Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM COCACOLA CỦA CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCACOLA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.61 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM COCA-COLA CỦA
CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA
Họ tên sinh viên
Lớp tín chỉ
Lớp niên chế
Mã sinh viên

:
:
:
:

Hà Nội, năm 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


/2/

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN MARKETING CĂN BẢN
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM COCA-COLA CỦA
CÔNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA
Họ tên sinh viên
Lớp tín chỉ
Lớp niên chế


Mã sinh viên

:
:
:
:
Hà Nội, năm 2021

MỤC LỤC

2


/3/

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH

3


/4/

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước chúng ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong tiến trình
hội nhập của nền kinh tế với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì Marketing
là một trong những lĩnh vực phong phú và đa dạng mà các nhà làm kinh tế luôn quan
tâm.
Trong thị trường thức uống Việt Nam hiện nay, thì để doanh nghiệp có được
chiến lược Marketing, quảng cáo phù hợp cho sản phẩm của mình là một nhiệm vụ
khơng hề đơn giản. Và để có được chiến lược Marketing hợp lý thì việc nghiên cứ

“Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng” là một trong những
nội dung chủ yếu của hoạt động Marketing. Chìa khóa để đạt được những mục tiêu
trong kinh doanh của doanh nghiệp chính là cần xác định đúng những nhu cầu và
mong muốn của thị trường khách hàng, từ đó tìm ra cách thức đáp ứng những nhu cầu
và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Hành vi mua của khách hàng không bao giờ là đơn giản. Tuy nhiên việc am hiểu
hành vi mua của khách hàng lại là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với ban lãnh đạo
bộ phận marketing trong khuôn khổ quan niệm marketing. Để hiểu rõ hơn về những
yếu tố này, sau đây là bài Tiểu luận “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của
người tiêu dùng đối với sản phẩm Coca-Cola”.
Em xin cảm ơn!

4


/5/

1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Các khái niệm cơ bản:
1.1.1. Khái niệm yếu tố ảnh hưởng:
- “Influence” dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt có nghĩa là “ảnh hưởng”. Ảnh
hưởng là một sự việc nào đó có thể tác động xấu hoặc tác động tốt đến mọi
người cũng nhi sự việc khác. Có thể lấy ví dụ để dễ hình dung hơn như: Ảnh
hưởng đến kinh tế, gây sức ảnh hưởng lên người khác, tạo sự ảnh hưởng đến,

1.1.2. Khái niệm hành vi người tiêu dùng:
- Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, hành vi người tiêu dùng là những suy

nghĩ, cảm nhận và những hành động mà khách hàng thực hiện trong quá trình
mua hàng. Những yếu tố như: ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng
cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngồi sản phẩm, chất lượng sản phẩm…đều
có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi mua sắm của khách hàng.
- Theo Kotler & Levy, hành vi người dùng là những hành vi cụ thể của một cá
nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và loại bỏ sản phẩm hay
dịch vụ.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dung:
Việc mua sắm của người tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố văn hóa, xã
hội, cá nhân và tâm lí. Đối với nhà quản trị thì những yếu tố này khơng thể kiểm sốt
được, nhưng chúng cần được phân tích cẩn thận và xem xét những ảnh hưởng của
chúng đến hành vi người mua hàng.

5


/6/

Hình 1.1. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
1.2.1. Yếu tố văn hóa:
- Nền văn hóa: Đây là yếu tố cần xem xét đầu tiên khi doanh nghiệp muốn thâm
nhập vào thị trường chưa được xác định từ trước đó. Vì đây là nét đặc trưng
của quốc gia và cũng là yếu tố khá quan trọng trong việc quyết định đến hành
vi mua hàng của người tiêu dùng. Doanh nghiệp hãy lưu ý và thật cẩn trọng để
chọn chiến lược marketing phù hợp với thị trường đó, bởi mỗi nơi đều có
những nền văn hóa khác nhau.
- Văn hóa cộng đồng: là nhóm văn hóa cùng tồn tại trên một quốc gia. Thơng
thường nhóm văn hóa được hình thành và phát triển từ những người có chung
tơn giáo, chủng tộc hay chung vùng địa lý. Các nhóm người này chiếm vị trí
quan trọng trong phân khúc thị trường. Các marketer cũng cần lưu ý để đưa ra

