Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

tiểu luận môn nghệ thuật lãnh đạo đề tài SO SÁNH GIỮA LÃNH ĐẠO THƯƠNG TRƯỜNG VÀ LÃNH ĐẠO CHIẾN TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.46 KB, 21 trang )

MỤC LỤC:
1. Khái niệm lãnh đạo thương trường
và lãnh đạo chiến trường........................................................... trang 1
2.Mối liên hệ giữa thương trường và chiến trường......................... trang 9
3.So sánh giữa thương trường và chiến trường............................... trang 10
4.Ví dụ về thương trường và chiến trường ..................................... trang 17

1


1.

Khái niệm lãnh đạo thương trường và lãnh đạo chiến trường
a.Lãnh đạo thương trường

- Lãnh đạo trên thương trường là chỉ đường, vạch lối, nhìn xa trơng rộng,
hướng tới mục tiêu cuối cùng, còn quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động
theo các yêu cầu đó. Lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối, nguyên lý, sách lược,
còn quản lý là tổ chức thực hiện. Lãnh đạo quan tâm đến những vấn đề chiến lược,
những mục tiêu lâu dài, còn quản lý chú trọng những yêu cầu có tính chiến thuật,
mục tiêu cụ thể và thường là ngắn hạn. Lãnh đạo có thể gắn với các khía cạnh trừu
tượng của cuộc sống, cịn quản lý thường phải xử lý những vấn đề rất thực tế.
- Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, làm cho họ thể hiện sự tự
nguyện, sự nhiệt tình phấn đấu hoàn thành mục tiêu của tổ chức đề ra. Lãnh đạo
xuất hiện khi người ta muốn gây ảnh hưởng đến các hành vi của một cá nhân hay
một nhóm người nhằm làm cho họ phấn đấu một cách tự nguyện để đạt tới mục
tiêu của tổ chức.

Hình 1.1
-Lãnh đạo dùng biện pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng dựa vào
đạo lý là chính, trái lại quản lý phải sử dụng các biện pháp tổ chức chặt chẽ, dựa


vào ràng buộc của pháp chế, thể chế. Lãnh đạo tác động đến ý thức của con người,
còn quản lý sử dụng con người như một nguồn lực, nguồn nhân lực bên cạnh
nguồn tài lực và vật lực. Lãnh đạo thuộc về phạm trù tư tưởng, lý luận và đạo đức,
2


khơng có tính cưỡng chế, cịn quản lý lại thuộc phạm trù luật pháp, pháp quy, có ý
nghĩa cưỡng chế rõ rệt. Nội dung chức năng của công việc lãnh đạo và quản lý
cũng khác nhau khá xa: Lãnh đạo thường được hiểu là gồm có: xác định phương
hướng, mục tiêu lâu dài (cả trung hạn và dài hạn), lựa chọn chủ trương chiến lược,
điều hòa phối hợp các mối quan hệ và động viên, thuyết phục con người.
-Lãnh đạo là linh hồn của doanh nghiệp để đi đến thành cơng. Lãnh đạo có vơ
số cơng việc cần làm trong mỗi ngày làm việc của họ. Tuy nhiên, việc xác định
được các trọng tâm công việc là vô cùng quan trọng bởi nếu khơng đạt được điều
đó, tổ chức sẽ đi sai đường:
▪ Thiết lập tầm nhìn cho tổ chức: Thông thường nhân tố này bị xem là mông
lung, song thực tế cho thấy tầm nhìn chính là ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi tổ
chức. Khơng có tổ chức nào có tầm nhìn kém, khơng có tầm nhìn rõ ràng hay thậm
chí khơng có tầm nhìn lại thành cơng trong thực tế:
▪ Tập hợp quần chúng: Để tập hợp được quần chúng, lãnh đạo cần làm cho họ
thấu hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng. Quần chúng trong trường hợp nào cũng
là nền tảng cho thành công.
▪ Cổ vũ, động viên tồn bộ đội ngũ: Cơng việc quản lý thường làm cho các
thành viên bị ức chế và cảm thấy mất động lực hành động. Chính vì vậy sự cổ vũ,
động viên của lãnh đạo lại càng cần thiết.
▪ Xây dựng chiến lược cho tổ chức: Đây là công việc hay bị bỏ qua song lại
rất cần thiết.
▪ Ra quyết định: Là bước quan trọng nhất, song lại chỉ là kết quả của cả một
quá trình.
▪ Tạo ra những sự thay đổi: Tình hình bên ngồi ln có những biến động;

bao gồm cả mơi trường tồn cầu, biến động kinh tế tồn cầu... đến tình hình quốc
gia, tình hình của cả ngành kinh doanh đó. Kết hợp với thay đổi của các nhân tố
nội tại cơng ty địi hỏi có sự thay đổi và lãnh đạo cần phải là người tạo ra thay đổi
đó.

