Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Phân tích hoạt động định vị thương hiệu bằng Social Media Marketing của Công ty Cổ phần Pasal

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Hoạt động định vị thương hiệu bằng Social Media Marketing của Công
ty Cổ phần Pasal

Sinh viên

: Vũ Thanh Thùy Trang

Mã sinh viên

: 11174998

Hệ

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản trị Doanh nghiệp

Khóa

: 59

Lớp


: QTDN59A

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Phương Hiền

Hà Nội năm 2020


1

LỜI CAM ĐOAN CỦA SINH VIÊN
Tên tôi là: Vũ Thanh Thùy Trang
Mã sinh viên: 11174998; Hệ: Chính quy; Khóa: 59
Chun ngành: Quản trị Doanh nghiệp; Lớp: QTDN59A
Tôi cam đoan rằng Chuyên đề thực tập với đề tài “Hoạt động định vị thương hiệu
bằng Social Media Marketing của Công ty Cổ phần Pasal” là do tơi chính tơi thực
hiện và khơng sử dụng bất kỳ nguồn tài liệu nào để sao chép. Tất cả tài liệu dùng
trong chuyên đề đều có nguồn gốc rõ rang và được sự cho phép, đồng ý sử dụng của
nơi cung cấp.
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020
Sinh viên


MỤC LỤC
Lời cam đoan của sinh viên......................................................................................i
Mục lục.....................................................................................................................ii
Danh mục từ viết tắt...............................................................................................iv
Danh mục các bảng và hình vẽ...............................................................................v
Giới thiệu.................................................................................................................. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
BẰNG SOCIAL MEDIA MARKETING......................................................4

1.1. Thương hiệu và định vị thương hiệu...................................................................4
1.1.1. Thương hiệu..............................................................................................4
1.1.2. Định vị thương hiệu..................................................................................7
1.2. Social Media.....................................................................................................11
1.2.1. Khái niệm về Social media......................................................................11
1.2.2. Phân loại Social media...........................................................................12
1.2.3. Ảnh hưởng của Social media..................................................................13
1.2.4. Ưu và nhược điểm của Social media dưới góc độ doanh nghiệp............16
1.3. Định vị thương hiệu bằng Social media marketing...........................................18
1.3.1. Khái niệm về định vị thương hiệu bằng SMM.........................................18
1.3.2. Vai trò của SMM trong định vị thương hiệu............................................19
1.3.3. Cơng cụ SMM.........................................................................................21
1.3.4. Quy trình định vị thương hiệu bằng SMM...............................................22
Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU BẰNG
SOCIAL MEDIA MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PASAL....24
2.1. Tổng quan về CTCP Pasal................................................................................24
2.1.1. Thông tin chung về cơng ty.....................................................................24
2.1.2. Q trình hình thành và phát triển..........................................................24
2.2. Đặc điểm kinh tế chủ yếu của CTCP Pasal.......................................................25
2.2.1. Ngành nghề kinh doanh..........................................................................25
2.2.2. Sản phẩm................................................................................................26
2.2.3. Nguồn lao động.......................................................................................29
2.2.4. Nguồn vốn và tài sản...............................................................................34
2.2.5. Kết quả kinh doanh.................................................................................36
2.3. Thực trạng về hoạt động định vị thương hiệu bằng SMM của CTCP Pasal......38
2.3.1. Mục tiêu của CTCP Pasal.......................................................................38


3
2.3.2. Hoạt động định vị thương hiệu bằng SMM của CTCP Pasal..................39

2.3.3. Đánh giá hoạt động định vị thương hiệu.................................................59
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
BẰNG SOCIAL MEDIA MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PASAL............................................................................................................62
3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của CTCP Pasal trong những năm tới.......62
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động định vị thương hiệu bằng SMM của
CTCP Pasal......................................................................................................62
3.2.1. Tối ưu hóa SMM trên Youtube và Facebook...........................................63
3.2.2. Khai thác cơng cụ SMM mới - TikTok.....................................................64
3.2.3. Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên phòng Marketing........................65
Kết luận.................................................................................................................. 67
Tài liệu tham khảo.................................................................................................69


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

SMM

Social Media Marketing – Marketing
trên nền tảng mạng xã hội

SEO

Search Engine Optimization – Tối ưu
hóa cơng cụ tìm kiếm


LTCT

Lợi thế cạnh tranh

CTCP

Cơng ty cổ phần

THPT

Trung học phổ thơng

NH

Ngắn hạn

DH

Dài hạn

TS

Tài sản

HCM

Hồ Chí Minh



5

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Hình 1-1. Phân loại Social media............................................................................13
Hình 2-1. Đánh giá của Apollo................................................................................45
Hình 2-2. Đánh giá của Langmaster........................................................................45
Hình 2-3. Đánh giá của Aten...................................................................................46
Hình 2-4. Đánh giá của Pasal..................................................................................46
Hình 2-5. Logo của Pasal........................................................................................50
Hình 2-6. Cover của Pasal.......................................................................................50
Hình 2-7. Bài đăng trên trang Facebook..................................................................52
Hình 2-8. Ava và cover của trang cá nhân nhân viên Pasal......................................54
Hình 2-9. Cover của kênh Youtube Pasal................................................................55
Hình 2-10. Phần mơ tả dưới video của Pasal...........................................................56
Hình 2-11. Video trên kênh Youtube........................................................................57
Hình 2-12. Thiết bị thơng minh được khách hàng sử dụng......................................58
Hình 3-1. Stories của profile cá nhân........................................................................6
Biểu đồ 2-1. Lý do học tiếng Anh............................................................................40
Y
Bảng 2-1. Khóa học offline.....................................................................................26
Bảng 2-2. Khóa học online......................................................................................27
Bảng 2-3. Khóa học Combo Protalk........................................................................28
Bảng 2-4. Cơ cấu lao động của Pasal 2017 - 2019..................................................34
Bảng 2-5. Bảng cân đối kế toán 2017 - 2019...........................................................35
Bảng 2-6. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh 2017 - 2019........................................37
Bảng 2-7. Thông tin cá nhân của khách hàng mục tiêu...........................................39
Bảng 2-8. So sánh đối thủ cạnh tranh của Pasal......................................................44
Bảng 2-9. Chiến dịch quảng váo Facebook ads.......................................................54



