SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH
ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI
TRÊN NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI
TIM MẠCH - NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH NĂM 2021
Nguyễn Thị Thanh
Vinh, 2021
SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH
QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI
TRÊN NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ TẠI KHOA NỘI
TIM MẠCH - NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ VINH NĂM 2021
Chủ nhiệm đề tài
:
Nguyễn Thị Thanh
Cộng sự
:
Trần Bá Linh
Trần Công Đức
Vinh, 2021
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADR
Adverse Drug Reaction – Phản ứng có hại của thuốc
CCĐ
Chống chỉ định
CSDL
Cơ sở dữ liệu
DIF
Drug interaction fact
DLS
Dược lâm sàng
DSLS
Dược sỹ lâm sàng
EMC
Electronic Medicines Compendium
HDSD
Hướng dẫn sử dụng
HĐT&ĐT
Hội đồng thuốc & điều trị
HSBA
Hồ sơ bệnh án
HSCC
Hồi sức cấp cứu
MM
Micromedex 2.0
PPI
Thuốc ức chế bơm proton (Proton pump inhibitors)
TTT
Tương tác thuốc
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1.
TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC ............................................ 3
1.1.1. Khái niệm tương tác thuốc- thuốc ............................................................... 3
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc ............................................................................ 3
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tương tác thuốc. ...................................................... 5
1.1.4. Ý nghĩa của tương tác thuốc trên thực hành lâm sàng. ............................... 8
1.1.5. Tương tác thuốc trên bệnh tim mạch. ......................................................... 9
1.2. QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG THỰC HÀNH LÂM
SÀNG .................................................................................................................... 9
1.2.1. Các nguồn tài liệu tra cứu tương tác thuốc ............................................... 10
1.2.2. Phần mềm cảnh báo kê đơn ...................................................................... 15
1.2.3. Các danh mục cảnh báo tương tác thuốc .................................................. 16
1.2.4. Can thiệp của Dược lâm sàng trong quản lý tương tác thuốc ................... 17
1.3. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh ................................... 19
1.3.1. Vài nét về hoạt động Dược lâm sàng ........................................................ 19
1.3.2. Các hoạt động quản lý tương tác thuốc..................................................... 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................... 23
2.5. Các biến số nghiên cứu .............................................................................. 25
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin .......................................... 26
2.7. Xử lý và phân tích số liệu .......................................................................... 26
2.8. Sai số và quá trình nghiên cứu khắc phục ............................................... 27
2.9. Đạo đức và cách khắc phục ....................................................................... 27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 28
3.1. Khảo sát danh mục tương tác thuốc bất lợi tại khoa Nội tim mạchnội tiết Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh .................................................... 28
3.2. Đánh giá hiệu quả của việc quản lý tương tác thuốc bất lợi đáng lưu
ý trên bệnh nhân nội trú tại khoa Nội tim mạch – nội tiết Bệnh viện đa
khoa thành phố Vinh ........................................................................................ 34
3.2.1 Đặc điểm người bệnh của mẫu nghiên cứu ở 2 giai đoạn.......................... 34
3.2.2 Đặc điểm tương tác thuốc theo 2 giai đoạn ............................................... 36
3.2.3. Đánh giá hoạt động quản lý tương tác thuốc ............................................ 43
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 48
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................ 55
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Tên Bảng
Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng
Phân loại mức độ nghiêm trọng của tương tác thuốc trong
Micromedex
Phân loại mức độ y văn ghi nhận trong Micromedex
Phân loại mức độ nghiêm trọng của tương tác thuốc trong
Lexicomp
Trang
10
11
12
12
Bảng 2.1
Mức độ nghiêm trọng của tương tác
24
Bảng 2.2
Biến số nghiên cứu
25
Bảng 3.1
Các cặp TTT khoa Nội tim mạch- nội tiết
28
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Các cặp tương tác thuốc mức độ 5 trong danh mục thuốc
trên phần mềm BVĐKTP Vinh
Các cặp tương tác thuốc mức độ 4 trong danh mục thuốc
trên phần mềm BVĐKTP Vinh
28
30
Bảng 3.4
Đặc điểm về tuổi và giới tính của bệnh nhân
32
Bảng 3.5
10 nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất
33
Bảng 3.6
Đặc điểm bệnh nhân khoa Nội tim mạch- nội tiết
34
Bảng 3.7
10 nhóm thuốc được kê đơn phổ biến nhất 2 giai đoạn
35
Bảng 3.8
Tỷ lệ tương tác thuốc mức độ 5 và mức độ 4
36
Bảng 3.9
Tỷ lệ hồ sơ bệnh án có tương tác thuốc
39
Bảng 3.10 Tỷ lệ hồ sơ bệnh án có tương tác thuốc theo từng cặp
Bảng 3.11
Chỉ số quản lý tương tác thuốc của dược sỹ lâm sàng trong
giai đoạn 2
Bảng 3.12 Số liệu tương tác thuốc mức độ 4 giai đoạn 2
40
44
45
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực hành kê đơn, bác sỹ luôn xem xét cẩn thận tính chất dược lý
của mỗi thuốc và tình trạng bệnh nhân để cố gắng giảm thiểu các vấn đề liên
quan đến thuốc, trong đó có tương tác thuốc. Tuy nhiên, người bệnh dùng
càng nhiều thuốc thì khả năng xuất hiện các phản ứng có hại của thuốc càng
tăng do các thuốc có khả năng tương tác với nhau. Một nghiên cứu cho thấy,
nếu người bệnh dùng 6 -10 loại thuốc sẽ có 7% xảy ra phản ứng có hại của
thuốc, nếu dùng 16- 20 loại thuốc thì tỷ lệ xuất hiện phản ứng có hại của
thuốc là 40% [18]. Thực tế ghi nhận tỷ lệ tương tác thuốc nội trú cao hơn
ngoại trú, nguy cơ tăng lên với một số nhóm thuốc hoặc người bệnh có tình
trạng đặc biệt. Tương tác thuốc là một trong các nguyên nhân liên quan đến
phản ứng có hại của thuốc có thể phịng tránh được. Vì vậy việc phát hiện và
quản lý tương tác thuốc trong bệnh viện có vai trò quan trọng trong đảm bảo
hiệu quả điều trị và an toàn cho người bệnh.