3


▪ Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh: Cần hài hịa giữa cống hiến và
hưởng thụ. Có vơ số công ty đã thành công trong kinh doanh. Song các thành cơng
khơng tính đến các nhân tố phát triển bền vững sẽ đều phải trả giá sớm muộn.

Hình 1.2
- Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự
ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi
hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính
hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh
hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu
quả và thành cơng của tổ chức họ trực thuộc.
-Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh
hưởng.
- Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên ln ln có
một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều
gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng
4


ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác
chúng ta được người khác dẫn dắt. Khơng ai nằm ngồi quy luật này: hoặc là nhà

lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.
-Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụ quan
trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua,
các bộ trưởng, chủ tịch các tập đồn đa quốc gia, giám đốc, kế tốn trưởng, trưởng
phịng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là
đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn
học... Có thể thấy lãnh đạo ln xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách
là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và
quyết định cho các hoạt động nội bộ.

Hình 1.3
b.Lãnh đạo chiến trường
-Ở chiến trường , chiến tranh là việc đại sự của quốc gia liên quan đến sự
sống chết của nhân dân, sư sống còn của nhà nước nên Nhà lãnh đạo ở chiến
trường phải biết nghiên cứu, phân tích, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên
đối địch, để tìm hiểu tình thế trong chiến tranh. Nhả lãnh đạo phải biết làm thế nào
để dung hòa nguyện vọng của dân chúng và vua. Có như vậy nguyện vọng cuua3
hai bê mới nhất trí, đồng tâm đồng sức, nhân dân có thể chiến đấu hết mình, vì vua
có thể chiến dấu hết mình khơng sợ nguy hiểm, có thể vì vua mà có chết cũng
5


khơng màng. Người lãnh đạo chiến trường cịn phải biết tận dụng người hiền tài,
phát huy tối đa khả năng của họ làm tăng khả năng giành chiến thắng trong trận
chiến.

Hình 1.4
- Nhà lãnh đạo chiến trường phải biết nắm bắt thời cơ “thiên thời, địa lợi,
nhân hòa”. Thiên ở đây ám chỉ thời thế cơ hội, nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía,
các yếu tố ngoại cảnh… Thiên là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng,

trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết. Địa là địa lợi, nói về đường
sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình
phải chăng có lợi cho tiến cơng, phịng thủ, tiến tới, thối lui. Người lãnh đạo phải
biết nắm lấy thời cơ khi nó đến để chỉ huy binh lính chiến đấu một cách tốt nhất để
dành thắng lợi.
- Người lãnh đạo trên chiến trường phải có tài trí, lịng nhân ái, can đảm, và
sự uy nghiêm của một người tướng. Bên cạnh đó, vị “Tướng” cần biết cách tháo gỡ
những khó khăn gặp phải trong q trình chiến đấu, tím cách khuyến khích động
viên các binh lính của mình.
6


2.

Mối liên hệ giữa thương trường và chiến trường

a.Trong chiến tranh bạn có địch thủ và địch thủ ln tìm mọi cách chiếm
được cái bạn đang có. Trong thương trường, đối thủ cạnh tranh ln tìm cách
chiếm thị trường của bạn.
b.Bạn chiến đấu vì lãnh thổ và đất đai trong các cuộc chiến. Còn đối với kinh
doanh, bạn cứu lấy sự sống của mình bằng việc chiếm lấy thật nhiều thị trường tiêu
thụ.
c."Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng" khơng chỉ đúng với thời chiến mà
cịn với cả thời bình. Việc đốn được đường đi nước bước của đối thủ là một yếu
tố vô cùng quan trọng.
d.Trong chiến tranh, bạn cần phải xem xét đến rất nhiều yếu tố như địa hình,
thời tiết… Cịn trong kinh doanh, bạn phải đặt các mục tiêu kinh doanh vào tầm
ngắm chưa kể đến việc bạn phải tìm ra nhiều cách để phục vụ khách hàng được tốt
hơn.
e.Trong chiến tranh lương thực và vũ khí là hai yếu tố quyết định sự thắng lợi

