Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

giao an boi duong li 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.16 KB, 33 trang )

Ngày soạn: 5/1/2019
Ngày giảng: 8/1/2019
Tiết 1 + 2: ÔN TẬP VỀ CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐO ĐỘ DÀI, THỂ TÍCH,
KHỐI LƯỢNG

I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhớ được đơn vị, cách đổi đơn vị của các đại lượng.
- Nêu được dụng đo độ dài, thể tích và khối lượng
2. Kỹ năng
- Vận dụng làm một số bài tập đơn giản và nâng cao
3. Thái độNghiêm túc trong môn học
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Tài liệu về đo độ dài, thể tích và khối lượng.
2.HS: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs
3. Bài mới:
A. LÍ THUYẾT:
Câu 1: Nêu dụng cụ đo độ dài? Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ
nhất của thước là gì?
- Dụng cụ đo độ dài: Thước. Kí hiệu độ dài: l
- Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên
thước.
Câu 2: Đơn vị đo độ dài là gì?
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt
Nam là mét, kí hiệu là m.
- Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét là kilômét (km) và nhỏ hơn mét là
đềximét (dm), centimét (cm), milimét (mm).




1km = 1000m; 1m = 10dm; 1m = 100cm; 1m = 1000mm.
Câu 3: Nêu một số dụng cụ đo thể tích? Giới hạn đo của bình chia độ là gì là
gì? Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là gì?
- Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: Bình chia độ, ca đong, chai, lọ,
bơm tiêm,… có ghi sẵn dung tích. Kí hiệu thể tích: V
- Giới hạn đo của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
- Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai
vạch chia liên tiếp trên bình.
Đơn vị đo thể tích là gì?
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l);
- 1l = 1dm3;
- 1ml = 1cm3 = 1cc.
Câu 4: Khối lượng là gì? Dụng cụ đo khối lượng là gì? Đơn vị đo khối
lượng là gì? Nêu một số loại cân mà em biết?
- Khối lượng của một vật: lượng chất tạo thành vật. Kí hiệu: m
- Đo khối lượng bằng cân.
- Đơn vị đo khối lượng là kilôgam: kg. Các đơn vị khối lượng khác
thường dùng là gam (g), tấn(t), tạ, yến, hg.
- Một số loại cân thường gặp là: Cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế , cân tạ.
B. BÀI TẬP
Câu 1. Ba bạn Bắc, Trung, Nam dùng các bình chia độ khác nhau để đo
cùng một lượng chất lỏng. Kết quả của các bạn đó được ghi đúng như
sau:
a. Bạn Bắc ghi: V = 63cm3
b. Bạn Trung ghi: V = 62,7cm3
c. Bạn Nam ghi: V = 62,5cm3
Hãy xác định ĐCNN của các bình chia độ đã được dùng.
Giải

ĐCNN của bình chia độ đã dùng là:
a. Bạn Bắc : V = 63cm3 => ĐCNN : 1cm3
b. Bạn Trung : V = 62cm3 => ĐCNN: 0,1cm3
c. Bạn Nam : V = 62,5cm3 => ĐCNN : 0,5cm3 hoặc 0,1cm3
Câu 2. Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít
a. Số ghi trên can có ý nghĩa ?
b. Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?
Giải


a. Số ghi trên can có ý nghĩa : chỉ sức chứa của can
b. Phải dùng ít nhất là 14 can vì 20 : 1,5 = 13,3
Câu 3. Có ba chiếc can, can thứ nhất ghi 10 lít và chứa 10 lít nước, can
thứ 2 ghi 8 lít, can thứ ba ghi 5 lít. Làm thế nào để can thứ nhất chỉ còn
7 lít nước?
Giải
Đổ nước từ can 10 lít đầy sang can 8 lít. Trong can 10 lít cịn lại 2 lít nước.
Đổ nước từ can 8 lít vào đầy can 5 lít. Trong can 8 lít cịn lại 3 lít nước. Đổ
nước trong can 5 lít vào can 10 lít. Trong can 10 lít có 2 lít + 5 lít = 7 lít
Câu 4. Một miếng sắt hình hộp có cạnh a = 1cm ; b = 4cm ; c = 6cm. Để
xác định thể tích của miếng sắt người ta dùng các cách sau đây:
1. Dùng thước đo độ dài các cạnh rồi tính thể tích bằng cơng thức:
V=axbxc
2. Dùng bình chia độ có đường kính d với 1cm < d < 4cm
3. Dùng bình chia độ có đường kính d với d < 4cm và bình tràn có đường
kính lớn hơn 6 cm
4. Dùng bình chia độ có đường kính d với d > 6cm
4. Củng cố :
- Kiểm tra lại nội dung kiến thức hs nắm được
5. Hướng dẫn về nhà.