Bệnh lý tim mạch là các bệnh có diễn biến phức tạp, thường mắc kèm
với nhiều bệnh lý khác nhau, các thuốc dùng điều trị có phạm vi hẹp, có nhiều
tác dụng khơng mong muốn và độc tính cao. Mặt khác các bệnh lý tim mạch
thường gặp ở người cao tuổi với những thay đổi về dược động và dược lực
học khiến bệnh nhân trở nên nhạy cảm hơn với tác dụng không mong muốn
của thuốc. Vì vậy việc phát hiện và xử trí các tương tác thuốc đóng vai trị
quan trọng trong kế hoạch điều trị và chăm sóc với các bệnh nhân này.
Kết quả nghiên cứu công bố trong y văn cho thấy tỷ lệ bệnh án tim mạch
có tương tác thuốc khá cao, đặc biệt hay gặp với nhóm thuốc tim mạch. Điều
này được khẳng định trong nghiên cứu gần đây của Trần Nhân Thắng và Cẩn
Tuyết Nga khi khảo sát bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện tim
mạch, bệnh viện Bạch Mai [5].
Ngày càng có nhiều các cơ sở dữ liệu về tương tác thuốc giúp nhân viên
y tế rà soát tương tác một cách nhanh chóng trên các ứng dụng thông minh
cũng như sách hoặc trang web tra cứu. Tuy nhiên các cơ sở dữ liệu cũng
1
khiến bác sỹ bối rối khi không thống nhất trong nhận định và đánh giá tương
tác giữa các tài liệu [13], [15]. Việc liệt kê các tương tác một cách máy móc
thiếu tính thực tế, khơng có ý nghĩa lâm sàng khiến bác sỹ có xu hướng bỏ
qua cảnh báo tương tác thuốc. Điều này tiềm ẩn các nguy cơ cho bệnh nhân
nếu những cảnh báo nghiêm trọng bị bỏ qua [18].
Để tăng cường khả năng áp dụng thực tế, nhiều bệnh viện trên thế giới
và Việt Nam đã xây dựng cho riêng mình danh mục tương tác thuốc có ý
nghĩa lâm sàng [10], [11], [28]. Bên cạnh phát triển công cụ hỗ trợ, hoạt động
tư vấn của Dược sỹ lâm sàng cũng được đẩy mạnh nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý tương tác thuốc. Nghiên cứu của Moura và cộng sự cho thấy, tỷ lệ
tương tác thuốc giảm 50% và tỷ lệ tương tác thuốc nghiêm trọng giảm 71%
khi có sự tư vấn của dược sỹ lâm sàng so với việc chỉ dùng phần mềm cảnh
báo tương tác thuốc.
Tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, phần mềm kê đơn đã được tích
hợp cảnh báo các cặp hoạt chất thuốc có tương tác. Tuy nhiên danh mục này
chưa được rà soát và cập nhật thường xuyên, do đó có thể gây nguy cơ cảnh
báo quá mức hoặc bỏ sót tương tác thuốc cần lưu ý trong quá trình bác sỹ kê
đơn và dược sỹ thẩm định y lệnh, đặc biệt tại một số khoa cần phối hợp thuốc
phức tạp trong thời gian dài như Hồi sức cấp cứu, Nội tim mạch, Nội tổng
hợp. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện tiến hành đề tài:
“Quản lý tương tác thuốc bất lợi trên người bệnh nội trú tại khoa Nội tim
mạch - nội tiết Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh 2021” với 2 mục tiêu
chính như sau:
1. Khảo sát danh mục tương tác thuốc bất lợi tại khoa Nội tim mạch - nội tiết
Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh.
2. Đánh giá hiệu quả của việc quản lý tương tác thuốc bất lợi đáng lưu ý trên
bệnh nhân nội trú tại khoa Nội tim mạch - nội tiết Bệnh viện đa khoa thành
phố Vinh.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.
TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
1.1.1. Khái niệm tương tác thuốc- thuốc
Tương tác thuốc (TTT) là sự thay đổi tác dụng của một thuốc khi được
sử dụng đồng thời với thuốc khác, dược liệu, thức ăn, đồ uống hoặc hóa chất
khác [1], [2], [18]. Kết quả có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng và độc tính
của một số thuốc hay cả hai, gây nguy hiểm cho bệnh nhân hặc làm mất hiệu
quả điều trị.
Đa phần TTT dẫn đến tác dụng bất lợi. Một số ví dụ điển hình như tăng
nguy cơ bị tiêu cơ vân khi sử dụng thuốc điều trị lipid máu simvastatin đồng
thời với kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin, erythromycin); hay giảm
hoặc mất tác dụng khi dùng kháng sinh nhóm quinolon đồng thời với các
thuốc antacid bao loét dạ dày [18]. Tuy nhiên vẫn cịn 1 số TTT mang ý nghĩa
tích cực như kết hợp thuốc hạ huyết áp với thuốc lợi tiểu để tăng cường hiệu
quả làm giảm huyết áp, kết hợp adrenalin với lindocain để kéo dài tác dụng
gây tê [26].
Trong phạm vi đề tài này, tương tác thuốc- thuốc được tập trung vào các
tương tác bất lợi có ý nghĩa trên lâm sàng: làm thay đổi hiệu quả điều trị, độc
tính của thuốc; nên cần phải hiệu chỉnh liều, tăng cường giám sát bệnh nhân,
chống chỉ định không phối hợp để giảm thiểu nguy cơ cho người bệnh [2],
[26].
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc
Dựa trên cơ chế, TTT được phân thành tương tác dược động học và
tương tác dược lực học
1.1.2.1 Tương tác dược động học
Tương tác dược động học (pharmacokinetic interactions) là tương tác tác
động lên các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc. Từ đó,
làm sự thay đổi nồng độ của thuốc trong huyết tương, dẫn đến thay đổi tác
dụng dược lý hoặc độc tính của thuốc. Loại tương tác này xảy ra trong suốt
3
quá trình t̀n hồn của thuốc trong cơ thể, khó đoán trước và không liên quan
đến cơ chế tác dụng của thuốc, không ngoại suy được giữa các thuốc trong
cùng nhóm [3].
Tại giai đoạn hấp thu, TTT có thể xảy ra khi thuốc chứa các ion kim loại
Al3+/Mg2+(antacid)/ Ca2+ (sữa)/Fe2+/ Fe3+ được dùng đồng thời với kháng
sinh nhóm fluoroquinolon/ tetracyclin tạo thành phức chelat, gây giảm hấp
thu kháng sinh. Hoặc các thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày ( kháng histamin
H2, ức chế bơm proton) gây giảm hòa tan một số thuốc có bản chất acid yếu (
ketoconazol, aspirin...) nên hạn chế hấp thu của các thuốc này. Một số thuốc
nhuận tràng đường uống làm tăng nhu động đường tiêu hóa dẫn tới giảm hấp
thu các thuốc dùng kèm do thuốc bị tống nhanh ra khỏi đường tiêu hóa [2].