cịn trong kinh doanh thì hiệu quả của cơng việc chính là yếu tố nâng cao lợi
nhuận.
f.Bạn chiến đấu vì mảnh đất mà bạn đang có và chiếm được, cịn trong kinh
doanh thì bạn phải duy trì thị phần khi bạn đã đạt được nó.
g.Bạn chiến đấu để bảo vệ q hương và qn đội, cịn đối với thương trường
thì bạn phải chiến đấu vì thương hiệu sản phẩm cũng như giá trị của sản phẩm
bằng nhiều cách khác nhau.
h.Nếu như trong chiến trường vũ khí là yếu tố quyết định sự thắng lợi thì đối
với kinh doanh thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ là bí quyết giúp tăng cao lợi
nhuận cho công ty.
j. Trong chiến trường bạn cần phải tập trung, huy động và làm mọi cách để
quân đội của minh mạnh nhất khi tham gia vào cuộc chiến. Đối vơi thương trường
cũng vậy, bạn cũng cần phải xác định xem minh đã đủ mạnh để phát triển lên chưa.

7


k.Nguồn lực chinh là yếu tố quan trọng trong chiến trường. Đối với kinh
doanh hiện nay cũng thế, việc công ty sở hữu những nhân tài , những người giỏi,
có năng lực sẽ giúp đưa ra nhiều phương án kinh doanh đặc sắc cho doanh nghiệp
của bạn.
l.sản phẩm, dịch vụ của bạn đã đủ chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng chưa cũng giống như trong chiến tranh là bạn đã sử dụng đúng vũ
khí cho mục tiêu chiến đấu của minh chưa.
Lưu ý: chúng ta khơng nên nói “ thương trường là chiến trường” mà chúng ta
nên thực hiện tốt nhiệm vụ mà mình đề ra. Không nên quá coi trọng sự thắng thua
mà bấp chấp tất cả mọi thứ mà thay vào đó hãy kinh doanh một cách độc đáo và
sang tạo để giúp cơng ty mình đứng vững trên thị trường. Chất lượng sản phẩm,
dịch vụ sẽ là yếu tố quan trọng để giúp cho doanh nghiệp của bạn có được niềm tin
từ người tiêu dùng và ngày căng lớn mạnh và thành công trên thị trường.

3.

So sánh giữa thương trường và chiến trường:

Những người trong hoạt động kinh doanh thường nói “ thương trường như chiến
trường”. Vậy ta cùng tìm hiểu xem giữa thương trường khác nhau và giống nhau
về những điểm nào nhé!
• Khác nhau:
-

Về nghĩa:

+ Thương trường là nơi trao đổi, diễn ra các hoạt động thương mại, buôn bán với
nhau giữa các nhà kinh doanh và là nơi các công ty phát triển kinh tế cùng cạnh
tranh với nhau và cuộc cạnh tranh đó là những cuộc cạnh tranh khốc liệt.
Ví dụ: chẳng xa lạ gì với những người yêu thích nước ngọt như hai hãng nổi tiếng
nhất là Coca Cola và Pepsi. Đây là một trong những cuộc đối đầu và chạy đua
được kéo dài hàng thế kỉ giữa hai gã đồ uống khổng lồ này.
Không chỉ như vậy cịn có hai hãng cạnh tranh nhau mà người Việt chẳng hẳn ai
cũng sẽ nghĩ đến đó chính là Milo và Ovaltine cuộc chạy đua quảng cáo và truyền
thông rầm vang giữa họ.
8


Hình 3.1 Cuộc chiến giữa hai ơng lớn CoCa & Pepsi.
+ Chiến trường là nơi diễn ra các cuộc chiến đấu, chiến tranh nằm trong một khu
vực hoặc nhiều khu vực có liên quan với nhau về địa lý và ý nghĩa chiến lược.
Ví dụ: chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên toàn thế giới khắp nơi là chiến
trường.
-