chiến dịch marketing phù hợp với những nhóm văn hóa khác nhau.
1.2.2. Các yếu tố xã hội:
- Cộng đồng: Là truyền thơng bằng lời nói hay gọi cách khác là “truyền miệng”,
có thể nói đây là hình thức có ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi mua hàng của
người tiêu dùng.
- Mạng xã hội: Là nơi tập hợp các cộng đồng người tiêu dùng qua Internet. Đây
là nơi doanh nghiệp đang tập trung chú ý thu hút khách hàng và quảng bá
thương hiệu hiện nay. Có thể kể đến một số mạng xã hội mà các doanh nghiệp
thường lựa chọn quảng cáo như: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok,…
- Tầng lớp xã hội: Ở một số nơi thì tầng lớp xã hội quyết định rất nhiều thứ bởi
nó kết hợp nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến hành vi người tiêu dùng cũng khác
nhau.
- Gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình đều có những ảnh hưởng nhất định
đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
- Địa vị: Mỗi người đều chọn sản phẩm thể hiện địa vị của mình trong các vai
trị khác nhau. Do đó, doanh nghiệp ln tìm hiểu địa vị xã hội của người tiêu
dùng để tung ra các sản phẩm đánh trúng thị hiếu và đáp ứng đúng nhu cầu
của từng phân khúc khách hàng.
1.2.3. Các yếu tố cá nhân:
- Tuổi tác: Mỗi độ tuổi đều có những thói quen và nhu cầu mua hàng khác nhau.
Các doanh nghiệp hiện nay đang bắt tay vào các chiến lược marketing tập
trung vào thế hệ Z. Thế hệ này là những người được sinh ra trong những năm
từ 1995-2000, là thế hệ mang đến nhiều thay đổi công nghệ trực tuyến. Đây sẽ
6


/7/

khơng là một xu hướng ngắn hạn, nó sẽ kéo dài đến khoảng 20 năm sau, bởi
thế hệ Z chính là người tiêu dùng trong nhiều thập niên sắp đến.

- Nghề nghiệp: Mỗi nghề nghiệp cũng có những nhu cầu mua sắm khác nhau để
phù hợp với từng ngành nghề.
- Phong cách sống: Dù cho mọi người ở chung tầng lớp xã hội, chung độ tuổi
hay chung nền văn hóa thì cũng sẽ có những người có những phong cách sống
khác nhau dẫn đến nhu cầu mua sắm của họ cũng khác nhau.
- Tính cách và ngoại hình.
1.2.4. Các yếu tố tâm lý:
- Động cơ là động lực mạnh mẽ thôi thúc con người hành động để thoả mãn một
nhu cầu vật chất hay tinh thần, hay cả hai. Khi nhu cầu trở nên cấp thiết thì nó
thúc dục con người hành động để đáp ứng nhu cầu đó. Như vậy, cơ sở hình
thành động cơ là các nhu cầu ở mức cao.
- Tri giác hay nhận thức là một q trình thơng qua đó con người tuyển chọn, tổ
chức và giải thích các thơng tin nhận được để tạo ra một bức tranh về thế giới
xung quanh.
- Lĩnh hội hay hiểu biết là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của
con người dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm được họ tích luỹ. Con người có
được kinh nghiệm, hiểu biết là do sự từng trải và khả năng học hỏi. Người lớn
từng trải có kinh nghiệm hơn, mua bán thạo hơn. Người từng trải về lĩnh vực
nào thì có kinh nghiệm mua bán trong lĩnh vực đó.
- Niềm tin và thái độ: Qua thực tiễn và sự hiểu biết con người ta có được niềm
tin và thái độ, điều này lại ảnh hưởng đến hành vi mua của họ. Doanh nghiệp
phải chiếm được lòng tin của khách hàng về các nhãn hàng của mình. Muốn
có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nội địa và vươn ra thị trường thế giới,
hàng Việt Nam phải chiếm được niềm tin của khách hàng trong nước và thế
giới.
-