Tại giai đoạn phân bố, TTT xảy ra khi các thuốc đẩy nhau ra khỏi liên
kết với protein huyết tương. Các thuốc điều trị đái tháo đường uống cùng
nhóm sulphonylurea (gibenclamid, gliclazid, glimeprid) khi dùng cùng aspirin
sẽ bị aspirin đẩy ra khỏi protein liên kết trong huyết tương, dẫn đến tăng nồng
độ thuốc ở dạng tự do, gây nguy cơ hạ đường huyết.
Tại giai đoạn chuyển hóa, TTT xảy ra khi các chất gây cảm ứng hoặc ức
chế enzym chuyển hóa qua gan ( chủ yếu cyptochrome P450- CYP) được
dùng đồng thời với cơ chất của cùng enzym. Hậu quả bất lợi có thể xảy ra là
tăng nồng độ dẫn tới có thuốc lâu được đào thải ra ngồi và tích lũy độc tính
trong người.
Cùng một kiểu tương tác nhưng cường độ xảy ra không giống nhau giữa
các cá thể bệnh nhân. Tương tác dược động học chỉ nguy hiểm với các thuốc
có phạm vi điều trị hẹp (thuốc chống động kinh) và thuốc có liều dùng cần
hiệu chỉnh cẩn thận ( thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống đông, thuốc
điều trị tiểu đường dạng uống...) [2].
1.1.2.2 Tương tác dược lực học
Tương tác dược lực học xảy ra khi phối hợp các thuốc có tác dụng dược
lý hoặc tác dụng phụ tương tự nhau hoặc đối kháng lẫn nhau. Loại tương tác
4
này thường dễ biết trước nhờ kiến thức của thầy thuốc về tác dụng dược lý và
tác dụng phụ của thuốc. Đây là kiểu tương tác đặc hiệu, các thuốc có cùng cơ
chế tác dụng sẽ có cùng một kiêu tương tác dược lực học.
Tương tác dược lực học có thể do cạnh tranh tại vị trí tác dụng trên
receptor, tác dụng trên cùng một hệ thống sinh lý. Tương tác dược lực học
được cho là chiếm phần lớn các tương tác gặp phải trong điều trị [1].
Trên lâm sàng tương tác dược lực học có một số ứng dụng tích cực: ví
dụ như naloxon dùng để giải độc morphin hay cần tăng hiệu quả điều trị bằng
việc kết hợp các thuốc hạ huyết áp với nhau.. Tuy nhiên TTT dược lực học
tiềm ẩn nguy cơ tăng độc tính của thuốc. Furosemid được dùng đồng thời
cùng gentamicin làm tăng độc tính trên thận và thính giác, có thể gây suy thận
và giảm thính lực. Amidodaron khi kết hợp với Erythromycin gây tăng kéo
dài khoảng QT [18].
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tương tác thuốc.
Hậu quả của TTT phụ thuộc nồng độ thuốc trong cơ thể. Nồng độ thuốc
trong mỗi cá thể lại phụ thuộc sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của
thuốc trong cơ thể. Các quá trình này lại chịu ảnh hưởng từ yếu tố sinh lý, di
truyền, môi trường và bệnh lý.
Yếu tố thuộc về thuốc: TTT gây hậu quả bất lợi nếu nồng độ của thuốc
quá cao ( tăng tác dụng bất lợi) hoặc quá thấp ( mất hiệu quả điều trị). TTT
liên quan đến thuốc có khoảng điều trị hẹp thường gây hậu quả có ý nghĩa
lâm sàng như warfarin, cyclosporin, digoxin, thuốc chống ung thư...
Yếu tố thuộc về bệnh nhân: tình trạng sinh lý, tuổi, giới tính, tình trạng
bệnh, tình trạng mang thai, tập thể dục, đói và nhịp sinh học đóng góp đáng
kể vào sự khác nhau giữa các cá thể và đặc tính dược động học và dược lực
học của thuốc sử dụng.
Yếu tố thuộc về nhận thức của cán bộ y tế: các bác sỹ kê đơn cũng như
các dược sỹ khơng thể nhớ được tồn bộ các cặp tương tác. Một số nguồn
thông tin tra cứu tương tác mà các bác sỹ có thể tiếp cận trong việc kiểm tra
5
TTT như tờ hướng dẫn sử dụng, MIMS, Dược thư, các phần mềm tra cứu
TTT sẽ làm giảm thiểu các tương tác bất lợi cho bệnh nhân, đặc biệt là những
thuốc có khoảng điều trị hẹp.
Yếu tố mơi trường: chế độ ăn uống, hút thuốc, uống rượu đều có thể kích
thích hoặc ức chế hệ CYP P450 và các protein ( chất mang) vận chuyển thuốc
qua màng. Các yếu tố môi trường cũng tương tác với thuốc theo cơ chế đồng
vận hoặc đối kháng làm thay đổi hiệu quả điều trị hoặc độc tính của thuốc.
Yếu tố về gen: hoạt động chuyển hóa hay vận chuyển qua enzym được
quy định bởi đặc tính di truyền. Các kiểu đa hình gen có tác động lớn tới tính
hiệu quả và an tồn của thuốc thông qua việc thay đổi cấu trúc của protein
đích, ảnh hưởng tới chức năng, mức độ và thơng số chuyển hóa động học của
enzym [18].
Tỷ lệ xuất hiện TTT được báo cáo trong các nghiên cứu thường khác
nhau do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phương pháp nghiên cứu ( tiến
cứu hay hồi cứu), đối tượng nghiên cứu ( trẻ em hay người cao tuổi, bệnh viện
chuyên khoa hay đa khoa, danh mục thuốc nội trú hay ngoại trú v.v...) hoặc
tiêu chí lấy dữ liệu: tất cả tương tác, hay chỉ ghi nhận tương tác chống chỉ
định, nghiêm trọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy mức độ tương tác
thuốc gặp phải ở nội trú thường ở mức cao, đặc biệt ở khoa HSCC, nội tim
mạch [23].
