Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ xây dựng mô hình truyền thông biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ xã tu lý huyện đà bắc tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN QUỐC ĐẠT

XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LỒNG GHÉP VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ XÃ TU LÝ, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

NGUYỄN QUỐC ĐẠT

XÂY DỰNG MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LỒNG GHÉP VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ XÃ TU LÝ, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ


LỜI CẢM ƠN


Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TSKH. Nguyễn Đức
Ngữ - Trung tâm Khoa học, Cơng nghệ Khí tượng, Thủy văn và Mơi trường - người đã tận
tình định hướng, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô và cán bộ thuộc Khoa Sau Đại học – Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện và bảo vệ luận văn.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tập thể Hội Liên Hiệp Phụ Nữ huyện
Đà Bắc- tỉnh Hịa Bình đã nhiệt tình ủng hộ, hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi cũng xin cảm ơn Quỹ học bổng Sasakawa – Nhật Bản đã hỗ trợ một phần tài
chính để tơi có thể hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tơi xin được chân thành cảm ơn gia đình, các thầy cơ, bạn bè và đồng
nghiệp, những người luôn ở bên tôi và là nguồn động lực giúp tơi hồn thành sớm luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hồn thành tốt nhất có thể, song tơi nhận thức được rằng luận
văn vẫn cịn những thiếu sót và hạn chế. Do đó, tơi rất mong sẽ nhận được các đóng góp ý
kiến và hướng dẫn của các q thầy cơ để hồn thiện luận văn tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 10 tháng 10 năm 2016

Nguyễn Quốc Đạt

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ. Luận văn khơng sao chép các cơng
trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn là trung thực, chưa từng
được cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác. Các thơng tin thứ cấp sử dụng
trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ và đúng qui cách. Luận văn

được tài trợ một phần tài chính từ học bổng Sasakawa – Nhật Bản. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả

NGUYỄN QUỐC ĐẠT


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... 3
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 7
1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................................ 7
1.1.1 Biến đổi khí hậu....................................................................................................... 7
1.2. Truyền thơng.............................................................................................................. 8
1.3. Truyền thơng BĐKH.................................................................................................. 9
1.2. Các nghiên cứu về truyền thông BĐKH dành cho Phụ nữ.................................. 12
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới................................................................................. 12
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................................. 16
1.3. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu........................................................................ 18
1.4. Tổng quan về Hội Liên Hiệp Phụ nữ xã Tu Lý..................................................... 20
1.5. Các nghiên cứu đã triển khai tại địa bàn............................................................... 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................22
2.1. Mơ hình truyền thơng............................................................................................. 22
2.1.1. Các loại mơ hình truyền thơng [35, 34]................................................................ 22
2.1.1.1. Mơ hình truyến tính sơ khai................................................................................. 22
2.1.1.2. Mơ hình phi tuyến tính......................................................................................... 23
2.1.1.3. Mơ hình đa chiều................................................................................................. 25
2.1.1.4. Các mơ hình truyền thơng khác........................................................................... 25
2.2. Lồng ghép................................................................................................................. 26

2.2.1. Khái niệm lồng ghép............................................................................................. 26
2.2.2. Các hình thức lồng ghép....................................................................................... 28
2.2.3. Các bước lồng ghép............................................................................................... 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 30
2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi................................................................... 31
2.3.2. Phương pháp xây dựng mơ hình.......................................................................... 31
2.4. Cơ sở lý luận............................................................................................................ 33
2.4.1. Cơ sở pháp lý......................................................................................................... 33


2.4.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................... 35
2.4.2.1. Biểu hiện của BĐKH tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.......................35
2.4.2.2. Thực trạng truyền thơng biến đổi khí hậu tại xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa
Bình.................................................................................................................................. 36
2.4.2.3. Các phong trào và hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý....................................... 37
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ KIỂM NGHIỆM MƠ HÌNH TRUYỀN THƠNG VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LỒNG GHÉP VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ XÃ TU LÝ, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HỊA BÌNH...................................... 40
3.1. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về BĐKH của phụ nữ xã Tu Lý............40
3.2. Xây dựng mơ hình truyền thơng BĐKH lồng ghép vào các hoạt động của Hội
LHPN xã Tu Lý.............................................................................................................. 50
3.2.1. Các ngun tắc về việc xây dựng mơ hình truyền thông BĐKH.......................50
3.2.2. Những kiến thức về BĐKH cần truyền thông cho hội viên Hội LHPN xã Tu Lý
...........................................................................................................................................
52
3.2.3. Phương thức truyền thông BĐKH phù hợp với các hoạt động của Hội LHPN
xã Tu Lý.......................................................................................................................... 53
3.2.4. Lồng ghép mơ hình truyền thông BĐKH vào hoạt động của Hội LHPN xã Tu
Lý 55
3.3. Kiểm nghiệm mơ hình............................................................................................. 63

3.3.1. Mục đích kiểm nghiệm......................................................................................... 63
3.3.2. Nội dung kiểm nghiệm......................................................................................... 64
3.4. Kết quả kiểm nghiệm mơ hình............................................................................... 65
3.4.1. Các kết quả đã đạt được...................................................................................... 65
3.4.2. Đánh giá nhận thức của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý trước và sau khi triển
khai mơ hình truyền thông BĐKH................................................................................ 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 78
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

Hội LHPN

Hội liên hiệp phụ nữ

CQK

Chiến lược, qui hoạch, kế hoạch

USAID

U.S. Agency for International Development
Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

