ hát bội được dựng tạm ngay sau
tấm màng thùng. Người ta bảo ông tổ hát bội sinh thời rất mê quả thị, nên giờ
hễ nghe có mùi thị thì bỏ bê ngay đêm diễn, khơng thiếc việc phù hộ cho kíp
diễn hát trót lọt bỡi cái mùi vừa thanh vừa quyến đến lạ kỳ.
Khi đoàn hát dựng rạp xong, mặt trời vừa xuống núi, bò chưa về kịp đến
chuồng, dải ruộng cấy chưa hết luống đã nghe thùng! thùng! … tiếng trống chầu,

trống chiến. “Nghe tiếng trống chầu đâm đầu mà chạy. Nghe tiếng trống chiến
chết điếng trong ruột…” Ai nấy vội vội vàng vàng bữa cơm chiều với cá chiên,
mắm ruốt. Từ trẻ già trai gái, ai cũng hối hả đến sân hát tìm một chỗ thật tiện
lợi để vừa nhận rõ mặt diễn viên, vừa nghe được lời hát. Đám trẻ con chúng tơi
thì chen chúc sau rạp để coi cho được kép hát hố trang, chuẩn bị đêm diễn.
Ơng Quan Công mặt đỏ râu dài, cầm thanh đao chống cao tới mũ, Trương Phi
thì mặt rằn râu xoắn bước đi rung reng tiếng lục lạc, mắt quẩn quanh liên láo
hét lên một tiếng là cả bọn chết điếng, dạt ra ngoài.
Dứt hồi trống khai trường là tiếng kèn tiếng nhị rộ lên, đám trẻ con chui qua
chân người lớn chen cho được đến trước sân khấu, cạnh người cầm chầu rồi
ngồi ngay ngắn xem hát. Những vở dài như: Tam Hạ Nam Đường, Sơn Hậu, hay
Quan Công hồi cổ Thành… diễn 3-4 đêm liền từ 8-9 giờ đêm cho tới sáng mà
khán giả vẫn kín chật trước sân khơng muốn về nếu kép hát không ngút hơi nghỉ
sức. Đám trẻ con thì mơ mơ tỉnh tỉnh, có đứa nằm lăn dưới cỏ cạnh người cầm
chầu đánh một giấc dài rồi bừng thức dậy khi nghe tiếng Trương Phi thúc lính
hạ thành.
Những mùa trăng lên, nếu khơng có gánh hát bội nào về làng thì bọn trẻ lại
dựng rạp ngay trước đình làng để diễn, hát cho nhau nghe rồi cười nắc nẻ khi
Đổng Kim Lân biệt mẹ lại té ngã lăn quay vì một thằng Mao Ất đã nằm chết
giữa sân. Những đêm hát như vậy không chỉ thu hút đám trẻ trong làng mà cịn
có các cụ, các chú thuộc tuồng tích và đam mê hát bội đến giúp. Họ chỉ cho
chúng tôi bộ đi của Trương Phi, cách vuốt râu của quan nịnh, quan trung, cách
đánh trống thế nào nghe cho thủng câu hát chứ không phan ngang bửa củi. Và
15


cũng từ những đêm hát bội như thế mà ở Bình Định vào cuối những năm 70 của
thế kỷ trước từng có hẳn một đồn hát Đồng Ấu, Suối Tre tập hợp những kép
hát tuổi mười ba, mười lăm tóc xém da đen chuyên đi diễn lấy tiền thiên hạ.
Trong số ấy bây giờ có người đã trở thành những nghệ sĩ trụ cột của nhà hát