- Hoàn thiện các bài tập


Ngày soạn: 12/1/2019
Ngày giảng: 15/1/2019
Tiết 3 + 4: ÔN TẬP LỰC
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhớ kiến thức, đơn vị, công thức về lực.
- Nêu được dụng đo lực
2. Kỹ năng
- Vận dụng làm một số bài tập đơn giản và nâng cao
3. Thái độ: Nghiêm túc trong môn học
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Tài liệu .
2.HS: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs
3. Bài mới:
A.

LÍ THUYẾT:

Câu 1: Lực là gì? Dụng cụ đo lực là gì? Đơn vị đo lực là gì?Kí hiệu lực ?
- Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. Kí hiệu: F
- Đo lực bằng lực kế.
- Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu N.
Nêu 01 ví dụ về tác dụng đẩy, 01 ví dụ về tác dụng kéo của lực?
- Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã

tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.
- Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực
kéo lên các toa tàu.
Câu 2: Thế nào là hai lực cân bằng?
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược
chiều, cùng tác dụng vào một vật mà vẫn đứng yên.


Nêu ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được
phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
- Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác dụng của 2 lực
cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng
đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách
có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng
nhau.
Câu 3: Nêu kết quả tác dụng của lực?
- Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc
làm cho vật bị biến dạng.
Nêu 01 ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng, 01 ví dụ về tác dụng
của lực làm biến đổi chuyển động (nhanh dần, chậm dần, đổi hướng).
- Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, ta tác dụng lực vào lò xo thì lị xo bị biến
dạng.
- Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh thì xe đạp sẽ chuyển động chậm
dần rồi dừng lại.
- Xe đạp xuống dốc, xe chạy nhanh hơn.
Câu 4: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực?
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Kí hiệu trọng lực : P.
Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất :
trọng lượng của vật đó. Trọng lượng kí hiệu là P. Đơn vị là Niutơn(N)

- Trọng lượng quả cân 100g là 1N.
Câu 5:Vì sao nói lị xo là một vật đàn hồi ?Nêu cách nhận biết vật có tính
đàn hồi ?
- Lị xo là một vật đàn hồi: Sau khi nén hoặc kéo dãn vừa phải rồi bng
ra thì chiều dài của lị xo trở lại như cũ.
- Cách nhận biết: Tác dụng lực làm cho vật bị biến dạng, sau đó ngừng
tác dụng lực nếu vật tự trở về hình dạng cũ: vật có tính đàn hồi.
Câu 6: Viết công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng?
- Công thức: P = 10m; Với m : khối lượng của vật( kg);P là trọng lượng
của ( N).
B. BÀI TẬP
Câu 1. Tìm những con số thích hợp để điền vào chỗ trớng.
a) Một ơtơ tải có khối lượng 2,8 tấn sẽ nặng …. niutơn.
b) 20 thếp giấy nặng 18,4 niutơn. Mỗi thếp giấy sẽ có khối lượng …..gam.
c) Một hịn gạch có khối lượng 1600gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ
nặng …. niutơn.
Giải


a) 28.000
b) 92 gam
c) 160.000 niutơn
Câu 2. Lực kế lò xo dùng trong trường học có thang chia độ theo đơn vị
niutơn. Nhưng lực kế lò xo mà người đi chợ mua hàng thường đem theo
lại có thang chia độ theo đơn vị kilôgam. Giải thích tại sao người ta có
thể làm như vậy?
Giải
Vì trọng lượng của vật tì lệ với khối lượng của nó: P = 10m (một vật khối
lượng 1kg có trọng lượng 10N), nên trên bảng chia độ của “cân lo xo” đáng
lẽ ghi 1N; 1,1N; 1,2N;…, thì có thể ghi 100g; 110g; 120g … Như vậy dùng

