Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhânkết quả để nói về sự vô cảm trong xã hội hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.45 KB, 8 trang )

Tiểu Luận Chính Trị
Đề Tài:
Sự Vơ Cảm Trong Xã Hội Hiện Nay

0


Mở Đầu
Nếu bạn thả một chiếc lá, nó sẽ rơi vô định trước khi chạm đất. Kết quả
về nơi hạ cánh hồn tồn là ngẫu nhiên, bạn khơng thể đốn trước được.
Nhưng liệu có phải thật sự là vậy?
Chiếc lá phải tuân theo quy luật vật lý, trên đường rơi xuống nó phải chịu
đựng lực cản của khơng khí, thốt khỏi lực ly tâm của trái đất, bị những
luồng khí tự nhiên tác động vào, thời điểm được thả ra, tư thế được thả
ra,... sẽ quyết định địa điểm rơi của chiếc lá. Chẳng qua là những lượng
thông tin cần để tính tốn rất nhiều và chúng thay đổi mỗi giây khiến
khơng một thiết bị tính tốn nào hiện tại có thể tổng hợp và phân tích
được.
Nói cách khác, địa điểm rơi của chiếc lá là cố định kể từ lúc nó rời tay.
Một kết quả tất nhiên sẽ xảy đến, nhưng vì chúng ta khơng thể tính tốn
được hết những khả năng sẽ xảy ra, nên mới cho rằng đó là sự ngẫu
nhiên.
Từ đó thể thấy sự ngẫu nhiên chỉ là kết quả tất nhiên của những sự kiện
chúng ta khơng thể dự đốn. Nói một cách dễ hiểu hơn thì đó là luật nhân
quả.
Mà trong triết học, nó được gọi là “nguyên nhân” và “kết quả”.
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là khơng
có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại khơng có ngun
nhân. Nhưng khơng phải con người có thể nhận thức ngay được mọi
nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên
nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích


được những hiện tượng đó. Muốn tìm ngun nhân phải tìm trong thế
giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới
vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc con người, tách
rời với thế giới hiện thực.
Vì ngun nhân ln ln có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân
của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên
hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều
nguyên nhân sinh ra. Những ngun nhân này có vai trị khác nhau đối
với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta
cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân
chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân


khách quan,…Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các
ngun nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho ngun nhân
có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên
nhân có tác động tiêu cực.
Kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn
chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều
kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhàm đạt mục đích.
Nhờ vào quy luật của nguyên nhân và kết quả, các nhà triết học thời xưa
đã suy ra phương pháp luận như trên. Giờ đây, chúng ta hãy cùng dùng nó
để tìm hiểu một vấn đề đang ngày càng nghiêm trọng trong xã hội của
chúng ta.
Theo khoa học ước tính, trên trái đất hiện nay có 10 đến 14 triệu lồi
sinh vật. Trong đó, chỉ có khoảng 1,2 triệu lồi đã được ghi nhận. Và
trong số lượng khổng lồ đó, con người khơng thể nghi ngờ là giống lồi
có sự tiến hóa thành công nhất. Trở thành bá chủ của hành tinh xanh, xây
dựng được những nền văn minh tiên tiến và đang trên đà xây dựng con
đường chinh phục vũ trụ.

Nhưng bất kể tiên tiến đến mức nào, con người vẫn là những sinh vật
quần thể. Chúng ta tụ tập lại, cùng sinh hoạt, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng
đồng lòng đứng lên chống lại những mối đe dọa chung. Nói cách khác, là
sự cảm thơng, là lịng u thương, là sự nhân hậu, là tình người.
Nền văn minh nhân loại đang ngày càng phát triển, ngày càng đi lên. Từ
tổ tiên ăn lơng ở lỗ, chúng ta đã có một cuộc sống ấm no, tiện ích đầy đủ.
Nhưng đi cùng với sự phát triển, mỗi người chúng ta đều đang đánh mất
dần tình người.
Tự hỏi khi cịn bé, trái tim của bạn đã từng quặn lại khi nhìn thấy những
mảnh đời bất hạnh, như một bà cụ già quá tuổi xế chiều vẫn phải dầm
mưa dãi nắng đi bán từng mớ rau để kiếm đồng bạc lẻ qua ngày, hay
những đứa trẻ bơ vơ không cha không mẹ đi ăn xin hịng kiếm cơ hội
sống sót. Hoặc tức giận khi nhìn thấy những đứa con bất hiếu với đấng
sinh thành, cảm thấy tội nghiệp cho những kiếp đời kém may mắn.
Có, tất cả chúng ta đều có.
Đó chính là tình người trong mỗi chúng ta.
Vậy bây giờ khi nhìn lại, trong tim bạn cịn sót lại bao nhiêu tình người