Một nghiên cứu tổng quan về TTT trong điều trị nội trú tại bệnh viện của
Zheng và cộng sự, đăng trên tạp chí European Journal of Clinical
Pharmacology năm 2017, tổng hợp các bài báo từ năm 2010- 2016 cho thấy
33% người bệnh nói chung và 67% người bệnh tại khoa HSCC gặp các TTT
tiềm tàng. Nghiên cứu tổng quan riêng cho TTT tại khoa HSCC đăng trên tạp
chí Drug Safety năm 2019 cho thấy định nghĩa TTT tiềm tàng rất đa dạng, tần
suất ghi nhận TTT thay đổi theo nghiên cứu. Mức phổ biến quan sát được có
từ 1 đến 5 TTT mỗi người bệnh, 58% bệnh nhân gặp ít nhất 1 TTT trong quá
trình điều trị tại khoa HSCC. Khảo sát tại Bệnh viện Mbarara Regional
6
Referral ( Uganda) cho thấy 23% hồ sơ bệnh án có TTT tiềm tàng, tỷ lệ gặp
TTT cao hơn trên các bệnh nhân tim mạch và bệnh nhân sử dụng từ 4 thuốc
trở lên [29]. Ở Viện nghiên cứu y tế và khoa học Konaseema ( Ấn độ) dùng
phần mềm Micromedex khảo sát tương tác tại các khoa nội trú, cho thấy
51,9% người bệnh gặp TTT, tương tác nghiêm trọng chiếm 29,9%. Tỷ lệ TTT
cao rõ rệt ở bệnh nhân trong độ tuổi 61- 70.
Kiểm tra tương tác tại khoa Nội bệnh viện Specialized Anbessa Tikur,
Addis Ababa Ethipia năm 2013 bằng phần mềm Medscape Drug Interaction
Checker cho thấy 78,2% số người bệnh gặp ít nhất 1 TTT tiềm tàng, trong đó
tỷ lệ TTT nghiêm trọng chiếm 13,1%. Ceftriaxon, cimetidin, heparin là 3
thuốc xuất hiện nhiều các TTT nghiêm trọng, việc kê đơn từ 5 thuốc trở lên
có nguy cơ TTT cao.
Tại Việt Nam khá nhiều bệnh viện đã tiến hành xây dựng danh mục
tương tác thuốc cho danh mục thuốc bệnh viện, qua đó rà soát thực trạng
tương tác thuốc tại bệnh viện mình. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Huy và cộng
sự, 70,3% bệnh án tại khoa Nội tim mạch có tương tác trong đó 58,8% bệnh
án có tương tác có ý nghĩa lâm sàng [12]. Nghiên cứu của Lê Huy Dương
2017 cho thấy 47% bệnh án có tương tác được phát hiện qua kiểm tra bệnh án
bằng phần mềm Micromedex [8]. Tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108,
nghiên cứu của Dương Kiều Oanh 2016 chỉ ra rằng 63,9% bệnh án có tương
tác thuốc khi khảo sát tại khoa Nội cán bộ [6].
Những nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ gặp TTT tăng theo số lượng thuốc
sử dụng. Tuy nhiên trong nhiều tình huống khơng thể tránh khỏi việc bắt buộc
phải sử dụng các thuốc có tương tác với nhau. Ví dụ như phối hợp các thuốc
điều trị tăng huyết áp với nhau để tăng hiệu quả hạ huyết áp nhưng không
tránh khỏi nguy cơ TTT gây tụt huyết áp quá mức. Bác sỹ và dược sỹ cần
nhận thức rõ điều này để từ đó có các biện pháp quản lý TTT phù hợp, đáp
ứng yêu cầu điều trị.
7
1.1.4. Ý nghĩa của tương tác thuốc trên thực hành lâm sàng.
TTT có thể để lại hậu quả trên người bệnh từ mức nhẹ không cần can
thiệp đến mức đe dọa tính mạng hay tử vong [2]. Nghiên cứu của Moura và
cộng sự ở Brazin năm 2012 trên 236 bệnh nhân tại khoa HSCC cho thấy thời
gian nằm viện của nhóm bệnh nhân khơng có TTT là 5 ngày, ngắn hơn nhóm
bệnh nhân có TTT là 12 ngày (p< 0,01) [21]. TTT bất lợi làm tăng nguy cơ
nhập viện, tăng chi phí điều trị, tăng biến cố bất lợi trong điều trị và kéo dài
thời gian nằm viện. Ước tính khoảng 0,6% bệnh nhân nhập viện tại các khoa
Cấp cứu do gặp các ADR liên quan đến TTT [20], khoảng 2,8% biến cố bất
lợi có thể phịng tránh được ở bệnh nhân nằm viện có liên quan đến TTT bất
lợi. Các khoa HSCC, Nội tim mạch có mặt bệnh phức tạp, số lượng thuốc sử
dụng lớn tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan đến thuốc. Nhiều tài liệu đã cho thấy
TTT chiếm khoảng 20% các vấn đề liên quan đến thuốc ở các khoa này [23].
TTT bất lợi cịn có thể làm tăng nguy cơ đe dọa tính mạng, có thể dẫn tới
tử vong. Ví dụ như phối hợp levofloxacin và amiodaron có nguy cơ rối loạn
nhịp tim nghiêm trọng, xoắn đỉnh, trụy tim mạch và tử vong [18].
TTT bất lợi không chỉ gây thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho bệnh nhân
mà còn ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác như cán bộ y tế (chịu trách
nhiệm pháp lý), bệnh viện cơ sở điều trị (tăng chi phí điều trị), đơn vị sản xuất
hoặc kinh doanh dược phẩm (rút sản phẩm đăng ký khỏi thị trường).
Vì lý do đó, các phần mềm duyệt tương tác thuốc đã được phát triển. Tại
Việt Nam việc áp dụng phần mềm duyệt TTT đã được triển khai trong vòng
10 năm trở lại đây, tuy nhiên với nhiều cơ sở khám chữa bệnh việc áp dụng
các phần mềm này vẫn còn rất mới mẻ, gặp nhiều khó khăn. Một số phần
mềm duyệt TTT đã được sử dụng tại Việt Nam gồm Drug Interaction Facts,
incompatex,
MIMS,
Vidal
và
một
số
phần
mềm
online
như
,,healthato
z.com .
8
Chính vì thể việc phát hiện và kiểm tra, quản lý TTT đóng vai trị rất
quan trọng trong điều trị, giúp sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, giảm thiểu các
biến cố bất lợi do TTT gây ra. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp
đa bệnh lý, đa trị liệu, sử dụng các thuốc có phạm vi điều trị hẹp.
