Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu BỆNH VIÊM GAN B pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.9 KB, 12 trang )

BỆNH VIÊM GAN B
Bệnh do virus thuộc họ Hepagdan virus.Trong trường hợp mắc bệnh ,có thể sẽ
virus gây ra viêm lá gan dẫn đến xơ cứng gan và ung thư gan, được phát hiện lần
đầu tiên năm 1960 . Viêm gan B là 1 vấn đề nóng hổi hiện nay trong khi đại bộ
phận quần chúng chưa hiểu biết nhiều về bệnh , nên chủ đề này xin được đề cập
dài dòng và chi tiết hơn các chủ đề khác .

CÂU 1 : Tình hình hiện nay của bệnh viêm gan B hiện nay như thế nào ?
Hiện nay trên thế giới theo WHO có khoảng 350 triệu người mắc phải căn bệnh
này , tập trung chủ yếu ở châu Á ( phần lớn tại Đông Nam Á ) và châu Phi . Trên
thế giới, vùng dịch tể lưu hành siêu vi B ở 3 mức độ như sau: thấp (dưới <2%) ,
trung bình (2 - 7%), cao (>7%). Ở Việt Nam tỉ lệ nhiễm siêu vi B 10 - 15% là
thuộc vùng dịch tễ cao. Vì vây , viêm gan B là căn bệnh dành được sự quan tâm
không chỉ nghành y tế mà còn của đại bộ phận quần chúng .
CÂU 2 :Tôi có thể mắc bệnh vì những lý do nào ?
Khác với viêm gan A là bệnh truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa , viêm gan B
lây truyền chủ yếu qua đường máu . Do đó virus gây bệnh chủ yếu lây truyền qua
các con đường sau :
1 . Do truyền máu , chế phẩm máu không đảm bảo an toàn , không được xét
nghiệm đúng ng , yên tắc sẽ truyền bệnh từ người cho máu sang người nhận máu .
Cũng có thể do tiếp xúc với dịch tiết , tinh dịch , dịch âm đạo , mủ , … của người
mắc bệnh .
2 . Do dụng cụ y tế không được tiệt trùng kỹ lưỡng , dùng chung cho nhiều người
do thiếu thốn về trang thiết bị y tế tại các trung tâm y tế vùng sâu vùng xa trung
tâm .
3 . Đường tình dục dù là đồng giới hay khác giới .
4 . Mẹ truyền sang con , không phải qua nhau thai , cuống rốn mà là lúc chuyển dạ
sinh con và do tiếp xúc , chăm sóc sau khi sinh . Đây là nguyên nhân lây truyền
chủ yếu nhất , cách phòng bệnh cho đứa trẻ có bệnh sẽ được trình bày kỹ lưỡng ở
phần phòng bệnh .
5 . Do những nguyên nhân khác do dùng chung dụng cụ như bấm lỗ tai , châm


cứu , xăm người , nhổ răng , dùng chung bơm kim tiêm cũng xẩy ra ở những kẻ
nghiện hút , bị người bệnh cắn , .…
CÂU 3 : Những ai có nguy cơ mắc bệnh cao ?
♦ Trẻ nhỏ được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm bệnh.
♦ Những ai có quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh hay có nhiều bạn tình.
♦ Những người chích ma túy.
♦ Những người làm công tác cấp cứu.
♦ Nhân viên y tế.
♦ Những người có quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc hậu môn.
♦ Những bệnh nhân được lọc máu.
CÂU 4 : Các trường hợp diễn biến có thể xảy ra khi bạn bị nhiễm vi rus viêm
gan B

