Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phát triển tủ sách tri thức tại xóm Tràng xã Tu Lý huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.03 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do
Hiện này, các hoạt động kinh tế - xã hội và văn hoá có mục tiêu hướng vào
nhiều cộng đồng hưởng lợi, thông qua các dự án phát triển cộng đồng do Nhà
nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân tài trợ. Đây thực chất là các hoạt động
phát triển với những triết lý phương pháp tiếp cận khá mới mẻ, đem lại một số
thành công nhất định trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội và văn hoá.
Phát triển cộng đồng là một lĩnh vực hoạt động khoa học và thực tiễn còn
khá mới mẻ ở nước ta. Thông qua các dự án viện trợ phát triển, nhiều tại liệu lý
thuyết về phát triển cộng đồng đã được phổ biến trong giới nghiên cứu và hoạt
động thực tiễn.
Xuất phát từ tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5(khoá 8) về xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó
nội dung hướng vào việc xây dựng các chương trình hoạt động văn hoá cơ sở là
ưu tiên trọng tâm.
Từ thực tiễn trên, chúng tôi đưa ra dự án về phát triển văn hoá cộng đồng
tại xóm Tràng, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình mang tên “ Phát triển tủ
sách tri thức tại xóm Tràng, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình “.
2. Mục tiêu
Hiểu rõ thêm về cộng đồng cư dân nói chúng và văn hoá cộng đồng nói
riêng để từ đó biết được nhu cầu cấp thiết của cộng đồng tại địa phương.
3. Đối tượng
Người dân xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
4. Bố cục
Chương 1. Hồ sơ cộng đồng xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình

1


Chương 2. Các giá trị văn hoá cộng đồng xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hoà Bình


Chương 3. Nhận diện các vấn đề trong cộng đồng xã Tu Lý, huyện Đà
Bắc, tỉnh Hoà Bình
Chương 4. Phác thảo kế hoạch dự án phát triển văn hoá cộng đồng “
Xây dựng tủ sách tri thức tại xóm Tràng, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà
Bình”

2


Chương 1. Hồ sơ cộng đồng xã Tu lý,huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
1.1

Vị trí địa lý
Tu Lý một xã vùng thấp của huyện Đà Bắc. Các trung tâm huyện khoảng
4km về phía Bắc. Xã có diện tích tự nhiên là 4.516 ha. Trong đó, 776 ha là đất
trồng lúa và cây màu, còn lại là đất trồng lâm nghiệp, núi cao, khe sâu. Có
đường giao thông tương đối thuận lợi.

1.2

Dân số
Toàn xã có 13 thôn ( có 2 xóm thuộc vùng 135 theo quy định của chính phủ
) xóm đông nhất là 212 hộ dân, xóm ít nhất là 70 hộ dân.
Có 5 dân tộc Tày, Mường, Kinh, Dao, Thái cùng chung sống với nhau từ
lâu đời.

1.3

Tổng số xã có 6.264 khẩu tính đến năm 2014.
Kinh tế

Nhìn chung kinh tế của xã phát triển, phân bố không đồng đều vì khu dân
cư phân bố rải rác, địa hình đồi núi hiểm trở. Đời sống chú yếu làm thuần nông,
kết hợp với trồng rừng, chăn nuôi, làm dịch vụ nhỏ lẻ.
* Trồng trọt
Lúa nước: tổng diện tích là 391,74 ha đạt 102% kế hoạch, năng suất bình
quân 52,3/ tạ
Ngoài ra, ngô trồng 344,3 ha, đạt 91,31% kế hoach, mía 7,5 ha đạt 31,25 kế
hoạch,…
* Chăn nuôi
3


Trâu có 629 con, bò có 318 con, lợn có 3.711 con, gia cầm 19.763 con,…
chính quyền rất chú trọng đến việc phòng chống bệnh dịch tại địa phương. Tổng
diện tích ao hồ nuôi thuỷ sản là 16,5 ha
* Lâm nghiệp
Thực hiện kế hoạch trồng rừng hàng năm, cho đến năm 2013 xã đã trồng đc
106,5 ha đạt 197% kế hoạch. Công tác bảo vệ, phòng trống chữa cháy rừng được
tăng cường.
1.4