6
Bảng 2-10. Chiến dịch Youtube ads.........................................................................59


1

GIỚI THIỆU
Đơn vị thực tập
Đơn vị thực tập là Công ty Cổ phần Đầu tư giáo dục và Phát triển nguồn lực
quốc tế Pasal với địa bàn hoạt động tập trung tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí
Minh.
Lý do lựa chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hội nhập để phát triển là xu thế tất yếu.
Song hành với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế là sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt giữa các thương hiệu sẵn có trên thương trường. Giữa hàng trăm triệu
thương hiệu sản phẩm khác nhau hiện nay, khơng nhiều thương hiệu có thể để lại
dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Do đó, hoạt động định vị thương hiệu
được coi là mối quan tâm được ưu tiên hàng đầu, là vấn đề quyết định đến sự sống
cịn của doanh nghiệp vì nó gói gọn tồn bộ sứ mệnh, tầm nhìn cũng như giá trị cốt
lõi của doanh nghiệp chỉ trong vài câu từ. Định vị thương hiệu cũng là cơ hội để
khách hàng mục tiêu nhìn nhận vị thế của doanh nghiệp trên thị trường vì nó ln đi
cùng với lợi thế và khả năng cạnh tranh của chính doanh nghiệp.
Khơng dừng lại ở đó, kinh tế phát triển kéo theo sự thăng hoa của các công cụ
marketing, đặc biệt là các phương tiện truyền thơng xã hội – social media trong
chính hoạt động định vị thương hiệu. SMM được khai thác mạnh mẽ và dần trở
thành một trong những công cụ quan trọng nhất giúp doanh nghiệp quảng bá thương
hiệu của mình trên thị trường trong vài năm trở lại đây. Theo một báo cáo được thực
hiện năm 2019 của State of Socia, hơn 58% nhà marketing được phỏng vấn nhận
định rằng SMM đóng vai trị “Rất quan trọng” trong chiến lược của họ. Tuy nhiên,
lĩnh vực marketing qua Social media – Phương tiện truyền thơng xã hội – cịn q

mới mẻ, dẫn đến việc doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình xây
dựng và thực hiện chiến lược định vị vì chưa hiểu rõ hiệu quả, vai trị và cách các
phương tiện truyền thông xã hội – social media – hoạt động ra sao trong việc định
vị thương hiệu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, đi sâu
tìm hiểu kiến thức về SMM cũng như phân tích tình hình thị trường để nắm bắt
được thực trạng, xu hướng marketing mới. Vấn đề này đặc biệt khi SMM được dự
đốn sẽ cịn đổi mới và bùng nổ hơn bao giờ hết trong năm 2021 cả về mặt số lượng
lẫn chất lượng.


2
Nhận thấy rõ tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của việc nghiên cứu hoạt
động định vị thương hiệu bằng SMM đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đơn cử
là CTCP Pasal, em đã tiến hành thực hiện chuyên đề thực tập với đề tài “Hoạt động
định vị thương hiệu bằng Social Media Marketing của Công ty Cổ phần Pasal”
nhằm mang đến một góc nhìn tồn diện hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Trình bày khái niệm, cấu tạo và vai trị của thương hiệu cũng như quy trình
cùng phân loại hoạt động định vị thương hiệu. Tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, các
hình thức của Social media – Phương tiện truyền thông xã hội – cũng như tầm ảnh
hưởng cùng những thuận lợi và khó khăn nó đem lại cho doanh nghiệp. Trình bày
khái niệm, vai trị, các cơng cụ SMM và quy trình định vị thương hiệu bằng SMM.
Tìm hiểu những thơng tin cơ bản về hoạt động, tình hình kinh doanh của CTCP
Pasal. Từ những dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng
hoạt động định vị thương hiệu bằng SMM của CTCP Pasal. Từ đó, đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động định vị thương hiệu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động định vị thương hiệu bằng SMM của CTCP
Pasal.
Phạm vị nghiên cứu: Thực hiện tại 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh trong

khoảng thời gian 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2020; chuyên đề tập trung
chủ yếu vào việc phân tích hoạt động định vị thương hiệu bằng SMM tại CTCP
Pasal.
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề thực tập chủ yếu sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập tài liệu từ các phòng ban như Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng cơ cấu lao động để
hiểu rõ quá trình hình thành, phát triển và các thông tin cơ bản về công ty như sản
phẩm, năng lực nội bộ của công ty; là cơ sở để phân tích hoạt động định vị thương
hiệu của Pasal. Thu thập từ các nguồn tham khảo như trên mạng, các bài luận văn
để làm minh chứng cho cơ sở lý luận, phân tích hoạt động định vị sau này.
2. Phương pháp phân tích, so sánh: Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu
thu thập được từ các phòng ban, nguồn tham khảo nhằm làm sáng tỏ hoạt động định


3
vị thương hiệu cũng như vị trí của Pasal trên bản đồ định vị thương hiệu hiện tại.
Kết cấu của chuyên đề thực tập
Ngoài phần giới thiệu và kết luận, chuyên đề thực tập được cấu tạo từ 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động định vị thương hiệu bằng SMM
Chương 2: Thực trạng hoạt động định vị thương hiệu bằng SMM của CTCP
Pasal
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động định vị thương hiệu bằng SMM của
CTCP Pasal


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU BẰNG

SOCIAL MEDIA MARKETING
1.1. Thương hiệu và định vị thương hiệu
1.1.1. Thương hiệu
Khái niệm về thương hiệu
Khái niệm về thương hiệu đã tồn tại từ vài thế kỷ trước. Thương hiệu được coi
là phương tiện cơ bản để phân biệt sản phẩm của nhà sản xuất này với nhà sản xuất
khác. Thuật ngữ “Thương hiệu – Brand” bắt nguồn từ “Brandr”, 1 từ cổ tiếng Na
Uy có nghĩa “Bùng cháy” (Kotler, 1982).
Theo Từ điển Kinh doanh 2015 và Hiệp hội Marketing Hoa Kì 2016, thương
hiệu được định nghĩa là một “cái tên, thuật ngữ, biểu tượng, ký hiệu, thiết kế hoặc là
tổ hợp của tất cả những thứ trên; với mục đích xác định sản phẩm và dịch vụ của
người bán và phân biệt chúng với của đối thủ. Nói một cách đơn giản, bất cứ khi
nào một nhà tiếp thị tạo ra một cái tên, logo hoặc biểu tượng cho một sản phẩm
mới, họ đã tạo nên một thương hiệu.”
“Thương hiệu tương tự với trải nghiệm khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm”
(Keller & Lehman, 2004, trang 1), nó tạo ra và duy trì hiệu suất tài chính (Haigh &
Knowles, 2004). Haigh và Knowled (2004) đã đề xuất trong các nghiên cứu của họ
rằng thương hiệu là nguồn chủ yếu để phân biệt các sản phẩm cạnh tranh.
Cấu tạo của thương hiệu
Thương hiệu nắm vai trò trọng tâm của việc xây dựng và phát triển thương
hiệu. Thương hiệu được cấu tạo bởi nhiều yếu tố (tên thương hiệu, logo, biểu tượng,
slogan/ khẩu hiệu, bao bì và thuộc tính). Một số tiêu chí để lựa chọn và thiết kế
thương hiệu gồm (Keller, 1998): Ý nghĩa; khả năng thích nghi, chỉnh sửa theo thời
gian; khả năng đáng ghi nhớ; mức độ hấp dẫn về mặt thẩm mĩ; khả năng chuyển
nhượng/ chuyển đổi; khả năng bảo vệ trước pháp luật và sự cạnh tranh từ đối thủ.
Tên thương hiệu: Không quan trọng dài hay ngắn, là 1 từ hay 1 cụm từ, tên
thương hiệu đóng một phần quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp phát triển.
Đây là yếu tố đầu tiên khi khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp, giúp người dùng
liên tưởng đến những hình ảnh liên quan đến sản phẩm. Tên thương hiệu luôn là