Các triệu chứng thường xuất hiện 4-6 tuần(?) sau khi nhiễm HBV và có thể từ
nhẹ đến nặng, gồm một số hoặc đủ các triệu chứng sau đây: chán ăn, buồn nôn và
nôn, ốm yếu và mệt mỏi, đau bụng vùng gan, vàng da và vàng mắt, đau khớp, nước
tiểu sẫm màu , vàng da vàng mắt , đau khớp.
Chúng ta phân biệt 2 khsis niệm :
* cấp tính : là giai đoạn sau nhiễm virus , các triệu chứng xảy ra rầm rộ , ở một
số người có thể khỏi sau đó và có khả năng miễn dịch và thải trừ HBV suốt đời .
Những người không khỏi sẽ chuyển sang giai đoan mạn tính .
* mạn tính : giai đoạn bệnh âm ỉ , triệu chứng không rõ ràng , kéo dài trong
nhiều năm nên có thể coi là chung sống cả đời với HBV .
Ở người trưởng thành 90% trường hợp nhiễm HBV sẽ hồi phục hoàn toàn , còn
10% chuyển thành nhiễm khuẩn mạn tính .
Xét nghiệm máu , HBsAg dương tính trong các trường hợp : nhiễm HBV mạn
tính tiến triển gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan .
Tuy nhiên , ở trẻ nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn .
Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính .
Trường hợp viêm gan B mạn tính : Người lành mang mầm bệnh, ở họ không có

bằng chứng viêm gan , nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể , khi
đó họ mang HBV trong máu và có thể lây nhiễm sang người khác . Xét nghiệm
kháng nguyên E phát hiện sự có mặt của một protein do tế bào nhiễm HBV tiết ra ,
kết quả dương tính do có nồng độ virut cao trong máu và dễ lây nhiễm .
Người bị bệnh mạn tính kéo dài nhiều năm , có thể không có biểu hiện lâm
sàng , cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan , có nước trong ổ
bụng , chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn , ung thư gan . Nói chung
khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể hồi phục ,
ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy , các thầy thuốc thường điều
trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan . Khi các chất độc
tích lũy trong máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh dẫn đến lú lẫn và hôn mê trong
bệnh não gan .
Nguy cơ nhiễm khuẩn mạn và chết vì xơ gan, suy gan và ung thư gan tỷ lệ
nghịch với độ tuổi bị nhiễm HBV . Những người nhiễm HBV mạn tính đều dễ
nhiễm một chủng virut viêm gan khác là viêm gan D .
CÂU 5 : Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan siêu vi B ?
1. XÉT NGHIỆM MÁU
Bệnh viêm gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại bệnh viện hoặc
phòng khám bệnh. Cũng có thể tình cờ phát hiện bệnh tại Trung Tâm Huyết
Học – Truyền máu khi bạn tới hiến máu. Xét nghiệm HBsAg dương tính có
thể do:
1. Nhiễm siêu vi B mạn tính tiến triển: Siêu vi đang nhân đôi, đang tăng
sinh, gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan
2. Nhiễm trùng đã qua: Một số người hiện tại không có viêm gan, nhưng đã
tiếp xúc với HBV trong quá khứ, tạo ra đáp ứng miễn dịch và thải trừ hoàn
toàn siêu vi B.
3. Người lành mang mầm bệnh: Ðó là những trường hợp không có bằng
chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể. Họ
mang siêu vi B trong người và có thể truyền sang người khác, mặc dù bản
thân họ không có biểu hiện bệnh.

2. KHÁM CHUYÊN KHOA GAN
Nếu xét nghiệm máu HBsAg dương tính, bạn nên đến gặp bác sĩ có kinh
nghiệm để được khám bệnh và phân tích kỹ hơn. Lúc này, cần xác định liệu
có tình trạng viêm gan đang tiến triển hay không. Nếu có, cần làm thêm:
1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
2. Siêu âm gan: Phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm
dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.
3. Nên làm thêm xét nghiệm sinh thiết gan, đồng thời tìm HBV DNA trong
máu.
CÂU 6 : Những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm
gan B
Người Việt có khuynh hướng phân biệt thực phẩm thành hai loại: Thức
ăn "nóng" và thức ăn "mát". Khi gan bị nóng do viêm gan B, dùng thức ăn
"mát" sẽ giúp gan đỡ viêm hơn . Thí dụ điển hình cho thức ăn "mát" để trị
bệnh "nóng" gan là artichoke, nói theo tiếng Pháp là artichaud (a-ti-sô). Một
số nhà vạn vật thiên nhiên cho rằng artichoke dự trữ nhiều chất cynarin với
khả năng bảo vệ và duy trì tế bào gan. Họ cũng tin rằng chất hóa học này có
khả năng kích thích sự di chuyển của chất mật tiết từ gan xuống túi mật. Vì
thế, một viện bào chế dược phẩm Pháp đã sản xuất và bày bán thuốc
artichoke với tên là Chophytol . Ở nước ta, bạn có thể mua bông a-tisô hay
lá a-ti-sô về nấu uống mỗi ngày. Trái a-ti-sô là một món ăn dùng để nấu, xào
vừa ngon miệng vừa có tác dụng bảo vệ, trợ giúp tế bào gan tự thân chống
lại virus. Còn những thứ mát khác như rau má uống sống trong khi tay chân
luôn luôn bị lạnh ( một biểu hiện của bệnh nhân mãn tính ) thì không nên
uống vì có thể gây tiêu chảy.
Một trong những gia vị mà bạn có thể dùng là tỏi. Tỏi với hai chất hóa
học germanium và selenium vẫn được xem như một chất thiên nhiên có khả
năng tẩy độc, khử trùng và làm các mạch máu dẻo dai hơn. Tất nhiên khi
nấu bạn cũng chọn những món cần tỏi mới nên cho vào. Chẳng hạn chiên
trứng vịt mà phi tỏi thì hai thứ này lại “kỵ rơ” nhau đến mức làm cho sình