CARE


Care Organization

UNDP

United Nations Development Programme
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

UNEP

United Nations Environment Programme
Chương trình mơi trường Liên Hiệp Quốc

VSO

Voluntary Service Overseas

IMHEN

Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

GIZ

Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức

TNMT

Tài ngun mơi trường

TDBTT


Tính dễ bị tổn thương

1


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Qui trình lồng ghép BĐKH vào q trình hoạch định chính sách
Hình 3.1. Thành phần dân tộc của hội viên Hội liên hiệp Phụ nữ xã Tu Lý
Hình 3.2. Thành phần nghề nghiệp của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý
Hình 3.3. Tỉ lệ hội viên HLHPN xã Tu Lý đã từng tham gia tập huấn BĐKH
Hình 3.4. Nguồn thơng tin biết về BĐKH của hội viên HLHPN xã Tu Lý Hình
3.5. Tác động của BĐKH tại Xã Tu Lý
Hình 3.6. Tác động của BĐKH đến thói quen sinh hoạt và sản xuất của người dân xã Tu Lý
Hình 3.7. Mơ hình truyền thơng BĐKH lồng ghép vào hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý
Hình 3.8. Hiểu biết chung về BĐKH của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý trước và sau khi
triển khai mơ hình truyền thơng
Hình 3.9. Nhận thức hậu quả của BĐKH của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý trước và sau khi
triển khai mơ hình truyền thơng
Hình 3.10. Nhận thức về tác động của BĐKH tại địa phương của hội viên Hội LHPN xã Tu
Lý trước & sau triển khai mơ hình truyền thơng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số khung lồng ghép phổ biến
Bảng 3.1: Đánh giá hiểu biết chung về BĐKH của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý
Bảng 3.2: Đánh giá nhận thức về hậu quả của BĐKH của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý
Bảng 3.3. Chương trình ứng phó BĐKH tại địa phương
Bảng 3.4. Các chương trình ứng phó BĐKH có thể phù hợp với địa phương
Bảng 3.5. Thời điểm thích hợp để truyền thơng về BĐKH cho Hội LHPN xã Tu Lý Bảng

3.6. Các hoạt động có thể lồng ghép BĐKH tại xã Tu Lý
Bảng 3.7. Lồng ghép truyền thông BĐKH vào hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý
Bảng 3.8. Kết quả lồng ghép truyền thông BDKH vào hoạt động của Hội LHPN xã Tu Lý
Bảng 3.9. Đánh giá nhận thức về BĐKH của hội viên Hội LHPN xã Tu Lý trước và sau
truyền thông


MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH), với biểu hiện rõ rệt nhất là sự nóng lên tồn cầu và nước
biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại, được nhiều quốc gia trên
thế giới nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giảm nhẹ và thích ứng [16, 23, 24]. Theo
đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank, 2007), Việt Nam là một trong những nước
chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu khắc nghiệt trong hai chục năm gần đây [3,
51]. BĐKH đã và đang làm gia tăng các loại hình thiên tai cả về số lượng, cường độ và mức
độ ảnh hưởng [15, 17, 22, 30]. Có thể nói, các tác động của BĐKH tới Việt Nam góp phần
làm ảnh hưởng tới các mục tiêu xóa đói giảm nghèo thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững
của đất nước [16, 23, 24]. Chính vì lẽ đó, truyền thơng về BĐKH cho cộng đồng là một
công tác hết sức quan trọng và cần thiết đối với việc thay đổi hành vi và chủ động thích ứng
và giảm nhẹ BĐKH. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của truyền thông
BĐKH đã được thừa nhận trong các văn bản của nhà nước [23, 24].
Theo Công ước Khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), BĐKH sẽ tác
động nhiều nhất tới những người nghèo có ít nguồn lực nhất để ứng phó với những hệ quả
của BĐKH, 70% trong số này là phụ nữ [48]. Báo cáo chung năm 2012 của Liên Hợp Quốc
(UN) và Oxfam cũng nhận định ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, bên
cạnh người nghèo, người cao tuổi và trẻ em, phụ nữ là những đối tượng chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi BĐKH [49, 50]. Báo cáo cũng nhấn mạnh phụ nữ đóng một vai trị cốt yếu,
khơng chỉ trong dân số mà cịn giữ những vị trí quan trọng trong gia đình, trong khu vực
kinh tế nơng thơn và thành thị cũng như trong xã hội nói chung. Điều này có nghĩa phụ nữ
chính là một nhân tố quan trọng và đơng đảo trong cơng cuộc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH.
Tuy nhiên nguồn lực này lại chưa được khai thác và thừa nhận đúng mức [29, 51]. Chính vì

vậy, trao quyền cho phụ nữ trong quá trình hoạch định chính sách và thực thi các biện pháp
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH sẽ là cách làm hiệu quả, đặc biệt là ở cấp độ địa phương.


