Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Hoạt động kiểm sát việc xác minh thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.97 KB, 21 trang )

z


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI


TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn: KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

ĐỀ TÀI SỐ 6:
TRÌNH BÀY HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN
KHI KIỂM SÁT VIỆC XÁC MINH ĐIỀU KIỆN
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Sinh viên

: LÊ THỊ QUỲNH ANH

Lớp

: K5C

MSSV

: 173801010354

SBD

: TKS000011

Hà Nội - 2021
MỤC LỤC




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THA

: Thi hành án

THADS

: Thi hành án dân sự

CHV

: Chấp hành viên

KSV

: Kiểm sát viên

VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

TPL

: Thừa phát lại


NĐTHA

: Người được thi hành án

NPTHA

: Người phải thi hành án


A. MỞ ĐẦU
THADS có vai trị quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và q
trình giải quyết vụ án nói riêng. Bản án, quyết định của Tịa án ch ỉ th ực s ự có giá
trị khi được thi hành trên thực tế. Thông qua hoạt động THADS bảo đảm cho
bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm
minh của pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quy ền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước. Trong quá trình tổ
chức THADS, xác minh điều kiện THA là một thủ tục có ý nghĩa đặc bi ệt quan
trọng, là có cơ sở để CHV đề ra biện pháp thi hành án phù h ợp đ ối v ới t ừng v ụ
việc. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của thủ tục này, trong Hướng dẫn số
08/2021/HD-VKSTC hướng dẫn công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án
hành chính năm 2021 của VKSND tối cao đã quán tri ệt ki ểm sát vi ệc, xác minh
điều kiện THA là một trong những nội dung công tác đột phá trong năm 2021.
Vậy KSV cần thực hiện những hoạt động gì để hoạt động ki ểm sát vi ệc xác minh
điều kiện THA đạt hiệu quả, bài viết với chủ đề “Trình bày hoạt động của
Kiểm sát viên khi kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân s ự” sẽ
làm rõ câu hỏi trên.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM SÁT VIỆC XÁC MINH ĐI ỀU KI ỆN THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ

1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của xác minh điều kiện thi hành án dân
sự
Kết quả của quá trình trình tố tụng dân sự được thể hiện bằng bản án, quyết định
và được bảo đảm thực hiện thông hoạt động THADS. Mặt khác, trong quá trình tổ
chức THADS, xác minh điều kiện THA là một thủ tục rất quan trọng, kết quả của việc
xác minh chính là tiền đề, căn cứ để thực hiện những thủ tục tiếp theo.
Trước hết, xác minh là một thuật ngữ được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng
hiểu theo nghĩa chung nhất, xác minh là tìm hiểu, thu thập các thông tin, tài liệu và
chứng cứ cụ thể để làm rõ sự thật của sự vật, hiện tượng, vấn đề.
Mặc dù Luật THADS không đưa ra khái niệm xác minh điều kiện THA nhưng từ
các quy định cụ thể về hoạt động này và quan niệm về xác minh, có thể định nghĩa:
Xác minh điều kiện THADS là thủ tục quan trọng trong quá trình tổ chức THA, do
4


CHV, TPL hoặc NĐTHA thực hiện nhằm thu thập, xác định thông tin về tài sản, thu
nhập, địa chỉ, các điều kiện THA khác của NPTHA và các thông tin khác có liên quan
làm cơ sở cho việc tổ chức thi hành bản án, quyết định dân sự [11].
Từ phân tích trên cho thấy việc xác minh điều kiện THA có các đặc điểm:
Thứ ba, xác minh điều kiện THA là một khâu của quá trình THADS. Vì vậy việc
xác minh điều kiện THA phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác theo đúng
trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Thứ hai, chủ thể thực hiện việc xác minh điều kiện THA có thể là NĐTHS, CHV
hoặc TPL. Xác minh điều kiện THA là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của
CHV. NĐTHA cũng có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều
kiện THA, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện THA của NPTHA cho cơ
quan THADS. Ngoài ra, trong những vụ việc do Văn phòng TPL tổ chức THA thì TPL
sẽ là người có trách nhiệm tổ chức xác minh điều kiện THA.
Thứ ba, xác minh điều kiện THA được thực hiện tại nhiều thời điểm khác nhau.
Nội dung xác minh điều kiện THA chủ yếu là làm rõ những thơng tin về thu nhập, tài

sản của NPTHA. Ngồi ra, trong một số trường hợp khác thì cần phải xác minh về
nhân thân, thái độ của NPTHA để thực hiện một công việc nhất định [9, tr.10-12].
Về ý nghĩa, xác minh điều kiện THADS là một thủ tục quan trọng, thể hiện qua
các khía cạnh sau:
Thứ nhất, xác minh điều kiện THA của NPTHA là cơ sở để CHV áp dụng các
hoạt động tiếp theo của quá trình THADS như trả đơn yêu cầu THA, ủy thác, hoãn,
tạm đình chỉ, đình chỉ THA, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế THA…
Thứ hai, xác minh điều kiện THA là cơ sở để phân loại án dân sự có điều kiện
thi hành và án dân sự chưa có điều kiện thi hành. Việc xác minh điều kiện THA được
thực hiện đầy đủ, đúng quy định sẽ tạo điều kiện cho việc phân loại án chính xác, từ đó
cơ quan THADS sẽ tập trung thời gian, nhân lực, kinh phí cho việc thi hành những vụ
việc có điều kiện thi hành, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THADS,
giảm án tồn đọng, giảm áp lực đối với cơ quan THA.
Thứ ba, xác minh điều kiện THA đảm bảo quyền, lợi ích của NĐTHA và
NPTHA. Nếu khơng xác minh điều kiện THA của NPTHA mà đã ra quyết định về việc
chưa có điều kiện THA thì quyền lợi của NĐTHA không được đảm bảo. Mặt khác,
việc xác minh đúng, đầy đủ cũng để hạn chế gây thiệt hại đến quyền lợi của NPTHA,