bụng.
Trong Đông dược , thiết yếu có đề cập đến việc người bệnh gan không
dùng gừng. Lý do theo Đông y là bệnh gan tay chân lạnh thuộc “âm hàn “
trong khi gừng (can khương) lại thuộc “ôn tỳ dương”. Một điểm lưu ý nữa là
những món như hải sản, những thuốc mà bạn đã bị dị ứng cũng không nên
ăn, uống bởi phản ứng dị ứng sẽ làm gan vốn đang bị bệnh sẽ yếu đi vì buộc
phải làm việc để thải độc.
Nếu bạn là người lành mang HBV , bạn nên hạn chế uống rượu . Người
nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn . Chế độ ăn
bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có
xơ gan,bác sỹ khuyên bạn nên giảm muối trong chế độ ăn.
CÂU 7 : Những lời khuyên về lối sống cho bệnh nhân viêm gan B .
Người bị nhiễm HBV thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những
người xung quanh . Mối lo này hoàn toàn hợp lý bởi vì siêu vi B lây nhiễm
qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ tình
dục. Hiện nay, đã có vắc-xin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với
người mang mầm bệnh (bạn tình, trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc.).
Dù sao, người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng thích hợp, ví
dụ nếu Bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng
biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục , bao cao su vẫn là dụng cụ đáng tin
cậy nhất.
Nếu vừa mới (có thể) bị lây, hoặc qua quan hệ tình dục, hoặc bị kim đâm
từ người đang bị viêm gan B, nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt vì cần chích
thuốc ngừa trong vòng 48 tiếng đồng hồ, trễ nhất là trong vòng một tuần.
Trong trường hợp này, người bị lây sẽ cần phải được chích kháng thể
viêm gan B (HBIg) và thuốc ngừa viêm gan B tại hai nơi khác nhau của cơ
thể trong vòng 48 tiếng, trễ lắm là một tuần. Sau một tháng sẽ cần phải chích
kháng thể và thuốc ngừa lần thứ hai, và đến tháng thứ sáu cần mũi ngừa thứ
ba .
CÂU 8 : Phòng bệnh và điều trị .