Văn hoá - giáo dục
- Giáo dục các trường thực hiện nghiêm túc kế hoạch tổng kết năm học
2013 -2014, trong thời gian tháng 9/2013 trường THCS Tu Lý đã đón bằng công
nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
- Văn hoá
Hoạt động văn hoá – nghệ thuật, TD – TT giữa các xóm được duy trì
thường xuyên, tạo không khí vui tươi, phấn khởi , đẩy mạnh tình đoàn kết cộng

1.5


đồng.
Xã hội
Y tế công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình: bảo vệ và chăm sóc tốt sức
khoẻ ban đầu cho nhân dân. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện
vệ sinh, phòng bệnh được duy trì thường xuyên.
Đối với chị em phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đã tham gia thực hiện các biện pháp
tránh thai. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm 2014 là 0,75%
Công tác thương binh – xã hội: thực hiện tốt việc chi trả chế độ hàng tháng
cho các đối tượng nghèo và các gia đình chính sách, đồng thời trích nguồn ngân
sách xã để hỗ trợ cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

1.6

Cơ sở hạ tầng
Các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, giao thông, giáo dục được Đảng và
Nhà nước đầu tư có hiệu quả.Đời sống vật chất tinh thần nhân dân ngày càng
được cải thiện.
Đường liên xã thuận tiện, nhưng đường liên thôn còn nhiều nơi bị hạn chế
bởi núi, đồi.

4


Quốc phòng luôn được tăng cường và củng cố.An ninh, chính trị, trật tự an
1.7

toàn xã hội trên địa bàn giữ vững và ổn định.
Sự thay đổi của cộng đồng trong thời gian 5 năm trở lại
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, tiếp tục dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhằm nâng

cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển; xây dựng kế hoạch và triển khai
thực hiện Nghị quyết của HĐND các cấp về phát triển kinh tế, xã hội; tập trung
mọi nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ. Các chỉ tiêu tăng trưởng trong vòng 5
năm vừa qua( từ năm 2010 đến năm 2015):
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 14%
- Tổng giá trị sản phẩm giá cố định 86 tỷ VNĐ
- Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2014: 13,5 triệu VNĐ
- Tổng sản phẩm cây lương thực có hạt: 3.650 tấn
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 140 triệu VNĐ
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,0%
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn: 30%
- Làng văn hoá đạt: 80%; Cơ quan Văn hoá: 100%; Gia đình Văn hoá: 75%
- Duy trì trường chuẩn Quốc gia: 03 trường
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 15%
- Xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.
- Quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội giữ vững và ổn định.

Chương 2. Các giá trị văn hoá cộng đồng xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh
Hoà Bình
2.1

Văn hoá vật thể, phi vật thể
a. Văn hoá vật thể
Di tích lịch sử cách mạng tại căn cứ Tu Lương
Trong quá trình cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, ở
tỉnh Hoà Bình đã lần lượt hình thành 4 khu căn cứ địa cách mạng, nằm trong hệ
thống chiến khu Hoà – Ninh – Thanh, bao gồm:
-

Khu căn cứ mường Khói và “ Trường Sơn du kích kháng Nhật học


hiệu” tại huyện Lạc Sơn.
-

Khu căn cứ Cao Phong - Thạch Yên ở huyện Kỳ Sơn (cũ) nay thuộc

huyện Cao Phong.
5


-

Khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương ở huyện Đà Bắc.

-

Khu căn cứ Mường Diềm ở huyện đà Bắc.

Cùng với hoạt động ở các khu căn cứ là phong trào đấu tranh cách mạng
mà dấu ấn còn để lại đến ngày nay, gồm các di tích lịch sử cách mạng.

Bia tưởng niệm tại căn cứ Tu Lương
Động Hương Lý – xã Tu Lý đang được các nhà nghiên cứu khai thác, bảo
tồn, phát triển thành du lịch
b. Văn hoá phi vật thể
* Văn hoá cồng chiêng của dân tộc Mường
Có thể nói, cồng chiêng có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong lao động, sinh hoạt
đời thường; trong quyền lực của lang đạo xưa và trong lễ nghi tín ngưỡng phong
tục, trong suốt cuộc đời người Mường từ khi sinh ra đến khi về với Mường ma.
Không gian văn hóa cồng chiêng Mường bắt nguồn từ truyền thống văn