Về thực tế: thương trường cũng khác hẳn với chiến trường. Bởi vì chúng ta

khơng thể sử dụng các phương thức bạo lực như ở chiến trường để giải quyết các
vấn đề hoặc đối thủ cạnh tranh ở thương trường. Ví dụ như trường hợp của hai vợ
chồng anh Lê Quang Sĩ đã bị côn đồ dùng mã tấu chém, gây thương tích nặng khi
đang trên đường đi bỏ mối rau từ chợ đầu mối quận 12 (TP HCM) lên Gị Dầu
(Tây Ninh). Qua điều tra, cơng an đã bắt được kẻ chủ mưu là hai thương lái bán
rau. Do anh Sĩ bỏ mối rau với giá rẻ hơn làm họ mất mối làm ăn, hai người này đã
“cạnh tranh” lại bằng cách thuê người đánh dằn mặt đối thủ và tai họa đã đến vợ
chồng anh Sĩ như đã kể trên. Đây là một trong những trường hợp khi kinh doanh
và họ sử dụng “luật rừng” để giải quyết đối thủ cạnh tranh. Dĩ nhiên trong cuộc
chạy đua sẽ có người thắng kẻ thua nhưng thắng, thua ở đây không phải do hệ quả
từ việc xâm hại quyền lợi hay tiêu diệt, loại trừ nhau giữa các đối thủ. Mặt khác,
nếu cứ tiêu diệt lẫn nhau như vậy thì tức là ngăn cản cạnh tranh lành mạnh, ngăn
cản việc đưa ra sản phẩm giá rẻ, chất lượng cao cho xã hội.
9


• Giống nhau:
-

Cũng tương tự như mối liên hệ giữa thương trường và chiến trường ở phần

trên
-

“Mọi sự so sánh đều khập khiễng”. Nhưng thực ra, sự giành giật giữa các

bên và mức độ quyết liệt của chiến trường và thương trường là như nhau. Để chiến

thắng trên chiến trường, điều mấu chốt là giữ được đất, nhất là ở những địa bàn
chiến lược và giành được dân. Để chiến thắng trên thương trường điều mấu chốt là
giữ được thị phần, nhất là thị phần ở những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và kéo
được người tiêu dùng đến mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Điểm
khác nhau là ở chỗ: Chiến trường phải đổ máu, cịn Thương trường phải “đổ mồ
hơi, sơi nước mắt”. Nhưng, khơng chỉ thế, chẳng phải có nhà doanh nghiệp đã phải
nhảy lầu tự tử vì làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, bán hết tài sản, kể cả tài sản
ông cha để lại mà vẫn không trả được nợ, phải nhảy lầu tự tử đó sao! Vậy thì, nói
“Thương trường: cũng là “Chiến trường” quả không ngoa, nhất là trong bối cảnh
tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, hầu hết các cam kết của Việt Nam về
mở cửa thị trường trên cả ba lĩnh vực: Thương mại hàng hóa, Thương mại dịch vụ
và đầu tư trong WTO, các Hiệp định của khu vực mậu dịch tự do mà nước ta đã
tham gia.
-

Cả thương trường và chiến trường đều giống nhau ở chỗ đều phải sử dụng

chiến lược thì mới có thể thành cơng thắng lợi. Chẳng hạn như một số nhà lãnh đạo
đã áp dụng đúng các chiến thuật này từ Binh pháp Tôn Tử vào kinh doanh và đã
thành công.
+ Chắc rằng trong chúng ta ai cũng biết tới câu “ Biết mình biết ta, trăm trận trăm
thắng.”. Trong kinh doanh, hiểu rõ các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là chưa
đủ mà còn phải nắm rõ được năng lực cả bản thân. Chỉ khi nắm rõ thơng tin cần
thiết, bạn mới có thể đưa ra những quyết định khôn khéo nhằm giành chiến thắng
cũng như giảm thiểu tối đa thiệt hại cho chính mình. Cuộc chiến giữa McDonald’s
và Burger King chính là một ví dụ. Burger King quyết định tấn cơng món ăn trứ
danh của McDonald’s - khoai tây chiên, bằng cách làm ngon hơn đối thủ. Biết
10



được điều này, CEO của McDonald’s đã gửi thư khẩn tới mọi cửa hàng, nói rằng
"Burger King sắp tấn cơng tổng lực vào một trong những thứ vũ khí tuyệt nhất của
chúng ta - khoai tây chiên". Sau đó, ơng đã ban hành hướng dẫn chi tiết để đảm
bảo chỉ những miếng khoai tây chiên ngon nhất được phục vụ cho khách hàng.
Nhờ hiểu rõ kế hoạch của đối thủ, McDonald’s đã chiến thắng.