Tại Việt Nam, ảnh hưởng của BĐKH tới phụ nữ và vai trị của phụ nữ trong cơng
cuộc ứng phó, thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đã nhiều lần nhắc đến trong các văn bản của
Chính Phủ như “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu” và “Chiến
lược quốc gia về Biến đổi khí hậu” [2, 24], trong các nghiên cứu và các dự của nhiều tổ
chức quốc tế tại Việt Nam như Oxfam, UNICEF, UNFPA, ActionAid v.v… Từ năm 2006
đến 2009, tổ chức ActionAid cũng đã triển khai thực hiện chương trình “Phát huy vai trò
lãnh đạo của phụ nữ trong việc xây dựng khả năng ứng phó của địa phương nhằm giảm nhẹ
rủi ro do thảm họa, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ khả năng bị tổn thương trước
biến đổi khí hậu và thiên tai” tại tỉnh Hịa Bình [57]. Tuy nhiên, đối tượng tham gia chương
trình mới chỉ là một số ít các cán bộ phụ nữ xã Tu Lý và chưa có mơ hình truyền thơng
BĐKH thực sự nào dành cho tất cả phụ nữ [12]. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều phụ nữ, đặc
biệt là những phụ nữ ở các vùng nông thôn nghèo xa xôi và nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số
chưa có cơ hội được tiếp cận với những kiến thức về BĐKH, cũng như các phương pháp
thích ứng và giảm nhẹ những tác động của BĐKH.
Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được mơ hình truyền thơng phù hợp với
trình độ nhận thức, hiểu biết và thói quen sản xuất cũng như sinh hoạt của đại đa số phụ nữ
nông thôn. Và trên hết phải lồng ghép được mô hình đó vào các hoạt động tại một tổ chức
cộng đồng nơi có đơng đảo phụ nữ tham gia nhằm làm tăng khả năng tiếp cận của mơ hình
truyền thơng. Chính vì lẽ đó, Hội Liên Hiệp Phụ nữ được học viên lựa chọn làm nhóm mục
tiêu lồng ghép mơ hình, do đây là tổ chức có thành viên 100% là phụ nữ và là tổ chức xã hội
dân sự dành riêng cho phụ nữ. Bên cạnh đó, Hội liên hiệp phụ nữ cịn có vai trị và nhiệm vụ
tun truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống;
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và vận động, hỗ trợ
phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ.
Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, học viên triển khai nghiên cứu “Xây dựng
mơ hình truyền thơng biến đổi khí hậu lồng ghép vào các hoạt động của Hội liên hiệp

phụ nữ xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình” với mục tiêu và nội dung như sau:


Mục tiêu: Nâng cao năng lực ứng phó Biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng cho người
dân xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình, đặc biệt là đối tượng phụ nữ nhờ việc trang bị
cho họ hiểu biết đúng đắn về Biến đổi khí hậu và các biện pháp ứng phó phù hợp, thơng qua
việc xây dựng và lồng ghép mơ hình truyền thơng Biến đổi khí hậu cho Hội liên hiệp Phụ nữ
xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.
Nội dung: (1) Điều tra khảo sát, thu thập số liệu về nhận thức của hội viên Hội Liên
hiệp phụ nữ về BĐKH và tác động của BĐKH tại địa phương để phân tích và đánh giá tình
hình thực tế; (2) Nghiên cứu xây dựng mơ hình truyền thơng dành cho phụ nữ đảm bảo hiệu
quả và khả thi; (3) Lồng ghép mơ hình truyền thơng vào các hoạt động của Hội liên hiệp
Phụ nữ; (4) Kiểm nghiệm mơ hình truyền thơng.
Ngồi các phần mở đầu, kết luận - kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan tài liệu;
- Chương 2: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3: Xây dựng mơ hình truyền thông BĐKH và lồng ghép vào các hoạt
động của Hội LHPN xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình;


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trên thế giới, truyền thông BĐKH hiện nay là một trong những trọng tâm hàng đầu
trong chiến dịch nâng cao ý thức của cộng đồng về BĐKH. Rất nhiều biện pháp truyền
thông được nhiều tổ chức trên thế giới áp dụng, tuy nhiên đa phần các biện pháp này nhắm
mục tiêu tuyên truyền chung cho cả cộng đồng thay vì khoanh vùng từng nhóm đối tượng
với những đặc điểm riêng biệt để có được các hình thức truyền thơng phù hợp [16]. Hiện
nay, các nghiên cứu về truyền thông BĐKH trên thế giới chủ yếu tập trung vào công tác
truyền thông đại chúng, trong khi truyền thơng BĐKH cho đối tượng phụ nữ thì chưa thực
sự được chú ý.

Tại Việt Nam, các chương trình truyền thông BĐKH cho phụ nữ mới chỉ chú trọng
vào công tác truyền thơng nâng cao vai trị của phụ nữ trong cơng tác ứng phó và giảm nhẹ
BĐKH. Bên cạnh đó, các chương trình đa phần mang tính điểm, chỉ áp dụng được ở một
vùng địa phương nhất định, chứ chưa thực sự nhắm đến mục tiêu nâng cao nhận thức của
toàn phụ nữ về BĐKH, đặc biệt là phụ nữ nông thôn và dân tộc thiểu số, cũng như chưa có
một mơ hình truyền thơng BĐKH dành riêng cho phụ nữ.
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Biến đổi khí hậu
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH đã định nghĩa "BĐKH là những biến
đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành
phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc
đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con
người" [48].
Theo Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC 2007), BĐKH là sự biến đổi về trạng
thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến
động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng
thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống


khí hậu, hoặc do những tác động từ động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của
con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất [37].
Chương trình mục tiêu Quốc Gia ứng phó với BĐKH cũng định nghĩa "BĐKH là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong
một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các q
trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm
thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất" [2].
Theo báo cáo đánh giá của IPCC (2007), BĐKH toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến phức
tạp trong thế kỷ 21 do lượng phát thải khí nhà kính đang tiếp tục tăng lên [37].
1.2. Truyền thông
Định nghĩa truyền thông

Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), truyền thơng là một q trình trong đó con người
làm công tác truyền thông (tuyên truyền viên) truyền đạt các thông tin (thông điệp truyền
thông) tới người nhận thơng tin (đối tượng truyền thơng) nhằm mục đích nâng cao kiến
thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận thông tin thông qua các cách
tiếp cận, hình thức và phương tiện khác nhau [15].
Mục đích truyền thông [15]
Nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận thông tin
thông qua các cách tiếp cận, hình thức và phương tiện khác nhau, người làm công tác truyền
thông (tuyên truyền viên) sẽ truyền đạt các thông tin (thông điệp truyền thông) tới người
nhận thông tin (đối tượng truyền thông).
Các phương thức truyền thơng [15]
Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), có 3 phương thức truyền thơng thường được sử dụng.
Đó là:


Truyền thông một chiều: Bằng phương thức này người truyền thông gửi thông điệp
truyền thông đến người nhận thông điệp truyền thơng qua kênh truyền thơng mà khơng có
điều kiện nhận được sự phản hồi của đối tượng truyền thông.
Truyền thông 2 chiều: Theo phương thức này, thông điệp truyền thông được trao đổi
giữa người gửi và người nhận thông điệp thơng qua kênh truyền thơng. Người gửi thơng
điệp có điều kiện thu thập các thông tin phản hồi từ phía người nhận. Q trình này có thể
lặp đi, lặp lại nhiều lần.
Phương thức truyền thông nhiều chiều: Khác với phương thức truyền thông hai
chiều, phương thức truyền thông nhiều chiều địi hỏi người gửi thơng điệp truyền thơng cần
hiểu biết đối tượng truyền thông trước khi gửi thông điệp truyền thông. Để làm được việc
này, người làm truyền thông phải tổ chức thu thập thơng tin từ phía đối tượng truyền thơng.
Có nhiều phương pháp thu thập thơng tin, song phổ biến và hiệu quả nhất là tiến hành điều
tra, khảo sát, nghiên cứu thực tế tại cơ sở. Vì vậy q trình truyền thơng theo phương thức
nhiều chiều bao gồm 3 bước là thu thập thông tin về đối tượng truyền thông, gửi thông điệp
truyền thông tới đối tượng truyền thơng, phản hồi thơng tin từ phía đối tượng truyền thông.

1.3.

Truyền thông BĐKH
Định nghĩa
Truyền thông BĐKH thực chất là một loại truyền thơng mơi trường. Do đó, truyền

thơng về BĐKH cũng có những đặc điểm chung với truyền thơng mơi trường, đó là: Các
vấn đề mơi trường có tác động, ảnh hưởng đến mọi người, mọi ngành, mọi nghề, mọi mặt
của đời sống xã hội của con người, không chỉ đối với các thế hệ hiện tại mà cả đến các thế
hệ tương lai.
Từ những đặc điểm nêu trên nên mục đích của truyền thơng về BĐKH khơng chỉ là
nhằm truyền đạt thông tin hay quá nhấn mạnh vào truyền đạt thông tin mà quan trọng hơn là
nhằm thu hút mọi người tham gia vào quá trình chia sẻ thông tin, tạo ra sự hiểu biết chung,
nhận thức chung về những vấn đề BĐKH để từ đó cùng chia sẻ trách nhiệm


và thống nhất hành động theo một hướng chung trong việc giải quyết những vấn đề của
BĐKH đặt ra [15].
Lịch sử truyền thơng BĐKH
BĐKH là vấn đề mang tính tồn cầu và bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ những
năm 1960. Tuy nhiên, phải đến nửa cuối thập niên 1980, các chiến dịch truyền thông về
BĐKH mới thực sự được khởi xướng. Thời gian đầu, đa số các hoạt động truyền thông cho
công chúng chủ yếu tập trung vào các phát hiện khoa học về BĐKH và các báo cáo tổng
hợp, đôi khi là về một số hiện tượng thời tiết cực đoan, các cuộc họp cấp cao hoặc các cuộc
họp hoạch định chính sách [39]. Trải qua 20 năm phát triển, truyền thơng về BĐKH đã
khơng cịn là cuộc tranh luận của riêng các chuyên gia. Với sự phát triển như vũ bão của các
phương tiện truyền thông, nhận thức của công chúng về bản chất và tác động của BĐKH đã
được nâng cao, đặc biệt là tại các nước đang phát triển – những quốc gia được xem là có khả
năng chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH [40].
Ngày nay, hoạt động truyền thông BĐKH đã vượt ra ngoài các kênh dành riêng cho

giới khoa học, và bắt đầu vươn tới những đối tượng truyền thông rộng khắp hơn, sử dụng
những diễn đàn và kênh thông tin đa dạng hơn, truyền tải được nhiều thông điệp hơn với vơ
số loại mơ hình truyền thơng khác nhau dành riêng cho từng loại đối tượng [68]. Các hoạt
động truyền thông BĐKH hiện nay được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song
chủ yếu tập trung vào các mục đích chính là: Giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành
vi [40].
Thông điệp truyền thông BĐKH
Thông điệp về nhận thức
BĐKH hiện nay là một thực tế đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra trên phạm vi toàn cầu,
khu vực và địa phương trong một thời gian dài (thập kỷ và thế kỷ). BĐKH đã và sẽ tác động
ngày càng mạnh đến các điều kiện tự nhiên, nhất là thiên tai, bão, lụt, hạn hán, các hệ sinh
thái tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội và đời sống của con


