Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân trên 70 tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi tại khoa phẫu thuật chi dưới, bệnh viện hữu nghị việt đức từ năm 2018 đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH LINH

Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng chuôi
dài không xi măng ở bệnh nhân trên 70 tuổi gãy
liên mấu chuyển xương đùi tại khoa Phẫu thuật
Chi Dưới, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm
2018 đến năm 2020

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH LINH

Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng chuôi
dài không xi măng ở bệnh nhân trên 70 tuổi gãy
liên mấu chuyển xương đùi tại khoa Phẫu thuật
Chi Dưới, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm


2018 đến năm 2020
Chuyên ngành : Ngoại khoa
Mã số

: 8720104

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Ngơ Văn Tồn
2. TS. Trần Hồng Tùng


HÀ NỘI – 2019


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AO
ASA
BN
DHS
LMCXĐ
MCB
MCL
TKHBP
TKHTP
TNGT
TNSH

America orthopaedic
American Society of Anaesthesiologists

Bệnh nhân
Dynamic hip screw
Liên mấu chuyển xương đùi
Mấu chuyển bé
Mấu chuyển lớn
Thay khớp háng bán phần
Thay khớp háng toàn phần
Tai nạn giao thông
Tai nạn sinh hoạt


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Giải phẫu.................................................................................................3
1.1.1. Giải phẫu vùng đầu trên xương đùi..................................................3
1.1.2. Giải phẫu vùng khớp háng................................................................5
1.1.3. Sự cấp máu cho đầu trên xương đùi.................................................8
1.1.4. Biên độ vận động của khớp háng.....................................................8
1.2. Chẩn đoán gãy liên mấu chuyển xương đùi:...........................................9
1.3. Các yếu tố liên quan tới gãy liên mấu chuyển xương đùi.......................9
1.3.1. Tuổi...................................................................................................9
1.3.2. Các bệnh nội khoa mạn tính...........................................................10
1.3.3. Lỗng xương...................................................................................11
1.4. Phân loại gãy liên mấu chuyển xương đùi:...........................................13
1.5. Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi...............................................14
1.5.1. Điều trị bảo tồn...............................................................................14
1.5.2. Các phương pháp điều trị phẫu thuật..............................................15
1.6. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng chuôi dài.............24
1.7. Biến chứng............................................................................................25

1.7.1. Biến chứng của gãy liên mấu chuyển xương đùi...........................25
1.7.2. Biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng điều trị gãy liên mấu
chuyển xương đùi..........................................................................26
1.8. Tình hình phẫu thuật thay khớp háng điều trị gãy liên mấu chuyển
xương đùi............................................................................................29
1.8.1. Trên thế giới...................................................................................29
1.8.2. Tại Việt Nam..................................................................................30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........32


2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................32
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................32
2.2.2. Kỹ thuật thu thập số liệu.................................................................33
2.2.3. Kỹ thuật mổ thay khớp háng chuôi dài không xi măng..................33
2.2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu......................................................................37
2.2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................37
2.3. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................39
2.4. Sai số và cách khống chế......................................................................39
2.5. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................39
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................41
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu...........................................................41
3.1.1. Tuổi.................................................................................................41
3.1.2. Giới.................................................................................................41
3.1.3. Nguyên nhân chấn thương..............................................................41
3.1.4. Mức độ loãng xương......................................................................42
3.1.5. Thời gian từ khi chấn thương tới khi vào viện...............................42
3.1.6. Thời gian phẫu thuật.......................................................................43
3.2. Lâm sàng và hình ảnh X quang.............................................................43
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng.....................................................................43

3.2.2. Hình ảnh X quang, phân loại ổ gãy theo AO..................................44
3.3. Kết quả điều trị và các yếu tố liên quan................................................44
3.3.1 Kết quả gần......................................................................................44
3.3.2. Kết quả xa.......................................................................................46
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................49
4.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu..........................................49