tuồng Đào Tấn.
Hát bội ngày xưa là vậy. Còn bây giờ, người ở gần thì nơn nao, kẻ ở xa thì
vương vấn mỗi lúc nghe tiếng trống chầu dẫu chỉ trên màn ảnh nhỏ.
Quê hương tơi đó! Mùa xn, mùa hát bội đã lại về !…
(Nguồn: “Q hương tơi đó” tùy bút của Mai Thìn)
Đó là những dịng trạng thái, cảm xúc dạt dào của tác giả khi nói về hát bội.
Chắc hẳn cũng như bao người xứ nẫu khác Mai Thìn cảm thấy tự hào trước kiệt
tác nghệ thuật của quê hương. Điều ấy cũng khiến tơi nhớ lại qng thời gian
cịn là những cô cậu bé nhỏ mỗi dạo đến mùa “gánh hát” sắp đến là lòng lại
phân khởi, phấn khởi ở đây không phải là đam mê, ái mộ tiếng hát của các nghệ
nhân (vì lúc đó tơi chưa nhận thức được) mà sự đơng vui của khơng khí buổi lễ.
Được ăn những món mà chỉ có tuổi thơ chúng tơi mới được thưởng thức, bây
giờ dù có nhiều tiền đến mấy cũng khơng tìm ra được món “cà rem” lạnh buốt,
“kẹo nổ”, “xà lam bảy lửa” cũng ít thấy khi tôi lên thành phố. Hồi xưa, cứ
khoảng xế chiều chị em nhà tơi lại mang nón theo sau bà lội qua con suối, qua
ba đồi cát trắng, rồi đi bộ khoảng 5cây số mới đến đình làng. Chưa kịp đến, xa
xa đã nghe vang vọng tiếng hét lớn của hát bội. Có lần tơi hỏi bà rằng: Bà ơi,
tại sao người ta lại đặt tên cho hát bội là hát bội vậy bà? Bà tôi cười nhân hậu
hướng về tôi nhẹ nhàng giải thích cho tơi rằng: Hát bội có nhiều ý nghĩ khác
nhau nhưng hiểu một cách nôn na là “bội” có nghĩa là gấp bội, thập bội, mỗi
năm nó đều diễn ra ít nhất một lần để cầu mong cho năm sau mùa màng gặt hái,
của cải làm ra nhiều hơn năm trước. Hay thận chí trong hát bội chỉ có nó mới
trang điểm lên khn mặt nhiều màu những mơn truyền thống kia ít có, về râu
thì có rất nhiều loại râu dài, ngắn, thẳng, xoăn… mới làm nên đặc sắc của hát
bội mà những nghệ thuật kia người ta chỉ có thể vẽ đơn giản thì có thể biểu
diễn, cịn về giọng hát và điệu bộ nó lớn, thậm chí là la thét đến choải tai người
nghe, cái gì cũng nhiều cũng lớn nên nó có tên là như vậy. Lúc đó tơi mới hiểu
được và nhờ bà mà từ đó tơi khơng cịn sợ những gương mặt trang điểm ghê
rợn, hú hét của hát bội nữa, sau đó thì trở nên thích thú hơn.


16


Hình 4:Nguồn: sưu tầm của Đồn hội khoa Địa lý trường khoa học xã hội và nhân văn
( />
3. Sự hình thành, phát triển và phân loại của dịng tuồng Bình Định
a) Sự hình thành và phát triển hát bội Bình Định.
Hát bội được du nhập từ một thể loại kinh kịch ở Trung Quốc, nhưng nó vao
nước ta khi nào thì trong lịch sử văn hóa người Việt chưa biết rõ.
Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau nên dẫn đến nhiều câu chuyện về xuất
xứ tuồng cổ Việt Nam cũng khơng giống.
Có truyền thuyết thì kể rằng: thời Tiền Lê năm 1005, một kép hát người Tàu
đến Hoa Lư trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua thâu
dụng để dạy cung nữ ca hát trong cung. Tuồng cứ thế hình thành nhưng có phần
chậm chạp ở các thế kỷ XV - XVI. Về sau, từ thế kỷ XVIII, nghệ thuật Tuồng
phát triển ở Đàng Trong khá mạnh, bước vào thời kỳ phát triển để dần hoàn
thiện về mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn.
Cịn có quyển sách khác thì nói rằng: hát bội được xuất hiện vào cuối thế kỷ
XIII gắn liền với sự kiện lịch sử là vào năm 1288, nhà Trần đánh đuổi giặc
17