7



/8/

CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI COCA-COLA CỦA CÔNG TY
TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về Cơng ty Coca-Cola:
2.1.1. Tổng quan về Coca-Cola Việt Nam:
Tập đồn Coca-Cola được sáng lập từ năm 1982 tại Hoa Kỳ, hoạt động trên 200
quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh
doanh trên 10 năm với những mặt hàng nổi tiếng như: Coca-Cola, Fanta, Sprite,…
- Tên giao dịch: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT
NAM
- Tên nước giao dịch nước ngoài: Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singapore
- Tên viết tắt: Coca-Cola
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang
nhãn hiệu Coca-Cola
- Địa chỉ: Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
- Website: www.coca-cola.vn
- Số điện thoại: 84 8961 000
- Số fax: 84 (8) 8963016.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
- Coca-Cola (cịn được gọi tắt là Coke) là nhà cung cấp nước ngọt đăng ký năm
1893 tại Mỹ, có trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, Hoa Kỳ.
- Do Asa Griggs Candler sáng lập, được biết đến với sản phẩm chủ lực là nước
giải khát có ga Coca-cola. Người đầu tiên sáng chế ra Coca-Cola là dược sĩ
John Styth Pemberton, chủ một phịng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân, ban
đầu là một loại siro có màu đen như cafe. Với mục đích sáng chế ra một loại
nước thuốc bình dân để chống đau đầu, mệt mỏi.
- Năm 1889, Asa mua công thức cùng bản quyền pha chế Coca-cola, hoàn thiện
thành 1 loại soda có ga, từ đó cơng thức của Coca-cola khơng thay đổi. Ngay

trong năm 1892, Candler đem hết vốn liếng dành dụm sau gần 20 năm kinh
doanh để lập công ty nước giải khát Coca-Cola.
- Ngoài nước giải khát Coca-cola nổi tiếng, hiện nay Coca-cola còn cung cấp
hơn 400 nhãn hiệu ở hơn 200 quốc gia, phục vụ 1,6 tỉ nhu cầu mỗi ngày.
- Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam. Và từ 1-32004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những
tập đồn đóng chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.
8


/9/

2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola phân theo khu vực địa lý, gồm 5 khu vực:
- Khu vực Bắc Mĩ;
- Khu vực Mĩ Latinh;
- Khu vực châu Âu, vùng châu Á giáp châu Âu và Trung Đông (Euro Eurasia &
Middle East-EEM);
- Khu vực châu Á;
- Khu vực châu Phi.
Ở các khu vực lại được phân định theo từng khu vực địa lý. VD khu vực châu Á:
Châu Á

Trung Quốc

Ấn Độ

Đông Dương

Sewa


Thái Lan

Nhật Bản

Tây Nam Á

Việt Nam

Srilanka

Campuchia

Philipin

Singapore và Malaysia

Singapore

Malaysia

Brunie

Biểu đồ 2.1. Cấu trúc chi nhánh Coca-Cola khu vực châu Á
Chú thích: SEWA: Tây Nam và Đông Nam Á (South East and West Asia).
- Cách tổ chức theo chức năng:
+ Phịng tài chính-kế tốn (Finance-Acoutant);
+ Phịng sản xuất tác nghiệp (Products);
+ Phòng Marketing;
+ Phòng bán hàng (Sales);
+ Phịng nhân sự (HR);

+ Bộ phận cơng nghệ thơng tin (IT).
9

Nam Thái Bình Dương
và Triều Tiên


/10/

2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức:
- Cơ cấu tổ chức theo khu vực mang tính tồn cầu:
+ Cung cấp cho các nhà quản trị bộ phận quyền tự chủ để ra quyết định nhanh
chóng, từ đó cơng ty có thể dễ dàng hơn trong việc đáp ứng được nhu cầu
của từng quốc gia.
+ Thu được kinh nghiệm q giá theo đó dễ dàng thích nghi với từng quốc
gia, đáp ứng thị hiếu khác nhau của người tiêu dùng toàn cầu, đồng thời xây
dựng được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ.
+ Hoạt động tốt ở những nơi mà hiệu quả theo quy mơ địi hỏi.
- Cơ cấu theo chức năng tồn cầu:
+ Có sự chun mơn cao, cho phép các bộ phận tập trung vào chuyên môn
của họ.
+ Tạo điều kiện cho bộ phận tuyển dụng những nhân viên với kĩ năng phù
hợp với bộ phận chức năng.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh:
- Coca-cola Việt Nam hiện ngay chiếm khoảng 55% thị phần nước giải khát
toàn thị trường Việt Nam và khoảng 80% thị phần nước giải khát miền Bắc với
16 loại đồ uống khác nhau. Cơng ty có một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp toàn
quốc với 270.000 đại lý và cửa hàng bán lẻ. Vốn đầu tư hiện nay của công ty
khoảng 163 triệu Đôla. Tổng số công suất hiện nay của công ty là 420 triệu
lít/năm. Cơng ty th khoảng 2000 lao động Việt Nam và tạo ra khoảng