4.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi ở
bệnh nhân trên 70 tuổi.........................................................................49
4.3. Hình ảnh X quang và phân loại gãy LMCXĐ theo AO........................49
4.4. Kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi bằng phẫu thuật thay
khớp háng chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân trên 70 tuổi...........49
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi...........................................................41
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới...........................................................41
Bảng 3.3. Nguyên nhân chấn thương..............................................................41
Bảng 3.4. Phân độ loãng xương theo Singh....................................................42
Bảng 3.5. Thời gian từ khi chấn thương tới khi vào viện................................42
Bảng 3.6. Thời gian phẫu thuật.......................................................................43
Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng......................................................................43
Bảng 3.8. Phân loại gãy liên mấu chuyển xương đùi theo AO.......................44
Bảng 3.11. Biến chứng gần.............................................................................44
Bảng 3.12. Trục của chuôi khớp......................................................................45
Bảng 3.13. Độ áp khít chi............................................................................45

Bảng 3.14. Thời gian nằm viện.......................................................................45
Bảng 3.15. Khối lượng máu truyền.................................................................46
Bảng 3.16. Biến chứng xa...............................................................................46
Bảng 3.17. Mức độ đau..................................................................................46
Bảng 3.18. Mức độ ngắn chi...........................................................................47
Bảng 3.19. Dáng đi sau phẫu thuật..................................................................47
Bảng 3.20. Dụng cụ hỗ trợ sau phẫu thuật......................................................47
Bảng 3.21. Khả năng đi lại..............................................................................48
Bảng 3.22. Kết quả điều trị theo thang điểm Harris........................................48


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân vùng giải phẫu đầu trên xương đùi .........................................3
Hình 1.2. Góc cổ thân và góc nghiêng ............................................................4
Hình 1.3. Giải phẫu khớp háng ........................................................................5
Hình 1.4. Hệ thống bè xương vùng đầu trên xương đùi ...................................7
Hình 1.5. Cấu trúc hệ thống mạch máu nuôi vùng đầu trên xương đùi ...........8
Hình 1.6. Mối liên quan giữa tuổi và số lượng gãy LMCXĐ ở một số quốc gia
trên thế giới ...................................................................................10
Hình 1.7. Phân độ lỗng xương theo Singh ....................................................12
Hình 1.8. Phân loại gãy liên mấu chuyển xương đùi của AO ........................14
Hình 1.9: Kết xương LMCXĐ bằng đinh 3 cạnh ...........................................16
Hình 1.10: Kết xương LMCXĐ bằng đinh Ender ..........................................16
Hình 1.11. Kết xương liên mấu chuyển bằng đinh Gamma ...........................17
Hình 1.12. Kết xương bằng nẹp DHS ............................................................18
Hình 1.13. Kết hợp xương bằng nẹp khóa......................................................19
Hình 1.14: Thay khớp háng chi dài điều trị gãy LMCXĐ .........................20
Hình 1.15: Thay khớp háng chi dài khơng xi măng....................................22
Hình 2.1: Tư thế BN và đường mổ Gibson.....................................................35
Hình 2.2: Lấy chỏm xương đùi.......................................................................35

Hình 2.3: Buộc chỉ thép cố định khối mấu chuyển.........................................36
Hình 2.4: Doa ống tủy xương đùi....................................................................36
Hình 2.5: Sau nắn khớp vào ổ cối...................................................................36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy liên mấu chuyển xương đùi là loại gãy có đường gãy nằm trong
vùng tính từ nền cổ xương đùi đến sát bờ dưới mấu chuyển bé, đây là loại gãy
ngoài bao khớp [1] [2] [3] [4].
Gãy liên mấu chuyển xương đùi khá phổ biến, chiếm 55% các loại gãy
đầu trên xương đùi, nữ gặp nhiều gấp 2-3 lần nam giới, bệnh chủ yếu gặp ở
người cao tuổi chiếm 95% trong tổng số các bệnh nhân gãy liên mấu chuyển
xương đùi [3]. Ở người cao tuổi, do chất lượng xương kém nên hay gặp sau
ngã đập vùng mông, đùi xuống nền cứng.
Gãy liên mấu chuyển xương đùi có thể điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật.
Điều trị bảo tồn được chỉ định cho những trường hợp gãy ít di lệch, hoặc
bệnh nhân mắc các bệnh lý nội khoa nặng nề, khơng cịn khả năng phẫu thuật.
Tuy nhiên, các phương pháp này có nhiều nhược điểm như: Dễ di lệch thứ
phát, can lệch, chậm liền, khớp giả. Thời gian bất động lâu dễ dẫn đến cứng
khớp, viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, lt tỳ đè [5]. Chính vì vậy, ngày nay
các phương pháp điều trị bảo tồn ít được sử dụng.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị gãy liên mấu chuyển xương
đùi. Đến nay, việc lựa chọn phương pháp nào phù hợp vẫn còn là vấn đề cần
được nghiên cứu. Các phương pháp phẫu thuật kết hợp xương như: Kết hợp
xương bằng vít xốp, đinh nội tủy, nẹp vít AO, nẹp DHS, nẹp khóa. Các
phương pháp này giúp nắn chỉnh ổ gãy về đúng giải phẫu, kết xương vững
chắc. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, đặc biệt là lứa tuổi trên 70, chất
lượng xương thường kém, dẫn đến biến chứng lỏng, bung phương tiệt kết