1.1.5. Tương tác thuốc trên bệnh tim mạch.
Bệnh lý tim mạch rất đa dạng với diễn biến bệnh phức tạp với tỷ lệ bệnh
mắc kèm và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi,
với số thuốc điều trị đa dạng, nhiều thuốc trong số này có phạm vi điều trị
hẹp.
Tại Châu Âu, ước lượng tần suất người mắc bệnh suy tim chiếm 0,4%2% dân số, do vậy có từ 2 triệu đến 10 triệu người mắc suy tim. Tại Việt Nam
hiện chưa có con số chính xác, nhưng nếu ngoại suy dựa trên dân số 80 triệu
người và tần suất của Châu Âu, sẽ có từ 320.000 đến 1,6 triệu người mắc
bệnh suy tim cần điều trị. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân suy tim tại Châu
Âu sử dụng trung bình 6- 8 thuốc trong giai đoạn điều trị, có tỷ lệ bệnh án
tương tác thuốc dao động từ 68% đến 88,8%. Trong đó tương tác thuốc ở mức
độ nặng chiếm 25,7%, ở mức độ trung bình chiếm 65,2%, ở mức độ nhẹ
chiếm 9,1% [22].
Điều tra tần suất gặp TTT liên quan đến các thuốc chống tăng huyết áp
trên 876 bệnh nhân tim mạch. Sử dụng phần mềm Drug Interaction Facts cho
thấy, cố cặp tương tác thuốc trong số các hoạt chất chống tăng huyết áp hiện
diện trong đơn thuốc của các bệnh nhân là 433: có 16 tương tác (3,7%) cấp độ
một, 34 tương tác (7,8%) cấp độ 2, 116 tương tác (26,8%) cấp độ 3, 136
tương tác (31,4%) cấp độ 4, và 131 (30,3%) tương tác cấp độ 5 [27].
Tuổi cao và số lượng thuốc được kê đơn nhiều có quan hệ mật thiết với
khả năng xuất hiện tương tác ở tất cả các cấp độ [27].
1.2.
QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG THỰC HÀNH LÂM
SÀNG
9
1.2.1. Các nguồn tài liệu tra cứu tương tác thuốc
Nhiều cơ sở dữ liệu ( CSDL) tra cứu TTT đã được xây dựng và phát
triển trên thế giới. Đây là cơng cụ hữu ích cho các bác sỹ và dược sỹ trong
phát hiện và xử trí tương tác. Một số CSDL tra cứu TTT thường dùng trên thế
giới và Việt Nam được liệt kê trong bảng dưới.
Bảng 1.1. Một số cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc thường dùng
TT
Tên CSDL
Loại CSDL
Ngôn
Nhà xuất
ngữ
bản/Quốc gia
Tra cứu tương tác thuốc theo danh sách thuốc
1.
2.
Drug interaction-
Phần mềm tra Tiếng
IBM Watson
Micromedex®Solutions
cứu trực
Health
Anh
tuyến
Productions/Mỹ
Drug interaction checker
Phần mềm tra Tiếng
Drugsite Trust/
(drugs.com)
cứu trực
New Zealand
Anh
tuyến
3.
Multi-drug interaction
Phần mềm tra Tiếng
checker ( medscape.com) cứu trực
Medscape LLC/
Anh
Mỹ
Tiếng
Nhà xuất bản y
Việt
học/ Việt Nam
Tương tác thuốc và chú ý Sách
Tiếng
Nhà xuất bản y
khi chỉ định
Việt
học/ Việt Nam
tuyến
Tra cứu tương tác thuốc theo từng chuyên luận
4.
5.
6.
Dược thư quốc gia
Sách
Tờ hướng dẫn sử dụng
Tài liệu kèm
Tiếng
Công ty sản xuất,
thuốc
sản phẩm
Việt
phân phối thuốc
1.2.1.1. Cơ sở dữ liệu cho phép tra cứu tương tác theo danh sách thuốc
Drug interaction- IBM Micromedex (MM) là công cụ tra cứu trực tuyến
cần trả phí được dùng phổ biến tại Hoa Kỳ cung cấp bởi IBM Watson Health
10
Productions. CSDL này cung cấp thông tin về tất cả các dạng tương tác:
tương tác thuốc- thuốc, thuốc- thức ăn, thuốc- ethanol, thuốc- thuốc lá, thuốcbệnh lý, thuốc- thời kỳ mang thai, thuốc- thời kỳ cho con bú, thuốc- xét
nghiệm, thuốc- phản ứng dị ứng.
Thông tin về mỗi TTT gồm: tên thuốc tương tác, cảnh báo ( hậu quả của
tương tác), biện pháp xử trí, thời gian tiềm tàng, mức độ nghiêm trọng của
tương tác, mức độ y văn ghi nhận về tương tác, cơ chế, mô tả tương tác trong
y văn và tài liệu tham khảo. Trong đó mức độ nghiêm trọng của tương tác,
mức độ y văn ghi nhận về tương tác được trình bày cụ thể ở bảng 1.2 và 1.3
Bảng 1.2. Phân loại mức độ nghiêm trọng của tương tác trong Micromedex
Mức độ nghiêm trọng của
Ý nghĩa
tương tác
Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng đồng thời các thuốc
Nghiêm trọng
Tương tác gây hậu quả đe dọa tính mạng và/
hoặc cần can thiệp y khoa để hạn chế tối
thiểu phản ứng có hại nghiêm trọng xảy ra
Trung bình
Tương tác dẫn đến hậu quả làm nặng thêm
tình trạng của bệnh nhân và/ hoặc cần thay
đổi thuốc điều trị
Nhẹ
Tương tác ít có ý nghĩa trên lâm sàng.
