Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TAI LIEU LICH SU THAY KHOA TRONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.68 KB, 3 trang )

TIỂU SỬ TĨM TẮT
Ơng NGUYỄN THẾ XƯƠNG, tức Khóa Trọng
(1896 – 1945)
Ơng Nguyễn Thế Xương, hiệu Chu Thụy, cịn có tên là Nguyễn Hữu
Trọng, tức Khóa Trọng, sinh tháng 2/1896 trong một gia đình phú túc tại thơn Chi
Nội, (nay là thôn Tư Chi), xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Lúc cịn nhỏ, ơng được đi học, có năng khiếu về văn thơ, nói năng hoạt bát.
Ơng đã từng đi thi trường Nam, nhưng khoa đó khơng đỗ vì ơng chỉ học tiếng
Hán, khơng học tiếng Pháp. Ơng trở về làm ruộng, tập văn chữ Hán, chữ Nôm,
nghiên cứu sách chính trị nước ngồi đã dịch sang tiếng Việt, dạy học cho dân
trong thôn, đồng thời ông không nề hà lao động chân tay, gần gũi nông dân, giúp
đỡ người nghèo, ghét bọn cường hào, nên được bà con quý mến.
Từ một người thương dân, ông dần trở thành người yêu nước. Năm 1922,
ông sang Hà Nội, tiếp xúc một số nhà văn tiến bộ, có dịp tiếp thu tư tưởng mới,
muốn đem nhiệt huyết tham gia phong trào yêu nước. Ông bắt đầu viết bài đăng
báo Nam Phong (một tờ báo có tên tuổi hoạt động đến năm 1933) dạy học, biên
dịch sách báo ra tiếng Việt, tham gia hội Khai trí tiến đức. Tư tưởng yêu nước,
thương nịi thúc đẩy ơng tiếp xúc với các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng
như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính. Nhận thấy Việt Nam
Quốc dân đảng có đường lối chính trị tiến bộ, hợp lịng dân, có cơ sở ở khắp nơi,
được các tầng lớp nhân dân ủng hộ1, nên Ông là người đầu tiên ở thôn Chi Nội trở
thành thành viên Việt Nam Quốc dân đảng.
Cuối năm 1928, cùng thời điểm trên, Ngô Gia Tự lập các chi hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên ở ấp Tam Sơn (Lạng Giang, Bắc Giang) và Tử Nê – Chi
Nê ( Tiên Du)2.
Chính quyền đương thời lúc ấy nhận thấy ơng Nguyễn Thế Xương có tư
tưởng, hành động tiến bộ, nên ngày 24-2-1929, chúng bắt ông. Thư viện do ông
quản lý, cũng là nơi dân hai làng Chi Nội và Tư Vy đến đọc chung với hơn 4.000
cuốn sách, bị tịch thu3, một phần bị đốt. Nhờ sự can thiệp tích cực của bạn bè,
ngày 12-3-1929, ông được tha, nhưng bị buộc thôi dạy học, bị quản thúc tại nhà.
Từ đây, khơng chỉ có lịng thương dân, tình u nước trong Ơng giờ đây


được nhân lên bởi lòng căm thù giặc và chế độ phong kiến. Chính điều này thúc
đẩy Ơng sớm đến với chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Ông được giác ngộ cách mạng qua các lớp huấn luyện, đào tạo của Việt
Nam Cách mạng Thanh niên do đồng chí Ngơ Gia Tự, Bí thư Tỉnh bộ Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang chủ trì 4. Cuộc khởi nghĩa
1

Đảng ủy – HĐND – UBND xã Tân Chi, Lịch sử xã Tân Chi, xuất bản năm 2004, tr.45, dòng 23.
Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh, Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh (19262008), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr........
3
Đảng ủy – HĐND – UBND xã Tân Chi, Lịch sử xã Tân Chi, xuất bản năm 2004, tr.44, dịng 4 dưới lên.
4
Xem Ngơ Gia Tự, người cộng sản lỗi lạc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội-2008, tr.167 và xem Đảng
Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Du, Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Du (1926-2000), xuất
bản tháng 8 năm 2003, tr. 75;
2


Yên Bái (9-2-1930) do Nguyễn Thái Học lãnh đạo thất bại, càng làm cho Nguyễn
Thế Xương thêm quyết tâm đi theo con đường cách mạng mới. Từ một người yêu
nước, căm thù giặc, ông Nguyễn Thế Xương trở thành một trong 100 hội viên
Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Bắc Ninh – Bắc Giang.
Không chỉ trở thành người cách mạng, từ cuối năm 1928, ơng Nguyễn Thế
Xương cịn là Bí thư chi hội Tử Nê-Chi Nê (Tiên Du) có 3 hội viên Việt Nam
Cách mạng Thanh niên5. Đặc biệt, sau khi Đảng bộ Đông dương Cộng sản Đảng
Bắc Ninh – Bắc Giang ra đời ngày 4-5-1929, các hội viên Việt Nam Cách mạng
Thanh niên huyện Tiên Du đều trở thành đảng viên của Đông dương Cộng sản
Đảng6 – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Ông là dịp tháng 5-1929, ông
được tiếp xúc tại tư gia với các vị lãnh đạo tiền bối của Đảng như Ngơ Gia Tự,