Hình 3.2. Đại chiến bánh kẹp giữa Buger King & McDonald’s
+ Có thể chúng ta chưa nghe qua nhiều hoặc lống thống đâu đó về câu nói này
“Người chỉ huy tác chiến giỏi là người có thể điều khiển quân địch, chứ không thể
theo sự điều khiển của quân địch.”. Cách này ta lôi kéo các đồng minh bằng cách
thiết lập liên minh với các công ty, doanh nghiệp khác để có thể học hỏi nhiều hơn
cũng như tiếp cận với nhiều thị trường rộng lớn hơn. Thậm chí cịn có thể “bắt tay”
với đối thủ cũng là một bước đi cực kỳ thông minh và đầy táo bạo. Kiểm sốt các
vị trí chiến lược cũng là một cách khác để thành công. Bằng cách sở hữu sáng chế,
vị trí quan trọng trong hội đồng tiêu chuẩn, thương hiệu lớn hoặc mối quan hệ
khách hàng, ta có thể đạt được mức lợi nhuận không tưởng. Chẳng hạn như 2 đối
thủ “truyền kíp” trong ngành sản xuất điện thoại là Samsung & Apple đã cùng
nhau hợp tác để người dùng TV thông minh của hãng điện tử số 1 ở Hàn Quốc có
thể truy cập các nội dung vào TV trên iTunes. Nhờ vậy, Apple đã có thể tiếp cận
nhiều khách hơn.
11


Hình 3.3. Samsung và Apple bắt tay với nhau
+Lại thêm một chiến lược được sử dụng từ chiến trường đến thương trường,
đối với chúng ta khá là xa lạ nhưng đối với một người lãn đạo hẳn là họ phải biết
đến câu nói này "Phải mềm mỏng, độ lượng để quân sĩ đồng lòng; dùng quân pháp
nghiêm minh để quân sĩ nhất nhất tề chỉnh thì mới có thể khiến quân sĩ kinh sợ và
phục tùng."
Để có thể thấu hiểu và áp dụng triết lý của Tôn Tử, người lãnh đạo khơng chỉ

cần thơng minh mà phải có nhân cách đứng đắn. Thiếu nhân cách, sự thấu hiểu và
lòng cảm thơng, người đó khơng thể nào dẫn dắt nhân viên đi đúng hướng bởi vì
bạn như một đầu tàu cũng như con tướng trên bàn cờ vua vì vậy hay đem đến
những giá trị đích thực cho khách hàng về lâu dài.

12


Hình 3.4. Một nhà lãnh đạo tốt thì nhân viên cũng sẽ tốt.
• Khơng chỉ vậy thương trường khơng chỉ là chiến trường
-

Ta thường nghĩ “thương trường như chiến trường” và quá chú trọng đến

khía cạnh “chiến đấu”, cạnh tranh, nên nhiều khi quên rằng chiến lược kinh doanh
còn bao hàm một khía cạnh khác rất quan trọng là “xây dựng”, nghĩa là chúng ta
phải tìm và phát triển những mảng thị trường mới chưa có hoặc ít cạnh tranh. Có
thể dễ dàng nhận thấy nhiều lợi thế dành cho những doanh nghiệp biết phát hiện
hay tạo ra thị trường mới. Nhiều người cũng có thể phản biện rằng nói thì nghe hay
chứ dễ gì phát hiện ra cái mới, bất cứ lĩnh vực nào cũng đã có rất nhiều người nhảy
vào, cái mà chẳng ai thèm làm tức là chẳng ngon lành gì… Trong bất cứ hồn cảnh
nào cũng có thể tìm ra một lối đi mới.
+ Những cách làm kinh điển theo các lý thuyết cạnh tranh là phải phân tích thị
trường, phân tích đối thủ và tìm cách làm tốt hơn để giành lấy thị phần. Nhưng nếu
dừng lại ở đó, doanh nghiệp chỉ có thể quanh quẩn giành giật qua lại trong những
thị trường “đất hẹp đối thủ đông”.
Không thể chỉ chạy theo cạnh tranh để chiến thắng nó, đối tượng phân tích nên là
các hướng phát triển để tìm ra những vùng “đất rộng, đối thủ thưa”, màu mỡ và
13



mới mẻ hơn. Khi có nhiều người khác nhảy vào, ta lại tiếp tục đi tìm những vùng
đất mới khác. Chẳng hạn như hiện nay tại Việt Nam ra rất nhiều các tiệm trà sữa
mọc đại trà ở khắp nơi từ các thương hiệu lớn như GongCha, Bobapop cho đến
những quán trà sữa dành cho học sinh, sinh viên. Tại sao chúng ta lại phải cạnh
tranh với các thương hiệu trà sữa đã có tiếng mà khơng kiếm một vùng đất rộng
màu mỡ, ít đối thủ hơn?
+