Tương tác có thể làm tăng tần suất hoặc mức
độ nặng của phản ứng có hại nhưng thường
không cần thay đổi thuốc điều trị
Không rõ
Không rõ
11
Bảng 1.3. Phân loại mức độ y văn ghi nhận trong Micromedex
Mức độ y văn ghi nhận về
Ý nghĩa
tương tác
Rất tốt
Các nghiên cứu có kiểm soát tốt đã chứng
minh rõ ràng sự tồn tại của tương tác
Tốt
Các tài liệu tin cậy cho thấy có tồn tại tương
tác nhưng vẫn cịn thiếu các nghiên cứu có
kiểm soát tốt
Dữ liệu hiện có nghèo nàn, nhưng dựa vào
Khá
đặc tính dược lý, các chuyên gia lâm sàng
nghi ngờ tương tác có tồn tại hoặc có bằng
chứng tốt về dược lý đối với một loại thuốc
tương tự
Không rõ
Không rõ
Bên cạnh MM, Lexicomp cũng là phần mềm tra cứu TTT được sử dụng
phổ biến tại Mỹ do công ty Wolters Kluwer Clinical Drug Information. CSDL
này cung cấp thông tin về tất cả các dạng tương tác, thơng tin tổng quát, biện
pháp xử trí, ý kiến bàn luận và tài liệu tham khảo. Trong đó mức độ nghiêm
trọng của tương tác và mức độ y văn ghi nhận về tương tác được trình bày cụ
thể ở bảng 1.4
Bảng 1.4. Phân loại mức độ nghiêm trọng của tương tác trong Lexicomp
Mức độ
X
Ý nghĩa
Tránh kết hợp: nguy cơ lớn hơn lợi ích khi kết hợp thuốc,
thường được coi là chống chỉ định
D
Xem xét thay đổi điều trị: cần đánh giá kỹ lưỡng về lợi íchnguy cơ khi dùng thuốc, xem xét điều chỉnh liều, thay đổi
thuốc, giám sát chặt chẽ quá trình điều trị để đảm bảo hiệu
12
quả và giảm thiểu độc tính của thuốc
C
Giám sát điều trị: giám sát điều trị để phát hiện các ảnh
hưởng tiêu cực có thể xảy ra, có thể thay đổi liều của 1
hoặc cả 2 thuốc tùy thuộc kết quả giám sát
B
Khơng cần can thiệp: 2 thuốc có thể tương tác nhưng khơng
có ảnh hưởng trên lâm sàng
A
Khơng có tương tác thuốc
Ứng với mỗi TTT ngoài mức độ nghiêm trọng của phân loại tương tác,
phần thông tin tổng quát bổ sung thêm độ tin cậy của y văn tương tự MM và
mức độ nghiêm trọng về hậu quả bao gồm nhẹ (khơng cần can thiệp), trung
bình (cần can thiệp điều trị nhưng chưa đến mức nặng), nặng (gây tổn thương,
thất bại điều trị, tử vong).
Một số công cụ tra cứu tương tác thuốc trực tuyến bao gồm
và />1.2.1.2. Cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc theo từng cặp hoạt chất
Drug Interaction Facts là một CSDL tra cứu TTT uy tín của tác giả
David S.Tatro, phát hành bởi Wolters Kluwer Health®. Cuốn sách cung cấp
thơng tin về tương tác thuốc- thuốc, thuốc- dược liệu, thuốc- thức ăn với trên
2000 chuyên luận và thông tin tương tác cho hơn 20.000 thuốc. Mỗi chuyên
luận bao gồm: tên thuốc (tên chung và tên thương mại), nhóm thuốc, thời gian
tiềm tàng, mức độ nghiêm trọng của tương tác, mức độ y văn ghi nhận về
tương tác, hậu quả, cơ chế, biện pháp xử trí, bàn luận và tài liệu tham khảo.
Mức độ ý nghĩa của tương tác được đánh giá dựa trên mức độ nghiêm trọng
và mức độ y văn ghi nhận về tương tác.
Stockley’s Drug Interactions là tài liệu về tương tác thuốc có trích dẫn
các nguồn tài liệu có bản quyền trên toàn thế giới. Stockley’s Interactions
Alerts được xây dựng từ Stockley’s Drug Interactions nhằm mục đích giúp
các nhà thực hành lâm sàng tra cứu nhanh các tương tác. Kết quả tra cứu về
13
mỗi tương tác thuốc trong Stockley’s Interactions Alerts bao gồm: tên thuốc
(nhóm thuốc) tương tác, mức độ chung của tương tác, hậu quả của tương tác,
biện pháp kiểm soát tương tác và ba tiêu chí: mức độ can thiệp, mức độ
nghiêm trọng mức độ y văn ghi nhận về tương tác [18].
1.2.1.3. Tra cứu tương tác thuốc theo các chuyên luận thuốc
Tờ hướng dẫn sử dụng là văn bản có tính pháp lý được cơ quan quản lý
dược phẩm của nước sở tại phê duyệt nội dung. Trong đó tương tác thuốc là
một nội dung bắt buộc cần nêu trong tờ hướng dẫn sử dụng. Căn cứ theo
Thông tư 01/2018/TT-BYT, trong tờ hướng dẫn sử dụng, phần tương tác của
thuốc- thuốc được ghi đầy đủ nếu có ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả điều
trị của thuốc, cụ thể như sau: các tương tác có ý nghĩa trên lâm sàng được ghi
rõ dựa trên những đặc tính dược lực học và các nghiên cứu dược động học
của thuốc; hậu quả của tương tác thuốc; cách thức xử trí để giảm thiểu hậu
quả của tương tác; cơ chế của tương tác nếu cơ chế đã rõ ràng; các tương tác
nghiêm trọng khác của thuốc như sự hấp phụ thuốc vào bao bì đóng gói, bộ
tiêm truyền. Tờ hướng dẫn sử dụng có thể ghi bằng tiếng Việt hoặc bản gốc
bằng tiếng nước ngoài đối với thuốc nhập khẩu giúp bác sỹ có thể tra cứu
thơng tin tương tác thuốc một cách trực diện.
Ngoài bản giấy đi kèm với sản phẩm thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng có thể
được tra cứu online. Đầu tiên phải kể tới EMC (Electronic medicines
compendium) trên trang Đây là một
website thông tin về thuốc đáng tin cậy được thành lập từ năm 1999, thuộc
quyền sở hữu và quản lý bởi Datapharm Communications Limited, với mục
đích cung cấp những thơng tin cập nhật, chính xác về các loại thuốc đang
được lưu hành hợp pháp trên thị trường Dược phẩm của Anh. Trang web tra
cứu miễn phí thông tin ngay cả khi chưa đăng ký tài khoản cá nhân trên EMC.