xương, chậm liền, khớp giả... Do đó phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân
cao tuổi không được đặt lên hàng đầu.
Nhằm khắc phục những nhược điểm của các phương pháp điều trị nêu
trên, những năm gần đây, nhiều tác giả đã lựa chọn phẫu thuật thay khớp háng
chuôi dài trong điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi [6]
[7] [8] [9], với ưu điểm là bệnh nhân có thể vận động đi lại sớm tránh các


2

biến chứng do nằm lâu, nhanh chóng trở về với cuộc sống hàng ngày. Hiện
nay có 2 loại thay khớp háng chi dài: Có xi măng và khơng xi măng. Trong
đó, khớp háng có xi măng ít được sử dụng hơn, do nguy cơ tử vong cao hơn so
với nhóm không sử dụng xi măng, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý tim
mạch [10] [11] [12]. Tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, chúng tôi đã tiến hành
phẫu thay khớp háng chuôi dài không xi măng cho những bệnh nhân trên 70 tuổi
gãy liên mấu chuyển xương đùi. Nhằm đánh giá kết quả điều trị của phương
pháp này, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Đánh giá kết quả phẫu thuật
thay khớp háng chuôi dài không xi măng ở bệnh nhân trên 70 tuổi gãy liên
mấu chuyển xương đùi tại khoa Phẫu thuật Chi Dưới, bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức từ năm 2018 đến năm 2020”, với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên
cứu tại khoa Phẫu thuật Chi Dưới, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ
năm 2018 đến năm 2020.
2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật thay khớp háng chuôi dài ở bệnh
nhân trên 70 tuổi gãy liên mấu chuyển xương đùi tại khoa Phẫu thuật
Chi Dưới, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 2018 đến năm 2020.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu
1.1.1. Giải phẫu vùng đầu trên xương đùi
Đầu trên xương đùi được phân thành bốn vùng: Chỏm xương đùi, cổ
xương đùi, vùng mấu chuyển, vùng dưới mấu chuyển.

1) Chỏm xương đùi

2) Cổ xương đùi

3) Vùng mấu chuyển 4) Vùng dưới mấu chuyển
Hình 1.1. Phân vùng giải phẫu đầu trên xương đùi [1]
1.1.2. Giải phẫu vùng khớp háng
a) Phương tiện giữ khớp
Đó là hệ thống các dây chằng bên trong và bên ngồi (Hình 1.3). Dây
chằng bên trong là dây chằng trịn. Dây chằng bên ngồi gồm: Dây chằng
chậu đùi, dây chằng mu đùi, dây chằng ngồi đùi. Ngồi ra cịn có dây chằng
vịng ở phía sau và dưới bao khớp tạo thành thừng buộc cổ xương đùi.


4

Hình 1.2. Giải phẫu khớp háng [2]
b) Bao khớp:
Là bao sợi dầy chắc bọc quanh khớp hơng dính vào cổ giải phẫu ở phía
trước vào đường liên mấu, ở phía sau dính vào 2/3 trong cổ giải phẫu xương
đùi, để hở 1/3 ngoài cổ và mào liên mấu sau. Khi phẫu thuật vào khớp,
thường mở bao khớp theo hình chữ T hay chữ Z.

c) Màng hoạt dịch:
Là màng bao bọc mặt trong bao khớp, gồm bao chính đi từ chỗ bám của
bao khớp quặt ngược lên cổ khớp tới chỏm xương đùi để dính vào sụn bọc, bao
phụ bọc quanh dây chằng trịn dính vào hố chỏm xương đùi và đáy ổ cối.
1.1.3. Sự cấp máu cho đầu trên xương đùi
Nguồn mạch cung cấp máu cho đầu trên xương đùi là các động mạch
mũ, được tách ra từ động mạch đùi sâu gồm:
+ Động mạch mũ đùi trước chia thành các nhánh: nhánh lên, nhánh
ngang, nhánh xuống. Từ các nhánh này cho các nhánh nhỏ đi vào bao khớp