hóa lịch sử lâu đời, được khẳng định trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ
thuật và được kế tục qua nhiều thế hệ. Dù chưa có công trình nghiên cứu về việc
chế tác chiêng của người Mường nhưng từ xa xưa, họ đã biết thổi hồn cho cồng
chiêng, sáng tác được các bản nhạc và tạo ra những phương thức đánh chiêng
phù hợp với tính cách, tâm lý đặc trưng của dân tộc.
Một bộ cồng chiêng hoàn chỉnh có 12 chiếc, chia đều ra làm 3 bộ (chiêng
dàm, chiêng bồng, chiêng tlé), ngoài ý nghĩa âm nhạc còn biểu hiện cho 12
6


tháng trong năm. Chiêng có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong lao động, sinh hoạt đời
thường; trong quyền lực của lang đạo xưa và trong lễ nghi tín ngưỡng phong tục,
trong suốt cuộc đời người Mường từ khi sinh ra đến khi về với Mường ma.
Chiêng còn là dụng cụ thông tin liên lạc, báo hiệu, phát lệnh khi bản làng có
cướp bóc, giặc giã để tập hợp nhân dân cùng đoàn kết bảo vệ sự bình yên.
Cồng chiêng gắn bó với người Mường không chỉ để thỏa mãn nhu cầu
thưởng thức âm nhạc mà có vai trò lớn trong lao động, sản xuất. Trong khi trống
đồng là loại vật linh được coi là quyền sở hữu của tầng lớp lang đạo lớn xưa thì
cồng chiêng chiếm lĩnh, lan tỏa trong không gian rộng lớn, in sâu, hòa đậm
trong mỗi bản làng, gia đình một cách dung dị.
Người Mường có tới 24 lễ hội có sử dụng cồng chiêng như lễ mừng nhà
mới, thành hôn, khai hạ... Nếu cồng chiêng Tây Nguyên người đánh chủ yếu là
nam giới thì với người Mường là nữ giới. Nhiều tài liệu ghi lại, trước đây, người
Mường đã sử dụng tới trên 1.000 cô gái với phương thức hòa tấu, trình diễn trên
1.000 chiếc chiêng. Âm nhạc nền nếp, sôi động, giai điệu hòa thanh chuẩn mực,
động tác, đội hình chuyển động thướt tha, giàu mỹ cảm.
Ngày nay, với phương thức trình diễn linh hoạt, cởi mở, từ dàn chiêng nhỏ
tới dàn chiêng hoành tráng hàng ngàn chiếc phối hợp với nhiều hình thức khác
tạo nên nền âm nhạc, không gian văn hóa cồng chiêng đương đại.


7


Văn hoá cồng chiêng của dân tộc Mường
* Múa sạp của dân tộc Thái
Trên khoảng đất rộng, người múa cứ múa, người vỗ nhịp chầy theo một tiết
tấu rộn ràng và rất khí thế. Thuở xưa, chưa có nhạc nền, chỉ có múa chưa có hát,
từng đôi, từng đôi nam nữ phải nhảy thế nào để không va vào chân nhau. Dưới
những hàng chày gỗ đặt song song là những đôi chân đẹp của từng đôi nam
thanh nữ tú. Ngày xuân, phụ nữ Thái mặc váy thêu, lưng đeo xà tích, quả táo
bạc, đội piêu, trang sức đầy mình để nhảy với người bạn khác giới. Nhảy sạp
8


không chỉ vui mà còn luyện cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
Ngày nay, điệu múa sạp trở thành một hình thức giao lưu cởi mở của người
Thái với du khách. Với mỗi cuộc giao lưu, các cô gái Thái trong bộ trang phục
truyền thống mở màn bằng điệu múa xòe, sau đó, lần lượt từng cô gái sẽ mời gọi
từng vị khách cùng nắm tay nhảy những bước chân trầm bổng theo tiếng nhạc và
tiếng hát của người cầm chày, tạo nên những hình ảnh, điệu múa vô cùng ấm
tình của người Thái. Điệu múa sạp độc đáo của người Thái đã lan rộng ra rất
nhiều cuộc giao lưu, lễ hội của người Việt, được mọi người vô cùng thích thú,
đặc biệt là các du khách quốc tế.