năm xưa. Bạn đã đi qua, ngó lơ những sự bất hạnh của người khác bao
nhiêu lần rồi?
Một xã hội khi mà vật chất ngày càng hiện đại, giá trị của chúng ngày
càng tăng cao. Đứng trước việc “nhận được một chiếc Iphone X” hoặc
“dùng số tiền tương đương để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn”.
Hãy nói thật lòng, bạn sẽ làm thế nào?
Nếu là khi còn bé, bạn sẽ không do dự chọn vế sau. Nhưng khi đã lớn,
được tiếp xúc với những tiện ích của cơng nghệ. Bạn biết rõ giá trị của
thứ mình đang đánh đổi, điều đó khiến bạn băn khoăn. Một số người thì
sẽ chọn tình người, nhưng một số thì sẽ chọn một chiếc điện thoại nặng
chưa đầy hai lạng.

Thật đáng buồn khi sự thật là trong xã hội ngày nay giá trị của một con
người có thể bị đem ra so sánh với những món đồ vật vơ tri.
Nhưng liệu đó có phải là tồn bộ ngun nhân khiến xã hội này đang dần
trở nên lạnh lùng, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu.
Như cha ơng hay nói, chặt cây phải chặt từ gốc. Sẽ thật vơ nghĩa nếu
chúng ta tìm hiểu sự vơ cảm trong xã hội mà cịn chưa giải thích khái
niệm về nó.
“Vơ cảm là trạng thái cảm xúc và thái độ ý thức của một người hay một
nhóm người thờ ơ, dửng dưng, trơ lì cảm xúc, "máu lạnh" với những hiện
tượng đời sống xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân. Ra
đường gặp cái đẹp không mảy may rung động; gặp cái tốt không ủng hộ;
thấy cái xấu, cái ác không dám lên án, khơng dám chống lại...”.
Có nhiều mức độ về sự vô cảm, từ nhẹ nhất như không biết cám ơn người
khác. Cho đến dửng dưng trước những sự khốn khổ của người khác, tệ
nhất thậm chí có thể mặc kệ một sinh mạng đang gặp nguy hiểm trước
mắt. Với sự phát triển của cơng nghệ, ngày nay chúng ta có thể dễ dàng
tìm thấy những minh chứng cho sự vơ cảm của xã hội.
Từ những vụ việc nhỏ như “hôi bia” của một tài xế thiếu may mắn, cho
đến việc vây quanh nhìn người lạ nhảy lầu với tâm thái “hóng chuyện”.
Mặc cho những sinh mạng đang gặp nguy hiểm, chúng ta lại dửng dưng
như đó là chuyện bình thường.
Vậy nguyên do từ đâu dẫn đến sự vô cảm như thế?


Đầu tiên, hãy đến với lý do cơ bản nhất. Đó chính là khả năng thích nghi
của nhân loại. Nếu nhà bạn có giỗ, bạn phải giết một con gà. Lần đầu tiên
có lẽ bạn rất do dự khi xuống tay, nhưng đến lần hai, lần ba,... Dần dần
bạn sẽ quen dần với điều đó. Thậm chí đến giờ bạn có thể thuần thục
chọc tiết gà, vặt lơng chỉ trong khoảng mười phút. Đó chính là điều đang
xảy ra ngay lúc này đối với xã hội.

Với sự phát triển vượt bậc của cơng nghệ, ngày này chúng ta có thể dễ
dàng tìm thấy những câu chuyện bất hạnh tràn lan trên internet. Dù đọc
được, nhưng chúng ta lại chẳng thể làm gì để giúp họ. Và chúng ta bỏ qua
một người, bỏ qua hai người, ba người,... Cho đến lúc cảm xúc đã chai
sạn, vô tâm với những điều như thế.
Thứ hai, là sự trưởng thành. Thật nực cười đúng khơng, khi khơng chỉ cơ
thể mà cả tâm trí của con người thành thục, họ lại càng tuân theo lý trí
nhiều hơn. Càng sống lâu, họ lại càng biết cách để phớt lờ cảm xúc của
mình. Tuy nhiên điều này cũng khơng hồn tồn có thể trách họ.
Trưởng thành nghĩa là tự bước trên đơi chân của mình, trải qua mưa gió
xã hội, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời. Họ có chính những vấn
đề của mình để ưu tiên, xây dựng gia đình, ni con cái ăn học, phấn đấu
cho sự nghiệp và tương lai,... bao nhiêu những thứ đó làm họ bận rộn.
Khi lo cho bản thân cịn chưa xong, thì lấy đâu ra sức để quan tâm đến
người khác chứ.
Thứ ba là mặt tiêu cực trong nhân cách của con người. Triết học đã chứng
minh vạn vật trên thế giới này đều có một mặt đối lập, như ngày và đêm,
sống và chết, vui và buồn,... Nhân loại là một phần của thế giới, nên trong
nhân cách của chúng ta cũng đồng thời tồn tại hai mặt đối lập. Nếu như
tình người là mặt sáng, thì sự ích kỷ chính là mặt tối.
Có bao giờ bạn cảm thấy ghen tị với người khác chỉ vì họ có một cái điện
thoại cao cấp hơn của mình, hay là ham muốn có được số tài sản của ai
đó. Hoặc cảm thấy muốn lấy hết tất cả những gì tốt cho mình, khơng
muốn chia sẻ cho ai khác.
Khơng cần phải xấu hổ nếu bạn có. Bởi vì dù ít hay nhiều, chúng ta đều
ham muốn có được cuộc sống tốt hơn.
Khái niệm hơn kém chỉ tồn tại khi có hai sự vật, hiện tượng có khả năng
nhận thức tình trạng của bản thân và của đối tượng. Hai con tơm sẽ chẳng
quan tâm xem ai to hơn, trịn hơn, đẹp hơn,... vạn vật đều có xu hướng
phát triển, nhưng chỉ những sinh vật có nhận thức và đủ thơng minh thì