Thông tin về mỗi loại biệt dược trên EMC được cung cấp từ công ty sản
xuất và được xác thực bởi Cơ quan quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức
khỏe Anh- MRHA (The Medicines and Healthcare Products Regulatory
14
Agency) hoặc cơ quan dược phẩm châu Âu EMA ( The European Medicines
Agency) trước khi công bố. Với dung lượng hơn 10600 tài liệu, EMC mang
lại những thông tin cập nhật, chính xác và tồn diện về thuốc cho các chuyên
gia chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân và cộng đồng nói chung. Bên cạnh EMC,
cơ quan quản lý dược phẩm và sản phẩm y tế của Pháp cũng cho phép tra cứu
hướng dẫn sử dụng của các thuốc được đăng ký lưu hành tại Pháp qua trang
web [16].
1.2.2. Phần mềm cảnh báo kê đơn
Hiện nay những phần mềm hỗ trợ kê đơn ra đời đã giúp giảm thiểu sai
sót trong sử dụng thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tương tác
thuốc gặp trên bệnh nhân. Mặc dù vậy việc sử dụng các phần mềm cũng gây
ít nhiều khó khăn cho các bác sỹ. Các phần mềm hỗ trợ kê đơn thường có độ
nhạy tương đối cao (để cảnh báo những tương tác có ý nghĩa lâm sàng tiềm
tàng) nhưng độ đặc hiệu (để tránh quá tải những cảnh báo không liên quan)
tương đối thấp. Phần mềm thường đưa ra quá nhiều cảnh báo, kể cả tương tác
thuốc khơng u cầu can thiệp hay khơng có ý nghĩa lâm sàng khiến cho các
bác sỹ, dược sỹ khó khăn trong việc lựa chọn những thơng tin quan trọng
[24].
Sự hạn chế của phần mềm kê đơn điện tử và tính khơng thống nhất giữa
các cơ sở dữ liệu trong việc phát hiện hay nhận định tương tác dẫn tới sự cần
thiết xây dựng các danh mục tương tác thuốc đáng chú ý. Xây dựng danh mục
tương tác thuốc đáng chú ý đã được tiến hành tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh hiện tại đang sử dụng phần mềm
E.Hospital để cảnh báo kê đơn tương tác thuốc nhằm giúp các bác sỹ hạn chế
các tương tác bất lợi của thuốc. Đây là phần mềm dễ sử dụng, dung lượng file
thấp, được tích hợp nhiều tính năng để giúp cán bộ y tế làm công tác chuyên
môn một cách hiệu quả nhất, đỡ tốn thời gian nhất.
Với những tính năng ưu việt, E.Hospital đã được Hiệp hội Phần mềm và
Dịch vụ CNTT Việt Nam trao tặng giải thưởng Sao Khuê 2018. Hiện nay,
15
E.Hospital đã được ứng dụng thành công tại 6 Sở Y tế, hơn 300 bệnh viện và
cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam. Lợi ích được thể hiện cụ thể qua: thời
gian đăng ký khám bệnh giảm từ 4 phút xuống còn 1 phút, thời gian kê toa
thuốc của bác sỹ giảm từ 5 phút xuống còn 2 phút, thời gian làm thủ tục viện
phí cho bệnh nhân ra viện nhanh hơn 3 lần và tính chính xác cao hơn, thời
gian tổng hợp báo cáo khoảng 5 phút thay vì 1 đến 2 ngày như trước đây, thời
gian xuất thuốc thu phí giảm từ 5 phút/người cịn 2 phút/người, bác sỹ có thể
tham khảo nhanh kết quả cận lâm sàng ngay trên máy tính của mình phục vụ
kịp thời cho điều trị, cấp cứu.
1.2.3. Các danh mục cảnh báo tương tác thuốc
Hiện nay các trang tra cứu tương tác thuốc trực tuyến đã phát triển thành
các phần mềm ứng dụng cho phép tra cứu nhanh thông tin tương tác thuốc.
Những phần mềm như vậy đã giúp giảm thiểu sai sót trong sử dụng thuốc,
nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tương tác thuốc gặp trên bệnh nhân.
Tuy nhiên, khả năng phát hiện tương tác cũng như đưa ra các nhận định về
mức độ nghiêm trọng của tương tác giữa các CSDL thường có sự khác biệt
nhất định. Tính khơng thống nhất giữa các CSDL gây trở ngại không nhỏ cho
người sử dụng [15]. Trong một nghiên cứu so sánh kết quả tương tác của 50
thuốc giữa 4 tài liệu bao gồm Dược thư Anh, Vidal (Pháp), Drug interaction
facts (Mỹ) và Micromedex (Mỹ), cho thấy khơng có sự thống nhất giữa các
tài liệu. Trong số các tương tác được phân loại là “ chống chỉ định” hoặc
“tránh phối hợp” trong Vidal , có 57 cặp (24,7%) khơng được đưa vào Dược
thư Anh, 107 cặp (43,9%) không được đưa vào Drug interaction facts và 64
cặp (25,3%) không được đưa vào Micromedex. 25 cặp tương tác thuốc được
phân loại là “ chống chỉ định” hoặc “tránh phối hợp” trong Vidal khơng có
mặt tại tài liệu khác. 53 (33%) trong số 161 tương tác được phân loại là
nghiêm trọng trong Micromedex được phân loại là trung bình trong Drug
interaction facts và 44 (29%) trong số 150 tương tác được phân loại là nghiêm
16
trọng trong Drug interaction facts được phân loại là trung bình trong
Micromedex [17].
Các CSDL tra cứu tương tác thuốc uy tín chủ yếu bằng tiếng nước ngồi
(tiếng Anh, tiếng Pháp), khiến việc ứng dụng vào thực tế lâm sàng ở Việt
Nam gặp nhiều khó khăn về ngơn ngữ và kinh phí chi trả để mua hoặc thuê
bao các CSDL, đặc biệt với các cơ sở y tế tuyến dưới. Ngoài ra trong một số
trường hợp, các CSDL này không phát hiện được tất cả các tương tác thuốc
do có những thuốc lưu hành tại Việt Nam nhưng khơng có trong CSDL do
khơng lưu hành tại nước sở tại.
Chính hạn chế của phần mềm kê đơn điện tử và tính khơng thống nhất
giữa các CSDL trong việc phát hiện hay nhận định tương tác dẫn tới sự cần
thiết xây dựng các danh mục TTT đáng chú ý. Công việc này đã được tiến
hành tại nhiều quốc gia trên thế giới. Một nghiên cứu khác công bố năm 2015
do Murtaza và cộng sự thực hiện trên bệnh nhân tim mạch điều trị nội trú tại
một bệnh viện ở Pakistan đã thiết lập danh mục 10 cặp tương tác có tần suất
gặp cao nhất trên đối tượng bệnh nhân này [25]. Tại Việt Nam đã có nghiên
cứu với quy mơ bệnh viện như nghiên cứu của Vũ Thị Trinh và cộng sự đã
xây dựng được danh mục 49 cặp tương tác cần chú ý trong thực hành lâm
sàng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương [14].