người hiện nay và cả các thế hệ tương lai, nhất là ở những vùng có rủi ro cao, nếu lồi người
khơng kịp thời có những giải pháp ứng phó thích hợp.
Quan điểm của Nhà nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với
BĐKH là: Ứng phó với BĐKH được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm
tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói giảm
nghèo. Tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt
và những tác động tiềm tàng lâu dài; đầu tư cho ứng phó với BĐKH là yếu tố quan trọng
đảm bảo phát triển bền vững. Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của tồn hệ thống chính trị,
của tồn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành
với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến tồn cầu
[15].
Thơng điệp về hành động
Tất cả các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn về kinh tế, xã hội, môi
trường (tổng thể, ngành, lĩnh vực) đều phải xem xét đến hậu quả tác động của BĐKH ở địa
phương, dựa vào kết quả đánh giá tác động và các kịch bản về BĐKH được xác định (đối
tượng là các nhà hoạch định chính sách, kế hoạch, lãnh đạo chính quyền các địa phương).

Các nhiệm vụ ứng phó với BĐKH phải được thể hiện trong các chiến lược, chương trình,
quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, được thể chế hóa bằng các
văn bản quy phạm pháp luật và được quán triệt trong tổ chức thực hiện.
Ngồi những nội dung chủ yếu của thơng điệp truyền thơng nêu trên, các tun
truyền viên có thể bổ sung những nội dung sống động, liên quan đến BĐKH và tác động của
chúng đến kinh tế - xã hội ở địa phương để cho các thông điệp truyền thông sinh động hơn.
Tùy theo đối tượng cụ thể, các tuyên truyền viên về BĐKH sẽ lựa chọn và diễn đạt những
nội dung thông điệp truyền thông sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, tạo được ấn tượng thơng qua các
hình thức truyền thông khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương [15].


1.2. Các nghiên cứu về truyền thông BĐKH dành cho Phụ nữ
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về mối liên hệ và tác động của BĐKH tới phụ nữ được
thực hiện từ thập niên 1990 bởi nhiều tổ chức lớn như UN, CARE, FAO, UNDP… Các
nghiên cứu này đều nhận định phụ nữ tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt
Nam, chính là một trong những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi BĐKH vì những lý do
sau: (1) Khơng được tham gia nhiều vào q trình hoạch định chính sách ứng phó với
BĐKH. (2) Phụ nữ là giới đảm nhiệm hầu hết các sinh kế liên quan đến nông nghiệp và ít có
khả năng thay đổi sinh kế. (3) Bất bình đẳng giới ở các nước phát triển. (4) Bị giới hạn về
kiến thức và kỹ năng bởi các yếu tố truyền thống, văn hóa xã hội. (5) Phải sinh nở và ni
con (tăng tính bị tổn thương) [44, 45, 52, 53, 54, 55]. Chính vì lẽ đó, truyền thông BĐKH
cho phụ nữ là một hoạt động cần thiết và đã được nhiều nước triển khai, điển hình như:
Châu Mỹ
- Mỹ: Năm 2008, Đại học Yale, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và triển khai dự án về
truyền thông BĐKH quy mơ lớn cho tồn thể người dân nước Mỹ, với mục tiêu: (1) Nâng
cao hiểu biết của công chúng về BĐKH cũng như các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ
BĐKH; (2) Thúc đẩy hành động của các nhà lãnh đạo, quần chúng, các doanh nghiệp,
giới học giả và truyền thông nhằm cài thiện hơn nữa kiến thức và hiểu biết cho người
Mỹ, trong đó phụ nữ là một trong những đối tượng quan trọng mà dự án này nhắm đến

[32].
- Canada: Năm 2000, chính phủ Canada đã cho triển khai Nghiên cứu về Chính
sách y tế, nhằm theo dõi các tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH tới sức
khỏe của người dân. Nghiên cứu này chỉ ra rằng Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ bị tổn
thương bởi BĐKH cao hơn Nam giới, vì họ phải thường xuyên đối mặt với nhu cầu phải
phục hồi về mặt tinh thần và thể chất sau các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong khi vẫn
phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của gia đình và bên ngồi. Chính vì vậy, cơng
tác truyền thông nâng cao nhận thức về sự khác biệt trong tính dễ bị tổn thương do