Tạo

ra

sản

phẩm

với

sự

khác

biệt



giá

thấp


cùng

lúc

Đây là một lý thuyết được chấp nhận rất rộng rãi với chiến lược kinh doanh được
chia làm hai hướng, hoặc theo số lượng đại trà với giá thấp hoặc theo sự khác biệt
với giá cao. Thương trường không chỉ là chiến trường để tranh giành những khách
hàng có sẵn mà cịn ẩn chứa những mảnh đất màu mỡ cho ai biết gieo trồng những
nhu cầu mới, khách hàng mới. Đến lúc này chúng ta cần cho ra các sản phẩm nước
uống mà chúng ta vừa phát hiện ra và sử dụng giá phù hợp cho mọi người học sinh
và sinh viên đều có thể mua. Chẳng hạn như khi chúng ta bán trà sữa tạo ra thức
uống là trà sữa từ lúc mạch, ngũ cốc hoặc lúa mì vừa tốt cho sức khỏe cịn có thể
giúp cơ thể bớt hấp thụ nhiều chất béo hơn. Như vậy bạn chẳng cần phải vất vã
cạnh tranh với các thương hiệu lớn mà còn tự tạo tiếng vang cho chính thương hiệu
của mình.
Vậy sau khi so sánh thương trường và chiến trường điều mà chúng ta thấy
được rằng trên nghĩa chiến trường và thương trường là hồn tồn khác nhau nhưng
lại có một điểm tương đồng với nhau cũng như một số chiến lược có thể áp dụng
vào thương trường nhưng với một cách đầy văn minh chứ không phải là những sự
bạo lực như chiến trường. Đôi khi “ thương trường là chiến trường” nhưng cũng có
lúc “ thương trường khơng chỉ là chiến trường” bởi khi chúng ta kinh doanh đừng
mãi chạy theo “cạnh tranh” mà chúng ta cần phải nhận thức rõ thương trường cũng
cần phải “xây dựng” để phát triển tốt hơn, lớn mạnh hơn, để có thể đủ sức tồn tại
lâu dài hơn trong thương trường đầy những chiến lược độc đáo mà trong chúng ta
khơng ai có thể biết nó đến bất cứ lúc nào.

14



4.

Ví dụ về thương trường và chiến trường

1. Thương trường như chiến trường: Áp dụng chiến trường vào thương trường:
"Biết địch và biết mình, trăm trận trăm thắng; khơng biết địch chỉ biết mình,
một thắng một thua; khơng biết địch cũng khơng biết mình, đánh đâu thua đó".
Trong kinh doanh, ai biết được nhiều nhất chính là kẻ chiến thắng.
Kinh doanh thật ra chính là một loại chiến trường - nơi người ta dùng mưu, tính
kế để đấu đá lẫn nhau, hịng giành lợi ích về cho mình. Đó chính là lý do ngày
càng có nhiều doanh nhân tìm tới "Binh pháp Tôn Tử" - cuốn sách kinh điển về
nghệ thuật chiến tranh do vị danh tướng vĩ đại người Trung Quốc chấp bút.
Dù hàng nghìn năm đã trơi qua, những triết lý khôn ngoan của Tôn Tử vẫn
chứng minh được giá trị của chúng trong thế giới hiện đại, đặc biệt là lĩnh vực kinh
doanh. Nhân vật Gordon Gekko trong bộ phim huyền thoại "Phố Wall" từng nói:
"Tơi khơng ném phi tiêu một cách mù quáng. Tôi đặt cược vào những điều chắc
chắn. Cứ đọc Binh pháp Tôn Tử đi. Người giỏi dụng binh đặt mình vào thế thắng
trước rồi mới giao tranh".
Dưới đây là 6 bài học trong Binh pháp Tôn Tử mà bất cứ người làm kinh doanh
nào cũng nên áp dụng để giành phần thắng về cho mình.
a. Nắm bắt thị trường mà khơng hủy hoại nó
"Người đánh trăm trận trăm thắng, chưa chắc đã là vị tướng thiện chiến; không
đánh mà khuất phục được địch, đó mới là vị tướng giỏi nhất trong những tướng
giỏi."
Đơi khi, người làm kinh doanh quá mải mê cạnh tranh với nhau, để rồi khi giành
được thị trường thì lợi nhuận cũng đã hao hụt. Tuy nhiên, như Tôn Tử đã nói,
người khơng đánh mà vẫn nắm được chiến thắng mới là kẻ thực sự chiến thắng
cuối cùng.
15