1.2.4. Can thiệp của Dược lâm sàng trong quản lý tương tác thuốc
Tác động tích cực của các can thiệp dược lâm sàng được chứng minh
thông qua các tiêu chí: tỷ lệ chấp nhận can thiệp của bác sỹ, mức độ ý nghĩa
của các can thiệp trên lâm sàng và giảm tỷ lệ sai sót liên quan đến kê đơn hay
sử dụng thuốc. Nghiên cứu gần đây của Somer và cộng sự (2013) đánh giá
các khuyến nghị của DSLS trong lão khoa của một bệnh viện đại học ở Bỉ
cũng đã chỉ ra rằng, các DSLS đã xác định được nhiều vấn đề tiềm ẩn liên
quan đến thuốc ở bệnh nhân cao tuổi chủ yếu là liều không phù hợp, tương tác
thuốc, và phản ứng có hại. Nghiên cứu đã cho thấy sự can thiệp của các DSLS
đã góp phần tối ưu hóa việc điều trị bằng thuốc cho những bệnh nhân cao
17
tuổi. Tổng cộng 59,7% các can thiệp của DSLS đã được chấp nhận bởi bác sỹ
điều trị. Các can thiệp phổ biến nhất bao gồm theo dõi điều trị bằng thuốc
(31%), ngừng thuốc (20,06%), và thay đổi liều (13,98%). Nghiên cứu hồi cứu
của Rianne và cộng sự tại Hà Lan được báo cáo năm 2020, về tỷ lệ chấp thuận
của bác sỹ đối với can thiệp hàng ngày của DSLS cũng cho thấy 599/841 can
thiệp được chấp thuận, chiếm 71,2%. Tỷ lệ can thiệp chấp thuận tăng lên khi
tăng số lượng thuốc trong đơn và tăng theo mức độ nghiêm trọng của các
DRP có thể xảy ra.
Dược sỹ lâm sàng ngày càng đóng một vai trị quan trọng trong việc
cung cấp thông tin thuốc đầy đủ, kịp thời nhất cho các bác sỹ nhằm tối đa hóa
hiệu quả các phác đồ điều trị và giảm thiểu tác hại của thuốc. Nhiều nghiên
cứu trên thế giới đã cho thấy hiệu quả của hoạt động tư vấn của DSLS. Theo
Moura và cộng sự tại Braxin, tỷ lệ tương tác thuốc giảm 50% và tỷ lệ tương
tác thuốc nghiêm trọng có thể giảm 81% khi có sự tư vấn của DSLS so với
chỉ dùng phần mềm cảnh báo tương tác thuốc [24]. Tỷ lệ tương tác thuốc
giảm 31% so với chỉ dùng phần mềm tương tác thuốc thông thường trong
nghiên cứu của Humphries và cộng sự. Nghiên cứu của Cornu và cộng sự cho
thấy tư vấn của dược sỹ lâm sàng giúp bác sỹ nhận biết và phòng tránh tương
tác thuốc hiệu quả hơn so với dùng phần mềm cảnh báo tương tác [20].
Trong những năm gần đây hoạt động dược lâm sàng tại Việt Nam đang
ngày càng được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ [4].
Khơng chỉ dừng lại ở khảo sát hay phân tích thực trạng sử dụng thuốc, nhiều
nghiên cứu được thiết kế theo hướng can thiệp và đánh giá can thiệp để hướng
tới việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Đối với việc rà soát, đánh giá và triển khai hoạt động quản lý tương tác
thuốc hay sai sót trong sử dụng thuốc, các nghiên cứu bước đầu đã đánh giá
thông tin về tương tác thuốc nhằm xây dựng danh mục tương tác thuốc tại cơ
sở điều trị. Trên cơ sở đó, một số đề tài đã thực hiện các hoạt động can thiệp,
tư vấn về tương tác thuốc. Nghiên cứu “Đánh giá thông tin về tương tác của
18
thuốc điều trị ung thư sử dụng tại Viện huyết học và truyền máu trung ương
trong các cơ sở tra cứu thông thường” của tác giả Nguyễn Duy Tân (2015) đã
xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý của thuốc điều trị ung thư sử
dụng tại Viện huyết học và truyền máu trung ương [9]. Không chỉ dừng lại ở
xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi tiềm tàng, tác giả Vũ Thị Trinh và
cộng sự tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tiến hành can thiệp và đánh
giá hiệu quả hoạt động tư vấn của dược sỹ lâm sàng trong quản lý tương tác
thuốc bất lợi tiềm tàng. Nghiên cứu này đã cho thấy với sự tư vấn của DSLS,
tỷ lệ bệnh án có tương tác giảm 7,2%, có 65,6% lượt tư vấn của DSLS được
bác sỹ chấp nhận và 34,4% lượt bác sỹ chấp nhận một phần [14].
Như vậy các thông tin tổng quan cho thấy việc áp dụng hoạt động can
thiệp của dược sỹ lâm sàng trong quản lý tương tác thuốc góp phần nâng cao
an toàn điều trị. Can thiệp này bao gồm cả xây dựng danh mục tương tác
thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng kết hợp với sự tư vấn của dược sỹ
lâm sàng.
1.3. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH
1.3.1. Vài nét về hoạt động Dược lâm sàng
Dược lâm sàng là một trong các tổ chun mơn của khoa Dược có nhiệm
vụ tư vấn, thông tin thuốc cho cán bộ nhân viên y tế trong bệnh viện cũng như
cho người bệnh, đảm bảo sử dụng thuốc an tồn, hợp lý. Hiện nay đã có 11
dược sỹ lâm sàng làm việc tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, phục vụ
chuyên môn cho quy mô 450 giường bệnh nội trú.
Công tác Dược lâm sàng thể hiện qua:
- Thẩm định y lệnh trong thời gian người bệnh điều trị cũng như đi khám lấy
thuốc Bảo hiểm y tế tại bệnh viện, tư vấn cho bác sỹ, hỗ trợ ra quyết định trên
lâm sàng và tư vấn người bệnh, hướng dẫn sử dụng thuốc nâng cao hiểu biết
và tuân thủ điều trị khi người bệnh ra viện.
- Hoạt động Cảnh giác dược gồm:
19