5

cấp máu cho vùng cổ chỏm và cấp máu cho vùng mấu chuyển.
+ Động mạch mũ đùi sau chia thành hai nhánh cấp máu cho vùng cổ
chỏm và các nhánh cấp máu cho vùng mấu chuyển.
+ Động mạch dây chằng trịn cấp máu cho vùng chỏm. Ở người cao
tuổi thì động mạch này hầu như khơng cịn tưới máu cho chỏm xương đùi.

Hình 1.3. Cấu trúc hệ thống mạch máu nuôi vùng đầu trên xương đùi [2]
1.1.4. Biên độ vận động của khớp háng
Biên độ vận động khớp háng tính theo chiều gấp duỗi, dang khép, xoay
trong, xoay ngoài. Theo Robert Judet thì biên độ vận động của khớp háng
bình thường của người lớn [13]:
 Gấp / duỗi: 1300/00/100
 Dạng / khép: 500/00/300
 Xoay trong / xoay ngoài: 500/00/450
1.2. Chẩn đoán gãy liên mấu chuyển xương đùi:
- Khám lâm sàng:
+ Cơ chế tai nạn: Thường do ngã đập vùng mông, đùi xuống nền cứng.

+ Cơ năng: Sau tại nạn, BN đau, hạn chế vận động vùng khớp háng.
+ Thực thể:


6







Sưng, bầm tím tại vùng mấu chuyển.
Ấn tam giác Scarpa đau chói.
Bàn chân đổ ngồi, đùi dạng.
Ngắn chi so với chân lành.
Mất vận động khớp háng.

- Cận lâm sàng:
+ X-quang khung chậu thẳng, khớp háng thẳng, nghiêng cho chẩn đoán
xác định.
+ Chụp cắt lớp vi tinh trong trường hợp nghi ngờ.
1.3. Các yếu tố liên quan tới gãy liên mấu chuyển xương đùi
1.3.1. Tuổi
Tuổi là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với gãy liên mấu chuyển xương đùi.
Sau 50 tuổi, số lượng gãy liên mấu chuyển tăng 1,5 lần khi tuổi tăng 5 năm.
Nguyên nhân là do người già thường bị lỗng xương, xương trở nên giịn và
dễ gãy sau một chấn thương nhẹ [14] [15].

`

Hình 1.4. Mối liên quan giữa tuổi và số lượng gãy LMCXĐ ở một số quốc
gia trên thế giới [14]
1.3.2. Các bệnh nội khoa mạn tính


7

Ở người già sự suy thoái các cơ quan dẫn đến xuất hiện các bệnh lý nội
khoa mạn tính với một tỷ lệ rất cao, đặc biệt xã hội càng phát triển thì tỷ lệ
các bệnh tim mạch, hơ hấp, huyết áp, nội tiết, rối loạn chuyển hóa, lỗng
xương, v.v. ngày càng tăng. Khi xuất hiện các bệnh lý nội khoa, nó ln là
một thách thức đối với người bệnh gãy liên mấu chuyển xương đùi, đồng thời
cũng gây nhiều khó khăn cho thầy thuốc trong q trình điều trị, phải thật sự
chu đáo từ việc đánh giá tình trạng người bệnh để lên kế hoạch điều trị cho
đến gây mê hồi sức, chăm sóc người bệnh trước và sau phẫu thuật, cũng như
tiên lượng khả năng phục hồi.
1.3.3. Loãng xương
Ở người cao tuổi, bệnh loãng xương là yếu tố nguy cơ chính làm tăng
tỷ lệ gãy LMCXĐ ở người cao tuổi, vì vậy, 95% số gãy LMCXĐ là những
bệnh nhân trên 70 tuổi. Ở người trẻ tuổi, ngược lại, gãy LMCXĐ thường do
một chấn thương nặng [18].
Loãng xương cũng là yếu tố gây bất lợi cho phẫu thuật kết xương vùng
liên mấu chuyển xương đùi. Dễ gây biến chứng chậm liền, khớp giả, lỏng
phương tiện kết xương.
* Phân độ loãng xương theo Singh:
Năm 1970, dựa vào sự tiêu đi của các bè xương, đọc trên phim X quang
thường, Singh chia loãng xương thành 6 độ [19].
- Độ 6: Tất cả các bè xương đều rõ trên X quang, các bè xương nén ép và
căng giãn giao nhau rõ thậm chí trong tam giác Ward vẫn thấy các bè xương
mỏng tuy khơng rõ ràng.