Để thành công, bạn phải giành được thế tiên phong, nhưng vẫn duy trì một thị
trường lành mạnh. Có rất nhiều cách để làm điều này như: phát triển những cách
tiếp cận mới để phục vụ thị trường, hoặc sử dụng các chiến thuật ngầm mà không
đánh động đối thủ.
Amazon đã chiếm phần lớn thị trường bán lẻ sách, sau đó mới mở rộng sang các
mặt hàng khác. Dịch vụ xem phim Netflix đã vượt mặt Blockbuster với mơ hình
kinh doanh khác biệt mà chính Blockbuster đã từng coi thường.
b. Tránh điểm mạnh, tấn công vào điểm yếu
"Binh pháp giống như nước; nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ trũng. Chiến tranh
cũng vậy; cách tốt nhất để giành thắng lợi là tránh điểm mạnh và tấn công và điểm
yếu của quân thù."
Nhiều công ty tấn công trực tiếp vào đối thủ cạnh tranh với hy vọng sẽ giành được
lợi nhuận. Thế nhưng, việc đánh trực diện vào điểm mạnh chỉ làm hao tổn nguồn
lực của mình và kích thích đối phương đánh trả dữ dội.
Bạn phải nhớ rằng, điểm yếu của đối phương chính là điểm mạnh của mình. Nếu
biết đáp ứng những nhu cầu của thị trường mà đối thủ không làm được, bạn sẽ
chiếm lợi thế và gia tăng lợi nhuận của mình.
Walmart chính là một ví dụ. Thay vì đối đầu với những nhà bán lẻ lớn ở thành phố,
họ tìm về các thị trấn nhỏ. Nhờ đó, Walmart đã loại bỏ được các đối thủ yếu hơn ở
địa phương, đồng thời tăng trưởng mạnh mẽ. Sau này, khi Kmart trực tiếp cạnh
tranh về giá với Walmart, Kmart đã khơng thể thắng được mơ hình chi phí thấp vốn là điểm mạnh của Walmart.
c. Hiểu rõ cả mình lẫn đối thủ
"Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng."

16


Trong kinh doanh, hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ là chưa đủ, mà
phải nắm rõ được năng lực của bản thân. Chỉ khi nắm bắt được đầy đủ thơng tin,

bạn mới có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan, để giành chiến thắng hoặc
giảm thiểu thiệt hại.
Cuộc chiến giữa McDonald’s và Burger King chính là một ví dụ. Burger King
quyết định tấn cơng món ăn trứ danh của McDonald’s - khoai tây chiên, bằng cách
làm ngon hơn đối thủ. Biết được điều này, CEO của McDonald’s đã gửi thư khẩn
tới mọi cửa hàng, nói rằng "Burger King sắp tấn công tổng lực vào một trong
những thứ vũ khí tuyệt nhất của chúng ta - khoai tây chiên". Sau đó, ơng đã ban
hành hướng dẫn chi tiết để đảm bảo chỉ những miếng khoai tây chiên ngon nhất
được phục vụ cho khách hàng. Nhờ hiểu rõ kế hoạch của đối thủ, McDonald’s đã
chiến thắng.
d. Lợi dụng tốc độ để vượt qua đối thủ
"Tốc độ là cốt lõi của chiến tranh. Nhân lúc kẻ địch không chuẩn bị, khơng nghĩ
tới mà bất ngờ xung kích giành thắng lợi."
Trong kinh doanh, tốc độ cũng yếu tố quan trọng. Nếu không thể đáp ứng nhu cầu
cấp thiết của thị trường, doanh nghiệp không thể tồn tại. Bạn phải là kẻ đầu tiên
nắm bắt cơ hội và nhanh nhạy trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng thì
mới có cơ may giành chiến thắng.
Những cơng ty như Coca Cola không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm mới lạ, giúp
khách hàng có nhiều có nhiều sự lựa chọn hơn.
e. Lơi kéo đồng minh, kiểm sốt các cứ điểm chiến lược
"Người chỉ huy tác chiến giỏi là người có thể điều khiển qn địch, chứ khơng thể
theo sự điều khiển của quân địch."