mới xảy ra sự so sánh tình trạng.
Mỗi cá nhân chúng ta đều muốn bản thân có cuộc sống tốt ngày càng tốt
hơn, và cách đơn giản nhất để biết điều đó là so sánh với người khác. Và
khi so sánh xảy ra, nó bắt đầu phân cấp vị thế của từng cá thể trong xã
hội. Với ham muốn đi lên, phát triển vơ tận của mình, bất cứ ai cũng
không muốn kém hơn người khác, chỉ muốn vượt lên trên.
Và thứ cảm xúc được sinh ra từ động lực đó lại đa phần là tiêu cực. Ghen
tị, tự ti, tham lam,...
Nhìn vào mặt tích cực, nếu khơng ghen tị với người khác, ham muốn
được đứng ngang hàng thậm chí vượt qua người đó, làm sao chúng ta có
động lực để phấn đấu. Bạn muốn có Iphone X như người khác, bạn phải
gồng mình đi làm. Đừng nghĩ việc ngửa tay xin tiền người khác nghĩa là
bạn đã thoát khỏi vịng luẩn quẩn này, tiền của người khác cũng khơng
rụng từ trên trời xuống đâu, chẳng qua là họ lao động thay bạn thôi. Và
rồi đến một ngày bạn cũng sẽ phải lao động vì người khác.
Tuy nhiên, khi bạn đã đứng ở vị trí cao, những thành quả của lao động
của bạn đã đơm hoa thơm, kết trái ngọt. Bạn sẽ sẵn sàng chia sẻ chúng
chứ?
Cảm thấy khó chịu sao?
Đúng, đổi lại là ai cũng khó chịu. Đó chính là sự ích kỷ, dù ít hay nhiều,
khi phải chia sẻ cho người khác những thành quả lao động của mình. Dựa
vào số lượng mà nó cảm giác giác đó có thể nhiều hay ít.
Bạn nói rằng tơi từng cho một bà lão ăn xin 500 nghìn đồng. Thật nhiều
đúng khơng?
Vậy tơi hỏi bạn, nếu tồn bộ tài sản lúc đó của bạn chỉ có một triệu, bạn
sẽ cho người đó được bao nhiêu?
Số lượng khơng quan trọng, quan trọng là giá trị của chúng đối với chúng
ta.

Khi chúng ta có cả trăm ổ bánh mì mỗi ngày, thì chia sẻ cho người khác
một ổ khơng khác gì cho đi một sợi lông trên cả người con trâu. Nhưng
khi bạn chỉ có một ổ bánh mì cho một ngày, thì một nửa ổ bánh mì đó
bằng một nửa tài sản của bạn.


