Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Quản lý tài sản, “chuyện không dễ” đối với các ngân hàng. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.16 KB, 2 trang )

Quản lý tài sản, “chuyện không dễ” đối với các ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại kinh doanh thu lợi nhuận bằng cách bán
những tài sản nợ và dùng tiền thu được để mua những tài sản có. Nói
một cách khác, các ngân hàng cung cấp dịch vụ chuyển một loại tài sản
này thành một loại tài sản khác cho công chúng.
Có thể nói, hoạt động cơ bản của một ngân hàng là làm cho tài sản có và tài sản nợ phù hợp với
nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng. Xét về mặt nghiệp vụ kinh doanh, quá trình
chuyển các tài sản và cung cấp một loạt các dịch vụ: huyy động vốn, ghi chép sổ sách, thanh
toán séc, thủ quỹ, cho vay, thu nợ, phân tích tín dụng, thực hiện nhiệm vụ với ngân sách nhà
nước,… cũng giống như hoạt động của mọi doanh nghiệp khác. Ngân hàng nào tạo ra được
những dịch vụ tốt với chi phí thấp và có doanh thu cao do tài sản đem lại thì ngân hàng ấy thu
được nhiều lợi nhuận, nếu không làm được như vậy thì ngân hàng ấy phải chịu thua lỗ.
Để thu được lợi nhuận cao, trước hết ngân hàng phải chú ý giải quyết tốt các vấn đề:
- Đảm bảo chắc chắn lúc nào ngân hàngcũng dự trữ đủ tiền mặt và vốn trên tài khoản để thanh
toán kịp thời, nhanh chóng cho những người gửi tiền khi họ yêu cầu rút tiền.
- Giành được những tài sản có làm ăn hiệu quả, ít có khả năng phá sản và đa dạng hoá việc nắm
giữ những tài sản có.
- Giành được những tài sản nợ có chi phí thấp
Quản lý khả năng tiền mặt và vai trò của tiền dự trữ của một ngân hàng thương mại.
Khi có hiện tượng nhiều người gửi tiền ở ngân hàng HSBC rút tiền mặt từ những tài khoản séc
hoặc tài khoản tiết kiệm, hoặc phát séc đến ngân hàng Citibank thì việc nắm giữ những khoản
tiền dự trữ quá mức cho phép của ngân hàng HSBC sẽ tránh khỏi các phí tổn do thu về bán tháo
các khoản cho vay; bán các chứng khoán, vay chiết khấu,…
Như vậy, các khoản vốn dự trữ quá mức quy định của ngân hàng trung ương có tác dụng chống
đỡ lại các chi phí kèm theo với dòng tiền rút khỏi ngân hàng. Các chi phí này càng lớn các ngân
hàng càng muốn giữ nhiều tiền dự trữ quá mức. Để giảm bớt thiệt hại của chi phí này, các ngân
hàng như ngân hàng HSBC, ngân hàng Bank of American, CitiBank thường chuyển đổi cách
nắm giữ tài sản của họ sang những chứng khoán lỏng hơn như trái phiếu chính phủ.
Quản lý tài sản có:
Quản lý tài sản có của ngân hàng là việc chuyển hoá nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài
sản sinh lợi. tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài


sản khác.
Để đảm bảo biện pháp này, trước hết, ngân hàng hàng đầu của Mỹ, Citibank tìm những những
người vay vốn có uy tín, không lừa đảo, trả lãi suất cao, bằng cách trực tiếp đến công ty để
quảng cáo và chào mời các khoản tín dụng. Sau đó, giám đốc Citibank quyết định những ai có
thể được ngân hàng cho vay tức là họ có thể trả vốn và lãi đúng hạn hay không? Cũng không
nên quá thận trọng vì sẽ mất đi những cơ hội cho vay hấp dẫn có thể cho vay với lĩa suất cao.
Tiếp theo, Citibank tìm mua những chứng khoán có lãi suất cao, rủi ro thấp, đồng thời cũng cố
gắng để đa dạng hoá các loại chứng khoán.
Cuối cùng, Citibank luôn chú ý quản lý tài sản theo trạng thái lỏng nghĩa là vừa thoả mãn được
nhu cầu dự trữ vừa không chịu phí tổn về dự trữ, nghĩa là phải nắm giữ chứng khoán lỏng ngay
cả trong trường hợp chúng có lãi suất thấp so với tài sản khác nhưng chúng có thể nhanh chóng
chuyển hoá thành tiền mặt. Những chứng khoán của chính phủ dùng làm khoản dự trữ cấp hai là
loại chứng khoán lỏng tốt nhất.
Các loại tài sản của ngân hàng thương mại bao gồm bốn loại: khoản mục ngân quỹ, đầu tư
chứng khoán, tín dụng và tài sản cố định.
Hầu hết tích sản của các ngân hàng thương mại là các khoản nợ về tài chính do lợi tức của ngân
hàng phần lớn thu được từ việc cho vay và đầu tư nên ngân hàng giữ kỳ phiếu, trái phiếu và các
công cụ tài chính khác đều có khả năng sinh lợi.
Quản lý tài sản nợ:
Việc này đòi hỏi cân nhắc các rủi ro phụ cũng như khoản chênh lệch giữa chi phí vay vốn (chủ
yếu là lãi suất vay của các ngân hàng khác) và mức lợi nhuận có thể thu được khi đầu tư vào tín
dụng và chứng khoán. Mục tiêu chính của phương thức quản lý này là bảo đảm thanh khoản của
ngân hàng, bảo đảm đủ vốn cho nhu cầu tín dụng hợp lệ và duy trì lãi suất cơ bản ròng và doanh
lợi.
Ngoài việc coi các khoản tiền gửi có thể phát séc là nguồn vốn tín dụng hàng đầu, các ngân hàng
còn tìm cách thu hút thêm nguồn vốn đi vay mới bằng cách phát hành các loại phiếu ngân hàng,
phát hành tài sản nợ, … để tăng thêm vốn vay.
Admin (Theo
www.bwportal.com
)

×