- Độ 5: Thấy có cấu trúc của bè xương căng giãn và nén ép chính, lộ rõ
tam giác Ward, bè xương nén ép phụ không rõ.


8

- Độ 4: Bè xương căng giãn chính giảm bớt số lượng nhưng vẫn kéo dài
từ vỏ xương bên ngoài tới phần trên của cổ xương đùi, tam giác Ward mở
rộng ra ngoài.
- Độ 3: Mất liên tục của bè xương căng giãn chính ở mấu chuyển lớn, chỉ
thấy bè xương này ở phần trên của chỏm. Ở mức độ này mới xác định rõ độ
loãng xương.
- Độ 2: Trên X quang chỉ cịn bè xương của nhóm nén ép chính, tất cả
đều mất gần như hồn tồn.
- Độ 1: Tiếp tục mất các bè xương ngay cả bè xương nén ép cũng khơng
nhìn thấy trên X quang.

Hình 1.5. Phân độ lỗng xương theo Singh [19]
Theo Singh thì lỗng xương độ 1 và độ 2 là những loãng xương rất nặng,
khơng có khả năng KHX, thường gặp ở những chi thể mất chức năng hoặc ít
vận động [20].
1.4. Phân loại gãy liên mấu chuyển xương đùi:
Theo AO, gãy liên mấu chuyển xương đùi được chia thành 3 nhóm
chính A1 - A2 - A3.


9

- Loại A1: Loại gãy đơn giản có một đường gãy chạy từ mấu chuyển lớn đến
vỏ xương bên trong gồm 3 dạng sau:

+ A1.1: Đường gãy nền cổ mấu chuyển, gồm 2 phần đơn giản.
+ A1.2: Đường gãy kết thúc ở mặt trong bên trên mấu chuyển bé, phần
cựa cổ lún vào đầu dưới.
+ A1.3: Đường gãy dưới mấu chuyển bé.
- Loại A2: Loại gãy mấu chuyển có nhiều mảnh rời hướng đường gãy được
xác định giống loại A1 nhưng vỏ thân xương bên trong gãy thành 2 mức trở
lên, mảnh rời ở mặt sau.
+ A2.1: Gãy có một mảnh rời.
+ A2.2: Gãy có 2 mảnh rời.
+ A2.3: Gãy có nhiều hơn 2 mảnh rời.
- Loại A3: Đường gãy chạy từ mặt ngoài thân xương đùi ngay dưới mấu
chuyển lớn chạy vào trong mấu chuyển bé, nếu đường gãy bên ngoài bắt đầu
từ dưới mấu chuyển lớn kết thúc bên trong trên mấu chuyển bé thì loại gãy
này cũng được xếp vào nhóm A3 (đường gãy chéo ngược).
+ A3.1: Đường gãy đơn giản (chéo, chếch lên).
+ A3.2: Đường gãy đơn giản (ngang).
+ A3.3: Gãy A3.1 có kèm gãy mấu chuyển nhỏ, vỡ xương thành trong


10

Hình 1.6. Phân loại gãy liên mấu chuyển xương đùi của AO [21]
* Ý nghĩa lâm sàng:
A1: Là loại gãy vững dễ nắn chỉnh.
A2: Là loại gãy không vững, đặc biệt là A2.3.
A3: Là loại gãy rất không vững dễ di lệch, khó nắn chỉnh, hay di lệch khép.
1.5. Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi
1.5.1. Điều trị bảo tồn
Chỉ định:


+ Gãy LMCXĐ không di lệch ở bệnh nhân trẻ tuổi.
+ Người già, mắc nhiều bệnh nội khoa nặng nề, nguy cơ tử

vong cao khi gây mê, phẫu thuật.
+ Bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật.
Phương pháp điều trị bảo tồn có ưu điểm dễ thực hiện, có thể áp dụng ở
nhiều tuyến cơ sở, rẻ tiền… Nhưng nhược điểm là thời gian bất động lâu, biến