25.000 việc làm cho các ngành cơng nghiệp có liên quan.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua Coca-Cola của khách hàng:
2.2.1. Yếu tố văn hóa:
- Coca-Cola cung cấp sản phẩm của mình tại hơn 200 quốc gia. Tuy nhiên, họ
lại theo đuổi một chiến lược khác nhau cho mỗi quốc gia, vỉ nhu cầu của của
khách hàng mục tiêu ở mỗi quốc gia là khác nhau do khí hậu, thu nhập, văn
hóa, phong tục quán.
- Ví dụ tiêu biểu là thị trưởng Mỹ và Trung Quốc: Ở Mỹ, các sản phẩm của
Coca-Cola gần như đã đạt đến độ chín, phủ sóng ở nhiều nơi. Trong khi đó ở
thị trường Trung Quốc, Coca-Cola có tiềm năng tăng trưởng cao. nhưng nhu
cầu và thói quen của người tiêu dùng lại hoàn toàn khác. Lý do là vì ở Châu
10


/11/

Á, đặc biệt là ở Nhật và Trung Quốc, người ta có thói quen uống trà thay cho
nước ngọt. Ngồi ra, các kênh tiếp thị, quảng cáo, hình thức bao bì phải hồn
tồn khác nhau để phù hợp với sở thích đa dạng của người dân ở mỗi quốc gia.
- Người tiêu dùng Việt Nam trẻ, khỏe và họ rất yêu nước, tự hào dân tộc, yêu
thích thể thao và đặc biệt là bóng đá. Thấu hiểu được yếu tố như vậy, trong
giải FIFA World Cup 2018, Coca-Cola đã cho ra mắt những mẫu lon phiên bản
đặc với thiết kế nền cờ đỏ sao vàng đậm sắc tinh thần dân tộc, mẫu lon đã
được nhiều người nhận xét không chỉ đẹp mắt, có giá trị sưu tầm mà cịn cổ vũ
cho giấc mơ vàng. 11 lon Việt Nam FIFA World Cup bằng vàng đầy giá trịtượng trưng cho 11 cầu thủ của đội tuyển quốc gia khiến cho mùa World Cup
tràn đầy hứng khởi.

Hình 2.2. Mẫu lon Coca-Cola phiên bản FIFA World Cup 2018
2.2.2. Yếu tố xã hội:
- Gia đình là yếu tố gần gũi nhất trong xã hội thường xuyên tác động đến hành

vi mua hàng của người tiêu dùng. Các thành viên thường xuyên tác động lẫn
nhau, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức và quyết định mua sắm của các thành
viên cịn lại.
- Trong gia đình hay tại trường học thì cũng sẽ thường có những buổi liên hoan,
ăn uống, gặp gỡ,… và thức uống là thứ không thể thiếu trên bàn ăn. Và để
phục vụ cho các bạn nhỏ hay những người không uống được đồ uống có cồn
thì đồ uống có ga như Coca-Cola chính là sự lựa chọn số 1.
- Chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola được thử nghiệm vào năm 2011,
khi nhãn hàng thay vì tên thương hiệu “Coca-Cola” trên nhãn/lon của sản
phẩm thì in tên người tiêu dùng. Và chiến dịch đã giúp doanh số bán hàng của
11


/12/

Coca-Cola tăng 7%. Lượt hiển thị chủa chiến dịch trên các phương tiện truyền
thông là 18 triệu lượt, lượng truy cập vào trang Facebook của công ty tăng
870%, với lượt thích trang tăng 39%.
2.2.3. Yếu tố cá nhân:
Có thể thầy rằng các yếu tố cá nhân sẽ tác động trực tiếp đến hành vi của người
tiêu dùng như:
- Tuổi và đường đời: Độ tuổi là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để
Coca-Cola chia nhóm khách hàng mục tiêu của mình thành hai phân khúc
chính. Ở phân khúc thứ nhất, Coca-Cola chủ yếu hướng sản phẩm của mình
đến người tiêu dùng trẻ thuộc độ tuổi từ 10 đến 35. Tuy nhiên, sản phẩm CocaCola ăn kiêng lại được ưa thích bởi những người mắc bệnh tiểu đường, thường
là những người trên 40 tuổi.
- Mức thu nhập: Coca-Cola cung cấp các sản phẩm của mình với nhiều kích cỡ
và bao bì khác nhau với mức giá khác nhau, để phù hợp với túi tiền của sinh
viên, tầng lấp trung lưu,.. Tiêu chí này cũng liên quan đến quy mơ gia đình, do
sự thay đổi kích thước chai và bao bì.