5
cách tuyệt vời để tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Logo: Ngồi tên thương hiệu, logo chính là một trong những yếu tố mà khách
hàng tiếp xúc đầu tiên. Nhưng điểm khác biệt duy nhất giữa logo và tên thương hiệu
là việc tên thương hiệu dùng từ ngữ còn logo sử dụng hình ảnh. Hình ảnh khơng chỉ
là một biểu tượng đơn thuần mà còn mang theo ý nghĩa cụ thể, gửi tới khách hàng
những thông điệp cũng như sứ mệnh mà nhà sản xuất gửi gắm.
Khẩu hiệu (Slogan): Khẩu hiệu có thể là một câu nói, thậm chí chỉ đơn thuần là
một cụm từ dễ ghi nhớ, dễ đọc và miêu tả sâu hơn về sản phẩm hay thương hiệu của
doanh nghiệp. Những khẩu hiệu có sức ảnh hưởng lớn đến mức người đọc chỉ cần
nghe cũng có thể nhớ đến doanh nghiệp chính là những khẩu hiệu thành cơng.
Tính cách của thương hiệu: Yếu tố này gồm những đặc điểm, tính chất nổi trội,
tích cực mà khách hàng sẽ nhớ đến ngay khi thấy logo hoặc nghe tên thương hiệu.
Nó thể hiện được sự tin tưởng cũng như trung thành của người tiêu dùng với sản
phẩm và nhãn hiệu đó. Tên gọi khác của nó là “sự liên tưởng thương hiệu”. Theo
Aaker (1997), những thương hiệu nổi tiếng thường tạo ra tính cách thương hiệu
bằng cách tổng hợp 5 yếu tố: Sự chân thật, sự hứng khởi, năng lực, sự tinh tế và độ
bền.
Trải nghiệm thương hiệu: Schmitt (1997) phân ra 5 loại trải nghiệm của khách
hàng với thương hiệu: 1) Trải nghiệm của sự nhận thức và các giác quan, 2) Trải
nghiệm của cảm xúc và tình cảm, 3) Trải nghiệm của tính sáng tạo và lý trí, 4) Trải
nghiệm của lối sống và hành động của từng các nhân và 5) Trải nghiệm của kết quả
của việc kết nối với các nguồn tham khảo.
Mối quan hệ thương hiệu: Fournier (1998) cho rằng phép ẩn dụ mối quan hệ
giữa các cá nhân với thương hiệu sẽ định hình mối quan hệ của khách hàng với
thương hiệu đó. Fornier đánh giá chất lượng mối quan hệ này có 6 chiều: 1) mối
liên kết về ý tưởng; 2) sự cam kết, cảm giác hồi niệm; 3) tình u, đam mê; 4) sự
phụ thuộc lẫn nhau về hành vi; 5) độ thân mật và 6) chất lượng của đối tác thương
hiệu.

Cộng đồng thương hiệu: Muniz và O’Guinn (2000) đã định nghĩa “Cộng đồng
thương hiệu” là một cộng đồng không bị ràng buộc về mặt địa lý dựa trên cơ sở các
mối quan hệ giữa những người sử dụng thương hiệu đó. Giống như những cộng
đồng khác, một cộng đồng thương hiệu gồm 1) ý thức chung, 2) truyền thống và 3)
trách nhiệm về đạo đức.


6
Vai trò của thương hiệu
Nhiều nghiên cứu đã tiết lộ hàng loạt các lợi ích của việc tạo ra một thương
hiệu mạnh trên thị trường. Theo bài nghiên cứu “Impact of Social Media on Small
Businesses” (Tạm dịch: Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông lên doanh
nghiệp vừa và nhỏ) trên Journal of Small Business & Enterprise Development năm
2015, trang 611-632, sức mạnh thương hiệu góp phần phản ánh thị phần, khả năng
dẫn đầu thị trường của các thương hiệu cũng như lịng trung thành, kiến thức, sự ưa
thích của khách hàng với các thương hiệu đó.
Ảnh hưởng đến sản phẩm
Vai trị đơn giản nhất của thương hiệu là cơng cụ dùng để nhận diện và phân
biệt sản phẩm của công ty này với sản phẩm của công ty khác cũng như truy tìm
nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Tên thương hiệu tác động tích cực đến sự đánh giá
của khách hàng cũng như nhận thức của họ về chất lượng và giá bán của sản phẩm
(Brown & Dacin, 1997). Xu hướng này thể hiện rõ nhất qua trải nghiệm sử dụng
sản phẩm – một thứ rất khó để đánh giá (Wernerfelt, 1988). Thương hiệu được xem
như phương tiện đảm bảo cho khách hàng về sự đồng nhất chất lượng của các sản
phẩm chính hãng và cũng là lời cam kết, thỏa thuận của nhà sản xuất với khách
hàng. Thêm vào đó, sự quen thuộc với một thương hiệu sẽ gia tăng sự tin tưởng,
thái độ và dự định mua hàng của người tiêu dùng với nhãn hiệu (Laroche et al.,
1996) và giảm nhẹ ảnh hưởng xấu của các thử nghiệm lâm sàng tiêu cực với thương
hiệu (Smith, 1993). Chaudhri & Holbrook (2001) chỉ ra rằng mức độ tín nhiệm
thương hiệu kết hợp hiệu ứng thương hiệu sẽ quyết định sự trung thành về thái độ

và khả năng mua hàng của người dùng. Từ đó, các khách hàng trung thành mua
càng nhiều sẽ dẫn đến thị phần càng lớn và thái độ càng tích cực sẽ dấn đến giá trị
thương hiệu càng cao.
Ảnh hưởng đến giá
Một vài nghiên cứu đã nhận định rằng các thương hiệu dẫn đầu có quyền quyết
định sự khác biệt giá cả lớn (Agrawal, 1996) và có khả năng miễn dịch cao hơn với
sự tăng giá (Bucklin et al., 1995). Khi cạnh tranh, các thương hiệu đầu ngành lôi
kéo một lượng thị phần từ những đối thủ bé hơn (Russel & Kamakura, 1994). Đồng
thời, những nghiên cứu từ trước cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp dẫn đầu thị
trường thường miễn dịch với sự cạnh tranh về giá cả so với các thương hiệu nhỏ
(Sivakumar & Raj, 1997). Thêm vào đó, đối với các gia đình trung thành sử dụng
một sản phẩm, độ nhạy cảm về giá thấp hơn nhiều (Krishnamurthi & Raj, 1991).