BĐKH giữa Phụ nữ và Nam giới là điều vô cùng cần thiết, góp phần xác định các rào cản
trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH tới sức khỏe người dân, nghiên cứu khẳng định.
Tuy nhiên, truyền thông BĐKH như thế nào cho đối tượng phụ nữ lại không được nghiên
cứu này nhắc đến [54].
Châu Âu
- Thụy Điển: Thụy Điển là một trong những quốc gia rất tích cực trong công tác
truyền thông BĐKH cho người dân. Truyền thông về BĐKH tại Thụy Điển được thực
hiện bởi các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội nghiên cứu,
thông qua các bản tin về BĐKH và giải pháp ứng phó. Từ năm 2005, truyền thông
BĐKH được mở rộng trên mạng Internet. Trong Báo cáo quốc gia lần thứ 6 về Truyền
thông BĐKH, do Bộ Môi trường Thụy Điển phát hành năm 2014 tại Stockholm, chính
phủ nước này nhấn mạnh truyền thơng BĐKH chính là một phần quan trọng trong các nỗ
lực nhằm giảm nhẹ BĐKH. Trong số các đối tượng cần được truyền thông nâng cao nhận
thức về BĐKH, phụ nữ chính là tác nhân quan trọng trong các chương trình và dự án
quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Mặc dù vậy, Báo cáo chỉ dừng ở việc nêu lên
tầm quan trọng về truyền thông BĐKH cho phụ nữ chứ chưa chỉ ra một phương pháp hay
mơ hình cụ thể để thực hiện [40].
- Phần Lan: Chương trình Truyền thơng biến đổi khí hậu (2002-2007) là một phần
quan trọng của chiến lược khí hậu quốc gia của Phần Lan. Trong Báo cáo Quốc gia lần
thứ 4 về truyền thông theo Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, do Bộ Môi

trường cùng Quỹ Quốc gia dành cho Bảo vệ môi trường và Quản lý nguồn nước hợp tác
phát hành năm 2006, chính phủ Phần Lan một lần nữa khẳng định vai trị của truyền
thơng BĐKH, đặc biệt là truyền thơng BĐKH trong trường học và cho giới trẻ, đặc biệt
là giới nữ [42].
- Hà Lan: Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi BĐKH, từ
lâu chính phủ Hà Lan luôn chú trọng tới công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho
người dân về BĐKH qua nhiều kênh thông tin đa dạng, đặc biệt là Internet. Năm 2015,
Đại học Amsterdam đã cho triển khai nghiên cứu về phương thức truyền thông BĐKH


cho Phụ nữ và Nam giới qua mạng xã hội Twitter. Nghiên cứu này tập trung làm rõ sự khác
biệt trong cách thức truyền đạt thông tin về BĐKH giữa Phụ Nữ và Nam giới thơng qua
mạng Twitter. Theo đó, Phụ nữ có xu hướng quan tâm tới các vấn đề liên quan đến BĐKH
nhiều hơn so với Nam giới, cũng như có cái nhìn ít hồi nghi hơn về tác động của BĐKH so
với Nam giới [38, 41].
Châu Phi:
- Uganda: Trong các năm 2012, 2013 và 2014, trung tâm Kabarole Research and
Resource và một số đơn vị tư nhân ở Uganda đã tổ chức Lễ hội nghệ thuật đường phố
thường niên lồng ghép truyền thông BĐKH tại thị trấn Fort-Portal, trong đó huy động các
nghệ sĩ truyền thơng về BĐKH cho người dân, đặc biệt là phụ nữ và các bé gái [59].
- Nigeria: Cho đến nay, Nigeria đã thực hiện khá nhiều chương trình truyền thơng
BĐKH có sự tham gia của phụ nữ. Có thể kể đến như Dự án truyền thông về BĐKH cho
các nông dân vùng nông thôn, bao gồm cả phụ nữ do tổ chức NGO Women
Environmental Programme thực hiện. Tháng 8/2009, chính phủ Nigeria cũng cho tiến
hành một nghiên cứu quy mô lớn tại các vùng Bắc Trung và Đông Nam Nigeria về sự
khác biệt trong nhận thức về BĐKH giữa Phụ Nữ và Nam giới. Nghiên cứu chỉ ra rằng
phụ nữ Nigeria mặc dù nhận được mức độ giáo dục thấp hơn so với nam giới, song lại
quan tâm và có nhiều kiến thức hơn nam giới về các vấn đề liên quan đến BĐKH, nguyên
nhân chính là do sinh kế của đại đa số phụ nữ Nigeria chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, do đó họ cũng quen thuộc và dễ tiếp cận hơn với các vấn đề liên

quan đến mơi trường và khí hậu. Chính vì vậy, nghiên cứu khẳng định truyền thông và
giáo dục cho phụ nữ về BĐKH chính là một trong những cách tốt nhất để ứng phó và
giảm nhẹ BĐKH tại Nigeria [31, 69].
Vùng Ca-ri-bê
- Jamaica: Tháng 6/2011, chính phủ Jamaica kết hợp với UNDP, UNFCCC và
GEF phát động chiến dịch quốc gia lần II về truyền thông công ước khung Liên Hợp


Quốc về BĐKH cho người dân Jamaica, trong đó đối tượng được nhắc đến nhiều nhất là
phụ nữ [36].
Châu Đại dương
- Australia: Năm 2013, chính phủ Australia tiếp tục phát động chương trình quốc
gia lần thứ 6 về truyền thơng BĐKH. Trong đó, vấn đề truyền thơng về giới và BĐKH
cũng là một trọng tâm.
- New Zealand: Chính phủ New Zealand đẩy mạnh truyền thông về BĐKH thông
qua các chiến dịch nhằm cung cấp cho công chúng thông tin để giúp họ đưa ra quyết định
giảm phát thải khí nhà kính và khuyến khích thay đổi hành vi lâu dài. Tháng 2/2015, Viện
Phụ nữ, Hịa bình và An ninh thành phố Georgetown đã công bố nghiên cứu về tác động
của BĐKH tới quyền con người, an ninh toàn cầu và ổn định kinh tế, trong đó nhấn mạnh
phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH về mặt sức khỏe, kinh tế,
xã hội. Tuy nhiên, Phụ nữ cũng là đối tượng đóng góp nhiều nhất cho nỗ lực thích ứng và
giảm nhẹ BĐKH thơng qua các hoạt động truyền thơng mang tính sáng tạo và cục bộ
[70].
Châu Á
- Trung Quốc: Năm 2012 là năm chính phủ Trung Quốc phát động chương trình
quốc gia lần 2 về truyền thơng BĐKH cho người người, trong đó đề cao vai trị của phụ
nữ trong truyền thơng BĐKH [33].
- Nhật Bản: Được nhận định là thành công nhất trong truyền thông về BĐKH.
Chiến dịch nâng cao nhận thức công chúng bao gồm các biện pháp liên ngành trong đó
chính phủ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các khu vực kinh tế, học viện… để phổ