A . Phòng bệnh : ( do có nhiều câu hỏi chi tiết nhỏ nên phần này sẽ được
nói chi tiết ở phần “ Một số câu hỏi chi tiết hay gặp “ )
Phòng bệnh đặc hiệu bằng các tiêm vác – xin viêm gan B .
Phòng không đặc hiệu thể hiện ở cuộc sống , giao tiếp và sinh hoạt với
bệnh nhân viêm gan B
B . Ðiều trị :
Tùy theo quyết định của bác sĩ, một số trường hợp cần điều trị sớm và
tích cực. Mục đích điều trị nhằm:
(a) Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm
chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
(b) Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể, đặc biệt ở
trong gan.
Thuốc điều trị chủ yếu là Interferon alpha .
Interferon alpha là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, do tế bào khi
cơ thể nhiễm virut sản xuất ra có chức năng diệt trừ virut gây bệnh . Chức
năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh . Như vậy, khi dùng
Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ
thể . Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm có kèm
kim nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Khi bắt đầu điều trị, hầu hết bệnh nhân
đều có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi trong vài giờ , gọi là hội chứng giả cúm.
Những biểu hiện này là do Interferon khởi động đáp ứng của cơ thể chống
lại siêu vi giống như khi Bạn mắc bệnh cúm vậy. Về sau, tác dụng phụ này
sẽ bớt dần. Uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm thuốc sẽ hạn chế biểu
hiện đó. Nên tiêm thuốc vào buổi tối để hôm sau Bạn có thể làm việc bình
thường.
Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp
ứng. Sau khi kết thúc điều trị, cần tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng nữa, bởi vì
một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu một số thuốc kháng sinh
chống HBV phối hợp với interferon alpha. Lamivudin (epivir) kháng virut,

giúp ngăn không cho HBV nhân lên trong tế bào . Nó thường được dùng ở
dạng viên uống 1lần/ngày trong 12 tháng. Lamivudin giúp được khoảng
40% số người dùng thuốc.
MỘT SỐ CÂU HỎI CHI TIẾT HAY GẶP
Câu hỏi 1 : Chồng sắp cưới của em bị viêm gan siêu vi B, như vậy em có
cần chích ngừa viêm gan B hay không? Chúng em sẽ sống chung với gia
đình bên nhà em, như vậy những người trong nhà có cần chích ngừa hay
không? Có cách nào để chữa trị bệnh viêm gan B cho chồng em hay
không? Phải chích thuốc hay uống thuốc? Hết bao lâu? Nếu không chữa
thì có nguy hiểm lắm không ?
Trả lời :
Nếu chồng bị viêm gan B mà mình chưa bị thì chắc chắn là mình cần
phải chích ngừa viêm gan B. Điều cần chú ý ở đây là mình chỉ cần chích
khi mình chưa bị nhiễm hoặc cơ thể chưa có miễn nhiễm với viêm gan B.
Có rất nhiều loại kháng thể và kháng nguyên của virus viêm gan B, nhưng
hiện nay, đầu tiên, thường thường bác sĩ chỉ cần thử hai loại kháng thể và
kháng nguyên có liên quan đến tình trạng miễn nhiễm (HBsAb và
HBsAg), nếu âm tính thì có thể chích ngừa.
Khi chích ngừa, phải chích nhiều mũi, do đó trong lúc chờ đợi cơ thể
có miễn nhiễm, bạn cần phải áp dụng các phương pháp chống lây bệnh
khác, quan trọng nhất là luôn luôn dùng bao cao su (condom) mỗi khi
giao hợptránh tiếp xúc với máu của người bệnh như là dùng chung bàn
chải đánh răng (chảy máu lợi có thể dính vào bàn chải và lây qua người
khác), lưỡi lam…

Ngoài ra, ăn uống chung, nằm chung, dùng chung bàn cầu tiêu, các tiếp
xúc hàng ngày không có liên quan đến máu và giao hợp đều không làm
cho bệnh viêm gan B lan truyền.
Do đó, đầu tiên bạn cần đi bác sĩ thử máu để xem mình đã có miễn
nhiễm hoặc đã có bị viêm gan B hay chưa để biết có cần chích ngừa hay

không .
Câu hỏi 2:
Tôi đã chích viêm gan B mũi đầu tiên, sau đó đi xa nên quên không kịp
chích hai mũi sau, bây giờ đã bảy tháng rồi, có cần chích lại từ đầu hay
không hay chỉ tiếp tục chích hai mũi còn lại?