17


Bằng cách thiết lập liên minh với các công ty khác, một doanh nghiệp có thể học
hỏi những điều mới, cũng như tiếp cận với nhiều thị trường rộng lớn hơn. Thậm
chí, "bắt tay" với đối thủ cũng là một nước đi cực kỳ thơng minh.
Kiểm sốt các vị trí chiến lược cũng là một cách khác để thành công. Bằng cách sở

hữu bằng sáng chế quan trọng, vị trí trong hội đồng tiêu chuẩn, thương hiệu lớn
hay mối quan hệ với khách hàng, bạn có thể đạt mức lợi nhuận không tưởng.
Chẳng hạn, 2 đối thủ "truyền kiếp" Samsung và Apple đã cùng hợp tác để người
dùng TV thông minh của hãng điện tử số 1 Hàn Quốc có thể truy cập các nội dung
dành cho TV trên iTunes. Nhờ đó, Apple có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
f. Trở thành người lãnh đạo tài giỏi để phát huy tối đa tiềm năng của nhân
viên
"Phải mềm mỏng, độ lượng để quân sĩ đồng lòng; dùng quân pháp nghiêm minh để
qn sĩ nhất nhất tề chỉnh thì mới có thể khiến quân sĩ kinh sợ và phục tùng."
Để có thể thấu hiểu và áp dụng triết lý của Tôn Tử, người lãnh đạo không chỉ cần
thông minh mà phải có nhân cách đứng đắn. Thiếu nhân cách, sự thấu hiểu và lịng
cảm thơng, người đó khơng thể nào dẫn dắt nhân viên đi đúng hướng, hay đem đến
những giá trị đích thực cho khách hàng về lâu dài.
Làm theo được 6 nguyên tắc này, nhất định bạn sẽ thành công. Cuộc chiến kinh
doanh khốc liệt không thể nào thắng lợi nếu thiếu đi những tri thức quý giá này từ
quá khứ
2. Ví dụ về lãnh đạo thương trường tập đoàn Microsoft của Bill Gates
* Giới thiệu phong cách lãnh đạo của Bill Gates:
- Là tượng đài lí tưởng của các nhà lãnh đạo
- Là người đưa Microsoft vượt qua bao nhiêu khó khăn
- Tạo cho nhân viên cảm giác làm việc nơi làm việc là nhà của bạn
18


+ Đưa phong cách làm việc của chính mình làm chuẩn mực cho Microsoft
+ Trân trọng ý kiến của nhân viên
+ Coi hiệu suất công việc là quan trọng
VD: Mỗi nhân viên sẽ có một phịng làm việc riêng, ở đó nhân viên có thể bày bừa
những gì cần thiết và có hứng thú làm việc hơn.
* Các đối thủ của Microsoft: điển hình là Apple, Google, SAP, IBM => đây là một

trong những công ty đa ngành cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ. Do vậy,
phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường trong mộ t số lĩnh vực
chính của cơng nghệ.
* Điểm đặc biệt giúp Microsoft đánh bại Amazon, đè bẹp Google:
- Microsoft nắm được đường đi nước bước của đối thủ:
+ Amazon: sống bằng cách bán tất cả mọi thứ.
Với bản chất là "cửa hàng bán tất cả mọi thứ", Amazon đang ngày một bành
trướng ra các mảng kinh doanh vốn nằm ngồi danh mục của cơng ty này trong
những năm trước. Sau thương vụ mua Whole Foods chẳng hạn, Amazon đã ngay
lập tức trở thành đối thủ của các công ty bán thực phẩm. Hoặc, với truyền thống
bán nhạc số, Amazon đang đẩy đối thủ Spotify của mình vào một tình cảnh khơng
mấy dễ chịu, do Spotify phải dùng đến đám mây AWS để stream nhạc.
+ Google: sống bằng quảng cáo.
CEO của Microsoft đã chỉ ra một sự thật không mấy dễ chịu: Google có thể
dùng mức giá hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp lên đám mây GCP, nhưng các
doanh nghiệp này càng thành cơng thì chi phí quảng cáo sẽ càng gia tăng. Mơ hình
tính giá quảng cáo dựa trên "đấu giá" của Google AdWorks và AdSense là đối
tượng bị Satya Nadella chỉ trích nặng nề, theo đó người dùng Google Cloud
Platform thực chất đang "tự bao cấp lại khoản thuế gia tăng cho chính mình".
19


* Mục tiêu:
Chính cách nhìn nhận đối thủ, Microsoft đặt ra mục tiêu xây dựng những phần
mềm tuyệt hảo mang tính kết nối tồn cầu.
+ Chiếm lĩnh thị trường là mực tiêu tối hậu: chiếm lĩnh thị trường nguồn lực
+ Con người là yếu tố quyết định: con người giỏi số 1 thế giới
+ Tiết kiệm là nguyên tắc: Tiết kiệm vốn và thời gian sự thực thi
+ Vào cuộc phải hết mình: dồn lực chiến đấu
+ Thất bại là mẹ thành công.


20


21



×