5


góp phần giảm thiểu các khiếu nại, tớ cáo phát sinh và bồi thường thiệt hại trong quá
trình THA.
2. Khái niệm kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự
Việc xác minh điều kiện THA là việc làm phức tạp, liên quan đến nhiều cấp,
nhiều ngành nên quá trình tổ chức xác minh đi ều ki ện THA khơng th ể tránh kh ỏi
thiếu sót, vi phạm ảnh hưởng đến tiến độ tổ chức THA cũng nh ư quy ền l ợi của
đương sự. Chính vì vậy, phát hiện kịp thời những thiếu sót, vi ph ạm trong vi ệc
xác minh điều kiện THA là việc làm rất quan trọng, là trách nhiệm của VKSND.
Như vậy, kiểm sát việc xác minh điều kiện THADS là việc KSV ki ểm sát vi ệc

tuân theo pháp luật của cơ quan THADS, CHV cũng như tổ ch ức, cá nhân liên
quan trong hoạt động xác minh điều kiện THADS nhằm đảm bảo ho ạt đ ộng này
được thực hiện đúng quy định pháp luật, mọi vi phạm pháp luật c ủa c ơ quan, t ổ
chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN KHI KIỂM SÁT VIỆC XÁC MINH ĐI ỀU
KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc xác minh đi ều ki ện thi
hành án dân sự của Cơ quan thi hành án dân sự
Theo quy định tại Điều 10 Quy chế công tác ki ểm sát thi hành án dân s ự, thi
hành án hành chính (Ban hành kèm theo Quyết định s ố 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày
20/12/2016 của Viện trưởng VKSNDTC tối cao), khi kiểm sát vi ệc xác minh đi ều
kiện THA, KSV thực hiện kiểm sát những nội dung sau:
1.1. Kiểm sát căn cứ thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án
Khi kiểm sát căn cứ thực hiện việc xác minh điều ki ện THA, KSV ki ểm sát
việc bảo đảm thời hạn tự nguyện trước khi thực hiện hoạt động xác minh. Về
thời hạn tự nguyện THA, theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật THADS 2008
(sửa đổi, bổ sung 2014), thời hạn tự nguyện THA của NPTHA là 10 ngày k ể từ
ngày nhận được quyết định THA. Tiếp đó khoản 1 Điều 44 Luật THADS quy
định: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguy ện thi hành án mà
người phải thi hành án khơng tự nguyện thi hành thì Ch ấp hành viên ti ến hành
xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng bi ện pháp kh ẩn c ấp t ạm th ời
thì phải tiến hành xác minh ngay”.

6


Khi kiểm sát nội dung này, KSV ki ểm sát các loại h ồ s ơ, tài li ệu nh ư b ản án
hoặc quyết định được đưa ra thi hành; quyết định THA; biên bản gi ải quy ết việc
THA nhằm xác định nghĩa vụ phải thi hành, thời đi ểm bắt đầu th ời h ạn tự
nguyện THA. Mặt khác, về nguyên tắc cơ quan THADS không được xác minh đi ều

kiện THA trong thời hạn tự nguyện THA. Nếu cơ quan THADS thực hiện vi ệc xác
minh điều kiện THA khi chưa hết thời hạn tự nguyện THA thì KSV phải làm rõ
trường hợp này có thuộc trường hợp thi hành áp dụng bi ện pháp khẩn c ấp t ạm
thời hay không để thực hiện quyền hạn của VKS theo quy định pháp lu ật. Trái
lại, khi thời hạn tự nguyện THA khơng cịn mà NPTHA khơng tự nguy ện thi hành
thì u cầu CHV phải xác minh điều kiện THA.
1.2. Kiểm sát hoạt động xác minh điều kiện thi hành án
Khi kiểm sát hoạt động xác minh điều ki ện THA, KSV căn cứ quy đ ịnh t ại
khoản 2, 3, 4 Điều 44 Luật THADS, Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (được
sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP) và thực hi ện một s ố kỹ năng
sau:
Thứ nhất, KSV kiểm sát thẩm quyền, thời hạn, đối tượng và nội dung xác
minh, địa điểm xác minh điều kiện THA.
Về thẩm quyền xác minh, từ biên bản xác minh, KSV xác đ ịnh đ ược vi ệc xác
minh điều kiện THA do ai tiến hành. Trường hợp xác minh bằng văn bản hoặc
ủy quyền xác minh, cần kiểm sát thẩm quyền ký văn bản yêu c ầu cung c ấp
thông tin về điều kiện THA hoặc văn bản ủy quyền xác minh, đối chi ếu v ới quy
định tại Điều 44 Luật THADS, Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, để xác định
có hay khơng có vi phạm về thẩm quyền xác minh điều kiện THADS.
Về thời hạn xác minh: KSV kiểm tra ngày hết thời hạn tự nguyện THA ghi
trong biên bản giải quyết việc THA, ngày đương sự tự kê khai tài sản và cung cấp
thông tin về điều kiện THA theo yêu cầu của CHV, ki ểm sát ngày l ập biên b ản
xác minh, xác định xác minh vào thời gian nào, đối chi ếu v ới quy đ ịnh t ại kho ản 1
Điều 45, khoản 1 Điều 44 Luật THADS. Trường hợp xác minh định kỳ do người
phải THA chưa có điều kiện thi hành thì KSV căn cứ ngày, tháng, năm xác minh
của 2 biên bản xác minh gần nhất, đối chiếu khoản 2 Đi ều 44 Lu ật THADS đ ể
xác định.