Trả lời :
Nếu quên mũi thứ hai dưới ba tháng, có thể chích mũi thứ hai và thứ
ba như bình thường (như đã kể trên). Nếu quên từ sáu tháng trở lên thì
chắc chắn là phải chích lại từ đầu cả ba mũi.
Nếu quên mũi thứ ba dưới một năm, thì có thể chỉ cần chích mũi thứ
ba. Ngoài ra, cần phải chích lại từ đầu. Trường hợp này mũi thứ 2 đã quên
chích hơn 6 tháng nên cần chích lại từ đầu .
Câu hỏi 3 : Các vấn đề về hiệu lực của vác - xin
Tôi đã có chích ngừa viêm gan B lâu lắm rồi, nhưng sao thử máu bác
sĩ nói là không có miễn dịch, vậy phải làm sao? Tỉ lệ hiệu quả của thuốc
ngừa có cao không? Chích ngừa một lần là đủ cho suốt đời hay cần phải
lập lại nhiều lần? Nếu như vậy thì bao lâu phải chích một lần? Làm sao để
biết chắc là chích ngừa có hiệu quả?
Trả lời :

A ) Làm sao để biết chắc chích ngừa có hiệu quả hay không?
Cách đơn giản để biết chích ngừa viêm gan B có hiệu quả hay
không, là thử kháng thể của cơ thể đối với loại kháng nguyên bề mặt của
viêm gan B, HBsAb (cơ thể con người tạo ra nhiều loại kháng thể khác
nhau nhằm chống lại các thành phần khác nhau của virus viêm gan B,
như phần lõi –core-, phần bề mặt –surface-, vân vân. Trong từ HBsAb,
HB là• viết tắt của Hepatitis B –viêm gan B-,
s là chữ đầu của surface,•
Ab• là viết tắt của Antibody-kháng thể-).

Cho tới nay, nếu mức kháng thể HBsAb này cao hơn 10 IU/L, thì bệnh
nhân được coi như đã có đề kháng với viêm gan B. Con số này dựa trên
một nghiên cứu trên 773 người, được thực hiên vào các năm 1980s, tỉ lệ
bị viêm gan cấp đã tăng gấp bảy lần khi mức kháng thể HBsAb giảm
xuống dưới mức 10 IU/L .
B ) Chích ngừa có hiệu quả bao nhiêu phần trăm?
Dùng mức 10 IU/L của HBsAb để xác định xem người chích có miễn
dịch hay chưa, thì nói chung 95 phần trăm người lớn mạnh khoẻ sẽ có
miễn dịch sau khi chích đủ ba mũi. Tỉ lệ đạt được miễn dịch sau khi
chích giảm đi khi tuổi càng cao, đến mức 86 phần trăm ở tuổi tứ tuần
(lứa tuổi bốn mươi), và đến lứa tuổi sáu mươi, tỉ lệ này chỉ còn 47 phần
trăm. Tỉ lệ đáp ứng với thuốc chủng ngừa viêm gan B cũng giảm đi đôi
chút ở người mập, hút thuốc và đàn ông.
Tỉ lệ đáp ứng với thuốc chủng giảm đi một cách đáng kể ở những
bệnh nhân bị xơ gan, suy thận mạn tính (chronic renal failure), những
người được cấy ghép các bộ phận cơ thể (organ transplant recipients) và
những người bị suy giảm miễn dịch. Ở những bệnh nhân lọc máu kinh
niên (chronic hemodialysis), tỉ lệ đáp ứng với thuốc chủng chỉ có
khoảng 50 đến 60 phần trăm. Dù vậy, khi so sánh với những bệnh nhân
lọc máu kinh niên không được chích ngừa, nguy cơ bị nhiễm viêm gan B
ở những người được chích ngừa cũng giảm đi đến 70 phần trăm.
C ) Sau khi chích ngừa có cần phải kiểm tra sự hiệu quả của thuốc ngừa
hay không? Thử như thế nào?
Ở người mạnh khoẻ và trẻ, nói chung, không cần thiết lắm phải kiểm
tra hiệu quả của thuốc chủng sau khi chích, vì tỉ lệ đáp ứng với thuốc lên
đến 95 phần trăm. Các trường hợp cần phải kiểm tra là ở các nhân viên y
tế (phải tiếp xúc với máu hàng ngày nên có nguy cơ cao), các bệnh nhân
lọc máu, cũng như những người có nguy cơ cao bị nhiễm virus viêm gan
B hoặc có tỉ lệ đáp ứng với thuốc thấp (như đã trình bày ở các câu hỏi
trên).