Nguyên - Mông lần thứ 3 và bắt được một tướng giặc tên là Lý Nguyên Cát,
người này có tài là viết kịch. Sau đó vua thời Trần cho phối hợp với múa, vũ,
nhạc trong triều đình để lập ra thành một đội diễn trò. Dần mới trở thành sâu
khấu nghệ thuật hát bội và đó là lý do để giải thích cho sự bắt nguồn từ kinh
kịch Trung Quốc.
Cũng vì lẽ bắt nguồn từ Trung Quốc nên khi du nhập vào Việt Nam nơi xuất
hiện kinh kịch đầu tiên nhất chính là phía Bắc nhưng sau này phát triển mạnh
mẽ nhất là ở đàn trong trong.

Theo cuộc di chuyển của các cư dân, Tuồng cũng dịch chuyển đến từng vùng
đất khác nhau, từ đó, hình thành nên những dịng Tuồng khác nhau mà kết quả
rõ nhất là: Tuồng cung đình Huế, Tuồng Bình Định và Tuồng Quảng Nam.
Lịch sử nghệ thuật tuồng Bình Định gắn liền với tên tuổi của ông tổ Đào
Duy Từ và hậu tổ Đào Tấn - người góp phần hồn thiện và nâng tầm loại hình
nghệ thuật này. Bình Định là nơi Đào Duy Từ dừng bước đầu tiên, cũng là nơi
được coi là cái nôi của tuồng, trở thành đất hứa của tuồng với các tên tuổi tiêu
biểu sau này: Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh, Nguyễn Văn Diêu...Hát, múa và diễn
trong tuồng “đất võ” thể hiện chất võ thuật mạnh mẽ, hừng hực sức sống. Trong
nghệ thuật hát bội, có 2 yếu tố cơ bản là hát và múa. Hát hay mà múa không đẹp
thì khơng thể trở thành một nghệ sĩ hát bội đúng nghĩa. Mà muốn múa đẹp thì
phải học võ. Nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn cho biết: "Các nghệ sĩ trong
các gánh hát bội ở Bình Định xưa nếu chưa phải võ sĩ thì ít ra cũng là võ sinh,
khơng luận nam hay nữ. Khơng có yếu tố võ thuật thì khơng gian và thời gian
sân khấu hát bội khơng thể nới rộng đến mức có thể biểu hiện trực tiếp một cách
sinh động."
Tiếp thu lối hát ả đào ở miền Bắc, kết hợp với cơ sở dân ca - dân vũ của
mình, người Bình Định đã làm hát bội thăng hoa, phát triển rực rỡ. Từ xưa, hầu
như làng nào ở Bình Định cũng có gánh hát bội và những lò đào tạo. Khi cụ
Đào Tấn về quê nhà ở ẩn đã lập nên Học Bộ Đình Vinh Thạnh (nay thuộc huyện
Tuy Phước, Bình Định) hưng thịnh, đỉnh cao của các lò đào tạo thời ấy. Từ Học
Bộ Đình Vinh Thạnh, nhiều tên tuổi lớn trong nghề hát bội ra đời, như Bát Phàn,
Cửu Khi, Bầu Thơm, Bầu Chạng…

18


Hình 5:

Quy Nhơn hiện có nhà hát tuồng mang tên Đào Tấn - nơi gìn giữ và phục

hồi, phát huy di sản tuồng đồ sộ không chỉ của Đào Tấn mà còn của các nghệ sĩ
gạo cội khác, như tài sản chung cho ngành tuồng cả nước nghiên cứu, học tập.
Đây là nơi những cơng trình nghệ thuật tuồng mẫu mực được khai sinh và giành
tiếng vang lớn như “Quang Trung đại phá quân Thanh”, “Sao Khuê trời Việt”,
“Sáng mãi niềm tin”, :Bùi Thị Xn”.... Ngồi ra, cịn rất nhiều câu lạc bộ tuồng
truyền thống hoạt động thường xuyên. Ở Quy Nhơn, xem tuồng là một tập tục
hay một sự đam mê hiếm thấy.
Ở Bình Định bây giờ cịn có hàng chục gánh hát bội tự phát ở các vùng quê,
nhất là ở 2 huyện An Nhơn và Phù Cát, với diễn viên chỉ là những anh, chị nông
dân chân lấm tay bùn, chưa từng qua một lớp đào tạo chính quy nào mà chủ yếu
là được cha ơng truyền lại và do đam mê nghệ thuật hát bội. Những gánh hát
bội nghiệp dư ấy vẫn thường xuyên được mời biểu diễn ở các vùng quê. Sau
những đêm diễn ở đình làng hoặc ngồi gị, những "Quan Cơng", "Lữ Bố", "Điêu
Thuyền"… lại trở về với con trâu, cái cày, với mảnh ruộng vườn rau, nhưng
khơng vì thế mà họ từ bỏ niềm đam mê đối với hát bội.
b) Phân loại dòng hát tuồng cổ
Theo nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu, ta có thể chia hát tuồng ở Bình Đình
thành hai loại căn bản:
19


Thứ nhất là, loại tuồng bác học: là một hình thức của hát bội ở Việt Nam và
Bình Định nói riêng, nó có nhiều nét tương đồng về cách biểu diễn và lời tuồng.
Được tiếp thu học hỏi từ kinh kịch Trung quốc, ở tuồng bác học chủ yếu nội
dung lời thoại hứng về các câu chuyện gắn liền với lịch sử dân tộc Trung Hoa
như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử… về trang phục cũng tương tự chủ yếu là
văn hoa rồng phụng, nghệ thuật âm nhạc ví dụ là đàn thường sử dụng đàn cò,
trống kèn và một số loại cờ. Nó được thịnh hành vào thời kì đầu mới du nhập
là vì vua chúa lúc bấy giờ đề cao cái tôi cá nhân, nghiêm khắc trừng trị thi nhân
nào viết là lịch sử Việt, quy phạm luật của triều đình sẽ bị chém đầu. Cũng vì

lẽ đó hát bội Bình Định ảnh hưởng rất sâu sắc với tuồng bác học và được xem
là nơi thể hiện rõ nhất tính bác học trong nghệ thuật hát bội nước nhà.
Thứ hai là, loại tuồng Độ: Độ ở đây là sự biến tấu, thay đổi cái của văn hóa
kinh kịch người ta tạo thành hát bội cho văn hóa nước mình. Nhờ vào điều đó
nên hát bội mới mang một nét văn hóa riêng và khác xa với kinh kịch Trung
Hoa. Để dễ hiểu hơn ta có thể so sánh giữa kinh kịch và hát bội. Đối với hòa
âm ở Việt Nam nó mang tiếng tung! tung! tung, cịn ở hồ Quảng nó vang lên là
bong, bong, bong. Về trang phục áo dài ở Trung Hoa dài còn ở Việt nó ngắn
hơn. Ngồi ra tuồng độ cịn có thêm đàn bầu - loại đàn của người Việt, trống,
kèn… Nội dung của lời thoại trong hát bội thường nói về các vị anh hùng dân
tộc như: Quang Trung, Hồ Quý Ly…
4. Nghệ thuật trong hát bội Bình Định
a) Võ cổ truyền trong hát bội Bình Định
Một trong những điều tạo nên sự khác biệt của hát bội Bình Định là kết hợp
giữa lời thoại với diễn xướng võ thuật là nên cái chất riêng cho mình.
Cụ Ðào hỏi: "Ở nhà, con có học hỏi chút ít võ nghệ gì khơng?".
- Bẩm cụ, con chưa hề biết - anh bạn trẻ thưa.
- Tiếc quá, con được nhiều mặt, chỉ thiếu mặt này, vậy cho con trở về nhà
học nửa năm võ nghệ, chú ý học nhiều về mơn sử dụng binh khí rồi trở lại đây
sẽ nhận ngay, bởi ở đây hiện giờ khơng có điều kiện chỉ bảo con mặt này.
Câu chuyện trên đây nói lên một điều: trước khi là diễn viên hát bội phải là
người biết chút ít nghề võ. Các nghệ sĩ trong các gánh hát bội Bình Ðịnh ngày
xưa nếu chưa phải là võ sĩ thì ít ra cũng là võ sinh, không lu ận là nam hay nữ.