biến thông tin và nâng cao giáo dục mơi trường nhằm khuyến khích mọi cơng dân, đặc
biệt là phụ nữ, giảm phát thải khí nhà kính trong sinh hoạt hàng ngày của họ và tham gia
vào các hoạt động ứng phó với sự nóng lên tồn cầu điển hình như: Chiến dịch "Cool
Biz"; "Warm Biz"; "Uchi-Eco"; Phong trào "Tác giả tuyên bố giảm 1 kg CO2 /1 người/1


ngày". Sự thành công của "Cool Biz" tại Nhật Bản được Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Ý và
Liên Hợp Quốc áp dụng để giảm tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon [46].
Như vậy, có thể thấy truyền thơng BĐKH đang được một số nước trên thế giới quan
tâm và sử dụng nhiều phương tiện truyền thông công cộng (truyền thông gián tiếp) để thực
hiện các tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, đặc biệt là cho đối tượng phụ nữ về
BĐKH. Tuy nhiên, các phương thức và phương tiện truyền thông mà các nước này lựa chọn
lại đơi khi chỉ dễ tiếp cận đối với các nhóm phụ nữ ở thành thị, mà bỏ qua các nhóm phụ nữ
ở các khu vực nơng thơn. Có thể thấy, phụ nữ ở các khu vực nông thôn và xa xôi là những
đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH, song lại chưa có một mơ hình truyền thơng
nào thực sự dành riêng cho các đối tượng này. Đây là cơ sở cho việc lựa chọn đề tài luận văn
của học viên. Đồng thời cũng là một khó khăn, thách thức không nhỏ đối với học viên khi
nghiên cứu xây dựng mơ hình truyền thơng cho các phụ nữ ở vùng sâu vùng xa và các phụ
nữ dân tộc thiểu số.
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề ảnh hưởng của BĐKH mới chỉ thực sự bắt đầu được nghiên cứu
vào những năm 1990. Các nghiên cứu trong thời gian đầu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu
bản chất, nguyên nhân, diễn biến và đề xuất các nguyên tắc, giải pháp chung để thích ứng và
giảm thiểu BĐKH [22]. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thực sự chuyên sâu nào về
ảnh hưởng của BĐKH tới phụ nữ, ngoại trừ một số nghiên cứu mang tính thí điểm (casestudy) khơng mang tính hệ thống của UN, UNDP, UNICEF, CARE…
Cũng chính vì lẽ đó, ở Việt Nam hiện tại chưa có nghiên cứu chuyên biệt nào về mơ
hình truyền thơng BĐKH dành riêng cho phụ nữ lồng ghép vào hoạt động của Hội LHPN,
mà mới chỉ có một vài dự án truyền thơng BĐKH nhắm đối tượng đến phụ nữ, điển hình
như:
Cần Thơ, Bình Định và Ninh Thuận: Từ năm 2009 đến 2012, UNDP kết hợp với

Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và mơi trường (IMHEN), Bộ TN&MT và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai dự án “Tăng cường năng lực ứng phó với


BĐKH ở Việt Nam, nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm sốt phát thải khí nhà kính” (CBCC)
[61].
Đà Nẵng: Tháng 6/2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ Đà Nẵng phối hợp với Viện Chiến
lược và Chính sách Khoa học và Cơng nghệ (NISTPASS) tổ chức Hội thảo khởi động dự án
nghiên cứu “Mơ hình truyền thơng về rủi ro do biến đổi khí hậu và thích ứng tại các cộng
đồng ven biển” tại thành phố Đà Nẵng [64]. Gần đây nhất, tháng 7/2016, Văn phịng Biến
đổi khí hậu phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao nhận
thức cho phụ nữ về biến đổi khí hậu và an tồn trước thiên tai” cho đại diện Hội LHPN các
quận, huyện và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN 56 xã, phường trên địa bàn thành phố, với
tinh thần phụ nữ Đà Nẵng luôn đi tiên phong trong lồng ghép BĐKH [65].
Cần Thơ: Ngày 21-06-2012, Văn phịng Cơng tác BĐKH Tp Cần Thơ, Viện Chiến
lược và chính sách khoa học cơng nghệ (NISTPASS) Viện quản lý và phát triển châu Á
(AMDI) đã phối hợp tổ chức hội thảo khởi động dự án Nghiên cứu mơ hình truyền thông về
rủi ro do BĐKH cho Thành phố Cần Thơ. Mục tiêu của dự án này là đánh giá lại mức độ
hiểu biết và ứng phó với rủi ro do biến đổi khí hậu của một số nhóm đối tượng được chọn
[60].
Đồng Tháp: Chiều ngày 24/9, tại Đồng Tháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ
chức Hội nghị định hướng dự án “Nâng cao Năng lực của phụ nữ ứng phó với biến đổi khí
hậu”. Dự án sẽ được triển khai tại xã Tân Nhuận Đông và An Nhơn của huyện Châu Thành.
Dự án nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ và cộng đồng trong việc ứng phó thiên
tai và vấn đề biến đổi khí hậu thơng qua các hoạt động: in và phát hành tài liệu truyền thông
về quản lý và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai, tuyên truyền kỹ năng ứng phó với biến đổi khí
hậu cho phụ nữ, tập huấn về quản lý rủi ro do thiên tai v.v… Dự án được thực hiện từ tháng
9/2015 đến tháng 12/2016 [58].