7
Quảng cáo cũng đóng vai trị quan trọng trong việc làm giảm độ nhạy cảm về giá
(Kanetkar et al., 1992). Boulding et al. (1994) khẳng định rằng thông điệp quảng
cáo độc đáo và sáng tạo giúp giảm sự nghi ngờ của khách hàng cho khi tăng giá
trong tương lai.
Ảnh hưởng đến khả năng truyền tải, giao tiếp
Một thương hiệu nổi tiếng và được nhiều người ưa thích góp một phần không
nhỏ vào khả năng truyền tải và giao tiếp của doanh nghiệp (Sawyer, 1981). Brown
& Stayman (1992) tin rằng “Hiệu ứng lan tỏa – Halo effect”, những cảm xúc tích
cực cho thương hiệu, có thể có lợi cho việc đánh giá quảng cáo của thương hiệu.
Tính hài hước trong các quảng cáo có hiệu quả đối với những thương hiệu vốn đã
quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng hơn là những thương hiệu chưa gần gũi
và không nhiều người biết đến (Weinburger & Gulas, 1992). Tương tự, người tiêu
dùng thường có phản ứng tiêu cực với những chiến thuật quảng cáo so sánh thuộc
tính thương hiệu (Belch, 1981) và sự lặp đi lặp lại các quảng cáo của những thương
hiệu khơng ai biết, trái ngược hồn tồn với các thương hiệu mạnh (Campbell &

Keller, 2000). Các thương hiệu quen thuộc có thể chịu đựng sự cạnh tranh tốt hơn
(Kent & Allen, 1994). Van Osselaer & Alba (2000) cho rằng khi mối quan hệ giữa
tên thương hiệu và chất lượng sản phẩm được biết đến trước mối quan hệ của thuộc
tính và chất lượng sản phẩm, mối quan hệ thứ hai có thể gặp cản trở. Hơn nữa,
khách hàng có lòng trung thành cao với một thương hiệu sẽ tăng tiêu dùng khi
quảng cáo của nhãn hàng tăng (Raj, 1982). Các ích lợi khác của việc quảng cáo
nhiều hơn gồm trở thành tâm điểm của sự chú ý (Simonson & Dhar, 1992) và gia
tăng sự hứng thú với nhãn hiệu (Machleit et al., 1993). Ahluwalia et al. (2000) cho
rằng những khách hàng có mức độ cam kết cao với thương hiệu sẽ có khả năng
phản bác lại thơng tin tiêu cực tốt hơn. Lòng trung thành với thương hiệu của khách
hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp dự báo và kiểm sốt thị trường. Đây có thể là lý
do tại sao những thương hiệu mạnh có thể thốt khỏi các cuộc khủng hoảng khi sản
phẩm bị lỗi, hỏng hóc, gây nguy hiểm cho cơng ty một cách an tồn (Dawar &
Pillutla, 2000). Khơng chỉ vậy, thương hiệu cịn tạo rào cản với các công ty muốn
gia nhập thị trường, đặc biệt trong trường hợp quy trình sản xuất và thiết kế sản
phẩm bị sao chép thì ấn tượng và trải nghiệm tốt với sản phẩm khơng dễ gì bị sao
chép trong tâm trí khách hàng theo thời gian.
Ảnh hưởng đến kênh phân phối
Montogomery (1975) đã tìm ra những sản phẩm từ các thương hiệu đầu ngành


8
có cơ hội được cơng chúng chấp nhận cao hơn trên các kênh phân phối và chiếm
được nhiều thị phần trên thị trường hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các cửa
hàng thường bày bán sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng nếu họ muốn thể hiện
hình ảnh công ty chuyên về sản phẩm chất lượng cao (Lal & Narashiman, 1996).
1.1.2. Định vị thương hiệu
Khái niệm về định vị thương hiệu
Theo Clark (2010), định vị thương hiệu diễn tả “doanh nghiệp là gì về mặt cảm
xúc và lí trí, doanh nghiệp khao khát trở thành gì và lý do tại sao mọi người nên

quan tâm đến doanh nghiệp. Những tuyên bố về việc định vị sẽ thể hiện được doanh
nghiệp muốn được nhìn nhận như thế nào trong tương lai.” Thực chất, định vị
thương hiệu là việc phân phối sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức trong các kênh truyền
thơng bên trong và bên ngồi nhằm thỏa mãn nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng.
Đây là cách các thương hiệu đề xuất giá trị cốt lõi, giá trị thực cũng như giá trị mở
rộng và ích lợi của nó với thị trường mục tiêu.
Theo Cannon, McCarthy và Pereault (2008), định vị thương hiệu liên quan đến
việc khách hàng lĩnh hội các thương hiệu có sẵn trên thị trường ra sao.
Theo Phillip Kotler, định vị thương hiệu được miêu tả như “hành động thiết kế
hình ảnh và lời đề nghị của công ty để chiếm lĩnh một vị trí nhất định trong tâm trí
thị trường mục tiêu.” Định vị thương hiệu hồn tồn là việc đưa hình ảnh thương
hiệu vào tâm trí của khách hàng.
Quy trình định vị thương hiệu
(1) Lựa chọn thị trường mục tiêu, phân tích chân dung khách hàng mục tiêu.
Thực hiện việc phân đoạn thị trường theo những tiêu thức có giá trị để xác định
nhóm khách hàng tiềm năng nhất trên thị trường. Hình ảnh định vị lựa chọn cho
thương hiệu hay doanh nghiệp sẽ gắn với nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Sau đó,
phải phân tích đặc điểm của từng đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp muốn
lựa chọn. Nghiên cứu để xác định nhu cầu, mong muốn và lợi ích tìm kiếm của từng
nhóm khách hàng. Cần phân tích chân dung khác hàng mục tiêu: Thông tin cá nhân,
Mục tiêu và thách thức, Chun mơn, Tìm kiếm thơng tin/ tương tác/sử dụng mạng
xã hội/ truyền thơng nào…
(2) Phân tích những thương hiệu hiện có của các doanh nghiệp cạnh tranh trên
từng đoạn thị trường mục tiêu.