7



Về đối tượng và nội dung xác minh, KSV căn cứ vào nghĩa v ụ THA được ghi
trong bản án và quyết định THA để xác định đối tượng, phạm vi và những vấn
đề liên quan đến đối tượng xác minh cần phải làm rõ. Từ đó, đối chi ếu v ới k ế
hoạch xác minh điều kiện THA do CHV lập và hoạt động của CHV th ể hiện trong
biên bản xác minh để nắm được CHV đã tiến hành xác minh những vấn đ ề gì, có
làm rõ được nguồn thu nhập, tài sản và điều kiện đ ể thực hiện nghĩa v ụ THA
không, nội dung nào chưa được làm rõ, nội dung nào cần xác minh thêm đ ể làm
rõ điều kiện THADS.
Về địa điểm xác minh, dựa vào đối tượng và nội dung xác minh, KSV ki ểm
sát địa điểm xác minh có phải là nơi có tài sản hoặc t ại nhà c ủa ng ười ph ải THA
hoặc tại các cơ quan, tổ chức có liên quan đến tài sản như UBND c ấp xã, Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, ngân
hàng, tổ chức tín dụng... bằng việc kiểm tra biên bản xác minh có xác nh ận c ủa
các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin như trên hay khơng [12].
KSV cũng lưu ý CHV có xác minh tại cơ quan có th ẩm quy ền đ ối v ới tài s ản
quy định phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hay không. Theo Đi ều 3 Thông tư
liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định vi ệc xác minh đối
với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuy ển quyền sở hữu, sử dụng thì tùy
trường hợp cụ thể CHV căn cứ vào một trong các giấy tờ: hợp đồng mua bán,
chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận quy ền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản hoặc thơng qua chủ s ở hữu, chính quy ền đ ịa phương, c ơ
quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng hoặc người làm ch ứng nh ư
xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc
mua bán tài sản.
Thứ nhất, KSV kiểm sát việc kê khai tài sản của đương sự:
Một là, KSV kiểm tra nội dung kê khai tài sản, thu nhập, điều ki ện của
NPTHA có đảm bảo u cầu hay khơng. Nội dung đó nêu rõ loại, s ố l ượng ti ền,
tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, ti ền đang cho vay,
mượn; giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản; mức thu nhập định kỳ,

không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người ch ưa thành niên
được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và đi ều ki ện thực hiện nghĩa vụ

8


THA. Nếu biên bản xác minh chưa làm rõ được những n ội dung trên thì VKS ph ải
yêu cầu CHV xác minh làm rõ.
Hai là, KSV kiểm sát biên bản xác minh điều kiện THA v ề vi ệc đ ương s ự kê
khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều ki ện THA. Trường h ợp NPTHA
khơng kê khai hoặc kê khai khơng trung thực thì tùy mức đ ộ vi ph ạm, KSV báo
cáo lãnh đạo yêu cầu cơ quan THADS thực hiện việc xử phạt hoặc đề nghị người
có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Thứ hai, KSV kiểm sát việc ủy quyền xác minh điều kiện THA. Thủ tr ưởng
cơ quan THADS có thể ủy quyền xác minh bằng văn bản cho cơ quan THADS n ơi
có thơng tin về tài sản, nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở của NPTHA hoặc các thông
tin khác liên quan đến THA cần làm rõ. Thủ trưởng cơ quan THADS n ơi nhận ủy
quyền chịu trách nhiệm về kết quả xác minh theo nội dung ủy quy ền, tr ả l ời
bằng văn bản về kết quả xác minh và những nội dung cần thi ết khác cho c ơ
quan THADS đã ủy quyền.
Đối với việc xác minh tài sản là bất động sản, động s ản phải đăng ký quy ền
sở hữu, sử dụng, thời hạn trả lời kết quả xác minh không quá 30 ngày k ể từ ngày
nhận được ủy quyền. Trường hợp khó khăn, phức tạp thì thời hạn gửi kết quả
xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày k ể từ ngày nhận đ ược ủy
quyền.
Đối với việc xác minh các loại tài sản và thông tin khác, th ời h ạn tr ả l ời k ết
quả xác minh không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
Trong trường hợp này, KSV phải kiểm sát văn bản ủy quyền đ ể nắm được
nội dung ủy quyền xác minh và văn bản trả lời của thủ trưởng cơ quan THADS
nơi nhận ủy quyền, qua đó xác định có hay khơng có vi phạm của cơ quan THADS

về nội dung ủy quyền, thời hạn ủy quyền xác minh và nội dung xác minh, th ời
hạn thực hiện việc xác minh điều kiện THA theo ủy quyền.
1.3. Kiểm sát việc xử lý kết quả xác minh điều kiện thi hành án
Khi kiểm sát việc xử lý kết quả xác minh đi ều kiện THA, KSV th ực hi ện các
hoạt động sau:
Thứ nhất, kiểm sát căn cứ, thẩm quyền ra quyết định về việc chưa có đi ều
kiện THA. Theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật THADS, Thủ trưởng cơ quan
THADS là người có thẩm quyền ra quyết định về việc chưa có điều kiện THA
9