11

chứng nhiều như liền lệch, chậm liền, cứng khớp, viêm phổi, loét tỳ đè, nhiễm
trùng, tử vong.
Một số phương pháp như: Bó bột Whitmann, bột chống xoay, kéo liên tục.
1.5.2. Các phương pháp điều trị phẫu thuật
1.5.2.1. Các phương pháp kết hợp xương
a) Phương pháp cố định ngoài
Chỉ định: Bệnh nhân lớn tuổi, mắc nhiều bệnh lý nặng phối hợp, nguy
cơ tử vong cao đối với phẫu thuật mổ mở ổ gãy.
Phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số nhược
điểm như dễ viêm rị chân đinh, phương tiện kết xương bên ngồi nên vướng
víu trong vận động, sinh hoạt hàng ngày, nắn chỉnh ổ gãy khó. Ngồi ra, ngày
nay có nhiều phương pháp kết xương bên trong cho phép nắn chỉnh xương tốt
hơn, giảm nguy cơ viêm rị nên phương pháp này hiện nay ít được sử dụng.
b) Phương pháp kết xương bằng đinh nội tủy
- Kết hợp xương bằng đinh 3 cạnh : Hình 1.7

Hình 1.7: Kết xương LMCXĐ bằng đinh 3 cạnh [24]
- Kết hợp xương bằng đinh Ender : Hình 1.8



12

Hình 1.8: Kết xương LMCXĐ bằng đinh Ender [26]
- Kết hợp xương bằng đinh Gamma : Hình 1.9

Hình 1.9. Kết xương liên mấu chuyển bằng đinh Gamma [28]
c) Phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít
Đã có nhiều loại nẹp vít được chế tạo để áp dụng kết xương cho các loại
gãy liên mấu chuyển xương đùi như nẹp gấp góc liền khối của Jewett, nẹp gấp
góc liền khối của A.O, nẹp DHS (hình 1.10), nẹp khóa (hình 1.11).


13

Hình 1.10. Kết xương bằng nẹp DHS [33]

Hình 1.11. Kết hợp xương bằng nẹp khóa
1.5.2.2. Phẫu thuật thay khớp háng
Hầu hết gãy LMCXĐ ở người trưởng thành đều được điều trị thành
công bằng các phương pháp mổ kết hợp xương. Tuy nhiên, ở người cao tuổi
chất lượng xương kém, các phương pháp kết hợp xương điều trị gãy LMCXĐ
thường dẫn đến biến chứng như lỏng vít, bung phương tiện kết xương, di lệch
thứ phát [35] [36]. Nhược điểm của các phương pháp mổ kết hợp xương ở


14

nhóm bệnh nhân này là yêu cầu rất cao về chế độ tập luyện, phục hồi chức
năng, mức độ tuân thủ điều trị [37]. Trong khi nhóm bệnh nhân cao tuổi

thường gặp vấn đề với việc tuân thủ điều trị do tỷ lệ sa sút trí tuệ gia tăng.
Mặt khác, khi kết hợp xương, bệnh nhân không thể đi lại chịu lực sớm, nằm
lâu dễ dẫn tới loét, viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu
dẫn tới kết quả điều trị kém [35] [36].
Nhằm khắc phục các nhược điểm trên, một số tác giả đã thự hiện phẫu
thuật thay khớp háng ở những bệnh nhân gãy LMCXĐ cao tuổi kèm loãng
xương, gãy LMCXĐ mất vững. Sau mổ bệnh nhân có thể vận động, đi lại
sớm, hạn chế những biến chứng do nằm lâu [9] [38] [39]. Trong đó phương
pháp thay khớp háng chi dài có nhiều ưu điểm.

Hình 1.12. Thay khớp háng chi dài điều trị gãy LMCXĐ [33]
Năm 2013, Emami và cộng sự đã so sánh phẫu thuật kết xương bằng
DHS và phẫu thuật thay khớp háng ở bệnh nhân gãy LMCXĐ với 30 bệnh
nhân mỗi nhóm. Thời gian theo dõi trung bình 16,5 tháng. Kết quả cho thấy
nhóm bệnh nhân thay khớp háng có thể đi lại chịu lực sớm hơn, biên độ vận
động khớp háng tốt hơn ở lần tái khám cuối cùng [33].
Năm 2018, T. Ding và cộng sự cũng đã so sánh các phương pháp điều
trị gãy LMCXĐ ở người cao tuổi như: Nẹp DHS, nẹp khóa, đinh Gamma,
thay khớp háng bán phần. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nẹp DHS được đề nghị
cho bệnh nhân dưới 65 tuổi, hoặc từ 65-80 tuổi kèm theo khơng có chống chỉ
định phẫu thuật đặc biệt. Đinh Gamma được khuyến cáo trong gãy LMCXĐ