Đây chỉ là một cái nhìn cơ bản, trong cuộc sống phải nhìn mọi thứ từ
nhiều góc độ. Dù chỉ cho đi một ổ bánh mì, nhưng nếu điều đó thật sự
xuất phát từ sự cảm thơng thì giá trị của chúng đã không thể đo đếm bằng
số lượng.
Tuy nhiên, ngày nay con người ngày càng bị chi phối bởi những cảm xúc
ích kỷ. Hệ lụy của hai lý do trước đã khiến cho sự cảm thơng dần bị mài
mịn, trái tim con người ngày càng bị chai sạn hơn. Từ đó khó chống lại
được sự ích kỷ, những cảm xúc tiêu cực của bản thân.
Thứ tư là từ những sự lừa đảo của kẻ gian. Với sự phát triển của cơng
nghệ, bạn có thể thấy biết bao nhiêu trường hợp giả người tàn tật, giả
người sa cơ lỡ vận,... thậm chí tồi tệ như lợi những đứa trẻ bị khuyết tật
để trục lợi. Chính những điều đó vơ hình chung tạo ra một rào cản tâm lý
cho chúng ta trước khi bỏ công sức ra giúp đỡ người khác.
Thứ năm, bị vạ lây. Mặc dù ít, nhưng khơng thể nói là khơng có. Khi
chính những người ra tay giúp đỡ người gặp nạn lại phải chịu trách
nhiệm. Chắc chắn bố mệ bạn đã từng dặn rằng khi tham gia giao thơng,
nếu thấy tai nạn thì hãy bỏ qua đừng tham gia vào. Thật buồn cười đúng
không?
Nhưng sự thật rằng đó chính là những kinh nghiệm họ có được từ người
khác, hoặc từ chính bản thân họ. Thật đáng mỉa mai khi ngay cả hành
động xuất phát từ lòng tốt cũng có thể khiến họ trở thành nạn nhân oan
ức.
Điển hình như trường hợp một thanh niên đã bị đâm khi cố gắng cứu giúp
một cô gái bị nạn. Bất ngờ rằng nhát dao lại đến từ chính thân nhân của

cô gái, khi họ hiểu lầm rằng anh mới là người gây ra vụ tai nạn. Thật oan
ức làm sao.
Hoặc trong những trường hợp kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp
cứu, bệnh nhân đã nguy hiểm đến tính mạng. Đội ngũ y bác sĩ đều ráo riết
đi tìm người thân của nạn nhân để làm thủ tục nhập viện, viết giấy cam
kết nếu có chuyện khơng lành xảy ra. Rất nhiều người đều lúng túng
trong trường hợp này vì họ sợ phải gánh lấy trách nhiệm từ trên trời rơi
xuống. Dù sao thì một mạng người đâu phải chuyện nhỏ.
Ngoài ra, nếu như trên đường đi nạn nhân khơng qua khỏi. Thì người chịu
trách nhiệm chính là người hảo tâm giúp đỡ.
Nhiêu đó thơi đã đủ để bất cứ ai khi giúp đỡ người khác cũng phải suy


nghĩ tận hai lần. Khi giúp đỡ không ai nghĩ đến nhận về, nhưng họ lại
phải cân nhắc đến những hậu quả từ việc giúp đỡ người nào đó.
Cịn vơ vàn những lý do khác, nhưng vì thời gian có hạn, chúng ta sẽ chỉ
điểm ra những nguyên nhân chính vậy thơi.
Đương nhiên, dù có nhiều rào cản như vậy. Đâu đó ngồi kia vẫn có
những trái tim nhân hậu, tràn đầy tình thương sẵn sàng xơng pha vì người
khác.
Như những nghệ sĩ nhân dân đã kêu gọi quyên góp cho những đồng bào
miền trung chịu thiên tai bão lũ. Hoặc những người sẵn sàng đi vào vùng
lũ lụt, chỉ để chia sẻ cái khổ cùng giúp đỡ những nạn nhân phải chịu sự
phẫn nộ của thiên nhiên..
Hoặc điển hình là một người hùng đã liều mình để cứu một bé gái bị ngã
từ tầng 12 xuống.
Cũng khơng cần nhìn đâu xa, ngay cả những người hàng xóm cạnh nhà
cũng có thể là một người tràn đầy tình thương và lịng nhân hậu.
Và chính phủ các nước trên thế giới cũng nhận ra vấn đề này, thường
xuyên tuyên truyền tinh thần đồng bào, tình người ấm áp vào trong xã

hội.
Theo tôi, để cứu lấy xã hội này khỏi một tương lai ảm đạm, chỉ sự nỗ lực
của chính phủ là khơng đủ. Mà mỗi cá nhân chúng ta cần tích cực tuyên
truyền tinh thần “một người vì mọi người, mọi người vì một người”.
Ngồi ra, điều quan trọng nhất là phải có niềm tin vào tình thương, sự tốt
bụng nằm sâu bên trong trái tim mỗi cá nhân và trong chính bản thân
mình.
Mặc dù ngun nhân chắc chắn sẽ sinh ra kết quả, nhưng kết quả là
tuyệt đối hay tương đối hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân.
Nguyên nhân càng phức tạp, thì kết quả sẽ càng khó thay đổi.
Và khi đạt đến một mức độ nào đó, kết quả sẽ trở thành tuyệt đối.
Vậy nên, trước khi mọi thứ trở nên không thể cứu vãn. Chúng ta phải
cùng chung tay, hợp lực đẩy lùi vấn nạn vô cảm trong xã hội. Xây dựng
một thế giới tương thân tương ái, tràn đầy tình người.



×