dựa trên kết quả xác minh điều kiện THA. KSV ki ểm tra th ẩm quy ền ra quy ết
định, đồng thời đối chiếu với quy định tại khoản 1 Đi ều 44a Lu ật THADS xem
việc ra quyết định về việc chưa có điều kiện THA có thuộc một trong các tr ường
hợp luật quy định hay khơng. Ngồi ra, KSV cũng cần xem xét vi ệc Th ủ tr ưởng c ơ
quan THADS áp dụng căn cứ đó có phù hợp với đi ều ki ện th ực t ế hay không. Các
trường hợp ra quyết định chưa có điều kiện THA bao gồm:
- NPTHA khơng có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc s ống t ối
thiểu cho NPTHA, người mà họ có trách nhiệm ni dưỡng và khơng có tài s ản
để THA hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ đ ể thanh tốn chi phí c ưỡng
chế THA hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, x ử lý đ ể
THA.
- NPTHA phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả
khơng cịn hoặc hư hỏng đến mức khơng thể sử dụng được; phải trả giấy tờ
nhưng giấy tờ không thể thu hồi và không th ể cấp l ại được mà đ ương s ự khơng
có thỏa thuận khác.
- Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của NPTHA, người chưa thành niên
được giao cho người khác ni dưỡng.
Ngồi ra, khoản 3 Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định: Tr ường h ợp
chưa xác định được địa chỉ và tài sản của NPTHA hoặc chưa xác định được địa ch ỉ

của NPTHA mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hi ện nghĩa vụ thì
Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định về việc chưa có điều kiện THA. Quyết
định về việc chưa có điều kiện THA phải ghi rõ việc thi hành án b ị hoãn theo
điểm b khoản 1 Điều 48 Luật THADS.
Thứ hai, kiểm sát thời hạn ra quyết định về việc chưa có điều kiện THA.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP: “Trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ quy đ ịnh t ại kho ản 1 Đi ều
44a Luật Thi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quy ết đ ịnh v ề
việc chưa có điều kiện thi hành án”.
Khi nhận thấy quyết định về việc chưa có điều ki ện thi hành án c ủa Thủ
trưởng cơ quan THADS có vi phạm về thời hạn ra quyết định thì KSV nghiên cứu
ghi rõ vi phạm vào phiếu kiểm sát, đề xu ất báo cáo s ử d ụng quyền ki ến ngh ị.
Hình thức và nội dung kiến nghị th ực hiện theo Điều 35 Quy ch ế 810, đ ược th ể
10


hiện bằng văn bản theo Mẫu số 28 Quy ết định sô 204/QĐ-VKSTC và ph ải do
lãnh đạo Viện ký.
Thứ ba, kiểm sát việc thực hiện yêu cầu xác minh điều kiện THA, xác minh
lại điều kiện THA.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 44, NĐTHA có quyền tự mình hoặc ủy
quyền cho người khác xác minh điều kiện THA, cung cấp thông tin về tài sản, thu
nhập, điều kiện THA của NPTHA cho cơ quan THADS. Do đó khi có kết quả xác
minh điều kiện THA của NĐTHA, KSV đối chiếu với kết quả xác minh đi ều ki ện
THA của cơ quan THADS. Nếu các kết quả này khác nhau, KSV c ần đánh giá k ết
quả chính xác. Trong trường hợp kết luận xác minh đi ều ki ện THA của c ơ quan
THADS khơng chính xác, KSV báo cáo lãnh đạo kháng ngh ị yêu cầu c ơ quan
THADS tiến hành xác minh lại. Ngoài ra, CHV cũng có th ể ti ến hành xác minh l ại
trong trường hợp xét thấy cần thiết. Do đó, KSV cần làm rõ trường hợp đó có
được coi là cần thiết hay khơng.

Bên cạnh đó, KSV cũng phải tiến hành kiểm sát thời hạn th ực hi ện vi ệc xác
minh lại của CHV. Cụ thể CHV phải thực hiện việc xác minh l ại trong th ời h ạn 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp
hoặc nhận được kháng nghị của VKS. KSV căn cứ vào biên bản giao nh ận k ết quả
xác minh do đương sự cung cấp hoặc ngày nhận được kháng ngh ị c ủa VKSND và
thời gian ghi trong biên bản xác minh lại, đối chi ếu v ới quy đ ịnh t ại kho ản 5
Điều 44 Luật THADS để xác định có hay khơng có vi ph ạm v ề th ời h ạn xác minh
lại điều kiện THA.
Đối với yêu cầu xác minh điều kiện THA, khoản 4 Đi ều 9 Ngh ị đ ịnh s ố
62/2015/NĐ-CP quy định: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn
bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin m ới
về điều kiện THA của NPTHA, CHV phải tiến hành xác minh. Sau khi có quy ết
định về việc chưa có điều kiện THA, nếu NPTHA có điều ki ện THA tr ở l ại thì c ơ
quan THADS ra quyết định tiếp tục THA.
Thứ tư, kiểm sát việc đình chỉ THA sau khi có kết quả xác minh đi ều ki ện
THA. Đối với trường hợp đình chỉ THA do NĐTHA chết mà khơng có người thừa
kế, KSV căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch s ố 11/2016/TTLT-BTPTANDTC-VKSNDTC để đối chiếu căn cứ đình chỉ THA, trên cơ sở đó đánh giá vi ệc
11


thực hiện hoạt động xác minh điều kiện THA trong tr ường h ợp NĐTHA ch ết mà
khơng có người thừa kế. Trường hợp này phải xác minh qua chính quy ền đ ịa
phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cu ối cùng của
NĐTHA. Kết quả xác minh thông báo công khai trên phương ti ện thông tin đ ại
chúng ở trung ương để người có quyền, nghĩa vụ liên quan biết và bảo vệ quy ền,
lợi ích hợp pháp của họ. Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo công khai
hợp lệ mà khơng có người khiếu nại thì được coi là có căn cứ đình chỉ THA.
1.4. Kiểm sát việc theo dõi đối với các trường hợp chưa có điều kiện thi
hành án
Theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, c ơ quan