9
Nghiên cứu hình ảnh được xác lập trong nhận thức của khách hàng mục tiêu đói
với từng thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh. Từ kết quả nghiên cứu, tiến hành
xác định những vị trí hiện có của các thương hiệu cạnh tranh theo những tiêu chuẩn

mà người mua cho là quan trọng khi đánh giá sản phẩm.
(3) Xây dựng bản đồ định vị.
Sử dụng các kỹ thuật định tính và định ượng để xây dựng bản đồ định vị các
thương hiệu trên thị trường. Cần so sánh vị trí thương hiệu của doanh nghiệp với vị
trí của thương hiệu từng đối thủ cạnh tranh hiện tại về mỗi yếu tố mà khách hàng
coi là quan trọng khi họ đánh giá lựa chọn.
(4) Phân tích khả năng nguồn lực của doanh nghiệp.
Tương ứng với mỗi vị thế hay hình ảnh cho thương hiệu mà doanh nghiệp
muốn xác lập trong tâm trí khách hàng mục tiêu, họ phải có nguồn lực và khả năng
thực hiện. Nếu doanh nghiệp muốn định vị thương hiệu là số 1 về chất lượng, họ
phải có cơng nghệ hiện đại, lao động lành nghề để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có
chất lượng tốt nhất. Nếu doanh nghiệp muốn định vị thương hiệu với hình ảnh giá
rẻ nhất, họ phải có khả năng giảm chi phí sản xuất tốt hơn tất cả các đối thủ cạnh
tranh. Nếu muốn định vị doanh nghiệp có dịch vụ khách hàng tốt nhất, phải có hệ
thống và quy trình cung cấp dịch vụ khách hàng hồn hảo và nhân viên chăm sóc
nhiệt tình và có kỹ năng tốt.
(5) Lựa chọn lợi thế cạnh tranh khác biệt dài hạn.
Từ khả năng, nguồn lực của doanh nghiệp, so sánh với các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường mục tiêu và các tiêu chuẩn mua chủ yếu của khách hàng, phải xác
định được lợi thế cạnh tranh cốt lõi cho thương hiệu của doanh nghiệp. Các yếu tố
hoặc đặc tính của sản phẩm được coi là lợi thế cạnh tranh phải đáp ứng 3 đặc điểm
chính: Gắn liền với mong đợi của khách hàng, mức gia tăng giá trị phải được cơng
nhận bởi khách hàng và lợi thế phải khó bắt chước.
(6) Lựa chọn, xây dựng hoạt động định vị thương hiệu.
Thiết kế, lựa chọn và xây dựng hoạt động định vị thương hiệu cũng như các
biện pháp marketing cụ thể.
Vai trị của định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu đóng vai trị quan trọng vì nó gói gọn tồn bộ sứ mệnh,
tầm nhìn cũng như kế hoạch của doanh nghiệp trong 1 đến 2 câu. Nó biến đổi



10
những bản thiết kế trên giấy của doanh nghiệp thành những chiến lược rõ ràng, cụ
thể và phù hợp với giá trị doanh nghiệp. Để bắt đầu một chiến lược định vị hiệu
quả, công ty cần cân nhắc các lợi ích mà người tiêu dùng sẽ nhận được và cách để
xác định mức độ thỏa mãn của khách hàng với các gói lợi ích hiện tại (Anne, 2008).
Hơn thế nữa, với khát khao đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cũng như cung cấp các dịch
vụ theo yêu cầu của khách hàng, việc định vị thương hiệu của một doanh nghiệp
luôn song hành với lợi thế và khả năng cạnh tranh. Vì vậy, định vị thương hiệu tạo
cơ hội cho các khách hàng mục tiêu nhìn nhận vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường. Thêm vào đó, khi doanh nghiệp xác định và hiểu được mình cần đạt được
thương hiệu và vị thế nào trên thị trường thì sản phẩm, địa điểm phân phối, hình
thức xúc tiến và các chiến lược marketing mix cũng như các mục tiêu khác sẽ được
thực hiện một cách khả thi (Perreault, Cannon và McCarthy, 2008).
Hiện nay trên thị trường có hơn triệu thương hiệu hàng hóa các loại nhưng có
q nhiều sản phẩm khơng thốt khỏi được sự vơ danh. Việc có q nhiều thương
hiệu cạnh tranh, quá nhiều thông tin, trong khi khả năng ghi nhớ của khách hàng có
hạn đã làm cho việc xác lập được một hình ảnh rõ ràng và đậm nét cho mỗi thương
hiệu trong nhận thức của khách hàng ngày càng quan trọng. Khách hàng sẽ tìm
những thương hiệu và sản phẩm phù hợp với mong đợi của họ. Nếu hình ảnh
thương hiệu khơng rõ ràng hoặc mờ nhạt, nó sẽ ít có cơ hội được khách hàng nhớ
đến và lựa chọn.
Phân loại định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu dựa trên giá trị
Định vị thương hiệu dựa trên giá trị có 2 cách tiếp cận và cả hai đều dựa phần
lớn vào chất lượng của sản phẩm. Họ sử dụng cách tiếp cận về mặt tâm lí khi tận
dụng niềm tin của khách hàng rằng giá sản phẩm càng cao thì chất lượng càng tốt.
Điều này giúp gia tăng giá trị hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng và sản phẩm sẽ
được định vị là đắt đỏ, giá trị cao và chất lượng tốt. Cách khác, thương hiệu có thể
vừa được định vị là chất lượng cao vừa là sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao. Các

thương hiệu thời trang nổi tiếng thường định vị theo cách này: Dior, Chanel, LV…
Định vị dựa trên chất lượng
Định vị thương hiệu với sự giúp đỡ của một thông số quan trọng như chất lượng
là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Hầu hết tất cả doanh nghiệp hiện nay
trên thị trường đều cố gắng cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao và cam kết duy


11
trì điều đó.
Định vị dựa trên giá cả
Chất lượng dù đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình sản xuất nhưng
giá cả cũng là một yếu tố không thể thiếu sẽ quyết định đến sự thịnh vượng của
thương hiệu. Dù định vị giá thấp, giá cao hay giá tầm trung thì hãy ln đặt chúng
trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh và thị trường. Đặt giá quá thấp hay quá
cao đều dẫn đến sự thất bại trong hoạt động định vị của doanh nghiệp.
Định vị dựa trên so sánh với sản phẩm cạnh tranh
Chiến lược định vị này trở nên phổ biến hơn khi việc cạnh tranh ngày càng diễn
ra gay gắt. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này để diễn tả sự ưu việt của họ so
với hàng hóa của những đối thụ hiện tại trên thị trường. Từ các công ty bảo hiểm
đến thiết bị điện tử đều sử dụng uy thế của mình bằng cách so sánh sản phẩm, dịch
vụ của mình với các công ty khác hoặc với đối thủ trực tiếp. Đơn cử là Pepsi và
Cocacola, Apple và Samsung, Ovaltine và Milo.
Định vị dựa trên công dụng của sản phẩm
Hoạt động dựa trên lợi ích, chức năng của sản phẩm và truyền tải các lợi ích
đấy đến người tiêu dùng là một chiến lược định vị quá đỗi quen thuộc với nhiều
thương hiệu. Chiến lược định vị này nhấn mạnh vào cơng dụng mà sản phẩm hoặc
dịch vụ đó đem lại cho khách hàng.
Định vị dựa trên giải pháp hoặc vấn đề
Nhiều thương hiệu tự giới thiệu bản thân là người cung cấp giải pháp giúp cho
vấn đề của khách hàng. Tư tưởng đằng sau cách định vị này chính là nhấn mạnh

rằng thương hiệu này có thể giúp khách hàng giải quyết khó khăn của họ một cách
nhanh chóng và hiệu quả. Các ngân hàng, công ty bảo hiểm và cho vay thường sử
dụng phương pháp định vị này.
Định vị dựa trên người sử dụng sản phẩm
Mỗi doanh nghiệp cần thực hiện thận trọng bước vẽ chân dung khách hàng
tiềm năng để có những giải pháp định vị sản phẩm đúng đắn phù hợp với từng yêu
cầu, mong muốn của khách hàng – những người sẽ sử dụng sản phẩm.
1.2. Social Media
1.2.1. Khái niệm về Social media