Thừa Thiên Huế: Dự án "Truyền thông giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với
biến đổi khí hậu thơng qua các câu hị điệu ví" của chi hội Phụ nữ thôn Vân Quật Đông, tỉnh
Thừa Thiên Huế [14, 66].
Hịa Bình: Từ năm 2006 đến 2009, tổ chức ActionAid đã triển khai một vài chương
trình tuyên truyền và phố biến kiến thức về BĐKH dành cho các cán bộ trong xã và một vài
thành viên cốt cán của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Tu Lý [57].
Tất cả các dự án truyền thơng nói trên đều khơng thực sự chú trọng vào đối tượng
phụ nữ, mà phụ nữ chỉ là một trong những đối tượng được truyền thông. Do đó, các dự án
này cũng chưa xây dựng được một mơ hình truyền thơng nào cụ thể, chi tiết và phù hợp
dành cho phụ nữ.
1.3. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu được học viên lựa chọn là xã Tu Lý, một trong ba xã nghèo nhất
huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình, với tỷ lệ người nghèo chiếm 22% (theo số liệu thống kê năm
2009). Toàn xã Tu Lý có 1.140 hộ với 5.240 khẩu, hầu hết là người dân tộc thuộc nhóm
Mường, Tày, Dao, Thái sống rải rác ở 13 xóm. Tồn xã có 1353 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên
(chưa tính số phụ nữ cán bộ, cơng chức nhà nước) có 797 hội viên tham gia sinh hoạt hội
thường xuyên, ổn định. Có thể nói, xã Tu Lý là một xã điển hình về xã miền núi nghèo với
phần đông dân cư là người dân tộc thiểu số [12].
Vị trí địa lý
Xã Tu Lý nằm ở vị trí cách trung tâm huyện Đà Bắc 3 km về phía Bắc, có chiều dài
14 km, chiều ngang nơi rộng nhất 8 km. Phía Bắc tiếp giáp với xã Hào Lý, phía Tây giáp với
xã Tân Minh, phía Tây Nam giáp xã Cao Sơn, phía Nam giáp thị trấn Đà Bắc và xã Hiền
Lương, Đông nam và Đơng giáp xã Tồn Sơn (Đà Bắc) và xã n Mơng.
Điều kiện tự nhiên
Với diện tích tự nhiên là 60,7 km 2, nằm trong huyện Đà Bắc, xã Tu Lý mang đầy đủ
các đặc điểm khí hậu và điều kiện tự nhiên của khu vực như nằm ở độ cao trung bình


560 mét, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 mét so với mực nước biển, có địa hình núi, đồi,
sơng, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 35 o. Địa hình

nơi đây mang đặc trưng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vơi [3, 18]. Là
một xã miền núi, đất đai rộng song có nhiều khe suối và núi đá chiếm tới 47,2% (2.135ha)
quỹ đất. Đất lâm nghiệp chiếm 36,5% (1.648ha). Đất nông nghiệp chiếm 12,9% với diện
tích 585,8 ha. Cịn lại là đất ở và đất chuyên dùng [6, 12, 28].
Khí hậu
Về khí hậu, xã Tu Lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa
rõ rệt: mùa khơ lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa nóng ẩm từ
tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình là 23,5 oC, nhiệt độ cao nhất khoảng 38 - 39oC,
nhiệt độ thấp nhất là 12oC. Lượng mưa trung bình 1.570 mm/năm, nhưng tập trung chủ yếu
vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 (chiếm 79% lượng mưa cả năm) [6].
Xã hội
Toàn xã Tu Lý có 1.140 hộ với 5.240 khẩu, 5 dân tộc anh em (Kinh, Mường, Tày,
Dao, Thái) sống rải rác ở 13 xóm chia thành hai vùng rõ rệt. Sinh kế chủ yếu của người dân
trong xã là sinh kế nông nghiệp, trong đó có lao động trong nơng nghiệp q nửa là phụ nữ
[28, 30].
Kinh tế và các hoạt động sinh kế [28]
Nông nghiệp vẫn là hoạt động sinh kế chính của người dân xã Tu Lý, trong đó các
cây trồng chủ lực là lúa (402,8 ha), ngô (355 ha), Sắn (125,6 ha); Khoai sọ (3 ha); lạc (4,4
ha); rau (12 ha); dong riềng (10 ha).
Về chăn ni: Tồn xã Tu Lý có 1.178 con bị, 3.405 con lợn và 24358 con gia cầm;
Về thủy sản: Tổng diện tích ao hồ ni thủy sản tồn xã đạt 16,5 ha; Về lâm nghiệp: Tồn xã
có 54,7 ha rừng, bao gồm cây bồ đề, keo mỡ và hơn 4.500 cây lâm nghiệp các loại.


×