THADS chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có đi ều ki ện THA trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã hết thời hạn 02 năm, kể từ ngày ra quyết định v ề vi ệc chưa có đi ều
kiện THA đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù mà th ời gian
chấp hành hình phạt tù cịn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác đ ịnh đ ược đ ịa
chỉ, nơi cư trú mới của NPTHA hoặc đã hết thời hạn 01 năm, k ể từ ngày ra quy ết
định về việc chưa có điều kiện THA.
- Đã xác minh ít nhất hai lần theo quy định tại khoản 2 Đi ều 44 Lu ật
THADS.
- Khơng có thơng tin mới về điều kiện THA của NPTHA.
KSV cần kiểm sát chặt chẽ các trường hợp chưa có đi ều ki ện THA đ ược
theo dõi nhằm bảo đảm mọi bản án, quyết định của Tòa án được tổ chức thi
hành, ngăn chặn mọi hành vi trốn tránh nghĩa vụ THA, bảo vệ quy ền, l ợi ích h ợp
pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động THA. Tr ường h ợp phát hi ện
NPTHA có điều kiện THA thì KSV thực hiện quyền yêu cầu CHV ti ến hành xác
minh và tổ chức THA.
Tựu trung lại, để kiểm sát chặt chẽ việc xác minh đi ều kiện THA c ủa c ơ
quan THADS, VKS cần thường xuyên thực hiện kiểm sát hồ s ơ THA thông qua
việc phân công KSV thụ lý, giải quyết từng hồ sơ của từng CHV; kiểm sát chặt chẽ
các quyết định chưa có điều kiện THA của Thủ trưởng cơ quan THADS; tổ chức
xác minh một số trường hợp nghi có dấu hiệu vi phạm thơng qua vi ệc theo dõi
thường xuyên hồ sơ THA hoặc thông qua kiểm sát việc gi ải quy ết khi ếu nại, tố
12


cáo của đương sự hoặc các thông tin vi phạm từ cơ quan thông tin đ ại chúng;
kiểm sát từng hồ sơ THA trong các cuộc trực tiếp kiểm sát; ki ểm sát vi ệc đăng
tài thông tin của cơ quan THADS trên trang thông tin điện tử của Cục THADS…
Khi phát hiện vi phạm, tùy mức độ mà VKS có bi ện pháp x ử lý thích h ợp. Tr ường
hợp làm sai kết quả xác minh vì vụ lợi ảnh hưởng đến quyền, l ợi ích của Nhà

nước, đương sự phải kháng nghị hủy bỏ; trường hợp sai kết quả xác minh vì
mục đích chạy theo thành tích phải kiến nghị chấn chỉnh; đồng th ời ki ến ngh ị xử
lý người vi phạm; trường hợp phát hiện vì mục đích tư lợi thì ki ến ngh ị xử lý
hình sự [8, tr.125-126].
2.2. Hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát việc xác minh điều kiện
thi hành án dân sự của Thừa phát lại
Hoạt động xác minh điều kiện THA của TPL được quy định tại Nghị định số
08/2020/NĐ-CP. Khi kiểm sát việc xác minh điều kiện THA của TPL, KSV kiểm sát
các nội dung về thẩm quyền, thủ tục xác minh, thỏa thuận xác minh điều kiện THA
nhằm đảm bảo việc tổ chức xác minh điều kiện THA của TPL đúng quy định pháp
luật. Cụ thể như sau:
2.1. Kiểm sát thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án
Theo Điều 43 Nghị định 08/2020/NĐ-CP TPL có quyền xác minh điều kiện THA
mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan THADS trên địa bàn cấp
tỉnh nơi Văn phòng TPL đặt trụ sở. Khi thực hiện việc xác minh điều kiện THA, TPL
có quyền xác minh ngồi địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phịng TPL đặt trụ sở. Theo đó,
KSV khi kiểm sát thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện THA của TPL cần lưu ý:
Thứ nhất, vụ việc đang được TPL tiến hành xác minh điều kiện THA có thuộc
thẩm quyền thi hành của các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nơi Văn phịng TPL đặt trụ sở hay khơng?
Thứ hai, việc xác minh điều kiện THA ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phịng
TPL đặt trụ sở có hợp pháp khơng? TPL chỉ thực hiện việc xác minh điều kiện THA
ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng TPL đặt trụ sở khi có đương sự cư trú, có tài sản
ở địa phương đó. Nói cách khác, chủ thể đó là đương sự trong vụ việc THA thuộc
thẩm quyền của cơ quan THADS trên cùng địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng TPL đặt
trụ sở nhưng lại cư trú, có tài sản ở địa bàn cấp tỉnh khác mà không thuộc thẩm quyền
THA của cơ quan THADS trên địa bàn đó.