- Giới tính: Coca-Cola nhắm đến cả nam và nữ, tuy nhiên có một sự khác biệt
rõ ràng về sở thích và khẩu vị giữa hai giới. Coca Light khá phổ biến ở nữ
giới, trong khi Coca Zero có hương vị mạnh hơn lại được nam giới ưa thích.
Điều này cũng được nhìn thấy trong cách thiết kế sản phẩm và quảng cáo.
Thiết kế sản phẩm của Coca Light chủ yếu tập trung vào hai tơng màu chính là
đen và đỏ, trơng nam tính hơn Coca Light.
2.2.4. Yếu tố tâm lý:
Yếu tố tâm lý là yếu tố có nhiều biến số nhất trong tất cả các yếu tố. Vì mỗi cá
nhân sẽ có mơi trường sống khác nhau, nhân sinh quan khác nhau,… Dưới đây là một
trong những nhân tố tiêu biểu nhất ảnh hưởng đến hành vi mua Coca-Cola của người
tiêu dùng:
- Động lực: con người ln có những nhu cầu ở những thời điểm nhất định và
nhu cầu sẽ khơng thể được giải quyết nếu khơng có động lực thơi thúc. Và
theo “Tháp nhu cầu Maslow” thì nhu cầu hít thở, ăn, uống là nhu cầu cơ bản
nhất của con người. Vậy nên nhu cầu giải khát (Coca-Cola) là một trong
những nhu cầu tất yếu của con người.

12


/13/
Khẳn
g
định
bản
thân
Được tơn trọng

Nhu cầu xã hội


Nhu cầu an tồn

Nhu cầu sinh học

Bảng 2.1. Tháp nhu cầu Maslow
- Sự hiểu biết (kinh nghiệm): là những kiến thức mà người tiêu dùng có được do
học hỏi và trải nghiệm. Sự hiểu biết giúp người mua phân biệt hàng hóa tương
tự nhau. Vậy nên khi đã được sử dụng Coca-Cola và để lại dấu ấn trong tâm trí
của mọi khách hàng (đa dạng đồ uống cho các độ tuổi, giới tính, nhiều phân
khúc giá) thì việc kinh doanh của Coca-Cola đã trở nên dễ dàng hơn.
- Niềm tin và thái độ: Thông qua hiểu biết và thực tiễn thì khách hàng sẽ hình
thành nên niềm tin và thái độ vào sản phẩm. Từ đó tin dùng vào Coca-Cola
thay vì các thức uống có ga cùng phân khúc giá trên thị trường.
2.3. Đánh giá chung:
- Qua 4 yếu tố tác động hành vi của người tiêu dùng Coca-Cola nêu trên có thấy
được rằng việc nghiên cứu hành vi của họ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
- Việc nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng
sẽ giúp Coca-Cola hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình, có căn cứ để
biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả. Từ đó giúp doanh
nghiệp có các biện pháp điều chỉnh phù hợp trong chiến lược marketing nhằm
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các khách hàng mục tiêu...

13


/14/

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Hiện nay, người tiêu dùng hướng tới ăn uống healthy, hạn chế đồ ăn dầu mỡ
có hại cho sức khỏe cũng như đồ uống có gas vậy nên cơng ty cần thực hiện