12
Theo Andreas Kaplan và Michael Haenlein, Social media được miêu tả là “một
nhóm các ứng dụng Internet dựa trên nền tảng công nghệ và tư tưởng, cho phép thế
hệ người dùng sáng tạo và trao đổi thông tin.”
Theo đại học Cambrige, Social media được định nghĩa là “các trang web hoặc
chương trình cho phép người dùng giao tiếp và chia sẻ thông tin lên internet bằng
việc sử dụng các thiết bị công nghệ.”
Theo định nghĩa của tiến sĩ Tracy L. Tulen, tác giả cuốn sách “Social Media
Marketing”, Social media là “công cụ trực tuyến phục vụ cho việc giao tiếp, chia sẻ,
kết nối giữa các cá nhân, cộng đồng và tổ chức có mối liên quan hoặc phụ thuộc lẫn
nhau bằng các nền tảng công nghệ và di động”.
Theo cuốn “Social media – Bí quyết bứt phá tăng trưởng trên mạng xã hội”,
Social Media là “các nền tảng trực tuyến cho phép người dùng giao tiếp, chia sẻ
thông tin và kết nối với cộng đồng.”
Social Media gồm 2 từ. Từ đầu tiên là “Social” nghĩa là sự tương tác, chia sẻ.
Từ còn lại là “Media” ý chỉ Social media là phương tiện để xuất bản. Social Media
bao gồm nhiều công cụ và ứng dụng giúp người sử dụng thể hiện quan điểm, xuất
bản các bài báo, chia sẻ video… một cách dễ dàng.
1.2.2. Phân loại Social media

Áp dụng mơ hình nghiên cứu nổi tiếng được xây dựng bởi tiến sĩ Tracy L.
Tulen, Social media – Phương tiện truyền thông xã hội - được chia thành 4 nhóm
(mơ hình cũng được dùng trong cuốn sách Social Media Marketing: A Practitioner
Guide của tiến sĩ Marc Opresnik, đồng tác giả với Philip Kotler and Svend
Hollensen).
Nhóm 1: Social Community – Cộng đồng xã hội, các kênh nổi bật được sử dụng
trong nhóm là Facebook, Twitter, Instagram… Social community – Cộng đồng xã
hội - được miêu tả như những kênh dành cho các trang mạng xã hội tập trung vào
các mối quan hệ quan hệ và các hoạt động giúp mọi người tham gia và kết nối với
những người có cùng sở thích, mối quan tâm. Vì vậy, Social community – Cộng
đồng mạng xã hội - có tính năng giao tiếp, trị chuyện, hợp tác và chia sẻ thơng tin,
trải nghiệm đa chiều.
Nhóm 2: Social Publishing – Trang xuất bản xã hội - là các phương tiện phổ
biến nội dung đến với người đọc trên mạng. Những kênh của Social publishing –
Trang xuất bản xã hội - bao gồm các trang blog (Tumblr, Wordpress), các microsite


13
– trang web nhỏ (Twitter), các trang dành cho việc đăng tải, chia sẻ hình ảnh/ video/
âm thanh/ tài liệu (Pinterest, Instagram, Soundcloud, Wikipedia…), các trang mạng
xã hội đánh dấu trang và các trang tin tức.
Nhóm 3: Social Entertainment – Trang giải trí xã hội - bao gồm các kênh và
phương tiện phục vụ cho mục đích vui chơi và giải trí của người sử dụng. Social
entertainment – Trang giải trí xã hội - bao gồm các trang web chơi game trực tuyến,
các cộng đồng giải trí, trị chơi mạng xã hội và trị chơi tương tác như Zingplay,
Xbox, PS4…
Nhóm 4: Social Commerce – Trang thương mại điện tử xã hội - nói đến việc sử
dụng các trang mạng xã hội để hỗ trợ cho việc mua - bán trực tuyến các sản phẩm
và dịch vụ. Social Commerce – Trang thương mại điện tử xã hội - là một phần của
thương mại điện tử, là nơi các dịch vụ mua bán được diễn ra trên mạng. Tạo điều

kiện cho doanh nghiệp và khách hàng linh hoạt hơn trong việc tương tác và chia sẻ
thông tin. Các kênh được sử dụng phổ biến là Amazon, Shopee, Ebay…

Hình 1-1. Phân loại Social media
1.2.3.

Ảnh hưởng của Social media

Ảnh hưởng về mặt công nghệ dưới góc độ doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp hiện nay bắt đầu sử dụng mạng lưới xã hội nội bộ để kết


14
nối nhân viên, đặc biệt là các công ty đa quốc gia. Sử dụng công nghệ từ các trang
mạng xã hội giúp đẩy nhanh quá trình kinh doanh và đảm bảo rằng tất cả các cơng
việc được hồn thiện một cách tối ưu. Nhà bán lẻ số 1 thế giới với hơn 2,2 triệu
nhân viên trong năm 2012 – Walmart – sử dụng nền tảng mạng xã hội để sắp xếp
chuỗi cung ứng hợp lý và quản lý hàng tồn kho, hàng dự trữ hiệu quả hơn; giúp
giảm thiểu chi phí sản xuất hàng hóa.
Eric Lesser, thành viên Ban giám đốc Học viện IBM, cho rằng Social media –
Phương tiện truyền thông xã hội - giúp việc giao tiếp, chia sẻ ý tưởng và giải quyết
vấn đề giữa các chuyên gia trên thế giới dễ dàng hơn.
Công nghệ truyền thông xã hội phát triển không ngừng nghỉ. Việc này yêu cầu
doanh nghiệp phải có cho mình một đội ngũ nhân viên năng động và nhanh nhạy để
học hỏi, tiếp thu kiến thức mới. Các phần mềm liên quan đến Social media –
Phương tiện truyền thông xã hội - luôn được cập nhật thường xuyên. Vì vậy đội ngũ
nhân viên phải luôn chuẩn bị sẵn tinh thần để đối mặt với những thử thách mới. Họ
phải nắm rõ cách thức sử dụng Social media - Phương tiện truyền thông xã hội hiệu quả nhất và mang lại lợi nhuận cho công ty. Tất cả điều này thúc đẩy công ty
đầu tư nhiều hơn về mặt nhân lực và dự trù ngân sách cụ thể.
Theo BBC, từ năm 2008 đến 2012, số người sử dụng Internet đã tăng thêm