13



Khi phát hiện vi phạm về thẩm quyền xác minh điều kiện THA, tức là TPL tiến
hành xác minh đối với vụ việc thuộc thẩm quyền THA của cơ quan THADS trên địa
bàn cấp tỉnh khác hoặc việc xác minh ngồi địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phịng TPL đặt
trụ sở không đúng quy định, VKS thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị khắc phục vi
phạm theo quy định của pháp luật và không chấp nhận kết quả xác minh điều kiện
THA của TPL làm căn cứ THADS.
2.2. Kiểm sát thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án
Khi kiểm sát thỏa thuận về xác minh điều kiện THA, KSV kiểm sát chặt chẽ chủ
thể tham gia thỏa thuận cũng như hình thức, nội dung thỏa thuận.
Thứ nhất, kiểm sát chủ thể thỏa thuận xác minh điều kiện THA. Theo quy định
tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, việc thỏa thuận xác minh điều kiện
THA của NPTHA được thực hiện kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan
THADS trực tiếp tổ chức thi hành. Chủ thể tham gia thỏa thuận việc xác minh điều
kiện THA là NĐTHA, NPTHA, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Văn phòng
TPL. KSV lưu ý chủ thể tham gia thỏa thuận là Trưởng Văn phòng TPL chứ không
phải TPL nhằm đảm bảo việc thỏa thuận giữa cách bên là hợp pháp.
Thứ hai, kiểm sát hình thưc, nội dung thỏa thuận xác minh điều kiện THA.
Khoản 2 Điều 44 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định thỏa thuận về xác minh điều
kiện THA giữa người yêu cầu và Văn phòng TPL được ký kết dưới hình thức hợp đồng
dịch vụ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Nội dung cần xác minh trong đó nêu
cụ thể yêu cầu xác minh thông tin về tài sản, thu nhập hoặc điều kiện THA của
NPTHA; thời gian thực hiện xác minh; quyền, nghĩa vụ của các bên; chi phí xác minh
và các thỏa thuận khác (nếu có).
Bên cạnh đó, khi thỏa thuận với Văn phòng TPL về xác minh điều kiện THA,
NĐTHA, NPTHA phải cung cấp bản án, quyết định của Tòa án và các tài liệu khác
liên quan (nếu có); người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc THA phải cung
cấp tài liệu chứng minh quyền lợi, nghĩa vụ của mình liên quan trực tiếp đến việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ THA của đương sự. Văn phòng TPL phải ghi nhận việc thỏa
thuận về xác minh điều kiện THA trên vào sổ theo dõi.

2.3. Kiểm sát thủ tục xác minh điều kiện thi hành án
Khi kiểm sát thủ tục xác minh điều kiện THA, KSV thực hiện các hoạt động:
Thứ nhất, kiểm sát việc ra quyết định xác minh điều kiện THA.

14


Khoản 1 Điều 45 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định, trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng TPL phải ra quyết
định xác minh điều kiện THA, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyết định
xác minh phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được ghi vào sổ xác minh điều kiện
THA. Ngoài ra, quyết định xác minh phải được gửi cho VKSND cấp huyện nơi Văn
phòng TPL đặt trụ sở và cơ quan THADS có thẩm quyền THA theo quy định của pháp
luật THADS.
KSV kiểm sát thẩm quyền ra quyết định xác minh có phải Trưởng Văn phịng
TPL hay khơng, đồng thời kiểm sát căn cứ, nội dung xác minh điều kiện THA dựa vào
văn bản thỏa thuận giữa các bên, tránh trường hợp TPL thực hiện xác minh điều kiện
THA không đúng, không đủ nội dung thỏa thuận hoặc xác minh vượt quá thẩm quyền.
Thứ hai, kiểm sát hình thức, thủ tục xác minh điều kiện THA.
Khoản 2 Điều 45 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định việc xác minh điều kiện
THA được thực hiện trực tiếp hoặc bằng văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân
cung cấp thông tin.
Một là, khi trực tiếp xác minh, TPL xuất trình giấy giới thiệu của Văn phòng
TPL, Thẻ TPL kèm theo các tài liệu có liên quan đến căn cứ đề nghị cung cấp thông
tin và phải công bố quyết định xác minh hoặc quyết định THA trong trường hợp Văn
phòng TPL tổ chức THA; lập biên bản về việc xác minh. Biên bản phải có chữ ký của
TPL, người cung cấp thơng tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông
tin. Nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải ghi rõ lý do trong
biên bản. Ngồi ra, trong trường hợp cần thiết, TPL có quyền mời cơ quan chuyên
môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.

Hai là, trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản đề nghị cung cấp thơng tin
phải có các nội dung như: căn cứ đề nghị cung cấp thông tin (tên bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật; quyết định xác minh, bản sao văn bản thỏa thuận xác minh về điều
kiện THA; quyết định THA trong trường hợp Văn phòng TPL tổ chức THA); thông tin
về NPTHA (tên, địa chỉ trụ sở chính của NPTHA là tổ chức; họ, tên, địa chỉ nơi cư trú
của NPTHA là cá nhân và các thông tin cần thiết khác); các thông tin đề nghị cung cấp
trong phạm vi, thẩm quyền của TPL; thời điểm, thời hạn cung cấp thông tin và các
thông tin khác có liên quan.
Văn bản đề nghị cung cấp thơng tin kèm theo các tài liệu liên quan được gửi cho
cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, đồng thời gửi VKSND cấp huyện nơi
15


Văn phòng TPL đặt trụ sở. Trường hợp thực hiện xác minh ngồi địa bàn cấp tỉnh nơi
Văn phịng TPL đặt trụ sở thì TPL phải đồng thời gửi cho VKSND cấp huyện nơi thực
hiện xác minh.
Thứ ba, kiểm sát nội dung, thủ tục xác minh.
TPL xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để THA. Đối với tài
sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải
xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó.
Trường hợp NPTHA là cơ quan, tổ chức thì TPL trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách
quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo
quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của NPTHA.
Khi kết thúc việc xác minh điều kiện THA, TPL phải lập biên bản thể hiện đầy
đủ kết quả xác minh có xác nhận của UBND hoặc cơng an cấp xã hoặc cơ quan, tổ
chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.
Bên cạnh đó, cơng chức tư pháp - hộ tịch, địa chính - xây dựng - đơ thị và môi
trường, cán bộ, công chức cấp xã khác, cơ quan bảo hiểm xã hội, tổ chức tín dụng, cơ
quan đăng ký đất đai, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức hành nghề công
chứng và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài

sản, tài khoản của NPTHA phối hợp, hỗ trợ TPL trong xác minh điều kiện THA; phối
hợp cung cấp thông tin về điều kiện THA của NPTHA và chịu trách nhiệm về các nội
dung thông tin đã cung cấp. Tuy nhiên cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền từ chới
cung cấp thơng tin theo u cầu của TPL và trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do trong
các trường hợp sau:
- Vụ việc không thuộc thẩm quyền xác minh của TPL.
- Đề nghị cung cấp thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân khơng phải là người có
nghĩa vụ THA thuộc thẩm quyền xác minh của TPL.
- Hồ sơ đề nghị cung cấp không đủ các tài liệu quy định tại Điều 45 Nghị định số
08/2020/NĐ-CP.
- Các thông tin tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định của pháp
luật có liên quan.
Về việc sử dụng kết quả xác minh, NĐTHA, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có quyền sử dụng kết quả xác minh điều kiện THA của TPL để yêu cầu THA
hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cơ quan THADS, Văn phòng TPL có thẩm
quyền THA căn cứ kết quả xác minh để tổ chức THA. Trong trường hợp có căn cứ xác
16


định kết quả xác minh khơng khách quan, chính xác thì cơ quan THADS, Văn phịng
TPL có quyền khơng sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Như vậy, KSV cần kiểm sát chặt chẽ việc xác minh điều kiện THA của TPL và
việc sử dụng kết quả xác minh điều kiện THA của TPL trong quá trình tổ chức THA.
Nếu phát hiện việc xác minh điều kiện THA của TPL có vi phạm thì thực hiện quyền
yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định pháp luật.
III. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT
VIỆC XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1. Thực trạng hoạt động kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án
dân sự
Xác minh điều kiện THADS là hoạt động tiền đề để thực hiện có hiệu quả cơng

tác THADS. Do đó, thực hiện tớt cơng tác kiểm sát việc xác minh điều kiện THADS
cũng góp phần khơng nhỏ vào chất lượng cơng tác kiểm sát THADS nói riêng cũng
như kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nói chung. Thời gian qua, các đơn
vị trong toàn ngành đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ công tác kiểm sát THADS được
nêu trong các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cáo, phối hợp chặt
chẽ với cơ quan THADS rà soát, giải quyết những án tồn đọng, tập trung kiểm sát việc
xác minh điều kiện THA, phân loại việc THA [13].
Nhiều VKSND địa phương đã cử KSV trực tiếp xác minh các trường hợp chưa
có điều kiện THADS. Qua phới hợp với chính quyền địa phương và xác minh thực tế
tại nơi cư trú của NPTHA cho thấy đa sớ các trường hợp đều có hồn cảnh khó khăn,
khơng có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người
mà họ có trách nhiệm ni dưỡng; có trường hợp bỏ địa phương đi nơi khác sinh sớng,
khơng có mặt ở nơi cư trú mà khơng khai báo chính quyền địa phương, cũng khơng có
tài sản ở địa phương; có trường hợp vừa chấp hành xong án phạt tù, không có tài sản
để đảm bảo cho việc THA [14, 15]. Thông qua công tác kiểm sát việc xác minh điều
kiện THA, các bản án, quyết định được đẩy nhanh tiến độ thi hành, giảm lượng án tồn
đọng ở mức thấp nhất. Đồng thời, việc tăng cường phối hợp giữa VKS, cơ quan
THADS cùng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến cơng tác THADS
cũng góp phần thực hiện tớt nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân và điều kiện khách quan, chủ quan nên
hoạt động kiểm sát việc xác minh điều kiện THADS của VKS v ẫn còn h ạn ch ế.
17


Số lượng việc THA hàng năm cao, giá trị tài sản phải thi hành l ớn, s ố vụ vi ệc có
tính chất phức tạp ngày càng tăng, mức độ vi phạm đa dạng trên nhi ều lĩnh v ực;
số việc cịn tồn đọng thuộc loại việc có tính chất phức tạp khó thi hành, nhi ều
NPTHA có biểu hiện chây ỳ, thiếu hợp tác. Trong khi đó s ố lượng cán b ộ, KSV
được phân công làm công tác kiểm sát THADS còn m ỏng, ở cấp huy ện cịn phải
làm kiêm nhiệm các khâu cơng tác khác hoặc thường xun có s ự thay đ ổi cơng

tác dẫn đến trình độ chun mơn nghiệp vụ trong cơng tác này chưa được
chuyên sâu, nên kỹ năng phát hiện vi phạm của cơ quan THADS ch ưa cao, vi ệc
tham mưu đề xuất ban hành kháng nghị, kiến nghị đôi lúc cịn ch ưa k ịp th ời,
chính xác; hoặc khi phát hiện vi phạm thì thi ếu kiên quy ết yêu c ầu kh ắc ph ục
sửa chữa triệt để.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc xác minh điều
kiện thi hành án dân sự
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hơn nữa hi ệu quả hoạt
động kiểm sát việc xác minh điều kiện THADS, cần thực hi ện một s ố gi ải pháp
sau:
Thứ nhất, đối với công tác chỉ đạo, phối hợp. Lãnh đạo các cấp phải nh ận
thức, đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác kiểm sát THADS nói chung và
cơng tác kiểm sát việc tổ chức xác minh điều kiện THADS nói riêng đ ể có s ự đ ầu
tư đúng, đủ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của khâu công tác này. Đ ồng th ời,
có sự cân đối số vụ việc mà KSV phải đảm nhận. Bên cạnh công tác ki ểm sát
THADS, việc KSV còn phải kiêm nhiệm thêm quá nhiều vụ việc trong các lĩnh vực
khác dẫn đến việc chưa chú trọng đến kiểm sát THADS, hoạt động ki ểm sát vi ệc
xác minh điều kiện THADS chưa đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, lãnh đ ạo quán tri ệt
kiểm sát việc xác minh điều kiện THADS là một trong những nội dung đột phá
theo Hướng dẫn số 08/2021/HD-VKSTC hướng dẫn công tác kiểm sát thi hành
án dân sự, thi hành án hành chính năm 2021 của VKSND t ối cao; k ịp th ời t ổ ch ức
kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc về những tồn tại, thi ếu sót trong cơng
tác của KSV và đề ra những biện pháp sửa chữa, khắc phục [7]. Bên cạnh đó,
thực hiện tốt công tác phối hợp với cơ quan THADS, các cơ quan, tổ ch ức khác có
liên quan trong xác minh điều kiện THADS.