Múa sạp của dân tộc Thái

2.2

Văn hoá truyền thống
Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hoà Bình, có nhiều dân tọc anh em

cùng chung sống nơi có sự giao thoa của nhiều nền văn hoá khác nhau tạo nên
sự đặc sắc quyến rũ này.
Khi mùa bội thu, xuân về với bản làng thì lúc đó người dân tổ chức tiệc
mừng cúng lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên che chở để việc trồng trọt, chăn nuôi gia súc,
9


gia cầm được thuận lợi tạo ra nhiều của cải trao đổi và buôn bán. Xuất phát từ
dọc Sông Đà hùng vĩ có nhiều Bản làng người Dao, người Tày và người Thái
sinh sống, những nét văn hoá đặc trưng của người Dao có 2 nhánh đó là Dao đỏ
và Dao quần chẹt, lễ hội của người Dao chỉ có tết nhảy đó là phong tục tập quán
cấp sắc đặt tên và mừng cơm mới vào tháng 10 và 11 hàng năm, người Tày và
người Thái thì chỉ có tập quán mừng cơm mới (Khau mờ) sau khi thu hoạch vụ
mùa xong các làn điệu dân ca của người Tày phong phú và tình tứ như khắp giao
duyên của những đôi trai gái hoặc những cuộc vui mừng hạnh phúc họ cùng hát
và không phụ thuộc theo lứa tuổi.
Nhà ở của dân tộc Dao thường hay làm thấp và lợp bằng lá cọ, gianh, gồm
3 đến 6 gian, có gian bếp cùng dãy nhà để phục vụ cho gia đình.
Người Tày và người Thái thì thường làm nhà sàn cao ráo, được phân chia
thành gian ngăn vách bếp đun nấu sinh hoạt được đặt giữa nhà sàn.
Các món ăn ẩm thực của người dân tộc Dao có đặc sản là thị chua và rượu
hoãng làm bằng gạo nếp, hương vị rất thơm và ngon.
Người Tày và Thái có cơm lam, cá mương hay thịt gà nấu măng chua hạt
dổi rất ngon và mùi vị cũng rất hấp dẫn.
Về trang phục người Dao có 2 nhánh khác nhau vì thế mà trang phục của
họ cũng khác nhau, cầu kỳ và hình thức rất phong phú, còn người Tày và Thái
thi gần giống nhau, không cầu kỳ lắm nhưng có đặc trưng riêng tinh tế và các
nét hoa văn của mỗi dân tộc đều đẹp và bản sắc riêng.
Đặc trưng của người dân tộc Mường Đà Bắc và nét văn hoá cổ truyền có
trong dịp lễ, đón xuân mới và mừng hạnh phúc đôi lứa, những cuộc vui hát,

nhảy sạp, ném còn, vui xuân hội, đánh cồng chiêng, mừng tiệc vui và đón xuân
uống rượu cần, ẩm thực của người Mường gồm có xôi đồ, cơm lam, cá mường,
thịt gà nấu măng chua. Các món ăn đó ngon miệng và hấp dẫn, nhà sàn của
người mường được lập bằng tranh, lá cọ, cao ráo và ngăn cách thành gian trong
nhà.

10


Tết Nhảy, nét văn hóa độc đáo của dân tộc Dao ở Hòa Bình.

Hát Then của người Tày

11


Trang phục truyền thống người Dao Đỏ

Ẩm thực người Mường

12


Chương 3. Nhận diện các vấn đề trong cộng đồng xã Tu Lý, huyện Đà
Bắc, tỉnh Hoà Bình
3.1

Giải quyết nhu cầu cơ bản của người dân địa phương tại địa phương
Nhu cầu tâm sinh lý của một cộng đồng là rất quan trọng. Theo quá trình đi
thực trạng, ở đấy có 3 cách giải quyết rất cụ thể:

1. Giải quyết nhu cầu theo hướng tự phát: Trong cộng đồng người dân có nhu cầu,
từ đó bản thân cộng đồng sẽ tự phát bù đắp nhu cầu đấy cho nhau. Cách giải
quyết này cần có một cộng đồng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để giải quyết vấn
đề của mình.
2. Giải quyết nhu cầu theochính sách Đảng và Nhà nước: Khi được Đảng và Nhà
nước phê duyệt thì cộng đồng được hưởng từ phúc lợi nhà nước.
3. Giải quyết nhu cầu theo các nhà bảo trợ, tài trợ bằng vốn đầu tư nước ngoài
(ngoài Nhà nước): Các quỹ bảo trợ, tài trợ nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng cho cộng đồng; cải thiện, phát triển cộng đồng theo dự án cụ thể nhằm duy