20


Chị Hồng Thu, chị Ngọc Cầm vừa là nghệ sĩ có tài do dân phong, vừa là tay võ
nghệ cừ khôi. Tại sao vậy?
Như chúng ta đều biết, trong nghệ thuật hát bội (nhất là với hát bội Bình

Ðịnh) có hai bộ phận chủ yếu cấu thành: hát và múa. Hát giữ vai trò cuốn hút
người xem bằng thẩm mỹ thính giác; múa giữ vai trị cuốn hút người xem bằng
thẩm mỹ thị giác. Nói một cách nơm na là hát hay và múa đẹp là hai phương
tiện cơ bản đưa nghệ thuật đi vào lòng người bằng hai con đường: bằng mắt và
bằng tai. Mà muốn múa đẹp thì phải học võ. Võ thuật vốn là một môn nghệ thuật
độc lập, chức năng riêng của nó làm tăng sức lực con người. Thế nhưng khi võ
thuật gia nhập vào nghệ thuật hát bội, với tư cách là một thành viên trong cơ
cấu tổng hợp của nghệ thuật hát bội, nó vừa vẫn giữ trọn vẹn chức năng vốn có,
vừa phát huy tác dụng nghệ thuật biểu diễn tâm lý con người, làm tăng vẻ đẹp
phục vụ cuộc sống của con người. Múa trong sân khấu hát bội do hai yếu tố tạo
nên: yếu tố võ thuật và yếu tố cuộc sống. Yếu tố cuộc sống là linh hồn của múa,
yếu tố võ thuật là thể xác của múa. Nhờ có yếu tố võ thuật mới có thể làm đẹp
(tức là cái mà mọi người thường gọi là thẩm mỹ hóa) yếu tố cuộc sống, làm nên
cái gọi là thẩm mỹ thị giác nói trên. Khơng có yếu tố võ thuật thì khơng gian và
thời gian sân khấu hát bội khơng thể nới rộng đến mức có thể biểu hiện trực
tiếp một cách sinh động con ngựa trên sân khấu, nếu là ở kịch nói thì đành bó
tay. Cũng khơng chỉ có thế, hầu hết các loại binh khí của võ thuật đều gia nhập
vào sân khấu hát bội như song kiếm, độc kiếm, song phũ, độc phũ, đao, thương,
siêu, cơn... và nhờ vậy, sân khấu hát bội mới có khả năng biểu hiện chiến tranh
(cố nhiên là dạng thức chiến tranh ngày xưa) một cách trực tiếp, nếu người diễn
viên hát bội khơng biết võ nghệ thì làm sao sử dụng binh khí rồi biến chế võ
thuật thành thứ chiến tranh của nghệ thuật.
Trong sân khấu hát bội có câu đối: “Dũng dượt dụng binh, bách chiến binh
vô huyết nhẫn - Thung dung ẩm tửu, thiên bôi tửu bất túy nhân”. Nghĩa là: Hùng
dũng ra quân, đánh trăm trận mà giáo gươm không vấy máu - Ung dung ngồi
uống rượu, uống đến ngàn chén mà chỉ thấy nhân vật trên sân khấu say chứ
người diễn viên không say. Ý nghĩa sâu xa của câu đối chính là nhằm phân biệt
sự khác nhau giữa võ thuật sau khi gia nhập vào nghệ thuật hát bội. Lại cũng có
trường hợp ở sân khấu hát bội bê nguyên vẹn một bài thảo của võ thuật đưa vào
sân khấu như bài múa song kiếm của Ðát Kỷ trong tuồng Trầm hương các:

"Gióng ngọn quyền - Cọp vờn thềm - Ðón ngăn bên phải quét sạch khói đen Sạch khói đen, quét sạch khói đen - Chim bằng xòe cánh trên tầng mây cao vút
- Ngã ngựa giả vờ vụt dậy chém phăng - Cọp rình sát đất sang cưỡi rồng chuyển
21


thế - Én liệng hoa lê hai mũi kiếm mở toang". Ðiều đáng tiếc là hiện nay trên
sân khấu hát bội, đoạn diễn về bài kiếm này mỗi người một khác, phần do bị
thất truyền, phần là do có trường hợp múa chiếu lệ cho có chứ khơng hợp và
đẹp như lời bài thiệu.
Qua đây, tơi muốn nói rằng, võ Bình Ðịnh đã gia nhập vào hát bội Bình Ðịnh
khá lâu đời, trở thành một thành viên quan trọng trong cơ cấu tổng hợp của hát
bội Bình Ðịnh. Làm cho hát bội Bình Ðịnh mang một sắc thái riêng, nhất là
tuồng võ. Ngày nay trong công tác đào tạo đội ngũ diễn viên mới cho sân khấu
hát bội, thường khi chúng ta đã bỏ qua giai đoạn dạy võ thuật cho diễn viên, chỉ
dạy theo cách cấu tạo chương trình bằng hệ thống động tác như cầu, ký, niêm
chỉ... chia thành hai bộ: tay và chân rồi ráp lại, ngỡ thế là khoa học, là cải tiến,
rút ngắn được thời gian, nhưng thực chất thì kết quả cuối cùng xem ra điệu bộ
rất xấu. Thiết nghĩ, muốn nâng cao chất lượng hát bội Bình Ðịnh phải học tập
người xưa về mặt này.

Hình 6: nguồn ảnh: Truyền thơng Quy Nhơn tại page Bình Định thơng tin
( />
b) Trang phục hát bội và cách trang điểm của hát bội Bình Định.
Về trang phục chủ yếu trong hát bội là áo dài có khắc họa các con phụng,
rồng, tùy vào các triều đại mà rồng, phụng có kích thước và kiểu dáng khác
22


nhau. Cịn đối với mặt nạ trong hát bội Bình Định có nhiều tài liệu cho rằng từ
thời Đào Tấn đã bị lượt bỏ thay vào đó là chú trọng cho việc vẽ mặt.