15

vững, cịn nẹp khóa có thể được áp dụng cho loại gãy LMCXĐ mất vững.
Trong khi đó, thay khớp háng bán phần được khuyến cáo cho những bệnh
nhân có thể trạng kém, lỗng xương [40].
Phân loại khớp háng chi dài: Khớp háng chi dài có xi măng và
khơng xi măng

Khớp háng chi dài có xi măng: Ngày nay đã có nhiều cải tiến về cả
vật liệu lẫn kỹ thuật nhằm gia tăng khả năng cố định khớp háng nhân tạo vào
xương đùi trong có có việc sử dụng xi măng sinh học. Sự gắn kết của xi măng
dựa trên sự ổn định trên bề mặt giữa kim loại và xi măng, xi măng và xương.
Xi măng sinh học thường được sử dụng hiện này là polymethylmethacrylate.
Đối với người lớn tuổi, đặc biệt có nhiều bệnh lý nội khoa kèm theo,
khi thay khớp háng có xi măng thì xi măng có thể gây nhiều tác dụng phụ lên
tim mạch và hô hấp, đặc biệt có thể ảnh hưởng xấu đến tính mạng do thun
tắc mạch [44]. Chính vì vậy, ngày nay nhiều tác giả cho rằng khơng nên thay
khớp háng có xi măng cho người cao tuổi, có bệnh lý về tim mạch, hô hấp
[46] [47].
Khớp háng chuôi dài không xi măng: Chú trọng đến khả năng mọc
xương vào bề mặt khớp nhân tạo để tạo sự gắn kết giữa xương và khớp.
Chính vì vậy, cấu trúc bề mặt của khớp nhân tạo khơng nhẵn mịn mà thơ ráp,
có nhiều hốc nhỏ. Để kích thích tạo sự mọc xương vào bề mặt khớp, ngồi ra
phủ một lớp chất có khả năng kích thích mọc xương HA (hydroxiapatite).
Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguy cơ tử vong do xi măng gây
ra ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý tim mạch, nên nhiều tác giả cho
rằng, thay khớp háng khơng xi măng ở nhóm bệnh nhân trên nên được khuyến
cáo [48] [49] [50].
1.6. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần [51]
• Ngày thứ nhất:


16

- Dùng một chiếc gối chèn giữa hai chân khi nằm.
- Tập co cơ tĩnh
- Tập vận động cổ chân
- Tập ngồi dậy

• Ngày thứ hai:
- Tiếp tục tập vận động cổ chân và tập nâng thẳng chân.
- Tập dạng chân
- Tập duỗi gối và gập gối khơng hỗ trợ

• Ngày thứ 3 đến hết tuần lễ đầu: Tập đi lại bằng nạng hoặc khung tập đi:
• Các tuần lễ sau:
- Người bệnh tiếp tục tập các bài tập gập và dạng háng đến khi tầm vận
động khớp đạt được như mong đợi là duỗi thẳng gối, gập háng 90 độ, dạng
háng 40 độ. Từ tuần lễ thứ tư, người bệnh bắt đầu tập những động tác tăng
cường sức cơ như tập đạp xe tại chổ. Lúc đầu đạp với sức căng nhẹ sau đó
tăng dần tùy theo tình trạng của mình.
1.7. Biến chứng
1.7.1. Biến chứng của gãy liên mấu chuyển xương đùi: Sốc chấn thương
1.7.2. Biến chứng sau phẫu thuật thay khớp háng điều trị gãy liên mấu
chuyển xương đùi
1.7.2.1. Biến chứng gần: Chảy máu, Gãy xương, Tổn thương thần
kinh, Nhiễm trùng , Huyết khối tĩnh mạch, Tử vong
1.72.2. Biến chứng xa: Trật khớp, Lỏng khớp
1.8. Tình hình phẫu thuật thay khớp háng điều trị gãy liên mấu chuyển
xương đùi


×