các vụ thơn tính quan trọng trong khu vực đồ uống khơng có gas nhằm tăng
cường sự hiện diện của mình trong phân khúc thị trường đang lên.
- Các chiến dịch Marketing cần phải bao quát rộng hơn những điểm liên quan
đến người tiêu dùng như sử dụng những công nghệ tiếp thị mới từ hình thức
quảng cáo 3D sang chương trình khách hàng lâu dài trực tuyến nhằm kết nối
với người tiêu dùng, thu hút khách hàng tuổi teen – đây chính là đối tượng
khách hàng có tiềm năng lớn để duy trì bền vững doanh thu của cơng ty.
- Tổ chức chiến dịch PR ở những trung tâm thương mại lớn như Tràng Tiền
Plaza (Hà Nội), Metro (Đà nẵng), TP Hồ Chí Minh,...
- Tiếp thị trải nghiệm: Cùng với PR cơng ty sẽ sử dụng sản phẩm của mình để
mời những người tham gia thử sản phẩm và cùng cảm nhận sự sảng khối và
một tinh thần phân khích khi uống coca cola. Một đội ngũ tiếp thị mặc đồng
phục có thiết kế tương tự như chiếc áo lớn sẽ làm công việc này kèm với các
hoạt động PR. Đội ngũ ln nhiệt tình, phấn chấn để đưa tinh thần coca cola
đến mọi người và những người tham gia cảm nhận được điều này rõ ràng.
- Phát triển Marketing trực tiếp: Sử dụng các phương tiện truyền thông chủ yếu
là gửi thư trực tiếp, gọi điện thoại, email, internet,..để gửi tới khách hàng
những thông điệp tốt nhất về hãng.
- Phát triển kênh phân phối: Coca cola phải tập trung vào xây dựng cho mình
một hệ thống phân phối rộng rãi hơn nữa và đủ mạnh để lan tỏa sản phẩm của
mình đến mọi tầng lớp người tiêu dùng. Kết hợp cùng các dịch vụ, đội ngũ
Marketing của Coca-cola phải nhanh nhẹn hơn nữa để tìm ra những cơ hội
mới. Trong thời kì hội nhập hiện nay, việc các dịch vụ ăn uống mới từ nước
ngoài chọn Việt Nam là “ Địa điểm đóng đơ” sẽ có xu hướng tăng thì Cocacola sẽ kết hợp với các chuỗi cửa hàng, dịch vụ đó để bán sản phẩm của mình.
Những dịch vụ cửa hàng như vậy đang được các bạn trẻ ưa chuộng và phát
triển rất nhanh. Vì vậy Coca cola sẽ mở ra một loạt những động thái nhanh
nhạy để kết hợp với các nhà hàng , quán ca phê, hay các dịch vụ fastfood, rạp
chiếu phim, trung tâm vui chơi,.

14



/15/

KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, có thể thấy việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi mua của người tiêu dùng nói chung và đối với sản phẩm Coca-Cola nói chung
là hết sức quan trọng và cấp thiết trong công tác Marketing. Trong thị trường cạnh
tranh khốc liệt như thị trường thức uống tại Việt Nam thì làm mới mình và nỗ lực
giành được sự hài lịng của khách hàng là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công của mỗi
nhà sản xuất.
Qua một thời gian nghiên cứu về các hành vi của khách hàng đối với sản phẩm
Coca-Cola, em mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hồn thiện hơn về chiến lược
Marketing của Cơng ty, hy vọng sẽ giúp Coca-Cola thực hiện tốt hơn các chiến lược
sản phẩm đã đề ra.
Trên đây là bài tiểu luận của cá nhân em về nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm Coca-Cola của Công ty
TNHH nước giải khát Coca-Cola”, do còn hạn chế về kiến thức, khả năng nghiên cứu
cũng như trải nghiệm thực tế nên tiểu luận cịn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được
sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của các thầy/ cô để bài luận thiết thực hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

15


/16/

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bạch Nguyệt (2007), Kinh tế đầu tư, Giáo trình, NXB Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Trần Ngọc Hồng (2015), Tài chính tiền tệ, Giáo trình, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh, TP. Hồ Chí Minh.
3. PGS.TS. Trần Minh Đạo - Giáo trình Marketing căn bản - NXB Đại học Kinh Tế
Quốc Dân - Năm 2008.
4. Bài giảng của Thầy Phan Thành Hưng - Giảng viên Trường Đại Học Lao Động Xã
Hội.
5. Philip Kotler (2007), Marketing căn bản (Marketing essentials), NXB Lao Động
Xã Hội.
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
< />7. 6-ly-do-khien-khach-hang-tieu-dung-san-pham-cua-ban/>
< />8. Coca-Cola: < />
16



×