30%. Việc này yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ phải tìm cách gia tăng tốc độ kết
nối và truy cập mạng. Như vậy, các hoạt động kinh doanh sẽ được thực hiện nhanh
hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn. Trị chuyện thơng qua Skype trở nên ngày càng thoải
mái mà không sợ gặp sự cố gián đoạn. Ngày càng nhiều công ty áp dụng các cơng
nghệ tân tiến để thuận tiện hóa việc giao tiếp, liên lạc giữa các nhân viên trong cơng
ty.
Ảnh hưởng của SMM tới về mặt kinh tế
Dưới góc độ doanh nghiệp
Social media – Phương tiện truyền thông xã hội - giúp cho các doanh nghiệp
sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của người tiêu dùng dễ dàng
hơn. Khách hàng sẽ đưa ra các phản hồi, bình luận giúp cơng ty phát triển, cải thiện
sản phẩm và dịch vụ trên các trang mạng xã hội. Các doanh nghiệp như Dell tận
dụng ý tưởng từ chính các khách hàng của mình để cải tiến sản phẩm. Ví dụ điển
hình là việc sáng tạo ra bàn phím có đèn nền sẽ phù hợp để làm việc trên máy bay
hoặc trong không gian tối. Các công ty sáng tạo ra sản phẩm dựa theo yêu cầu của


15
người dùng chắc chắn gia tăng doanh thu nhờ vào lượng cầu hàng hóa cao.
Những sản phẩm như máy tính cá nhân, điện thoại, tai nghe được khách hàng
sử dụng rộng rãi để truy cập Social media. Meg Whitman, CEO của HP, nói rằng
trong 2 năm trở lại đây, doanh số bán hàng của máy tính cá nhân tăng mạnh thêm
60%. Sự tăng trưởng này là nhờ vào ảnh hưởng của Social media.
Dưới góc độ quốc tế
Bên cạnh đó, Social media – Phương tiện truyền thông xã hội - cung cấp hàng
ngàn cơ hội việc làm cho người dân, ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế. Facebook
có hơn 2000 nhân viên, Twitter với lực lượng lao động là 300 người và Groupon đã
tuyển dụng đến hơn 4500 lao động. Kinh tế thế giới được cải thiện và tỉ lệ thất
nghiệp giảm thiểu đáng kể. Theo thông tin từ CNN, năm 2012, các doanh nghiệp
hợp tác với Facebook tạo ra 232,000 cơ hội việc làm mới ở châu Âu.

Social media – Phương tiện truyền thơng xã hội - cịn tạo ra nhiều ngành cơng
nghiệp mới nơi mọi người có thể làm việc trực tuyến. Làm việc tại nhà giúp nhiều
người, đặc biệt là những người phụ nữ nội trợ trong gia đình thêm thu nhập để giúp
đỡ chồng trong khi vẫn chăm sóc con cái tại nhà.
Ảnh hưởng về mặt chính trị dưới góc độ quốc tế
Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đang khuyến khích người dân sử dụng Social
media – Phương tiện truyền thơng xã hội. Một ví dụ điển hình nhất là thủ tướng
Malaysia, Najib Tun Razak. Ông có hơn 1 triệu người theo dõi trên cả Facebook lẫn
Twitter. Ơng chia sẻ vơ vàn thơng tin về các hoạt động hằng ngày của mình trên các
trang mạng xã hội. Kết quả là một lượng lớn doanh nghiệp Malaysia đều bắt đầu sử
dụng social media, đặc biệt là Facebook.
Một minh chứng khác cho tầm ảnh hưởng của Social media - Phương tiện
truyền thông xã hội - ở Malaysia là dự án Lynas. Dự án Lynas thuộc quyền sở hữu
của một công ty đến từ Úc tên là tập đồn Lynas. Cơng ty chun cung cấp đất hiếm
cho mục đích kinh doanh. Nhiều đảng chính trị tại Malaysia phản đối dự án này vì
họ tin rằng dự án sẽ gây nguy hại đến môi trường xung quanh. Người dân Malaysia
biểu tình phản đối thơng qua Social media - Phương tiện truyền thông xã hội.
Facebook và một loạt các trang mạng xã hội khác chứa đầy bình luận và phản hồi
về vấn đề này. Kết quả là chính phủ đã phải bắt tay hành động và giải thích với
người dân đồng thời cam kết rằng sẽ đánh giá lại toàn bộ dự án. Đây là ví dụ rõ ràng
nhất chứng tỏ Social media ảnh hưởng đến các quyết định được chính phủ cũng như


16
doanh nghiệp đưa ra.
Ảnh hưởng về mặt giao lưu văn hóa dưới góc độ quốc tế
Social media – Phương tiện truyền thơng xã hội - đóng vai trị vơ cùng to lớn về
phía cá doanh nghiệp. Một số lượng khơng nhỏ các doanh nghiệp ngày nay tận dụng
các tiện ích mạng xã hội nội bộ để giúp việc liên lạc đơn giản hơn. Bất cứ hoạt động
hoặc dự án nào công ty đưa ra cũng được nhân viên biết đến nhanh hơn.

Mức ảnh hưởng của Social media - Phương tiện truyền thơng xã hội - cịn trải
rộng lên q trình quản trị nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến phát
triển. Ví dụ, LinkedIn là một trang mạng xã hội dành cho những người tìm việc làm
với hơn 140 triệu thành viên. Rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức dùng LinkedIn để
tuyển dụng vì trang này cung cấp nhiều cơng cụ hữu hiệu như xem tồn bộ hồ sơ và
đăng bài tuyển dụng. Social media - Phương tiện truyền thông xã hội - đã thực sự
mở ra một con đường mới cho việc tìm kiếm nhân tài của các công ty.
Các trang Social media - Phương tiện truyền thông xã hội - cũng được các công
ty sử dụng để đánh giá nhân viên hiện tại và tương lai của mình. Ví dụ, sau khi bộ
phận Nhân sự phỏng vấn cho vị trí cơng việc cịn trống, họ sẽ tìm hiểu kỹ hơn về
các ứng viên thông qua các trang mạng xã hội như Facebook để kiểm tra xem các
ứng viên có phù hợp với cơng việc hoặc đang che giấu điều gì hay khơng.
Các trang mạng xã hội như Facebook ảnh hưởng to lớn đến nền văn hóa thế
giới. Ta có thể kết bạn và liên lạc với những người từ khắp năm châu bốn bể và hiểu
hơn về văn hóa của họ. Doanh nghiệp có thể khám phá các thị trường tiềm năng
mới. Các công ty như KFC và McDonalds cố gắng thay đổi thức ăn của họ để phù
hợp với người dân bản địa bằng cách sử dụng các ý kiến đánh giá của thực khách
trên mạng xã hội.
Social media - Phương tiện truyền thông xã hội - cực kỳ hữu dụng với các công
ty thương mại. Nếu phát hiện đồ uống của Iran trở nên nổi tiếng ở Malaysia, họ sẽ
bắt đầu nhập khẩu loại nước này và bán chúng tại Malaysia. Những ý tưởng này bắt
nguồn từ phản hồi của khách hàng trên Social media - Phương tiện truyền thông xã
hội.
1.2.2. Ưu và nhược điểm của Social media dưới góc độ
doanh nghiệp
Ưu điểm của Social Media - Phương tiện truyền thông xã hội