18


Thứ hai, đối với cá nhân mỗi KSV. Trước hết, KSV phải nhận thức đầy đủ ý

nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm sát việc xác minh điều ki ện THADS, cần
tăng cường ý thức trách nhiệm, kỷ luật, thường xuyên tự nghiên cứu, h ọc h ỏi
kinh nghiệm, nắm chắc quy định của pháp luật về xác minh điều ki ện THA,
thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Thơng qua
đó, khi thực hiện kiểm sát các vụ việc cụ th ể, KSV có th ể kịp th ời phát hi ện vi
phạm của CHV, kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Vi ện ban hành ki ến ngh ị, kháng
nghị nhằm khắc phục các vi phạm trong hoạt động này. Ngoài ra, KSV phải
thường xuyên tự đánh giá lại kết quả hoạt động của mình; rút kinh nghi ệm m ột
cách nghiêm túc những thiếu sót, chú ý lắng nghe các ý ki ến góp ý c ủa đ ồng
nghiệp, dư luận của công chúng với thái độ cầu thị đ ể khơng ngừng hồn thi ện
hơn kỹ năng nghiệp vụ của mình.
Thứ ba, về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Cần xây dựng giáo trình hướng dẫn
chuyên sâu về kiểm sát xác minh điều kiện THA, phổ bi ến k ịp th ời văn b ản pháp
luật mới liên quan đến việc xác minh điều ki ện THADS đ ể công ch ức, KSV c ập
nhật kịp thời. VKSND các cấp quan tâm bồi dưỡng nghi ệp vụ chuyên sâu cho đ ội
ngũ công chức, KSV làm công tác ki ểm sát THADS, khen thưởng kịp th ời nh ững
tập thể và cá nhân làm tốt công tác công tác ki ểm sát vi ệc xác minh đi ều ki ện
THADS [10].
C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên có thể thấy ki ểm sát việc xác minh đi ều ki ện
THADS là một trong những hoạt động nghiệp vụ quan trọng của KSV nhằm đảm
bảo cho bản án, quyết định của Tịa án được cơ quan, tổ chức và cơng dân tôn
trọng, chấp hành nghiêm chỉnh. Là một KSV được phân cơng ki ểm sát ho ạt đ ộng
THADS nói chung và hoạt động xác minh đi ều ki ện THA nói riêng, KSV c ần n ắm
vững và nắm chắc các quy định của pháp luật về THADS, các văn b ản nghi ệp v ụ
của ngành Kiểm sát để phát hi ện vi phạm và đồng thời đề xu ất v ới lãnh đạo
Viện về h ướng giải quyết nhằm khắc phục vi phạm. Nếu việc phát hiện ra
những vi phạm trong hoạt động THADS, đồng thời đề xu ất hướng khắc phục vi
phạm một cách đúng đắn và có hiệu quả sẽ nâng cao vai trị c ủa VKSND trong


19


công tác kiểm sát THADS; tạo sự chuy ển biến thực chất, mạnh mẽ trong toàn
Ngành, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014).
2. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, ngày 18/7/2015 của Chính phủ v ề quy đ ịnh chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự.
3. Nghị định số 33/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một s ố đi ều của
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, ngày 18/7/2015 của Chính phủ về quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự.
4. Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Thừa phát
lại.
5. Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016
của liên ngành Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Vi ện ki ểm sát nhân dân t ối
cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành
trong thi hành án dân sự.
6. Quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân s ự (ban hành kèm theo Quy ết đ ịnh
số 810/2016/QĐ-VKSTC-V11 ngày 20/12/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao).
7. Hướng dẫn số 08/2021/HD-VKSTC hướng dẫn công tác ki ểm sát thi hành án
dân sự, thi hành án hành chính năm 2021 của VKSND tối cao.
8. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Kiểm sát thi hành án dân sự, hành
chính, Nxb. Tư pháp, Hà Nội - 2020.
9. Nguyễn Đình Vĩnh (2019), Xác minh trong thi hành án dân sự và th ực tiễn th ực
hiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
10. Đỗ Văn Kha (2017), Kinh nghiệm khi kiểm sát việc xác minh điều ki ện thi
hành án dân sự, Tạp chí Kiểm sát số 18/2017.


20


11. Nguyễn Thị Hương (2021), Xác minh điều kiện thi hành án dân sự - Một số
lưu ý khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án dân s ự,
< truy cập ngày 15/8/2021.
12. Thanh Nghị (2020), Kỹ năng kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân
sự,
< />
truy

cập

ngày 15/8/2021.
13. Hà Nhân (2021), Vụ 11 VKSND tối cao hồn thành tốt nhiệm vụ cơng tác,
< truy cập ngày 15/8/2021.
14. Tin hoạt động VKSND địa phương Sóc Trăng – Lai Châu – Ngh ệ An (2020),
< />
truy

cập

ngày

15/8/2021.
15. Lê Tấn Lợi (2019), Viện kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh Thạnh tăng cường
công tác kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân s ự t ại đ ịa ph ương,
< />15/8/2021.


21

truy

cập

ngày



×