lực kế có thể xác định được khối lượng.
Câu 3. Một quyển vở có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiêu
niutơn?
A. 0,08N
B. 0,8N
C. 8N
D. 80N
Chọn B. 0,8N
Câu 4. Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng bao nhiêu
gam ?
A. 3,5g
B. 35g
C. 350g
D. 3500g
Chọn D. 3500g
Câu 5. Khi treo một vật khối lượng m1 vào thực tế thì độ dài thêm ra
của lò xo lực kế là ∆l1 = 3cm. Nếu lần lượt treo vào lực kế các vật có khối
lượng m2 = 2m1, m3 = 1/3 m1 thì độ dài thêm ra của lò xo lực kế sẽ lần
lượt là :
a. ∆l2 = 1,5 cm ; ∆l3 = 9cm
b. ∆l2 = 6cm ; ∆l3 = 1cm
c. ∆l2 = 2cm ; ∆l3 = 1:3 cm
d. ∆l2 = 1:3 cm ; ∆l3 = 2cm


Chọn b. ∆l2 = 6cm ; ∆l3 = 1cm
Câu 6. Một lò xo có độ dài ban đầu là l0=20cm. Gọi l (cm) là độ dài của
lò xo khi được treo các quả cân có khối lượng m(g). Bảng dưới đây cho
ta các giá trị của l theo m.
m(g)


100

200

300

400

500

600

l(cm)

20

21

22

23

24

25

a. Hãy vẽ đường biểu diễn phụ thuộc của độ dài thêm ra của lò xo vào trọng
lượng của các quả cân treo vào lò xo. Lấy trục thẳng đứng (trục tung) là trục
biểu diễn độ dài thêm ra của lò xo và mỗi cm ứng với độ dài thêm ra 1cm.

Trục nằm ngang (trục hoành) là trục biểu diễn trọng lượng của quả cân và
mỗi cm ứng với 1N.
b. Dựa vào đường biểu diễn để xác định khối lượng của một vật. Biết khi
treo vật đó vào lị xo thì độ dài của lò xo là 22,5cm.
a)
P(N)

1

2

3

4

5

6

∆L(cm
)

1

2

3

4


5

6

b) Độ dài thêm của lò xò khi treo vật :
22,5 – 19 = 3,5 cm
Khối lượng của vật : 350 gam
4. Củng cố :
- Kiểm tra lại nội dung kiến thức hs nắm được
5. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thiện các bài tập


Ngày soạn: 19/1/2019
Ngày giảng: 22/1/2019
Tiết 5 + 6: KHỐI LƯỢNG RIÊNG- TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhớ kiến thức về khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
2. Kỹ năng
- Vận dụng công thức làm một số bài tập đơn giản và nâng cao
3. Thái độ: Nghiêm túc trong môn học
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Tài liệu .
2.HS: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs
3. Bài mới:
A.


LÍ THÚT:

Câu 1: Khối lượng riêng là gì? Đơn vị đo khối lượng riêng là gì? Cơng thức
tính khối lượng riêng?
- Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất
đó. Kí hiệu khối lượng riêng: D
m
D=
V ; trong đó, D là khối lượng riêng (kg/m3); m là khối
- Công thức:
lượng (kg), V là thể tích (m3) .
- Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối: kg/m3.
Câu 2: Nêu cách xác định khối lượng riêng của một chất?


- Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể
m
D=
V để tính
tích của một vật làm bằng chất đó, rồi dùng cơng thức:
tốn.
Câu 3: Trọng lượng riêng là gì? Đơn vị đo trọng lượng riêng là gì? Cơng
thức tính trọng lượng riêng?
-Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của
chất đó.Kí hiệu trọng lượng riêng: d
P
d=
V ; trong đó, d là trọng lượng riêng (N/m 3); P là trọng
- Cơng thức:

lượng (N); V là thể tích (m3).
- Đơn vị trọng lượng riêng là niutơn trên mét khối: N/m3.
B. BÀI TẬP
Câu 1 : (vận dụng):Một bình chia độ chứa sẵn 100cm3 nước. Khi thả chìm 5
hịn đá giống nhau vào bình thì mực nước trong bình dâng lên tới vạch
150cm3
a) Tính thể tích của 5 hịn đá ?
b) Tính thể tích của 1 hịn đá ?
Đáp án
a) V = V2 – V1 = 150 – 100 = 50cm3
b) V’ = V: 5 = 50 :5 = 10cm3
Câu 2(vận dụng):: Một vật có khối lượng 50 kg .Tính trọng lượng của vật?
Tóm tắt
Giải
m=50kg
Trọng lượng của vật:
P = 10m = 10.50 = 500N
P=?
ĐS:P=500N
Câu 3(vận dụng):. Một thỏi chì có thể tích 5dm3 nặng 56,5Kg.Tính:
a/ Trọng lượng của thỏi chì?
b/ Khối lượng riêng của chì và nêu ý nghĩa con số vừa tìm được?
c/ Nếu thay thỏi chì trên bằng một thỏi nhơm có cùng khối lượng thì
thỏi nhơm đó phải có thể tích là bao nhiêu m3 ? Biết rằng khối lượng riêng
của nhôm là 2700Kg/m3.
Cho biết:
V = 5dm3 = 0,005m3
m = 56,5kg
a/ P = ?
b/ D = ? nêu ý nghĩa?

c/ m’ = 56,5kg
V=?
3
D’ = 2700kg/m


Giải:
a/ Trọng lượng của thỏi chì :
P = 10. m = 10 . 56,5 = 565 ( kg)
b/ Khối lượng riêng của chì :
m 56 , 5
D= =
=11300
V 0 ,005
(kg/m3 )
*Ý nghĩa : 1m3 chì nặng 11300kg.
c/ Thể tích của thỏi nhôm :
V

m, 56,5

0, 02
D , 2700
(m3 )

4. Củng cố :
- Kiểm tra lại nội dung kiến thức hs nắm được
5. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thiện các bài tập



Ngày soạn: 09/2/2019
Ngày giảng: 12/2/2019
Tiết 7+8: KHỐI LƯỢNG RIÊNG, TRỌNG LƯỢNG RIÊNG (tt)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhớ kiến thức về khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
2. Kỹ năng
- Vận dụng công thức làm một số bài tập đơn giản và nâng cao
3. Thái độ: Nghiêm túc trong môn học
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Tài liệu .
2.HS: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs
3. Bài mới:
Bài tập
Bài 1. Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh ta cần dùng
những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
Chọn D. Cần dùng một cáu cân và một cái bình chia độ.
Bài 2. Một hộp sữa Ơng thọ có khới lượng 397g và có thể tích 320cm3.
Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3
Giải
Ta có : m=397g = 0,397kg ; V = 320cm3=0,00032m3
D = m/V = 0,397/0,00032 ≈ 1240,6 (kg/m3)


Bài 3. Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg
a) Tính thể tích của 1 tấn cát

b) Tính trọng lượng của 1 đống cát 3m3
Giải
Tóm tắt :
V=10 l=0,01m3;
m1 = 15kg
m2= 1 tấn = 1000kg
a. V=? ;
b. P =? ; V=3m3
Khối lượng riêng của cát: D=m/V=15/0,01=1500 (kg/m3)
Thể tích 1 tấn cát : V=m/V=1000/1500=0,667 (m3)
Trọng lượng 1 đống cát 3m3: P=d x V = 10 x 1500 x 3 = 45000N
Bài 4. 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính khối lượng riêng của
kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.
Giải
Khối lượng riêng của kem giặt Viso :
D = m/V=1/0,0009=1111,1(kg/m3)
So sánh với nước: Dnước = 1000kg/m3 => Dnước < Dkem
Bài 5. Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?
Chọn C. 2700kg/m3
4. Củng cố :
- Kiểm tra lại nội dung kiến thức hs nắm được
5. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thiện các bài tập


Ngày soạn: 16/2/2019
Ngày giảng: 19/2/2019
Tiết 9 + 10: KHỐI LƯỢNG RIÊNG- TRỌNG LƯỢNG RIÊNG (tt)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

- Nhớ kiến thức về khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
2. Kỹ năng
- Vận dụng công thức làm một số bài tập đơn giản và nâng cao
3. Thái độ: Nghiêm túc trong môn học
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Tài liệu .
2.HS: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs
3. Bài mới:
Bài tập
Bài 1. Trọng lượng riêng của gạo vào khoảng
Chọn D. 12800cm3
Bài 2. Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Vậy 1kg sắt sẽ có thể tích
vào khoảng
Chọn B. 128cm3
Bài 3. Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3. Do đó, 2 lít
dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng


A. 1,6N
B. 16N
C. 160N
D. 1600N
Chọn B.16N
Bài 4. Người ta thường nói đồng nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau
đây là khơng đúng?
A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhơm
B. Vì trọng lượng riêng của đồng lớn hơn trọng lượng riêng của nhơm

C. Vì khối lượng riêng của đồng lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
D. Vì trọng lượng riêng của miếng đồng lớn hơn trọng lượng của miếng
nhơm có cùng thể tích.
Chọn A. Vì trọng lượng của đồng lớn hơn trọng lượng của nhôm
Bài 5. Cho biết 1kg nước có thể tích 1 lít còn 1kg dầu hỏa có thể tích 5/4
lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa
B. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước
C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa
D. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.
Chọn D. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa
Bài 6. Một học sinh định xác định khối lượng riêng D của ngô (bắp)
bằng phương pháp sau:
- Đong một ca ngô đầy ngang miệng ca, rồi dùng cân đo khối lượng m của
ngơ
- Đổ đầy một ca nước rồi dùng bình chia độ đo thể tích V của nước.
- Tính D bằng cơng thức:

D=

m
V

Hỏi giá trị của D tính được có chính xác khơng? Tại sao?
Giải
Khơng chính xác vì giữa các hạt ngơ ln ln có 1 khoảng cách lớn nên thể
tích đo như vậy là khơng chính xác.
4. Củng cớ :
- Kiểm tra lại nội dung kiến thức hs nắm được



5. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thiện các bài tập
Ngày soạn: 16/2/2019
Ngày giảng: 19/2/2019
Tiết 11 + 12: KHỐI LƯỢNG RIÊNG- TRỌNG LƯỢNG RIÊNG (tt)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhớ kiến thức về khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
2. Kỹ năng
- Vận dụng công thức làm một số bài tập đơn giản và nâng cao
3. Thái độ: Nghiêm túc trong môn học
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Tài liệu .
2.HS: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs
3. Bài mới:
Bài tập
Câu 1: (vận dụng): Một vật có trọng lượng 50 N .Tính khối lượng của
vật?
Tóm tắt
Giải
P=50N
Khối lượng của vật:
………….. P = 10m m=P / 10 = 50 / 10 = 5kg
m=?
ĐS:m = 5 kg



Câu 2. Mổi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6 kg. Hòn gạch có thể tích
192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch (h.11.1)
Giải
D=1960,8kg/m3 ; d=19608 N/m3
Thể tích thực của hịn gạch: V=1200 – (192 x 2) = 816cm3
 D=m/V=1,6/0,000816=1960,8 (kg/m3)
D= 10 x D=19608 N/m3

Câu 3. Trong phòng thí nghiệm người ta xác định chính xác khối lượng
riêng của vật rắn bằng cân Rô-béc-van và một loại bình đặc biệt đã
được mô tả trong bài tập 5.17*.
Thực hiện ba lần cân
- Lần thứ nhất: Thực hiện như lần cân thứ nhất trong bài 5.17* (H11.2a)
- Lần thứ hai: Bỏ vật ra khỏi đĩa cân và làm cân thăng bằng lại bằng khối
lượng m2 (H.11.2b)
- Lần thứ ba: Thực hiện như lần cân thứ hai trong bài 5.17* (H11.2c)
(Chú ý: Người ta gọi tổng khối lượng của các quả cân trong trường hợp này
là m3, không phải là m như trong bài 5.17*). Biết khối lượng riêng của nước
cất là 1g/cm3. Hãy chứng minh rằng khối lượng riêng của nước cất là
1g/cm3. Hãy chứng minh rằng khối lượng riêng của vật tính ra g/cm3 có độ
lớn là: D= m2 – m1 / m3 – m1
Giải
- Lần cân thứ nhất cho: mt = m b + mn + mv + m1

(1)

- Lần cân thứ hai cho: mt = m b + mn + m2

(2)


- Lần cân thứ ba cho: mt = m b + (mn – mn) + mv + m2

(3)

Từ (1) và (2) => mv = m2 – m1
Từ (1) và (3) xác định được thể tích của vật tính ra cm3. Thể tích của vật tính
ra cm3 có số đo là (m3 – m1).
Vậy khối lượng riêng của vật là: m2 – m1/ m3 – m1
4. Củng cố :
- Kiểm tra lại nội dung kiến thức hs nắm được


5. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thiện các bài tập

Ngày soạn: 2/3/2019
Ngày giảng: 5/3/2019
Tiết 13+ 14: ÔN TẬP: CƠ HỌC
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhớ kiến thức trong chương 1 cơ học.
2. Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức làm một số bài tập đơn giản và nâng cao
3. Thái độ: Nghiêm túc trong môn học
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Tài liệu .
2.HS: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs
3. Bài mới:
A. Lí thuyết
Quy tắc đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Lực đàn hồi
Lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến
dạng.
Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn và
ngược lại.


Khối lượng riêng
- Khối lượng của 1m3 một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó
- Đơn vị : Kg/m3
Trong đó:
m khối lượng (kg) .
m
D= V

V thể tích( m3 ).
D khối lượng riêng ( kg/m3)

m
 V= D

m= V.D
Trọng lượng riêng

- Trong lượng của 1m3 một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó
- Đơn vị : N/ m3
- CT : d =

P
V

 P = d.V ;

Trong đó: d trọng lượng riêng (N/m3 )
P trọng lượng ( N) .
V thể tích( m3 ).
V=

P
d

d
*Tính trọng lượng riêng theo khối lượng riêng : d = 10.D  D = 10

B. Bài tập
Câu 1: Khối lượng của một vật chỉ gì? Trên vỏ hộp sữa Ơng Thọ có ghi
397g, số đó chỉ gì?
Câu 2: Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị của khối lượng riêng là
gì?
Câu 3: Một quả nặng có khối lượng là 15,6kg và có thể tích là 0,002m3
.Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của quả nặng.
Câu 4. Một quả cầu nhơm có thể tích bằng 4dm 3. Biết khối lượng riêng của
nhôm là 2700kg/m3.
a. Tính khối lượng của quả cầu nhơm.

b. Tính trọng lượng của quả cầu nhơm.
c. Tính trọng lượng riêng của nhơm.
Câu 5. Hãy trình bày phương pháp đo thể tích của vật rắn khơng thấm nước
bằng bình chia độ?
Đáp án
Câu 1: Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
Số 397g chỉ khối lượng sữa chứa trong hộp.
Câu 2: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của
chất đó.
Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3


Câu 3 : Khối lượng riêng của quả nặng
m 15 , 6
=
=7800
D = V 0 , 002
Kg/m3
Trọng lượng riêng của dầu
d = 10D = 10.7800 = 78000N/m3
Câu 4
Tóm tắt
V = 4dm3 = 0,004 m3
D = 2700kg/m3
a. m =?
b. P =?
c. d =?
a. Khối lượng của quả cầu
m = D .V = 2700 . 0,004 = 10,8 (kg)
b. Trọng lượng của quả cầu:

P = 10. m =10,8 . 10 =108 (N)
c.Trọng lượng riêng của nhôm là
d = 10. D = 10 x 2700 =27000 ( N/ m3 )
Đáp số: 10,8 kg; 108 N; 27000 N/ m3
Câu 5.
Nêu được:
B1 Đổ nước vào bình chia độ đọc thể tích V1
B2 Thả vật rắn vào thể tích V1 đọc thể tích V2
B3 Thể tích vật rắn V= V2 - V1
4. Củng cố :
- Kiểm tra lại nội dung kiến thức hs nắm được
5. Hướng dẫn về nhà.
- Hoàn thiện các bài tập


Ngày soạn: 9/3/2019
Ngày giảng: 12/3/2019
Tiết 15+ 16: CÁC MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhớ kiến thức các máy cơ đơn giản.
2. Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức về máy cơ đơn giản làm một số bài tập đơn giản và
nâng cao
3. Thái độ: Nghiêm túc trong môn học
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Tài liệu .
2.HS: Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định tổ chức: Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: KT đồ dùng của hs
3. Bài mới:
A. Lí thuyết
1. Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc dễ dàng hơn ( đổi
phương tác dụng của lực hoặc thay đổi cường độ của lực tác dụng ).
Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn
bẩy, ròng rọc cố định và ròng rọc động.
2. Mặt phẳng nghiêng :
- Cấu tạo : Mặt phẳng được kê nghiêng so với phương nằm ngang.
- Tác dụng :



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×