Việc vẽ mặt nhân vật chính là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành
nên nghệ thuật hóa trang tuồng hát bội, là quy ước giữa sân khấu hát bội và
khán giả để mọi người hiểu rằng nhân vật đó thuộc loại người nào: Trung hay
nịnh, văn hay võ, hiền lành hay độc ác, điềm tĩnh hay nóng tính.
Trong nghệ thuật tuồng hát bội, việc sử dụng các kiểu vẽ mặt được quy ước
để biểu hiện tính cách nhân vật, như: Mặt mốc là nịnh thần gian xảo; mặt trắng
thường dành cho các nam, nữ thư sinh; mặt đỏ là người xuất thân từ vùng biển,
thuộc người trí tướng, nghĩa khí; mặt đỏ bầm cũng chỉ nhân vật trí tướng, sức
mạnh hơn người nhưng là nhân vật phản diện, hoang dâm vô độ; mặt đen chỉ
người xuất thân từ miền núi, là võ tướng, tính khí nóng nảy.
Ngồi màu sắc, các yếu tố khác trong kẻ mặt cũng hàm chứa tính cách nhân
vật theo cách ví von trong dân gian, như: “M ặt lưỡi cày là tay đoản hậu”; “đàn
ơng rộng miệng thì sang”; “mặt chữ điền, râu liên tu là người đơn hậu”... Chính
những yếu tố quy ước dân gian này mà tuồng luôn gần gũi với cơng chúng và
đã định hình nếp nghĩ trong người dân xưa nay: “Người trung mặt đỏ, đơi trịng
bạc/ Đứa nịnh râu đen, mấy sợi cịi”.
Có thể nói, hầu hết các vở tuồng cổ hát bội đã được các thế hệ nghệ nhân,
nghệ sĩ xây dựng, gìn giữ và phát triển thành những vở chuẩn mực không chỉ
nội dung mà cịn ở các nhân vật. Tính đặc sắc của nghệ thuật hát bội cũng thể
hiện qua yếu tố này. Nói cách khác, tới nay, bộ mơn nghệ thuật tuồng hát bội
đã xây dựng nên một hệ thống các nhân vật điển hình, cả về phục trang và kẻ
mặt. Với các vai đào thì có đào cảnh (mắt phượng, mày ngài, môi trái tim), đào
chiến (mắt và lông mày dựng đứng), đào ác (mắt ti hí, miệng rộng, lơng mày
cong lớn). Trong hệ thống vai kép thì có các vai kép trắng, gồm kép văn (mắt,
lông mày dịu dàng), kép võ (mắt và lông mày hơi đứng), kép phản diện (mắt
xếch, lơng mày đứng); các vai kép mặt trịng xéo bao gồm tròng xéo non (thiếu
niên), tròng xéo lở (thanh niên), tròng xéo già (trung niên), tròng xéo đ ỏ, tròng
xéo xám, tròng xéo đen. Các vai lão trong hát bội cũng được chia làm các loại:
Lão trắng, lão đỏ, lão võ, lão văn, lão nơng, lão mặt trịng lõa. Hệ thống vai
tướng có tướng lớn, tướng nhỏ, tướng lác (tức tướng bất tài), tướng phiên (tướng

của các nước lân bang). Khái niệm tướng trong nghệ thuật tuồng hát bội khơng
phải chỉ chức vụ mà là chỉ tính cách nhân vật. Mặt tướng thường kẻ rằn ri đen
trắng, màu da có thể đen, xám, trắng tùy theo tính cách của nhân vật. Các vai
23


khác cũng vậy, tùy tính cách của nhân vật mà kẻ mặt, ví như điểm khác nhau
giữa các vai đào, vai kép thường biểu thị ở vẻ mặt và lông mày. Ngồi ra, cịn
có các vai nịnh, vai u tinh và vai hề.
c) So sánh giữa hát thứ lễ và tơn vương ở hát bội Bình Định
Ngày xưa muốn tổ chức hát thứ lễ thì việc đầu tiên là gia chủ phát giấy mời,
chọn ngày giờ dựng rạp, làm lễ hát án.
Rạp thường dựng ở ruộng vườn, trước đình chùa hoặc miếu... nơi có mặt
bằng rộng rãi cho dân xem. Mặc dù là dựng tạm, nhưng rạp rất vững chắc, có
sàn lát ván, trụ gỗ hoặc bằng gốc tre được trang trí đẹp. Mặt trước sân khấu là
đơi câu liễn đối, nghi môn hương án đặt sát tấm màn thay cho phông hậu bây
giờ.
Ngay từ giữa buổi chiều, gánh hát đã "tựu án" tức tập hợp tới rạp. Dẫn đầu
đoàn hát nhất thiết phải là tốp mẻ đèn rồi đến ông bầu, diễn viên, nhạc công.
Mẻ đèn là người chuyên lo ánh sáng cho đêm diễn. Người ta đổ dầu phụng hay
dầu dừa vào các mẻ đèn. Mẻ đèn có dạng như chiếc đĩa đáy sâu, to bằng chiếc
nón, có quai treo lên bốn cột sân khấu chiếu sáng suốt đêm.
Sau khi tựu hát, ban hát cử người tham gia buổi cúng tế và chuẩn bị lễ vật
để cúng tổ hát bội trước khi hát.
Để tham gia phần lễ tế, thường là hai đến bốn diễn viên hóa trang, phục
trang, mũ mão riêng, đứng hai bên sân khấu. Gia chủ qùy chính giữa án thờ và
làm lễ theo sự hướng dẫn, hơ xướng của người học trị lễ.
Người ta quan niệm hát thứ lễ là rất thiêng, nên công việc cúng tế cũng được
tiến hành khá nghiêm trang. Ngoài học trị lễ, cịn có một thầy lễ đứng bên cánh
gà để nhắc học trị lễ hơ vang các hiệu lệnh cho gia chủ hành lễ. Ban nhạc tùy