17
Chi phí phải chăng: Số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra cho chi phí quảng cáo trên

Social media - Phương tiện truyền thơng xã hội - sẽ ít tốn kém hơn so với các hoạt
động quảng cáo và xúc tiến truyền thống. Các trang mạng xã hội xứng đáng với
từng đồng tiền doanh nghiệp bỏ ra. Cách quảng cáo truyền thống chỉ cho khách
hàng thấy thương hiệu nhưng với Social media - Phương tiện truyền thơng xã hội,
doanh nghiệp có thể xây dựng một mối quan hệ lâu dài qua nút “Like - Thích” và
thu thập được địa chỉ email của khách để gửi mail trong tương lai.
Tăng lượng người truy cập: Những website truyền thơng ngày càng đóng vai
trị to lớn trong việc dẫn người sử dụng đến website của các doanh nghiệp. Các
khách hàng tương lai có thể tìm hiểu về thương hiệu thơng qua nhiều kênh quảng
cáo miễn phí khác nhau như các nền tảng chia sẻ các hoạt động, tin tức hay thanh
cơng cụ tìm kiếm. Social media - Phương tiện truyền thông xã hội - có thể thu hút
số lượng lớn người truy cập đặc biệt khi nội dung này hấp dẫn sự chú ý của họ. Đây
chính là khách hàng miễn phí hoặc lượng người truy cập miễn phí. Lượng truy cập
tăng cao cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả bán hàng được nâng cao.
Cộng đồng lớn mạnh: Kỷ nguyên công nghệ 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, Internet đạt
được độ phủ sóng rộng rãi. Đa số người dùng coi mạng xã hội là một phần không
thể thiếu trong cuộc sống. Số lượng người tham gia nền tảng này tăng với tốc độ
chóng mặt trong vài năm trở lại đây. Không kể tuổi tác, giới tính, nơi ở… ai ai cũng
dùng mạng xã hội cho mục đích riêng. Người lên mạng để tìm kiếm, tham khảo
thông tin; người dùng mạng xã hội để giao lưu, kết bạn hoặc mua bán những hàng
hóa cần thiết. Vì vậy, đây là mơi trường hồn hảo cho doanh nghiệp tiếp cận đại đa
số khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Nâng cao nhận thức về thương hiệu: Social media –Phương tiện truyền thơng
xã hội - có thể giải quyết tốt vấn đề tạo ra sợi dây kết nối giữa khách hàng với
doanh nghiệp bằng cảm xúc, đặc biệt là các thương hiệu thương mại điện tử. Bằng
cách tiếp cận sáng tạo, nội dung phù hợp, thương hiệu sẽ trở nên gần gũi và sống
động với khách hàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, Social media - Phương tiện truyền
thông xã hội - cho phép khách hàng thể hiện trải nghiệm sử dụng sản phẩm của họ
với người khác. Một khách hàng cảm thấy thỏa mãn chắc chắn sẽ lôi kéo thêm 1
khách mới thông qua hoạt động chia sẻ này. Điều này góp phần thúc đẩy doanh

nghiệp nỗ lực hết mình để cải thiện sản phẩm, dịch vụ vì họ biết người tiêu dùng có
quyền tự do giãi bày ý kiến và phản hồi mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Cung cấp kho tàng thông tin và tri thức lớn: Người dùng có thể cập nhật vô vàn


18
thông tin, kiến thức từ các trang mạng xã hội trực tuyến mà không cần đọc báo giấy
hay các trang báo mạng. Những thông tin này sẽ là nhứng thứ doanh nghiệp thu
thập để thấu hiểu hơn về khách hàng, về các xu hướng mới đang được quan tâm
trong cộng đồng thời gian gần đây. Từ những gì thu thập được, các cơng ty tổ chức
có thể cỉa thiện quy trình, sản phẩm, dịch vụ cũng như các chiến dịch của mình.
Nhược điểm của Social Media - Phương tiện truyền thơng xã hội
Địi hỏi trang bị đội ngũ nhân viên giàu năng lực: Để có một chiến lược
marketing trên nền tảng Social media - Phương tiện truyền thông xã hội - thật thành
công, các công ty cần tuyển chọn một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm để có thể
cải thiện danh tiếng công ty. Khi kết nối được với khách hàng, Social media Phương tiện truyền thông xã hội - có thể thúc đẩy mức tiêu thụ hàng hóa nhanh
chóng. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc họ phải trả lời tin nhắn và bình luận
của người dùng thường xuyên. Các doanh nghiệp phải không ngừng cho “ra lị” các
nội dung mới hấp dẫn và tìm cách khắc phục những phản hồi tiêu cực trên mạng.
Quá tải bởi số lượng lớn các trang mạng xã hội: Có hàng ngàn các trang mạng
xã hội doanh nghiệp có thể sử dụng. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi
phải đánh giá trang nào nên chú ý nhiều hơn hay trang nào đáng đầu tư hơn.
Hậu quả khôn lường nếu thực hiện chiến lược trực tuyến không phù hợp: Việc
này sẽ dễ dàng dẫn đến việc danh tiếng công ty vất vả gây dựng bị hủy hoại và đẩy
họ vào tình huống bất lợi trên các trang mạng xã hội. Bất cứ lỗi lầm nào xảy ra cũng
được hàng ngàn người hâm mơ và người dùng chứng kiến. Vì vậy, các doanh
nghiệp cần hết sức cẩn trọng khi áp dụng các chiến dịch trên Social media - Phương
tiện truyền thông xã hội.
Tốn nhiều thời gian: Lý do đầu tiên là bởi doanh nghiệp cần đầu tư nhiều thời
gian để nuôi dưỡng các chiến dịch quảng bá và phải cẩn thận trong mỗi bước đi

Ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc của nhân viên: Nhân viên trong cơng ty
có thể sử dụng thời gian làm việc để liên lạc với bạn bè thay vì hồn thành nhiệm vụ
của họ. Chúng ta có thể chứng kiến nhiều trường hợp các nhân viên tự ý sử dụng
mạng xã hội trong giờ làm việc, đặc biệt khi sếp họ không ở bên.
Tự do ngôn luận trên Social media - Phương tiện truyền thông xã hội: Như đã
nhắc đến ở trên, khách hàng có quyền đăng bất cứ điều gì mình muốn về những cảm
nhận và trải nghiệm của mình với doanh nghiệp. Điều này có thể gây tổn hại lớn
đến uy tín và hình ảnh cơng ty nếu một nhóm các khách hàng bất mãn và giận dữ


×