3.2

trì cộng động phát triển theo đúng hướng.
Nhu cầu văn hoá của tầng lớp cư dân trong cộng đồng
Văn hóa là nét đặc trưng của loài người, không thấy ở bất kỳ một sinh vật
nào khác. Các nền văn hóa của các dân tộc khác nhau trên thế giới được duy trì,
phổ biến và phát huy thông qua giáo dục và các phuơng tiện, như tiếng nói, chữ
viết và các ký hiệu khác.
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia
vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn
hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của
con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu
hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người
cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Cho nên nhu cầu văn hoá của người dân ở đây khá cao và được người dân
chú trọng, đặc biệt là những người dân tộc thiểu số. Họ là những người tới từ
những dân tộc khác nhau ở chung lẫn với nhau, nên họ hiểu được tính cấp thiết
13



của việc giữ gìn bản sắc dân tộc để không lẫn lội với những dân tộc khác trên
địa phương.
Họ còn rất quan tâm đến việc lưu giữ và truyền đạt văn hoá của mình
không những cho thế hệ sau này, mà còn chia sẽ cho những cán bộ văn hoá công
tác tại địa phương.
Họ đánh giá cao công tác quản lý văn hoá tại địa phương, vì có thể giúp đỡ
họ bảo tồn được nét cũ và phát huy được những nét mới mà không làm mai một
đi cái cũ của dân tộc mình.

Chương 4. Phác thảo kế hoạch dự án phát triển văn hoá cộng đồng “
Xây dựng tủ sách tri thức tại xóm Tràng, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà
Bình”
Tên dự án: Xây dựng tủ sách tri thức
Đơn vị hưởng dự án: xóm Tràng, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
Đơn vị chủ trì dự án: Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
Nhóm thực hiện dự án: Nhóm Sức Sống
Địa chỉ: 418 Đê La Thành – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 043.123.4567
Thời gian thực hiện: kể từ khi được duyệt đến hoàn thành là 2 tháng
14


I.

Lý do xây dựng dự án
Trong vài năm trở lại đây do sự chuyển biến cơ cấu kinh tế thị trường, sự
phát triển của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu đọc sách
của con người không chỉ địa bàn xã mà còn ảnh hưởng đến toàn quốc.

Hơn nữa, người dân ở đây và nhất là trẻ nhỏ, trẻ mới đến trường không có
nhiều sách để đọc trong thời gian rảnh rỗi.Nên công tác xây dựng tủ sách văn
hoá cho cộng đồng rất cần được chú trọng vừa phát huy truyền thống đọc sách,

II.

vừa cải thiện được tri thức của người dân.
Nội dung dự án
Kế hoạch chuẩn bị dự án và thực hiện dự án sẽ trong vòng 2 tháng kể từ
ngày phê duyệt, kế hoạch cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1(1 tuần): Lập nhóm thực hiện dự án.
- Giai đoạn 2(3 tuần): Tổ chức nguồn lực
+ Lên kế hoạch thực hiện.
+ Làm hồ sơ tài trợ.
+ Tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ, tình nguyện viên.
- Giai đoạn 3(3 tuần): Thực hiện kế hoạch, kiểm tra giám sát thực tiễn.
+ Phát động phong trào đọc sách tại địa phương.
+ Quyên góp sách từ các nhà tài trợ, nhà sách,… như: Sách bổ trợ kiến thức
từ lớp 1 đến lớp 12, sách báo thanh thiếu niên, sách là nông ngư nghiệp, truyện
đọc dài tập, truyện đọc ngắn tập, báo chí,…
+ Xây dựng sửa chữa giá sách, bàn đọc sách tại nhà Văn hoá xóm Tràng.
- Giai đoạn 5(1 tuần): Đánh giá thành công của dự án qua những lượt người

III.

dân đến đọc và mượn sách.
Ngân sách xây dựng dự án dự kiến
Tổng tiền mua sách thêm:
Xây sửa giá sách, bàn ghế:
Vận chuyển:

Kinh phí khác:

50.000.000 VNĐ
12.000.000 VNĐ
3.000.000 VNĐ
10.000.000 VNĐ

Cộng tổng:

75.000.000 VNĐ

15


16



×