theo tiếng hô mà tấu theo cho thêm phần long trọng.
Khi phần lễ đã xong, người học trị lễ hơ lớn: "ca cơng tựu án tiền khởi võ"
thì tất cả đều dạ ran, chánh tế khởi tấu, rồi trống quân tiếp ứng, ông bầu đọc lời
chúc phúc, trống chầu nổi lên hồi khai trường. Khi tiếng trống vừa dứt thì nhạc
nổi lên, chuẩn bị khơng khí buổi diễn cho người xem và cho diễn viên.
Vở diễn hát thứ lễ thường là những vở tuồng như: Cổ thành, Tam chiến Lã
Bố, Hoàng Phi Hổ, Phụng Nghi Đình, Hộ Sanh Đàn...

24


Ở một số vùng thì vở Cổ Thành phải là vở chính trong hát thứ lễ. Sau phần
kết thúc vở diễn bao giờ cũng có màn tơn vương. Màn này nhiều khi khơng liên
quan gì đến vở tuồng đang diễn, vì nó chỉ để chúc tụng đất nước thịnh vượng,
làng xóm, gia chủ may mắn, phúc lộc đề huề. Dứt tiếng hát, chầu giữa bên ngoài
đổ một hồi, bên trong ba tiếng trống lệnh chấm dứt phần hát thứ lễ.
Sau khi giải lao ít phút, đồn hát tiếp tục hát cho dân xem. Các vở diễn ở
phần này, tùy theo yêu cầu của gia chủ, song thường là những vở kết thúc có
hậu. Ít cảnh máu chảy binh đao...nhiều khi hát cả ngày lẫn đêm. Vì thế, trẻ con
ngủ quên trước rạp hát, sáng ra thức dậy dụi mắt coi tiếp là thường.
Khán giả có hai loại. Loại bình thường thì xem tự do rồi ai về nhà nấy. Loại
có thiếp mời, đi dự thì được gia chủ bố trí chỗ ăn nghỉ. Thiếp mời viết trên giấy
“hồng đơn”. Khách được mời đến "coi hát" thường có tiền để "lại lễ" cho gia
chủ.
Cịn về buổi tơn vương của hát bội Bình Định cũng giống như hát thứ lễ
cũng quan trọng, nhưng nó khác nếu thứ lễ là nghi thức xin trời đất để gánh hát
có thể thuận bườm xi gió, thì tơn vương có vai trị là cảm ơn đất trời, bà con
nhân dân đã ủng hộ cho những buổi biểu diễn trở nên tốt đẹp. Và tuyên bố kết
thúc lễ hội.


Hình 7:nguồn ảnh: cảnh quang trong ngày lễ hát bội ở Xn Thạnh, Bình Định, dưới góc máy của tôi

d) Nghệ thuật đánh chầu trong hát bội
25


×