Nguyễn Đức Cảnh, qua đó nung nấu thêm ý chí cách mạng, vì nước, vì dân.
Được sự giới thiệu, dìu dắt và giác ngộ ý thức giai cấp, ông trở thành người đảng
viên Đảng Cộng sản. Hơn thế, Ơng cịn giữ cương vị Bí thư tổ chức cơ sở đảng
ngay từ những ngày đầu sục sơi khí thế chuẩn bị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở
Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ để chính thức ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh
đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân
dân.
Ơng hoạt động trong điều kiện bí mật, được nhân dân che chở, mặc dù kẻ
thù luôn nhắm tìm kiếm. Trong khi tra tấn, hỏi cung đồng chí lãnh tụ của Đảng
Ngô Gia Tự, quân thù luôn nhắc đến tên Nguyễn Thế Xương, tức Khóa Trọng ở
Tiên Du, cùng tên các cán bộ chủ chốt của Đảng ta và cách mạng Việt Nam hịng
tìm manh mối tổ chức đang lãnh đạo công hội, nông hội, sinh hội, hội phụ nữ giải
phóng, cùng những hội “biến tướng” cơng khai, hợp pháp 7, khiến quân thù đứng
ngồi không yên bởi chúng run sợ trước dự báo ngày lụi tàn của chế độ thực dân.
Điều đó chứng tỏ ơng giữ vai trị khơng thể xem thường trong tổ chức Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Nhờ lịng dũng cảm, ngun tắc giữ bí mật trước quân thù, các đồng chí ta
đã kiên quyết chịu cực hình tra tấn, khơng tiết lộ thơng tin về đồng chí mình, nên
địch khơng đủ chứng cứ để bắt bớ hoặc hãm hại các cán bộ của Đảng 8, trong đó
có ơng Nguyễn Thế Xương.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông càng sôi nổi trong phong trào Mặt
trận Dân chủ Đơng Dương thời kỳ 1936-1939. Ơng ln ln tuyên truyền, giác
ngộ tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước, ý thức giai cấp cho nhân dân; vận động
nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, bỏ hủ tục trong thôn; vận động dân học
5

Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh, Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh (19262008), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 46, dịng 4 dưới lên; và Đảng Cộng sản Việt Nam –
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Du, Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Du (1926-2000), xuất bản tháng 8 năm
2003, tr. 75 – 76;
6

Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Du, Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Du (19262000), xuất bản tháng 8 năm 2003, tr. 77, dịng 6 dưới lên.
7
Xem Đồng chí Ngơ Gia Tự, người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của Đảng ta, do Ban Nghiên cứu lịch sử đảng Hà
Bắc xuất bản năm 1978, tr.29-30;
8
Xem Ngô Gia Tự, người cộng sản lỗi lạc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội-2008, tr.256, dòng 4 dưới lên;
tr.265, dòng 8 dưới lên; Xem thêm Đồng chí Ngơ Gia Tự, người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của Đảng ta, do Ban
Nghiên cứu lịch sử đảng Hà Bắc xuất bản năm 1978, tr.100, dòng 14 dưới lên.


chữ quốc ngữ; vận động các cháu, kể cả các cháu gái hai thôn Chi Nội và Tư Vy
đi học, khơng phải đóng học phí; gây phong trào xây dựng đời sống mới, hàng
tuần làm vệ sinh làng xóm, làm cho làng Chi Nội nối tiếng là đất có văn hóa thời
ấy.
Từ một người gần dân, thương dân, ơng Nguyễn Thế Xương đã tỏ lịng u
nước, căm thù giặc, tìm đến con đường cách mạng từ năm 1928, trở thành Bí thư
chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sau đó tiếp tục được giác ngộ để trở
thành đảng viên Đông dương Cộng sản Đảng từ ngày 4-5-1929. Tổ chức này sau
đó được thống nhất với hai tổ chức khác thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào
ngày 3-2-1930.
Suốt đời ông phấn đấu quên mình, thể hiện rõ lý tưởng của mình qua các
hành động thiết thực gắn bó với quyền lợi dân tộc, nhân dân, Ơng ln xứng đáng
với danh hiệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới khi trút hơi thở cuối
cùng ngày 4-3-1945, thọ 50 tuổi./.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×