Kiểm tra hiệu quả thường nên được thực hiện một hoặc hai tháng sau khi
chích ngừa đủ ba mũi (trừ trường hợp các bé sinh bỡi mẹ bị đã bị nhiễm
viêm gan B, thì thử ở tuổi từ 9 đến 15 tháng). Bằng cách thử mức
HBsAb như nói trên.
Những người khi kiểm tra mà thấy chưa có miễn dịch thì nên chích một
đợt thứ hai (cũng ba mũi). Theo một số nghiên cứu, những người cần
chích đợt hai có tỉ lệ đáp ứng với thuốc từ 50 đến 70 phần trăm. Sau đợt
chích thứ hai, nên thử lại xem mình đã có miễn dịch hay chưa.
D ) Bao nhiêu lâu thì cần chích ngừa lại viêm gan B?
Mức độ kháng thể chống với viêm gan B thường giảm theo thời gian,
tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy dù khi mức độ kháng thể đã giảm
xuống, tỉ lệ người đã chích ngừa bị nhiễm viêm gan B rất thấp, và nếu có
bị nhiễm cũng nhẹ hơn.
Sự bảo vệ của thuốc có vẽ như có thể kéo dài từ 10 đến 12 năm ở những
người có đáp ứng tốt với thuốc ngay từ đầu (HBsAb trên 100 IU/L).
Hiện nay, chưa có hướng dẫn chính thức bao nhiêu lâu thì nên chích bồi
(booster injection) trừ trường hợp ở những người lọc máu kinh niên thì
cần phải kiểm tra mức HBsAb hàng năm để chích bồi khi HBsAb giảm
xuống dưới 10 IU/L (ở những người mạnh khoẻ khác, chưa có qui định
này vì như nói trên, dù mức HBsAb xuống thấp, có vẽ như cơ thể vẫn có
phản ứng tương đối tốt nếu bị nhiễm virus viêm gan B).
Gần đây, đang có dự định thay đổi lịch chích ngừa để chích bồi viêm
gan B ở những trẻ em đã được chủng ngừa.
Nếu cẩn thận, có lẽ ta nên kiểm tra độ miễn nhiễm sau khi chích, và nếu
có miễn dịch rồi, cứ sau khoảng mười năm thì kiểm tra lại và chích bồi
nếu cảm thấy cần thiết (chỉ tốn tiền thuốc chứ (cho tới nay) không (thấy)
hại gì.
Câu hỏi 4 :
Phụ nữ bị viêm gan B có nên lập gia dình và sinh con không ? làm thế
nào để phòng bệnh cho bé ?

Trả lời :
Mẹ mang thai lây con không do đường cuống rốn mà là lúc chuyển dạ
và săn sóc, gần gủi sau đó . Nếu mẹ HbsAg (+) HbeAg (+) tỉ lệ lây cho
con gần như trên 80% , nếu mẹ HbsAg (+), HbeAg (-) tỉ lệ lây cho con
10 - 15% . Nếu sinh mổ thì không lây . Những đứa con nhiễm siêu vi B
từ lúc lọt lòng hầu như trên 90% sẽ thành nhiễm mãn tính . Trong một
nghiên cứu tại Singapore, HbsAg được phát hiện 43% những đứa trẻ
sinh ra từ mẹ HbsAg (+) . Theo dõi những đứa trẻ này thấy khoảng 75%
trở thành nhiễm mãn tính.
Tuy nhiên vấn đề lây lan qua vợ chồng hay từ mẹ sang con đều có thể
phòng ngừa được nhờ có vaccin. Do đó những người phụ nữ HbsAg (+)
vẫn có thể lập gia đình và sinh con bình thường.
Nếu có thai mà đang bị viêm gan B, cần phải báo cho bác sĩ biết (dù
rằng thường thì khi có bầu, các bác sĩ vẫn cho thử xem có bị viêm gan B
hay không).

Những em bé sinh từ bà mẹ bị viêm gan B (HBsAg dương tính) cần
phải được chích thuốc ngừa và kháng thể trong vòng 12 tiếng đồng hồ từ
lúc sinh .
Câu hỏi 5 :
Người yêu bị viêm gan B ,vậy khi hôn nhau có khả năng mắc bệnh
không ?
Trả lời :
Ơn trời là không , trừ trường hợp người yêu bạn bị viêm lợi hoăc chảy
máu chân răng thì sẽ lây qua nước bọt .


×